Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trách nhiệm của sinh viên trường ĐH Tây Nguyên trong việc góp phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.95 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI :
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN
TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MÌNH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên

:

Lớp

:

Chuyên ngành

:

Khoá học

:

Đắk Lắk, tháng 08 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ



BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI :
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN
TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MÌNH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên

:

Lớp

:

Chuyên ngành

:

Người hướng dẫn

Đắk Lắk, tháng 08 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tên giảng viên
. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học, em đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã
giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện hơn

trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, em đã dần trả lời được
những câu hỏi trong cuộc sống thơng qua những lí luận về mơn Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã
tìm hiểu về đề tài “Trách nhiệm của sinh viên trường ĐH Tây Nguyên trong việc
góp phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay” gửi đến
thầy.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hồn thành bài tiểu
luận, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp
giảng dạy.
Đắk Lắk, Ngày…tháng…năm 2021
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
....................................................................................................................................... 2
1.1. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá đợ lên chủ
nghĩa xã hợi..................................................................................................................2
1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì q đợ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam..............................................................................................4
1.3. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam..............................................................................................5
1.3.1. Nội dung chính trị của liên minh..........................................................................5

1.3.2. Nội dung kinh tế của liên minh............................................................................6
1.3.3. Nội dung văn hóa - xã hội của liên minh.............................................................7
Chương 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................8
2.1. Quan điểm xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay.....8
2.2. Thực tiễn công tác xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam
hiện nay....................................................................................................................... 10
Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN
TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MÌNH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......................................................................11
3.1. Trách nhiệm của sinh viên trường ĐH Tây Nguyên trong việc góp phần
xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay..............................11
3.2. Trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng khối liên minh giai
cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay...............................................................................12
KẾT LUẬN................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dựng nước và giữa nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào con đường đấu
tranh cách mạng. Ngay từ những ngày đầu mới ra đời Đảng đã khẳng định: “Lực
lượng cách mạng chủ chốt là công nhân, nơng dân, nhưng cách mạng cũng cần có
lực lượng tri thức... cơng nhân, nơng dân, tri thức cần phải đồn kết thành một
khối”. Với những đặc trưng cơ bản trong xã hội Việt Nam, liên minh giai cấp, tầng
lớp có nhiều thuận lợi đem đến tiền để cho sự phát triển đất nước. Trong giai đoạn
hiện nay, vấn đề liên minh cơng - nơng - trí thức đã mở rộng thành liên minh giai
cấp, thầng lớp xã hội và trở thành nịng cốt của khối đại đồn kết dân tộc. Đại hội
XII của Đảng tiếp tục khẳng định phải “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức do Đảng lãnh đạo”1. Tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội XII, Đại hội
XIII khẳng định tầm quan trọng không thể thay thế của tất cả các giai cấp, tầng lớp
xã hội nhưng khơng xác định vai trị “nền tảng” của khối liên minh giai cấp, tầng
lớp đối với bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào.
Muốn xây dựng thành công khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam.
Cần tìm hiểu tầm quan trọng của việc liên minh giai cấp, tầng lớp với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, tìm hiểu thực trạng của xây dựng khối liên
minh giai cấp, tầng lớp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam - thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, từ đó nhận thức trách nhiệm của sinh viên nói chung và sinh viên
trường ĐH Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp xây đựng
đất nước.
Bởi các lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm của sinh viên trường
ĐH Tây Nguyên trong việc góp phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp
ở nước ta hiện nay” để tiến hành nghiên cứu.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng,
Hà Nội, 2016, tr. 158

