Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình Thiết kế áo dài - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 42 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Trang phục đã tồn tại hàng ngàn năm và thể hiện rõ nét đặc trưng của từng
thời kỳ và thời đại. Ở xã hội ngày nay trang phục được biến đổi thường xuyên
nhưng cho dù có biến đổi theo chiều hướng nào, thì cũng phải dựa trên một nền
tảng cơ bản đó là những kỹ thuật cắt may cho những trang phục cụ thể là: quần ống
xéo và áo dài thuyền thống, áo dài cách tân,…
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cơng tác giảng dạy,
thực tập cho sinh viên hệ cao đẳng ngành may.
Đây là cuốn giáo trình được trình bày về thiết kế, kèm theo những hình ảnh
minh họa và những hướng dẫn cần thiết giúp cho sinh viên, học sinh thiết kế và
may hoàn chỉnh trang phục.
Xin chân thành cảm ơn các giáo viên tổ may thời trang Trường Cao Đẳng
Nghề An Giang đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để giáo trình được hồn thành.

An Giang, ngày 31 tháng 01 năm
2020
Tham gia biên soạn

Trần Thị Hồng Nhị
1


MỤC LỤC

Lời giới thiệu……………………………………………………….



1

Mục lục……………………………………………………………….. 3
Giáo trình mơ đun Thiết kế áo dài….………………………………….4
Bài 1: Quần ống xéo dây kéo
1. Đặc điểm kiểu mẫu…………………………………………………...5
2. Ký hiệu và số đo....................................................................................6
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của quần ống xéo dây kéo...6
4. Cắt các chi tiết.......................................................................................7
Bài 2: Thiết kế áo dài truyền thống
1. Đặc điểm kiểu mẫu...............................................................................8
2. Ký hiệu và số đo...................................................................................9
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài truyền thống.....10
4. Cắt các chi tiết………………………………………………………14
Bài 3: Thiết kế áo dài không bâu
1. Đặc điểm kiểu mẫu.............................................................................15
2. Ký hiệu và số đo.................................................................................16
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài khơng bâu.......16
4. Cắt các chi tiết……………………………………………………..19
Bài 4: Thiết kế áo dài cách tân
1. Đặc điểm kiểu mẫu............................................................................20
2. Ký hiệu và số đo................................................................................21
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài cách tân...........22
4. Cắt các chi tiết……………………………………………………..24
Bài 5: Thiết kế áo bà ba tay Raglan
1. Đặc điểm kiểu mẫu............................................................................25
2. Ký hiệu và số đo................................................................................26
2



3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài cách tân..........26
4. Cắt các chi tiết……………………………………………………..31
Bài 6: Thiết kế áo nút thắt cài bên
1. Đặc điểm kiểu mẫu............................................................................32
2. Ký hiệu và số đo................................................................................33
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo nút thắt cài bên.....34
4. Cắt các chi tiết……………………………………………………..36
Bài 7: Thiết kế áo dài Thượng Hải
1. Đặc điểm kiểu mẫu............................................................................37
2. Ký hiệu và số đo................................................................................38
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài thượng hải.......39.
4. Cắt các chi tiết………………………………………………………41
Tài liệu tham khảo…………………………………….………………42

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: THIẾT KẾ ÁO DÀI
Mã số của mơ đun: MĐ25
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠN ĐUN:
1. Vị trí:
- Mơ đun Thiết kế áo dài là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các
môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề May thời trang.
2. Tính chất
- Mơ đun Thiết kế áo dài mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cắt
rập giấy.
II. MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN:
1. Kiến thức:

- Mơ tả được đặc điểm của sản phẩm cần thiết kế.
- Xác định và đo được các số đo để thiết kế áo dài truyền thống, áo dài cách
tân, áo bà ba.
- Trình bày được phương pháp thiết kế thiết kế áo dài truyền thống, áo dài
cách tân, áo bà ba.
2. Kỹ năng:
- Thiết kế và cắt được các chi tiết của áo dài, theo các số đo khác nhau trên
giấy bìa.
- Tính tốn được lượng cử động hợp lý đối với từng sản phẩm.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Lựa chọn được nguyên phụ liệu phù hợp với kiểu dáng và chức năng sản
phẩm.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế, cắt các chi tiết của sản phẩm trên
giấy bìa.

