Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tác động của tự do hóa thương mại tới dịch vụ xuất khẩu lao động của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.19 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới vào ngày 7-11-2006,với vị thế nà đã đưa Việt Nam nền kinh tế Việt
Nam nên một tầm vóc mới như thị trường được mở rộng hơn trên phạm vi toàn
thế giới. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của
ASEAN và cam kết tham gia AFTA và tham gia tổ chức APEC 14/11/1998.
Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006.
Khu vực dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam luôn được Đảng và chính phủ
xác định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
Cụ thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đóng góp khoảng 38,5% GDP và sử dụng
khoảng 24% lực lượng lao động của cả nước nếu so với những nước phát triển
thì tỷ trọng khu khu vực dịch vụ chiếm đến 70% GDP. Trong khu vực dịch vụ
đó thì xuất khẩu lao động cũng có những đóng góp đáng kể đến sự phát triển của
kinh tế VN. Qua đó thu về một lượng ngoại tệ đáng kể giúp ổn định chính sách
tiền tệ, giải quyết được thiếu hụt ngoại tệ cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Xuất khẩu
lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phỏt triển của
Vinaconex. Từ khi thành lập, một trong những nhiệm vụ chớnh của Vinaconex
là cung cấp và quản lý lực lượng chuyên gia và lao động xõy dựng đi làm việc
tại nước ngoài, Vinaconex đó trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của
Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động. Cùng với sự trưởng thành của
Tổng Công ty Vinaconex, trong gần 20 năm qua, Vinaconex đó đưa trên 60.000
lượt chuyên gia, kỹ sư và lao động đi làm việc ở trên 20 nước như Libya, Iraq,
Algeria, Japan, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hũa Czech, UAE, Qatar, Lào Hoạt
động Xuất khẩu lao động bao gồm cung cấp lao động và nhận thầu, thầu phụ các
công trình ở nước ngoài.
Việt Nam đã và đang tiếp tục hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh
những tác động tích cực ma nó mang lại thì kho khăn tư những tác động tiêu cực
của nó cũng làm cho các doanh nghiệp VN nói chung và các công ty hoạt động


trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu lao động nói riêng. Cụ thể là trong thời gian
qua nền kinh tế khủng hoảng bị thu hẹp hoạt động của các công ty gặp nhiều
khó.Chính vì thế việc nghiên cứu tác động tự do hóa thương mại tới dịch vụ xuất
khẩu lao động Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.
Qua đó công ty có thể có công tác chuẩn bị,thích nghi tốt hơn với môi trường
kinh tế quốc tế. Để nghiên cứu rõ hơn vấn đề này em nghiên cứu đề tài:
“Tác động của tự do hóa thương mại tới dịch vụ xuất khẩu lao động của
Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này không ngoài mục đích làm sáng tỏ những tác
động tiêu cực cũng như tác động tích cực của tự do hóa thương mại tới Tổng
công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Qua đó đưa ra những
giải pháp để công ty đưa ra quyết định về chiến lược chính sách hoạt động,lựa
chọn thị trường… thích hợp nhất để mang lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty .
3. .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà em tập trung vào nghiên cứu là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
đông kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động của Tổng công ty cổ phần xuất
nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Ngoài ra em còn đưa ra những biện pháp và
giải pháp để công ty hội nhập nền kinh tế quốc tế một cách tốt nhất,hiệu quả
nhất. Phạm vi nghiên cứu là từ năm 2006-2009. Giải phap đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương
pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn giải – quy nạp; phương pháp đối
chiếu – so sánh, phương pháp lôgíc, phương pháp mô tả khái quát.
5. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Chương I :Khung lý thuyết phân tích ảnh hưởng của việc tư do hóa
thương mại tới các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Chương II : Phân tích đánh giá những ảnh hưởng của tự do hóa thương
mại tới dịch vụ xuất khẩu lao động của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu
và xây dựng Việt Nam.

