Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo thực tập Luật sư Môn Hình sự (HV Tư pháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP
Lĩnh vực: Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự

Họ và tên: …………………
Sinh ngày: ……………….
SBD: ……… Lớp: ……………..
Luật sư khóa: ……………

Tiền Giang, ngày ……….. tháng …………năm ……………..


BÁO CÁO THỰC TẬP
Lĩnh vực: Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự
Vụ án Lê Thiện Phú, Nguyễn Hữu Ấm, Đặng Hoàng Sơn, Phạm Thanh Lâm,
Huỳnh Lê Minh Thư “ Cướp tài sản”
I. Tóm tắt hồ sơ vụ án:
Vào ngày 05/5/2020 Huỳnh Lê Minh Thư và Lê Thiện Phú thuê phòng số
103 khách sạn ALA thuộc ấp 2, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Đến sáng ngày 06/5/2020 Thư lấy xe mô tô loại Sirus màu đỏ đen biển số
63B3-46773 của Phú chạy về nhà ở Bến Tre. Khoảng 13 giờ 30 phút ngày
06/5/2020 Phú điện thoại rủ Đặng Hoàng Sơn và Phạm Thanh Lâm đến khách
sạn ALA cùng Phú sử dụng ma túy đá. Trong lúc chơi ma túy Phú mượn điện
thoại di động (ĐTDĐ) của Lâm để đăng nhập vào Facebook của Phú (Phú và
Thư sử dụng chung tài khoản Facebook). Lúc này Phú nhìn thấy tin nhắn của
Dương Ngọc Thái, sinh năm 1996, ngụ ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang gởi cho Thư có nội dung rủ Thư đi khách sạn. Phú giả làm Thư
nhắn tin qua lại với Thái và rủ Thái đến khách sạn ALA chơi. Khoảng 30 phút
sau Thái đến đầu đường khách sạn nhắn tin báo đã đến nhưng do khơng có Thư


trong phịng nên Phú, Lâm và Sơn không ra gặp Thái, Thái bỏ về. Sau đó, Phú
kêu Lâm và Sơn ở phịng đợi, Phú điện thoại cho Nguyễn Hữu Ấm điều khiển
xe mô tô Future (xe của bạn gái Ấm) đến chở qua nhà Thư ở Bến Tre lấy xe
Sirus và rướt Thư về. Khi về đến khách sạn ALA, Ấm chạy xe mô tô Future về
nhà trọ trả cho bạn gái, Sơn chạy xe Sirus theo chở Ấm quay lại khách sạn ALA.
Khoảng 15h cùng ngày, cả nhóm 5 người Phú, Ấm, Lâm, Sơn và Thư tụ tập tại
phòng 103 khách sạn ALA sửa dụng ma túy đá, ăn uống sinh hoạt tại phịng. Lúc
này Phú nói với Thư “Lúc trưa có thằng Thái nhắn cho e rủ đi khách sạn, nhưng
khơng có em ở đây nên anh khơng ra gặp nó. Bây giờ e nhắn cho nó kêu đến đây
coi được không”, Thư mượn máy ĐTDĐ Samsung của Lâm đăng nhập tài khoản
Facebook của Thư nhắn tin dụ Thái đến khách sạn ALA, khi Thái nhắn tin tắm
xong sẽ đến, Thư nói lại với Phú và cả nhóm biết, ngồi ra Thư nói thêm Thái có
nhiều tiền và đi xe xịn. Lúc này, Phú nói với cả nhóm “Một chút mà nó (Thái)
đến thì bắt phạt lấy xe, lấy điện thoại của nó” và Phú phân cơng Sơn qua phịng
102 kế bên phục kích, nếu Thái vào thấy nhiều người bỏ chạy thì chặn lại, cịn
Lâm và Ấm đi vào nhà vệ sinh đóng cửa lại núp. Sau khi nghe kế hoạch và phân
cơng của Phú cả nhóm đồng ý. Ấm đưa cho Sơn 01 con dao bấm bằng kim loại
màu đen cầm đi qua phòng 102, Ấm cầm 01 con dao tự chế bằng kim loại màu
đen và Lâm cầm 01 con dao thái nhỏ cán gỗ đi vào phịng vệ sinh đóng cửa núp.
Đến khoảng 20h cùng ngày Thái điều khiển xe mô tô Exciter BS 63B3-09739
đến nhắn tin cho Thư ra cửa khách sạn đón dẫn vào phòng 103, còn Phú cầm 01
cây búa nằm trên giường đợi. Thư mở cửa phòng Thái bước vào trước, Thư
bước vào sau đóng cửa lại, Phú cầm búa bước xuống đẩy Thái đứng dựa vào
vách tường. Lúc này, Sơn chạy qua gõ cửa phòng, Thư mở cửa cho Sơn vào rồi
đóng cửa lại, Lâm, Ấm cầm hung khí từ phịng vệ sinh đi ra. Phú hỏi Thái “ Mày


biết nó (Thư) là gì của tao khơng” và cầm cây búa lên nhá hâm dọa chém, Thái
nói xin lỗi và đưa tay phải lên đỡ nên bị trúng xướt da 01 vết. Phú cầm búa đến
ngồi trên mép giường, Ấm 01 tay cầm dao tự chế 01 tay kẹp cổ Thái kéo lại chỗ

