Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & Phát triễn nông thôn thị xã Lagi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.84 KB, 35 trang )

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI






BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC















Tháng 8/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Tên cơ quan thực tập :Chi nhánh ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triễn nông thôn thị xã Lagi.
Thời gian thực tập :16/7/2012 – 09/09/2012
Người hướng dẫn : Chú Phạm Trai


Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Ngọc Đức
Sinh viên thực hiện : Phạm Hà Thanh
Lớp : TV0911

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI




BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC















Tháng 8/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Tên cơ quan thực tập :Chi nhánh ngân hàng

Nông nghiệp & Phát triễn nông thôn thị xã Lagi.
Thời gian thực tập :16/7/2012 – 09/09/2012
Người hướng dẫn : Chú Phạm Trai
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Ngọc Đức
Sinh viên thực hiện : Phạm Hà Thanh
Lớp : TV0911


i
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP






















Chữ ký của người hướng dẫn Lagi,ngày tháng năm 2012













ii

TRÍCH YẾU

Những kiến thức được giảng dạy trên ghế nhà trường là nền tảng vững chắc cho chúng tôi sau
này. Tuy nhiên nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì sẽ khó đi đến thành công. Thấy rõ
được tầm quan trọng đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi làm quen với môi trường
doanh nghiệp, ứng dụng những kiến thức được đúc kết qua quá trình học tập ở trường và kiến
thức trên sách vở vào môi trường thực tế. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng No & PTNT thị
xã LaGi, tôi đã bổ sung thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời rút ra
cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu.


iii


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP i
TRÍCH YẾU ii
MỤC LỤC iii
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
NHẬP ĐỀ vii
1.Tổng quan về ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triễn của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam 1
1.2 Thông tin về ngân hàng No & PTNT chi nhánh thị xã LaGi 3
1.3 Sơ đồ chức năng của Ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi 3
1.4. Nhiệm vụ của Phòng kế hoạch-dịch vụ tại NHNo & PTNT thị xã LaGi 4
1.5. Nhiệm vụ của Phòng hành chính-nhân sự tại NHNo & PTNT thị xã LaGi 4
1.6. Nhiệm vụ của Phòng kế toán-ngân quỹ tại NHNo & PTNT thị xã LaGi 4
1.7. Nhiệm vụ của Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã LaGi 4
1.8. Nhiệm vụ của ban giám đốc tại NHNo & PTNT thị xã LaGi 5
2. Tình hình kinh doanh của NHNo & PTNT thị xã LaGi 5
2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT thị xã LaGi 5
2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ của NHNo & PTNT thị xã LaGi 6
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của NHNo&PTNT thị xã LaGi . 7
2.4. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của NHNo&PTNT thị xã LaGi 8
3. Các công việc thực tập tại ngân hàng No&PTNT thị xã LaGi 9
3.1. Hỗ trợ KH làm giấy đề nghị xin vay vốn trong NHNo&PTNT thị xã LaGi 9


iv
3.2. Hỗ trợ các anh chị CBTD liên lạc với khách hàng đến NHNo&PTNT thị xã LaGi nhận
tiền vay 10
3.3. Hỗ trợ các anh chị CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đóng dấu hồ sơ vay vốn 11

3.4. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi tìm kiếm hồ sơ lưu trữ của khách hàng tất nợ. 12
3.5. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi lưu trữ thông tin khách hàng vào sổ theo dõi cho
vay 12
3.6. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT LaGi giúp khách hàng viết giấy lĩnh tiền vay 13
3.7. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi viết giấy nộp tiền bảo hiểm 14
3.8. Hỗ trợ các anh chị CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi in và phô tô tài liệu 15
3.9. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đánh số thứ tự hồ sơ 16
3.10. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đóng và lưu trữ hồ sơ tất nợ của khách hàng 16
4. Kinh nghiệm đúc kết được sau đợt thực tập 17
KẾT LUẬN 20
PHỤ LỤC 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
THÔNG TIN LIÊN HỆ 26






