4


BÀI 1: QUẦN ỐNG XÉO DÂY KÉO
Giới thiệu:
Quần ống xéo có dây kéo, lưng mặc ơm vừa, tạo dáng người mặc có eo nhỏ
và ống quần rũ mềm mại, thường được mặc kết hợp với áo dài truyền thống.
Mục tiêu:
Mô tả được bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của
quần ống xéo dây kéo cần thiết kế.
Xác định đúng số đo mẫu để thiết kế.
Dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết của quần ống xéo dây kéo trên giấy bìa
đảm bảo hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế.
Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu.

Nội dung chính:
I.

Đặc điểm kiểu mẫu
Quần ống xéo có dây kéo, về kiểu dáng giống quần lưng thun chỉ khác phần

lưng, nhờ có đường dây kéo giọt nươc mà lưng mặc ơm vừa, tạo dáng người mặc
có eo nhỏ và ống quần xéo rộng rũ mềm mại. Nguyên liệu sử dụng để may bằng
lụa hoặc phi bóng

5


II. Ký hiệu và số đo
1.

Phương pháp đo:
- Dài quần: đo từ ngang eo đến bàn chân, nếu mang guốc cao thì đo cách đất
3cm.
- Vịng mơng: đo vịng quanh chỗ nở nhất của mơng
- Vịng eo: đo vịng quanh chỗ nhỏ nhất của eo, cách trên rốn 3cm
- Rộng ống: tùy ý, lấy ½ số đo rộng ống.

2.

3.

Số đo mẫu:
Dài quần: 92 cm


Vịng mơng: 88 cm

Vịng eo : 64 cm

Rộng ống : 35 cm

Cách tính vải:
Khổ 90 cm: 2(dài quần + lai + lưng + 5cm xếp xéo) + 5 cm (độ co vải).
Khổ 120 cm: 2(dài quần + lai + 5 cm xếp xéo) – 30 cm (quay lại 2 đáy chung)
Khổ 150 cm: 1(dài quần + lai + lưng) + 5 cm xếp xéo.

III. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của quần ống xóe dây kéo
a. Xếp vải:
Vải xếp đơi có độ xéo, loe rộng ở phần ống, nhỏ ở phần lưng.
Phần vải xếp vào = rộng ống + đ. May
b. Cách vẽ ống quần:
Chia đôi rộng ống, đo dài quần từ điểm giữa rộng ống đo lên
BB1: Lai quần = 1cm
BA: Dài quần = số đo
BB2: rộng ống = số đo
AC: Hạ đáy = ¼ mơng + 7 = 29 cm
CC1: Ngang đáy = Mông/4 + Mông/10 = 22 + 8,8 ≈ 31cm
AD: Hạ mông = 2/3 hạ đáy
Nối điểm giữa rộng ống và điểm giữa ngang đáy để vẽ đường chính trung
Vẽ đường ngang đáy và đường ngang mơng thẳng góc với đường chính trung
DD1: Ngang mơng = ¼ mơng + 1 = 23cm
AA1: Ngang eo = ¼ v. eo + 3 ÷ 4cm (pince) = 19 ÷ 20cm
6



Vẽ pince: chia đơi ngang eo vẽ pince có bề rộng 3cm, dài 12cm; 1 pince bên
hơng

có bề rộng 1cm, dài 8cm

Nối các điểm và vẽ hoàn chỉnh thân quần
Vẽ vải viền lưng rời: bề ngang 4cm, dài = ½ eo + 8cm

IV. Cắt các chi tiết:
2 ống quần và
2 miếng vải viền lưng
* Cách gia đường may:
- Lai quần, lưng quần: cắt sát.
- Vòng đáy: 1,2cm, cửa quần: 2,5cm
- Đường ống: 1,5cm
- Viền lưng: cắt sát

7


BÀI 2: THIẾT KÉ ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG
Giới thiệu:
Vào thập niên 1960, nhà may Dung ở Đa kao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài
với cách ráp tay Raglan. Kiểu áo này khắc phục được nhược điểm của áo dài
tay thường, đường ráp nách đi xéo từ cổ xuống nách giúp cho áo mặc ôm vừa vặn
ở phần vai. Thân áo được cách điệu nhiều kiểu khác nhau theo thời trang. Kiểu áo
dài tay Raglan căn bản vẫn được nhiều người ưa chuộng đến ngày nay
Mục tiêu:
Mô tả được bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của áo
dài truyền thống cần thiết kế.

