Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

LÃ TÙNG lâm NGHIÊN cứu bào CHẾ VIÊN NANG CHỨA PROLIPOSOME BERBERIN KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÃ TÙNG LÂM
MÃ SINH VIÊN: 1701289

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG
CHỨA PROLIPOSOME BERBERIN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Trần Thị Hải Yến
2. ThS. Bùi Thị Lan Phương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế

Hà Nội – 2022


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần
Thị Hải Yến và ThS. Bùi Thị Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cơ NCS. Dương Thị Thuấn đã hết lịng quan tâm
và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ, các anh chị kĩ thuật viên
và các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Bào Chế, Bộ môn Vật
lý – Hoá lý, Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia
đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cơ trong Ban Giám hiệu,
các phịng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tâm huyết truyền


đạt cho tôi những tri thức quý báu trong suốt 5 năm học tập tại trường.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đã ln ở bên ủng hộ, động viên, giúp đỡ và tạo động lực cho tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
Sinh viên

Lã Tùng Lâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về berberin ......................................................................................... 2
1.1.1. Cơng thức hóa học ............................................................................................ 2
1.1.2. Nguồn gốc ........................................................................................................ 2
1.1.3. Tính chất hóa lý ................................................................................................ 2
1.1.4. Tác dụng dược lý .............................................................................................. 3
1.1.5. Đặc tính dược động học.................................................................................... 3
1.1.6. Hướng cải thiện sinh khả dụng đường uống cho berberin ............................... 4
1.2. Tổng quan về proliposome .................................................................................. 4
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4
1.2.2. Ưu, nhược điểm của proliposome .................................................................... 5
1.2.3. Thành phần của proliposome ........................................................................... 6
1.2.4. Phương pháp bào chế proliposome .................................................................. 7

1.2.5. Ứng dụng .......................................................................................................... 9
1.2.6. Đánh giá một số đặc tính của proliposome .................................................... 10
1.3. Tổng quan về thuốc nang cứng ......................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................... 11
1.3.2. Ưu, nhược điểm của thuốc nang ..................................................................... 11
1.3.3. Kỹ thuật đóng thuốc vào nang cứng ............................................................... 12
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về proliposome .................................. 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 14
2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu.................................................................... 14
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................... 14
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ ......................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
2.3.1. Bào chế proliposome berberin bằng phương pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi
.................................................................................................................................. 15


2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính proliposome berberin ....................... 16
2.3.3. Đánh giá khả năng tương hợp giữa tá dược và proliposome berberin ........... 21
2.3.4. Phương pháp đóng nang ................................................................................. 22
2.3.5. Phương pháp đánh giá viên nang chứa proliposome berberin ....................... 22
2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................. 24
3.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng berberin bằng phương pháp đo quang phổ
UV-VIS .................................................................................................................... 24
3.2. Xây dựng quy trình bào chế proliposome berberin 200 gam/mẻ ...................... 25
3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố về công thức và thơng số trong quy trình
đến đặc tính proliposome berberin ........................................................................... 25
3.2.2. Đề xuất quy trình bào chế proliposome berberin ở quy mô 200 gam/mẻ ...... 27
3.2.3. Đánh giá các đặc tính của proliposome berberin ở quy mơ 200 gam/mẻ ...... 28

3.2.4. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng của proliposome berberin .............................. 30
3.3. Xây dựng công thức bào chế viên nang cứng chứa berberin 25mg/viên .......... 31
3.3.1. Lựa chọn cỡ vỏ nang ...................................................................................... 31
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược độn đến đặc tính của proliposome berberin
.................................................................................................................................. 31
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược trơn đến đặc tính của proliposome berberin
.................................................................................................................................. 35
3.3.4. Bào chế và đánh giá viên nang chứa proliposome berberin 25 mg ................ 38
3.3.5. Đề xuất tiêu chuẩn cho viên nang chứa proliposome berberin 25 mg ........... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
BBR

Berberin

CI

Chỉ số nén Carr (Carr Index)

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V


DSC

Quét nhiệt lượng vi sai (Differential scanning calorimetry)

EE

Hiệu suất liposome hóa (Encapsulation efficciency)

EP 8

Dược điển Châu Âu (European Pharmacopoeia 8)

HLDC

Hàm lượng dược chất

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid
chromatography)

HSPC

Phosphatidylcholin đậu nành hydro hố (Hydrogenated soy
phosphatidylcholine)

KLR

Khối lượng riêng


KTTP

Kích thước tiểu phân

LDL

Lipoprotein phân tử lượng thấp (Low density lipoprotein)

MeOH

Methanol

MLV

Liposome đa lớp (Multilamellar vesicle)

P-gp

P-glycoprotein

PDI

Chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index)

PL

Proliposome

SEM


Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscope)

TD

Tá dược

TKHH

Tinh khiết hố học

α-TP

Vitamin E (α-tocopherol)

v/v

Thể tích trên thể tích

w/w

Khối lượng trên khối lượng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các cỡ và dung tích của nang cứng ......................................................... 11
Bảng 2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ......................................................... 14
Bảng 2.2. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu ............................................. 14
Bảng 2.3. Thành phần tạo proliposome berberin sử dụng trong khảo sát phương pháp
bao hạt ...................................................................................................................... 15
Bảng 2.4. Đánh giá khả năng trơn chảy qua chỉ số CI (tham khảo USP 40) ........... 18

Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của dung dịch BBR trong ethanol 96% ...................... 24
Bảng 3.2. Tỉ lệ khối lượng và thông số quy trình bào chế PL BBR bằng phương pháp
bao hạt trên thiết bị bao tầng sôi............................................................................... 25
Bảng 3.3. Một số đặc tính của PL BBR F01, F02, F03, F04 (n=3, TB ± SD) ......... 25
Bảng 3.4. Công thức bào chế proliposome berberin mẻ 200 gam ........................... 27
Bảng 3.5. Các đặc tính của proliposome berberin ( n=3, TB ± SD) ........................ 29
Bảng 3.6. Tiêu chuẩn chất lượng của cốm proliposome berberin ............................ 30
Bảng 3.7. Thể tích biểu kiến của lượng proliposome berberin chứa 25mg berberin
(n=3, TB ± SD)......................................................................................................... 31
Bảng 3.8. Khối lượng riêng biểu kiến và lượng tá dược độn cần bổ sung ............... 31
Bảng 3.9. Khối lượng riêng biểu kiến và chỉ số nén của hỗn hợp proliposome berberin
và tá dược độn ( n=3, TB ± SD) .............................................................................. 32
Bảng 3.10. Chỉ số nén hỗn hợp proliposome và tá dược trơn (n=3, TB ± SD) ........ 35
Bảng 3.11. Chỉ só nén của proliposome với hỗn hợp tá dược trơn (n=3, TB ± SD)
.................................................................................................................................. 36
Bảng 3.12. Công thức bào chế viên nang chứa proliposome berberin 25 mg .......... 38
Bảng 3.14. Kết quả định lượng dược chất trong viên nang chứa proliposome berberin
25 mg (n=3, TB ± SD)............................................................................................. 39
Bảng 3.15. Tiêu chuẩn đề xuất của viên nang chứa proliposome berberin 25 mg ... 40


