Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.5 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hoá, việc người lao
động ra nước ngoài làm việc là một hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã
hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực
hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một
bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế
Việt Nam với đặc điểm có cơ cấu dân số trẻ, hàng năm có hàng ngàn người
bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế không nhỏ của nước ta trên thị trường
lao động quốc tế. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay cũng gây ra
những vấn đề kinh tế - xã hội hết sức cấp bách. Một trong những vấn đề đó là tạo
công ăn việc làm cho người lao động nhất là trong điều kiện kinh tế đất nước cũng
chậm phát triển, quy mô sản xuất cũng nhỏ hẹp, sự phát triển nhanh chóng và vượt
bậc của khoa học công nghệ. Thêm vào đó là quá trình hội nhập và vận động theo
xu thế toàn cầu hoá thì hoạt động xuất khẩu lao động được coi là giải pháp tạo việc
làm quan trọng và mang tính chiến lược.
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh dich vụ xuất khẩu lao động đã
gia tăng mạnh thu được nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội góp phần đáng
kể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước. Ngoài ra xuất khẩu lao
động còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo
cán bộ có chất lượng cao... đồng thời tăng cường hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới. Tuy nhiên do nhận thức về XKLĐ ở nước ta còn chưa
đầy đủ, thống nhất, việc xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả XKLĐ
còn chưa phù hợp với thị trường lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
nên hiệu quả kinh tế - xã hội ở XKLĐ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu và
1
tiềm năng về nguồn nhân lực hiện có ở Việt Nam. Với mong muốn góp phần nâng
cao hiệu quả của XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nên tôi
chọn đề tài ngiên cứu là:
“ Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động
của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO “


• Mục đích của việc ngiên cứu đề tài.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty, đánh giá
những kết quả đạt được đồng thời phân tích những tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại đó.
+ Phương hướng cần tập trung để giải quyết những tồn tại và một số giải pháp
nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của công ty.
• Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty dịch vụ
xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các giải pháp vi mô (của Công ty)
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty dịch vụ xuất khẩu lao
động và chuyên gia Suleco, thời gian nghiên cứu chủ yếu trong khoảng những năm
từ 2006-2009
• Nội dung của đề tài nghiên cứu gốm 3 chương.
+ Chương 1: Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại tới hoạt động
xuất khẩu lao động.
+ Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ
xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco.
+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco
2
CHƯƠNG 1:
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
1. Hướng phân tích
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Khác với thị trường xuất khẩu hàng hoá
thông thường thị trường xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế gắn liền với con
người - xuất khẩu sức lao động của con người. Vì vậy nó có một số đặc điểm sau:
+ Thị trường xuất khẩu lao động thể hiện tính chất xã hội:

Mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với các
chính sách xã hội , phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao
động như đã cam kết ghi trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt
động công đoàn...Hơn nữa, người lao động xuất khẩu sau khi kết thucc hợp đồng
Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để tiếp nhận và sử dụng họ khi về nước.
+ Thị trường xuất khẩu lao động tồn tại và phát triển dựa trên sự kết hợp hài
hoà giữa quản lý vĩ mô của Nhà nước với sự chủ động tự chịu trách nhiệm của
doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
+ Thị trường xuất khẩu lao động luôn biến đổi và mang tính cạnh tranh ngày
càng gay gắt:
Thị trường xuất khẩu lao động biến đổi theo nhu cầu của nước nhập khẩu lao
động, chính vì lý do đó nó đòi hỏi nước xuất khẩu lao động phải có sự phân tích,
đánh giá, giáo dục và đào tạo, định hướng cho người lao động theo nhu cầu của đối
tác nước ngoài.
3
Chính vì vậy để tìm hiểu được tác động của các yếu tố tới nghành kinh doanh dịch
vụ xuất khẩu lao động tôi đi phân tích ba yếu tố: kinh tế, chính trị - pháp luật, văn
hoá xem nó có tác động như thế nào tới hai mặt cung và cầu lao động.
2. Tác động của môi trường kinh tế.
2.1. Tác động của kinh tế thế giới và kinh tế các nước nhập khẩu lao động
tới ngành.
Khi nền kinh tế thế giới biến động nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao
động mà nên kinh tế đó cần. Nếu nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về lao động sẽ
tăng lên do các ngành các, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất mở rộng thị
trường, khi nền kinh tế đi vào suy thoái các ngành các doanh nghiệp buộc phải cắt
giảm số lượng lao động do thị trường bị thu hẹp, người dân tiết kiệm chi tiêu. Do
tác động của quá trình toàn cầu hoá má nến kinh tế thế giới ngay càng phát triển
một cách mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu vế lao đông của các quốc gia phát triển
ngày càng tăng mạnh. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giới

hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050. Ở
các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, giới phân tích thị trường việc làm cho rằng
lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng. Trong xu hướng toàn
cầu hoá gia tăng cùng với việc thiếu lao động trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thế
giới, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã di
chuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền
hơn.
Hiện nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư
bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp,
FDI) những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao. Tuy nhiên, tại những nước
công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn
nên không thể chuyển hết ra nước ngoài. Thêm vào đó, trong những ngành đang
phát triển mạnh tại những nước này, nhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn
4
nên nhu cầu nhập khẩu lao động tăng. Tại những nước phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ,
Nhật), nhu cầu lao động tăng trong ngành xây dựng, ngành dịch vụ ẩm thực, dịch
vụ săn sóc người cao tuổi, một số nước cần lao động trong nông nghiệp.
2.2 Tác động của kinh tế Việt Nam.
Tác động của nền kinh tế trong nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động có phần khác so với tác động của nền kinh tế thế giới hay nền kinh tế nước
nhập khẩu lao động. Vì các nền kinh tế tác động trực tiếp đến cầu về lao động nhập
khẩu, còn nền kinh tế trong nước lại tác động trực tiếp lên nguồn cung lao động cho
xuất khẩu. Do đó khi nền kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp trong
nước gia tăng dẫn đến nhu cầu về việc làm gia tăng. Do đó các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động sẽ dễ dàng tìm được lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động nước nhập khẩu. Không chỉ có lao động phổ thông, mà còn có cả các lao
động kỹ thuật, lao động trên phổ thông.
Từ khi tiến hành hội nhập, thực hiện đổi mới, đã có nhiều lao động Việt Nam
ra làm việc ở ngoài biên giới.Các địa bàn tập trung nhiều lao động xuất khẩu của
Viện Nam là Đông Á, Trung Đông, Tâu Âu và Mỹ. Hiện Việt Nam có khoảng