v


LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
 Ngân hàng No & PTNT – chi nhánh Thị xã LaGi, Bình Thuận;
 Ông Phan Bá Cường – Giám đốc chi nhánh ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi;
 Chú Phạm Trai – Trưởng phòng tín dụng.
Cùng các anh chị cán bộ tín dụng (CBTD) trong phòng tín dụng của ngân hàng.
Đã tạo cơ hội cho tôi thực tập tại ngân hàng trong thời gian vừa qua. Các chú, các anh chị luôn
sẵn sang chia sẻ, giải đáp thắc mắc và chỉ dạy giúp tôi trau dồi thêm rất nhiều kiến thức về lĩnh
vực tài chính.
Về phía nhà trường, tôi chân trọng cám ơn:
 Giảng viên điều phối và hướng dẫn – thầy Lê Ngọc Đức.
Đã tạo điều kiện cho tôi đi thực tập, giúp tôi hòa nhập vào môi trường thực tế, đồng thời cung
cấp tài đủ thông tin, tài liệu về đơt thực tập này và giúp tôi giải đáp được nhiều thắc mắc. Nhờ sự
hướng dẫn tận tình đó tôi mới có thể hoàn thành được cuốn báo cáo này.
Đây là lần đầu tôi làm quen vào môi trường thực tế nên sẽ không tránh được những sai sót, mong
thầy cô nhận xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.


















vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Từ viết tắt
Giải thích
1.
No & PTNT
Nông nghiệp và phát triễn nông thôn
2.
NHNo
Ngân hàng nông nghiệp
3.
CBTD
Cán bộ tín dụng
4.

CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5.
KH
Khách hàng
6.
UBND
Uỷ ban nhân dân
7.
CMND
Chứng minh nhân dân
8.
CPBHNHNN
Cổ phần bảo hiễm ngân hàng nhà nước
9.
SXKD
Sản xuất kinh doanh
10.
CBCNVC
Cán bộ công nhân viên chức



vii
NHẬP ĐỀ

Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, thì nhu cầu về vốn cho
đầu tư và phát triển cần được đáp ứng. Do đó chỉ trong những năm gần đây,chúng ta đã chứng
kiến sự ra đời của hàng loạt ngân hàng, từ ngân hàng thương mại, liên doanh đến ngân hàng có

vốn đầu tư nước ngoài.
Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hơn
70% lao động trong nông nghiệp.Vì vậy cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn một cách hoàn thiện. Để thực sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh
tế hộ nói riêng phải kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vai trò của hệ thống Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động tín dụng cho kinh tế nông nghiệp và
phát triển nông thôn hiện nay. Qua giới thiệu và tìm hiểu, tôi đã chọn thực tập tại chi nhánh ngân
hàng No & PTNT thị xã LaGi với mong muốn học hỏi thêm được nhiều kiến thức trong lĩnh vực
này.
Trong đợt thực tập này, tôi đã đặt ra những mục tiêu cho bản thân như sau:
 Hiểu được cơ cấu của một ngân hàng.
 Hiểu được công việc chính của một cán bộ tín dụng (CBTD).
 Làm quen được với 5 anh chị trong ngân hàng trở lên.
 Biết cách photo tài liệu.
 Biết cách đóng dấu hồ sơ.




TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

1
1.Tổng quan về ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi
1.1 Lịch sử hình thành và phát triễn của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo
Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến
nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là
Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò
chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển

kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối
với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt
Nam.
• Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
• Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ
về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. Hiện nay Ngân hàng Nông
nghiệp có 475 chi nhánh ở quận, huyện, thị xã.
• Ngày 15/11/1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
• Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNo tích
cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tố
chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi
mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang
( Hình 1)
Trụ sở chính ngân hàng No & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

2
SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút
tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.
• Đến cuối năm 2005, vốn tự có của
NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng
tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi

nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân
viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ
thống ngân hàng Việt Nam)
• Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt
325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD
gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập.
Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần
như hoàn toàn là vốn huy động.
• Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường
20 năm xây dựng và trưởng thành của
Agribank và cũng là năm có tính quyết
định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Trong chiến lược phát triển của mình,
Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài
chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa
lĩnh vực.
Theo đó, toàn hệ thống xác định thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn
đồng hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình, xúc tiến cổ phần hóa các công
ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp,
đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu,đảm bảo các lợi ích
của người lao động và phát triển thương hiệu- văn hóa Agribank.