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Cơng thức cấu tạo của berberin ..................................................................... 2
Hình 2. Cấu trúc phospholipid kép của liposome ...................................................... 5
Hình 3. Nguyên tắc của phương pháp bao hạt ........................................................... 8
Hình 4. Cấu tạo thiết bị bao tầng sơi .......................................................................... 8
Hình 5. Đồ thị biểu diễn mối tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ quang và nồng
độ BBR ..................................................................................................................... 24
Hình 6. Hình thái và bề mặt của proliposome berberin mẫu F04 dưới kính hiển vi
điện tử quét SEM) .................................................................................................... 26

Hình 7. Sơ đồ bào chế proliposome BBR ................................................................ 28
Hình 8. Hình thức proliposome berberin .................................................................. 29
Hình 9. Mức độ giải phóng dược chất tại mơi trường đệm phosphat pH 6,8........... 30
Hình 10. Hiệu suất liposome hoá của hỗn hợp proliposome berberin và các tá dược
độn (n=3, TB ± SD).................................................................................................. 32
Hình 11. Mức độ giải phóng dược chất F05, F06 và NC01 (n=3, TB ± SD)........... 33
Hình 12. Phổ DSC của proliposome berberin, tá dược độn và hỗn hợp thành phần 34
Hình 13. Hiệu suất liposome hoá của hỗn hợp proliposome với tá dược trơn ......... 36
Hình 14. Hiệu suất liposome hố của cơng thức F05.5 và mẫu đối chiếu F05 ........ 37
Hình 15. Mức độ giải phóng dược chất của F05.5 và F05 ( n=3, TB ± SD)............ 37
Hình 16. Phổ DSC của proliposome, tá dược trơn và hỗn hợp các thành phần ....... 38
Hình 17. Hình thức viên nang chứa proliposome berberin ...................................... 39
Hình 18. Mức độ giải phóng của viên nang chứa proliposome berberin 25 mg ...... 40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Berberin là một benzylisoquinolin alcaloid, là một hoạt chất có trong nhiều
loại cây thuốc và có một loạt các đặc tính dược lý. Từ lâu, berberin đã được sử dụng
trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc nhờ hoạt tính kháng khuẩn, kháng động
vật nguyên sinh, chống tiêu chảy và trị đau mắt hột. Hơn nữa, một số nghiên cứu lâm
sàng và tiền lâm sàng đã chứng minh được tác dụng cải thiện của berberin đối với
một số rối loạn bao gồm các vấn đề về chuyển hóa, thần kinh và tim mạch. Tuy nhiên,
hiệu quả sử dụng berberin bị hạn chế bởi sinh khả dụng đường uống kém [23].
Liposome là một hệ mang dược chất có nhiều ưu điểm như tương hợp sinh
học, an tồn, tích luỹ hoặc giải phóng các hoạt chất chọn lọc. Do cấu trúc liposome
tương tự màng sinh học nên có thể mang đồng thời cả dược chất thân nước và thân
dầu, dễ dàng thấm qua màng tế bào làm tăng sinh khả dụng của dược chất. Tuy nhiên,
xu hướng thuỷ phân các cấu trúc phospholipid hoặc sự rò rỉ dược chất thường làm
hạn chế thời hạn sử dụng của các chế phẩm chứa liposome [19].
Proliposome là hệ mang dược chất giúp khắc phục được một số nhược điểm

của liposome. Proliposome là các hạt khô, trơn chảy tốt, khi phân tán vào môi trường
nước hoặc dịch sinh học, sẽ tạo thành liposome. Do tồn tại ở trạng thái rắn nên hầu
hết các vấn đề về độ ổn định của liposome được giải quyết và dễ dàng ứng dụng được
vào các dạng thuốc rắn [30].
Các nghiên cứu trước đây đã xây dựng được cơng thức và quy trình bào chế
proliposome berberin ở quy mơ phịng thí nghiệm bằng phương pháp tráng film trên
bề mặt chất mang và bằng phương pháp phun sấy. Nối tiếp kết quả đó, việc cải tiến
nâng cấp quy mô bào chế proliposome và bào chế viên nang chứa proliposome
berberin là cần thiết.
Do đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế viên nang chứa
proliposome berberin” nhằm đạt được một số mục tiêu sau:
1. Xây dựng được quy trình bào chế proliposome berberin quy mơ 200 gam/mẻ
bằng phương pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi.
2. Bào chế được viên nang chứa proliposome berberin 25mg.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về berberin
1.1.1. Công thức hóa học

Hình 1. Cơng thức cấu tạo của berberin
− Cơng thức phân tử: C20H19NO4+
− Danh pháp IUPAC: 5,6 - dihydro - 9,10 - dimethoxybenzo - 1,3 - benzodioxolo
(5,6 - a) quinolizin
− Khối lượng phân tử: 336,366 gram/mol
1.1.2. Nguồn gốc
Berberin là một alcaloid thực vật thuộc nhóm isoquinolin. Tại Việt Nam,
berberin chủ yếu được chiết từ thân và rễ cây Vàng đằng (Coscinium usitatum Pierre)

với hàm lượng khoảng 1,5 đến 2-3% [4].
1.1.3. Tính chất hóa lý
1.1.3.1. Lý tính
− Cảm quan: Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, khơng mùi, có vị rất đắng.
− Nhiệt độ nóng chảy: 145oC.
− Độ tan: Tan chậm trong nước, ít tan trong ethanol và methanol, khó tan trong
ether và cloroform.
− Berberin khơng có C bất đối nên khơng có đồng phân quang học.
− Berberin hấp thụ cực đại tia UV ở max = 265; 343 nm.
− Berberin phát huỳnh quang màu vàng dưới ánh sáng tử ngoại UV [32], [35].
1.1.3.2. Hóa tính
− Berberin có tính chất như một base yếu, có khả năng tạo muối với các acid
khác nhau, việc tạo muối của berberin không giống như các alcaloid khác mà
tạo thành muối giống của hydroxyd kim loại, nghĩa là có loại phân tử nước [1].
− Nhân thơm có chứa N của berberin có thể bị khử bởi các tác nhân khác nhau
tạo thành hydro alcaloid không màu.