1


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP
1.1. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
Qua thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân chống lại sự
áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở châu Âu, nhất là ở nước Anh và nước Pháp từ
giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiều lý luận nền tảng định

hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân, trong đó lý luận về liên minh
cơng, nơng và các tầng lớp lao động khác đã được khái qt thành vấn đề mang tính
ngun tắc. Các ơng đã chỉ ra rằng, nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
thất bại chủ yếu là do giai cấp công nhân “đơn độc” vì đã khơng tở chức liên minh
với “người bạn đờn minh tự nhiên” của mình là giai cấp nơng dân. Do vậy, các
cuộc đấu tranh đó đã trở thành những “bài đơn ca ai điếu”.
Như vậy, xét dưới góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định, chính
cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu tất
yếu khách quan mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải tìm cách liên minh với
các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực
lượng thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung - đó là quy luật mang tính phở biến
và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp. Trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên
minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo sức mạnh tổng
hợp đảm bảo cho thắng lợi.
Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin chỉ rõ:
“Nếu khơng liên minh với nơng dân thì khơng thể có được chính quyền của giai
cấp vơ sản, khơng thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó... Ngun tắc cao
nhất của chun chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để
giai cấp vơ sản có thể giữ được vai trị lãnh đạo và chính quyền nhà nước” 2. Trong
bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã chủ trương mở rộng
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, t. 44, tr.57.

2


khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội
khác. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chun chính vơ sản là một hình thức đặc biệt của liên
minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động, với

đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nơng
dân, trí thức, v.v...), hoặc với phần lớn những tầng lớp đó, liên minh nhằm chống
lại tư bản, liên minh nhằm lật đở hồn tồn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự
của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và
củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”3.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng
chính trị - xã hội to lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh giai cấp, tầng lớp không
những xây dựng được cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính trị xã hội chủ
nghĩa cũng được củng cố vững chắc. Khẳng định vai trị của trí thức trong khối liên
minh, V.I.Lênin viết: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô
sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được”.4
Xét từ góc độ kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cách mạng đã
chuyển sang giai đoạn mới, tính tất yếu kinh tế của liên minh là nhân tố quyết định
hàng đầu cho sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. Liên minh này được hình
thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng
hóa lớn, phát triển cơng nghiệp, dịch vụ và khoa học - công nghệ... Mỗi lĩnh vực chỉ
phát triển được khi gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng hướng tới phục vụ phát triển
sản xuất và tạo thành nền kinh tế quốc dân thống nhất. Chính những biến đổi trong cơ
cấu kinh tế này đã và đang từng bước tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp.
Việc hình thành khối liên minh giai cấp, tầng lớp cũng xuất phát từ chính nhu
cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, khoa học và cơng nghệ... tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ
với nhau. Song quan hệ lợi ích giữ các giai cấp, tầng lớp cũng có những biểu hiện
mới, phức tạp: bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế, xuất hiện những mâu thuẫn
lợi ích ở những mức độ khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất
3 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.1977, tập 38, tr. 452.
4 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva.1978, tập40, tr.218.


3


của khối liên minh. Do vậy, quá trình thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp cũng là
quá trình phát hiện ra mâu thuẫn và giải quyết kịp thời, phù hợp nhằm tạo sự đồng
thuận và tạo động lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đồng thời tăng cường khối liên minh ngày càng bền chặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
Như vậy, liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm
thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo
động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì q đợ lên
chủ nghĩa xã hợi ở Việt Nam
Nước ta là nước có nên kinh tế nông nghiệp, trong cơ cấu dân cư chủ yếu là
nông dân thì vấn đề liên minh cơng - nơng - trí thức là vấn đề có tính ngun tắc.
Đây là sự kế thừa liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp trong điều kiện mới, mang
nội dung, hình thức mới. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp biểu hiện ở
những điểm sau:
Từ góc độ kinh tế, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất.
Trong xã hội hình thành các lĩnh vực kinh tế cơ bản: sản xuất công nghiệp, dịch vụ
và khoa học - công nghệ. Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu các lĩnh
vực này gắn kết chặt chẽ, khơng tách rời nhau để hình thành nền kinh tế thống nhất
và tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
thì sản xuất nơng nghiệp vẫn giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế, do đó phải coi
trọng phát triển nơng nghiệp trong sự gắn bó chặt chẽ, khơng thể tách rời để tạo
thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. và hỗ trợ đắc lực của công nghệ và khoa
học - kỹ thuật. Q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay phải gắn với 3 giai
tầng, có sự phân cơng lao động cụ thể.

