Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.06 KB, 107 trang )

BÀI MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
I. VAI TRỊ NHIỆM VỤ VỦA KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm, Vai trị của kế tốn doanh nghiệp
1.1. Khái niệm:
Kế toán DN là một bộ phận quan trọng của hệ thống cơng cụ quản lý kinh tế tài chính. Vị trí quan
trọng của kế tốn được xác định xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động kinh doanh.
1.2. Vai trị của kế tốn doanh nghiệp:
Để quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh doanh các nhà quản lý phải nhận biết một cách
đầy đủ, chính xác kịp thời và có hệ thống những thơng tin kinh tế về hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Thông tin do kế tốn cung cấp mang tính chất tồn diện, thường xun liên tục, có hệ thống về tình hình
hoạt động của một tổ chức
1.2.1. Đối với doanh nghiệp:
- Điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính như: Xác định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ
chức sản xuất và quản lý, điều hịa tình hình tài chính…
- Phân tích tình hình hoạt động của DN để từ đó phát hiện mọi khả năng tiềm tàng của DN nhằm
không khừng nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn.
- Quản lý, bảo quản chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tham ơ, lãng phí tài
sản.
1.2.2. Đối với nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là người góp vốn vào DN, vì vậy thơng tin kế tốn giúp họ đánh giá được tình hình
kinh doanh của DN mà họ đầu tư vốn, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
1.2.3. Đối với các chủ nợ (Nhà cung cấp, ngân hàng, cơng ty tài chính…):
Căn cứ vào các thơng tin kế tốn về tình hình hoạt động kinh doanh của DN các chủ nợ phân tích,
đánh giá kết quả hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định (Ngân hàng
đưa ra quyết định như: Cho vay hay không, số tiền cho vay, thời hạn vay…Nhà cung cấp quyết định cho
bán chịu hay khơng, thời gian bán chịu).
1.2.4. Đối với nhà nước:
Kế tốn là công cụ quan trọng để điều hành và quản lý nền kinh tế. Căn cứ vào số liệu kế tốn nhà
nước có thể xác định mức thế phù hợp với các ngành kinh doanh, tính tốn chính xác số thuế thực tế các
doanh nghiệp phải nộp nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó dựa vào thơng tin


kế tốn Nhà nước có thể nắm bắt được sự phát triển của các ngành, tổng hợp thơng tin về sự phát triển tồn
bộ nền kinh tế, từ đó đề ra các chính sách thích hợp để điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô.
2. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp:

1


- Ghi chép, tính tốn, phản ánh một cách trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hệ thống về
mọi mặt hoạt động SXKD của DN như: số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài sản, lao động, tiền
vốn, tính tốn chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình thanh tốn…
- Xử lý các dữ liệu đã thu thập được thành thông tin yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính
thơng qua việc phân loại, sắp xếp hệ thống hóa và tổng hợp dữ liệu.
- Thiết lập hệ thống thông tin qua việc lập hệ thống báo cáo tài chính theo những hình thức khác
nhau thuận lợi cho người sử dụng và cung cấp thơng tin kế tốn cho người sử dụng khi cần thiết.
- Phân tích tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng vật tư,
lao động tiền vốn, đánh giá kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình chấp hành kỷ luật thanh
toán…phát hiện và khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG CỦA CƠNG TÁC KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
1. Nội dung cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp:
Cơng tác kế tốn tại các DN phải thực hiện các phần việc cụ thể sau:
- Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các khoản thanh toán.
- Kế toán tài sản cố định
- Kế tốn vật tư hàng hóa.
- Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế tốn tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ.
- Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
- Kế toán các nguồn vốn chủ sở hữu.
- Kế toán các nghiệp vụ đầu tư tài chính.
- Kế tốn tổng hợp và lập báo cáo kế tốn.

Trong từng phần việc kế tốn trên, cơng tác kế toán được tiến hành qua các khâu: lập chứng từ kế
toán, ghi sổ kế toán, tổng hợp lập báo cáo kế tốn, kiểm tra phân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ
và tài liệu kế toán. Riêng việc ghi sổ kế toán được tiến hành theo hai nội dung: kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết.
2. Chu trình kế tốn:
Chu trình kế tốn là các bước cơng việc kế tiếp nhau mà kế tốn phải thực hiện trong cơng tác kế
tốn. Gồm các bước cơ bản sau:
2.1. Lập hoặc thu nhận chứng từ:
Chất lượng của khâu lập, thu nhận và xứ lý chứng từ có tính quyết định đến chất lượng của cơng tác
kế tốn, do đó kế tốn viên phải tn thủ đúng các quy định về lập chứng từ, thu nhận chứng từ và xử lý
chứng từ. sau khi tiếp nhận hoặc lập các chứng từ kế toán viên sẽ được phân loại, xử lý và luân chuyển đúng
tuyến chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán.
2.2. Ghi sổ kế toán:
Trên cơ sở chứng từ đã được phân loại và xử lý kế toán viên sẽ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào các sổ kế tốn. Tùy thuộc vào hình thức tổ chức sổ kế toán mà tiến hành ghi vào sổ kế tốn cụ thể.
2.3. Khóa sổ kế tốn:

2


Khi kỳ kế toán kết thúc kế toán phải tiến hành khóa sổ kế tốn. Để khóa sổ kế tốn cần thực hiện các
bút tốn khóa sổ và ghi các bút tốn này vào các sổ kế tốn có liên quan. Sau đó tính số phát sinh, số dư
cuối kỳ của các tài khoản và lập bảng cân đối tài khoản.
2.4. Lập báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo kế tốn bao gồm:
+ Kế tốn tài chính (bắt buộc, theo mẫu quy định của Bộ Tài chính).
+ Kế tốn quản trị (không bắt buộc, do yêu cầu thủ trưởng đơn vị).
III. Tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp
Để tăng hiệu lực của thơng tin kế tốn tổ chức cơng tác kế toán phải hợp lý, khoa học và phù hợp
với đặc điểm tổ chức quản lý SXKD của doanh nghiệp.

1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý duy nhất để ghi vào sổ kế toán. Chất lượng ghi chép ban đầu (lập
chứng từ kế tốn) quyết định tồn bộ chất lượng của tồn bộ cơng tác kế tốn.
Mỗi lĩnh vực hoạt động, mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần căn cứ
vào hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành và đặc điểm của doanh ngiệp mà ban hành hệ thống chứng
từ ban đầu cho hợp lý và khoa học (đảm bảo ghi nhận được đầy đủ thông tin ban đầu với chi phí thấp nhất).
Chứng từ kế tốn được lập ở những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và cả bên ngồi doanh
nghiệp nên cần xác lập quy trình ln chuyển chứng từ cho các loại chứng từ khác nhau, đảm bảo chứng từ
về phịng kế tốn trong thời hạn ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, ghi sổ kế toán, tổng
hợp thống tin và phục vụ cho công tác quản lý.
2. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để tập hợp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được Bộ tài chính ban hành
áp dụng cho tất cả các DN để thực hiện việc xử lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán.
3. Tổ chức vận dụng hình thức kế tốn:
Hình thức kế tốn là sự tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng và kết cấu các loại sổ, quan hệ phối
hợp với các loại sổ, trình tự và phương pháp ghi chép từ chứng từ kế toán vào sổ kế toán.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng một trong bốn hình thức kế tốn do Bộ Tài
chính hướng dẫn sau đây:
- Hình thức kế tốn nhật ký sổ cái
- Hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ.
- Hình thức kế tốn nhật ký chứng từ
- Hình thức kế tốn nhật ký chung.
Việc sử dụng hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định dựa trên những căn cứ sau:
- Đặc điểm, quy mô hoạt động SXKD của DN.
- Yêu cầu của công tác quản lý.
- Trình độ của cán bộ quản lý.
Doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong việc sử dụng hình thức kế tốn. Trong các
hình thức kế tốn do Bộ Tài chính ban hành thì hình thức kế tốn Nhật ký chung có ưu điểm là rất dể sử
dụng, thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp và rất thuận lợi cho việc ứng dụng tin học vào kế toán.