(Hình 3)
Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập ngân
hàng No & PTNT.(1988-2008)
(Hình 2)
Đại hội của Ngân hàng No & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


3
1.2 Thông tin về ngân hàng No & PTNT chi nhánh thị xã LaGi
NHNo&PTNT Thị xã Lagi
là một chi nhánh trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận
trong hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam trụ sở nằm trên địa bàn Thị xã
Lagi – Tỉnh Bình thuận, được thành
lập ngày 14/11/1990.
Hoạt động ban đầu với nhiều khó
khăn: địa bàn hẹp, tài sản và cơ sở
vật chất nghèo nàn lạc hậu, một bộ
máy với biên chế cồng kềnh, trình độ nghiệp vụ non kém, kinh doanh thua lỗ nhưng
đến nay sau gần 20 năm đổi mới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị
xã Lagi không những tự khẳng định được mình mà còn vươn lên tiến bộ trong nền
kinh tế thị trường.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Lagi từ khi ra đời đã thành
lập thêm chi nhánh ngân hàng khu vực ở Phường Phước Hội.
1.3 Sơ đồ chức năng của Ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi




(Hình 4)
Ngân hàng No & PTNT thị xã LaGi
Sơ đồ chức năng của NHNo & PTNT thị xã LaGi
(Nguồn: sinh viên vẽ dựa trên thông tin ngân hàng cung cấp)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


4
1.4. Nhiệm vụ của Phòng kế hoạch-dịch vụ tại NHNo & PTNT thị xã LaGi
 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng;
 Phát triển các sản phẩm dịch vụ;
 Phân loại khách hàng, phân tích kinh tế theo ngành nghề, lựa chọn biện pháp cho
vay an toàn và đạt hiệu quả cao;
 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục, tổng hợp thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.
1.5. Nhiệm vụ của Phòng hành chính-nhân sự tại NHNo & PTNT thị xã LaGi
 Xây dựng chương trình công tác hàng tháng , hàng quý của chi nhánh
 Có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện công tác hành chính, văn
thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công
cụ lao động.
1.6. Nhiệm vụ của Phòng kế toán-ngân quỹ tại NHNo & PTNT thị xã LaGi
 Trực tiếp hạch toán kế toán, hoạch toán thống kê, xậy dựng chỉ tiêu hành
chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương,
 Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành quy định về an toàn
kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
1.7. Nhiệm vụ của Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã LaGi
Là người chịu trách nhiệm về khoản cho vay do mình thực hiện và được phân
công các công việc sau :
 Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng.
 Thu nhập thông tin về khách hàng vay vốn, lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ
khách hàng được phân công, xác định nhu cầu cho vay theo địa bàn, nghành hàng,
khách hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.
 Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn khách
hàng lập hồ sơ vay vốn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

5

 Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng
khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
 Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi
có quyết định của giám đốc hoặc ngừơi được ủy quyền.
 Thực hiện kiểm tra trước, trong khi cho vay, sau khi cho vay.
 Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi,
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
 Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.
 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
1.8. Nhiệm vụ của ban giám đốc tại NHNo & PTNT thị xã LaGi
Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi
nhánh mình, chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:
 Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay
hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
 Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và
khách hàng cùng lập.
 Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
2. Tình hình kinh doanh của NHNo & PTNT thị xã LaGi
2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT thị xã LaGi
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng No & PTNT thị xã
LaGi. Với nguồn vốn tự có, vốn huy động, vốn hỗ trợ của các tổ chứ tín dụng khác,
Ngân Hàng thực hiện hoạt động cho vay ngắn, trung, dài hạn cho các doanh nghiệp,
các đơn vị kinh tế, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, hộ gia đình và cá nhân để
thực hiện phương án, dự án phát triển SXKD, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển
nâng cao đời sống. Đặc biệt là phương thức cho vay từng lần.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