2


− Berberin kém ổn định trong môi trường kiềm mạnh, vịng chứa ngun tử N
khơng vững bền, trong mơi trường kiềm mạnh dễ hỗ biến mở vòng, cho chức
aldehyd gọi là berberinal.
1.1.4. Tác dụng dược lý
Berberin đã được sử dụng từ lâu với tác dụng dược lý chính là để điều trị nhiễm
trùng đường ruột, tiêu chảy, lỵ do có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng [19], [15].
Những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng berberin có khả năng
điều trị một số bệnh mạn tính:
− Berberin có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả tương tự như metformin. Tác
dụng này dựa trên nhiều cơ chế khác nhau như bảo vệ và phục hồi chức năng

tế bào đảo tuỵ, tăng cường biểu hiện mARN insulin receptor, giảm tình trạng
kháng insulin [45].
− Berberin làm giảm mạnh lượng cholesterol, LDL – Cholesterol, triglycerid và
các mảng xơ vữa. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động khác so với các statin nên
berberin khơng gây ra tác dụng phụ điển hình như các statin [21], [22].
− Berberin cịn có tác dụng chống ung thư thông qua ức chế sự tăng sinh của các
tế bào khối u, cản trở sự xâm lấn và di căn của tế bào khối u, làm tăng hiệu
quả của xạ trị, hoá trị liệu [36], [12].
− Liposome BBR gần đây được nghiên cứu để điều trị bệnh Leishmania ở trẻ sơ
sinh với mục đích ngăn chặn sự chuyển hóa nhanh chóng của BBR ở gan và
cải thiện việc phân phối thuốc một cách chọn lọc đến các cơ quan bị nhiễm
bệnh [10].
1.1.5. Đặc tính dược động học
− Q trình hấp thu của BBR xảy ra chủ yếu ở ruột non. Một số nghiên cứu cho
thấy rằng sinh khả dụng đường uống của berberin ở người tình nguyện khỏe
mạnh là rất thấp [44].
− Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy sau khi hấp thu qua đường uống,
BBR được phân bố nhanh chóng vào các cơ quan như gan, thận, não, tim, cơ,
phổi, tuyến tụy và mô mỡ. Điều này giúp giải thích cho các tác dụng dược lý
của BBR mặc dù lượng tồn tại trong máu ở nồng độ thấp [43].
− Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng BBR được chuyển hóa chủ yếu qua
gan, thải trừ qua đường mật và nước tiểu [23], [28].

3


1.1.6. Hướng cải thiện sinh khả dụng đường uống cho berberin
Các ứng dụng điều trị tiềm năng của BBR bị hạn chế bởi sinh khả dụng đường
uống thấp, chủ yếu do khả năng hấp thu kém và sự bơm tống ngược tại ruột. Vì vậy,
các biện pháp làm tăng sinh khả dụng là phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề

này [17].
− Cải thiện khả năng thẩm thấu với chất tăng tính thấm
Việc sử dụng các chất tăng cường hấp thu tại ruột là một cách tiếp cận giúp
làm tăng sinh khả dụng đường uống của các thuốc có độ thẩm thấu thấp. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng natri caprat và chitosan là chất diện hoạt an toàn và hiệu
quả giúp tăng khả năng thẩm thấu đường ruột của BBR [27], [11].
− Cải thiện khả năng thẩm thấu với chất ức chế P-glycoprotein
Bơm tống thuốc P-gp là rào cản hấp thụ chính của nhiều loại dược chất. Do
đó, việc sử dụng các chất ức chế P-gp là một chiến lược phổ biến thường được cân
nhắc. Một số hợp chất đang được nghiên cứu do có tiềm năng tăng tính thấm của
BBR theo hướng này như D-α-tocopheryl polyethylene glycol 1000 succinat (TPGS)
[46]. Ngoài ra, một số hợp chất thiên nhiên như slymarin và tetrandrin cũng đang
được chú ý [13], [39].
− Cải thiện khả năng thẩm thấu với các hệ vi hạt lipid
Hệ phân phối thuốc dạng vi hạt lipid (LMDDS) như nano/vi nhũ tương, micell,
liposome và các hạt nano lipid rắn (SLN) là các con đường phổ biến nhất trong cơng
nghệ dược phẩm. Chúng có thể làm tăng khả năng hấp thu đường uống thông qua
nhiều cơ chế khác nhau như cải thiện khả năng hòa tan và thẩm thấu của thuốc tại
đường tiêu hóa, tăng hấp thu nhờ hiện tượng nhập bào các vi hạt có chứa dược chất
qua biểu mô ruột và tăng cường vận chuyển thuốc từ đường tiêu hóa đến hệ bạch
huyết [25].
1.2. Tổng quan về proliposome
1.2.1. Khái niệm
Proliposome là các hạt khô, trơn chảy tốt, khi phân tán vào nước tạo hỗn dịch
liposome đa lớp.
Proliposome tạo thành bởi các phân tử phospholipid có đầu thân nước và đuôi
kị nước. Khi các phân tử phospholipid được hydrat hóa trong mơi trường nước, chúng
sẽ sắp xếp tạo thành các lớp lipid kép. Dược chất thân nước ở trong khoang thân nước,
dược chất thân dầu nằm trong các vùng kỵ nước [42].


4


Đầu ưa nước
Đầu kỵ nước
Phân tử Phospholipid
Micell

Lớp màng kép
Vùng kỵ nước
Khoang thân nước

Liposome

Hình 2. Cấu trúc phospholipid kép của liposome [31]
1.2.2. Ưu, nhược điểm của proliposome
1.2.2.1. Ưu điểm
Proliposome sau khi hydrat hóa với nước tạo hỗn dịch liposome, vì vậy
proliposome có những ưu điểm của liposome [24]:
− Liposome có khả năng tương hợp sinh học, phân huỷ sinh học, không gây độc
và khơng gây phản ứng miễn dịch.
− Thích hợp làm hệ vận chuyển cho cả thuốc thân nước, thân dầu và lưỡng tính.
− Bảo vệ dược chất tránh tác động của mơi trường bên ngồi.
− Tăng cường tác dụng điều trị và giảm sự tiếp xúc giữa mô nhạy cảm và các
thuốc có độc tính.
− Tăng ổn định thuốc thông qua việc bao bọc dược chất, cải thiện đặc tính dược
động học (giảm thải trừ và tăng thời gian bán thải).
− Tăng độ tan của dược chất khó tan, do đó tăng sinh khả dụng của thuốc.
Vì đặc điểm khô, trơn chảy tốt, proliposome đã khắc phục được nhược điểm
khơng ổn định về mặt hóa lí của liposome. Proliposome cũng đã thể hiện được ưu

điểm vượt trội hơn liposome trong sản xuất với quy mô lớn, thuận tiện chia liều khi
được đưa vào dạng viên nang, viên nén [29].

