Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình Kỹ thuật cắm hoa - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 41 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Kinh doanh nhà hàng khách sạn du lịch là một ngành phát triển ở nước ta
trong những năm gần đây, nó đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò trong nền
kinh tế.
Trong kinh doanh nhà hàng khách sạn, cắm hoa là một trong những hoạt
động hỗ trợ, góp phần làm cho nhà hàng khách sạn thân thuộc gần gũi với môi
trường thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Để cho học sinh – sinh viên ngành nhà hàng khách sạn thêm nhiều ý
tưởng và sáng tạo trong lĩnh vực trang trí thì việc nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu được để nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Để nắm rõ hơn về kỹ thuật cắm hoa cũng như vị trí mơn học, giáo viên bộ
mơn đã biên soạn giáo trình” Kỹ thuật cắm hoa”.
Giáo trình “ Kỹ thuật cắm hoa “ bao gồm 9 bài. Học sinhh học lý thuyết
sau đó học thực hành.
Hy vọng đây sẽ là tài liệu thực sự cần thiết cho học sinh ngành Nghiệp vụ
nhà hàng, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn của Trường Cao đẳng nghề An
Giang. Mặc dù có nhiều cố gắng, giáo trình khơng tránh khỏi sai sót và hạn chế.
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến quý báu của đồng nghiệp và các em
học sinh, sinh vên để tiếp tục hoàn thiện thành giáo trình mơn học . Xin trân
trọng cám ơn.
An Giang, ngày
tháng năm 2020
Tham gia biên soạn



Trần Tiểu Loan

1


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

Bài 1: Nguồn gốc, ý nghĩa, màu sắc và biểu tượng của các loài hoa ...................6
I. Nguồn gốc của nghệ thuật cắm hoa.........................................................6
1.Nghệ thuật cắm hoa Trung Hoa ....................................................................6
2.Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản .....................................................................6
3. Nghệ thuật cắm hoa Tây phương .................................................................7
II. Ý nghĩa màu sắc trong cuộc sống của con người..................................9
1. Ý nghĩa màu sắc cuộc sống....................................................................9
2. Ý nghĩa màu sắc của hoa........................................................................9
3. Biểu tượng các loài hoa.........................................................................10
4. Hương thơm của hoa ............................................................................10
Bài 2. Cách giữ hoa tươi lâu, dụng cụ và vật liệu cắm hoa ................................12
I. Cách giữ hoa tươi lâu.............................................................................12
1. Xử lý trước khi cắm hoa.............................................................................12
2. Một số phương pháp đặc biệt ...............................................................12
II. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa ................................................................14
1. Dụng cụ.................................................................................................14
2. Vật liệu cắm hoa ...................................................................................15
Bài 3. Các nguyên tắc – thao tác và kỹ thuật cắm hoa cơ bản ...........................17

I. Các nguyên tắc cắm hoa........................................................................17
1. Chọn hoa đúng mục đích......................................................................17
2. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về màu sắc và cân đối về hình
dáng.....................................................................................................................17
3. Tạo sự tương phản giữa màu sắc, cấu tạo, hình thể của hoa................17
II. Các thao tác căn bản.............................................................................17
1.Cắt tỉa cành............................................................................................17
2.Uốn cành hoa.........................................................................................18
3.Cố định hoa............................................................................................19
III. Kỹ thuật cơ bản ..................................................................................22
2


1. Đo chiều dài........................................................................................22
2. Cách đo góc độ....................................................................................23
Bài 4. Kiểu cắm thẳng đứng trong bình cao và thấp..........................................24
I. Kiểu thẳng đứng cắm trong bình cao.....................................................24
II. Kiểu thẳng đứng cắm trong bình thấp.................................................27
Bài 5. Kiểu nghiêng cắm trong bình cao và thấp................................................29
I. Kiểu thẳng đứng cắm trong bình thấp....................................................29
II. Kiểu nghiêng cắm trong bình cao.........................................................31
Bài 6. Kiểu cắm rủ trong bình cao.......................................................................33
I. Chuẩn bị ................................................................................................33
II. Các bước cắm hoa................................................................................34
Bài 7. Kiểu cắm hoa tam giác.............................................................................35
I. Chuẩn bị................................................................................................35
II. Các bước cắm hoa................................................................................35
Bài 8. Kiểu cắm hoa dạng tròn............................................................................38
I. Chuẩn bị.................................................................................................38
II. Các bước cắm hoa................................................................................38

