Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHỔNG DUY ĐĂNG NGHIÊN cứu bào CHẾ NIOSOME VITAMIN c KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.95 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc chăm sóc và làm đẹp bằng các sản phẩm mỹ phẩm đang
ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các sản

ĐĂNG
phẩm dược mỹ phẩm KHỔNG
với cơng thứcDUY
chứa các
thành phần hoạt tính, ổn định và
hiệu quả đang trở thành xu hướng, được nhiều người sử dụng trong đó nổi bật là
Mã sinh viên: 1701073

các sản phẩm chứa Vitamin c. Vitamin c là một Vitamin tan trong nước nổi bật
với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp trung hịa các gốc tự do được ứng
dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm với nhiều tác dụng ưu việt trên như: thúc đẩy
sự hình thành Collagen giúp chống lão hóa và tái tạo độ đàn hồi của da, giúp làm
sáng da, làm đều màu da, làm mờ các vết thâm mụn và vết sạm trên da hiệu quả

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NIOSOME
đồng thời hỗ trợ bảo vệ VITAMIN
da trước tác hại củaC
ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên,

Vitamin c lại có nhược điểm là rất dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ và các
ion kim loại khiến các sản phẩm mỹ phẩm chứa Vitamin c thơng thường có thời
gian sử dụngKHĨA
sau mở lọ
ngắn vàTỐT
thường


phải đượcDƯỢC
bảo quảnSĨ
trong tủ lạnh, gây
LUẬN
NGHIỆP
nên nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng.
Để khắc phục nhược điểm này, các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã thực
hiện theo nhiều hướng khác nhau trong đó có việc đưa hoạt chất vào các hệ mang
thuốc như Niosome - đang là một trong những hướng mới giúp cải thiện độ ổn
Người hướng dẫn:

định của Vitamin c, giảm sự tiếp xúc trực tiếp của Vitamin c với các tác nhân gây
1. PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang
oxy hóa.
Nơi thực
hiện:
Nhằm bước đầu góp phần ứng dụng
cơng
nghệ Niosome cho các dược chất
Bộ mơn
Bào
có độ ổn định hóa học thấp, chúng tơi thực
hiện
đềChế
tài “Nghiên cứu bào chế
Niosome Vitamin c ứng dụng trong mỹ phẩm” với các mục tiêu.
1. Bào chế Niosome Vitamin c.
2. Đánh giá được một số đặc tính của tiểu phân Niosome Vitamin c.

LỜI CẢM ƠN


NỘI
- 2022
LỜI
CẢM
ƠN


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Vũ Thị Thu
Giang đã hướng dẫn và giúp giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS. TS. Trần Thị Hải
Yến đã là người cơ tận tình chỉ dạy, định hướng, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu
khoa học của tôi, luôn động viên tôi trong suốt thời gian thực nghiệm đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên bộ
môn Bào chế đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học
Dược Hà Nội đã tâm huyết truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu trong q
trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cảm ơn những người
anh, chị, em, đặc biệt là những người bạn đã luôn ở bên ủng hộ, quan tâm, động
viên, giúp đỡ tơi trong cuộc sống và học tập, giúp tơi có thêm động lực để học tập, rèn
luyện và nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2022
Sinh viên khóa K72
Khổng Duy Đăng



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Tổng quan về Vitamin C .......................................................................................2
1.1.1. Tên gọi – Cơng thức hóa học .............................................................................2
1.1.2. Tính chất chung ..................................................................................................2
1.1.3. Tác dụng dược lý................................................................................................3
1.2. Tổng quan về hệ tiểu phân nano niosome .............................................................8
1.2.1. Khái niệm. ..........................................................................................................8
1.2.2. Thành phần .........................................................................................................9
1.2.3. Phân loại ...........................................................................................................10
1.2.4. Ưu điểm, nhược điểm của niosome .................................................................11
1.2.5. Ứng dụng hệ vận chuyển niosome vào các dạng thuốc và mỹ phẩm ngoài da.
....................................................................................................................................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................15
2.2. Hóa chất ngun liệu và thiết bị thí nghiệm .......................................................15
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng .....................................................................15
2.2.2. Thiết bị. ............................................................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
2.4.1. Bào chế niosome vitamin C .............................................................................16
2.4.2. Bào chế hỗn dịch niosome vitamin C 1% và dung dịch vitamin C 1% ...........17
2.4.3. Đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome vitamin C ..................................18
2.4.4. Hình thái tiểu phân niosome vitamin C ...........................................................22
2.4.5. Đánh giá độ ổn định hóa học của vitamin C được nạp trong niosome. ...........22

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................24
3.1. Định lượng vitamin C bằng phương pháp đo quang. ..........................................24
3.2. Khảo sát một số thông số kỹ thuật. .....................................................................25
3.2.1. Khảo sát thời gian cất quay tạo màng film. .....................................................25
3.2.2. Khảo sát thời gian siêu âm. ..............................................................................27


3.3. Khảo sát thành phần công thức bào chế ..............................................................29
3.3.1. Khảo sát tỉ lệ mol Span 60/vitamin E. .............................................................29
3.3.2. Khảo sát tỉ lệ dược chất/tá dược. ......................................................................32
3.3.3. Khảo sát nồng độ dung dịch vitamin C. ...........................................................33
3.4. Đánh giá hình thái tiểu phân niosome vitamin C ................................................36
3.5. Đánh giá độ ổn định hóa học của niosome vitamin C ........................................36
3.5.1. Thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp HPLC ........................................36
3.5.2. Độ ổn định hóa học của vitamin C nạp trong niosome. ...................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................40
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chol

Cholesterol

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

DOPA


3,4-dihydroxyphenylalanine quinon

EE

Hiệu suất nạp thuốc (Encapsulation Efficiency)

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography)

HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

kl

Khối lượng

KTTP

Kích thước tiểu phân

HLB

Chỉ số cân bằng dầu nước (Hydrophilic lipophilic balance)

CDH

Chất diện hoạt


LC

Khả năng nạp dược chất (loading capacity)

FESEM

Hiển vi điện tử quét trường phát xạ (Field Emission Scanning electron
microscope )