Xác định đúng số đo mẫu để thiết kế.
Dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết của áo dài truyền thống trên giấy bìa
đảm bảo hình dáng, kích thước và u cầu kỹ thuật.
Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế.
Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu.
Nội dung chính:
I. Đặc điểm kiểu mẫu
Áo dài truyền thống là loại y phục dành cho nữ nhiều hơn nam. Áo dùng làm
trang phục công sở, đồng phục đi học đi chơi, mặc để tiếp khách hoặc để bán
hàng..
áo dài có phần trên ôm sát thân, từ eo trở xuống, hai vạt mềm mại trên đơi ống
quần, có 2 pen trước và 2 pen sau, với cách ráp tay Raglan đường ráp nách đi xéo
từ cổ xuống nách giúp cho áo mặc ơm vừa vặn ở phần vai, có bâu cao ôm sát vào
cổ.

8


II. Ký hiệu và số đo
1. Phương pháp đo:
- Dài áo: đo từ chân cổ phía dưới tai ngay đường sống vai qua đỉnh ngực đến
khỏi gối, nếu mặc dài thì đo cách mặt đất 20cm ( kể cả guốc)
- Hạ eo trước: đo từ điểm chân cổ đo dài áo qua đỉnh ngực đến vị trí ngang eo
- Hạ eo sau: đo từ đốt cổ 7 đến vị trí ngang eo
- Chéo ngực: đo từ lõm cổ đến đỉnh ngực
- Dang ngực: đo khoảng cách của 2 đỉnh ngực
- Vòng cổ: đo vừa sát chân cổ + 1,5cm cử động
- Vòng ngực: đo vừa vòng quanh chỗ nở nhất của ngực
- Vòng eo: đo vừa vòng quanh chỗ nhỏ nhất của eo, cách rốn 3cm
- Vịng mơng: đo vừa vịng quanh chỗ nở nhất của mơng

- Dài tay: đo từ đốt cổ 7 qua đầu vai đến mắc cá tay ( hoặc cộng thêm 2cm)
- Vòng nách: đo vừa sát vòng nách qua đầu vai tay chống nạnh
- Cửa tay: đo vừa vòng búp tay, lòng bàn tay hơi khum ( hoặc tùy ý)
2. Số đo mẫu:
- Dài áo

: 120 cm

- Hạ eo sau : 36 cm
- Hạ eo trước : 40 cm
- Chéo ngực : 18 cm
- Dang ngực : 18 cm
- Vòng cổ

: 32 cm

- Vòng ngực : 82 cm
- Vịng eo

: 64 cm

- Vịng mơng : 88 cm
- Dài tay

: 70 cm

- Vòng nách : 34 cm
- Bắp tay

: 24 cm


- Cửa tay

: 11 cm

3. Cách tính vải:
9


- Khổ vải 1,2m:
. May 1 áo: 1 dài áo + 1 dài tay + 10cm
. May 1 bộ: 2 dài áo + 1 dài tay + 10cm
- Khổ vải 1,6m:
. May 1 áo: 2 dài tay + 10cm
. May 1 bộ: 2 dài tay + 1 dài quần
III. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài truyền thống
►THÂN SAU:
a. Xếp vải:
- Biên vải đo vào = ngang tà + đường may
- Vải xếp đôi, bề trái ra ngồi
- Cạnh xếp đơi bên trong người cắt
b. Cách vẽ:
AB: dài áo = số đo – nhấn ngực
BB1: lai áo = 2cm
AC: Hạ nách = vòng nách/2 + 1-1,5
AD: Hạ eo sau = số đo = 36cm
DE: Hạ mông = hạ eo sau/2 = 36/2 = 18cm
Từ các điểm hạ: A, B, C, D, E kẻ các đường ngang vng góc với cạnh vải
xếp đơi


AB

Vẽ cổ sau:
AA1:Vào cổ = 1/8 vòng cổ – 0,5 = 3,5
AA2: Hạ cổ = 0,5cm
CC1: Ngang ngực = Ngực/4 – 0,5 = 20cm
DD1: Ngang eo = Eo/ 4 + 3cm pence = 19cm
EE1: Ngang mông = Mông/ 4 + 0,5 → 1
BB2: Ngang tà = Ngang mông + 2→ 3 =
Vẽ nách thân
Vẽ pence eo
Vẽ hoàn chỉnh thân sau
10


