Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

LUẬN VĂN: Thực trạng, giải pháp để phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm toán ở Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.85 KB, 28 trang )




A-






LUẬN VĂN:

Thực trạng, giải pháp để phát
triển và hoàn thiện hoạt động kiểm
toán ở Việt Nam









Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đă trở thành nhu cầu tất yếu đối
với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Hạch
toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh
tế, ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho các quyết định kinh tế. Nếu kế toán
làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính


là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin. Và qua đó để hoàn thiện
các quy trình quản lý, quy trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối
tượng sử dụng thông tin kế toán.Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hoạt động đa
dạng và sôi động, do đó nhu cầu kiểm toán được nảy sinh và ngày càng phát triển.
Năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển nền
kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan, liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước. Đó là cơ sở dẫn tới sự ra đời của các công ty kiểm toán ở Việt
Nam, cùng với sự tham gia trong một số lĩnh vực của các công ty kiểm toán hàng đầu
thế giới vào những năm đầu thập kỷ 90. Từ đó hoạt động kiểm toán ở Việt Nam đã
được hình thành và từng bước phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, kiểm toán ở nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt
động.Do đó việc nghiên cứu vấn đề “Thực trạng, giải pháp để phát triển và hoàn
thiện hoạt động kiểm toán ở Việt Nam” là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong
quản lý kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này được nghiên cuéu trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng của hoạt
động kiểm toán ở nước ta trong những năm gần đây.
Bố cục của chuyên đề :
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm hai phần :
-Phần 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán



-Phần 2 : Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán ở Việt
Nam hiện nay.

Nội dung

Phần 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán
A - khái niệm về kiểm toán:

Kiểm toán có nguồn gốc từ Latin là “Audit”. Nguyên bản “Auditing” gắn liền
với nền văn minh Ai cập và La mã cổ đại. Từ “Auditing” có nguồn gốc từ động từ
Latin “Audive”, nghĩa là “nghe”. Hình ảnh của kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra
về tài sản, phần lớn được thực hiện bằng cách người ghi chép đọc to lên cho một
bên độc lập “nghe” rồi chấp nhận.
Các tác giả Alvin A.Arens và James K.Loebbecker trong giáo trình “kiểm toán
“ đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau :
“Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và
đánh giá các bằng chưngs về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị
cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã ddược thiết lập”.
Các thuật ngữ trong định nghĩa này được hiểu như sau:
1. Các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền:
Các chuyên gia này có thể là kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ
hay kiểm toán viên Nhà nước. Tuy có những đặc đIúm khác nhau, song các kiểm
toán viên phải là những người độc lập và có thẩm quyền đối với đối tượng kiểm
toán. Kiểm toán viên cần phải độc lập về kinh tế và độc lập về quan hệ tình cảm
với lãnh đạo đơn vị đưọc kiểm toán.Tuy nhiên, tính độc lập không phải là khái



niệm tuyệt đối, nhưng nó phải là mục tiêu hướng tới và phải đạt được ở mức độ
nhất định nào đó.
2. Thu thập và đánh giá các bằng chứng:
Bằng chứng được định nghĩa một cách chung nhất là mọi thông tin mà kiểm toán
viên đã thu thập đẻe xác định các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị
có được trình bày và báo cáo phù hợp với các chuẩn mực được xây dựng hay
không.Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình kiểm toán viên sử dụng các
phương pháp, các kỹ thuật kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng cho
mục đích nói trên.

3. Các thông tin có thể định lượng :
Các thông tin có thể định lượng của một đơn vị bao gồm nhiều dạng khác
nhau.Những thông tin này có thể là các thông tin trong báo cáo tài chính của một
doanh nghiệp, một đơn vị hành chính, sự nghiệp; lượng thời gian mà một công
nhân cần để hoàn thành công việc được giao; tổng chi phí (giá trị quyết toán) một
hợp đồng xây dựng củaNhà nước hay bản khai thuế của một hộ kinh oanh có thể
phải tiến hành kiểm tra…
4. Các chuẩn mực đã được xây dựng và thiết lập:
Các chuẩn mực này là cơ sở để đánh giá các thông tin. Các chuẩn mực này
cũng rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc chức năng từng cuộc, từng loại kiểm toán.
Thông thường các chuẩn mực này là các quy định trong các văn bản pháp luật về
các lĩnh vực khác nhau; các tiêu chuẩn’ định mức; các chuẩn mực kế toán của mỗi
quốc gia…Các chuẩn mực được chọn lựa và sử dụng tuỳ thuộc vào mục tiêu của
cuộc kiểm toán.
5. Đơn vị được kiểm toán:
Trong bất cứ cuộc kiểm toán nào, phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên
cũng được xác định một cách rõ ràng, trước hết là đơn vị kiểm toán.Một đơn vi,
một tổ chức kinh tế thường là một tổ chức pháp nhân, như một doanh nghiệp Nhà



nước, mọtt công ty cổ phần, …Trong một só trường hợp cá biệt, đơn vị được xác
định là một phân xưởng(đội, trạI sản xuất), một cửa hàng, thậm chí một cá nhân.
6. Báo cáo kết quả:
Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là báo cáo kết quả của kiểm toán.
Tuỳ thuộc vào loại kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về bản chất,
nhưng trong mọi trường hợp chúng đèu phải thông tin cho người đọc về mức độ
tương quan và phù hợp giữa các thông tin có thể định lượng của một đơn vị và các
chuẩn mực đã được xây dựng. Báo cáo kiểm toán cũng có thể khác nhau về hình
thức và có thể thay đổi từ loại phức tạp (khi kiểm toán báo cáo tài chính) đến các

báo cáo kết quả bằng miệng(trong trường hợp cuộc kiểm toán tiéen hành cho một
người nào đó).