Bài 9. Cắm hoa dạng ngang.................................................................................40
I.Chuẩn bị..................................................................................................40
II. Các bước thực hiện...............................................................................40
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................41

3


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơn học: KỸ TḤT CẮM HOA
Mã môn học: MĐ25 ( 2MD)
Thời gian thực hiện môn học: 30giờ (Lý thuyết: 8giờ, thực hành: 18giờ,
thí nghệm, thảo luân: 0giờ, bài tập: 0giờ, kiểm tra: 4giờ).
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
1. Vị trí:
- Mơ tả được vị trí, vai trị mơn cắm hoa, phù hợp với tính chất của b̉i
tiệc
- Mơ tả được qui trình cắm hoa theo từng dạng cắm
- Liệt kê được các dụng cụ, thiết bị và cơng dụng của từng dụng cụ
- Trình bày được cách cắm
- Trình bày được cách bảo quản hoa và dụng cụ
- Kỹ thuật cắm hoa là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề
trong chương trình trình độ Cao đẳng nghề “Quản trị nhà hàng”. Môn học này
nhằm trang bị cho người học những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà
hàng của người học. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các mơn
học nghiệp vụ nhà hàng.
2. Tính chất: Kỹ thuật cắm hoa là môn học lý thuyết, đánh giá kết quả
bằng kiểm tra hết môn.
II. MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN
1. Về kiến thức:

- Trình bày được các dụng cụ, nguyên phụ liệu phù hợp cho từng kiểu
cắm.
- So sánh được các dạng cắm hoa để lựa chọn đúng.
- Phân tích được nguyên tắc phối hợp hoa và màu sắc phù hợp cho từng
buổi tiệc
2. Về kỹ năng:
- Lựa chọn đúng, an toàn các nguyên phụ liệu
- Thực hành đúng các thao tác cắm hoa
4


- Cắm được các loại hoa vào thực tế để bố trí phù hợp
- Lựa chọn các dụng cụ khác đi kèm để nâng cao giá trị của mỗi bình hoa.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tự học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng u cầu
cơng việc.
- Có thái độ đúng đắn và tác phong cơng nghiệp trong q trình làm việc.

5


Bài 1: NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA MÀU SẮC VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA
CÁC LOÀI HOA

Mục tiêu:
- Nhằm trang bị cho học sinh kiến thức khái quát về nguồn gốc của nghệ thuật
cắm hoa. Biết được ý nghĩa của màu sắc và biểu tượng của các loài hoa.
I. NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT CẮM HOA:
Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững
được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn của nhiều người, nhất là phái

nữ. Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã khơng là chuyện giản
đơn. Nó địi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt
được "cái thần" của hoa lá, hiểu được quy luật biến hố của cây cỏ và sự hồ
đồng của màu sắc. Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự
khác nhau về khu vực, mơi trường, bối cảnh văn hố, khơng gian phát triển, cho
nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật này bắt nguồn từ 3 nơi khác
nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương.
1.Nghệ thuật cắm hoa Trung Hoa:
Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời.Bên cạnh việc
trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu
đời.Ngồi việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoa, nghệ
thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình
dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; cịn "hoa đức" thì lại trừu tượng,
thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so
sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để
mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều này đã trở thành một đặc tính
riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.
2.Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản:
-Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với
nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ
thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu
dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành
trong giới tăng lữ.Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng
dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành.Vào thế kỷ X, dùng
hoa chẳng những trong lễ hội, mà cịn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII,
trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình
sen. Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa
hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ
thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thốt dần màu sắc tơn giáo
thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản

phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội. Cũng từ đó hình
thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa
tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: hình
thức "lập hoa " thời kỳ đầu tiên tại Nhật.
6


- Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phở cập rộng rãi, nghệ thuật
cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật này cũng
đã có những bước biến đởi tuơng đối lớn; ngồi hình thức "lập hoa" đã hồn
thiện, lại cịn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính,
tượng trưng cho Trời, Đất, Người.Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh
nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng
bước đi vào nghệ thuật cắm hoa.Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập
Nhật Bản và được phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ
XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái
này không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm
giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình
thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái
trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới
được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc giao lưu cùng
nhiều dịng nghệ thuật nước ngồi, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương
cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu " Thịnh hoa "( tức là
kiểu Moribana ).
- Hoa đạo của Nhật từ đó cũng đã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình
cao lại chuyển sang bình thấp và nơng. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi
là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá này
vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả
mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hố khác, mang tính chất
lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay

còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào
đó, kiểu cắm hoa này có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện
đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối này đã mang lại cho nghệ thuật
cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những
giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa.Nói chung, người sành về hoa có
thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh.
3. Nghệ thuật cắm hoa Tây phương :
- Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung
Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật
cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây
vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cở cho biết: Ngay từ những năm 2,000
trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sơng Nil", tại Ai Cập đã có
những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong
cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa.
Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một
lồi hoa hố thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này.
- Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thơ sơ: vừa khơng có vẻ
đẹp về đường nét, lại vừa khơng có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau.
Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng
hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những
vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung
thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương,
7


kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đởi qua từng thời
đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong
lẵng.
- Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, giới thượng lưu Tây Phương bắt đầu
quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho

đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngồi ra, cũng có những nghệ nhân
chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về
không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường
phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Cắm hoa đã trở thành một
lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu
thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower
decoration in the home" có tác dụng gợi mở rất lớn trong nghệ thuật cắm hoa
sau này. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những
thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của
Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái, do đó đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa
dạng, thiên về triết lý.Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ cắm hoa
vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài
thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó cịn đơn giản, thuần phác, thường
chỉ giữ lại kiểu dáng của hoa chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật.
Lọ hoa đa phần bằng gốm. Ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng
những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy
màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang.
KẾT LUẬN
Nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng
trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ
thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của
cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình
to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc
cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hồ hợp của thiên nhiên, mà
chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người. Trong
nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào,
thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ,
là nguồn tư tưởng, triết học. Mỗi cơng trình cắm hoa phải là một giá trị biểu
cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào 3 khuynh
hướng cắm hoa chính hiện nay là trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền

vệ" và "cắm hoa trừu tượng".

8


II. Ý nghĩa màu sắc trong cuộc sống của con người:
1. Ý nghĩa màu sắc cuộc sống
Màu sắc vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, nó khơng chỉ
đơn thuần để trang trí mà cịn có tác động đến tâm lý, tình cảm của con người
tiếp xúc với nó. Trải qua bao thế hệ, người ta rút ra được ý nghĩa của màu sắc
đối với đời sống của con người.
a/ Màu đỏ:
Tượng trưng cho nhiều may mắn, màu đỏ là màu sung sướng, hạnh phúc,
nồng ấm, chỉ sức mạnh. Theo thuyết phong thủy giải thích: màu đỏ tượng trưng
cho sức mạnh của đất trời.
b/ Màu tía:
Tượng trưng cho điềm lành, màu được mọi người tơn sùng, màu tía may
mắn hơn màu đỏ.
c/ Màu cam:
Chỉ điềm lành,được hưởng cuộc sống yên vui, nhiều quyền hành.
d/ Màu vàng:
Tượng trưng cho sự cao quý, giàu sang, tôn nghiêm. Tuy vậy ở phương
Tây lại coi màu vàng gợi cảm giác sầu bi và rủi ro.
e/ Màu lục:
Tượng trưng cho sự thanh bình, hi vọng, tốt tươi. Màu lục còn tượng
trưng cho mùa xuân, đất tốt cỏ cây luôn xinh tươi.
f/ Màu xanh da trời:
Theo người Á đông gọi là “ thanh thiên” có nghĩa là màu da trời, “thanh”
cũng thường để gọi cho tuổi trẻ thanh xuân. Màu xanh da trời hợp với cảnh vật
thiên nhiên và hợp với mùa xuân. Cũng có nơi cho rằng màu xanh da trời đem

lại cảm giác u uất và lạnh lẽo.
g/ Màu tím:
Đẹp, sâu sắc, thủy chung.
h/ Màu hồng:
Tượng trưng cho tình ái, tâm tư trong sáng, niềm vui, sung sướng, lãng
mạn, mộng mơ.
i/ Màu trắng:
Tượng trưng cho trong sạch, mộc mạc, thanh nhã và thuần khiết. Ở
phương Đông nhiều nơi cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tang tóc.
j/ Màu đen:
Màu của sự trang nghiêm, đứng đắn nhưng đôi khi màu đen chỉ sự tuyệt
vọng, đen tối, u ám.
2. Ý nghĩa màu sắc của hoa:
Mỗi lồi hoa có một màu sắc riêng và mang những ý nghĩa khác nhau.
Thông qua màu hoa ta có thể biết được ý nghĩa của nó, từ đó đón được tâm hồn
của người yêu hoa.
a/ Màu đỏ: nồng nàn, đằm thắm, sôi nổi.
b/ Màu cam: tươi vui, hi vọng.
c/ Màu xanh da trời: hi vọng, tươi vui.
d/ Màu tím: thủy chung, thơ mộng.
9


e/ Màu trắng: thanh khiết, ngay thẳng, trong sáng
f/ Màu đen: tang tóc, u buồn, chán nản, tuyệt vọng.
3. Biểu tượng các loài hoa:
a. Hoa huệ: thanh cao, chiêm ngưỡng.
b. Hoa cúc trắng: ngây thơ, trong trắng.
c. Hoa cúc đại đóa: lạc quan, nghị lực
d. Hoa sen: từ bi, độ lượng.