NSX

Nhà sản xuất

tt

Thể tích

Tc

Nhiệt độ chuyển pha

INF

Interferon

Vit C

Vitamin C

UV


Ultraviolet


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1. Cơng thức phân tử vitamin C .............................................................................2
Hình 2. Quá trình tổng hợp Melanin trên da ...................................................................5
Hình 3. Một số sản phẩm mỹ phẩm chứa vitamin C trên thị trường ...............................8
Hình 4. Cấu trúc của niosome .........................................................................................9
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc của niosome SUV, LUV, MLV ................................................11
Hình 6. Cơ chế vận chuyển thước qua da của niosome.................................................12
Hình 7: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế niosome vitamin C .................................17
Hình 8. Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của vitamin C theo nồng độ ......................25
Hình 9. Đồ thị KTTP và PDI của cơng thức M1, M2, M3, M4 ....................................26
Hình 10. Đồ thị hiệu suất nạp (EE) và khả năng nạp dược chất (LC) của các cơng thức.
.......................................................................................................................................27
Hình 11. Đồ thị KTTP và PDI của công thức M5, M6, M7, M8. .................................28
Hình 12. Đồ thị hiệu suất nạp (EE) và khả năng nạp dược chất (LC) của các cơng thức.
.......................................................................................................................................29
Hình 13. Đồ thị KTTP và PDI của công thức M9, M10, M11, M12. ...........................30
Hình 14. Đồ thị hiệu suất nạp (EE) và khả năng nạp dược chất (LC) của các công thức.
.......................................................................................................................................31
Hình 15. Đồ thị KTTP và PDI của cơng thức M12, M14, M15....................................32
Hình 16. Đồ thị hiệu suất nạp (EE) và khả năng nạp dược chất (LC) của các công thức.
.......................................................................................................................................33
Hình 17. Đồ thị KTTP và PDI của cơng thức M16, M17, M18, M19, M20. ...............34
Hình 18. Đồ thị hiệu suất nạp (EE) và khả năng nạp dược chất (LC) của các cơng thức.
.......................................................................................................................................35
Hình 19. Ảnh chụp FESEM tiểu phân niosome vitamin C ...........................................36

Hình 20. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ vitamin C. ..38
Hình 21. Tỉ lệ vitamin C cịn lại sau 7 ngày ..................................................................39


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số sản phẩm chứa vitamin C trên thị trường ..............................................7
Bảng 2. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng .....................................................................15
Bảng 3. Độ hấp thụ quang của vitamin C theo nồng độ tại bước sóng 265nm. ............24
Bảng 4. Công thức bào chế niosome để khảo sát thời gian cất quay ............................25
Bảng 5. Một số đặc tính của niosome vitamin C bào chế được ....................................26
Bảng 6. Một số đặc tính của niosome vitamin C bào chế được. ...................................28
Bảng 7. Công thức bào chế các mẫu niosome để khảo sát tỉ lệ Span 60/Vitamin E .....30
Bảng 8. Một số đặc tính của niosome vitamin C bào chế được. ...................................30
Bảng 9. Công thức bào chế các mẫu niosome để khảo sát tỉ lệ DC/TD........................32
Bảng 10. Một số đặc tính của niosome vitamin C bào chế được. .................................32
Bảng 11. Công thức bào chế các mẫu niosome để khảo sát nồng độ dung dịch
vitamin C. ......................................................................................................................34
Bảng 12. Một số đặc tính của niosome vitamin C bào chế được. .................................34
Bảng 13. Tính thích hợp hệ thống .................................................................................36
Bảng 14. Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ vitamin C .............................37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc chăm sóc và làm đẹp bằng các sản phẩm mỹ phẩm đang ngày
càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các sản phẩm dược
mỹ phẩm với công thức chứa các thành phần hoạt tính, ổn định và hiệu quả đang trở
thành xu hướng, được nhiều người sử dụng trong đó nổi bật là các sản phẩm chứa
vitamin C. Vitamin C là một vitamin tan trong nước nổi bật với tác dụng chống oxy
hóa mạnh mẽ giúp trung hịa các gốc tự do được ứng dụng trong các sản phẩm mỹ

phẩm với nhiều tác dụng ưu việt trên như: thúc đẩy sự hình thành collagen giúp chống
lão hóa và tái tạo độ đàn hồi của da, giúp làm sáng da, làm đều màu da, làm mờ các
vết thâm mụn và vết sạm trên da hiệu quả đồng thời hỗ trợ bảo vệ da trước tác hại của
ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, vitamin C lại có nhược điểm là rất dễ bị oxy hóa bởi ánh
sáng, nhiệt độ và các ion kim loại khiến các sản phẩm mỹ phẩm chứa vitamin C thơng
thường có thời gian sử dụng sau mở lọ ngắn và thường phải được bảo quản trong tủ
lạnh, gây nên nhiều phiền tối trong q trình sử dụng.
Để khắc phục nhược điểm này, các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã thực hiện
theo nhiều hướng khác nhau trong đó có việc đưa hoạt chất vào các hệ mang thuốc
như niosome giúp cải thiện độ ổn định của vitamin C. Niosome là hệ tiểu phân dạng
nang có kích thước rất nhỏ từ vài chục nanomet đến vài chục micromet. Cấu trúc độc
đáo của này giúp niosome mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng nạp
được cả dược chất thân nước, thân dầu và lưỡng cực, giúp cải thiện tính thấm và độ ổn
định của dược chất cùng chi phí sản xuất rẻ và độ bền hóa học cao.
Nhằm bước đầu góp phần ứng dụng niosome làm chất mang cho các dược chất
có độ ổn định hóa học thấp, chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế niosome
vitamin C” với các mục tiêu.
1. Bào chế được niosome vitamin C.
2. Đánh giá được một số đặc tính của tiểu phân niosome vitamin C.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Vitamin C
1.1.1. Tên gọi – Cơng thức hóa học
Vitamin C hay cịn gọi là L-acid ascorbic là một loại vitamin đóng nhiều vai trị
quan trọng cho sức khỏe sắc đẹp .
-


Cơng thức phân tử: C6H8O6 [7]

-

Khối lượng phân tử: 146,14g/mol

-

Tên theo IUPAC: (5R)-[(1S)-1,2-Dihydroxyethyl]-3,4-dihydroxyfuran-2(5H)one

Hình 1. Cơng thức phân tử vitamin C
1.1.2. Tính chất chung
- Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trăng, bị biến màu khi
tiếp xúc với không khí và ẩm. [1] [49]
- Độ tan:
+ Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %.
+ 0,33g/ml trong nước, 0.033 g trong ethanol 95%, 0,02g/ml trong ethanol
tuyệt đối, 0,01g/ml trong glycerin, 0,05g/ml trong propylen glycol. [48]
- Nhiệt độ nóng chảy: Chảy ở khoảng 190 °C kèm phân huỷ.
-