3


4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán:
Báo cáo kế toán là kết quả của cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp, là nguồn thông tin quan trọng
cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những người sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán gồm 2 phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính là báo cáo được Nhà nước quy định thống nhất. Các doanh nghiệp có trách nhiệm
phải lập theo đúng mẫu, đúng phương pháp quy định. Bên cạnh đó DN cịn phải nộp báo cáo đúng thời hạn
quy định. Hệ thống báo cáo tài chính của DN bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị của DN.
Báo cáo kế toán quản trị chỉ sự dụng trong nội bộ của DN, không bắt buộc phải công khai, nội dung, số
lượng, nơi gửi, thời gian gửi phụ thuộc vào đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý của DN.
5. Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng
tin kế tốn cho các đối tượng khác nhau.
5.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tập trung:
Theo mơ hình này ở đơn vị chính của DN tổ chức một phịng kế tốn thực hiện việc ghi sổ kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết, lập báo cáo kế tốn, kiểm tra kế tốn, phân tích hoạt động kinh tế ở các đơn vị
phụ thuộc. Tại các bộ phận, đơn vị phụ thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng
từ, xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế tốn về phịng kế tốn (ở đơn vị chính). Như vậy gần như
tồn bộ cơng việc kế tốn được tập trung ở đơn vị chính.
Ưu điểm: Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán trong DN; bảo đảm
cho lãnh đạo DN thực hiện kiểm tra, chỉ đạo sát sao các hoạt động kinh doanh của DN…
Hạn chế: Trong điều kiện phương tiện kỹ thuật tính tốn và thơng tin chưa hiện đại, địa bàn hoạt
động của DN rộng thì việc kiểm tra của kế toán với hoạt động SXKD sẽ bị hạn chế, việc ghi chép sổ kế toán

thường chậm trễ nên việc cung cấp thơng tin khó đảm bảo tính kịp thời.
5.2. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn phân tán:
Theo mơ hình này cơng tác kế tốn khơng những thực hiện ở phịng kế tốn tại đơn vị chính mà cịn
được thực hiện ở phịng kế tốn tại các đơn vị phụ thuộc.
Phịng kế tốn tại đơn vị phụ thuộc thực hiện cơng tác kế tốn liên quan đến đơn vị mình từ việc thu
thập, xử lý chứng từ đến ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, lập các báo cáo kế tốn. Sau đó gửi các tài liệu
kế tốn theo quy định cho phịng kế tốn đơn vị chính.
Phịng kế tốn tại đơn vị chính có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu kế toán từ các đơn vị phụ thuộc gửi
đến, lập báo cáo kế toán chung cho toàn bộ DN, hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn đối với các đơn vị
phụ thuộc.
Ưu điểm: Cơng tác kế tốn gắn liền với hoạt động SXKD do đó có thể kiểm tra, kiểm sốt kịp thời
tại chỗ hoạt động SXKD; cung cấp thông tin kịp thời cho việc lãnh đạo các đơn vị phụ thuộc.
Nhược điểm: Không đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo thống nhất, tập trung về kế tốn cũng như hoạt
động SXKD.
5.3. Mơ hình kế tốn vừa tập trung, vừa phân tán:
4


Đây là hình thức kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên. Tổ chức kế tốn tập trung tại phịng kế
tốn của đơn vị chính. Các đơn vị cơ sở trong nội bộ của DN thì việc ghi chép ban đầu cịn được giao thêm
một số cơng việc khác, như hạch tốn chi phí tiền lương, chi phí quản lý…phát sinh tại đơn vị. Mức độ
phân tán phụ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý, trình độ hạch tốn kinh tế của DN.
IV. KẾ TỐN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Căn cứ phân biệt
Đối tượng phục vụ

Kế tốn tài chính
- Nhà quản trị trong tổ chức
- Thành phần bên ngoài tổ chức
- Dựa trên các chuẩn mục, thống

Đặc điểm của thơng nhất, khách quan
tin
- Có tính bắt buộc
- Phản ánh quá khứ
- Hình thái giá trị là chủ yếu

Kế toán quản trị
- Nhà quản trị trong tổ chức

- Mang tính linh hoạt, tốc độ và
thích hợp với yêu cầu quản lý
của DN.
- Hướng về tương lai
- Biểu diễn dưới nhiều hình
thái khác nhau (Giá trị, thời
gian, hiện vật…)
Phạm vi báo cáo
- Tổng hợp toàn đơn vị
- Chi tiết cho từng khâu từng
bộ phận
- Bảng cân đối kế tốn
- Báo cáo tình hình cung cấp
Các báo cáo kế tốn - Kế quả kinh doanh
vật tư, hàng hóa…
chủ yếu
- Lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo tiến độ sản xuất, chi
- Thuyết minh báo cáo tài chính phí, giá thành
- Báo cáo về tình hình bán
hàng, giá vốn, chi phí bán

hàng, doanh thu
Theo định kỳ quy định: Thương xuyên theo yêu cầu
Kỳ báo cáo
Quý/năm
quản lý: ngày, tuần, tháng, quý,
năm.

5


CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN – ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN –
CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
PHẦN I : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
1.1. Khái niệm:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản lưu động, được biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc các công ty tài chính và tiền đang
chuyển.
Vốn bằng tiền có tính lưu hoạt (thanh khoản) cao nhất trong các loại tài sản của DN, được dùng để
đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
1.2. Các qui định chung:
Hạch toán các loại tiền phải tuân thủ các qui định sau:
- Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (VNĐ) để ghi sổ kế tốn và lập báo cáo
tài chính. DN có vốn đầu tư nước ngồi có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ để ghi sổ nhưng phải được sự đồng ý
bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Các DN có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phài qui đổi ngoại tệ ra đồng
Việt nam theo tỉ giá giao dịch thực tế hoặc tỉ giá bình quân liên ngân hàng( gọi tắt là tỉ giá ngân hàng bình
quân) do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Hạch toán vàng tiền tệ (VTT) phải ra tiền theo giá thực tế ( giá hóa đơn hoặc giá thanh tốn) để ghi
sổ và theo dõi số lượng, trọng lượng, qui cách phẩm chất và giá trị của từng loại.

II. KẾ TOÁN TIỀN TẠI QUỸ:
Tiền tại quỹ của DN bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí và kim khí quy
đang nằm trong két của doanh nghiệp.
2.1. Các qui định về quản lý:
- Tiền mặt phải được bảo quản trong két an toàn, chống mất trộm, chống cháy, chống mối xông.
- Tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ bảo quản và trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thu, chi căn cứ vào
chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Thũ quỹ do giám đốc chỉ định và không được nhờ người khác làm thay.
- Phải thường xuyên tiến hành kiểm quỹ với sự chứng kiến của kế toán trưởng để phát hiện kịp thời
khoản chênh lệch để có biện pháp xử lý; ngăn chặn mọi hành vi biểu hiện tiêu cực xâm phạm tài sản của
DN.
- Hàng ngày khi nhận được báo cáo quỹ kèm các chứng từ do thủ quỹ gửi đến kế toán quỹ phải đối
chiếu, kiểm tra số liệu trên từng chứng từ. Sau khi kiểm tra xong kế toán lập định khoản và ghi vào sổ tổng
hợp tài khoản tiền mặt.
2.2. Nhiệm vụ của hạch toán tiền tại quỹ:
- Phản ánh kịp thời và chính xác số hiện có và sự vận động của các loại tiền. Thơng qua việc ghi
chép kế tốn thực hiện chức năng kiểm soát, phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ.
- Thường xuyên kiểm tra đối chiếu tiền mặt ghi trên sổ sách với tiền mặt tồn quỹ, qua đó phát hiện
chênh lệch (nếu có) để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
6


- Tổ chức thực hiện các qui định về chứng từ và các thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
2.3. Thủ tục kế toán:
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày liên tục theo
trình tự phát sinh các nghiệp vụ thu, chi quỹ, tính ra số tồn quỹ ở mọi thời điểm. Riêng VTT nhận ký cược,
ký quỹ phải theo dõi riêng một sổ.
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, kế toán căn cứ vào các chứng từ (như hóa đơn bán
hàng, giấy thanh tốn tạm ứng,… để lập phiếu thu tiền mặt hoặc hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng,
bảng thanh toán lương, các hợp đồng kinh tế… để lập phiếu chi tiền mặt).
Hàng ngày thủ quỹ nhận được chứng từ thu chi tiền mặt, kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của chứng

từ, yêu cầu người nộp hoặc nhận tiền ký tên vào phiếu, khi thu tiền, chi tiền xong phải đóng dấu “đã thu”,
“đã chi” vào chứng từ , cuối ngày kiểm kê tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với sổ
kế toán tiền mặt, nếu có chênh lệch phải kiểm tra và xác định nguyên nhân kiến nghị biện pháp xử lý.
2.3. Hạch toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ:
2.4.1. Chứng từ hạch toán:

VTT).