Định nghĩa chung về kiểm toán có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau:








B - Phân loại kiểm toán:
Có thể phân loại kiểm toán theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Các
chuyên
gia đ
ộc
Thu

thập

đánh
giá
các
bằng
ch
ứn
Các thông tin
có thể định

lượng của một
đơn v


Các chuẩn mực
đã được xây
d
ựng

Báo
cáo
kết
quả



1. Phân loại kiểm toán theo chức năng:
Theo chức năng kiểm toán gồm 3 loại: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán báo cáo tài chính.
1.1. Kiểm toán hoạt động (Operation Audit):
Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính hữu hiệu (hiệu lực) và
tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức, một đơn vị.
- Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các mục tiêu hay nhiệm vụ được đề ra.
- Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án
kinh doanh, một quy trình công nghệ, một loại tài sản thiết bị mới đưa vào hoạt động
hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị…Vì thế, khó có thể đưa ra một khuôn
mẫu cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình hoạt
động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung
thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực để

đánh giá các thông tin có thể định lượng trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một
việc mang nặng tính chất chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt ra khỏi phạm vi công tác kế
toán –tàI chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực.Vì vậy, kiểm toán hoạt động sử dụng
nhiều kỹ năng khác nhau: Kế toán, kinh tế, khoa học và kỹ thuật…Sản phẩm của kiểm
toán hoạt động là một bản báo cáo ccho người quản lý về kết quả kiểm toán và những
ý kiến đề xuát cải tiến hoạt động.
1.2. Kiểm toán tuân thủ (Compliance audit):
Mục đích của kiểm toán tuân thủ là xem xét bên được kiểm toán có tuân thủ theo
các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc
các cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra hay không.Kiểm toán tuân thủ, vì vậy
còn có thể gọi là kiểm toán tính quy tắc.Các ví dụ về kiểm toán tuân thủ là:



+ Kiểm toán thế về việc tuân thủ các luật thuế ở các đơn vị.
+ Kiểm toán của các cơ quan chức năng của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà
nước, các đơn vị có sử dụng kinh phí của nhà nước về việc chấp hành các chính sách,
các chế độ, các quy định về mặt pháp lý…
+Kiểm toán việc chấp hành các đIều khoản của hợp đồng tín dụng đôia với các đơn
vị sử dụng vốn vay của ngân hàng.
v. v…
1.3. Kiểm toán các báo cáo tài chính (Audit of financial statement):
Là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thục, hợp lý của báo cáo tài
chính cũng như việc báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế
toán dược thừa nhận rộng rãi hay không.Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán
nhiều nhất là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính.
Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các tổ chức kiểm toán chuyên
nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính Phủ, các ngân hàng và chủ

đầu tư, cho người bán người mua…
2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán:
Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có: Kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm
toán độc lập.
2.1. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit):
Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành Phạm vi của
kiểm toán nội bộ xoay quanh việc “ kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả
của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát noọi bộ cũng như chất lượng thi trong
những trách nhiệm đươc giao”.



Trên thực tế, phạm vi của kiểm toán nội bộ rất biến động và tuỳ thuộc vào quy mô,
cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thông thường kiểm toán nội bộ hoạt động trong một vàI lĩnh vực sau:
+ Rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan, giám
sát sự hoạt động của các hệ thống này cũng như tham gia hoan thiện chúng.
+Kiểm tra lại các thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính, bao gồm việc soát xét
lại các phương tiện đã sử dụng đế xác định, tính toán, phân loại và báo cáo những
thông tin này, thẩm định cụ thể các khoản mục cá biệt (kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ,
các số dư và các công việc).
+Kiểm tra tính kinh tế, tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả các quy
định không có tính tài chính của đơn vị.
Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm soát hoạt động để đánh giá
tính kinhtế, tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị. Bên
cạnh đó, các kiểm toán viên nội bộ cũng tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ để xem
xét việc chấp hành các chính sách, quy định của đơn vị.
Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể chỉ gồm một vài người ở những đơn vị trung bình
nhưng có thể leen tới hàng trăm người ở những công ty rất lớn.Bọ phận kiểm toán nội
bộ thường được tổ chức trực thuộc và báo cáo trực tiếp cho giám đốc, các thành viên

cao cấp khác của đơn vị để bảo đảm hoạt động được hữu hiệu.ở những công ty rất lớn,
bộ phận kiểm toán nội bộ thậm chí còn trực thuộc Uỷ ban kiểm toán của hội đồng
quản trị. Uỷ ban này bao gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không
giữ chức vụ hay đảm trách công việc gì trong đơn vị.Tính chất độc lập giúp cho Uỷ
ban kiểm toán thực hiện chức năng giám sát của mình đối với mọi hoatj động của đơn
vị.
Tuy được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm tra, nhưng kiểm toán nội bộ là một
bộ phận của đơn vị nên không thể hoàn toàn độc lập với đơn vị được. Vì vậy, các báo
cáo của kiểm toán nội bộ được chủ doanh nghiệp rất tin tưởng nhưng ít có giá trị pháp
lý.