Chương III : Giải pháp cho doanh nghiệp trong tương lai
Do thời gian làm, đồng thời với kiến thức và tư duy còn hạn hẹp, nên ý kiến
của em nêu ra có thể còn chưa hợp lý. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê
bình của các thầy cô.Qua đề tài, em xin này được gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Vũ Thị Hường, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Sinh viên: Mạc Như Thế
CHƯƠNG I
KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TƯ DO HÓA
THƯƠNG MẠI TỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1 Hướng phân tích
Xuất khẩu sức lao động : Là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn
hàng hoá sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung
ứng sức lao động của nước đó với chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dung sức lao
động nước ngoài trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động.
Như vậy,khi hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện sẽ có sự di
chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ một nước sang một nước khác.
Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước xuất khẩu lao
động, nước tiếp nhận sức lao động được coi là nước nhập khẩu lao động. Trên
thực tế có trường hợp xuất hiện vai trò của nước thứ ba làm nhiệm vụ trung
gian, môi giới hoặc kinh doanh.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động, khác so với các loại
hàng hoá khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hoá này. Sức lao động là
một loại hàng hoá đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả
năng làm chủ bản thân. Cho nên trong hiệp đinh hay hợp đồng cung ứng lao
động, ngoài những điều khoản quy định như đối với các loại hàng hoá bình
thường còn phải có những điều khoản đề cập đến đời sống chính trị, văn hoá,
tinh thần, sinh hoạt của người lao động. Những điều này bị chi phối phong tục,
tập quán, tôn giáo, văn hoá của các quốc gia tham gia vào lĩnh vực này.
Chính vì những lý do trên mà em sẽ tiếp cận nghiên cứu đề tài theo 3 vấn

đề chính là: môi trường kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa xã hội để làm rõ
những ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động nói chung và Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam nói riêng.
1.2Cách tiếp cận
1.2.1 Tác động của môi trường kinh tế
1.2.1.1 Tác động của môi trường nền kinh tế thế giới doanh nghiệp xuất
khẩu lao động
Thế giới ngày càng phát triển nhu cầu lao động ngày càng một lớn. Các nhu
cầu này tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển thì nhu
cầu về lao động phổ thông,đơn giản ngày một nhiều như: giúp việc, công nhân
xây dựng, công nhân dệt may… Còn đối với các nước kém phát triển,đang phát
triển thì nhu cầu lao động là những chuyên gia tư vấn,kỹ sư cũng rất lớn. Đây
là một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam bởi tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
đang ở mức tương đối cao tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%,
tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện
nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông
thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%( Nguồn
/>nghiep-o-viet-nam-hien-la/32909.113209.html ).
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiên nay thì cơ hội ra nước ngoài làm
việc để có thu nhập cao hơn, đồng thời cũng la cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động bởi các lý do sau:
 Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước, hoạt động xuất khẩu lao động trong những năm gần đây đã được sự
quan tâm chú ý của các ngành, các cấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội.
 Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm bình quân có thêm
hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó.
 Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độ
tuổi dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.
 Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

 Thứ năm, Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới, trong
khi thị trường lao động quốc tế cũng không ngừng tăng trưởng và đa dạng. Đây
là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát huy lợi thế của mình trong
lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Sự kiện thể hiện rõ rãng nhất gần đây thể hiện sự ảnh hưởng của nền kinh
tế thế giới tới dịch vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là
khủng hoảng tài chính thế giới. Sự kiện này kéo theo các nền kinh tế trên toàn
cầu rơi vào khủng hoảng,các dự án bị tạm dừng hoặc hoãn lại kéo theo nhu cầu
về lao động giảm sút rõ rệt. Điều này thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp của các quốc
gia trong các năm 2008 và 2009 không ngừng tăng. Ở Nhật tuy chưa có số liệu
thống kê đầy đủ nhưng các doanh nghiệp cũng đã tăng cường xa thải công nhân
viên để giảm chi phí chống chọi với khủng hoảng. Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp đã
tăng lên mức 4,27% vào tháng 9/2008, mức cao nhất trong cùng kỳ 4 năm gần
đây. Khoảng nửa triệu người không có việc làm, trong đó 145 nghìn người mất
việc do các công ty thu hẹp quy mô sản xuất. Ở Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2010
thì tỷ lệ thất nghiệp luôn giữ ở mức 9,7% cao nhất trong vòng 15 năm qua
(nguồn://stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?
CatID=182&id=54569&MenuID=1&Title=ty-le-that-nghiep-tai-my-van-giu-o-
muc-9-7-trong-thang-ba.stox). Ở Việt Nam số lượng lao động đi xuất khẩu lao
động giảm sút rõ rệt. Thị trường Malaysia vốn là thị trường XKLĐ lớn nhất của
VN, mỗi năm đưa được từ 20.000 đến 30.000 lao động nhưng năm 2009 giảm
chỉ còn 2.792 người(nguồn: />dong-ra-nuoc-ngoai/276/) Như vậy khủng hoảng đã có ảnh hưởng rất lớn đến thị
trường lao động trên toàn thế giới.
1.2.1.2 Tác động của môi trường kinh tế Việt Nam tới doanh nghiệp xuất
khẩu lao động.
Đảng và chính phủ Việt Nam luôn quan tâm chú trọng tới lĩnh vực xuất
khẩu lao động. Bởi nó không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cao hơn,thu lượng ngoại
tệ lớn hàng năm chiếm khoảng gần 80% kiều hối của Viêt Nam giúp ổn định
chính sách tiền tệ. Do đó nhà nước luôn có nhưng chính sách ưu ái cho lĩnh vực
xuất khẩu lao động. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ dễ dàng tìm

được lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nước nhập khẩu.
Không chỉ có lao động phổ thông, mà còn có cả các lao động kỹ thuật, lao động
trên phổ thông. Tuy nhiên thực tế do chính sách quản lý chưa được chặt chẽ nên
đã xảy ra một số vụ việc như lừa tiền chi phí của các công ty “ma” đã gây ra tâm
trạng lo lăng trong dân cư điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định trong
việc tìm nguồn cung.
Một vấn đề nữa là thị trường rất tiềm năng rộng mở, nguồn cung rồi rào
nhưng doanh nghiệp có tìm được thị trường phù hợp với các lao động Việt Nam
hiện cũng là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
1.2.2 Tác động của môi trường chính trị - pháp luật
1.2.2.1 Tác động của môi trường chính trị-pháp luật nước xuất khẩu lao
động đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế của một quốc
gia đều chịu sự chi phối của hệ thống chính trị và pháp luật của quốc gia đó. Một
đất nước có hệ thống chính trị ổn định sẽ có 1 hệ thống pháp luật ổn định .Như ở
Việt Nam thì xuất khẩu lao động luôn được chính phủ ưu đãi như : Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước
ngoài; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước
ngoài; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị
trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề,
ngoại ngữ cho người lao động … Do đo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
lao động cũng được nhà nước quan tâm và hỗ trợ trong việc giúp các doanh
nghiệp trong việc gặp gỡ hợp,hợp tác với đối tác nước ngoài, hoặc giải quyết các
tranh chấp thông qua cơ quan quán lý vế xuất khẩu lao động và đại sứ quán của
Việt Nam ở các nước. Còn nếu không ổn định thì có thể gây ra rất nhiều bất lợi
cho doanh nghiệp thậm chí bị mất trắng nếu bị quốc hữu hóa. Đối với 1 DN xuất
khẩu lao động cũng vậy bất cứ một thay đổi nhỏ nào trong hệ thống chính trị-
pháp luật cũng có thể anh hưởng tới nguồn cung lao động của doanh nghiệp. Ví
dụ: Nếu Chủ tịch nước Việt Nam ra quyết định rằng hạn chế người lao động đi
xuất khẩu lao động với lý do là để tập trung làm trong nhưng khu công nghiệp.