Chứng từ dùng để hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm:
- Phiếu thu ( Mẫu 01 -TT )
- Phiếu chi ( Mẫu 02 -TT )
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẩu 04-TT)
- Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05 -TT )
- Biên lai thu tiền ( Mẫu 06 -TT )
- Bảng kê VTT ( Mẫu 08 -TT )
- Bảng kiểm kê quỹ ( Mẫu số 08a - TT dùng cho tiền VN) và (Mẫu số 08b - TT dùng cho ngoại tệ và

- Bảng kê chi tiền (Mẫu 09 –TT)
Phiếu thu (hoặc Phiếu chi): Do kế toán lập từ 2 đến 3 liên (đặt giấy than viết một lần hoặc in theo
mẫu qui định), sau khi ghi đầy đủ nội dung trên phiếu và ký tên vào phiếu, chuyển cho kế tốn trưởng duyệt
(riêng phiếu chi phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị) một liên lưu tại nơi lập phiếu, các liên còn lại chuyển
cho thủ quỹ để thu (hoặc chi) tiền. Sau khi nhập (hoặc xuất) tiền thủ quỹ phải đóng dấu “đã thu” hoặc “đã
chi” và ký tên vào phiếu thu, giữ một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp (hoặc nhận) tiền. Cuối
ngày chuyển cho kế toán để ghi sổ.
2.4.2. Tài khoản hạch toán:
Kế toán sử dụng TK 111 “ Tiền mặt “ để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK tiền mặt như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, VBĐQ nhập quỹ

- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, VBĐQ xuất quỹ.
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
Số Dư Nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, VBĐQ tồn quỹ (Cuối kỳ hay đầu kỳ).
TK 111: Có 03 TK cấp 2 để phản ánh chi tiết các loại tiền tại quỹ:
- TK 1111 – Tiền Việt Nam
- TK 1112 – Ngoại tệ
7


- TK 1113 – Vàng tiền tệ
2.4.3 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
A- Kế toán tổng hợp thu tiền mặt :

-

(1)- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
Nợ TK 111 – Số tiền mặt đã nhập quỹ
Có TK 511– Doanh thu BH và CCDV ( giá bán chưa thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
(2)- Doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập khác bằng đồng VN nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Số tiền mặt đã nhập quỹ
Có TK 515 – Doanh thu HĐTC ( giá chưa thuế GTGT)
Có TK 711 – Các thu nhập khác ( giá chưa thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
(3)- Thu hồi tạm ứng, các khoản nợ phải thu bằng đồng VN nhập quỹ :
Nợ TK 111 – Số tiền mặt đã nhập quỹ
Có TK 131 – Số tiền thu của khách hàng
Có TK 136 – Số tiền thu của các đơn vị nội bộ

Có TK 138 – Số phải thu khác đãđược thanh tốn.
Có TK 141 – Số tiền tạm ứng đã thanh toán
(4)- Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt :
Nợ TK 111 – Tiền Việt Nam rút từ ngân hàng về nhập quỹ.
Có TK 112 (1121) – Tiền gửi ngân hàng
(5)- Thu hồi vốn từ các hoạt động đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn bằng đồng VN nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Số tiền mặt nhập quỹ
Có TK 121 – Đầu tư chứng khốn ngắn hạn
Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 221 – Đầu tư vào cơng ty con.
Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.
(6) Thu hồi các khoản cầm cố, ký cược ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn bằng tiền đồng VN nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Số tiền mặt nhập quỹ
Có TK 244 – Số tiền ký cược, ký quỹ
(7) Nhận tiền ký cược, ký quỹ bằng tiền VN nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Số tiền mặt nhập quỹ
Có TK 344 – Nhận ký cược, ký quỹ
(8) Tiền mặt thừa tại quỹ phát hiện khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 111 (1111) - Số tiền thừa khi phát hiện
Có TK 338(3381) – Tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
Khi có quyết định xử lý, kế tốn ghi như sau:
Nợ TK 338 (3381)
Có TK 338 (3388) – Phải trả phải nộp khác
Có TK 334 - Phải trả CNV
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 642 – CP quản lý doanh nghiệp.
B- / Kế toán tổng hợp chi tiền mặt:
(1)- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng :
8



Nợ TK 112 - Số tiền xuất quỹ gửi vào ngân hàng
Có TK 111 -Số tiền xuất quỹ gửi vào ngân hàng
(2)- Xuất quỹ tiền mặt mua sắm vật tư, hàng hố dùng vào SXKD sản phẩm, hàng hóa chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào
được khầu trừ ) kế toán ghi:
2a- Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 151 – Giá trị hàng mua đang đi đường (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 152 – Giá trị NVL đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 153 – Giá trị CCDC mua đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 156 – Giá trị hàng hóa mua đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 111 – Số tiền mặt thực chi (Giá thanh toán )
2b- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Nợ TK 611 – Giá trị hàng mua đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 111 – Số tiền mặt thực chi (Giá thanh toán )
(3)- Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ dùng cho SX- KD sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào được khầu trừ )
kế toán ghi:
Nợ TK 211 – Giá mua TSCĐ HH (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 213 – Giá mua TSCĐ VH (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 241 – XDCB DD (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 111 – Số tiền mặt thực chi (Giá thanh toán )
(4)- Các khoản chi phí cho HĐ-SX- KD bằng tiền mặt (giá mua khơng bao gồm thuế GTGT và số
thuế GTGT đầu vào được khầu trừ ) kế toán ghi:
Nợ TK 621 – Giá trị NVL mua về sử dụng ngay cho SX sản phẩm
Nợ TK 627 – Chi phí cho hoạt động sản xuất chung

Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 641 – Chi phí cho hoạt động bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí cho hoạt động quản lý DN
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 111 – Số tiền mặt thực chi (Giá thanh toán )
(5)- Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán, góp vốn và đầu tư khác:
Nợ TK 121 – Đầu tư các loại chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (chứng khoán dài hạn)
Nợ TK 222 – Góp vốn liên doanh dài hạn
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (cho vay hoặc góp vốn liên doanh ngắn hạn)
Nợ TK 221 – Đầu tư vào cơng ty con
Có TK 111 – Số tiền mặt thực tế xuất quỹ.
(6)- Chi tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, hoàn trả các khoản ký cược ký quỹ.
Nợ TK 331, 333, 334, 338, 341, 344….
Có TK111 – Tiền mặt
(7)- Kiểm kê quỹ phát hiện tiền mặt thiếu chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 138 (1381) – Tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân
Có TK 111 – Tiền mặt
- Khi có quyết định xử lý, kế tốn căn cứ vào quyết định của lãnh đạo, ghi:
9