►THÂN TRƯỚC:
a. Xếp vải:
- Biên vải đo vào = ngang tà + đường may
- Vải xếp đôi, bề trái ra ngồi
- Cạnh xếp đơi bên trong người cắt
b. Cách vẽ:
AB: Dài trước = Dài sau + nhấn ngực =
BB1: Lai áo = 2cm
AC: Hạ nách trước = Hạ nách sau
AD: Hạ eo trước = số đo = 40 cm
DE: Hạ mông trước = Hạ mông sau = 18 cm
EE1:Ngang mông trước = Ngang mông sau
BB2: Ngang tà = Ngang tà sau
CC1: Ngang ngực = Ngang ngực sau + 1,5-2
DD1: Ngang eo = Eo/4 + 2 = 15 + 2 = 17 cm

Vẽ cổ trước:
AA1 = Cổ/8 + 1 = 4 + 1 = 5 cm ( đoạn này không vẽ vì là phần cổ thuộc về
tay áo).
Cổ áo vẽ từ A1 xuống.
A1A2: Vào cổ = Cổ/8 + 1 = 4 + 1 = 5 cm
A2A3: Hạ cổ = Vào cổ/2 = 5/2 = 2,5 cm
Vẽ nách thân trước
Vẽ pence ngực, pence eo:
Lưu ý:
- Pence eo thân trước: người ốm đánh bầu, người mập đánh thẳng
- Pence eo thân sau: lưng cong đánh thẳng, hạ eo ngắn và eo hơi rộng
Vẽ hoàn chỉnh thân trước

11


►TAY ÁO:
AB: Dài tay = số đo – 5cm
Lai tay = 2cm
AC: Hạ nách tay = Hạ nách sau + 0,5cm
CD: Hạ bắp tay = 10cm
CC1= CC2: Ngang tay = Vòng nách/2 = 34/2 = 17 cm
DD1= DD2: Ngang bắp tay = Vòng bắp tay/2 + 1,5 = 24/2 + 1,5 = 13,5 cm
BB2: Ngang cửa tay = Số đo = 11 cm
Vẽ cổ:

12


Vào cổ = 2cm (theo công thức: Vào cổ = Vào cổ sau/2 + 0,5 nhưng chỉ

lấy 2cm, phần dư trả về cổ trước tay áo).
Lên cổ = 1,5

►BÂU ÁO:
- Bâu cao:
Bề cao bâu: 4 → 6
Bề cao đầu bâu vẽ thấp hơn giữa bâu từ 1 → 2cm để tạo sự thoải mái khi
mặc.

- Bâu thấp:

13


► NẸP HÒ: Đặt thân trước lên vải vẽ nẹp, lấy dấu phấn ½ cổ trước, nách
trước, vẽ nẹp hị.

►VẠT CON:Lấy dấu ½ cổ trước, nách trước, sườn trước (trừ nhấn ngực),
vẽ vạt con.

IV. Cắt các chi tiết:
- 1 thân trước.

- 1 nẹp hò.

- 1 thân sau.

- 1 miếng keo bâu (keo ép Nhật).

- 2 tay áo.


- 2 vải may bâu

- 1 vạt con.
➢ Cách gia đường may:

- Tà áo chừa 2cm

- Nách thân, sườn tay, nách tay
Chừa 1,5cm.
- Lai cắt sát.
- Cồ chừa 0,7cm.
- Sườn áo chừa 2,5cm.
14


BÀI 3 : THIẾT KẾ ÁO DÀI KHÔNG BÂU
Giới thiệu:
Ao dài với cách ráp tay Raglan. Kiểu áo này khắc phục được nhược điểm của áo
dài tay thường, đường ráp nách đi xéo từ cổ xuống nách giúp cho áo mặc ôm vừa vặn
ở phần vai. Thân áo được cách điệu nhiều kiểu khác nhau theo thời trang. Kiểu áo dài
tay Raglan căn bản vẫn được nhiều người ưa chuộng đến ngày nay
Mục tiêu:
- Mơ tả được bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của áo
dài không cổ cần thiết kế.
- Xác định đúng số đo mẫu để thiết kế.
- Dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết của áo dài không cổ trên giấy bìa đảm
bảo hình dáng, kích thước và u cầu kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế.
- Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu.

Nội dung chính:
I. Đặc điểm kiểu mẫu
Áo dài truyền thống là loại y phục dành cho nữ nhiều hơn nam. Áo dùng làm
trang phục công sở, đồng phục đi học đi chơi, mặc để tiếp khách hoặc để bán hàng..
áo dài có phần trên ơm sát thân, từ eo trở xuống, hai vạt mềm mại trên đơi ống
quần, có 2 pen trước và 2 pen sau, với cách ráp tay Raglan đường ráp nách đi xéo từ
cổ xuống nách giúp cho áo mặc ôm vừa vặn ở phần vai, không có bâu cao ơm sát vào
cổ.

