MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Dân tộc là một vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay vấn đề dân tộc đang có
những diễn biến rất phức tạp. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực ln
tìm cách lợi dụng nhằm chống phá nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc có đặc trưng văn hố, ngơn
ngữ và trình độ phát triển khác nhau. Vì vậy, giải quyết vấn đề dân tộc luôn là yêu
cầu cấp thiết đối với Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, nhiều
vấn đề phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ khối đoàn kết dân
tộc tăng cường sức mạnh nội sinh để đứng vững và phát triển. Lấy Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận.
Bởi các lý do trên, em lựa chọn chủ đề “Đảng cộng sản Việt Nam đã vận
dụng những quan điểm của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở
nước ta như thế nào? Những thành tựu và hạn chế?” để tiến hành nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - lênin, dân tộc là q trình phát triển
lâu dài của xã hội lồi người, trải qua các cộng đồng từ thấp đến cao bao gồm: Thị
tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức lao động sản xuất là
nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc. Khái niệm dân tộc hiện
nay thường được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn
định, làm thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống
nhất, có ngơn ngữ chung và có ý thức về sựu thống nhất của mình, gắn bó với nhau
2
bở quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hố, và truyền thống đấu tranh
chung trong suốt q trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với cách hiểu
này, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia. Ví dụ như : dân tộc Việt Nam,
dân tộc Lào…
Theo nghĩa hẹp: Dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người
cụ thể được hình thành trong lịch sử, có những mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,
có chung ý thức tự giác tộc người, ngơn ngữ và văn hố. Có nét đặc thù so với
những cộng đồng khác thể hiện qua văn hoá, lối sống, ý thức tộc người, tâm lý;
cộng đồng này xuất hiện sau cộng đồng bộ tộc, bộ lạc; có kế thừa và phát triển hơn.
Theo cách hiểu này dân tộc là một bộ phận hay một thành tố của một quốc gia. Ví
dụ: Việt Nam có 54 dân tộc tức Việt Nam có 54 cộng đồng tộc người.
1.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan
trong sự phát triển quan hệ dân tộc. Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn
tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Xu hướng thứ hai, các dân tộc
trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với
nhau. Hai xu hướng này đang diễn ra với những biểu hiện đa dạng và phong phú.
Dựa trên quan điểm về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; kết hợp phân
tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc và thự tiễn cách mạng
Nga. V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn
bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
lại”.
Một là, các dân tộc hồn tồn bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng của mỗi
dân tộc. Không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển, các dân tộc đều có quyền lợi
và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, xoá bỏ mọi hình thức áp
bức, bóc lột, phân biệt chủng tộc và không dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi
trong quan hệ xã hội cũng như quốc tế. Quyền bình đẳng dân tộc phải được thể chế
hố bằng pháp luật và thực hiện trên thực tế.
3
Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết: Đây là quyền làm chủ vận mệnh,
quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển, bao gồm cả quyền tự
do phân lập thành quốc gia riêng (không đồng nhất với quyền của các dân tộc thiểu
số trong một quốc gia đa tộc) và quyền liên hiệp với các dân tộc khác.
Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đây là cơ sở cho sự đoàn kết
các tầng lớp nhân dân trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Phản ánh sự thống nhất
giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
2. Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của CNMLN trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay
2.1. Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc
Trải qua hơn 90 năm, Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng cơ bản của dân tộc để làm cơ sở lý luận cho
việc xây dựng chính sách dân tộc. Theo đó, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện theo ngun tắc: “Bình đẳng,
đồn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục
tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Nếu các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đều nhấn mạnh ngun tắc
“Đồn kết, bình đẳng giữa các dân tộc” thì từ Đại hội XI, nguyên tắc này tiếp tục
được khẳng định và bổ sung là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình
đẳng, đồn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau
giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật
thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam…”.
4
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội XII tiếp tục khẳng
định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng
nước ta”. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đến Đại hội XIII (2021), Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính
sách đồn kết các dân tộc trên cơ sở “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng, giúp nhau cùng phát triển”.
Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng
của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc khơng phân
biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm
bằng Hiến pháp và pháp luật.
Đại đoàn kết toàn dân tộc được hiểu là đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, giai
cấp, dân tộc, tôn giáo… bao gồm cả bộ phận định cư ở nước ngoài. Mục tiêu của
đoàn kết các dân tộc là phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lầ thứ XIII, Đảng ta tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn
đề bình đẳng trong khối đại đoàn kết các dân tộc: “Thực hiện tốt mục tiêu đồn kết
tơn giáo, đại đồn kết dân tộc… Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin và bảo
đảm quyền được thông tin và tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; “Từng bước thu hẹp khoảng cách về
hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng, miền và giữa các
giai tầng xã hội”.
Những quan điểm trên thể hiện sự quan tâm sâu sát, cụ thể và rất thiết thực
của Đảng đối với chính sách dân tộc - một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
5
2.2. Thành tựu
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội
chung cho cả nước và những chính sách phát triển đặc thù cho các dân tộc, vùng
dân tộc thiểu số như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030… Tính đến tháng
10/2020, có 118 chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho các đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 64 chính sách chung có ưu tiên
cho đồng bào các dân tộc thiểu số… Nhờ đó, tất cả mọi cơng dân khơng phân biệt
dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, giới tính,…đều bình đẳng về chính trị, pháp luật và
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững, sự
gắn kết giữa 54 dân tộc ngày càng được củng cố, tăng cường.
Công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thay đổi diện
mạo vùng nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng lên rõ rệt, mạng lưới thông tin,
truyền thông rộng khắp giúp đồng bào dân tộc tiếp cận được chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơng tác giáo dục và xóa đói, giảm
nghèo đạt được kết quả khả quan theo số liệu từ Cục thống kê 2010 - 2015, chỉ tiêu
giảm tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt
và vượt, bình quân từ 3 - 4%/năm. Trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện 8 mục
tiêu thiên niên kỷ (2010), Liên hợp quốc đã đánh giá Việt Nam là một trong những
nước thành cơng nhất trong việc xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh đó, cơng tác y tế ngày càng được cải thiện và đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc; hệ thống chính trị vùng dân tộc được
củng cố; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong hệ
thống chính trị từng bước nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Về an ninh chính
trị và trật tự xã hội tại các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cơ bản ổn định. Bà con
6
đồng bào dân tộc ngày càng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước.
2.3. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giải quyết vấn đề dân tộc ở
nước ta vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta vẫn cịn
những khó khăn, bất cập. Một số chính sách thiếu tính cụ thể, khả thi, chưa phù hợp
với thực tiễn. Bộ máy tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ còn
thiếu và yếu về chất lượng.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đồng đều
nhau. Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn trong việc tiếp
nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội
để vươn lên, chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Thứ ba, các chính sách dân tộc hiện nay vẫn chủ yếu là các chính sách hỗ trợ
trực tiếp, chưa có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ có điều kiện, với mục đích cung
cấp kỹ năng, tự tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
KẾT LUẬN
Dân tộc là một vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực ln
tìm cách lợi dụng nhằm chống phá nhà nước, chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Vì vậy, V.I.Lênin đã khái qt Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các
dân tộc lại”. Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trị và vị trí đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin, theo đó Đảng và Nhà nước luôn quán triệt nhất quán theo nguyên tắc: “bình
7
đẳng, đồn kết, tương trợ trên tinh thần tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới
mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng
dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nảy sinh nhiều
thách thức, đòi hỏi cần phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình hình
mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Thanh (2021), Chính sách dân tộc của Việt Nam qua 35
năm đổi mới, Tạp chí Cộng sản, đăng ngày 03/04/2021.
8