6
Tổng dư nợ đến 31/12/2011 là

181.640 triệu đồng, tăng so với
đầu năm + 72.820 triệu đồng, tốc
độ tăng + 24.5%; đạt 99% kế
hoạch tỉnh giao. Trong đó dư nợ
thông thường là 249.320 triệu
đồng ; tăng so với đầu năm
+71.763 triệu đồng, tốc độ tăng
+40.43%; đạt 99.37% kế hoạch
tỉnh giao, dư nợ UTĐT 4.713.triệu
đồng.
Dư nợ ngắn hạn thông thường đến 31/12/2011 : 111.812 triệu chiếm 61.56%, tổng
dư nợ.
Dư nợ trung, dài hạn thông thường đến 31/12/2011: 69.828 triệu đồng chiếm 38.44%/
tổng dư nợ, tăng so với đầu năm +18.607 triệu đồng, tốc độ tăng 42.56%; đạt 100%
kế hoạch tỉnh giao.
Đến 31/12/2011 cho vay hộ gia đình, cá nhân là 170.602triệu đồng, chiếm tỷ lệ
93.9%/ TDN , dư nợ cho vay doanh nghiệp là 11.038 triệu đồng/09 DN, chiếm
6.07%/ tổng dư nợ.
2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ của NHNo & PTNT thị xã LaGi
Được sự quan tâm của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Bình thuận,
trụ sở chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã LaGi được xây dựng mới với số vốn trên 3 tỷ
đồng, đưa vào hoạt động từ cuối năm 2005. Tháng 2 năm 2006 được NHNo Bình
thuận triển khai đưa sản phẩm dịch vụ thẻ ATM vào hoạt động trên địa bàn thị xã.
Đến 31/07/2008 đã phát hành được 3.522 thẻ với tổng số dư 3.929 triệu đồng, số dư
bình quân 1.1 triệu đồng/ thẻ. Địa điểm đặt trụ sở bảo đảm an toàn trong hoạt động
kinh doanh, bảo đảm an toàn kho quỹ.
Trong năm chi nhánh đã tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động chi trả kiều hối qua
mạng dịch vụ Western.Union, tăng cường mở tài khoản ngoại tệ cho các tu nghiệp
sinh thân nhân trong nước để nhận thu nhập từ lao động hợp tác chuyển về, tiếp tục
Hình 5

(Phòng tín dụng của NHNo&PTNT thị xã
LaGi)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

7
dich vụ thu bảo hiểm ABIC, thu cước
điện thoại, thu tiền điện, tiền nước, tăng
cường mở thẻ ATM cho KH, thực hiện
chi trả lương qua thẻ, cho vay thấu chi.
Khách hàng giao dịch qua máy ATM
khá lớn: 106.973 giao dịch trên 2 máy.
Đến nay có 84 đơn vị trả lương qua tài
khoản thẻ với 2.238 CBCNVC.
Ngoài các sản phẩm lâu nay đã sử dụng,
thời gian qua chi nhánh đã triển khai
đến toàn thể CBCNVC, đặc biệt là CBTD về các sản phẩm mới theo các văn bản
hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam như: CV số 2302/NHNo-TDH ngày
18/03/2010 cảu NHNo&PTNT Việt Nam “ V/v hướng dẫn cho vay Hộ gia đình, cá
nhân gắn với sản phẩm dịch vụ Ngân hàng”.
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của NHNo&PTNT
thị xã LaGi
 Tổng thu năm 2010 là 32.13triệu đồng. So với cùng kỳ tỷ lệ tăng +40.87%.
 Tổng chi năm 2010 là: 27.04 triệu đồng( chưa lương ). So với cùng kỳ tỷ lệ
tăng +46.49%.
 Quỹ thu nhập năm 2010 là: 5.091 triệu đồng. So với cùng kỳ tỷ lệ tăng +17%.
So với kế hoạch tỉnh giao đạt 89.6%.
 Hệ số tiền lương đạt: 1.16 lần. So với cùng kỳ tăng +0.12 lần, tỷ lệ tăng
+ 40%.
 Thu dịch vụ 1.093 triệu đồng. So với cùng kỳ tỷ lệ tăng +9.45%. Tỷ lệ thu lãi
là 84.52%. So với cùng kỳ tăng +1.96%, tỷ lệ tăng +2.37%,

 Tổng lãi tồn chưa thu là 4.012 triệu đồng; trong đó: Lãi dự thu là 3,62 tỷ đồng
và lãi quá hạn là 392.8triệu đồng.
Hình 6
(Phòng tín dụng của NHNo&PTNT thị xã
LaGi)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

8
2.4. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của NHNo&PTNT thị xã LaGi
Trong năm 2010 NHNo&PTNT thị xã LaGi gặp không ít khó khăn, trước hết
là còn ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vì vậy việc chỉ đạo điều hành kinh
doanh của Ban giám đốc xác định là rất khó khăn. Môi trường kinh doanh cạnh tranh
ngày càng khốc liệt khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
khó lường trước những rủi ro xảy ra, nhất là rủi ro về mặt lãi suất. Tuy nhiên toàn thể
cán bộ công nhân viên chi nhánh sẽ nổ lực hết mình để đạt thành tích tốt trong thời
gian sắp tới.Cụ thể là:
 Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương .Chú trọng huy động nguồn
vốn từ dân cư, từ tất cả khách hàng có quan hệ giao dịch với NHNo&PTNT
thị xã LaGi, mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm thực hiện tốt
chiến lược khách hàng theo hướng cung cấp cho khách hàng ngày càng nhiều
các sản phẩm trọn gói.
 Tiếp tục thực hiện các biện pháp tiếp thị và quảng bá thương hiệu để thu hút
khách hàng đến gửi tiền. Chú trọng việc nghiên cứu thị trường và tâm lý
khách hàng để có thể đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng.
 Chủ động tăng cường và nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, chú trọng
khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Duy trì và phát
triển tín dụng đối với các đối tượng khách hàng truyền thống song song với
việc tìm kiếm, khai thác đầu tư các đối tượng khách hàng mới theo các mục
tiêu, chương trình trọng điểm của địa phương.
 Tăng cường đầu tư vốn tín dụng trung, dài hạn với thời hạn và lãi suất thích