Từ góc độ chính trị, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh giai
cấp, tầng lớp nhằm tập hợp lực lượng cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Việt Nam mang hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để
phát huy sức mạnh tổng hợp để cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới mới.
Mặc dù giai cấp cơng nhân đã thiết lập được vị trí nhất định trong xã hội nhưng do

4


kết cấu kinh tế phức tạp, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế dựa trên các hình thức
sở hữu khác nhau, còn sự khác biệt giai cấp. Đại hội XII, nêu rõ xã hội Việt Nam
hiện nay gồm: giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ
doanh nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao t̉i, đồng bào các dân
tộc, các tín đồ tôn giáo, đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngồi. Do đó, giai cấp
cơng nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng phải xây dựng khối liên minh chặt chẽ với
giai cấp nông dân và các tầng lớp khác của xã hội để xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa, thực hiện thành công sư mệnh lịch sử của mình, duy trì khối liên minh giai
cấp, tầng lớp để giữ được vai trò lãnh đạo.
Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề
chiến lược có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam, sự thắng lợi
của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới. Đồng thời, là cơ sở đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối liên minh giai cấp, tầng lớp trở thành nền
tảng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, là động lực quan trọng nhất của phát triển
xã hội.
Tóm lại, liên minh giai cấp, tầng lớp là yêu cầu khách quan, là nên móng
vững chắc của sự nghiệp phát triển đất nước. Đại hội VII (1991), Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ: “Xây dựng liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nhân dân và tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng
sản lãnh đạo, làm nền tảng của nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Tư tưởng này trở
thành vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt

Nam.
1.3. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc tổ chức khối liên minh giai
cấp, tầng lớp vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện những nội
dung cơ bản của liên minh.
1.3.1. Nợi dung chính trị của liên minh
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí
thức cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn
kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tởng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập

5


tan mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập
trường chính trị - tư tưởng của giai cấp cơng nhân. Đồng thời giữ vững vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để
xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định
hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại những hệ tư tưởng
cũ, những phong tục tập quán cũ lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách
chống phá chính quyền cách mạng, chống phá chế độ mới, vì vậy để thực hiện liên
minh giai cấp, tầng lớp, phải “hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối
đại đồn kết tồn dân tộc; tăng cường sự đờng thuận xã hội...” 5, “Xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường bản chất giai cấp
cơng nhân và tính tiên phong, sức chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết, thống
nhất của Đảng...”6.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền công
dân, quyền làm chủ, quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của nhân
dân lao động, từ đó, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Động viên các lực
lượng trong khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của Đảng;
pháp luật và chính sách của nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ những
thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, kiên quyết đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực
thù địch và phản động.
1.3.2. Nội dung kinh tế của liên minh
Đây là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất - kỹ thuật của liên
minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ và cũng là nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững... giữ vững ổn
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.79
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.80.

6


định kinh tế vĩ mơ, đởi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn gắn với xây dựng nơng thơn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng
cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, các lĩnh vực; nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục
hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...” 7.
Dưới góc độ kinh tế, xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của
cơng nhân, nơng dân, trí thức và tồn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu

tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các
bên và tránh sự đầu tư khơng hiệu quả, lãng phí. Xác định đúng cơ cấu kinh tế
(của cả nước, của ngành, địa phương, cơ sở sản xuất...), từ đó, các địa phương, cơ
sở, vận dụng linh hoạt và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ
cấu kinh tế cho đúng.
Tở chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết giữa công nghiệp - nông
nghiệp - khoa học và công nghệ - dịch vụ...; giữa các ngành kinh tế; các thành phần
kinh tế, các vùng kinh tế; giữa trong nước và quốc tế... để phát triển sản xuất kinh
doanh, nâng cao đời sống cho công nhân, nơng dân, trí thức và tồn xã hội. Chuyển
giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là cơng nghệ cao
vào q trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ nhằm gắn
kết chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, qua đó gắn bó chặt chẽ cơng
nhân, nơng dân, trí thức và các lực lượng khác trong xã hội làm cơ sở kinh tế - xã
hội cho sự phát triển của quốc gia.
1.3.3. Nội dung văn hóa - xã hợi của liên minh
Tở chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp
thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.
Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh giai cấp, tầng lớp đòi hỏi phải đảm
bảo “gắn tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con người
và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” 8. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H. 2016, tr.158.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.79.