Nợ TK 1388 – Nếu bắt bồi thường
Nợ TK 334 – Nếu trừ vào lương
Nợ TK 811 – Không xác định nguyên nhân HT vào chi phí khác
Nợ TK 642 – Khơng xác định ngun nhân HT vào chi phí QLDN
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
Ví dụ 1.1:
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình thu – chi về tiền Việt Nam đồng như sau
(ĐVT: đồng):
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000, trong đó thuế GTGT 2.000.000.
2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000, trong đó thuế GTGT 3.000.000.
4. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000, trong đó thuế GTGT 20.000.
5. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000.
6. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000.
7. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
8. Vay NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000.
9. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000, thuế suất thuế GTGT10%, đã thanh tốn bằng
TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000 đã thanh toán bằng tiền mặt, trong đó thuế
GTGT 40.000.
10. Chi tiền mặt mua văn phịng phẩm về sử dụng ngay 360.000.
11. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi khơng kì hạn ở ngân hàng16.000.000.
12. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000.
13. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên
20.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
III. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG:
Tiền của DN nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc hoặc các cơng ty tài chính để thực hiện
việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào TK 515 “ Doanh thu
HĐTC”.
3.1. Chứng từ hạch toán TGNH :
Chứng từ hạch tốn tăng hoặc giảm TGNH là các giấy báo Có, báo Nợ, hoặc bản sao kê của ngân
hàng kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản, séc bảo chi …).
3.2. Kế toán chi tiết TGNH:
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm
theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên chứng từ gốc hoặc với số liệu
trên chứng từ của ngân hàng thì kế tốn đơn vị phải thơng báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh

và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân thì sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy
báo hoặc bản sao kê của ngân hàng. Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân để điều
chỉnh số liệu đã ghi sổ.
Kế toán TGNH phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi (VNĐ, ngoại tệ, VTT) và phải chi
tiết theo từng ngân hàng để tiện việc kiểm tra đối chiếu.
3.3. Tài khoản kế toán:
10


Để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của TGNH, Kế toán sử dụng tài khoản
112 “ tiền gửi ngân hàng “. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK tiền gửi ngân hàng như sau:
Bên Nợ :
- Các khoản tiền doanh nghiệp gửi vào ngân hàng.
- Số chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân.
Bên Có :
- Các khoản tiền doanh nghiệp rút ra từ ngân hàng.
- Khoản chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân.
Số Dư Nợ : Số tiền DN hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc, các cơng ty tài chính.
TK 112: có 3 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 1121 “ Tiền Việt Nam” gửi tại ngân hàng
TK 1122 “ Ngoại Tệ “gửi tại ngân hàng
TK 1123 “ Vàng tiền tệ” gửi tại ngân hàng
3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1)- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng,
kế tốn ghi:
Nợ TK 112 – Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 111 – Tiền mặt
(2)- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào TK TGNH :
Nợ TK 112– Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 113 – Tiền đang chuyển

(3)- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền của khách hàng trả nợ :
Nợ TK 112– Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 131
(4)- Thu hồi tiền ký quỹ, ký cược bằng TGNH (Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng):
Nợ TK 112 – Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược
(5)- Nhận góp vốn liên doanh bằng TGNH (Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng):
Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng.
Có TK 411 – Nguồn vốn CSH
(6)- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập từ các
hoạt động khác của DN thu được bằng TGNH :
Nợ TK 112 – Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 511, 515, 711
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
(7)- Căn cứ giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi tiền gửi ngân hàng định kỳ:
Nợ TK 112 – Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
(8)- Thanh tốn chứng khoán ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH :
Trường hợp có lãi:
Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng
Có TK 121 – Giá trị chứng khoán ngắn hạn được thanh toán
11


Có TK 228 - Giá trị chứng khốn dài hạn được thanh tốn
Có TK 515 – số chênh lệch giá gốc chứng khoán với giá thanh toán (Lãi)
Trường hợp bị lỗ:
Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng
Nợ TK 635 – Số chênh lệch giá gốc chứng khốn với giá thanh tốn
Có TK 121 – Giá trị chứng khốn ngắn hạn được thanh tốn

Có TK 228 – Giá trị chứng khoán dài hạn được thanh toán.
(9)- Dùng TGNH mua sắm vật tư, hàng hoá dùng vào SXKD sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ ) kế toán ghi:
Nợ TK 151 – Giá trị hàng mua đang đi đường (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 152 – Giá trị NVL đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 153 – Giá trị CCDC mua đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 156 – Giá trị hàng hóa mua đã nhập kho (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 112 – TGNH đã thanh tốn theo giấy báo Nợ (Giá thanh toán )
(10)- Mua TSCĐ, Chi cho ĐT- XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 211 – Giá mua TSCĐ HH (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 213 – Giá mua TSCĐ VH (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 217 – Chi phí bất động sản đầu tư (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 241 – Chi phí XDCB (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)
Có TK 112 – TGNH đã thanh toán theo giấy báo Nợ (Giá thanh tốn )
(11)- Các khoản chi phí cho HĐ-SXKD bằng TGNH (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số
thuế GTGT đầu vào được khầu trừ ) kế toán ghi:
Nợ TK 621 – Giá trị NVL mua về sử dụng ngay cho SX sản phẩm
Nợ TK 627 – Chi phí cho hoạt động sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí cho hoạt động bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí cho hoạt động quản lý DN
Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. (nếu có)
Có TK 112 - TGNH đã thanh toán theo giấy báo Nợ (Giá thanh toán )
(12)- Dùng TGNH mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, đầu tư vào cơng ty con hoặc góp vốn liên
doanh :
Nợ TK 121, 128, 221, 228, 222…

Có TK 112
(13)- Thanh toán các khoản nợ phải trả , phải nộp bằng chuyển khoản. :
Nợ TK 331, 333, 334, 338, 341,…
Có TK 112
(14)- Chênh lệch giữa số liệu trên sổ sách kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê của ngân
hàng, chưa tìm được ngun nhân, kế tốn ghi sổ theo số liệu của ngân hàng:
* Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên bản sao kê của ngân hàng:
Nợ TK 138(1)
Có TK 112
* Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên bản sao kê của ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 338(1)
12


toán.

Sang tháng sau tiếp tục làm rõ nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ kế

(15) Hồn trả vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn hoặc chi các quỹ doanh nghiệp
bằng TGNH.
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (trả vốn góp liên doanh)
Nợ TK 421 – Lợi nuận chưa phân phối (trả cổ tức, chia lãi)
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
(16) Thanh toán các khoản làm giảm doanh thu bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
Nơ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Giảm thuế phải nộp)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Ví dụ 1.2: Tại cơng ty B trong tháng 10/2019 có các tài liệu sau liên quan tới tiền gửi ngân hàng :
(ĐVT: đồng)
1. Mua hàng hóa, giá mua: 10.000.000, VAT 10% trả bằng chuyển khoản.
2. Bán hàng cho khách hàng X chưa thu tiền: giá bán chưa thuế: 20.000.000, VAT 10%.
3. Khách hàng Y chuyển khoản ứng trước tiền mua hàng: 5.000.000.
4. Nhận giấy báo có khách hàng X trả 50% số nợ do mua hàng ở nghiệp vụ (2).
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên M đi mua hàng hóa, số tiền: 5.000.000.
6. Nhận giấy báo nợ trả nợ tiền mua hàng ở tháng trước, số tiền: 15.000.000.
7. Nhân viên M thanh toán tạm ứng sau khi mua hàng:
- Giá mua hàng hóa: 4.000.000.
- Thuế GTGT hàng hóa: 400.00.
- Số tiền cịn lại nhân viên M đã nộp lại quỹ.
8. Ứng trước tiền mua hàng cho người bán K bằng chuyển khoản (NH đã báo nợ) số tiền là:
8.000.000.
9. Chuyền tiền từ ngân hàng E sang ngân hàng F, số tiền 20.000.000, nhưng chỉ nhận được giấy
báo nợ của ngân hàng E nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng F.
10. Chi tạm ứng số tiền là 4.000.000 cho nhân viên N đi công tác.
11. Chi tiền mặt trả tiền tiếp khách đến làm việc với cơng ty số tiền 3.300.00; trong đó VAT là
300.000.
12. Chuyến khoản trả nợ cho người bán L 20.000.000, đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng
nhưng người bán L chưa nhận được tiền.
13. Ngân hàng F đã gởi giấy báo có với nội dung: đã nhận được tiền từ ngân hàng E chuyển sang.
14. Nhân viên N đi cơng tác về thanh tốn tạm ứng:
- Cơng tác phí có chứng từ: 4.400.000; trong đó VAT: 400.000.
- Số tiền còn thiếu chi tiên mặt trả lại nhân viên N.
15. Nhận giấy báo có thu tiền nợ người mua cịn nợ kỳ trước số tiền 30.000.000.
Yêu cầu:
(1) Định khoản các NVKT trên.
(2) Phản ánh vào tài khoản tiền gởi ngân hàng. Xác định số dư cuối tháng của tiền gởi ngân
hàng.