hợp để các hộ sản xuất kinh doanh phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
 Nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT thị xã LaGi trên địa bàn.
Trong chiến lược cạnh tranh, chi nhánh đặc biệt chú trọng nhân tố về mạng
lưới hoạt động, đây là mặt mạnh của NHNo&PTNT.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

9
3. Các công việc thực tập tại ngân hàng No&PTNT thị xã LaGi
3.1. Hỗ trợ KH làm giấy đề nghị xin vay vốn trong NHNo&PTNT thị xã LaGi
Khi khách hàng vay thế chấp (vay có đảm bảo bằng tài sản được định giá tại
phòng công chứng nhà đất) muốn xin vay vốn, họ phải đến gặp CBTD tại ngân hàng
trình bày mục đích vay vốn, vay bao nhiêu, thời gian bao lâu… Sau đó khách hàng sẽ
được CBTD hướng dẫn làm giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn gồm các phần:
 Thông tin người vay.
 Thông tin người thừa kế.
 Số tiền vay, mục đích vay.
 Thời gian vay.
 Lịch sử tín dụng.
 Thông tin tài sản thế chấp.
 Xác nhận của UBND xã, phường.
 Thẩm định của cán bộ tín dụng.
 Ý kiến của trưởng phòng tín dụng.
 Phê duyệt của giám đốc.
Công việc: hàng ngày khách hàng đến giao
dịch xin vay vốn tại ngân hàng khá đông,
vì vậy để tiết kiệm thời gian của khách
hàng cũng như CBTD, tôi được phân công
hỗ trợ khách hàng viết giấy đơn xin vay

vốn.
Cách thức thực hiện: công việc này khá
đơn giản. Tôi lấy giấy chứng minh thư của
khách hàng để lấy thông tin cá nhân điền
Hình 7
(Giấy đề nghị kiêm phương án vay
vốn)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

10
vào đơn, sau đó hỏi thăm khách hàng muốn vay bao nhiêu, vay bao lâu, mục đích
gì…rồi điền hoàn thành tờ đơn.
Kết quả đạt được
 Viết được hơn 50 giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn (trung bình mỗi ngày
một tờ) của các khách hàng như: Nguyễn Thị Cúc (phường Tân Bình), Mai
Văn Nhàn (phường Tân An), Đinh Văn Hùng (xã Tân Hải), Đỗ Thị Lem (xã
Bình Tân), Nguyễn Thị Liễu (xã Tân Phước), Nguyễn Văn Huy (xã Tân
Tiến), Lại Mỹ Phượng (phường Tân Bình)…
 Biết được lãi suất áp dụng cho phường và xã là khác nhau. Lãi suất áp dụng
cho phường là 1,208%/tháng; xã là 1,084%/tháng.
3.2. Hỗ trợ các anh chị CBTD liên lạc với khách hàng đến NHNo&PTNT thị xã
LaGi nhận tiền vay
Sau khi hồ sơ đã hoàn tất và ban giám đốc
đã duyệt thì CBTD báo cho khách hàng và tiến
hành giải ngân. Vì bộ phận tín dụng tại NHNo &
PTNT thị xã LaGi chỉ có 6 nhân viên nên không
có bộ phận quan hệ khách hàng, vì vậy khâu giải
ngân cũng do CBTD phụ trách hồ sơ giải ngân nên
không cần kiểm tra hồ sơ vay nhờ đó đã rút ngắn
thời gian cho vay hơn.