Tính chất hóa học: Hố tính của vitamin C là hố tính của nhóm chức lacton,
của các nhóm hydroxyl, của dây nối đơi; song quan trọng nhất là hố tính của
nhóm endiol. Nhóm này quyết định các tính chất hố học cơ bàn của vitamin C:
tính acid và tính khử (dễ bị oxy hố) [4]
+ Tính acid: Do hiệu ứng cảm ứng với nhóm carbonyl làm cho hydro của nhóm
hydroxyl ở vị trí số 3 trở nên rất linh động và vitamin C có tinh acid khá mạnh
(pKa.4 = 4,2; pKa.3 = 11,6). Vì vậy, vitamin C dễ tan trong các dung dịch
hydroxyd và carbonat kim loại kiềm; tác dụng với muối tạo muối mới.


2


+ Tính khử: Dạng kết tinh, nếu khơng có chất oxy hố thì vitamin C khá vững
bền. Dạng dung dịch trong nước, khi có mặt của khơng khí thì vitamin C dễ
dàng bị oxy hoá. Các tác nhân xúc tác sự oxy hoá vitamin C là ánh sáng, nhiệt
độ, kiềm và một số kim loại, đặc biệt là đồng, sắt và các enzym.
1.1.3. Tác dụng dược lý
Vitamin C là một vitamin tan trong nước có nhiều trong thực vật, đặc biệt là cây
thuộc họ citrus. Khác với thực vật, cơ thể con người và đa số các loài động vật khơng
có khả năng tổng hợp vitamin C do sự thiếu hụt enzyme gluconolactone oxidase vì vậy
con người ln cần được bổ sung vitamin C hằng ngày. Vitamin C nhiều vai trị quan
trọng, góp phần to lớn trong duy trì và điều hịa các chức năng bình thường của cơ thể,
ngăn ngừa một số bệnh tật. Trong ngành thẩm mỹ, vitamin C được ví như “hoạt chất
vàng” và được sử dụng rộng rãi trong hàng loạt các sản phẩm chăm sóc da của các
thương hiệu nổi tiếng đình đám như SkinCeutical, Drunk Elephant, Obagi, Biologique
Recherche,…
1.1.3.1. Tác dụng toàn thân
a. Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Được biết đến như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C hoạt động như
một chất cho điện tử giúp trung hòa các gốc tự do sinh ra từ phản ứng chuyển hóa, nhờ
đó bảo vệ được tính tồn viện của màng tế bào và các bào quan trong cơ thể.
Vitamin C còn tham gia vào quá trình tạo Interferon – Protein tham gia vào phản
ứng miễn dịch, đặc biệt là các INF α, β giúp tăng cường miễn dịch. Ngồi ra vitamin C
cịn làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với Histamin, giảm đáp ứng của cơ thể với các
dị nguyên gây hại đồng thời chống stress, giúp nâng cao sức đề kháng [9], [34] [19]
b. Tăng cường sự hấp thu sắt
Sắt trong thực phẩm được tồn tại chủ yếu dưới dạng nonheme – khó hấp thụ và
chịu nhiều ảnh hưởng bởi các thực phẩm khác được sử dụng cùng trong bữa ăn.
vitamin C có khả năng kích thích và tăng cường sự hấp thu của sắt tại dạ dày và tá

tràng nhờ các cơ chế chính.
-

-

Tạo điều kiện và mơi trường thuận lợi giúp sắt tồn tại ở trạng thái hòa tan trong
đường tiêu hóa nhờ khả năng tạo thành phức hợp chelate với ion sắt, duy trì sự
hịa tan của sắt ngay cả ở pH kiềm ở tá tràng, giúp sắt dễ dàng tiếp cận màng
hấp thu dưới dạng hòa tan và dễ hấp thu nhất.
Xúc tác cho quá trình chuyển Fe3+ thành Fe2+ nên giúp tăng cường sự hấp thu
sắt ở tá tràng do chỉ có Fe2+ được hấp thu.
Đảo ngược sự ảnh hưởng tiêu cực của một số thực phẩm đến sự hấp thu sắt.
Một số loại thực phẩm giàu canxi, phosphat,tanin…có thể tương tác và tạo
3


thành các thành phần không tan của sắt trong đường tiêu hóa. Vitamin C có tác
dụng đảo ngược sự ảnh hưởng của các thành phần này. Một nghiên cứu đã được
thực hiện để chứng minh sự ảnh hưởng của canxi, phosphate lên hấp thu sắt và
tác dụng của vitamin C. Kết quả là sự hấp thu sắt giảm đi một nửa khi có thêm
sự xuất hiện của canxi, phosphate trong khi sự hấp thu này hầu như không bị
suy giảm cho dù có mặt canxi, phosphate tại nhóm được dùng cùng vitamin C.
[22], [24]
c. Ngăn ngừa bệnh Scurvy.
Được phát hiện vào năm 1912 và phân lập vào năm 1918 , vitamin C được biết
đến lần đầu tiên như một yếu tố quan trọng giúp phòng chống và điều trị bệnh scurvy căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các thủy thủ sống trên biển lâu ngày do sự thiếu
hụt rau xanh và trái cây (chứa nhiều vitamin C) . Cái tên ascorbic, có nguồn gốc từ a(có nghĩa là "khơng") và scorbutus (bệnh scurvy) cũng được đặt theo ý nghĩa trên.
Các biểu hiện chính của bệnh Scurvy bao gồm thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi,
chảy máu tự phát, đau ở các chi đặc biệt đau ở chân, sưng phù một số bộ phận của cơ
thể, đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng. Việc bổ sung vitamin C hằng ngày là