IV. HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ VÀ CHÊNH LỆCH TỈ GIÁ NGOẠI TỆ:
4.1. Các qui định về hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ:
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ, phải đựợc hạch toán và ghi nhận ban đầu theo
đơn vị tiền tệ đồng Việt Nam (VNĐ), việc qui đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam căn cứ vào tỷ giá hối
đoái tại ngày giao dịch Nguyên tắc:
- Đối với các tài khoản phản ánh vật tư, hàng hoá, TSCĐ, doanh thu, thu nhập và chi phí , khi
có phát sinh các NVKT liên quan đến ngoại tệ thì ln ln được ghi sổ theo tỉ giá hối đoái tại ngày
13


giao dịch. (Là tỉ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do ngân hàng nhà nước công bố vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế).
- Đối với các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển), các khoản nợ phải thu (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác), các khoản nợ
phải trả (phải trả người bán, phải trả nội bộ, vay ngân hàng, nợ…) khi phát sinh:
+ Ghi tăng (bên Nợ) các tài khoản vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả theo tỉ giá hối
đoái tại ngày giao dịch tại thời điểm phát sinh NVKT.
+ Ghi giảm (bên Có) tài khoản vốn bằng tiền theo tỉ giá thực tế xuất ngoại tệ (Bình quân,
đích danh, FIFO); và ghi giảm nợ phải thu, nợ phải trả theo tỉ giá ghi sổ (Tỉ giá giao dịch lúc ghi nhận
nợ phải thu hoặc phải trả).
+ Các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối
kỳ của hoạt động kinh doanh (kể cả hoạt động ĐT XDCB) của doanh nghiệp đang hoạt động được ghi
nhận ngay vào TK 635 “Chi phí tài chính” hoặc TK 515 “doanh thu hoạt động tài chính”.
a. Mua Ngoại tệ hoặc thanh tốn cơng nợ bằng đồng Việt Nam được hạch tốn theo tỉ
giá mua thực tế hoặc tỷ giá thanh toán thực tế.
b. Số chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ ( Tổng PS Có – Tổng PS Nợ của TK 413)
được phản ánh vào TK 515 nếu kết quả là dương hoặc vào TK 635 nếu kết quả là âm.
c. Các doanh nghiệp khơng chun doanh ngoại tệ khi có các NVKT về ngoại tệ được
qui đổi ra đồng Việt Nam Theo tỷ giá mua, bán thực tế. Chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra được hạch
toán vào TK 515 hoặc TK 635.

d. Cuối kỳ năm tài chính, Doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ trên các TK
Vốn bằng tiền, Nợ phải thu, phải trả … theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng
do ngân hàng nhà nước Việt Nam cơng bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Số chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại được hạch toán vào TK 413 và phản ánh trên bàng cân đối kế tốn.
Kết chuyển tồn bộ số chênh lệch do đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh
(số thuần) vào TK 635 (nếu lỗ TGHĐ) hoặc vào TK 515 (nếu lãi TGHĐ).
4.2.

Tài khoản kế toán:

* TK 413 "Chênh lệch ti giá hối đoái"
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu
tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động); Chênh lệch tỉ do do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối năm tài chính và xử lý khoản chênh lệch thuần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 413-“Chênh lệch tỷ giá hối đoái”
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỉ
giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động ĐT XDCB.
- Kết chuyển số chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính (lãi tỉ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu tài chính.
Bên Có :
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi
tỉ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động ĐT XDCB.
- Kết chuyển số chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính (lỗ tỉ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu tài chính.
Số Dư :
TK 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có, thể hiện số chênh lệch tỉ giá hối đoái phát
sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi hoặc lỗ tỷ giá) ở thời điểm cuối năm tài
chính chưa được xử lý.
Tài khoản 413 có 02 TK cấp 2:

- TK 4131 – Chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.
- TK 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đối trong giai đoạn trước hoạt động.
4.3.

Phương pháp hạch toán:

A- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của SX KD ( Kể cả hoạt động ĐT
XDCB của DN đang SX KD).
14


(1)- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ…. Phải thanh toán bằng ngoại tệ:
1a- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ…ghi:
Nợ TK 151,152,153,156,157, 158 : (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 211, 213, 217 …: (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 621, 627, 641, 642,... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 133 (nếu có) : (Theo tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch )
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính : ( Lỗ tỷ giá tỷ giá hối đối)
Có TK111 (1112), 112 (1122) : (Tỷ giá xuất ngoại tệ)
1b- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ…ghi:
Nợ TK 151,152,153,156,157, 158 : (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 211, 213, 217 …: (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 621, 627, 641, 642,... (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 133 (nếu có) : (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch )
Có TK 515 – Doanh thu HĐ TC : ( Lãi tỷ giá tỷ giá hối đối)
Có TK111 (1112), 112 (1122) : (Tỷ giá xuất ngoại tệ)
(2)- Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao
dịch ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) ,131 – (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Có TK 511, 711 – (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )

(3) Khi thu được khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ…):
3a- Nếu phát sinh lãi tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) - (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch )
Có TK 131, 136, 138 – (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế tốn )
Có TK 515- Doanh thu tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
3b- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) - (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch )
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( Lỗ tỷ giá hối đối)
Có TK131, 136, 138 – (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế tốn )
(4)- Khi nhận vật tư, hàng hóa,TSCĐ, dịch vu của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền hoặc khi
vay, nợ dài hạn, mhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156 – (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Nợ TK 211, 213, 241 – (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Nợ TK 621, 627, 641, 642 – (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có TK 331, 341, 336… – (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch).
(5)- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, vay ngắn hạn,vay dài hạn,
nợ dài hạn, nợ nội bộ):
5a- Nếu pháp sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331, , 341, 342 - (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( Lỗ tỷ giá hối đối)
Có TK111 (1112) hoặc 112 (1122) : (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
5b- Nếu pháp sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331, 341, 336 - (Tỷ giá ghi sổ kế tốn)
Có TK111 (1112) hoặc 112 (1122) : (Tỷ giá ghi sổ kế tốn)
Có TK 515 – Doanh thu HĐ Tài chính ( lãi tỷ giá hối đoái)
(6)- Bán ngoại tệ nhập quỹ tiền gửi:
Nợ TK 112 (1121) : (TGTT)
Nợ TK 635: (chênh lệch tỷ giá)
Có TK111 (1112): (TGTT xuất ngoại tệ)
Có TK 515: (chênh lệch tỷ giá)

Ví Dụ 1.3:
Một DN “A” kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, hạch tốn thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp có tài liệu sau (ĐVT: đồng):
A - Số dư ngày 31/8/2019 của TK 1112 : 115.500.0000 (5.000 USD).
B - Trong tháng có các NVKT phát sinh như sau:
15