Công việc: Tôi được giao danh sách khách hàng
được giải ngân trong một ngày. Nhiệm vụ của tôi
là gọi điện thông báo khách hàng đến nhận tiền
vay.
Cách thức thực hiện: Khi giao dịch với khách
hàng qua điện thoại, tôi chỉ cần hỏi đúng tên khách hàng, thông báo mình gọi từ ngân
hàng No & PTNT, hẹn giờ để khách hàng đến nhận tiền giải ngân.
Kết quả đạt được
Hình 8
(Điện thoại trong phòng tín
dụng NHN thị xã LaGi)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

11
 Liên lạc với hơn 15 khách hàng đến giải ngân. (Nguyễn Ngọc Phượng- xã Tân
Bình; Trần Thị Cát- xã Tân Tiến; Ngô Thị Mai- phường Bình Tân; Đỗ Mạnh
Hòa- xã Tân An; Nguyễn Chí Bình- xã Tân Hải; Phùng Thị Kết- xã Tân
Tiến…)
 Biết cách giao tiếp qua điện thoại với khách hàng: nói chiện lịch sự, nói to rõ,
ngắn gọn, xúc tích.
3.3. Hỗ trợ các anh chị CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đóng dấu hồ sơ vay
vốn
Khi CBTD lập xong báo cáo thẩm định sẽ chuyển hồ
sơ cho trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc ký
duyệt.
Công việc: Tôi được phân công đem hồ sơ vay của
khách hàng qua cho trưởng phòng tín dụng ký trước.
Sau đó đem hồ sơ đó qua cho phó giám đốc kiểm tra va
ký duyệt lần cuối. Khi hồ sơ đã được ký xong, tôi đem
đi đóng dấu tại phòng kế toán, vì con dấu ngân hàng

được đặt tại đó.
Cách thức thực hiện: Khi đem hồ sơ đi ký, phải để hồ
sơ trong tờ bìa “Trình ký”, chứ không được cầm tay không, phải mở sẵn hồ sơ ra khi
đặt hồ sơ lên bàn trình ký. Sau đó đem hồ sơ đi đóng dấu, đóng dấu tên giám đốc
hoặc phó giám đốc dưới chữ ký của họ, rồi đóng dấu mộc tròn của ngân hàng lệch
qua trái 1/3 của chữ ký.
Kết quả đạt được
 Đóng dấu được hơn 100 bộ hồ sơ xin vay vốn của các khách hàng tại xã Tân
Tiến, xã Tân Hải, xã Tân Phước, xã Tân Bình, phường Tân An, phường Bình
Tân…
 Biết cách đóng dấu hồ sơ: đóng dấu mộc ngân hàng lệch qua trái 1/3 của chữ
ký, và biết cách đóng dấu giáp lai.
Hình 9
(Dấu mộc NHNo&PTNT
thị xã LaGi)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

12
 Học cách để các dụng cụ đóng dấu gọn gàng, đúng vị trí.
3.4. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi tìm kiếm hồ sơ lưu trữ của khách
hàng tất nợ
Hồ sơ của khách hàng được lưu trữ cho đến khi khách hàng thanh lý xong hợp đồng
tín dụng (trả hết nợ). Vì vậy việc lưu trữ hồ sơ phải rõ rang, cụ thể, phân chia hợp lý
thì mới giúp CBTD dễ dàng tìm kiếm hồ sơ. Hồ sơ được lưu trữ theo khu vực, thời
gian, tổ vay vốn (nếu có).
Công việc: Khi có khách hàng đến trả tất nợ, tôi được phân công tìm kiếm hồ sơ và
khế ước của khách hàng.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được lưu trữ theo khu vực, vì vậy cần xác định được
khách hàng ở khu vực xã, phường nào. Tiếp tục là xác định được thời gian vay vốn
của khách hàng. Sau khi lấy được tập hồ sơ đúng khu vực và thời gian vay vốn, việc

cuối cùng là tìm kiếm tên khách hàng.
Kết quả đạt được
 Nhận dạng được hồ sơ vay vốn, khế ước.
 Tìm kiếm được hơn 20 bộ hồ sơ tất nợ của các khách hàng: Nguyễn Thị Lệ-
xã Tân Tiến, Trương Văn Công- xã Tân Bình, Nguyễn Văn Sinh- xã Tân Hải,
Ngô Quang Đức- phường Tân An, Phan Phùng Minh Châu- phường Bình
Tân…
 Học cách nhanh nhẹn quan sát, ghi nhớ khu vực lưu trữ hồ sơ để việc tìm
kiếm được nhanh chóng.
 Biết cách đọc số khế ướt: NK27304, NE39022, AK 21367…
3.5. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi lưu trữ thông tin khách hàng vào
sổ theo dõi cho vay
Công việc: Sổ theo dõi cho vay gồm:
 Tên khách hàng;
 Tên người thừa kế;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