5


1.2.2.2. Nhược điểm
− Phospholipid chủ yếu được chiết tách từ nguồn ngun liệu tự nhiên, do đó,
rất khó kiểm sốt mức độ tinh khiết của nguyên liệu.
− Một số phương pháp bào chế sử dụng dung môi hữu cơ để hịa tan lipid gây
tác động bất lợi đến mơi trường.
− Proliposome ứng dụng dùng đường tiêm dễ bị thanh thải bởi đại thực bào, thời
gian tuần hồn khó kéo dài.
1.2.3. Thành phần của proliposome
1.2.3.1. Phospholipid
Phospholipid là thành phần chính của proliposome. Phospholipid gồm đầu
thân nước, đuôi acid béo kị nước nên nó có khả năng tự tạo thành lớp màng kép trong
mơi trường nước. Phospholipid có nhiều loại, bao gồm:
Phospholipid tự nhiên: Phosphatidylcholin (PC) là loại phospholipid hay được
sử dụng nhất. PC cịn được gọi là lecithin thường có trong lòng đỏ trứng, đậu nành,
một lượng nhỏ trong tim bò và tủy sống. PC thường được sử dụng vì tương đối trơ
về mặt hóa học [33]. Tuy nhiên, PC thu được từ các nguồn tự nhiên là hỗn hợp của
các PC có độ dài chuỗi và mức độ khơng bão hòa khác nhau. Sự hiện diện của các
chuỗi acid béo chưa bão hịa làm cho lipid khơng ổn định, do đó lipid bão hịa được
ưa dùng hơn những lipid chưa bão hịa [30].
Ngồi ra, cịn có thể dùng một số lipid trung tính như sphingomyelin (SM).
Phospholipid tổng hợp: Các đầu phân cực như phosphatidylglycerol (PG),
phosphatidylethanolamine (PE), phosphatidic acid (PA), phosphatidylserine (PS), và
phosphatidylcholine (PC) kết hợp với các chuỗi acid béo như acid oleic, lauric,
myristic, palmitic và stearic tạo thành nhiều cấu trúc phospholipid khác nhau.

Mặc dù có sẵn nhiều loại phospholipid, việc bào chế proliposome thường chỉ
giới hạn trong PC và PG, chủ yếu là do các cân nhắc về độc tính, độ tinh khiết, ổn
định và chi phí [30].
1.2.3.2. Steroid
Cholesterol và dẫn chất của nó là thành phần rất quan trọng trong màng tế bào
tự nhiên. Cholesterol có ba tác dụng chính bao gồm: cải thiện độ cứng của màng lipid
kép, giảm tính thấm nước và cải thiện tính ổn định của lớp màng kép khi có chất lỏng
sinh học như huyết tương [41]. Nếu khơng có cholesterol thì lớp phospholipid dễ
tương tác với protein huyết tương như albumin, transferin, macroglobulin dẫn tới
giảm độ ổn định của liposome.

6


Cholesterol khơng thể tự tạo lớp màng kép nhưng có thể tích hợp vào màng
phospholipid với nồng độ rất cao. Nó có thể kết hợp với phospholipid lên đến tỷ lệ
mol là 2:1 [26].
1.2.3.3. Các chất ổn định
Các chất chống oxy hóa màng phospholipd kép và tăng sinh khả dụng của
dược chất: vitamin E được sử dụng trong thành phần của công thức liposome để hoạt
động như một chất ổn định màng, làm giảm q trình oxy hóa lipid, thay đổi tính
thấm của lớp màng kép và kéo dài thời gian bảo quản. Sự hiện diện của vitamin E
trong liposome dẫn đến giảm tốc độ thanh thải dược chất, kéo dài nồng độ trong máu
và giảm sự hấp thu của gan so với liposome khơng có vitamin E [34].
1.2.3.4. Dung môi
Các dung môi hữu cơ sử dụng trong bào chế proliposome thường là một hỗn
hợp của cloroform và alcol (methanol, ethanol). Alcol được bổ sung để làm ổn định
cloroform, tránh biến đổi thành khí phosgen (COCl2) [16].
1.2.3.5. Chất mang tan trong nước
Chất mang được chọn nên có diện tích bề mặt lớn và độ xốp cao để lipid dễ

dàng phân bố đều trên bề mặt chất mang. Do chúng tan trong nước, chúng làm phân
tán liposome nhanh chóng trong quá trình hydrat hố. Bằng cách kiểm sốt kích thước
chất mang, có thể thu được phạm vi tương đối hẹp của liposome hoàn nguyên. Một
số chất mang sử dụng là: maltodextrin, sorbitol, cellulose vi tinh thể, magie nhôm
silicat, manitol... [33].
1.2.4. Phương pháp bào chế proliposome
1.2.4.1. Các phương pháp bào chế proliposome
Hiện nay có nhiều phương pháp bào chế proliposome gồm [42]:
− Phương pháp tráng phim trên bề mặt chất mang (film deposition on carrier
method).
− Phương pháp phun sấy (spray drying method).
− Phương pháp đối kháng dung môi siêu tới hạn (supercritical anti-solvent
method).
− Phương pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi (fluidised bed method).
1.2.4.2. Phương pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi
Nguyên tắc: Phương pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi được cải tiến dựa trên
công nghệ bao hạt, có thể sử dụng trong sản xuất proliposome ở quy mô lớn.