(1)- Ngày 5/9/2019, Mua vật liệu, đã thanh toán bằng ngoại tệ : 3.000 USD.
(2)- Ngày 6/9/2019, DN xuất bán chịu cho công ty X : 200 sản phẩm, đơn giá bán 30 USD một sản
phẩm. Trị giá sản phẩm xuất kho: 73.000.000 VNĐ.
(3)- Ngày 15/9/2019, Công ty X, trả nợ bằng tiền mặt nhập quỹ số tiền: 6.000 USD (Phiếu thu
số…..ngày…..)
(4)- Ngày 25/9/2019, Bán 6.000 USD chuyển vào tài khoản tiền gửi (Phiếu chi số….ngày ….).
(5)- Cuối kỳ kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ của của các TK có gốc ngoại tệ. Giả sử tỉ giá thực tế
vào thời điểm cuối kỳ là 15.835 – 23.135/USD.
Biết : Tỉ giá thực tế bình quân vào các ngày như sau:
- Ngày 5/9/2006 : 15.820 – 23.120/USD - Ngày 15/9/2006 : 15.840 – 23.140/USD
- Ngày 6/9/2006 : 15.830 – 23.130/USD - Ngày 25/9/2006 : 15.850 – 23.150/USD (Tỉ giá mua của NH)
Tỉ giá xuất ngoại tệ được tính theo phương pháp FIFO.
B/ Điều chỉnh tỉ giá vào cuối năm tài chính:
Cuối năm tài chính, DN phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ , theo tỷ giá hối
đối giao dịch bình qn trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố vào thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). Cụ
thể:
(1) - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111(2), 112(2), 131, 136, 138, 331, 341…
Có TK 4131 – Chênh lệch tỉ giá hối đối đánh giá lại cuối năm tài chính.
(2) - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 4131 - Chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.

Có TK 111(2), 112(2), 131, 136, 138, 331, 341…
(3) – Xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính:
3a- Kết chuyển lãi tỉ giá hối đối (thuần) do đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt
động tài chính:
Nợ TK 4131- Chênh lệch tỉ giá hối đối đánh giá lại cuối năm tài chính.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
3b- Kết chuyển lỗ tỉ giá hối đoái (thuần) do đánh giá lại cuối năm tài chính vào Chi phí hoạt
động tài chính:
Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 4131 - Chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.
V. HẠCH TỐN VÀNG TIỀN TỆ (VTT):
Các doanh nghiệp SXKD có sử dụng vàng bạc đá q làm phương tiện thanh toán, khi nhập
được ghi sổ theo giá mua thực tế (hoặc giá được thanh toán). Khi xuất ghi theo giá bình quân hoặc giá
của từng lần nhập.
Khi phát sinh chênh lệch giữa giá xuất và giá thanh tốn ở thời điểm phát sinh NVKT thì phản
ánh chênh lệch vào TK 515 “ DoanhThu HĐTC” hoặc TK 635 “ Chi phí HĐTC”.
VTT nhận ký cược, ký quỹ thì nhập theo giá nào, khi xuất hồn trả phải ghi sổ theo giá đó; đồng
thời phải đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định chất lượng trước khi nêm phong bảo quản.
Trình tự kế tốn các nghiệp vụ chủ yếu:
(1)- Mua VTT nhập quỹ, căn cứ giá ghi trên hoá đơn, kế toán ghi :
Nợ TK 1113 : Giá mua thực tế ghi trên hố đơn
Có TK 1111, 1121 : Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn
(2)- Nhận tiền ký cược, ký quỹ bằng VTT nhập quỹ :
Nợ TK 1113 : Giá thực tế nhập quỹ
Có TK 344 – Ký cược ký quỹ dài hạn : Giá thực tế nhập quỹ
(3)- Khách hàng trả nợ cho DN bằng VTT :
a- Trường hợp giá thực tế lúc được thanh toán > Giá thực tế lúc nhận nợ:
Nợ TK 1113 : Giá thực tế khi thanh tốn
Có TK 131 : Giá thực tế lúc nhận nợ (giá thỏa thuận)
Có TK 515 : Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán > Giá thực tế lúc nhận nợ.

b- Trường hợp giá thực tế lúc được thanh toán < Giá thực tế lúc nhận nợ :
16


Nợ TK 1113 : Giá thực tế khi được thanh toán
Nợ TK 635 : Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán < Giá thực tế lúc nhận nợ.
Có TK 131 : Giá thực tế lúc nhận nợ
(4)- Hoàn lại tiền ký cược, ký quỹ bằng VTT :
Nợ TK 344 : Giá thực tế nhận ký cược, ký quỹ
Có TK 1113 : Giá thực tế nhận ký cược, ký quỹ
(5)- Xuất VTT đi ký cược ký, ký quỹ:
Nợ TK 244 : Giá thực tế xuất quỹ
Có TK 1113 : Giá thực tế xuất quỹ
(6)- Xuất VTT thanh toán nợ cho người bán :
Nợ TK 331 : Giá thực tế ghi nhận nợ phải trả
Có TK 1113 : Giá thực tế xuất quỹ
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
(Chênh lệch do giá thực tế lúc nhận nợ phải trả < giá thực tế xuất quỹ )
Ngược lại nếu giá thực tế lúc nhận nợ phải trả > giá thực tế xuất quỹ thì khoản chênh lệch được
hạch tốn vào bên Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính.
Ví dụ 1.4: Một DN “A” kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, hạch toán thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp có tài liệu sau (ĐVT: đồng):
I. Số dư ngày 01/9/2019 của các TK như sau:
TK 111(3) : 244.500.000 ( chi tiết : 5 lượng vàng SJC)
TK 131(x) : 98.200.000 ( chi tiết : 2 lượng vàng SJC)
II. Trong tháng có các NVKT phát sinh như sau:
(NV1)- Ngày 03/9/2019, Theo yêu cầu của công ty C về việc cung cấp vật liệu, DN đã chi 02
lượng vàng SJC để ký quỹ.
(NV2)- Ngày 15/9/2019, Vật liệu đã về đến DN và đã làm thủ tục nhập kho đủ, giá thanh toán
ghi trên hoá đơn : 148.500.000 (trong đó thuế GTGT là 13.500.000); DN chưa trả tiền cho Cty C.

(NV3)- Ngày 18/9/2019, DN đề nghị công ty C thanh toán như sau: Dùng vàng ký quỹ thanh
toán theo giá thị trường, giả sử giá vàng SJC tại thời điểm thanh tốn là 48.950.000/lượng, số nợ cịn lại
thanh toán bằng tiền mặt.
(NV4)- Ngày 20/9/2019, Khách hàng X trả nợ cho DN 02 lượng vàng SJC, giả sử giá vàng SJC
tại thời điểm thanh tốn là 49.050.000/lượng.
VI. KẾ TỐN TIỀN ĐANG CHUYỂN:
6.1. Khái niệm:
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và Ngoại tệ của DN đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc
nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kho bạc, hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu
điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị thụ hưởng.
6.2. Chứng từ hạch toán:
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm:
- Hạch toán tăng : Giấy nộp tiền , biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền….
- Hạch tốn giảm: Giấy báo có, sổ phụ của ngân hàng; Giấy báo của bưu điện, giấy báo của đơn
vị thụ hưởng.
6.3. Tài khoản kế toán:
Kế toán tổng hợp tiền đang chuyển sử dụng TK 113 “Tiền đang chuyển” Kết cấu và nội dung
phản ánh của TK như sau:
Bên Nợ: Các khoản tiền ( VN, ngoại tệ, séc…) đã nộp vào ngân hàng, kho bạc hoặc chuyển vào
bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc đơn vị thụ hưởng.
17


Bên Có: Các khoản tiền đang chuyển đã nhận được giấy báo của ngân hàng, bưu điện, kết
chuyển vào TK112 hoặc các TK khác có liên quan.
Số Dư Nợ: Các khoản tiền cịn đang chuyển
TK 113 có 2 TK cấp 2 :
- TK1131 – Tiền Việt Nam
- TK1132 – Ngoại tệ.
6.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