Thì nguồn cung cuả các DN xuất khẩu lao động sẽ bị hạn chế đi rất nhiều gây
tổn thất nếu như không thực hiện được hợp đồng đã ký trước thời gian chủ tịch
nước ra quyết định đó.
1.2.2.2 Tác động của môi trường chính trị - pháp luật nước nhập khẩu lao
động đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Đối với nước nhập khẩu lao động cũng vậy nếu nước đố có nền kinh tế ổn
định thì sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các lao động đến sinh sống và làm việc thuận
lợi. Đồng thời nếu thay đổi chính sách cho dù la nhỏ nhất thì cũng tác động rất
lớn đến thị trường của DN xuất khẩu lao động. Ví dụ : Ngày 2/3/2009, làm việc
với đoàn công tác của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), đại
diện Bộ Nguồn nhân lực Malaysia cho biết nước này quyết định tạm dừng tiếp
nhận lao động nước ngoài, kể cả lao động Việt Nam, nhằm đảm bảo việc làm
cho lao động trong nước trước tình hình suy thoái kinh tế. Như vậy thì trong
khoang thời gian tiếp theo thì thị trường Malaysia gần như đòn cửa với các công
ty xuât khẩu lao động Việt Nam.
1.2.3 Tác động của môi trường văn hóa , xã hội
Do đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động, khác so với các loại
hàng hoá khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hoá này. Sức lao động là
một loại hàng hoá đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả
năng làm chủ bản thân.Chính vì thế mà người lao động phải biết thích nghi tốt
với nền văn hóa nước mình làm việc như cách ứng xử nơi làm việc, ngôn ngữ
địa phương…
Bên cạnh đó cũng cần phải thích nghi với xã hội đất nước mình làm việc.
Hiểu được văn hóa, xã hội của nước bản địa cũng sẽ quyết định đến uy tín,chất
lượng của lao động Việt Nam.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1.Giới thiệu về tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam

Xuất khẩu lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phát
triển của Vinaconex. Từ khi thành lập, một trong những nhiệm vụ chính của
Vinaconex là cung cấp và quản lý lực lượng chuyên gia và lao động xây dựng đi
làm việc tại nước ngoài, Vinaconex đã trở thành một trong những đơn vị hàng
đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.

(Chuyên gia và lao động của Vinaconex tại Công trình Sông nhân tạo Vĩ đại -
Lybia)
Cùng với sự trưởng thành của Tổng Công ty Vinaconex, trong gần 20 năm
qua, Vinaconex đã đưa trên 60.000 lượt chuyên gia, kỹ sư và lao động đi làm
việc ở trên 20 nước như Libya, Iraq, Algeria, Japan, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng
hòa Czech, UAE, Qatar, Lào Hoạt động Xuất khẩu lao động bao gồm cung cấp
lao động và nhận thầu, thầu phụ các công trình ở nước ngoài.
Hiện nay, Vinaconex có đội ngũ hàng trăm cán bộ, kỹ sư có trình độ quản
lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu thị trường nước
ngoài và có tinh thần tâm huyết, trung thực hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu
lao động. Hoạt động Xuất khẩu lao động của Vinaconex được vận hành theo quy
trình quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã được BVQI xác nhận và cấp chứng
chỉ đảm bảo hoạt động có chất lượng trong tất cả các khâu từ việc đào tạo, tuyển
chọn quản lý chuyên gia và lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như giải
quyết các chế độ chính sách cho người lao động
Ngoài ra, Vinaconex còn có một hệ thống 03 trường có chất lượng để đào
tạo dạynghề, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho các
chuyên gia và lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
2.2.Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ xuất nhập
khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
2.1.1 Thực trạng hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động cua Tổng công ty
xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.
Xuất khẩu lao động của công ty trong những năm gần đây không phải lĩnh
vực mà công ty tập trung nhiều mà công ty đã chuyển dần sang lĩnh vực bất

động sản. Tuy vậy thì công ty vẫn giành được những thành công nhất định góp phần
vào viêc tăng lợi nhuận của công ty. Điều này cũng có thể hiểu được bởi xuất khẩu
lao động là lĩnh vực truyền thống của dòng họ vinaconex. Căn cứ vào bảng kết quả
của hoạt động xuất khẩu lao động dưới đây ta có thể nhận thấy rõ điều đó:
Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của Tổng công ty
CP XNK và Xây dựng Việt Nam
Đơn vị : Triệu đồng
Số
TT
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1 Doanh thu 3498 4395 3635 5643
2 Lợi nhuận 1130 1876 1209 2635
3 Chi phí 2368 2522 2426 3008
Nguồn: Phòng kế toán Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng VN
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty thì ta
có thể thấy được:
Doanh thu hàng năm luôn ổn định cụ thể năm 2007 tăng khoảng 25% so
với năm 2006 tiếp đó năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của nền
kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu lao động của công ty bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do các hợp đồng bị hoãn lại hoặc bị hủy do các công trường ở các
thị trường mà công ty xuất khẩu chuyên gia như Libya, Iraq, Algeri ,Lào bị giảm
rất lớn, đồng thời xuât khẩu lao động vào các thị trường Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn Quốc… cũng bị giảm do người dân các nước này mất việc do khủng hoảng