2.2. Kiểm toán Nhà nước (Government Audit):
Là công viêc kiểm toán trong do các cơ quan quản lý chức năng của Nhà
nước(tàichính, thuế, …) và cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật
định.Kiểm toán Nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc
chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tạI các đơn vị sử dụng vốn
và kinh phí củaNhà nước (ngoàI ra, kiểm toán Nhà nước còn thựuc hiện kiểm toán
hoạt động nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử dụng
vốn và kinh phí của Nhà nước).
Về mô hình tổ chức, cơ quan kiểm toán có thể trực thuộc Chính phủ (cơ quan hành
pháp), Quốc hội (cơ quan lập pháp) hoặc Toà án (cơ quan tư pháp). Chẳng hạn, ở Mỹ,
Văn phòng kế toán trưởng của Hoa kỳ (GAO) là một cơ quan trung lập trong ngành
lập pháp của chinhs quyền Liên bang. Tổ chức GAO có nhiệm vụ báo cáo và chịu
trách nhiệm trực tiếp với Quốc hội. Á Liên bang Đức, cơ quan kiểm toán nhà nước
liên bang cũng như của các bang đều do Quốc hội liên bang hoặc bang lạap ra nhưng
có vị trí độc lập đối với cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, do đó có vị trí
khách quan trong việc kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng nguồn vốn do ngân sách
Nhà nước cấp. Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội lập ra nhưng không phụ thuộc vào

Quốc hội. Quốc hội không có quyền ra lệnh cho kiểm toán, nhưng có thể yêu cầu kiểm
toán tiến hành kiểm tra cơ quan Nhà nước nào xét thấy cần thiết. Trong khi đó, Toà
thẩm kế Cộng hoà Pháp là một mô hình đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.
Toà này vừa thực hiện chức năng của cơ quan kiểm toán nhà nước là kiểm tra quyết
toán ngân sách Nhà nước các cấp, đồng thời làm chức năng của một cơ quan xét xử
như một toà án, không phụ thuộc vào cơ quan lập pháp cũng như cơ quan hành
pháp.Toà thẩm kế pháp có quyền tiến hành kiểm tra tài khoản, chứng từ, sổ kế toán
của tất cả cơ quan chính quyền Nhà nước (trừ tài khoản của Tổng thống, Quốc hội,
Thượng viện và Uỷ ban tư pháp), các công sở quốc gia, các doanh nghiệp công, các tổ
chức đảm bảo xã hội. Toà thẩm kế Pháp còn có quyền xét xử như một toà án. Bằng
các phán quyết của mình, toà có thể quy kết trách nhiệm cá nhân và tiền bạc của kế
toán viên công và các quỹ mà họ nắm giữ. Có thể ra lệnh cho họ lấy tiền túi ra đền cho
các khoản chi trả không hợp lệ hay các khoản do thiếu trách nhiệm để thất thoát…



2.3. Kiểm toán độc lập (Independent Audit):
Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc
lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là
hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chạt chẽ
bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ
hành nghề chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, phải trảI qua các kỳ thi
quốc gia và phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về bằng câp và kinh nghiệm.
Kiểm toán viên độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài
chính. NgoàI ra tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn có thể
thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn
tài chính – kế toán khác. ỏ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, dịch vụ kiểm
toán độc lập rất phổ biến, vì vậy khái niệm “ kiểm toán” thường được dùng như kiểm
toán độc lập. Chẳng han, theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) thì:
“Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến mình về

báo cáo tài chính”. ậ Mỹ, kiểm toán viên độc lập được gọi là kế toán viên công cộng
và theo tiến sĩ Robert. N.Anthong, giáo sư trường ĐạI học Harvard thì: “ Kiểm toán là
việc xem xét, kiểm tra các việc ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công cộng (được
thừa nhận, độc lập và ở bên ngoàI tổ chức được kiểm tra)”.
C – khái quát về quá trình kiểm toán.
Quá trình kiểm toán thường gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực
hiện kiểm toán và Hoàn thành kiểm toán.
1. Lập kế hoạch kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho mọi cuộc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-Tập hợp những hiểu biết về hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng.



-Xác định mức độ tin cậy dự kiến đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.
-Lập chương trình, xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp
kế toán sẽ được thực thi.
-Tổ chức phối hợp các bước công việctrong quá trình thực hiện kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định được các vấn đề
trọng tâm cần tâpj trung chú ý, những bộ phận có thể có rủi ro, những vấn đề cần được
nhận biết để tránh sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng. Kế hoạch cũng giúp cho
việc sử dụng các trợ lý một cách có hiệu quả, phối hợp ăn ý giữa những người tham
gia kiểm toán và sử dụng có hiệu quả tư liệu của các chuyên gia hoặc kiểm toán viên
khác.
Phạm vi của kế hoạch tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm
toán, các kinh nghiệm kiểm toán lần trước của kiểm toán viên, cũng như các hiểu biết
của kiểm toán viên về đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các công việc sau:
-Lập kế hoạch chiến lược (kế hoạch chung)

-Lập kế hoạch chi tiết
-Soạn thảo các chương trình kiểmtoán
2. Thực hiện kiểm toán:
Thực chất giai đoạn này là kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểm toán để
thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và chương trình kiểm toán
đã vạch ra. Các bằng chứng kiểm toán thu thập đươc là cơ sở cho các ý kiến nhận xét
của kiểm toán viên về baó cáo tài chính của đơn vị.
Trong quá trình triển khai kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải lưu ý đến các
vấn đề sau:
-Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán và các trách nhiệm pháp lý có liên quan.