(1)- Doanh thu bán hàng thu được bằng tiền mặt (hoặc séc) nộp thẳng vào ngân hàng (hoặc kho
bạc), đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng (hoặc kho bạc) :
Nợ TK 113 : Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc
Có TK 511 : Doanh thu chưa thuế GTGT
Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
(2)- Thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt (hoặc séc) nộp thẳng vào ngân hàng (hoặc kho bạc),
đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng (hoặc kho bạc) :
Nợ TK 113 : Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc
Có TK 131 : Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc
(3)- Xuất quỹ tiền mặt nộp vào ngân hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo :
Nợ TK 113 : số tiền đã nộp vào NH hoặc kho bạc
Có TK 111 : số tiền đã nộp vào NH hoặc kho bạc
(4)- Làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được
giấy báo :
Nợ TK 113 : số tiền đang chuyển
Có TK 111 : số tiền đang chuyển
(5)- Làm thủ tục chuyển tiền thanh toán nợ cho người bán nhưng đến cuối kỳ vẩn chưa nhận
được giấy báo Nợ của ngân hàng :
Nợ TK 113: số tiền đang chuyển
Có TK 112: số tiền đang chuyển
(6)- Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền đang chuyển kỳ trước đã vào tài khoản
TGNH :
Nợ TK 112
Có TK 113
(7)- Nhận được giấy báo về khoản nợ đã được thanh tốn :
Nợ TK 331
Có TK 113

PHẦN II: KẾ TỐN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
Đầu tư ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khốn có giá trị (trái phiếu, tín phiếu...) hoặc

góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong
thời hạn không quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng…
I. ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN NGẮN HẠN:
1.1. Nội dung:
Chứng khốn ngắn hạn có giá trị bao gồm : Cổ phiếu, trái phiếu cơng ty và trái phiếu chính phủ,
tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng; Chứng khốn có giá trị khác...Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn
hạn phải được ghi sổ theo giá thực tế mua chứng khoán bao gồm giá mua + các chi phí đầu tư (nếu có)
như chi phí mơi giới, lệ phí, thuế và phí ngân hàng. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những
chứng khoán dài hạn được mua để bán ở thị trường chứng khốn mà có thể thu hồi vốn trong 1 năm.
1.2. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh:
hạn.

TK 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn"
Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào hoặc chuyển dịch từ CKĐT dài
18


-

Bên Có: Trị giá thực tế chứng khốn đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán.
Số Dư Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do DN đang nắm giữ.
TK 121: có 03 tài khoản cấp 2:
TK 1211: Cổ phiếu
TK 1212: Trái phiếu
TK 1218: Chứng khốn và cơng cụ tài chính khác
1.3. Trình tự hạch toán:

(1) Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua (giá mua cộng (+) chi
phí mơi giới, giao dịch, chi phí thơng tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khốn kinh doanh

Có các TK 111, 112, 331
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
(2) Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác:
– Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (khơng
mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khốn kinh doanh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138….
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản
đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi
của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp
mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138… (tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích
trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ
sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư).
(3) Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia:
– Trường hợp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:
Nợ các TK 111, 112…
Nợ TK 138 – Phải thu khác (chưa thu được tiền ngay)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Trường hợp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138… (tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh
nghiệp mua lại khoản đầu tư).
– Trường hợp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước,

doanh nghiệp cổ phần hố khơng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản
đầu tư tài chính, ghi:
Nợ các TK 112, 138
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh.
(4) Khi chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bán chứng khốn:
– Trường hợp có lãi, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… (tổng giá thanh tốn)
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (giá vốn bình qn gia quyền)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá
vốn).
– Trường hợp bị lỗ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh tốn)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)
19


Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (giá vốn bình qn gia quyền).
– Các chi phí về bán chứng khốn, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 331…
(5) Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
(6) Trường hợp doanh nghiệp nhượng bán chứng khốn kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ
phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần
chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao
đổi được kế tốn là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
– Trường hợp hốn đổi cổ phiếu có lãi, ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về)

Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu)
mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình qn gia quyền)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ
phiếu nhận về cao hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
– Trường hợp hoán đổi cổ phiếu bị lỗ, ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ
phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính
theo phương pháp bình quân gia quyền).
(7) Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (như trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ…).
– Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (1212,1218 )
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
– Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có TK 121 – Chứng khốn kinh doanh (1212,1218 )
Ví dụ 2.1:
Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ Trong tháng 7/2019 có các tài liệu như sau (ĐVT: đồng):
I. SDĐK 7/2019 : TK 121 : 50.000.000 (50 cổ phiếu công ty C).
II. Trong tháng 7/2019 phát sinh các nghiệp vụ sau :
NV1: Ngày 1/7/2019, DN mua 500 trái phiếu của công ty Z mệnh giá 500.000/TP, hoa hồng cho
người môi giới 1% giá mua, giá mua 550.000/TP. Thời hạn trái phiếu 01 năm từ 01/7/2019 đến
30/6/2020, thanh toán lãi 02 lần (mỗi lần 06 tháng cuối kỳ) bằng chuyển khoản.
NV2: Mua tín phiếu kho bạc bằng tiền mặt kỳ hạn 05 tháng, lãi suất 1%/tháng, mệnh giá
50.000.000. Lãi suất được thanh toán ngay khi mua.
NV3: Bán 20 cổ phiếu của công ty ABC, giá bán là 1.050.000/CP thu bằng tiền mặt.
NV4: Chuyển nhượng 30 cổ phiếu của công ty C cho công ty S, giá chuyển nhượng là

1.100.000/CP chưa nhận được tiền.
NV5: Ngày 31/12/2019 đáo hạn trái phiếu công ty Z, DN nhận được lãi trả một lần vào cuối năm.
Lãi suất 15%/năm, lãi được tính theo nguyên tắc trịn tháng, thanh tốn qua ngân hàng (NH đã báo có).
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ trên.
II. ĐẦU TƯ NGẮN HẠN KHÁC :
Là các khoản đầu tư khác bằng phương thức góp vốn bằng tiền, hiện vật mà hoặc các khoản cho
vay ngắn hạn mà thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm.
20


2.1. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh:
TK 128 "Đầu tư ngắn hạn khác"
- Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng
- Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác giảm
- Số Dư Nợ: Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác hiện cịn.
Tài khoản 128 có 04 tài khoản cấp 2:
TK 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 1282 – Trái phiếu
TK 1283 – Cho vay
TK 1288 – Đầu tư khác.
2.2. Trình tự hạch tốn:
(1). Khi gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng
tiền, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có các TK 111, 112.
(2). Định kỳ kế tốn ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(3). Khi thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211,....(theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).
(4). Chuyển các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào công ty con, công ty
liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)
Có các TK liên quan (nếu phải đầu tư thêm)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).
(5). Kế tốn các giao dịch liên quan đến trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:
a) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trước:
- Khi trả tiền mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)
Có các TK 111, 112,… (số tiền thực chi)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).
- Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế tốn theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).
b) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
- Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)
Có các TK 111, 112,...
- Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu:
Nợ các TK 111, 112, 138
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:
21


Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).
c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi sau:
- Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)
Có các TK 111, 112,...
- Định kỳ tính lãi trái phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi đến hạn thanh tốn trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)
Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (số lãi của các kỳ trước)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi kỳ đáo hạn).
(6). Kế tốn khoản tổn thất do khơng thu hồi được các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
chưa được lập dự phịng phải thu khó địi:
Khi có các bằng chứng cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể khơng thu hồi được
(như bên phát hành cơng cụ mất khả năng thanh tốn, phá sản…), kế toán phải đánh giá khả năng, xác
định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được. Nếu khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy,
kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư
vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288).
- Trường hợp sau khi ghi nhận khoản tổn thất, nếu có bằng chứng chắc chắn cho thấy khoản tổn
thất có thể thu hồi lại được, kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị
ghi sổ khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288)
Có TK 635 - Chi phí tài chính.
(7). Đánh giá lại số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Ví dụ 2.2:
Doanh nghiệp A hạch tốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong năm tài chính có các tài liệu như sau (ĐVT: đồng):
NV1: Chuyển 200.000.000 tiền gởi thanh tốn khơng kỳ hạn tại ngân hàng BIDV sang tiền
tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng, cũng tại ngân hàng này.
NV2: DN chi tiền mặt cho Công ty M vay 500.000.000, thời hạn 12 tháng.
NV3: Đầu tư 100.000.000 tiền mặt vào Cty TNHH C, thời hạn 12 tháng. Đến ngày đáo hạn,
Công ty C không thể trả bằng tiền cho DN quyết định trả bằng TSCĐ, hội đồng liên doanh đánh giá:
102.000.000.
NV4: Đến hạn hợp đồng cho vay, Công ty M chuyển khoản trả nợ và trả lãi vay cho DN 01
lần vào ngày đáo hạn vay, lãi suất 12%/năm. Hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
NV5: DN chuyển khoản đầu tư 150.000.000 không kỳ hạn tại Cơng ty Z đầu tư chứng khốn
ngắn hạn của Công ty này.