kinh tế nên nhu cầu thuê người giúp việc cũng giảm đi rất nhiều. Điều này thể
hiện quả sự sụt giảm doanh thu tương đối lớn so với năm 2007 khoảng 17%
nhưng so với năm 2006 thì doanh thu vẫn cao hơn khoảng 3% . Tuy nhiên do có
thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên bước sang năm 2009 khi nền
kinh tế thế giới có bước đầu phục hối,nhu cầu lao động trên thị trường quốc tế
băt đầu có xu hướng tăng trở lại thì công ty đã thu được kết quả đáng kể doang
thu tăng mạnh khoảng 55% so với năm 2008 một con số ấn tượng.
Tương tự ta cũng có thể thấy được ở chỉ tiêu lợi nhuận thì cũng có nét
tương đồng với doanh thu cu thể lợi nhuận năm 2007 tăng 66% so với năm 2006
năm 2008 do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên lợi nhuận
của công ty giảm đáng kể so với năm 2007 khoảng 32%. Bước sang năm 2009
thì lợi nhuận của công ty đã tăng đáng kinh ngạc tăng gần 118%. Do tiết kiệm
được chi phí từ việc thực hiện cắt giảm tối đa các chi phí, đồng thời các chính
sách kinh tế của các nước cũng đã giảm bớt các rào cản thương mại và các cam
kết khi Việt Nam gia nhập WTO,AFTA dần đi vào thực hiện nên công ty đã thu
được lợi nhuận rất tốt.
Như vậy, căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
4 năm từ năm 2006-2009, ta thấy trong giai đoạn này cùng với việc nền kinh tế
Việt Nam được biết nhiều hơn trên bản đồ kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rõ dệt từ quá trình hội nhập đó. Sự kiện minh
chứng rõ dệt nhất đó là khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 mà băt nguồn từ
hệ thống tài chính thế giới. Đối với Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây
dựng Việt Nam thì cũng không phải là một ngoại lệ. Sau khi Việt Nam gia nhập
WTO năm 2006 thì thị trường của công ty không ngừng được mở rộng thể hiện
qua việc doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng theo từng năm.
Tuy nhiên khi nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng thì Việt Nam
nói chung và công ty nói riêng cũng chịu ảnh hưởng tương đối ta có thể thấy
được qua doanh thu và lợi nhuận năm 2008 đã giảm rõ dệt.
2.1.2 Phân tích số lượng,cơ cấu của thị trường xuất khẩu lao động
Để phân tích sâu hơn vế ảnh hưởng của tự do hòa thương mại đến Tổng

công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam thì chúng ta sẽ nghiên
cứu bảng số liêu sau:
Bảng 2: Kết qủa hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường:
STT
Thị
trường
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
người
đi
Doanh
thu
(tr.đ)
Số
người
đi
Doanh
thu
(tr.đ)
Số
người
đi
Doanh
thu
(tr.đ)
Số
người
đi
Doanh
thu

(tr.đ)
1 Libya 35 356 46 480 32 388 54 652
2 Nhật Bản 12 309 23 485 17 267 68 632
3 Đài Loan 10 209 15 286 18 303 46 503
4 Malaixia 20 206 24 307 19 256 12 156
5 Iraq 15 136 16 387 19 387 55 589
6 Algeria 25 256 23 368 24 385 33 563
7 Hàn
Quốc
31 495 41 521 29 399 75 643
8 C.H
Czech
23 423 25 335 24 382 48 562
9 UAE 41 579 43 679 47 564 57 553
10 Qatar 27 351 29 403 33 203 53 603
11 Lào 12 178 20 144 27 101 86 187
Tổng
cộng
251 3498 305 4395 289 3635 587 5643
Nguồn: Phòng kế toán Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng VN
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy được thị trường của công
ty là tương đối rộng lớn. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu em xin phân chia thị
trường theo các khu vực sau:
• Khu vực thị trường Trung Đông : Gồm có Iraq, UAE, Qatar
Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số lượng lao động lớn nhất
trên thế giới thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoại quốc làm việc
tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xây dựng, dầu khí, cơ khí,
dệt may, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành. Khu vực này có điều kiện
làm việc rất khó khăn, khí hậu và môi trường sinh hoạt rất khắc nghiệt, công
việc chủ yếu làm ngoài trời nắng nóng, tiền lương thấp (300 - 450 USD/tháng