13
 Số khế ước;
 Số tiền vay;
 Ngày vay;
 Ngày đến hạn cuối cùng;
 Địa chỉ khách hàng.
Tôi được phân công điền đầy đủ thông tin trên của khách hàng vào sổ, rồi làm tờ bìa
bọc ngoài bộ hồ sơ, và đánh số khế ước vào sổ vay vốn.
Cách thức thực hiện:
 Tôi lấy thông tin dựa vào bộ hồ sơ CBTD đã làm, điền đầy đủ thông tin trên
vào sổ theo dõi cho vay.
 Dựa vào số khế ước trong sổ theo dõi cho vay, đánh số khế ước vào sổ vay.
 Làm một tờ bìa để bọc ngoài bộ hồ sơ. Điền đầy đủ thông tin: số khế ước, tên

khách hàng, địa chỉ, số tiền vay, mục đích vay, ngày vay, ngày đến hạn cuối
cùng vào ngoài tờ bìa.
Kết quả đạt được
 Nhận dạng được sổ theo dõi cho vay.
 Nhận dạng được bộ hồ sơ hoàn chỉnh khi được lưu trữ trong kho.
 Lưu trữ được thông tin của hơn 50 khách hàng tại nhiều xã phường khác nhau
vào sổ theo dõi cho vay.
3.6. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT LaGi giúp khách hàng viết giấy lĩnh tiền vay
Công việc: Khi khách hàng đến ngân hàng nhận tiền vay, trước khi nhận tiền sẽ phải
viết giấy lĩnh tiền vay. Hầu hết khách hàng là nông dân, ngư dân nên khi yêu cầu họ
điền thông tin vào giấy lĩnh tiền vay cũng khá khó khăn và tốn nhiều thời gian. Vì vậy
tôi được phân công giúp đỡ khách hàng viết giấy lĩnh tiền vay.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

14
Cách thức thực hiện: Điền thông tin của
khách hàng trong hồ sơ vay vốn vào giấy lĩnh
tiền vay: Tên khách hàng, địa chỉ, nội dung,
người lĩnh tiền, số CMND, ngày và nơi cấp
CMND, số tiền. Sau khi điền đấy đủ thông tin
trên, tôi đưa giấy lĩnh tiền vay cho khách hàng
ký, rồi đưa cho CBTD ký.
Kết quả đạt được
 Nhận dạng được giấy lĩnh tiền vay.
 Hỗ trợ được hơn 30 khách hàng tại nhiều xã (Tân Tiến, Tân Hải, Tân Bình, Tân
Phước), phường (Bình Tân, Tân An) viết giấy lĩnh tiền vay.
3.7. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi viết giấy nộp tiền bảo hiểm
Khi khách hàng nhận tiền vay, CBTD sẽ tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm
ABIC (Agriculture Bank Insurance Joint-Stock Corporation) của NHNo&PTNT về số
tiền vay của mình. Nếu trong thời gian vay, khách hàng có rủi ro mất đi hay thương

tật trên 20% thì bảo hiểm ABIC sẽ bồi
thường cho khách hàng. Và số tiền bồi
thường cao nhất là bằng số tiền khách hàng
vay nếu trong thời gian vay bảo hiểm khách
hàng đột ngột mất đi.
Công việc: Cuối ngày CBTD sẽ tính lại số
tiền đã bán bảo hiểm trong một ngày. Tôi
được phân công viết các thông tin của
CBTD nộp tiền bảo hiểm vào giấy nộp tiền.
Cách thức thực hiện: Tôi điền đầy đủ thông tin của CBTD nộp tiền.
 Tên khách hàng nộp tiền;
 Địa chỉ : NHNo&PTNT thị xã LaGi;
 Khách hàng nhận tiền: Công ty CPBHNHNN chi nhánh Khánh Hòa.
Hình 10
(Giấy lĩnh tiền vay
của NHNo&PTNT)
Hình 11
(Giấy nộp tiền của NHNo&PTNT)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

15
 Số tài khoản: 4807201001039
 Số tiền;
 Nội dung: Nộp phí bảo hiểm
Sau khi điền đầy đủ thông tin, tôi đưa giấy nộp tiền cho CBTD ký tên rồi đem giấy
này với tiền xuống phòng kế toán nộp.
Kết quả đạt được
 Nhận biết được mã số của NHNo&PTNT chi nhánh thị xã LaGi là 4807.
 Viết được hơn 30 giấy nộp tiền cho 6 anh chị CBTD: Hồ Dạ Thảo, Phùng Thị
Xuân Trang, Đặng Văn Trung, Ngô Sỹ Niệm, Ngô Gia Hòa, Nguyễn Thị Hoa.