-Nội dung, thời gian của báo cáo hoặc các truyền đạt khác cho khách hàng đã được
dự kiến trước trong hợp đồng kiểm toán.
-Chế độ kế toán mà khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong chế độ kế
toán đó.
-ảnh hưởng của các quy địng mới về kế toán và kiểm toán đối với công việc kiểm
toán.
-Xác định các trọng đIúm cần kiểm tra.
-Xác định mức độ quan trọng của mục đích kiểm toán.
-Độ tin cậy của kiểm toán viên đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
-Bản chất, phạm vi các bằng chứng đã thu được.
-Các tư liệu của kiểm toán viên nội bộ và phạm vi mà nó có thể liên quan đến kiểm
toán.
-Các tư liệu có liên quan của các kiểm toán viên khác về hoạt động của các chi
nhánh, công ty con của doanh nghiệp.
-ý kiến của các chuyên gia có liên quan.
Thực hành kiểm toán thường được tiến hành theo hai bước:
-Nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bằng các

bước kiểm toán tuân thủ. Kết quả của việc áp dụng phương pháp này là căn cứ để
kiểm toán viên mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi các bước kiểm toán cơ bản.
-Thực hiện các thử nghiệm cơ bản(các bước thử nghiệm theo số liệu-Substantive
Procedure)và đánh giá kết quả.Các bước kiểm nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân
tích đánh giá tổng quát và việc thử nghiẹm để kiẻem tra chi tiết các nghiệp vụ và các
số dư tài khoản.Các thử nghiệm cơ bản sẽ cung cấp những bằng chứng về sự trung
thực và hợp lý của các số liệu theo báo cáo tài chính.



3. Hoàn thành kiểm toán:
Trong giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lập và phát hành báo
cáo kiểm toán trong đó trình bầy các ý kiến của kiểm toán viên về các báo cáo tài
chính đã được kiểm toán.
Trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải dẫn chứng bằng
tài liệu về quá trình làm việc của mình, cũng như các bằng chứng thu thập được để
làm cơ sở cho tổ chức công tác kiểm toán và làm nền tảng pháp lý cho báo cáo kiểm
toán. các tài liệu này gọi là hồ sơ kiểm toán(Audit Working Papers) và được lưu trữ ở
tổ chức kiểm toán theo những quy định nghiêm ngặt.

















Phần 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán ở việt
nam hiện nay
B- Thực trạng hoạt động kiểm toán ở việt nam hiện nay
1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN):
Việc chuyển từ chế độ hành chính bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hưướng XHCN,
một vấn đề nổi cộm lên là tình hình quản lý kinh tế tài chính bất cập ở nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt là công tác kế toán, vừa yếu vừa tuỳ tiện, tạo đIều kiện cho nạn tham nhũng
phát triển.
Trước tình hình đó để tăng cường sự kiểm tra tài chính nói chung, nhằm giảm bớt
sự căng thẳng bội chi NSNN, ổn định và phát triển kinh tế, Chính phủ đã quan tâm
xây dựng kiểm toán Việt nam. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo
Nghị Định số 70 / CP ngày 11 /7 /1994 của Chính Phủ và sau đó Quyết Định số 61
/TTg ngày 21 /1 /1995 của Thủ Tướng chính phủ ban hành đIũu lệ tổ chức và hoạt
động của kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng trải 5 năm, vừa xây dựng vừa
thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, thông qua hoạt độnh đã tự khẳng định được vị trí trong
kiểm tra tài chính công và đã chứng minh được tính tất yếu khách quan của kiểm toán
Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới về kinh tế và tiến tơí xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, KTNN Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính Phủ, có
con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do NSNN cấp. KTNN thực hiện chức
năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu, tài liệu kế toán và
báo cáo quyết toán của các cơ quan sự nghiệp hành chính nhà nước, các chương trình,
dự án Chính phủ, các tổ chức quần chúng, xã hội có sử dung kinh phí do NSNN cấp.

KTNN thực hiện kiểm toán theo kế hoạch hàng năm được Thủ Tướng Chính Phủ
phê duyệt và Quyết định của tổng KTNN. Kế hoạch và quyết định kiểm toán là pháp



lệnh nên không cần đơn đặt hàng của đối tượng kiểm toán, không cần ký hợp đồng
kinh tế và không được thu lệ phí của đơn vị. KTNN có trách nhiệm báo cáo kết quả
kiểm toán với Chính Phủ, Quốc Hội, UBTTQH khi có yêu cầu. Hệ thống tổ chức
KTNN ở nước ta hiện nay có cơ quan KTNN ở TW (gồm các vụ KTNN chuyên ngành
và văn phòng tổng KTNN) và các cơ quan KTNN khu vực và trực thuộc KTNN. Cơ
quan KTNN ở TW chịu trách nhiệm kiểm toán tổng quyết toán NSNN, quyết toán
ngân sách của các Bộ, các tỉnh, thành phố lớn, các doanh nghiệp Nhà nước quan trọng,
các chương trình dự án trọng đIúm của Chính phủ và các đối tượng kiểm toán đặc biệt
(an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia, …). Các cơ quan KTNNkhu vực phía Bắc (Hà
Nội), phía Nam (TP. HCM), miền Trung (TP. Đà Nẵng) chịu trách nhiệm kiểm toán
quyết toán ngân sách của các tỉnh, các cơ quan đơn vị thuộc đối tượng KTNN do địa
phương quản lý đóng trên địa bàn và một số đối tưoựng do tổng KTNN giao.
Sau hơn 5 năm hoạt động, cơ quan KTNN đã không ngừng lớn mạnh. Tính đến hết
năm 1999, KTNN đã thực hiện gần 3000 cuộc kiểm toán có quy mô lớn, nhỏ khác
nhau tạI các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động
của Nhà nước. Thông qua kết quả kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, tiết
kiệm cho NSNN hàng ngàn tỷ đồng; trong đó đáng kể nhất là kiến nghị truy thu thuế,
các khoản chi sai chế độ, để ngoàI quyết toán ngân sách. Hoạt động KTNN trong
những năm qua đã góp phần tăng cường đáng kể công tác kiểm tra, giám sát các hoạt
động tài chính công. Đã cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin về
tình trạng kinh doanh, thu-chi ngân sách và công tác quản lý đIũu hành NSNN của các
cấp, các ngành. Kiến nghị nhiều giảI pháp nhằm xử lý các sai phạm được phát hiện
trong quá trình kiểm toán để giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan
đIũu hành có hiệu quả các hoạt động quản lý của mình, góp phần ngăn chặn các tệ nạn
về tham ô, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia, giúp cho Chính Phủ, Quốc