phương pháp hiệu quả nhưng đơn giản trong việc phòng chống và ngăn ngừa bệnh
scurvy[32].
d. Hỗ trợ trong điều trị Covid 19
Nhiều báo cáo và các phân tích tổng quan về hiệu quả của việc sử dụng vitamin
C trên bệnh nhân Covid-19 đã được ghi nhận. Theo một nghiên cứu quan sát được
đăng tải trên Pubmed, các bệnh nhân Covid-19 được sử dụng thêm vitamin C đường
tĩnh mạch 1g/ngày cho thấy có sự cải thiện và giảm rõ rệt các dấu hiệu viêm cũng như
ferritin và D-dimer trong máu. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều thử nghiệm hơn nữa để
khẳng định được tác dụng của vitamin C trong điều trị Covid 19 [15] [14] .
e. Các tác dụng khác
- Tham gia vào q trình chuyển hóa của cơ thể như chuyển hóa lipid, glucid,
protid, phenylamin, tyrosin, acid folic, norepinerphin.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormone vỏ
thượng thận.
- Một nghiên cứu còn chỉ ra được tác dụng của vitamin C trong việc ngăn cản sự
dung nạp và phụ thuộc opioid (morphin) trên chuột.
1.1.3.2. Tác dụng tại chỗ trên da
a. Cải thiện tình trạng tăng sắc tố trên da
Melanin là thành phần có vai trị quyết định đến màu sắc da đặc trưng của mỗi
người, đồng thời đóng vai trị như hàng rào chắn bảo vệ da trước nguy cơ tổn thương
dưới các tia UV của ánh nắng mặt trời. Melanin được tổng hợp từ tế bào biểu bì tạo
4


hắc tố - melanocytes và được dự trữ trong các bọc melanosome, q trình sản xuất
melanin được điều hịa bởi nhiều cơ chế khác nhau trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định
và bình thường hóa của màu da. Khi quá trình này bị rối loạn (tiếp xúc quá lâu ánh
nắng mặt trời, phản ứng viêm do mụn, rối loạn nội tiết tố,…) các tế bào melanocyte
tổng hợp quá mức melanin và vận chuyển lên lớp thượng bì của da sẽ gây nên tình
trạng gia tăng sắc tố trên da với nhiều biểu hiện như da không đều màu, xuất hiện các

vết thâm nám, tàn nhanh, vết thâm mụn,…gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin
của mỗi người.
Quá trình tổng hợp melanin trên da
Quá trình trình tổng hợp Melanin trên da diễn ra khá phức tạp và trải qua nhiều
giai đoạn. Về cơ bản, quá trình trình này gồm 3 bước chính gồm.

Hình 2. Q trình tổng hợp Melanin trên da
Bước 1: Tổng hợp DOPAquinon.
Tyrosine là tiền tố được sử dụng trong quá trình tổng hợp Melanin của tế bào
biểu bì tạo hắc tố. Dưới tác dụng của enzyme tyrosinase, qua nhiều giai đoạn chuyển
đổi, tyrosine được chuyển thành DOPAquinon - chuẩn bị cho quá trình tổng hợp
eumelanin và pheomelanin.
Bước 2: Tổng hợp eumelanin và pheomelanin.
Melanin gồm 2 loại eumelanin và pheomelanin, khác nhau về màu sắc và 1 số
đặc điểm. Eumelanin có màu đen, nâu đóng vai trò trong tạo màu da và mắt nâu đen
trong khi pheomelanin có màu hồng đỏ. Tỉ lệ eumelanin và pheomelanin được tổng
hợp phụ thuộc chủ yếu vào sự xuất hiện của cystein – thành phần đóng vai trị xúc tác
5


cho phản ứng chuyển đổi DOPAquinon thành pheomelanin. Quá trình sản xuất
eumelanin chỉ bắt đầu sau khi cystein cạn kiệt. Ở những người có hoạt tính cysteine
yếu, lượng eumelanin được tạo ra nhiều hơn so với người bình thường melanin sau khi
được tổng hợp được vận chuyển và dự trữ vào các túi melanosome, khiến các túi này
dần trở nên đậm màu.
Bước 3: Vận chuyển Melanosome lên lớp trên của thượng bì.
Melanosome được vận chuyển lên da khi nhân được các tín hiệu kích thích. Dưới
tác động của các yếu tố môi trường, thuốc sử dụng, chế độ sinh hoạt, thay đổi nội
tết,...đặc biệt là ánh nắng mặt trời, quá trình sản xuất và chuyển các túi sắc tố
melanosome trong các melanocytes có thể diễn ra mạnh mẽ hơn, là một trong những

nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn sắc tố trên da.
Cơ chế cải thiện tăng sắc tố da của vitamin C
Vitamin C được biết đến như thành phần làm sáng da hiệu quả được ứng dụng
nhiều trong hàng loạt sản phẩm chăm sóc và làm đều màu da. Trong số các dẫn chất
vitamin C, acid ascorbic là hoạt chất có tác dụng làm sáng mạnh mẽ nhất, đem đến
hiệu quả rõ rệt trong cải thiện tình trạng tăng sắc tố. Cơ chế cải thiện tăng sắc tố da của
vitamin C bao gồm:
- Ức chế hoạt động của tyrosinase, ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin từ
những bước đầu tiên, giúp điều hịa q trình sản xuất sắc tố trên da.
- Chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, tác dụng trực tiếp giúp ức
chế q trình viêm trên da, giảm các tín hiệu kích thích tổng hợp melanin do tổn
-

thương da gây nên [41].
Thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào biểu bì, tăng cường quá trình tái tạo làn da

mới [43].
b. Tăng cường tổng hợp collagen
Collagen là một loại protein đóng vai trị quan trọng trong cơ thể phân bố rải rác
tại khắp các mô và bào quan, đặc biệt là mạch máu và các mơ dưới da, đóng vai trị
trong việc duy trì sự liên kết các thành phần cũng như tính đàn hồi của da và mạch
máu. Collagen được cấu tạo bởi ba chuỗi polypeptide, quấn lại với nhau tạo thành một
chuỗi xoắn ba chặt chẽ, cấu trúc xoắn bền chặt này của collagen được ổn định và duy
trì thơng qua các cầu nối được tạo thành từ hydroxyproline và hydroxylysine [37].
Vitamin C có vai trị như một đồng yếu tố với prolyl-3-hydroxylases , prolyl-4hydroxylases và lysyl hydroxylases – enzyme cần thiết cho q trình hydroxyl hóa
proline và lysine tạo thành hydroxylproline và hydroxylysine, đóng vai trị quan trọng
trong việc tạo lập và duy trì cấu trúc xoắn chặt ổn định bền vững của collagen [31],
[35], [36]. Bên cạnh đó, đường bơi vitamin C cịn cho thấy khả năng ức chế hoạt động
6