Phú ngồi, Thái chống cự Lâm từ phía sau đẩy Thái đi. Khi đến giường Phú nói
Ấm bng Thái ra và kêu Thái quỳ gối xuống, có tài sản gì trong người móc ra
hết, Thái móc trong người ra 01 bóp da màu đen bên trong có tiền và giấy tờ tùy
thân, 01 ĐTDĐ hiệu OPPO A5S màu xanh và 01 khẩu trang bên trong có 01 tép
ma túy đá để lên giường. Thư đứng gần đó gom hết tài sản trên và mở bóp ra
kiểm tra bên trong có 600.000 đồng (Sáu trăm ngàn đồng) báo lên cho cả nhóm
cùng nghe, Thư đưa cho Ấm ĐTDĐ của Thái để Ấm kêu Thái mở mật khẩu, sau
khi mở xong Ấm bỏ ĐTDĐ đó vào túi quần cất giữ. Phú tiếp tục hỏi Thái đến
khách sạn bằng phương tiện gì thì Thái nói đi xe và nhìn chìa khóa xe mơ tơ
đang nằm rớt dưới đất. Lâm đến lượm chìa khóa xe lên, lúc này Phú kêu Lâm và
Ấm lấy xe mô tô của Thái đi cầm nhưng sau đó Phú đổi ý kiến kêu Lâm lấy xe
của Thái chở Thư và Sơn đi tìm khách sạn khác ở trước, còn Phú và Ấm ở lại
khống chế Thái. Sau đó, Lâm lấy xe mơ tơ của Thái chở Sơn và Thư đến khách
sạn An Nhiên thuộc phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thuê phòng nhưng
do khơng có giấy CMND nên khách sạn khơng cho th. Sơn và Thư đứng bên
ngoài khách sạn đợi, Phú điện thoại kêu Lâm chạy quay lại đưa chìa khóa xe
Sirus cho Phú. Sau đó, Phú giao xe Sirus cho Ấm chở Thái và Lâm chở Phú
bằng xe Exciter của Thái từ khách sạn ALA đến cổng chào Ấp 1, xã Đạo Thạnh,
TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cả nhóm bỏ Thái xuống, Phú đưa cho Thái 30.000
đồng (Ba mươi ngàn đồng) để đi xe ơm về. Sau đó, Phú, Ấm và Lâm chạy đến
khách sạn An Nhiên gặp Thư và Sơn. Phú điều khiển xe mô tô Exciter của Thái
chở Thư và Sơn, Ấm chở Lâm bằng xe mô tô Sirus của Phú đi tìm khách sạn
th phịng ngủ. Trên đường đi bị lạc nhau Phú điện thoại cho Ấm quay lại đưa
Phú giữ ĐTDĐ cướp được của Thái, sau đó Ấm chở Lâm về nhà trọ của Ấm
ngủ, Phú tiếp tục chở Thư và Sơn đến nhà Đoàn Văn Xinh (Tự Xìn) sinh năm
1995, ngụ số 215 ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Tại đây, Phú, Thư, Sơn và Xinh lấy tép ma túy của Thái ra sử dụng, sau
đó Sơn ngủ lại tại nhà với Xinh, còn Phú và Thư đến thuê phòng tại nhà nghỉ
Tuấn Anh tại ấp Giáp Nước, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngủ.
Đến khoảng 10h ngày 07/5/2020 Phú, Thư, Sơn, Ấm và Lâm tụ tập tại nhà Xinh

tiếp tục sử dụng ma túy và mua đồ ăn uống tại nhà. Tại đây, Phú kêu Lâm tháo
thay đổi 02 biển số xe mô tô Exciter của Thái và Sirus của Phú gắn qua lại với
nhau nhằm tránh sự phát hiện của Công an. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, Phú
kêu Sơn chở Thư đi bán ĐTDĐ cướp được của Thái tại cửa hàng mua bán ĐDĐ
“Giàu Mobile” địa chỉ 24B Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang do chị Lê Thị Thúy Hằng làm chủ đứng ra mua với giá 1.700.000 đồng
(Một triệu bảy trăm ngàn đồng) đem về đưa Phú. Phú chia cho Lâm và Ấm mỗi
người 500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng) nhưng Ấm kêu Lâm giữ luôn phần
tiền được chia trên và Lâm đã tiêu xài hết. Số tiền bán điện thoại còn lại là
700.000 đồng (Bảy trăm ngàn đồng) và 600.000 đồng (Sáu trăm ngàn đồng)
cướp được cả nhóm cùng nhau tiêu xài cá nhân hết. Sau đó, cả nhóm Phú đi đến
nhà nghỉ Tuấn Anh th phịng ngủ (Xinh ở nhà không đi theo). Đến ngày


