TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
MÃ ĐỀ: 02
TIỂU LUẬN MƠN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Tên đề tài: Tính tất yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, 11/2021
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Sau 35 năm thực hiện đổi mới đất nước toàn diện, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước, với sự đoàn kết, sáng tạo của toàn dân, các nghành, các cấp đã
vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng
trong trên nhiều lĩnh vực kinh tế – chính trị, văn hoá – xã hội của đời sống, đồng
thời Việt Nam cũng chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập kinh
tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn từ bên ngồi và áp dụng các cơng nghệ – kỹ thuật
mới, phát huy tối đa nội lực, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố,
bộ mặt kinh tế – xã hội thay đổi đa dạng từng ngày, đời sống của nhân dân được
nâng cao. Một trong những vấn đề lý luận quan trọng, cốt lõi làm nên những thành
tựu to lớn đó là quyết định chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt
Nam, quan điểm này luôn được khẳng định và nhấn mạnh trong Văn kiện Đại qua
các kỳ Đại hội.
Với mong muốn tìm hiểu vì sao phải phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng và thực trạng phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, em đã lựa chọn đề tài: “Tính tất
yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để tiến hành nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo
các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã
hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; có sự điều tiết
của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu ở Việt Nam xuất phát từ những lý do cơ bản
sau:
Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp
với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.
3
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hố
phát triển ở tình độ cao. Khi có đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh
tế hàng hố tự hình thành. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo các quy luật
tất yếu đạt đến trình độ nền kinh tế thị trường. Đó là tính quy luật. Ở Việt Nam, các
điều kiện cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường đang tồn tại khách
quan. Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh là
mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc định hướng tới xác
lập những giá trị đó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phù hợp với tất yếu
trong phát triển của dân tộc và phù hợp với xu thế của thời đại.
Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam.
Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương
thức phân bố nguồn lực hiệu quả, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nhanh và hiệu quả. Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế ln
phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao
năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ. Xét trên góc độ đó, sự
phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội.
Do vậy, trong phát triển của Việt Nam cần phải phát triển kinh tế thị trường
để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả, thực hiện muc tiêu
của chủ nghĩa xã hoi là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần chú ý tới những thất bại và
khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp, diều tiết kip thời của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là sự lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan để đi đến mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ba là, kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện
vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người
dân Việt Nam.
Phấn đấu phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chů, công
bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam. Để hiện thực hóa khát vọng
đó, việc thực hiện kinh tế thị trường hướng tới những giá trị mới là tất yếu khách
quan. Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta, là sự cần thiết
4
cho công cuộc xây dựng và phát triển. Bởi lẽ sự tồn tại hay không tồn tại của kinh
tế thị trường là do những điều kiện kinh tế – xã hội khách quan sinh ra nó quy
định. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện cho
sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa như: phân cơng lao động xã hội, các hình
thức khác nhau của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất khơng hề mất đi thì việc sản
xuất và phân phối sản phẩm vẫn phải được thực hiện thông qua thị trường.
Phát triển kinh tế thị trưong định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ tính chất
tự cấp, tự túc, lạc hậu của nền kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát
triển ngành nghề; tạo việc làm cho người lao động; thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển mạnh mẽ, khuyến khích ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đảm tăng
năng xuất lao động, tăng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ góp
phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; thúc đẩy tích tụ và
tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và với
nước ngồi; khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế; tạo
cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội một cách hợp lý, tiết kiệm...Điều
này phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam.
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay
Khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần
tránh tư duy đối lập một cách trừu tượng giữa kinh tế thị trường ở Việt Nam với
các nền kinh tế thị trường trên thế giới. Sự phát triển của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ngồi một số rất ít đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử
khách quan của Việt Nam thì về cơ bản nó bao hàm những đặc điểm chung của nền
kinh tế thị trường trên thế giới. Theo đó, những đặc điểm của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể hiện trên một số tiêu chí cơ bản
sau:
2.1. Về mục tiêu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cáo
đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Đây là điều khác biệt căn bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu đó bắt nguồn từ cơ sở kinh
tế – xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là sự phản ánh mục tiêu chính trị
– xã hội mà nhân dân ta đang phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với xây
5
dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế –
xã hội của chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực
lượng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu nên việc sử dụng cơ chế thị trường cùng các
hình thức và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất,
khuyến khíc sự năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất,
thúc đẩy cộng nghiệp hoá, hiện địa hoá, bảo đảm từng bước xây dựng thành xông
chủ nghĩa xã hội.
2.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản
xuất và kết quả lao động tướng ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong
một điều kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó có chủ thể sở hữu, đối
tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu. Mục đích của chủ sở hữu là nhằm
thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý. Hai nội dung này
thống nhất biện chứng trong một chỉnh thể. Nội dung pháp lý là phương thức để
thực hiện lợi ích một cách chính đáng.
Về nội dung kinh tế, sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất, là lợi ích
kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu trước các
quan hệ và người khác. Vì vậy, khi có sự thay đổi phạm vi và quy mô các đối
tượng sở hữu, địa vị của các chủ thể sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống xã hội hiện
thực.
Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp
luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu. Trong trường hợp này, sở hữu luôn
là vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý nhà
nước với q trình phát triển nói chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả định và
đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở
hữu được thụ hưởng sẽ không bị chủ thể khác phản đối, việc thụ hưởng được coi là
chính đáng và hợp pháp.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền kinh tế độc lập,
tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh
cùng phát triển theo pháp luật.