7


Làm ẩm

Phun

Lan rộng

Tiểu phân
Màng
bao

được
bao
liên tục

GiGiGiọt phun
GiGiTiểu phân

Hình 3. Nguyên tắc của phương pháp bao hạt [6]
Phương pháp này có thể áp dụng với nhiều loại chất mang khác nhau ở cả dạng
kết tinh và vơ định hình. Khi sử dụng hạt làm chất mang, lớp ban đầu được phủ lên
sẽ tạo một bề mặt trơn nhẵn thích hợp để bao thêm các lớp phospholipid. Điều này
đảm bảo hình thành một lớp bao đồng nhất xung quanh lõi và khi hydrat hóa sẽ tạo
thành các liposome có kích thước nhỏ. Dung dịch hữu cơ của phospholipid và dược
chất được phun lên chất mang qua một vịi phun. Đồng thời, dung mơi hữu cơ sẽ được
loại bỏ bằng cách sử dụng chân khơng trong buồng bao. Để loại bỏ lượng dung mơi
cịn sót lại, sản phẩm có thể được sấy chân khơng qua đêm [33].
Khí ra
Van điều chỉnh khí thải
Cảm biến đo nhiệt độ khí ra

Màng lọc
Nhiệt kế

Cảm biến
độ ẩm

Khuấy
Vịi phun

Giọt

phun mù

Bơm
nhu động
Dịch bao

Khí vào

Cảm biến
đo nhiệt độ
buồng bao

Tiểu phân
sơi

Cảm biến
đo nhiệt độ
khí vào

Đĩa phân phối
khí

Quạt

Hình 4. Cấu tạo thiết bị bao tầng sôi

8

Hệ thống
gia nhiệt



1.2.5. Ứng dụng
1.2.5.1. Đường uống
Đường uống được coi là đường đưa thuốc thuận tiện nhất. Tuy nhiên việc sử
dụng liposome đường uống còn nhiều hạn chế do kém ổn định và khó kiểm sốt giải
phóng tại vị trí hấp thu. Proliposome do tồn tại ở dạng bột chảy tự do, là ví dụ tiên
phong về việc đưa liposome vào dạng bào chế rắn [50]. Hơn nữa, liposome được
hình thành khi proliposome tiếp xúc với dịch sinh học tại vị trí hấp thu nên có thể
đảm bảo được tính tồn vẹn của liposome. Ngoài ra, proliposome làm tăng độ tan của
các dược chất ít tan. Proliposome hydrat hóa tạo liposome MLV, làm tăng khả năng
nạp dược chất vào trong màng phospholipid [48]. Mặt khác các liposome MLV có
kích thước lớn nên cải thiện được sinh khả dụng của những thuốc chuyển hóa bước
một qua gan và tăng khả năng hấp thu vào hệ bạch huyết [49].
1.2.5.2. Đường hơ hấp
− Thuốc hít bột khơ (DPIs)
Thuốc được hít vào dưới dạng bột mịn rồi thuốc được phân tán trực tiếp vào
đường hô hấp của bệnh nhân. Thuốc hít bột khơ có rất nhiều lợi ích như phân phối có
kiểm sốt, giảm độc tính và tăng cường hiệu lực, tăng sự tuân thủ của bệnh nhân,
cải thiện sự ổn định. Các công thức proliposome ở dạng bột khô nên chúng được sử
dụng tốt nhất để phân phối liposome bằng ống hít bột khơ [47].
− Thuốc khí dung
Proliposome là dạng bào chế thích hợp cho thuốc phun mù, vì tạo liposome
ngay trước khi phun, tránh được việc tạo thành các tiểu phân kết tụ quá cỡ không qua
được thiết bị phun mù.
1.2.5.3. Đường qua niêm mạc
Phospholipid là thành phần của proliposome, không độc hại, không gây kích
ứng và tương thích với màng sinh học. Liposome hình thành khi hydrat hóa
prolipsome sẽ tập trung trên niêm mạc, do đó có thể làm tăng khả năng lưu giữ thuốc,
dẫn đến tăng nồng độ thuốc trên niêm mạc giúp kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.

1.2.5.4. Đường qua da
Proliposome gồm các phospholipid có ái lực tự nhiên với lớp lipid của da, do
đó có khả năng tăng cường sự thẩm thấu của dược chất qua da. Ngoài ra, để tăng tính
thấm qua da, có thể lảm giảm sự cản trở của lớp sừng.

9


1.2.6. Đánh giá một số đặc tính của proliposome
1.2.6.1. Cấu trúc bề mặt của proliposome
Proliposome được đánh giá cấu trúc và hình thái bề mặt bằng phương pháp
chụp kính hiển vi điện tử quét. Khi sử dụng kỹ thuật này có thể quan sát được sự thay
đổi hình thái bề mặt của chất mang sau khi phủ lipid lên bề mặt của nó [30].
Karn và cộng sự đã sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM) để kiểm tra hình
thái bề mặt của proliposome cyclosporin và chất mang lactose khan. Kết quả cho thấy
ở proliposome cyclosporin, dạng tinh thể của lactose khan khó quan sát được vì sự
lắng đọng của phospholipid trên bề mặt. Lớp màng lipid mỏng phủ trên bề mặt của
các hạt lactose đảm bảo sự hydrat hóa hồn tồn của phospholipid, dẫn đến sự phân
tán liposome sau khi tiếp xúc với môi trường [9].
1.2.6.2. Xác định kích thước tiểu phân liposome thu được sau khi hydrat hóa
proliposome và hiệu suất liposome hóa
Proliposome khi hydrat hố được đo kích thước tiểu phân bằng cách sử dụng
nhiều kỹ thuật khác nhau như quang phổ tương quan photon (PCS), tán xạ ánh sáng
động (DLS), máy phân tích kích thước hạt laser và kính hiển vi quang học. Phép đo
này giúp hiểu rõ hơn sự hình thành các hạt liposome sau q trình hydrat hố, ảnh
hưởng của các thành phần lipid lên kích thước hạt và cơ chế hấp thu của các hạt này
trong môi trường in vivo [9].
Do một phần dược chất tự do có thể xuất hiện bên ngồi cấu trúc liposome sau
khi proliposome được hydrat hố, chỉ số hiệu suất liposome hoá và hiệu suất nạp của
dược chất đã được tính tốn. Việc phân tách phần dược chất tự do có thể thực hiện

bằng các kĩ thuật như thẩm tách, ly tâm và siêu lọc [9].
Arregui và cộng sự đã nghiên cứu xác định kích thước liposome daptomycin
sau khi hydrat hóa proliposome daptomycin bằng cách sử dụng máy Malvern
Zetasizer ZS90 (Malvern Instruments, Worcestershire, Vương quốc Anh). Tất cả các
phép đo được thực hiện ba lần ở 25°C. Kết quả: KTTP của liposome daptomycin thu
được là 520 ± 34 nm. Hiệu suất liposome hóa của daptomycin trong liposome được
xác định bằng cách chuyển 500 µl sang thiết bị ly tâm Nanosep® (10Kda MWCO)
(Pall Life Sciences., Port Washington, USA) với tốc độ 10000 vòng/phút trong 10
phút ở điều kiện làm lạnh (5°C). Hàm lượng dược chất tự do được hòa tan ở nhiệt độ
phòng trong một lượng cồn đã biết và được phân tích bằng phương pháp HPLC [7].