Hội đưa ra các quyết định kịp thời trong việc lập lại kỷ cương trong hoạt động tài
chính nói riêng, trong quản lý kihn tế nói chung.
Tuy nhiên cần phải nhận thức rằng: những kết quả đạt được của KTNN so với yêu
cầu của Quốc Hội, Chính phủ đặt ra và yêu vầu của nền kinh tế còn rất khiêm tốn. Nền
kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, tệ nạn tham ô lãng phí, đục



khoét tài sản công vẫn còn diễn ra có tính chất phổ biến và với một mức độ ngày càng
nghiêm trọng. Các hoạt động kiểm tra tài chính đang đứng trước nhiều mâu thuẫn.
Nừu tăng cường đồng loạt kiểm tra giám sát thường xuyên các loại hình kiểm tra như
thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Thanh tra thuế vào một đối tượng, …sẽ gây
khó khăn cho các đơn vị trong nền kinh tế trên tất cả các khía cạnh: thời gian, chi phí,
bí mật và uy tín của đơn vị. Trong khi kết quả kiểm tra chưa hẳn đáng tin cậy, đặc
biệt không thể làm cơ sở để giảI toả trách nhiệm trong các mối quan hệ kinh tế được vì
trách nhiệm về kinh tế trong các kết luận của cá loại hình kiểm tra này không được ghi
rõ. Ngược lại nếu không kiểm tra thì các tệ nạn tiêu cực trên sẽ còn nghiêm trọng hơn
rất nhiều. Mâu thuẫn này, về bản chất do sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị
trường, các chuẩn mực kiểm tra trước đây nhìn chung cần phải có sự điều chỉnh và cải
cách lớn. Hoạt động kiểm toán Nhà nước xét cho cùng là loại hình duy nhất kiểm tra
giám sát tài chính công một cách thường xuyên. Dù có hay không có sai phạm thì định
kỳ các đơn vị Nhà nước cần phải được kiểm toán. Hơn nữa, kiểm toán không còn là sự
kiểm tra thuần tuý mà là nhu cầu của các đơn vị để tạo niềm tin với các đối tác và giảI
toả trách nhiệm cho các nhà quản lý đIều hành trước Quốc Hội và trước nhân dân. Rõ
ràng Kiểm toán Nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc kiểm tra giám
sát các hoạt động tài chính công trong giai đoạn kinh tế thị trường.
Trên đây là những kết quả mà KTNN đạt được, những thách thức khó khăn đối với
KTNN trong hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Chúng ta phải phát
huy một cách tích cực những kết quả đó, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách
thức làm cho KTNN vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ của mình, đóng góp sức mình

vào công cuộc đổi mới đất nước vì một nước Việt Nam phồn vinh và giàu đẹp.
2. Kiểm toán độc lập (KTĐL):
Kiểm toán độc lập mới thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ sau khi chuyển đổi sang cơ
chế thị trường. KTĐL ra đời, một mặt là do yêu cầu của hệ thống pháp luật có liên
quan như: Luật ĐTNN, Luật DNNN, Luật công ty, …và mặt khác, để hoà nhập với hệ
thống quốc tế. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, được sự đồng ý của Thủ Tướng
Chính Phủ, Bộ tài Chính đã ký quyết định số 165-TC / QĐ /TCCB thành lập công ty



Kiểm Toán Việt Nam với tên giao dịch VACO và quyết định số 164-TC/QĐ/TCCB
thành lập công ty Dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch ASC, sau này đổi tên là
công ty Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán-AASC(Quyết định 639-
TC/TCCB ngày 14/9/1993). Theo số liệu năm 1997, ở Việt Nam chính thức đã có 13
công ty kiểm toán độc lập, cụ thể là :
-Năm công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ tài chính:
+Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO)
+Công ty AASC
+Công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C)
+Công ty tư vấn và kiểm toán Sài Gòn (AFC)
+Công ty Kiểm toán Đà Nẵng(DAC)
-Một công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND T.P Hồ Chí Minh:
+Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC)
-Một công ty TNHH trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh:
+Công ty kiểm toán Hạ Long (HAACO)
-Bốn công ty TNHH 100% vốn nước ngoài trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư:
+ Công ty Ernst &Young Việt Nam (E&Y)
+Công ty Peat Marwick Việt Nam (KPMG)
+Công ty Price &Water_House Việt Nam (PW)
+Công ty Arthur Andersen Việt Nam (AA)

-Hai công ty liên doanh TNHH có vốn ĐTNN trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư :
+Công ty Kiểm toán Việt Nam-Deloitte Touch Touhmatsu (VACO-DTT)