3.8. Hỗ trợ các anh chị CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi in và phô tô tài liệu
Công việc: Các giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn đều được
lưu trong máy tính của CBTD, vì vậy khi lập hồ sơ vay,
các CBTD chỉ mở các mẫu giấy tờ lưu trong máy tính ra
rồi chỉnh sửa lại thông tin khách hàng. Tôi được phân
công in ra các giấy tờ này. Ngoài ra, tôi còn được phân
công phô tô lại sổ đỏ đã được thế chấp cho ngân hàng của
khách hàng sau khi đã được sự chấp thuận của giám đốc
chi nhánh.
Cách thức thực hiện: Sau khi các anh chị CBTD chỉnh
sửa xong giấy tờ, tôi chỉ cần mở máy in, chỉnh in hai mặt,
rồi cho in ra. Khi có khách hàng đến phô tô sổ đỏ, tôi sẽ
tìm hồ sơ khách hàng được lưu trữ trong tủ, rồi lấy sổ đỏ
ra đem phô tô 2 mặt.
Kết quả đạt được
 Biết cách phô tô tài liệu một mặt, hai mặt.
 In được hơn 20 bộ hộ sơ cho khách hàng tại các xã, phường khác nhau.
Hình 12
(Máy phô tô của NHNo
thị xã LaGi)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

16
 Phô tô được 5 sổ đỏ cho khách hàng: Nguyễn Minh Mẫn- xã Tân Bình, Ngô
Hoàng Giang- xã Tân Tiến, Nguyễn Ngọc Hảo- xã Tân Hải, Đỗ Thị Mười- xã
Tân Hải, Nguyễn Nhiễm- phường Bình Tân.
3.9. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đánh số thứ tự hồ sơ
Công việc: các anh chị CBTD sẽ xếp giấy tờ thu nợ, chi tiền, giấy đăng ký vay vốn
trong một ngày lại rồi kẹp lại thành một tập. Tập giấy tờ này sẽ được đem qua phòng
kiểm tra để kiểm tra lại. Đánh dấu giấy tờ như vậy sẽ giúp CBTD dễ dàng quản lý.

Tôi được phần công đánh số thứ tự cho tập giấy tờ này.
Cách thức thực hiện: Khi đánh dấu số thứ tự giấy tờ này phải đánh bằng bút đỏ.
Đánh số tứ 1 cho đến hết.
Kết quả thực hiện
 Đánh số thứ tự được hơn 15 tập giấy tờ cho các anh chị CBTD: Hồ Dạ Thảo,
Nguyễn Thanh Phượng, Ngô Sỹ Niệm.
 Biết được đánh số thứ tự phải sử dụng bút đỏ để phân biệt với chữ viết của
khách hàng.
3.10. Hỗ trợ CBTD NHNo&PTNT thị xã LaGi đóng và lưu trữ hồ sơ tất nợ của
khách hàng
Công việc: Khi khách hàng trả tất nợ, CBTD sẽ lưu lại một bộ hồ sơ tất nợ vào kho.
Hồ sơ này được xếp theo thứ tự ngày, tháng năm. Tôi được phân công xếp lại hồ sơ
đúng về thời gian với nhau. Rồi dùng bút lông đánh dấu ngoài bìa “Hồ sơ tất nợ từ
ngày…đến ngày…”
Cách thức thực hiện: Xếp hồ sơ tất nợ của 2 tháng liên tiếp trong một năm với nhau,
xếp đều cho bốn góc bằng nhau, rồi bỏ vào máy đóng lại thành một tập. Nếu có hồ sơ
tất nợ trong một tháng nào đó nhiều bằng 2 tháng khác thì chỉ đóng một mình tháng
đó mà thôi. Hoặc nếu 2 tháng mà còn ít quá thì thêm một tháng tiếp theo đó nữa, tùy
mình linh động sắp xếp.
Kết quả đạt được

×