của enzyme MMP-1 – enzyme xúc tác quá trình phân giải Collagen type I, II và III
[10], [33].
c. Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời
Bên cạnh khả năng làm sáng da và chống lại các dấu hiệu lão hóa, vitamin C cịn
có khả năng bảo vệ da, hạn chế các tổn thương xuất hiện khi tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời. Một nghiên cứu sử dụng dung dịch vitamin C 10% trên da động vật cho thấy hiệu
quả giảm đáng kể sự xuất hiện của các vết đỏ da, cháy nắng so với phần da không
được sử dụng Ngoài ra, khi kết hợp cùng PABA, oxybenzone – thành phần được sử
dụng chống UVB trong kem chống nắng, tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV được tăng
cường và cải thiện hơn so với chỉ sử dụng đơn độc PABA và oxybenzone [11] .
Trong một nghiên cứu về sự kết hợp của 15% vitamin C và 1 % vitamin E cũng
cho thấy hiệu quả giảm sự xuất hiện của các tế bào cháy nắng và mẩn đỏ trên da khi
tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời tốt hơn gấp 4 lần so với khi không sử dụng. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng sự kết hợp giữa vitamin C và vitamin E đem đến hiệu quả bảo vệ
da tốt hơn, mặc dù bản thân vitamin C và vitamin E đều có tác dụng bảo vệ da khỏi
ánh nắng mặt trời [23].
1.1.3.3. Một số sản phẩm mỹ phẩm chứa vitamin C có trên thị trường
Bảng 1: Một số sản phẩm chứa vitamin C trên thị trường
STT Tên sản phẩm
1
SkinCeutical
CE Ferulic®
with 15% Lascorbic acid
2
Drunk Elephant
C Firma Day
Serum

Hoạt chất

15% acid ascorbic, propylene glycol,
glycerin, 1 % alpha tocopherol, 0,5%
ferulic acid, panthenol, sodium
hyaluronate.
15% acid ascorbic, glycerin, , 1% alpha
tocopherol, 0,5% ferulic acid,
gluconolacton, sodium hyaluronat.

3

Obagi
Professional-C
Serum 20%

20% acid ascorbic, ascorbyl glucosid,
sodium hyaluronat.

4

Martinderm
Photo Age
Ampoules.

15% acid ascorbic + ascorbyl glucosid,
retinyl palmitat.

5

The Ordinary
Ascorbic Acid


8,0% acid ascorbic, 2,0% alpha-arbutin
7

Công dụng
Làm sáng da,
mờ thâm sạm
chống lão hóa.
Làm sáng da,
mờ thâm sạm
chống lão hóa,
dưỡng ẩm cho
da.
Làm sáng da,
mờ thâm sạm.

Làm sáng da,
mờ thâm sạm
chống lão hóa,
phục hồi hàng
rào bảo vệ da.
Làm sáng da,
mờ thâm sạm.


6

7

8% + Alpha

Arbutin 2%
Timeless
20% Vitamin
C+E Ferulic
Acid Serum
CeraVe vitamin
C Serum 10%

20% acid ascorbic, 1,0% alpha tocopherol,
panthenol, 1,0% ferulic acid, sodium
hyaluronat.

Làm sáng da,
mờ thâm sạm
chống lão hóa.

10% acid ascorbic, panthenol, ceramid np,
ceramid ap, ceramid eop, cholesterol,
tocopheryl acetat.

Làm sáng da,
mờ thâm sạm,
dưỡng ẩm, phục
hồi hàng rào
bảo vệ da.

Hình 3. Một số sản phẩm mỹ phẩm chứa vitamin C trên thị trường
1.2. Tổng quan về hệ tiểu phân nano niosome
1.2.1. Khái niệm.
Niosome là tiểu phân siêu nhỏ có kích thước từ vài chục nanomet đến vài chục

micromet. Cấu trúc của niosome gồm một khoang nước nằm ở giữa được bao bọc bởi
lớp vỏ kép chất diện hoạt khơng ion hóa (gồm một hay nhiều lớp đồng tâm, có thể có
hoặc khơng có cholesterol). Nhờ cấu trúc lưỡng cực, niosome cho phép mang cả dược
chất thân nước vào khoang nước, dược chất thân dầu vào phần giữa lớp vỏ kép, dược
chất lưỡng thân vào cả thân dầu và khoang nước hoặc mang cùng lúc được cả dược
chất thân nước và thân dầu. [18], [26], [28], [39]

8


Hình 4. Cấu trúc của niosome
1.2.2. Thành phần
1.2.2.1.

Chất diện hoạt khơng ion hóa

Chất diện hoạt khơng ion hóa là thành phần cơ bản cấu tạo nên niosome, là
những phân tử vừa thân dầu vừa thân nước, có khả năng tự động đóng vịng để tạo
niosome. Khi trộn lẫn với nước, đầu thân nước (thường là các sulfonat, carboxylat,
phosphat và các dẫn xuất amoni) sẽ hướng ra ngoài tương tác với mơi trường nước,
trong khi đó đầu thân dầu (thường là các alkan, florocacbon, nhóm thơm khơng phân
cực) quay vào trong, tạo lớp màng kép bao bọc nhân nước. Nhờ cấu trúc độc đáo như
vậy, các nhà bào chế đã tìm cách đưa chất tan trong nước vào nhân nước ở giữa, chất
tan thân dầu vào lớp vỏ hoặc chất lưỡng thân phân bố vào cả hai lớp.
Các loại chất diện hoạt khơng ion hóa thường được sử dụng để bào chế niosome
bao gồm: Alkyl ete: monoalkyl glycerol ete (C16), diglycerol ete, glycosid alkyl và
alkyl ete mang nhóm thân dầu polyhydroxyl, alkyl este (Span 40, Span 60,…), alkyl
amid (galactosid, glucosid), acid béo và hợp chất amino acid mạch dài. [7], [16]
Nhiệt độ chuyển pha (Tc ) của chất diện hoạt là một trong những thông số quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nạp thuốc vào niosome. Lớp màng kép CDH

được hình thành khi tăng nhiệt độ trên nhiệt độ chuyển pha Tc của CDH (tại Tc , CDH
chuyển từ trạng thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng). Tc của chất diện hoạt phụ thuộc
vào chiều dài và mức độ no của chuỗi acid béo cũng như đặc điểm của nhóm phân cực.
Lớp màng kép được tạo thành khi tăng nhiệt độ lên trên nhiệt độ chuyển pha Tc. Hiệu
suất nạp thuốc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chuyển pha, do vậy Span 60 có Tc cao nhất
thì sẽ có hiệu suất nạp cao nhất.[21], [40]

9


1.2.2.2.