+Công ty Coopers &Lybrand-AISC
Tất cả các công ty này đã nhanh chóng mở ra nhiều dịch vụ tài chính, không chỉ
nghiệp vụ kế toán, giúp cho khách hàng có được sự lựa chọn ngày càng rộng rãi hơn
như: Giám định kế toán tài chính, dánh giá tài sản và vốn góp, lập đò án cổ phần hoá
doanh nghiệp, tư vấn tài chính, kế toán, thuế vụ, đào tạo bồi dương kiến thức quản trị-
tàI chính-kế toán, …
Sở dĩ KTĐL ở Việt Nam sớm trở thành một ngành nghề có ý nghĩa đặc biệt trong
nền kinh tế, chính là nhờ sự tác động mạnh mẽ của chính phủ, Bộ tài chính và cơ quan
chính quyền các cấp.Sự tác động đó không chỉ dừng lại ở việc đưa ra quy chế hoạt
động kiểm toán, ban hành các văn bản pháp quy tạo nhu cầu kiểmtoán đối với một số
loại doanh nghiệp, một số trường hợp phải có kiểm toán các báo cáo tài chính. Quan
trọng hơn, sự tác động đó còn thể hiện ở chổ ngày càng có nhiều cơ quan nhà nước sử
dụng kiểm toán như một coong cụ hữu hiệu trong việc quản lý nhà nước.
Một điểm cần nhấn mạnh nữa là, sự hiện diện của các công ty kiểm toán độc lập
nước ngoài tại Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy ngành kiểm
toán Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây và sẽ còn phát triển vững
chắc trong tương lai. Sự hiện diện này không những giúp cho các công ty kiểm toán
độc lập trong nước có đIũu kiện tiếp cận để học hỏi kinh nghiệm, cạnh tranh vươn lên
mà còn diễn ra những cuộc “ chuyển giao công nghệ kiểm toán” cho đội ngũ kiểm
toán viên Việt Nam ngày càng có tay nghề cao hơn, vững chắc hơn.
Chính vì vậy, các công ty Kiểm toán độc lập Việt Nam đã ngày càng đa dạng hoá
các sản phẩm dịch vụ tài chính cung cấp cho nhiều dạng đối tượng khách hàng, từ các
doanh nghiệp trong nước đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI, từ các cơ
quan Nhà nước đến các tổ chức quốc tế và dự án nhận vốn tài trợ của SIDA, WB, EC,
ADB, …

Sau 7 năm hoạt động, khoảng 5000 bản báo cáo tài chính của DN có vốn đàu tư
nước ngoàI và 1.500 bản báo cáo tài chính của các DN trong nước đã được kiểm toán.



Các công ty kiểm toán cũng đã cung cấp trên 10 loại dịch vụ khác nhau, với khoảng
10.000 bản hợp đồng kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, KTĐL Việt Nam vẫn còn phải đương đầu với
nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn mà những người hoạt động trong ngành
này chưa thể tự vượt qua được. Khó khăn lớn nhất vẫn là khung pháp lý cho hoạt động
kiểm toán, bao gồm:
- Thứ nhất, mặc dù đã có quy chế về KTĐL (Nghị định 07 / CP ngày29/1/1994),
nhưng vẫn chưa xây dựng xong các chuẩn mực quốc gia. Vì vậy, nhiều công ty kiểm
oán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, dù răng có nhiều
đIểm không phù hợp với khung cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển đổi. Từ đó đã dẫn tới:
+ Việc đánh giá chất lượng của một báo cáo kiểm toán vẫn còn nhiều căn cứ chung
để làm thước đo.
+ Khi có những tranh chấp xảy ra, chúng ta cũng chưa có những cơ sở pháp lý giảI
quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên. Vãn còn lẫn lộn giữa
trách nhiệm và quyền hạn giữa kiểm toán viên và nhân viên kiểm toán. Chẳng hạn,
quy định: khi gây thiệt hạI cho khách hàng thì phải bồi thường, trách nhiệm này thuộc
về kiểm toán viên hay nhân viên kiểm toán ?
+ Cũng chính vì thiếu hệ thống chuẩn mực này cho nên quan đIểm của các kiểm
toán viên vẫn còn khoảng cách so với quan đIểm của công ty thuế vụ. Chính điều này
đã khiến cho nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ngạc nhiên vì sao các báo cáo kết
quả kiểm toán ít được cơ quan thuế thừa nhận, dẫn đến sự nghi ngờ chất lượng kiểm
toán.
-Thứ hai, về vấn đề tư cách pháp lý của các công ty KTĐL có hai điểm cần lưu ý
xem xét:




+ Khá nhiều công ty KTĐL Việt Nam thuộc loại hình doanh nghiệp, Có cơ quan chủ
quản là Bộ tài Chính đã khiến cho rất nhiều người băn khoăn, nghi ngờ về tính độc lập
của những công ty này.
+ Theo các đạo luật về loại hình doanh nghiệp Việt Nam thì hầu hết các công ty
KTĐL ở Việt Nam đều thuộc loại hình TNHH. Kể cả các công ty KTĐL ở nước ngoài
đang thuộc loại công ty hợp doanh, chịu trách nhiệm vô hạn nhưng khi vào Việt Nam,
theo luật ĐTNN, lại được thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty TNHH. ĐIều
này cứ tiếp tục sẽ khiến cho những người sử dụng báo cáo kết quả kiểm toán nghi ngờ
về khả năng bồi thường của công ty khi có sự cố xảy ra.
-Thứ ba, chưa có quy định về việc xử lý đối với những đơn vị thuộc diện phải kiểm
toán hàng năm nhưng không thực hiện kiểm toán. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đén
tình trạng khá nhiều doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán hàng năm nhưng cũng
không ai biết và không ai xử lý. Bản thân những quy định hiện hành cũng chưa khẳng
định nhiệm vụ bắt buộc này. ĐIều 4 của “ Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền
kinh tế quốc dân “ ban hành kèm theo Nghị Định số 07 / CP đã quy định: “ Tổ chức
kiểm toán độc lập là một DN (công ty kiểm toán hoặc văn phòng kiểm toán) được
thành lập theo quy định hiện hành về các loại DN…”. TạI đIều 7 của Nghị Định này
còn quy định: “ đối tượng có yêu cầu kiểm toán được tự do lựa chọn các tổ chức kiểm
toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt Nam để ký hợp đồng kiểm toán “. Những quy
định trên là phù hợp với quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Nhưng nó không có ý nghĩa buộc các doanh nghiệp – “đối tượng yêu cầu kiểm
toán” phải ký hợp đồng kiểm toán.
-Thứ tư, giá phí kiểm toán hiện nay quá cao, đang là một trong những nguyên nhân
làm cho các doanh nghiệp Việt Nam “ né, tránh “ việc ký hợp đồng kiểm toán. ĐIều
22, quy chế về KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị Định số 07
/ CP giao cho Bộ tài chính “ Quy định khung giá phí kiểm toán để áp dụng thống nhất
trong hoạt động kiểm toán”. Điều đó là không hợp lý vì các công ty kiểm toán hiện

nay do Bộ tài chính quản lý. Do đó, Bộ tài chính quy định khung giá phí tức là “vừa
đá bóng, vừa thổi còi”. Vì vậy, tại mục IV Thông tư 22 TC / CĐKT ngày 19 /3 /1994,