đối với lao động tay nghề thấp và 500 – 600 USD/tháng đối với công nhân kỹ
thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý) nhưng phải chịu nhiều loại thuế, phong tục tập
quán đạo Hồi nghiêm ngặt.
Từ năm 2006-2009 thì số lao động (chủ yếu là công nhân kỹ thuật, kỹ sư,
cán bộ quản lý) mà Công ty đưa sang thị trường Trung Đông lần lượt là: 83, 88,
99, 155. Nhìn vào các con số này ta thấy được số lao động tăng lên từng năm
tương ứng với các tỷ lệ la 9%,12,5% 57% cho thấy hoạt động xuất khẩu lao
động ở thị trường này công ty kinh doanh rất tốt. Mặc dù năm 2008 kinh tế thế
giới rơi vào khủng hoảng,tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới tăng mạnh nhưng
công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng la 12,5% so với năm 2007. Đồng thời ta
cũng thấy được mức lương ở thị trường này ở mức tương đối cao 500-600USD .
Hiện nay nhà nước ta đã mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ở khu vực Trung
Đông và các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực nay cũng cam kết tạo mọi
điều kiên cho doanh nghiệp cũng như người lao động sống và làm việc ở nước
họ. Đây là một thuận lợi không nhỏ để công ty tiếp tục phát triển mở rộng thị
trường Trung Đông.
• Khu vực thị trường Châu Phi & Châu Âu :
 Châu Phi gồm có Libya, Algeria
Ở Châu Phi có một số quốc gia có nhu cầu nhận lao động nước ngoài. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, ta chủ yếu chỉ đưa lao động sang Libya. Đây là
thị trường tiếp nhận lao động tương đối ổn định của ta. Cho đến nay, bằng hình
thức cung ứng trực tiếp và cung ứng qua nước thứ ba, ta đã đưa được trên
10.000 lượt lao động sang Libya làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Song do mức
lương ở đây không cao (250 -300 USD/tháng), điều kiện làm việc và sinh hoạt
lại hết sức khắc nghiệt nên thị trường gần đây không tỏ ra hấp dẫn người lao
động.Ngoài ra, tại một số nước Châu Phi khác tuy có tỷ lệ lao động cao nhưng
vẫn có nhu cầu nhận nhiều lao động nước ngoài cho các công trình xây dựng.
Các doanh nghiệp ta có khả năng đưa được số lượng lớn lao động thông qua các
công ty quốc tế thắng thầu ở khu vực này.
Ở thị trường Châu Phi công ty cũng đã thu được một số kêt quả khá khả

quan. Số lao động được công ty đưa đi từ 2006-2009 la 60, 69, 56, 87 người.
Tuy tăng trưởng hàng năm rất đều đặn (8- 10%) nhưng thị trường này luôn biến
động đối với công ty vi dụ như năm 2008 do khủng hoảng. Vị trí địa lý cách xa
nước ta nên chi phí sẽ tăng cao. Với những lý do trên thì công ty nên chuyển
hướng tập trung vào thị trường khác có thể là các nước Châu Âu
 Châu Âu : C.H Czech
Với mức thu nhập tương đối cao (1000-1500USD). Công ty nên tập trung
vào phát triển thị trường này bởi đây là một thị trường rất rộng lớn và vẫn còn
nhiều khoảng trống cho công ty thâm nhập
• Khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á : Nhật Bản , Đài Loan, Hàn
Quốc,Malaysia và Lào
Đây là khu vực thị trường chính mà em muốn đề cập đến trong khoá luận
tốt nghiệp này. Khu vực này chính xác hơn có thể chia thành hai nhóm thị
trường nhỏ hơn là : nhóm thị trường Đông Á (bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan) và nhóm thị trường Đông Nam Á (bao gồm Lào và Malaysia). Vượt
trên các khu vực thị trường đã kể trên, Đông và Đông Nam Á là khu vực thị
trường tiếp nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu nhất của nước ta hiện nay.
Không chỉ lớn mạnh về số lượng lao động nước ngoài tiếp nhận hàng năm, khu
vực thị trường Đông và Đông Nam Á còn rất đa dạng về ngành nghề tiếp nhận
lao động nước ngoài (gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế), hình thức tiếp
nhận (hợp dồng tu nghiệp sinh hoặc lao động), trình độ lao động (lao động phổ
thông, công nhân kỹ thuật, chuyên gia)
Đây là một thị trường truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam
cung như của công ty. Với vị trí địa lý gần Việt Nam, và có nét tương đồng về
văn hóa đều là văn hóa phương Đông nên có thể tiết kiệm chi phí. Trong 4 năm
tư 2006-2009 thì công ty đã đưa đến thị trường này số lao động lần lượt là: 85,
123, 110, 297 người.Cũng giống như các thị trường khác thì thị trường này cũng
bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2008. Với mức tăng trưởng từ(44%-
153%) cộng với lợi thế là thị trường truyền thống thì công ty nên tập trung hơn
nữa để phát triển và giành thị phần ở thị trường này. Tuy nhiên ở một số thị