15


II.

Ký hiệu và số đo

1. Phương pháp đo: giống áo dài truyền thống
2. Số đo mẫu:
- Dài áo

: 120 cm

- Hạ eo sau : 36 cm
- Hạ eo trước : 40 cm
- Chéo ngực : 18 cm
- Dang ngực : 18 cm
- Vòng cổ

: 32 cm


- Vòng ngực : 82 cm
- Vịng eo

: 64 cm

- Vịng mơng : 88 cm
- Dài tay

: 70 cm

- Vòng nách : 34 cm
- Bắp tay

: 24 cm

- Cửa tay

: 11 cm

3. Cách tính vải:
- Khổ vải 1,2m:
. May 1 áo: 1 dài áo + 1 dài tay + 10cm
. May 1 bộ: 2 dài áo + 1 dài tay + 10cm
- Khổ vải 1,6m:
. May 1 áo: 2 dài tay + 10cm
. May 1 bộ: 2 dài tay + 1 dài quần
III. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài truyền thống
➢ Thân sau:
a) Xếp vải:
- Biên vải đo vào = ngang tà + đường may

- Vải xếp đôi, bề trái ra ngồi
- Cạnh xếp đơi bên trong người cắt
b) Cách vẽ: Giống áo dài truyền thống
16


➢ Thân trước:
a) Xếp vải:
- Biên vải đo vào = ngang tà + đường ma
- Vải xếp đôi, bề trái ra ngồi
- Cạnh xếp đơi bên trong người cắt
b) Cách vẽ: Giống áo dài truyền thống

17


➢ Tay áo: vẽ giống tay áo truyền thống

➢ Phương pháp vẽ cổ áo dài khơng bâu (cổ thuyền,cổ trịn hay cổ vuông)
+Vẽ cổ căn bản.
+Ráp nách tay và nách thân.
+Xếp đôi áo lại theo đường giữa thân trước và giữa thân sau.
+Đưa về dạng áo kiểu để vẽ cổ biến kiểu.

18


IV. Cắt các chi tiết:
- 1 thân trước.
- 1 thân sau.

- 2 tay áo.
- 1 vạt con.
- 1 nẹp hò.
- 1 miếng keo bâu (keo ép Nhật).
- 2 vải may bâu
➢ Cách gia đường may:
- Nách thân, sườn tay, nách tay Chừa 1,5cm.
- Lai cắt sát.
- Cồ cắt sát (viền tròn), cổ chừa 0,7cm (viền dẹp)
- Sườn áo chừa 2,5cm.
- Tà áo chừa 2cm

19


BÀI 4: THIẾT KẾ ÁO DÀI CÁCH TÂN
Giới thiệu:
Nếu áo dài với đường cong tinh tế thì nhiều bạn trong chúng ta với dáng
người chưa chuẩn sẽ cảm thấy mặc cảm khi mặc. Tuy nhiên với cáo dài cách tân,
các bạn khơng cần phải cao ráo, dáng chuẩn hay gì hết, đều mặc được. Vì là “cách
tân” nên nó cải cách liên tục để phù hợp với mọi vóc dáng.
Mục tiêu:
- Mơ tả bằng được hình vẽ (hoặc bằng lời) đặc điểm, hình dáng của áo dài
cách tân cần thiết kế.
- Xác định đúng số đo mẫu để thiết kế.
- Dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết của áo dài cách tân trên giấy bìa đảm
bảo hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế.
- Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu .
Nội dung chính:

I. Đặc điểm kiểu mẫu
Loại áo dài này giúp bạn không thấy ngột ngạt do phần cổ áo dài truyền thống
gây ra, tôn được nét đẹp ở vai và cổ đặc biệt nếu bạn có xương quai xanh quyến rũ,
theo mình nghĩ thì cổ kiểu này cũng kín đáo chứ khơng q lộ liễu đâu. Tay khơng
bó vào phần bắp tay giúp bạn cảm giác thoải mãi và được thay tù tay raglan tay
phồng, tay dún hay tay thường.

20


II.