Bộ tài chính có bổ sung thêm “ Quy định khung giá phí kiểm toán sau khi đã thoả
thuận với Ban vật giá Chính Phủ, để áp dụng thống nhất trong hoạt động kiểm toán”.
Không biết Ban vật giá của Chính phủ có thoả thuận như thế nào và khung giá phí đã
quy định chưa (vì chưa hề công bố), chỉ biết rằng, giá phí kiểm toán hiện nay đang quá
cao đối với các doanh nghiệp. Với một DN có quy mô vừa và nhỏ, phí kiểm toán cho
1 lần kiểm toán từ 15 đến 20 triệu đồng. Với các doanh nghiệp lớn, mức phí này cao
hơn nhiều lần. Đặc biệt, mức phí kiểm toán do các công ty kiểm toán nước ngoàI quy
định đang ở mức “lũng đoạn cao”. Trong trường hợp này mức phí kiểm toán cho một
DN quy mô vừa thường vào khoảng 15 ngàn đến 20 ngàn USD!
3. Kiểm toán nội bộ (KTNB):
Theo tinh thần Nghị định số 59 / CP về “Quy chế quản lý tài chính và
hạch toán kinh doanh đối với DNNN” và thông tư hướng dẫn số 73 TC /TCDN ngày
12 / 11 /1996 “ hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm
tra kế toán các DNNN”, KTĐL và KTNB sẽ có vai trò, vị trí quan trọng đối với hoạt
động và quản lý các DNNN nói riêng, các doanh nghiệp nói chung trong giai đoạn
hiện nay.
Thực tế, KTNB đã được thực hiện gắn liền với hoạt động kế toán và quản lý, chỉ
tách ra thành một hệ thống pháp quy riêng với những quy trình và phương pháp kỹ
thuật riêng, chưa quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ KTNB. Nói chung,
chúng ta còn hiểu biết quá ít về KTNB so với KTNN và KTĐL. Cho đến nay, chức
năng và nhiệm vụ cụ thể của KTNB cũng chưa được thống nhất, đặc biệt là trong kiểm
toán hiệu quả và hoạt động quản lý. Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa xây dựng được quy
trình và kỹ thuật tiến hành ngay cả đối với kiểm toán quy tắc và kiểm toán thông tin.
Trong tổ chức bộ máy, thường quan tâm đến hội đồng (Ban) thanh tra nhân dân (xí
nghiệp) mang tính hình thức bởi các thành viên không có trình độ chuyên môn và quy

chế hoạt động. KTNB đã xuất hiện ở một vàI ngành (thuốc lá), Bộ (quốc phòng), các
tổng công ty lớn (công ty 90, 91), địa phương trong phạm vi cả nước nhưng chưa được
đúc kết đầy đủ và các chuyên gia về KTNB chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ,
chuyên môn. Trước tình hình thực tế như vậy, cần thiết phải xây dựng quy chế hoạt



động, quy trình, kỹ thuật tiến hành kiểm toán, xác định mô hình tổ chức phù hợp, đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đưa KTNB xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ tham
mưu của mình.
B - Một số ý kiến cơ bản về phương hướng phát triển và hoàn thiện hoạt động
kiểm toán ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở phân tích, xem xét thực trạng hoạt động kiểm toán trong thời gian
qua, nhằm làm cho hệ thống kiểm toán vững mạnh, hoạt động chất lượng, hiệu quả,
góp phần vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước, vững
bước sang thế kỷ 21 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nền kinh tế đặt ra trong hiện tạI
và tương lai thì nhất thiết phải củng cố và hoàn thiện một số vấn đề cơ bản sau:
1. Về khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán:
Yếu tố về pháp lý, tức là các luật và các văn bản pháp quy phải đầy đủ, rõ ràng, dễ
hiểu khi điều chỉnh các quan hệ kiểm toán và cả khi điều chỉnh các hoạt động của đối
tượng kiểm toán. Cụ thể là: Để xác định vững chắc hơn địa vị kinh tế độc lập về mặt
pháp lý của KTNN Việt Nam, việc bổ sung thêm điều luật về KTNN trong hiến pháp
là điều rất cần thiết. Chính điều này không những xác định địa vị pháp lý của KTNN,
bảo đảm cho KTNN thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn một cách đúng đắn,
có hiệu lực và có hiệu quả mà còn là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ và quyền hạn
của KTNN trong các luật khác, đặc biệt là luật NSNN và Luật Kiểm toán Việt Nam
(hoặc pháp lệnh).
phải coi báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán của KTNN là một căn cứ để Chính
phủ trình lên Quôcs Hội và xét duyệt quyết toán NSNN. Không có báo cáo kết quả
kiểm toán quyết toán NSNN của KTNN, Quốc Hội sẽ không duyệt quyết toán NSNN

do Chính Phủ trình lên.
Sớm soạn thảo và đưa ra, tham gia ý kiến về luật tổ chức cơ quan KTNN Việt Nam
– Vấn đề đặt ra là phù hợp với yêu cầu và năng lực hiện có của chúng ta. Luật Kiểm
toán của Việt Nam sẽ được hình thành sau Luật này để chúng ta có thể tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm và tri thức hơn.