trường thì yêu cầu về trình độ tương đối cao như Nhật Bản, Hàn Quốc nên có
thể nói tuy la một thị trường đầy tiềm năng và đã có kinh nghiệm ở thị trường
này nhưng đây vẫn là một thị trường đầy thách thức công ty nên chu trong khâu
tuyển dụng lao động và trang bị cho họ những kiến thức văn hóa xã hội cần
thiết.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ xuất khẩu lao động của Công ty
2.1.3.1 Nhận xét thuận lợi và bất lợi
 Thuận lợi:
Với lợi thế là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động thì
doanh nghiệp đã thu đươc những thành công nhất định. Một yếu tố vô cùng quan
trong nữa là Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế như vậy thị trường được mở
rộng, các rào cảm pháp lý cũng như thuế quan cởi mở hơn tại Việt Nam và các
nước đối tác. Và khi các cam kết của các bên đang dần đi vào thực hiện thì các
doanh nghiệp XKLĐ nói chung cũng như Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và
xây dựng VN sẽ trực tiếp được hưởng lợi đặc biệt trong việc xin cấp “Visa” một
công việc quan trọng trong thủ tục XKLĐ.
 Khó khăn:
Khi Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp
XKLĐ Việt Nam sẽ phải hoạt động trong môi trường quốc tế. Điều này đồng
nghĩa với việc công ty phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty xuất khẩu lao
động Trung Quốc… Cạnh tranh khốc liệt như vậy thì việc tăng chi phí sẽ là
không tránh khỏi Thực trạng cũng cho thấy được những rủi ro từ từ phía đối
tác: Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn, thiếu việc làm, chậm trả lương cho
người lao động, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ luật pháp, ỷ thế " ông chủ"
để gây sưc sép trong việc thực hiện hợp đồng lao động, làm khó dễ cho người
lao động. Và từ người lao động một bộ phận không nhỏ lao động ra nước ngoài
làm việc không thực hiện đúng thoả thuận và cam kết, đã tự ý bỏ hợp đồng trước
thời hạn, tìm nơi làm việc cho chủ khác. Bên cung ứng lao động vừa bị đối tác
phạt tiền, vừa mất đi khoản phái dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước,
đây là vấn đề nan giải rất khó thay đổi bởi lao động Việt không có tính chuyên