7


tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền

vững và bảo vệ vững chắc Tở quốc vì mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh”9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xố đói giảm nghèo;
thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với cơng nhân, nơng dân, trí thức và các
tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân;
nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội. Nhà nước cần phải đởi mới và hồn
chỉnh các luật, chính sách có liên quan đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển
khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất
bản, về văn học nghệ thuật… Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ
cơng- nơng, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội. Đây là nội dung cơ bản,
lâu dài tạo điều kiện cho liên minh giai cấp, tầng lớp phát triển bền vững.
Chương 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG LIÊN MINH GIAI
CẤP, TẦNG LỚP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quan điểm xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta
hiện nay
Hơn 90 năm qua, Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng
đúng đắn và sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về liên minh giai cấp, tầng lớp thể hiện ở những điểm nổi bật sau:
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tổ chức xây dựng khối liên
minh giai cấp, tầng lớp.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về thành lập Đảng
cộng sản vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của
sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản (1930), khẳng định công nông là gốc của cách mạng, trí thức, học trị, nhà
báo là bầu bạn của cách mạng.
Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn lấy liên minh giai cấp, tầng lớp
làm nền tảng của Nhà nước.
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.126.


8


Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được thơng qua tại Đại hội II
năm 1951 của Đảng đã nêu rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa là chính quyền dân chủ của nhân dân, nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu
tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu
nước và tiến bộ... Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên
minh cơng nhân, nơng dân và lao động trí óc làm nền tảng và do giai cấp công
nhân lãnh đạo”.10
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội VII Đảng năm 1991 (viết tắt là Cương lĩnh năm 1991)
xác định: “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng
lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo”. 11 Tại Đại hội XI (2011),
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền
lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.12
Liên minh giữa giai cấp, tầng lớp cịn được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định liên minh giai cấp, tầng lớp là nền
tảng để thực hiện khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng đại
đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội IX của Đảng (2001) đã khẳng định: Đảng và nhân
dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định: “Động lực chủ
yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết tồn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa
cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hịa các lợi ích
cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành

phần kinh tế, của toàn xã hội”.13

10 Hờ Chí Minh: Tồn tập, t.8, Nxb.Chính trị quốc gia, HN, 2011, tr.274.
11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, t.12, Nxb.Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr.437.
12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, HN,
2011, tr.85.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, HN,
2001, tr.86.

9


Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 7 khóa IX ban hành Nghị quyết
về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng
lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các Đại hội X, XI và XII
tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Đại hội XII xác định: “Đại đoàn kết toàn dân
tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. Là động lực và nguồn lực to
lớn trong xây dựng và bảo vệ Tở quốc. Tăng cường khối đại đồn kết toàn dân tộc
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức do Đảng lãnh đạo”14. Tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội XII, Đại hội
XIII (2021) khẳng định tầm quan trọng không thể thay thế của tất cả các giai cấp,
tầng lớp xã hội nhưng không xác định vai trò “nền tảng” của khối liên minh giai
cấp, tầng lớp đối với bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào.
2.2. Thực tiễn công tác xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt
Nam hiện nay
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã
vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừ

tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức mạnh khối đại đoàn kết
dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp, tầng lớp được phát huy, góp phần làm nên
những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách
thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa
dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại
thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tở
quốc, làm trịn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua gần 35 năm
đổi mới.
Thực tiễn liên minh giai cấp, tầng lớp của Việt Nam cùng với thực tiễn trên
thế giới (cả thành công và thất bại) là minh chứng hùng hồn cho tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp vẫn cịn ngun tính khoa học và
cách mạng. Để tiếp tục đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu đến
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, HN,
2016, tr.158.