Các văn bản của Nhà nước, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, … của các cơ quan có
thẩm quyền, nhất là của Bộ tài chính cần phải rõ ràng về quy chế KTNB và quy chế
KTĐL, không nên để các doanh nghiệp có thể hiểu KTNB cũng giống như KTĐL và
thực thi như nhau.
2. Về cơ cấu tổ chức các loại hình kiểm toán:
Cơ cấu tổ chức các loại hình kiểm toán cần phải được nghiên cứu và tổ
chức một cách hợp lý, có tính độc lập cao, nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động có
hiệu quả. Cơ chế tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN hiện nay ở nước ta còn có
nhiều điểm cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Việc tổ chức Kiểm toán Nhà nước
Trung ương và KTNN khu vực nhìn chung là hợp lý, giúp cho KTNN có được sự độc
lập cần thiết và bao quát hết phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên nên đổi mới cơ cấu tổ chức
và cơ chế hoạt động của KTNN theo hướng sau:
- Các Vụ, KTNNkhu vực nên tổ chức theo hướng chuyên quản. Theo đó các Vụ
KTNN TW chịu trách nhiệm kiểm toán các Bộ, ngành, cơ quan TW, thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.KTNN khu vực được giao kiểm toán thường xuyên
đối với các tỉnh thành cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc nắm bắt thường xuyên các
diễn biến về hoạt động tài chính công ở các đơn vị đó. Đồng thời giúp cho việc ổn
định đối tượng công việc của KTV, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên
môn và hợp lý hoá gia đình, tiết kiệm chi phí hoạt động kiểm toán cho ngân sách nhà
nước.
- Tại các khâu thu, chi quan trọng trong quá trình chu chuyển tài chính công cần đặt
các văn phòng KTNN để kiểm toán trực tiếp, thường xuyên các nghiệp vụ xảy ra như:

Nơi thu huỷ tiền cũ và nơi phát hành tiền mới của Ngân hàng nhà nước ;NơI cấp ngân
sách và quyết toán ngân sách của Bộ tài chính, …Các đơn vị có văn phòng đạI diện
của KTNN, chịu trách nhiệm bố chí phòng làm việc, thiết bị, cung cấp thông tin và
thiết bị bảo vệ bí mật thông tin cho KTV Nhà nước. Các tổ chức này sẽ giúp cho
KTNN kiểm thoát được thu chi tài chính công tạI các khâu trọng yếu cuả nền kinh tế,
góp phần ngăn ngừa từ xa các sai phạm có khả năng làm tổn thất nghiêm trọng cho



nền kinh tế, tư vấn kịp thời cho Chính phủ và Quốc hội trong việc đưa ra các chính
sách phù hợp với sự vận động của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
NgoàI ra, chúng ta còn giúp cho KTNN bố chí hợp lý về chuyên môn và phát huy đầy
đủ hơn khả năng của từng KTV, từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động của cơ
quan KTNN; Khắc phục được cơ bản sự eo hẹp về kinh phí trong điều kiện của nhà
nước ta hiện nay, từng bước hợp lý hoá về sinh hoạt và ổn định được nơI làm việc cho
KTV.
3. Vấn đề nhân lực cho hoạt động kiểm toán:
Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV bằng các giải pháp trước mắt và tổ chức các
lớp bồi dưỡng lại và thành lập Hội đồng chấm thi để thi sát hạch cho các kiểm toán
viên.KTV nào vượt qua được sát hạch sẽ cấp chứng chỉ KTV. Chứng chỉ KTV để
hành nghề chỉ nên giữ giá trị dưới 5 năm, sau 5 năm cần có sự kiểm tra lại.Vấn đề đạo
đức nghề nghiệp của KTV phải được đặc biệt quan tâm, cần duy trì sự giám sát
thường xuyên đối với hoạt động của KTV. Trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo đủ điều
kiện vật chất cho KTV làm việc là rất quan trọng. Kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp và duy trì môi trường hoạt động độc lập khách quan của KTV được coi là hạt
nhân cơ bản nhất để nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm toán Việt Nam trong
hiện tại và tương lai.
4. Chuẩn mực cho hoạt động kiểm toán:
phải có chuẩn mực kiểm toán được nghiên cứu công phu và được chính
thức ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, làm chổ dựa hành nghề cho KTV, làm

thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. Chuẩn mực này phải là một hệ thống các tiêu
chuẩn khoa học, khách quan, phù hợp với môI trường pháp lý và đIều kiện quản lý của
Viẹt Nam, lại phù hợp với những tiêu chuẩn chung đã được quốc tế thừa nhận (Qua
hướng dẩn của Uỷ ban chuẩn mực thuộc INTOSAI). Có thể nói thành công nhất trong
năm 1999 về công tác nghiên cứu khoa học là đã ban hành hệ thống chuẩn mực và quy
trình kiểm toán. Tuy nhiên việc nhanh chóng hoàn thiện chúng là hết sức cấp thiết.
Chuẩn mực kiểm toán chính là những đường lối chung giúp cho KTV hoàn thành



được trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Mặt khác chuẩn mực chính là công cụ để soi
xét, kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm toán của KTV.Trong 5 năm qua, hạn chế
lớn nhất trong quá trình hoạt động của Kiểm toán Việt Nam là chưa có hệ thống chuản
mực kiểm toán và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho KTV.

Trên dây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động
kiểm toán trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng, các đơn vị, doanh nghiệp làm cho kiểm toán vững mạnh,
đóng góp sức mình vào quá trình xây dựng một nước Việt Nam giàu về kinh tế, vửng
về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hoá, cao về trí tụê, sánh vai
cùng cường quốc năm châu.











Kết luận

×