nghiệp trong công việc.
2.1.3.2 So sánh giữa thuận lợi và bất lợi
Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đã mang lại những lợi thế nhất định
cho công ty cộng với lợi thế giá lao động Việt Nam thấp hơn so với các nước
khác. Và các cam kết của quá trình hội nhập cũng là một lợi thế đối với công ty.
Tuy nhiên những bất lợi cũng không phải ít bởi chúng ta phải cạnh tranh với
các công ty cung ứng lao động nước ngoài. Hiệu quả lam việc và tính chuyên
nghiệp của lao động Việt cũng gây ra một khó khăn lớn cho công ty.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
3.1 Những tồn tại
Khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của tự do hóa thương mại. Tổng công ty cổ phần
xuất khẩu lao động và xây dựng Việt Nam cũng nằm trong số đó. Tuy đã có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới nhưng công ty
vẫn không thể hạn chế tối đa được các rủi ro của tự do hóa thương mại điều này
được thể hiện rõ vào năm 2008 khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng.
Mặt khác ta cũng thấy được những lợi ích của tự do hóa thương mại qua doanh
thu lợi nhuận cũng như số lượng lao động đi lao động nước ngoài hàng năm.
3.2Giải pháp cho tương lai
Căn cứ vào những nhận xét về những thuận lợi và bất lợi em xin đưa ra các
giải pháp sau để Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
phát triển dịch vụ xuất khẩu lao động luôn bền vững, và cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
 Chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu
biết về pháp luật và nắm vững về thị trường xuất khẩu lao động.
 Chủ động nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động trên các thị trường
đồng thời tiến hành rộng khắp các hoạt động Maketting nhằm tiếp cận đối tác,
tìm kiếm đơn hàng ở các thị trường mới,thị trường tiềm năng.
 Phải đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu khi nghiên cứu ký kết

các hợp đồng cung ứng lao động (tu nghiệp sinh) với phía đối tác, đặc biệt về
các điều khoản liên quan đến tài chính và điều kiện lao động.
 Tăng cường phối hợp với các địa phương theo mô hình liên thông, liên
kết; tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, công việc và các chi phí
có liên quan đến từng người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
 Tiến hành nghiêm túc khâu tuyển chọn lao động theo đặc tính công việc
và yêu cầu của chủ sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng lao động.
 Tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy định của Cục Quản lý lao động
với nước ngoài về đào tạo lao động.
 Công tác tài chính đối với lao động cần tiến hành công khai, minh bạch.
 Nên cử cán bộ đại diện sang thị trường xuất khẩu lao động ở nước ngoài
để quản lý lao động.
 Giải quyết chế độ theo đúng quy định và hợp lý đối với các trường hợp
lao động phải về nước trước thời hạn,
 Tổ chức thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp cung ứng lao động trên
từng thị trường để cùng trao đổi thông tin phối hợp liên kết bảo vệ quyền lợi của
các hội viên, đồng thời qua đó bảo vệ quyền lợi của người lao động.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tự do
hóa thương mại đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều thử thách khó khăn đối với dịch
vụ xuất khẩu lao động của Tổng công ty cổ phần xuất khẩu và xây dựng Việt
Nam. Để có công ty có thể tiến xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế thì
công ty phải nâng cao chất lượng lao động và tạo cho lao động tính chuyên
nghiệp trong khi làm việc. Điều này sẽ giúp công ty thu hút được khách hàng và
chiếm lĩnh được thị trường.
Mặt khác tự do hóa thương mại cũng có lợi rất lớn cho sự phát triển hoạt
động xuất nhập khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng
Việt Nam. Tự do hóa thương mại giúp cho công ty giảm bớt chi phi do giảm
bớt được các chi phí tìm hiểu thị trường, giảm bớt các rào cản thuế quan cũng
như được hưởng các ưu đãi tư các cam kết khi các quốc gia, vùng lãnh thổ khi

tham gia các tổ chức như WTO,AFTA, APEC… Đây là một cơ hội mà công ty
nắm bắt lấy và tăng cường các hoạt động kinh doanh hiệu quả khi được hưởng
các ưu đãi này.
Đây là một vấn đề cấp thiết đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây
dựng Việt Nam. Chính vì thế công ty cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh,
nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của các thị trường. Nhất là
hiện nay khi nền kinh tế đang có các dấu hiệu phục hồi tích cực thì cầu lao động
càng cao. Việc tăng cường năng lực của công ty trong việc hoạch định, điều
phối và thực thi các chính sách chiến lược của công ty cũng là một vấn đề cấp
thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận án tiến sĩ “Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO” năm 2009
2. Wedsite của Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam

3. />ngoai/276/
4. // />CatID=182&id=54569&MenuID=1&Title=ty-le-that-nghiep-tai-my-
van-giu-o-muc-9-7-trong-thang-ba.stox)
5. Tài liệu xuât khẩu lao động Việt Nam

×