e. Hoa thạch thảo: lưu luyến, xa cách.
f. Hoa phượng: hẹn đến mùa thi.
g. Hoa hải đường: hãy kết thành bạn tốt.
h. Hoa mai, đào: mùa xuân, ước mơ, hi vọng.
i. Hoa trà: duyên dáng, cao thượng.
j. Hoa păng xê (Pensée): biểu tượng nổi nhớ thương da diết.
k. Hoa Forget me not: xin đừng quên em (anh).
l. Hoa violet: khiêm tốn, thủy chung.
m. Hoa tulip: lời tỏ tình.
n. Hoa phù dung: hồng nhan bạc phận.
o. Hoa hồng: sắc đẹp và tình yêu.
4. Hương thơm của hoa :
a. Hương thơm của hoa trong cuộc sống con người:
- Sắc màu rực rỡ, u kiều của hoa là những gì có thể nhìn thấy được, cịn
hương thơm của hoa thì hịa quyện vào không gian tạo nên một mùi hương ngan
ngát, nồng nàn đầy quyến rũ. Sắc màu và hương thơm là hai yếu tố quyết định
giá trị của một loài hoa.
- Hương thơm của hoa từ lâu đã được con người sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày. Đồ ăn, thức uống được thêm hương thơm của một số loài hoa trở nên
một thứ ẩm thực tao nhã: ấm trà sẽ thanh cao hơn khi được ướp hương hoa nhài,
hoa bưởi, hoa sen, hoa sói hay cúc chi…; bánh trơi, bánh chay khơng thể nói là
ngon nếu khơng có chút hương hoa bưởi; một cốc thạch đen không thể thiếu
hương hoa nhài; một khẩu mía được ướp hương hoa bưởi sẽ cho cảm giác ngon,
ngọt đến tuyệt vời.Một mái tóc được gội bằng nước hoa bưởi hoặc hoa hương
nhu để lại cảm giác khó quên cho những ai gần bên.
- Từ ngàn xưa con người đã biết cách dùng hoa ép, ướp lấy hương thơm
rồi trộn với một vài hóa chất có đặc tính giữ mùi để xức, thoa lên vật dụng, lên
người. Nước hương hoa tinh khiết đã được các “ quý bà” dùng để tắm gội và
dưỡng da rất hữu hiệu. Ngày nay nước hoa đã trở thành người bạn đồng hành
không thể thiếu được trong đời sống của con người. các hãng nước hoa trên thế

giới đã không ngừng cải tiến các công nghệ chế biến, để mang lại cho con người
những sản phẩm đặc sắc. Mỗi giới, mỗi lứa t̉i đều có loại nước hoa riêng. Có
nhiều hãng sản xuất nước hoa đã dùng ngay tên các loài hoa để đặt cho tên hãng
của mình. Ví dụ: Rose, Tulip, Lis,…
b. Ý nghĩa hương thơm của một số loài hoa:
Mỗi lồi hoa đều có một hương thơm riêng đầy ý nghĩa.
- Hoa sữa: nồng nàn, đắm say.
- Hoa hồng: trẻ trung, sang trọng, quyến rũ.
10


- Hoa thủy tiên: dịu ngọt, lan tỏ.
- Hoa bưởi: thầm kín, thanh tao.
- Hoa ngọc lan: man mác, dịu dàng.
- Hoa sen: thanh khiết, dìu dịu ẩn ý
- Hoa nhài: nhẹ nhàng, thoang thoảng.

11


Bài 2: CÁCH GIỮ HOA TƯƠI LÂU, DỤNG CỤ VÀ
VẬT LIỆU CẮM HOA
Mục tiêu:
- Nhằm trang bị cho học sinh 1 số kiến thức về cách giữ hoa tươi lâu, dụng
cụ và vật liệu cắm hoa.
I.
Cách giữ hoa tươi lâu:
1. Xử lý trước khi cắm hoa:
- Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành.
- Bỏ bớt cành nhỏ.

