Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bài thuốc chữa chứng khô miệng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.22 KB, 5 trang )




Những bài thuốc chữa
chứng khô miệng
Theo Đông y, chứng khô miệng do những nguyên nhân như: thận âm
hư suy, tâm hỏa can thịnh, phế nhiệt tác dụng phụ của thuốc, cân dịch
bị hao tổn… Vậy phương pháp điều trị như thế nào?
Trong cơ thể, tân dịch thuộc thủy, thận chủ thủy. Do đó khi bị chứng khô
miệng, khô niêm mạc người ta đặc biệt chú ý đến cặn thận. Các yếu tố khác
có liên quan cũng không nên bỏ sót.
Sau đây là những bài thuốc chữa khô miệng theo từng thể lâm sàng.
Khô miệng do phế nhiệt
Triệu chứng:
Hơi thở nóng, khô miệng, khô niêm mạc, đau họng, da khô, ho khan kéo dài,
tiểu đỏ, tiểu rắt, ăn ngủ kém, đại tiện thường bị táo. Dùng một trong các bài
thuốc sau:
Bài 1:
Cát căn 20g, tang diệp 20g, mã đề thảo 16g, mạch môn 16g, cát cánh 16g,
sinh địa 12g, sâm đại hành (sao thơm) 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 3 lần. Dùng 10 ngày liền. Công dụng: bổ phế, sinh tân.

Khô miệng thường gặp ở người trung và cao tuổi.
Bài 2:
Bạch thược 12g, chi tử 12g, ngũ vị 10g, cát cánh 12g, tang diệp 20g, thục địa
12g, đương quy 12g, thiên môn 12g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, rau má
20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Bài này bổ phế âm, sinh tân dịch.
Khô miệng, khô niêm mạc do tâm hỏa cang thịnh
Triệu chứng:
Thường có cơn bốc nóng, đau váng đầu, giấc ngủ không thành, tâm phiền,
rạo rực, tiểu đỏ tiểu ít, miệng khô, họng ráo, đau họng, lưỡi đỏ, mồ hôi


thường toát ra bất kỳ. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:
Hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 12g, hắc táo nhân 16g, chi tử 12g,
lá mã đề 20g, cát căn 16g, sa sâm 16g, sơn thù 12g, đương quy 16g, thạch
hộc 16g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 2
lần trước bữa ăn. Công dụng: tả tâm hỏa, bổ thủy để sinh tân dịch.
Bài 2:
Cỏ mực, rau má, tang diệp mỗi vị 20g, hoàng liên 10g, thạch hộc 16g, thiên
môn 12g, sa sâm 16g, đương quy 16g, thục địa 12g, chi tử 12g, bạch thược
12g. Hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao vàng) 12g, cam thảo 12g, đại
táo 5 quả. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn. Công
dụng: tả hỏa, sinh thủy, sinh tân dịch.
Khô miệng, khô niêm mạc do thận âm hư suy
Triệu chứng:
hoa mắt, váng đầu, triều nhiệt. Theo lý thuyết của Đông y: “Âm hư thì hỏa
vượng”. Âm dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, âm hư thì cơ thể yếu
mệt, hoa mắt buốt đầu, miệng khô, họng ráo, chân tay không có lực, ngủ hay
mơ màng, đau lưng mỏi gối, nam giới thì dễ bị di tinh, mộng tinh… Dùng
một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:
Hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 16g, thục địa 12g, bạch linh
12g, thạch hộc 16g, khiếm thực 16g, tang bạch bì 16g, đại táo 5 quả, cam
thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Tác dụng: bổ thận
thủy. Dùng 10 – 15 ngày liền. Công dụng: bổ âm sinh thủy.
Bài 2:
Tang diệp, cỏ mực, mỗi vị 20g. thạch hộc 12g, khiếm thực 12g, tang thầm
12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, mơ muối 10g, mạch môn 16g, đan bì 10g,
trạch tả 12g, thục địa 16g, củ đinh lăng 16g, đậu đen sao thơm 16g, bạch linh
10g, cam thảo 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày một thang. Sắc 3 lần uống 3
lần. Công dụng: bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch.


×