Các chất ổn định

a. Cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng của lớp vỏ niosome, có tác dụng ngăn chặn
sự kết tụ các nang, ảnh hưởng đến tính thấm của niosome, hiệu quả hình thành nang,
dễ hịa tan lại sau khi đơng khơ niosome. Cholesterol tạo liên kết hydro giữa nhóm OH
của cholesterol với chuỗi hydrocacbon của chất diện hoạt không ion hóa, qua đó làm
tăng độ cứng cơ học của màng [30]. Sự có mặt của cholesterol làm giảm chuyển động
quay của các chuỗi hydrocacbon, làm cho các phân tử chất diện hoạt sắp xếp có trật tự
tạo lớp màng kép cứng chắc. Đồng thời làm nới rộng khoảng nhiệt chuyển pha, giảm
enthalpy chuyển pha gel - tinh thể lỏng của lớp màng, tăng độ bền vững của các
niosome.
b. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa được sử dụng nằm tăng độ ổn định của các
công thức chứa tá dược dầu. Trong công thức của niosome, vitamin E được sử dụng
như một thành phần giúp cải thiện tính ổn định của lớp vỏ thông qua việc tạo liên kết
giữa nhóm OH của vitamin E với nhóm hydrocacbon của chất diện hoạt giúp tăng độ
bền cơ học màng và giảm sự rị rỉ dược chất. Ngồi ra, việc bổ sung vitamin E trong

cơng thức niosome cịn giúp ngăn chặn sự khuếch tán của các gốc tự do từ pha nước
qua màng, góp phần tăng độ ổn định của dược chất được nạp trong niosome [42].
c. Các phân tử tích điện
Các phân tử tích điện có thể được đưa vào niosome với nồng độ rất nhỏ để tăng
tính ổn định của niosome bởi lực đẩy tĩnh điện giúp ngăn chặn sự kết tụ. Một số chất
thường được dùng là phosphat diacetyl (DCP), acid phosphatidic, stearyl pyridinium
(STR).

1.2.3. Phân loại
Dựa theo kích thước tiểu phân trung bình, có thể chia niosome thành 3 nhóm
-

Niosome nhỏ đơn lớp (SUV) : Đường kính 10 - 100 nm.

-

Niosome to đơn lớp (LUV) : Đường kính 100 - 3000 nm.
Niosome nhiều lớp (MLV) : Đường kính ≥ 1000 nm.

10


Hình 5. Sơ đồ cấu trúc của niosome SUV, LUV, MLV
1.2.4. Ưu điểm, nhược điểm của niosome
a. Ưu điểm
- Niosome có khả năng bao bọc một số lượng lớn dược chất thân dầu, thân nước
-

-


và lưỡng cực trong một kích thước hạt nhỏ.
Làm tăng độ ổn định của dược chất được nạp vào trong niosome, đặc biệt là các
dược chất dễ bị phân hủy, có độ ổn định kém.
Niosome làm tăng khả năng xâm nhập và sinh khả dụng của một số dược chất
hấp thu kém. Đặc biệt, đối với một số có độc tính cao, sử dụng Niosome như

-

-

-

-

một hệ vận chuyển thuốc làm tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính của thuốc,
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống và tuân thủ điều trị
trên bệnh nhân. [17], [29].
Các chất hoạt động bề mặt được sử dụng để bào chế niosome có thể phân hủy
sinh học, ít độc hại, tính tương thích sinh học cao và không gây phản ứng miễn
dịch [16].
Đa dạng trong đường dùng: Được phát triển vào năm 1975 bởi Loreal – tập
đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới, cho đến ngày hôm nay, niosome đã được
nghiên cứu và ứng dụng trong hàng loạt dạng bào chế và đường sử dụng như
ngoài da (Tazarotene, Minoxidil,…) , uống, tiêm, tra mắt (acetazolamid,
Prednisolone,…) , dùng qua đường hô hấp (Cisplatin trong điều trị ung thư
phổi,…)[8], [17], [47].
Các chất hoạt động bề mặt không ion hóa đa số dễ bảo quản và xử lý, không
yêu cầu đặc biệt. [16]
So với Liposome: Niosome sử dụng chất diện hoạt khơng ion hóa thay cho
Phospholipid trong Liposome, khắc phục được nhược điểm về độ bền hóa học,

sự oxy hóa phospholipid và giá thành cao. [18], [28], [39]
11


b. Nhược điểm
-

Rị rỉ dược chất có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, thủy phân dược chất gây

-

hạn chế tuổi thọ và thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Có thể xảy ra sự kết tụ giữ các hạt Niosome với nhau, gây kết tụ. [26], [45]

1.2.5. Ứng dụng hệ vận chuyển niosome vào các dạng thuốc và mỹ phẩm ngoài da.
1.2.5.1. Cơ chế tăng vận chuyển dược chất qua da của niosome
Qua tham khảo các tài liệu [5], [25], [28], [39],[44] có thể đưa ra một số cơ chế
giúp niosome tăng vận chuyển thuốc qua da gồm.
-

Niosome có kích thước nhỏ hơn khe giữ các lớp sừng của da, do đó được
khuyến tán qua các khe giữa tại lớp sừng trên da một cách dễ dàng.

-

-

Chất diện hoạt trong cơng thức niosome đóng vai trị như 1 chất tăng thấm, giúp
cải thiện tính thấm của niosome trên da.
Niosome có cấu trúc được cấu tạo từ các chất diện hoạt khơng ion hóa mang 2

đầu thân dầu và thân nước, có khả năng đi xuyên qua hàng rào bảo vệ da, làm
tăng khả năng hấp thu của dược chất.
Tăng hydrat hóa lớp biểu bì, giảm thốt hơi nước qua da, làm giãn nở cấu trúc
da.
Niosome cũng thể được khuyến tán thông qua lỗ chân lông hoặc tuyến mồ hôi
trên da.