- Nếu thấy có cành héo, khơng cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun
nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình.
- Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, chú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để
hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để khơng khí xâm nhập làm cản trở sự hút
nước của hoa.
2. Một số phương pháp đặc biệt:
a. Cắt dưới nước : (cần thực hiện trước khi sử dụng bất kì một biện pháp
đặc biệt nào).

Khi ta cắt cành sâu dưới nước sẽ tạo sức ép cho nước chảy lên giúp cho
hoa tươi lâu. Phương pháp này thường dùng cho các loại hoa (trừ các loại cây
dưới nước như: hoa sen, hoa súng…).
b. Một số phương pháp đặc biệt:
- Xử lí nước:
Nhúng các vết cắt cuối cùng của một số lồi hoa vào nước nóng trong 1-2
phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ giúp cành hoa tăng
khả năng hấp thu nước. Phương pháp này thường dung cho hoa mẫu đơn, cành
liễu…

12


- Đốt cháy:
Đốt cháy phần gốc trên lửa sau khi đã gói phần thân và lá bằng khăn hoặc
giấy ướt, sau đó lập tức nhúng vào nước lạnh. Cách này thường dùng với hoa
đào, hoa hồng, hoa trạng nguyên…

- Ép dập, chẻ, bẻ gãy : Các phương pháp này nhằm để mở rộng diện tích
gốc giúp tăng lượng nước hút vào.
+ Ép dập: Nghiền gốc một đoạn ngắn sau đó cắm vào bình, lọ. Phương

pháp này thường dùng cho hoa có cành cứng như hoa ngọc lan…
+ Chẻ: Cắt xiên gốc rồi chẻ để tạo một vết cắt chéo, sau đó cắm vào bình.
Cách làm này thường dùng cho hoa ngọc lan.
+ Bẽ gãy: Bẽ gãy phần gốc trong nước. Cách này thường dùng cho hoa có
thớ và cứng như hoa cúc…
- Cách xử lý hoa dùng phương pháp hóa học:
Ngồi các phương pháp đơn giản trên có thể dùng hóa chất giúp hoa tươi
lâu hơn nhờ khả năng khử trùng của hóa chất.
+ Dầu bạc hà:
Nhúng vết cắt vào dầu bạc hà trước khi cắm vào bình. Đối với cây có thân
cứng có thể kết hợp phương pháp ép dập phần cuối thân. Phương pháp này dùng
cho hoa ngọc lan, păng xê…
+ Dấm:
Trước khi cắm hoa, cắt phần cuối thân và nhúng ngay vào dấm. Thường
dùng cho tre, trúc, thu hải đường…
+ Phèn:
Chà phèn vào vết cắt để kích thích cho thân hút nước tốt hơn. Phương
pháp này áp dụng cho hoa cẩm tú cầu…
+ Muối:
Nên đập dập phần cuối thân trước khi chà muối. Cách làm này thường
dùng cho hoa nở trong mùa hè và mùa thu như hoa hướng dương, sơn trà (trà
mi)…
Ngồi ra, có thể bở sung các vitamin B1, C, aspirin (chống thối rữa) cho
hoa.
❖ Chú ý cách dễ thực hiện nhất để giữ hoa tươi lâu:
- Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi, cắt bỏ cành thừa trong
nước.
- Không để hoa trực tiếp dưới nắng gió.
- Thay nước thường xuyên mỗi ngày, giữ nước cắm hoa ln sạch. Mùa
hè có thể thêm một chút nước mát vào bình cắm hoa.

13


- Thường xuyên phun nước lên hoa, lá vì hoa cũng hút nước qua lá và
cánh hoa như thân, cành.
II. Dụng cụ và vật liệu cắm:
1. Dụng cụ:
a/ Các loại bình và kiểu dáng:
- Có rất nhiều loại bình: bình cao, bình thấp (chậu cạn), bát (tơ), lẵng, khay
tre mây v.v…
- Kiểu dáng cịn tùy thuộc vào hoa và tính chất của b̉i tiệc