22


PHẦN III : CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
A. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.
I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

1.1 Nội dung các khoản nợ phải thu:
Các khoản nợ phải phải thu bao gồm :
Các khoản nợ phải thu : Phải thu của khách hàng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ , phải thu
nội bộ, tạm ứng, phải thu khác, cầm cố, ký cược, ký quỹ,…..
1.2. Nhiệm vụ của kế toán:
- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh tốn theo từng đối tượng,
từng khản thanh toán theo thời hạn thanh toán.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ thanh tốn, tình hình chấp hành kỷ luật
thanh toán, nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm kỷ luật thanh toán, làm nghĩa vụ với
nhà nước và tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau một cách bất hợp pháp.
II . KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU:
Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình
cung cấp hàng hố, dịch vụ cho khách hàng, cũng như các trường hợp khác như thuế GTGT đầu vào
phát sinh khi mua hàng chưa được khấu trừ hay hoàn lại, các khoản vật tư, hàng hoá và tài khoản khác
bị hao hụt, mất mát, phải thu hồi.
2.1. Kế toán khoản phải thu khách hàng:
2.1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán:
a. Khái niệm:
Phải thu của khách hàng là khoản tiền người mua hàng chưa thanh toán sau khi đã được DN
cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Khoản nợ phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng các khoản thu của DN.
b. Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải thu của khách hàng:
- Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng khách hàng và theo từng lần thanh tốn để cung cấp thơng
tin cho các nhà quản trị DN ra quyết định phù hợp.
- Trường hợp một khách hàng cùng lúc vừa là chủ nợ, vừa là con nợ thì có thể thanh tốn bù trừ
sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của các bên.
- Mọi khoản thanh toán với khách hàng đều phải được phản ánh vào sổ kế toán theo đúng quy
định. Riêng đối với các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra VND theo đúng
quy tắc kế toán ngoại tệ hiện hành.
2.1.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu: sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng.

Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phaỉ thu của DN
với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, nhận thầu XDCB.
Nội dung phản ánh của TK 131 – Phải thu của khách hàng:
Bên nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên có:
- Số tiền giảm trừ cho khách hàng do giảm giá, chiết khấu thương mại và hàng hoá bị trả lại.
- Số tiền đã nhận trước của khách hàng.
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
Số dư bên nợ: Số tiền còn phải thu của người mua hoặc chênh lệch số tiền còn phải thu > số
tiền khách hàng trả trước.
23


Số dư bên có: Số tiền đã nhận trước của khách hàng hoặc chênh lệch số tiền khách hàng trả
trước > số tiền còn phải thu khách hàng.
2.1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
(1) - Doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu
tiền, căn cứ vào hố đơn GTGT, ghi :
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – doanh thu bán hàng
Có TK 333 – thuế GTGT phải nộp (333.1 )
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – doanh thu bán hàng
(2)- Chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 111 ,112
(3) - Khi khách hàng thanh toán tiền cho DN, ghi :
Nợ TK 111,112
Nợ TK 341 – Vay ngắn hạn
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
(4)- Khách hàng thanh toán cho DN bằng hàng (hàng đổi hàng):
- DN tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu , vật liệu
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
(5)- Khách hàng trả trước tiền mua hàng nhưng chưa nhận hàng, ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
(6)- DN giao hàng cho khách hàng đã trả tiền trước, ghi theo hoá đơn GTGT:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
PP khấu trừ thuế GTGT
Có TK 333 – Thuế GTGT phải nộp (333.1)
(7)- DN trả lại cho khách hàng số tiền mà họ trả trước còn thừa sau khi đã giao hàng (nếu có)
ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 111, 112.
Ví dụ 3.1: Doanh nghiệp X áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau (ĐVT: đồng):

NV1: Ngày 2/9/2019, Khách hàng C trả trước tiền mua hàng 150.000.000, chuyển vào tài khoản
của cơng ty (NH đã báo có).

NV2: Ngày 15/9/2019, Công ty X giao hàng cho khách hàng C, giá trị hàng giao ghi trên hố
đơn chưa có thuế GTGT 200.000.000, thuế GTGT 20.000.000. Khách hàng C đã nhận đủ hàng.
NV3: Ngày 18/9/2019, Nhận lại một số sản phẩm đã tiêu thụ tháng trước, giá bán hàng trả lại
1.100.000 (gồm thuế GTGT 100.000) trừ vào số tiền khách hàng cịn nợ.
NV4: Lập biên bản thanh tốn khoản phải thu kỳ trước với khách hàng A số tiền là 50.000.000
bằng chuyển khoản (NH đã báo nợ)..
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

24


2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
2.2.1. Khái niệm và phương pháp tính thuế:
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu được tính trên phần giá trị tăng thêm của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn GTGT
khi doanh nghiệp mua các loại vật tư hàng hoá, dịch vụ mua để dùng vào SXKD sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực chất là khoản nợ phải thu của doanh
nghiệp từ cơ quan thuế.
2.2.2. Kế tốn thuế GTGT được khấu trừ phải tơn trọng các nguyên tắc sau:
- Thuế GTGT được khấu trừ chỉ được áp dụng đối với các DN là đối tượng nộp thuế GTGT và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi có đủ chứng từ hợp lệ (hàng mua vào phải có hố đơn
GTGT).

DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cụ
thể như sau:
+ Khấu trừ tồn bộ thuế đầu vào của TSCĐ, hàng hố, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT.
+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế

GTGT và khơng chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho
SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. DN phải tổ chức hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ và không được khấu trừ.
Trường hợp không thể hạch tốn riêng được thì số thuế GTGT đầu vào vẫn ghi vào TK 133.
Đến cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán
hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch
vụ phát sinh trong kỳ. Số thuế GTGT khơng được khấu trừ được tính vào giá vốn hàng bán ra hoặc chi
phí SXKD tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
+ Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp
của tháng đó. Nếu số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT cịn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ
tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT.
2.2.3. Tài khoản sử dụng sử dụng, nội dung và kết cấu: TK 133-Thuế GTGT được khấu
trừ, được sử dụng để phản ánh thuế GTGT đầu vào có nội dung phản ánh như sau:
Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Bên Nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên Có:
+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
+ Thuế GTGT của hàng hoá mua nhưng đã trả lại.
+ Kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ.
+ Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ, chưa được hoàn lại.
❖ Các tài khoản cấp 2:
- TK 1331:- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
- TK 1332:- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Ngoài ra kế tốn cịn phải mở sổ theo dõi chi tiết thuế GTGT, thuế GTGT được hoàn lại, miễn
giảm,…
2.2.4. Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
Các trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT dùng vào SXKD sản phẩm,

hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT có đầy đủ chứng từ sẽ được khấu trừ thuế đầu vào:
(1). Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217,611 (giá chưa có thuế GTGT)
25


×