10


giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng
ta phải tiếp tục vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin về
liên minh giai cấp, tầng lớp trong điều kiện mới, nhất là tác động của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, của nền kinh tế số... Đồng thời, Đảng phải không
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TÂY
NGUYÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MÌNH GIAI
CẤP, TẦNG LỚP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Trách nhiệm của sinh viên trường ĐH Tây Nguyên trong việc góp
phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Mà cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân
là khối liên minh giai cấp, tầng lớp. Nhận thức được vai trò của sinh viên là những
nhân tố trẻ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời khắc
ghi lời Bác Hồ dạy suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, sinh viên trường
ĐH Tây Nguyên luôn cố gắng xây dựng tập thể trở thành một khối liên minh đoàn
kết, toàn tâm, toàn ý trong mọi hoạt động, góp phần vào xây dựng khối liên minh
giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay.
Thứ nhất, mỗi sinh viên phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xác
định phấn đấu vì một mục tiêu chung của đất nước - đó là thực hiện sự nghiệp cơng
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có như vậy thì thi đua
sẽ khơng trở thành ganh đua, gây mất đồn kết. Khi đã có chung một lý tưởng thì
mọi người sẽ chung sức, đồng lịng và thân ái với nhau hơn. Đồng thời, kiên quyết
đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và âm mưu “diễn biến hồ bình” của các
thế lực thù địch và phản động.
Thứ hai, sinh viên trong trường phải liên minh, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, dìu
dắt nhau cùng tiến bộ trong học tập và rèn luyện kỹ năng nhằm tạo dựng nguồn
nhân lực có chất lượng làm tiền đề xây dựng đất nước phát tiển vững mạnh. Tuy
nhiên, liên minh khơng có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết

11


điểm của bạn mình mà mỗi bạn sinh viên phải ln nêu cao tinh thần phê bình và tự
phê bình. Dám nhận ra những thiếu sót của bản thân, của người khác và thẳng thắn
góp ý xây dựng, cùng chia sẻ và tiếp thu những cái hay, cái tốt để phát triển bản
thân và trường học trong sự phát triển chung của đất nước. Phê bình và tự phê bình
để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ, hồn thiện, và việc
góp ý kiến cần phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi. Đó là cơ sở để xây dựng khối
liên minh giai cấp, tầng lớp ngày càng vững chắc hơn.

Thứ ba, sinh viên trường ĐH Tây Nguyên nói riêng và sinh viên cả nước nói
chung phải có trách nhiệm cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân
loại và thời đại một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Chúng ta
hồ nhập chứ khơng hồ tan.
Thứ tư, các chi đồn, nhà trường có vai trị rất lớn trong việc xây dựng khối
liên minh nội bộ, nội bộ phải đoàn kết ởn định thì mới có thể góp phần xây dựng
khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay. Đó là sự gần gũi, cảm thơng, là
sự góp ý chân thành, cởi mở, khơng mang tính áp đặt trên - dưới. Các cán bộ, giảng
viên trong nhà trường cần biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên. Khi
giảng dạy hay giải quyết những thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập rèn
luyện tại nhà trường tránh việc tạo sức ép gây ức chế đối với sinh viên. Sự thoải mái
trong tư tưởng sẽ khiến các bạn sinh viên nhiệt tình và hăng hái học tập, rèn luyện
hơn. Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng khối liên minh nội bộ là
phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự công bằng, công khai trong nhà trường.
3.2. Trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng khối liên
minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay
a. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân trong việc góp phần xây
dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta hiện nay
Về ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Bản thân là sinh
viên trường ĐH Tây Nguyên, công dân của nước Việt Nam em luôn luôn cố gắng
rèn luyện phẩm chất đạo đức, làm tròn nhiệm vụ được lớp, nhà trường và chính
quyền địa phương giao phó, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, hịa nhã với mọi người, đặt lợi ích dân
tộc lên trên lợi ích cá nhân. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất chính trị, lối sống, tác