Dụng cụ giữ hoa trong bình

Dụng cụ để cắt

b/ Bình cắm : Có rất nhiều loại bình: bình cao, bình thấp (chậu cạn), bát (tơ),
lẵng, khay tre mây v.v…
c/ Bàn chơng (hoặc mút xốp ẩm)
Bàn chơng có nhiều dạng: tròn, bầu dục, chữ nhật.
d/ Kéo, dao: chọn loại sắc, mũi nhọn, chắc chắn.
e/ Bình phun nước: dùng để phun nước lên mặt hoa, tăng độ ẩm cho hoa.
14


f/ Bát (tô), chậu nhỏ: để cắt hoa dưới nước.
g/ Dây kẽm: dùng để buộc hoa lại với nhau, uốn cành, uốn lá.
h/ Băng dính: dùng để uốn hoặc giữ hoa.
i/ Đá cuội trắng: làm nặng và che dấu để cắm.
2. Vật liệu cắm hoa:

a. Các loại hoa:

Hoa đồng tiền
Hoa hồng

Hoa sen

Hoa đào

Hoa cúc

Hoa dâm bụt

Hoa mai

Hoa hướng dương

Hoa lys

Hoa lan

Hoa cẩm chướng

Có thể sử dụng bất kì loại hoa nào, ví dụ: hoa hồng trong vườn, hoa ngồi
đồng nội hoặc hoa được hái ở trong rừng hay trên đồi. Nếu khơng có hoa tươi
hoặc là do ý thích của từng cá nhân có thể dùng các loại hoa khơ, hoa giả.
Nhưng trong khuôn khổ phần cắm hoa của cuốn sách này chỉ đề cập cắm hoa
tươi cịn hoa khơ và hoa giả cũng cắm tương tự.
b. Các loại cành:
Các loại cành tươi, cành khô được cắm cùng với hoa làm cho bình hoa

sinh động, đẹp mắt, ví dụ: cành mimosa, cành mai, cành rong đá, cành ngà voi…
15


c. Các loại lá:

Lá dương xỉ Pháp

Lá kim thủy tùng

Lá trầu bà

Lá chanh

Lá trúc đốm

Giúp cho bình hoa mềm mại và sống động. ví dụ: lá măng, lá dương sỉ, lá
thiên tuế…
d. Một số loại quả:
Một số loại quả có màu sắc và hình dáng đẹp cũng có thể làm tơn vẻ đẹp
của bình hoa, ví dụ: quả ớt cảnh, chanh dây, quả nho, quả bạch tuyết mai (bỏng
nẻ)…

16


Bài 3: CÁC NGUYÊN TẮC - THAO TÁC VÀ KỸ THUẬT
CẮM HOA CƠ BẢN

Mục tiêu:

- Biết được những nguyên tắc cắm hoa và các kỹ thuật cắm hoa cơ bản
nhất
I. Các nguyên tắc cắm hoa
1. Chọn hoa đúng mục đích: Chọn hoa đúng mục đích cũng là một nghệ
thuật bởi nó làm tăng nhiều lần ý nghĩa của mỗi bơng hoa. Vì thế trước khi
quyết định cắm hoa nên cân nhắc lồi hoa nào thích hợp với mục đích của mình,
ví dụ: để gợi ý về q khứ cần chọn những bông hoa nở to và vài chiếc lá vàng
khô; để chỉ hiện tại cần chọn những bông hoa mới nở và những cành lá xanh,
còn nếu chỉ tương lai nên chọn những nụ hoa còn búp và những cành lá nhỏ
nhắn xinh tươi.
2. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về màu sắc và cân đối về hình dáng:
- Tùy vào vị trí trang trí và mục đích có thể sử dụng một màu hoa hoặc
nhiều màu hoa trong một bình hoa. Sự cân đối về hình dáng và phù hợp về màu
sắc giữa bình hoa và hoa là một u cầu khơng thể thiếu.
- Một bình hoa cân đối cho ta cảm giác vững vàng, không nghiêng đổ.
- Màu sắc của bình cắm cần phù hợp với màu sắc của hoa để tôn vẻ đẹp
của hoa.
3. Tạo sự tương phản giữa màu sắc, cấu tạo, hình thể của hoa:
Để đạt được sự tương phản của hoa cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Cánh hoa mềm dịu đi kèm với lá trơn láng hoặc thô sần.
- Cánh hoa nhăn đi kèm với cành lá bóng mượt.
- Màu gam nóng (đỏ, vàng) đi đơi với màu gam lạnh (xanh da trời, xanh lá
cây).
- Nụ, hoa tròn đi cùng với lá nhọn.
Thơng thường chính những lá của cùng loại hoa cũng đã bao hàm một sự
tương phản, song để tạo ra một sự tương phản đậm nét hơn có thể dùng hoa và lá
khác loại nhau để cắm trong một bình.
II. Các thao tác căn bản:
1. Cắt tỉa cành:
- Cắt bỏ hết các lá và cành không cần thiết hoặc bị thối rữa để giữ vẽ tươi

mát cho bình hoa đồng thời cịn giúp hoa tươi lâu. Có thể uốn cành cong hoặc
thẳng tùy theo yêu cầu trước khi cắt. Với các loại cành khác nhau ta phải dùng
các cách cắt khác nhau.