10


1.2.6.3. Độ trơn chảy của proliposome
Độ trơn chảy của proliposome ảnh hưởng đến khả năng phân phối vào các
dạng thuốc rắn do đó quyết định sự đồng nhất về hàm lượng, khối lượng của dược
chất và rất quan trọng trong bào chế các dạng thuốc rắn: thuốc nang, thuốc viên nén, ...
Độ trơn chảy có thể xác định bằng cách đo các thông số như tỷ trọng thô, tỷ trọng gõ,
chỉ số nén Carr và tỷ số Hausner [8].
Trong nghiên cứu này, proliposome berberin được sử dụng làm nguyên liệu
cho dạng thuốc rắn nên việc đánh giá độ trơn chảy là hết sức cần thiết.
Khan và cộng sự đã đánh giá độ trơn chảy của sorbitol và proliposome
beclometasone dipropionat, thông qua các thông số gồm chỉ số nén, tỷ số Hausner,
góc nghỉ. Từ đó tác giả đánh giá ảnh hưởng của lipid, của dược chất lên độ trơn chảy
của sorbitol, làm cơ sở tiến hành khảo sát công thức bào chế proliposome là nguyên
liệu cho viên nén beclometasone dipropionat [20].
1.3. Tổng quan về thuốc nang cứng
1.3.1. Khái niệm
Thuốc nang là một dạng thuốc phân liều bao gồm [2]:

− Một vỏ rỗng để đựng thuốc (thường bằng gelatin), gắn liền với thuốc và đưa
vào cơ thể cùng với thuốc. Sau khi giải phóng thuốc, vỏ đựng được tiêu hố
trong cơ thể.
− Một đơn vị phân liều của dược chất đã được bào chế dưới các dạng thích hợp
để đóng vào vỏ (dung dịch, hỗn dịch, bột, hạt, pellet, viên nén, …).
Có thể quan niệm thuốc nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều dạng
bào chế khác nhau như: dung dịch, viên nén, cốm thuốc, …
Nang cứng có vỏ có thể tháo rời, gồm hai nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau,
thường có hình trụ.
Bảng 1.1. Các cỡ và dung tích của nang cứng
Cỡ nang

5

4

3

2

1

0

00

000

Dung tích nang
(ml)


0,13

0,20

0,27

0,37

0,48

0,67

0,95

1,36

1.3.2. Ưu, nhược điểm của thuốc nang
1.3.2.1. Ưu điểm
− Che dấu mùi, vị khó chịu của dược chất (chloramphenicol, tetracyclin…).
− Bảo vệ dược chất tránh tác động bất lợi của ngoại môi như ẩm, ánh sáng.

11


− Hạn chế tương kỵ khi bào chế riêng các thành phần rồi đóng nang.
− Có thể bào chế nang giải phóng dược chất tại ruột hoặc giải phóng kéo dài.
− Dễ nuốt do hình dạng thn, mềm (nang mềm), bề mặt trơn bóng (nang cứng).
− Vì là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và vận chuyển nên tiện
dùng như viên nén.

− Dễ sản xuất ở quy mơ lớn.
− Thường ít chịu tác động của các yếu tố kỹ thuật hơn so với viên nén (tạo hạt,
sấy, dập viên…).
− Sinh khả dụng cao hơn so với dạng thuốc rắn khác [2].
1.3.2.2. Nhược điểm
− Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hố khi đóng nang thì sau khi
vỏ nang rã sẽ có thể tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc (thí
dụ: natri nitrofurantoin) gây tác dụng không mong muốn.
− Nang gelatin là loại nang dùng phổ biến, khi uống hay có hiện tượng dính thực
quản. Gelatin có thể tương tác với một số thành phần dược chất và tá dược, có
nguồn gốc động vật nên có thể bị hạn chế bởi các yếu tố liên quan tới nguồn
nguyên liệu, tôn giáo và chế độ ăn của một số người dùng thuốc.
− Độ ổn định của dược chất có thể khơng cao, nhất là khi đóng dạng lỏng [2].
1.3.3. Kỹ thuật đóng thuốc vào nang cứng
Quy trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn chính [2]:
+ Mở vỏ nang
+ Đóng thuốc vào thân nang
+ Đóng nắp nang
Với dạng thuốc rắn, có 2 ngun tắc chính để đóng thuốc vào nang cứng:
− Phân liều theo thể tích: Trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với lượng
dược chất cần đóng. Xác định cỡ nang có thể sử dụng cơng thức:
Khối lượng thuốc đóng nang (m) = Tỷ trọng biểu kiến  Dung tích nang
− Phân liều theo khối lượng: Khối bột trước khi đóng vào nang được nén/ép lại
thành thỏi với lực nén thấp.
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về proliposome
Trần Thị Hải Yến và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome berberin
bằng phương pháp tráng film trên bề mặt chất mang. Kết quả cho thấy, proliposome
berberin được bào chế bằng phương pháp tráng phim trên bề mặt chất mang với tỉ lệ
mol HSPC: cholesterol: berberin là 9:1:6, sử dụng chất mang sorbitol với khối lượng