400.000 lao động đang làm việc tại nước ngoài (nguốn: Bộ lao động-Thương binh
Xã hội). Nhìn chung, xuất khẩu lao động của Việt Nam là ngành kinh tế đã và đang
được quan tâm chú ý. Xuất khẩu lao động cũng mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ
USD cho Quốc gia, hàng triệu USD cho các địa phương và hàng nghìn USD cho
các gia đình có người đi bán sức. Nhưng hiện tai thì Việt Nam chỉ mạnh mẽ về xuất
thô. Xuất thô thì dễ mạnh về lượng nhưng yếu về chất. Dưới góc độ kinh tế, giá trị
gia tăng mang lại do xuất thô là nhỏ. Cũng với góc nhìn xuất phát từ chủ trương,
chính sách, tính tổ chức và hàng hóa, rõ ràng ở tầm quốc gia, chúng ta chưa có xuất
khẩu chất xám. Một khi chúng ta có nền tảng kinh tế vững, thiết lập và vận hành tốt
hệ thống đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn lực mới có thể xuất khẩu chất xám. Xuất
5
khẩu chất xám là dạng xuất khẩu toàn diện. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh kinh
tế, mà còn biểu hiện sức mạnh văn hóa, chính trị.
3. Tác động cua môi trường văn hoá – xã hội.
Khi nói đến yếu tố văn hóa chúng ta nhìn trên phương diện đó là sự khác
nhau hay tương đồng giữa văn hóa Việt Nam với các nước nhập khẩu lao động có
ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Người lao động
Việt Nam khi đi lao động nước ngoài sẽ làm việc trực tiếp với người bản địa, luôn
có sự tiếp xúc và trao đổi với họ do đó việc tìm hiểu văn hoá của nước nhập khẩu
lap một điều rất quan trọng.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động
ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không
những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụng
được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây là điểm yếu của người
lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài
là nông dân,tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vì
vậy vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và không
đồng bộ. Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không có nghề
nghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong nền sản xuất
của nước bạn. Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho

người lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp
cũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho người
lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và xa lạ này.
4. Tác động của yếu tố chính trị pháp luật.
4.1 Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật nước nhập khẩu lao động.
Hệ thống chính trị pháp - luật được coi là người tạo lập ra các “ sân chơi “
cho các hoạt đọng kinh tế, với công cụ là hệ thống pháp luật phù hợp. Do đó tác
6
động của hệ thống chính trị, luật pháp của các nước nhập khẩu lao động đến hoạt
động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là rất lớn. Nó đảm bảo cho các
doanh nghiệp có các quyền bình đẳng cùng hoạt động. Tuy nhiên khi hệ thống
chính trị bất ổn, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia đó, gây ra tình trạng thất
nghiệp, mất việc làm và cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống
chính trị luật pháp đưa ra những điều luật qui định đối với doanh nghiệp xuất khẩu
lao động nước ngoài, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ hay một qui định mới cũng có thể
gây ra tác động lớn đối với một doanh nghiệp xuất khẩu lao động
4.2 Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ
chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết
việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng
nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
Song song với quan điểm này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định
cụ thể về hoạt động XKLĐ như bộ luật lao động, nghị định, thông tư hay các công
văn hướng dẫn thi hành…Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng Phan Văn
Khải khẳng định trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ,
các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có người Việt Nam ,rằng “XKLĐ
và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”.
Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động
còn rất non trẻ, nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng

các cấp chính quyền, hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần
đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa của đất nước.
7
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA SUlECO
1. Khái quát quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh của Công ty dịch
vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia
Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) là doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí
Minh (LĐTBXH). Tiền thân của Công ty là Phòng Hợp tác lao động nước ngoài
của Sở LĐTBXH thành phố, đến ngày 19/12/1991 có quyết định thành lập Công ty
Suleco. Đến năm 1995 Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 09/QĐ-UB
ngày 12/4/1995 của UBND TP Hồ Chí Minh và giấy phép số 17/LĐTBXH-GP
ngày 24/12/1999 do Bộ LĐTBXH cấp với nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động
(NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 102248 ngày 18/4/1995 của Ủy Ban Kế
hoạch TPHCM, nay là Sở Kế họach -Đầu tư thành phố. Là đơn vị trực thuộc Sở
LĐTBXH TPHCM, chuyên thực hiện chức năng đưa lao động và chuyên gia đi làm
việc ở nước ngoài, Công ty Suleco còn được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ
chính trị - xã hội của Sở là đảm bảo chỉ tiêu đưa NLĐ thành phố, đặc biệt là diện
xóa đói giảm nghèo và diện chính sách đi làm việc ở nước ngoài. Công ty được
quyền chủ động quyết định hình thức hợp tác, liên kết với các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động chọn
lựa đối tác, thị trường tiếp nhận lao động, danh sách lao động được đưa đi làm việc
ở nước ngoài để thực hiện chức năng XKLĐ.
8

×