6
2.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng
riêng đó là: Nhà quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dựa trên nền
kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình quá độ lên xã
hội chủ nghĩa vì một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua
cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế – xã hội và các chủ trương, quyết sách lớn
trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, là yếu tố quan trọng bảo đảm tính định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch,
cơ chế chính sách và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị
trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước chăm lo xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế, tạo môi trường phát triển đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích
các thành phần kinh tế phát huy nguồn lực, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, hỗ
trợ thị trường khi cần thiết… nhằm giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo và sự bất
bình đẳng trong xã hội mà nền kinh tế thị trường mang lại.
2.4. Về quan hệ phân phối
Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hố các loại hình sở hữu do vậy thích ứng
với nó sẽ có các loại hình phân phối khác nhau: phân phối theo kết quả làm ra chủ
yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các
nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Trong đó
phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình
thức phân phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
2.5. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện
gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đơi với phát
triển văn hố – xã hội thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đây là đặc trưng phản
ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, ở bất cứ giai đoạn nào, mỗi chính sách
7
kinh tế cũng đều phải hướng đến mục tiêu phát triển xã hội và mỗi chính sách xã
hội cũng phải nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phải coi đầu tư cho
các vấn đề xã hội (giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao…) là đầu tư cho sự
phát triển bền vững.
Những vấn đề nêu trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xãhội chủ
nghĩa thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân
dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để
thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Đó là sự kết hợp những
mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã
hội để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trong q trình hình
thành và phát triển tất sẽ cịn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục và hoàn
thiện..
II. Thực trạng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Qua 35 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể, đánh dấu một bước phát triển mới, từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Từ một trong những nước nghèo
nhất trên thế giới Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu
như trong giai đoạn đầu đổi mới từ 1986 đến 1990, mức tăng trưởng GDP bình
quân hằng năm chỉ đạt 4,4% [7], thì giai đoạn từ 1991 – 1995, tăng trưởng GDP
bình quân đã đạt 8,2%/năm [7]. Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá
cao, riêng giai đoạn 2016 – 2019 đạt mức bình quân 6,8 [5]. Liên tiếp trong 4 năm,
từ năm 2016 đến 2019, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất
thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất [6]. Đặc biệt, trong
năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng
thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng
trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 – 2020) tăng trung bình
5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm
2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD [8]. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về
vật chất và tinh thần, từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700
USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn
8
70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá), năm 2020 thu
nhập bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD. Các cân đối lớn của nền kinh tế về
tích luỹ, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động và việc
làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô
[9]; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131
nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển
bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 (4), cao
hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Quá trình đổi mới nhận thức
về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa còn diễn ra chậm, chưa huy động được tối đa các nguồn lực. Mối quan hệ
giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp. Tăng trưởng kinh tế
còn chậm, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao. Việc phân bổ các nguồn lực cịn
dàn trải, lãng phí; các vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã
hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư
chậm được cải thiện. Trong xã hội xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, xem thường truyền thống đạo lý… tác động xấu tới đời sống xã hội. Do đó,
trong báo cáo chính trị được Ðại hội Đảng lần thứ XIII thông quá, mục lớn thứ 4
là: “IV – Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” [2]. Đồng thời, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10
năm giai đoạn 2021 – 2030, đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
kinh tế – xã hội đầu tiên là: “Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa
Nhà nước, thị trường và xã hội”.
C. KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta lựa chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là lựa chọn đúng đắn và cần thiết phù hợp với điều kiện
thực tiễn Việt Nam là một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều
thành phần kinh tế, vận hành trên cơ chế thị trường có sự quản lí vĩ mơ của nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền kinh tế thị trường ở nước ta có đặc điểm
9
khác với kinh tế thị trường của các nước khác, nước ta xây dựng tăng trưởng kinh
tế gắn liền với sự tiến bộ và cơng bằng xã hội. Đó là xác lập một xã hội dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời phát triển lực lượng
sản xuất đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ
thuật tiến bộ và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức và
phân phối. Đảng và nhà nước cũng đề ra phương hướng và giải pháp trong những
năm tới để đưa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng phát triển và đưa nước
ta phát triển ổn định bền vững về mọi mặt đời sống, đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân được nâng cao.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
XIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. PGS, TS. Đặng Quang Định – Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản, đăng ngày
18/07/2021.
4. Đình Nam, Phát triển bền vững là việc phải làm, Báo điện tử Chính phủ nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng ngày 10/12/2020.
5. PGS.TS Nguyễn Hồng Nga – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia
TP.HCM, Kinh tế Việt Nam 2016-2019 và định hướng 2020, Báo điện tử Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng ngày 28/01/2020.
6. TS. Nguyễn Minh Phong – ThS. Nguyễn Trần Minh Trí, Vị thế và cơ đồ kinh tế
Việt Nam, Báo nhân dân, đăng ngày 10/01/2021.
7. Võ Hồng Phúc (2006), Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới
(1986 - 2005), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
Nội, tr. 141, 143.
8. Tổng cục thống kê, Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh,
đăng ngày 14/01/2021.
9. The world bank, Tổng quan về Việt Nam:
< />
10
11