Hình 6. Cơ chế vận chuyển thước qua da của niosome

1.2.5.2. Một số nghiên cứu về niosome ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da.
Với nhiều ưu điểm nổi bật như quy trình sản xuất tương đối đơn giản và dễ thực
hiện, chi phí sản xuất thấp, khả năng mang được cả dược chất thân nước và thân dầu
đồng thời bền vững, ít bị thủy phân hơn so với hệ liposome, từ khi được xuất hiện vào
12


năm 1975 đến này, niosome đã được nghiên cứu và ứng dụng trong hàng loạt dạng
thuốc, đa dạng trong đường dùng và thành phần hoạt chất. Với dạng thuốc dùng ngồi
da, sử dụng niosome như một hệ vận chuyển cịn giúp cải thiện khả năng thấm và hiệu
quả của hoạt chất, góp phần vào tăng hiệu quả điều trị cũng như cải thiện tính ổn định.
Một số nghiên cứu về niosome dùng ngoài da gồm:
-

Hoàng Thị Hiền và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bào chế gel lô
hội chứa niosome rutin ứng dụng trong mỹ phẩm” bằng phương pháp hydrat
hóa màng mỏng. Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hệ dung môi
chloroform:methanol tỉ lệ 1:1 cho kết quả về KTTP trung bình và hiệu suất nạp
tốt hơn so với dùng methanol. Tiếp tục khảo sát cho thấy thời gian cất quay 3
giờ và tỉ lệ mol Span 60/cholesterol/rutin 7/3/4 cho giá trị KTTP và hiệu suất
nap dược chất cao nhất. Thử nghiệm ex-vivo đánh giá lượng dược chất lưu trữ


-

trên da cho thấy gel lô hội chưa niosome rutin có mức độ lưu trữ trên ga cao
gấp 5 lần so với gel lô hội chứa rutin không được niosome hóa [2].
Rise Desnita và cộng sự đã nghiên cứu bào chế niosome niacinamide bằng
phương pháp hydrat hóa màng mỏng. Thử nghiệm so sánh khả năng thấm qua
da của gel chứa niosome niacinamide so sánh với gel chứa niacinamide tự do
cho thấy sau 8h, gel chứa niosome niacinamide cho kết quả giải phóng dược
chất qua da cao hơn đáng kể (82,27%) so với gel chứa niacinamide khơng được
niosome hóa (70,27%) [12].

-

Maria Manconi và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các chất diện
hoạt lên độ ổn định quang học của tretinoin được nạp trong niosome tretinoin.

-

-

Kết quả cho thấy tretinoin được trong niosome có độ ổn định quang học tốt hơn
so với tretinoin không được niosome hóa. Brij® 30 cho hiệu quả bảo vệ
tretinoin khỏi sự phân hủy quang học tốt nhất trong tất cả các chất diện hoạt
được khảo sát trong nghiên cứu [27].
Gagan Goyal và cộng sự đã nghiên cứu bào chế niosome chứa benzoyl peroxide
bằng phương pháp hydrat hóa màng mỏng. Thử nghiệm so sánh khả năng lưu
trữ dược chất trên da cho thấy lượng dược chất lưu trữ trên da của gel niosome
benzoyl peroxide cao hơn đáng kể (52,72%) so với gel chứa benzoyl peroxide
tự do (37,61%). Thử nghiệm kích ứng trên da cũng cho thấy gel chứa niosome

benzoyl peroxide ít gây kích ứng da hơn so với gel benzoyl peroxide thơng
thường [13].
Gel chứa niosome arbutin do Aryana Radmard và cộng sự nghiên cứu cho thấy
khả năng cải thiện khả năng thẩm thấu qua da rõ rệt so với gel chứa Arbutin tự
13


do (602.1 ± 25.48 μg/cm2 với gel chứa niosome arbutin và 442.1 ± 8.59 μg/
cm2 với gel chứa arbutin tự do). Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát, lựa chọn tỉ
lệ công thức Span 20 : Tween 20 : cholesterol là 1:1:1 cho ra niosome với kích
thước nhỏ (214,16±8,06 d.nm) và có hiệu suất nạp dược chất cao nhất
(44,19±4,51) [38].

14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Niosome vitamin C.
-

Hỗn dịch chứa niosome vitamin C

2.2. Hóa chất ngun liệu và thiết bị thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
Bảng 2. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
STT

Tên hóa chất, nguyên liệu


Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Vitamin C

Trung Quốc

DDVN V

2

Span 60

Singapore

NSX

3

Vitamin E

Việt Nam

DDVN V

4


Dinatri EDTA

Trung Quốc

EP 8

5

Dicloromethan

Trung Quốc

NSX

6

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

NSX

7

Acid Citric

Trung Quốc

EP 8


8

Ethanol tuyệt đối

Việt Nam

DDVN V

9

Methanol sắc ký

Mỹ

TKPT

10

Acid Orthophossphoric đặc

Việt Nam

NSX

11

Nước tinh khiết

Việt Nam


DDVN V

2.2.2. Thiết bị.
- Hệ thống cất quay Rovapor R-210 (Buchi-Đức), bình cầu NS 29/32 dung tích
-

1000ml (Buchi Đức).
Bể siêu âm Wise Clean (Hàn Quốc)
Máy đo pH Inolab

-

Hệ thống thiết bị phân tích kích thước Zetasizer nano ZS90, Malvern (Anh)
Máy đo quang Hitachi U-1800 (Nhật Bản)

-

Máy ly tâm lạnh Supra R22 (Anh)
Hệ thống sấy chân không LABTECH (DAIHANLABTECH, Hàn Quốc)
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadu HPLC (Nhật Bản), cột Hypersil™

-

BDS C8.
Máy cất nước 2 lần Hamilton WSC/4D (Anh)
Ống siêu lọc Amicon® Ultra-4

-

Cân phân tích Satorius BP121S, tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ thuật và các dụng thủy

tinh.
15


2.3. Nội dung nghiên cứu
-

Bào chế niosome vitamin C.