Ký hiệu và số đo

a) Cách đo
- Dài áo: đo từ chân cổ phía dưới tai ngay đường sống vai qua đỉnh ngực đến
cách mặt đất 25-30cm ( kể cả guốc)
- Hạ eo trước: đo từ điểm chân cổ đo dài áo qua đỉnh ngực đến vị trí ngang eo
- Hạ eo sau: đo từ đốt cổ 7 đến vị trí ngang eo
- Chéo ngực: đo từ lõm cổ đến đỉnh ngực
- Dang ngực: đo khoảng cách của 2 đỉnh ngực
- Vòng cổ: đo vừa sát chân cổ + 1,5cm cử động
- Vòng ngực: đo vừa vòng quanh chỗ nở nhất của ngực
- Vòng eo: đo vừa vòng quanh chỗ nhỏ nhất của eo, cách rốn 3cm
- Vịng mơng: đo vừa vịng quanh chỗ nở nhất của mơng
- Vịng nách: đo vừa sát vòng nách qua đầu vai tay chống nạnh
b) Số đo
-

Dài áo


: 120cm

-

Ngang vai : 36cm

-

Vòng nách : 32cm

-

Vòng cổ : 33cm

-

Vòng ngực : 82cm

-

Vòng eo : 60cm

-

Vòng mông : 86cm

-

Chéo ngực : 18cm


-

Dang ngực : 18cm

-

Hạ eo

: 36cm

c) Phương pháp tính vải
- Khổ 120 cm : 1 dài áo + 20cm (vẽ vạt con, bâu, canh bông) = 140 cm →
- 150cm.
- Khổ 150 cm : 1 dài áo + lai = 130 cm.

III.

Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết của áo dài cách tân
21


a) Xếp vải: giống áo dài truyền thống
b) Thân sau: giống áo dài truyền thống
c) Thân trước: giống áo dài truyền thống
➢ Cổ áo dài cách tân
− Vẽ cổ căn bản.
− Ráp nách tay và nách thân.
− Xếp đôi áo lại theo đường giữa thân trước và giữa thân sau.
− Đưa về dạng áo kiểu để vẽ cổ biến kiểu.

− Từ đường ngang ngực xuống 3cm đánh cong đường hạ đô
− Từ đường ngang eo hạ xuống 2cm đánh cong đường vịng eo. Ngồi kiểu
đường đơ đánh cong ta có thể thiết kế thằng , phần eo nhọn .

THÂN TRƯỚC (phần trên )

THÂN SAU (trên)
22


VẢI VIỀN

TAY NGẮN

TAY LỞ
BÈO TAY

* có découpe liền
• Rập thân trước theo căn bản.
• Vẽ đường découpe cong.
• Cắt tách rập giấy, xếp chiết ngực lại rồi in lên vải.

23


IV.

Cắt các chi tiết

➢ Các chi tiết cắt

- 1 thân trước.
- 1 thân sau.
- 2 tay áo.
- 1 miếng keo.
- 1 miếng bâu (keo ép Nhật).
- 1 miếng bâu bên ngoài.
- 1 miếng bâu bên trong.
➢ Cách gia đường may
- Cổ áo : 0,7 cm
- Nách thân, nách tay : 1 cm
- Sườn áo : 2 cm
- Sườn tay : 2 cm
- Lai tay, lai áo cắt sát
- Vải viền đủ dùng

24


BÀI 5: THIẾT KẾ ÁO BÀ BA TAY RAGLAN
Giới thiệu:
Áo bà ba tay thường thuộc hệ tay liền khơng có đường nối ở vai. Dài tay
được chia ra khúc tay ngồi và khúc tay trong. Thân áo phía sau may bằng một
mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có đường nút. Áo xẻ tà vừa
phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ phủ qua mông, gần như bó sát thân. Áo Bà
ba tay raglan thường được may bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng đẹp nhất vẫn
là gấm và lụa.
Mục tiêu:
- Mô tả được bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của
áo bà ba tay raglan cần thiết kế.
- Xác định đúng số đo mẫu để thiết kế.

- Dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết của áo bà ba tay raglan trên giấy bìa
đảm bảo hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế.
- Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu.
Nội dung chính:
I. Đặc điểm kiểu mẫu
- Áo dài đến ngang mông, xẻ tà đến eo, thân trước cài nút giữa, có hai túi dưới
, cổ khơng bâu, thường có hình dạng cổ trịn, cổ tim, cổ lá trầu, tay áo nách xéo,
nối với thân ở đường xéo vai. Áo được mặc với quần ống hẹp hoặc ống rộng.

25


×