12


gấp 10 lần khối lượng lipid. Proliposome thu được có hình thức bột màu vàng, khơ
tơi, sau hydrat hóa, liposome berberin có KTTP trung bình khoảng 8,83 μm, lượng
dược chất trong proliposome berberin là 2,23%. Kết quả phân tích nhiệt vi sai cho
thấy berberin đã phân tán dưới dạng phân tử vào proliposome [5].
Fei Hao và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome chứa saponin nhân
sâm (GFS) bằng phương pháp phun sấy. Để đạt hiệu suất liposome hoá cao nhất, công
thức tối ưu được thiết lập như sau: nồng độ GFS và Phosphatidylcholin lòng đỏ trứng
(EPC) là 2 mg/ml, tỉ lệ manitol:EPC là 12:5, natri deoxycholat:EPC là 23:100.
Proliposome thu được có hiệu suất nạp là 62,37  0,67% (n=3), KTTP liposome là
275,4  10,74 nm với thế zeta đo được là -28,6  4,77 mV. Nghiên cứu giải phóng
dược chất in vitro chỉ ra rằng proliposome GFS có khả năng giải phóng dược chất có
kiểm sốt. Một nghiên cứu dược động học khác cho thấy proliposome làm tăng sinh
khả dụng đường uống cho GFS [18].
Yong Zang và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome breviscapine nhằm
cải thiện sinh khả dụng đường uống của breviscapine bằng phương pháp bao tầng sôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất liposome hoá bao gồm chất mang, tỉ lệ khối
lượng dược chất – lipid, nhiệt độ khí vào, tốc độ phun dịch và lưu lượng khí đã được
nghiên cứu. Hạt prolipsome bào chế được có khả năng trơn chảy tốt và tỉ lệ phân bố
kích thước là đồng nhất, kích thước tiểu phân liposome chứa breviscapine sau khi
hoàn nguyên là 98 nm, hiệu suất liposome hoá là 63,1  2,8% (n=3). Kết quả cho
thấy phương pháp bao tầng sôi bào chế proliposome chứa breviscapine có tính khả
thi [51].
Shiva Sharma và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome insulin tái tổ
hợp (rh-insulin) đóng trong nang được bao Eudragit S100 nhằm kiểm sốt khả năng
giải phóng. Kết quả đánh giá giải phóng in vitro cho thấy viên nang trần giải phóng
97,8% rh-insulin trong vịng 1 giờ ở mơi trường mơ phỏng dạ dày (pH ~ 1,2). Trong
khi đó, nang chứa proliposome rh-insulin và nang chứa proliposome rh-insulin kết

hợp với protamin sulfat (Pt-rh-insulin) được tráng Eudragit có mức độ giải phóng lần
lượt là 93,2% và 81,6% trong 24 giờ ở môi trường mô phỏng dịch ruột (pH ~ 7,2).
Các khảo sát khác cho thấy Pt-rh-insulin được đóng trong viên nang bọc Eudragit có
khả năng giải phóng vượt trội, độ ổn định cao và cải thiện tính thấm qua dịng tế bào
Caco-2 [40].

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Berberin

Việt Nam

DĐVN V

2


 - tocopherol

CISME, Italia

Nhà sản xuất

4

HSPC

Trung Quốc

Nhà sản xuất

6

Manitol

Trung Quốc

EP 8

7

Cloroform

Trung Quốc

Nhà sản xuất


8

Methanol

CT HC Đức Giang, Việt Nam

DĐVN V

9

Ethanol 96%

CT HC Đức Giang, Việt Nam

DĐVN V

11

Nước cất

Việt Nam

DĐVN V

12

Tinh bột biến tính

Trung Quốc


EP 8

13

Aerosil

Trung Quốc

Nhà sản xuất

14

Talc

Trung Quốc

Nhà sản xuất

15

Vỏ nang gelatin số 1

Việt Nam

Nhà sản xuất

16

Dinatri hydrophosphat


Trung Quốc

TKHH

17

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

18

Acid clohydric

Trung Quốc

TKHH

19

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

2.1.2. Thiết bị và dụng cụ

Bảng 2.2. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu
STT

Thiết bị và dụng cụ

Xuất xứ

1

Thiết bị tầng sơi Mini – Glatt

Đức

2

Máy đo kích thước tiểu phân Zetasizer nano ZS90

Anh

3

Bể siêu âm WiseClean

Hàn Quốc

4

Máy đóng nang thủ cơng Shakti SCFM-300

Ấn Độ


5

Tủ sấy chân không Daiban Labtech

Hàn Quốc

14


6

Cân phân tích Satorius AG Gottingen

Đức

7

Cân phân tích độ ẩm MB25 Ohaus

Mỹ

8

Máy quang phổ UV- VIS Hitachi U-5100

Nhật Bản

9


Máy phân tích nhiệt vi sai DSC 131

Pháp

10

Máy li tâm Hermle Z200A

Đức

11

Máy đo tỷ trọng biểu kiến bột Erweka SVM

Đức

12

Máy thử độ rã Erweka

Đức

13

Máy thử độ hồ tan Erweka

Đức

14


Túi thẩm tích 12000 Dalton
Ống li tâm chứa màng siêu lọc 10000 Dalton
15
Milipore
Tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ thuật, nhiệt kế, các dụng cụ
16
thủy tinh và các dụng cụ khác
2.2. Nội dung nghiên cứu

Đức

− Nghiên cứu bào chế proliposome berberin quy mô 200 gam/mẻ bằng phương
pháp bao hạt trên thiết bị tầng sôi.
− Nghiên cứu bào chế viên nang chứa proliposome berberin 25 mg.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bào chế proliposome berberin bằng phương pháp bao hạt trên thiết bị
tầng sôi
PL BBR được bào chế theo phương pháp cải tiến từ phương pháp bao hạt [6].
Thành phần tạo liposome gồm BBR, HSPC và α-tocopherol được hịa tan trong hỗn
hợp dung mơi methanol và cloroform với tỉ lệ 2,5:1 (v/v) như mô tả ở bảng 2.2 [14].
Bảng 2.3. Thành phần tạo proliposome berberin sử dụng trong khảo sát phương
pháp bao hạt
Thành phần công thức

Tỉ lệ mol

Berberin

8


-tocopherol

2

HSPC

9

Manitol

Khảo sát

Khảo sát tỉ lệ thành phần tạo liposome : chất mang và một số thơng số quy
trình gồm nhiệt khí vào, lưu lượng khí vào.

15


Manitol (chất mang) được cho vào buồng tạo hạt của máy bao tầng sôi
MiniGlatt. Sau khi nhiệt độ buồng sấy đạt đến nhiệt độ yêu cầu, tiến hành phun dung
dịch tạo liposome lên trên chất mang theo thông số khảo sát. Sau khi phun hết dung
dịch, tiếp tục thổi khí nóng trong thời gian 1 giờ để loại bỏ dung mơi và sấy khơ
proliposome. Sau đó, sản phẩm được sấy trong tủ sấy chân không ở 40oC với áp suất
nhỏ hơn -0,06 MPa trong 24 giờ để loại bỏ lượng dung mơi cịn dư. Prolisome
berberin sau khi bào chế được hydrat hóa trong nước cất để tạo thành liposome BBR.
2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính proliposome berberin
2.3.2.1. Đánh giá hình thái và kích thước của proliposome berberin
Hình thái và kích thước của PL BBR được đánh giá bằng phương pháp chụp
SEM. PL BBR được làm khô bằng tủ sấy chân khơng và được đánh giá hình thái bằng
kính hiển vi điện tử quét SEM.