17


- Cắt cành nhỏ: có thể cắt ngang cuống, cắt giữa hai mũi kéo. Nếu cành
rỗng cần xoay cành trong khi cắt tránh làm dập nát cành.
- Cắt các cành dạng xiên có thể cắm dễ dàng vào bàn chơng hoặc ấn tựa
vào thành bình. Khi cắt cần mở rộng lưỡi kéo, đặt cành sát vào bên trong góc
mở lưỡi kéo rồi cắt.

- Cắt cành to (không thể cắt đứt bởi một nhát kéo được): Dùng mũi kéo
cắt từ ngoài vào trong nhiều lần cho đến khi cắt đứt hoặc dùng mũi kéo hay lưỡi
dao cắt xoay tròn quanh thân, cành 2 ÷ 3 vịng, sau đó dùng tay bẽ gãy.
2. Uốn cành hoa:
Cành hoa hay lá lúc đầu có thể khơng có nhiều đường nét mong muốn vì
vậy phải uốn cành lá để tạo dáng mềm mại, tự nhiên cho bình hoa. Đối với
những cành quá to để uốn cho dễ dàng, có thể dùng dao khía nhẹ vài vết trên
thân.

- Uốn bằng tay:
18


Đặt hai ngón tay cái tại điểm uốn, ngón tay cái đẩy lên, các ngón cịn lại
kéo xuống về hai phía. Tránh tập trung sức mạnh lên một điểm trên cành vì như
vậy dễ làm gẫy cành.


- Uốn bằng dây kẽm:
+ Nếu nét uốn khơng giữ được lâu, có thể dùng dây kẽm để uốn. Nên
chọn dây kẽm màu xanh để dễ hòa với màu cành hoa. Quấn sợi kẽm quanh cành
hoa cần uốn sao cho sợi kẽm nằm vừa sát với thân cành, không quá thưa và
không quá dày. Đầu dây kẽm có thể dấu dưới đài hoa hoặc cuống lá.
+ Lá cũng có thể được uốn bằng dây kẽm, cách làm như sau:
+ Đặt dây kẽm nằm dưới mặt, sát sống lá rồi dùng băng dính trong hoặc
màu xanh cố định lại, sau đó uốn lá theo ý muốn.
3. Cố định hoa:
❖ Cố định hoa bằng bàn chông (đế ghim):
- Bàn chông được đặt ở một trong bốn góc của bình hoa, ngoại trừ một số
dạng cắm tự do bàn chơng mới được đặt chính giữa bình. Khi cắm hoa vào bàn
chông lưu ý chọn một phần bàn chông để cắm, không cắm hoa rải rác.
- Đối với những cành bình thường, cắm chắc vào bàn chơng rồi có thể sửa
theo ý muốn

19


- Những cành to nhưng xốp hoặc rỗng, không thể giữ vững ở bàn chông,
sẽ được cắm vào đầu nhọn của một cành chắc đã được cắm vào bàn chông.

- Những cành cứng nhưng quá nhỏ, không thể giữ vững ở bàn chông, sẽ
được buộc hoặc cắm vào giữa một cành to hơn để cắm vào bàn chông.
- Những cành quá nhỏ có thể được buộc với nhau rồi cắm vào bàn chơng.

- Cành q nhỏ cịn có thể bẻ gập phần cuối thân để giữ vững ở bàn
chông.

-Những cành to nhưng quá cứng, không thể cắm bàn chông, cần được tách

đôi hoặc tách làm bốn ở vết cắt, sau đó ấn vào bàn chơng, lắc đi lắc lại khi ấn.