-

Đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome vitamin C.
Đánh giá độ ổn định của vitamin C được nạp trong niosome.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Bào chế niosome vitamin C
Niosome vitamin C được bào chế bằng phương pháp hydrat hóa màng film.
Tham khảo các tài liệu [6], [20], [46] , tiến hành bào chế niosome bằng phương pháp
hydrat hóa màng film theo các bước sau.
-

Tạo film lipid: Cân Span 60, vitamin E vào cốc có mỏ, hịa tan hồn tồn trong
khoảng 10ml dicloromethan. Chuyển dung dịch trên vào bình cầu dung tích

-

-

-


1000 ml khơ, sạch sau đó tiến hành cất quay thu hồi dung môi trên máy cất
quay Rovapor R-210 với các thông số như sau.
+ Nhiệt độ 30 °C
+ Tốc độ quay 100vòng/phút
+ Áp suất áp suất 0,08-0,1 Mpa
+ Thời gian cất quay 20 phút trong điều kiện chân không để đảm bảo dung mơi
bốc hơi hồn tồn tạo thành màng film khơ trên thành bình.
Dung dịch vitamin C: Cân chính xác các thành phần dinatri EDTA, vitamin C.
Hịa tan dinatri EDTA trong khoảng 10ml nước đã được đuổi oxy hịa tan, sau
đó hịa tan vitamin C vào dung dịch trên. Chỉnh pH dung dịch vitamin C đến
5,0-6,5 bằng dung dịch NaHCO3 10%.
Hydrat hóa: Chuyển dung dịch vitamin C vào bình cầu chứa màng film, tiến
hành quay với tốc độ 100 vòng/phút, nhiệt độ bể điều nhiệt 30 °C, thời gian
khoảng 15 phút thu được hỗn dịch niosome.
Siêu âm hỗn dịch niosome vitamin C thu được dịch trong bể siêu âm Wise
Clean, tần số 40kHz trong thời gian thích hợp để giảm kích thước tiểu phân.
Hỗn dịch niosome sau siêu âm được đem đi tiến thành đánh giá các đặc tính.
Sơ đồ bào chế được thể hiện trong hình dưới.

16


Span 60

Na EDTA

Hòa tan

Nước đuổi
oxy


Cân

Vitamin E

Dicloromethan

Cân

Hòa tan
Vitamin C

T = 30oC
P = 0,08-0,1
Mpa

Cất quay loại
dung mơi

Hịa tan

Cân

Chỉnh pH

Dung dịch
NaHCO3

(5,0-6,5)


t = 20 phút
V = 100 rpm

Hydrat hóa

Siêu âm

Đóng gói, bảo quản

Hình 7: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế niosome vitamin C
2.4.2. Bào chế hỗn dịch niosome vitamin C 1% và dung dịch vitamin C 1%
2.4.2.1. Bào chế hỗn dịch niosome vitamin C 1%
Tinh sạch hỗn dịch niosome vitamin C: niosome vitamin C sau bào chế được
chuyển vào phần thân của ống siêu lọc Amicon® Ultra-4, tiến hành ly tâm lạnh hỗn
dịch niosome ở 5000 vòng/phút, nhiệt độ 15 độ C trong khoảng 30 phút thu được
niosome vitamin C tinh sạch.
Định lượng lại dược chất tồn phần có trong hỗn dịch sau tinh sạch, từ đó xác
định được lượng hỗn dịch cần lấy để pha chế hỗn dịch niosome vitamin C 1%.
17


Cách tiến hành. Cân một lượng vừa đủ niosome vitamin C. Chuyển tồn bộ
lượng niosome vitamin C trên vào bình định mức 25ml, định mức vừa đủ bằng dung
dịch đệm citro photphat pH 6,5 thu được hỗn dịch niosome vitamin C 1%.
2.4.2.2. Bào chế dung dịch vitamin C 1%
Cân chính xác một lượng khoảng 0,25g vitamin C, bổ sung lượng dung dịch đệm
citro phosphat pH 6,5 vừa đủ thu được 25ml dung dịch vitamin C 1%.
2.4.3. Đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome vitamin C
2.4.3.1. Hình thức hỗn dịch niosome.
Đánh giá bằng cảm quan: niosome vitamin C tạo thành phải là hỗn dịch trắng đục,

đồng nhất, khơng có các tiểu phân lớn có thể quan sát bằng mắt thường.
2.4.3.2. KTTP và phân bố KTTP PDI
KTTP và chỉ số đa phân tán PDI là các thông số quan trọng trong việc kiểm tra
sự phù hợp của kích cỡ tiểu phân và sự ổn định của chế phẩm, đặc biệt trong hệ
niosome. Chính vì thế các thơng số này ln được xem xét trong quá trình bào chế, sản
xuất và bảo quản.
Thiết bị sử dụng: máy Zetasizer ZS 90
Nguyên tắc của phép đo: Kích thước hạt được đo dựa trên sự khuếch tán ánh
sáng cho phép đo những dao động tạm thời (tán xạ ánh sáng động-Dynamic Light
Sacttering) của cường độ giao thoa theo một hướng cố định (nhìn chung ở một góc tán
xạ 90 độ so với tia tới). Những dao động này là kết quả của chuyển động Brown của
các tiểu phân trong môi trường phân tán.
Tiến hành: Pha loãng mẫu thử 5-10 lần với nước cất đã lọc qua màng cellulose
acetat 0,2um sao cho số lượng photon phát hiện mỗi giây (count rate) đạt giá trị 200400 (Kcps). Tiến hành đo chỉ số đa phân tán PDI, KTTP của hỗn dịch niosome bằng
thiết bị Zetasizer NanoZ90, sử dụng cuvet nhựa trong suốt.
Đánh giá kết quả: ZAverager, PDI. Trong đó, chỉ số ZAverager ( đơn vị đo “d.nm”: số
nanomet đường kính tiểu phân) gần tương đương với KTTP trung bình của mẫu khi
giá trị PDI nhỏ (0-0,3) và dùng đề so sánh về kích thước giữa các mẫu niosome khác
nhau. Khi PDI lớn (>0,5) thì chỉ số ZAverager khơng có ý nghĩa, dựa vào vị trí các peak trên
đồ thị phân bố để so sánh kích thước giữa các mẫu.
2.4.3.3. Phương pháp định lượng vitamin C
a. Phương pháp quang phổ hấp thụ
Xác định bước sóng hấp thụ cực đại
Pha dung dịch vitamin C có nồng độ khoảng 10 μg/ml trong dung dịch đệm citro
phosphat pH 6,5, tiến hành quét phổ dung dịch thu được bằng máy đo quang ở dải
18


×