Cách tiến hành: đưa mẫu vào giá đo, sau đó phủ một lớp platin để tăng độ dẫn
điện rồi đưa vào buồng chứa mẫu. Tiến hành đánh giá hình thái của proliposome ở
25oC, điều kiện điện áp 10000V.
2.3.2.2. Xác định mất khối lượng do làm khô
Phương pháp thử: Thử theo DĐVN V, phụ lục 9.6, có thay đổi cho phù hợp
với thiết bị sử dụng. Lượng mẫu thử khoảng 1,00 g. Xác định bằng phương pháp sấy
đến khối lượng không đổi trong tủ sấy tĩnh. Thiết bị sử dụng: Tủ sấy tĩnh.
Cách tiến hành:
Cân một lượng PL BBR khoảng 1,00 gam, cho vào lọ thủy tinh rộng miệng có
nắp mài đã xác định khối lượng trước. Dàn mỏng proliposome không quá 5mm. Cài
đặt nhiệt độ sấy 80oC. Sau 10 phút sấy, tiến hành lấy mẫu làm nguội đến nhiệt độ
phòng bằng cách cho vào bình hút ẩm có silicagel rồi cân ngay. Tiếp tục sấy thêm 5
phút. Chênh lệch khối lượng giữa lần cân sau với lần trước đó khơng q 0,5mg.
Mất khối lượng do làm khơ được tính theo cơng thức:
𝑎−𝑏
𝐻(%) =
× 100
𝑎
Trong đó:
a là khối lượng mẫu trước khi sấy
b là khối lượng mẫu sau khi sấy

16


2.3.2.3. Xác định khả năng trơn chảy của proliposome berberin qua chỉ số Carr
2.3.2.3.1. Xác định khối lượng riêng thô
Phương pháp thử: Thử theo DĐVN V, phụ lục 6.13. Xác định bằng phương
pháp đo thể tích bằng ống đong với dụng cụ sử dụng là ống đong 25ml có độ chia
nhỏ nhất 0,5 ml (có tuỳ chỉnh để phù hợp với nghiên cứu).

− Cách tiến hành:
Cân một lượng hạt proliposome berberin, cho nhẹ nhàng vào ống đong khô,
sạch. Cẩn thận san bằng mặt bột, khơng nén, đọc thể tích biểu kiến V0 ở vạch gần
nhất trên ống đong.
Tính khối lượng riêng thơ theo cơng thức:
𝑚
𝑑𝑡ℎơ =
𝑉0
Trong đó: V0 là thể tích của lần đo cuối cùng, dthơ là khối lượng riêng thô, m
là khối lượng bột đem đo.
2.3.2.3.2. Xác định khối lượng riêng biểu kiến
Phương pháp thử: Thử theo DĐVN V, phụ lục 6.13. Xác định bằng phương
pháp gõ với thiết bị đo: Máy đo tỉ trọng bột Erweka SVM.
− Cách tiến hành:
Sau khi xác định được thể tích biểu kiến (Vo), tiến hành lắp chặt ống đong vào
giá đỡ, bật máy cho thực hiện gõ một số lần, đọc thể tích tương ứng với số lần gõ.
Thực hiện gõ lặp lại cho đến khi khơng có sự thay đổi thể tích giữa các lần gõ.
Tính khối lượng riêng biểu kiến theo cơng thức:
𝑚
𝑑𝑏𝑘 =
𝑉𝑏𝑘
Trong đó: Vbk là thể tích của lần đo cuối cùng, d là khối lượng riêng gõ (biểu
kiến), m là khối lượng bột đem đo.
2.3.2.3.3. Xác định chỉ số nén Carr
Sau khi xác định được các giá trị V0, Vbk, tiến hành xác định chỉ số nén Carr
(CI) theo cơng thức:
𝑉0 − 𝑉𝑏𝑘
𝐶𝐼 =
× 100
𝑉0

Dựa vào chỉ số Carr để đánh giá khả năng trơn chảy của proliposome berberin.

17


Bảng 2.4. Đánh giá khả năng trơn chảy qua chỉ số CI (tham khảo USP 40)
Giá trị CI (%)

Khả năng trơn chảy

 10

Rất tốt

11 – 15

Tốt

16 – 20

Khá tốt

21 – 25

Trung bình

26 – 31

Kém


32 – 37

Rất kém

> 38

Cực kì kém

2.3.2.4. Định lượng hàm lượng BBR trong proliposome berberin
− Phương pháp xây dựng đường chuẩn định lượng berberin bằng quang phổ
hấp thụ UV- Vis
Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc: cân chính xác khoảng 10 mg BBR chuẩn hòa
tan trong methanol, siêu âm 15 phút cho BBR tan hoàn toàn, định mức bằng methanol
đến 10 ml thu được dung dịch A. Hút chính xác 1 ml dung dịch A cho vào bình định
mức 50 ml, định mức tới vạch bằng ethanol 96% thu được dung dịch chuẩn gốc.
Pha dung dịch chuẩn gốc thành các dung dịch BBR có nồng độ 4, 6, 8, 10,
12g/ml bằng ethanol 96%.
Quét phổ dung dịch BBR có nồng độ 8 (g/ml) xác định bước sóng hấp thụ
cực đại. Lần lượt đo độ hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn, mẫu trắng là ethanol 96%
và xây dựng đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ BBR
bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis.
− Xác định hàm lượng berberin trong proliposome berberin bằng phương
pháp đo độ hấp thụ UV-Vis
Mẫu thử: Cân chính xác một lượng PL BBR tương ứng với 10,0mg BBR, cho
vào bình định mức 10ml. Cho methanol vào gần đến vạch, siêu âm trong bể siêu âm
15 phút, bổ sung methanol đến vạch. Các thành phần tạo liposome sẽ hòa tan trong
methanol. Chất mang manitol không tan lắng xuống đáy. Dịch trong được lọc qua
màng lọc 0,45 μm. Hút chính xác 1 ml dịch lọc, cho vào bình định mức 100 ml, thêm
ethanol 96%.
Mẫu trắng: Hút chính xác 1 ml hỗn dịch liposome trắng được phá vỡ cấu trúc

bằng methanol trong bình định mức 10 ml, sau đó pha lỗng bằng Ethanol 96%.

18


×