20


❖ Cố định hoa bằng mút xốp:
Sử dụng mút xốp rất tiện lợi, dễ dàng, cố định hoa có độ nghiêng mong
muốn. Các loại cành to, nhỏ, rỗng, đặc…đều dễ dàng cắm vào mút xốp. Tuy
nhiên, sử dụng mút xốp để cố định hoa sẽ tốn kém hơn các cách khác.
Khi sử dụng mút xốp cố định hoa cần làm như sau:
- Cắt miếng mút xốp có kích thước và hình dáng cần sử dụng (nhỏ q sẽ
khơng đủ cắm hoa, to q sẽ khó che kín mút xốp).
- Ngâm mút xốp vào nước.
- Đặt mút xốp vào vị trí cần cắm hoa
+ Nếu bình cắm làm bằng mây, tre đan (khơng giữ được nước) cần bọc
nilon kín mặt đáy và xung quanh mút xốp để giữ ẩm tốt hơn. Dùng dây buộc
chặt mút xốp ẩm vào bình cắm (luồn dây sát theo miếng mút xốp để dễ che kín
dây buộc).
+ Nếu bình cắm là bình thấp làm bằng chất liệu gốm, sứ, thủy
tinh…không dùng dây buộc mút xốp vào bình cắm (vì dây buộc sẽ bị lộ) mà đặt
mút xốp lên bàn chông.
❖ Cố định hoa không cần bàn chông, mút xốp:
- Giá nằm ngang cố định:
+ Gài hai đoạn cành ngang miệng bình, vng góc với nhau, tạo thành giá
chữ thập ở miệng bình.

+

+ Có thể gài hai đoạn cành song song với nhau, hoặc gài một đoạn tùy
theo yêu cầu.

+ Để đoạn cành nằm ngang không bị trơn, lọt xuống đáy bình, có thể cắt
dài hơn sau đó làm dậphai đầu đoạn cành để giữ chặt vào bình.
- Giá thẳng đứng cố định:
+ Cắt một đoạn cành ngắn hơn chiều cao của bình, chẻ gần phía miệng
bìnhđủ sâu để giữ các vật liệu ở độ cao mong muốn.
+ Chẻ phần cuối cành hoavà ghép vào thân đỡ trong bình.

21


- Cố định trực tiếp:
Cành cây được giữ yên bởi hai điểm: miệng bình và thành bên của bình.
+ Cắt xiên để cành tì chắc vào thành trong của bình. Góc xiên tùy thuộc
vào yêu cầu độ nghiêng của cành.
+ Bẻ gãy một đoạn cành để được độ nghiêng vừa ý.

III. Kỹ thuật cơ bản :
1. Đo chiều dài :
- Kí hiệu các cành:
+ Cành chính thứ nhất :
+ Cành chính thứ hai:
+ Cành chính thứ ba:
+ Cành phụ:
- Cách đo cành chính thứ nhất:
+ Chiều dài cành hoa trong bình được tính từ miệng bình trở lên. Vì thế
khi cắt cành cần tính số đo cơ bản cộng thêm số đo phụ( phần cành ngập trong
bình). Với bình thấp số đo phụ có thể bỏ qua được vì khoảng cách từ miệng bình
đến bàn chơng là khơng đáng kể. Với bình cao cần hết sức lưu ý số đo phụ, nếu
qn bình hoa sẽ khơng có bố cục như dự tính.
+ Cành chính thứ nhất có độ dài tối đa:

= (D+h) x 1,5-2
D = đường kính dài nhất của bình hoa
h= chiều cao bình

22


-Cành chính 1:

=1,5→2(D+h)
D: đường kính lớn nhất của bình.
h: là chiều cao của bình.

-Cành chính 2:

=2/3

-Cành chính 3:

=2/3

- Cành phụ:

(Có chiều dài ngắn hơn cành
chính mà nó đứng bên cạnh.)

+ Các cành phụ có chiều dài khơng bắt buộc, nhưng phải thấp hơn cành
chính đứng bên cạnh.
2. Cách đo góc độ:
- Cành cắm thẳng đứng là 00

- Cành cắm ngang là 900

23


BÀI 4. KIỂU CẮM THẲNG ĐỨNG TRONG BÌNH CAO
VÀ BÌNH THẤP
Mục tiêu:
- Cắm được kiểu cắm thẳng đứng trong bình cao và thấp.
I. Kiểu thẳng đứng cắm trong bình cao:

• Kiểm tra hình dáng:

- Bình hoa cắm xong, nhìn từ phía trước. Các cành cây tự do tỏa rộng
thẳng lên cao về phía trước.
- Bình hoa cắm xong, nhìn từ bên phải. Chú ý các bơng hoa nhơ ra.
- Bình hoa cắm xong, nhìn từ phía sau.
24


-Bình hoa cắm xong, nhìn từ phía trái.

1. Chuẩn bị:
* Vật liệu:
- Hoa mimosa hoặc nhánh liễu đỏ.
- Hoa lan tường ( long đởm) có thể thay bằng hoa cẩm chướng, hoa hồng.

* Bình cắm :
Lọ hình ống:


h=31cm
D=9cm

25


×