12


phong của người Đồn viên. Bản thân em ln cập nhật thông tin trên mọi thông tin

đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi. Thẳng
thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
người tốt; Chân thành, khiêm tốn, khơng chạy theo thành tích, khơng bao che, giấu
khuyết điểm ….Ln có ý thức giữ gìn đoàn kết trong lớp, trong trường và ở địa
phương.
Về ý thức trách nhiệm tự bồi dưỡng tri thức: Bản thân em luôn thực hiện tốt
nội quy, quy chế của nhà trường trong học tập, tham gia các buổi học đầy đủ, tham
gia các hoạt động chuyên môn, các buổi hoạt đọng ngoại khoá của nhà trường cũng
như của Ngành. Nêu cao tinh thần tự giác, phê và tự phê nói không với gian lận thi
cử. Thực hiện tốt các bài tập được giao, đồng thời chủ động học tập thêm các kỹ
năng để trau dồi tri thức sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước nhất là
trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
Về ý thức tở chức, kỷ ḷt: Bản thân ln có ý thức coi trọng thực hiện phê
bình và tự phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ln đặt mình trong tập
thể, phải tơn trọng ngun tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn
gây mất đồn kết nội bộ. Ln phê phán những biểu hiện xuất phát từ động cơ vụ
lợi cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối
sống, xây dựng gia đình văn hố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở xây
dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp. Đặc biệt là trong bối cảnh Dịch bệnh
COVID -19 đang diễn biến phức tạp, địi hỏi bản thân phải tự giác trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh đồng thời tun truyền, phở biến đến mọi người xung quanh
cùng chung tay với Nhà nước và chính quyền thực hiện các biện pháp phịng chống
dịch bệnh, tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người đang gặp hồn
cảnh khó khăn trong dịch bệnh nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở
xây dựng bảo vệ khối liên minh giai cấp, tầng lớp.
b, Những mặt tồn tại, hạn chế chưa làm được
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, bản thân em nhận thấy mình cũng cịn
những nhược điểm như đơi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh
thần làm việc đôi lúc chưa thật sự tập trung sâu sát, tỉ mỉ. Làm việc cịn nhiều lúc
hình thức đối phó, chưa lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người, đơi lúc cịn bảo thủ.


13


Trong học tập, làm việc nhóm nhiều lúc phê bình các bạn cịn nóng nảy, gay gắt
chưa khéo léo.

KẾT LUẬN
Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự
liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện
nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực
hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, việc tổ chức khối liên
minh giai cấp, tầng lớp vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yêu cầu khách
quan, là nên móng vững chắc của sự nghiệp phát triển đất nước. Đại hội VII (1991),
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ:
“Xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nhân dân và tầng lớp trí thức,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo, làm nền tảng của nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Tư
tưởng này trở thành vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời là vấn đề chiến lược của
cách mạng Việt Nam. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thực hiện trên 3 nội dung cơ bản về chính
trị, kinh tế và văn hố xã hội của liên minh.
Hơn 90 năm qua, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng
đúng đắn và sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về liên minh giai cấp, tầng lớp thể hiện ở những điểm nổi bật sau: Đảng đã tiến
hành tổ chức xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp; luôn luôn lấy liên minh
giai cấp, tầng lớp làm nền tảng của Nhà nước; Đảng xác định liên minh giai cấp,
tầng lớp là nền tảng để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh khối đại
đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp, tầng lớp được phát huy, góp phần
làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Nhận thức được vị trí, vai trị và trách nhiệm quan trọng của sinh viên trong
sự nghiệp xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp. Sinh viên và cán bộ, giảng
viên trường ĐH Tây Nguyên trong suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành
luôn cố gắng xây dựng tập thể trở thành một khối liên minh đoàn kết, toàn tâm, toàn

14


ý trong mọi hoạt động, góp phần vào xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở
nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo
và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp, Trang thông tin
điện tử hội đồng lý luận trung ương (www.hdll.vn), ngày phát hành 01/04/2020.

15


PHẦN ĐÁNH GIÁ

TT
1
2

Tiêu chí
Nội dung
Hình thức trình bày
Tổng điểm
Bằng chữ:

Điểm
8
2
10

Điểm chuẩn

Ngày,…. tháng…. năm 2021
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)

16



×