08/5/2020 Thư điều khiển xe Exciter của Thái được gắn BS 63B3-46773 (là biển
số xe Sirus của Phú) chạy về nhà ở Bến Tre thì bị lực lượng Cơng an huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre tạm giữ người và tang vật. Riêng Phú, Ấm, Sơn và
Lâm bị Công An thành phố Mỹ Tho bắt tại nhà nghỉ Tuấn Anh tạm giữ của Phú
01 xe mô tô loại Sirus BS 63B3-09739 (là biển số xe Exciter của Thái), 01 cây
búa cán gỗ, 01 giấy phép lái xe mô tô, 01 giấy CMND mang tên Dương Ngọc
Thái; tạm giữ của Ấm 01 con dao tự chế bằng kim loại màu đen (Ấm sử dụng
khi cướp tài sản của Thái) và tạm giữ của Lâm 01 ĐTDĐ hiệu Samsung màu
đen (Thư mượn sử dụng để nhắn tin với Thái).
Bản kết luận định giá tài sản số 2564 ngày 13/5/2020 của Hội đồng định
giá tài sản thành phố Mỹ Tho kết luận: Một xe mơ tơ Yamaha loại Exciter màu
tím bạc biển số 63B3-09739 trị giá 9.000.000 đồng (Chín triệu đồng); Một điện
thoại di động hiệu OPPO A5S màu xanh trị giá 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng).
Riêng đối với cái bóp da màu nâu bị hại có đơn từ chối định giá đối với bóp da
trên do giá trị khơng đáng kể.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Mỹ Tho truy tố ra trước Tòa án nhân

dân thành phố Mỹ Tho để xét xử các bị can Lê Thiện Phú, Nguyễn Hữu Ấm,
Đặng Hoàng Sơn, Phạm Thanh Lâm và Lê Thị Minh Thư về tội “Cướp tài sản”,
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự.
II. KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VÀ KẾT QUẢ
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THAM GIA
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ, đọc kỹ lời khai của các bị cáo, lời khai của bị
hại, phân tích nội dung trong Bản kết luận điều tra và Cáo trạng tôi nhận thấy
đây không phải phải là vụ “Cướp tài sản” có tổ chức như truy tố của Viện kiểm
sát mà chỉ là đồng phạm giản đơn. Tuy vụ án “Cướp tài sản” này khơng có tổ
chức những các bị cáo đã dùng hung khí nguy hiểm nên vẫn chịu khung hình
phạt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017 (Sau đây gọi là Bộ luật Hình sự).
- Quá trình tố tụng của vụ án được thực hiện đúng theo quy định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
- Bản kết luận định giá tài sản số 2564 ngày 13/5/2020 của Hội đồng định
giá tài sản thành phố Mỹ Tho đã thẩm định chính xác giá tài sản của bị hại.
- Bị cáo Đặng Hoàng Sơn là người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp
hàng tháng và trong quá trình tham gia tố tụng bị cáo rất thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cãi nên có thể sẽ được hưởng 02 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
điểm p và điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
- Với 02 tình tiết giảm nhẹ đề nghị HĐXX xem xét áp dụng quy định tại
khoản 1 điều 54 Bộ luật Hình sự để Tịa án có thể quyết định mức hình phạt thấp
hơn khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự. Đề nghị
HĐXX mức hình phạt 05 năm cho bị cáo Đặng Hoàng Sơn.


III. KẾ HOẠCH HỎI:
1. Hỏi bị cáo Sơn
- Bị cáo cho biết trình độ học vấn của mình?

- Bị cáo có tiền án, tiền sự nào hay khơng?
- Bị cáo đã thực hiện hành vi cướp tài sản bao nhiêu lần?
- Bị cáo có nhận thức được việc cầm dao cướp tài sản của người khác là
hành vi nguy hiểm cho xã hội?
- Khi bị cáo Phú nói “Một chút mà nó (Thái) đến thì bắt phạt lấy xe, lấy
điện thoại của nó” bị cáo có suy nghĩ gì?
- Bị cáo và bị cáo Phú có mối quan hệ như thế nào?
- Con dao mà bị cáo cầm lúc thực hiện hành vi cướp tài sản là của ai?
- Sau khi cướp tài sản của bị hại bị cáo được chia bao nhiêu tiền?
- Bị cáo có được hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng không?
2. Hỏi bị cáo Phú
- Bị cáo đã rủ bị cáo Sơn thực hiện hành vi “Cướp tài sản” bao nhiêu lần?
- Khi thực hiện hành vi “Cướp tài sản” bị cáo có nghĩ là bị hại sẽ phản
kháng và kêu cứu không?
- Nếu bị phát hiện bị cáo sẽ làm gì và có nói trước với các bị cáo còn lại
phải làm như thế nào nếu bị hại phản kháng và việc “Cướp tài sản” bị phát hiện
hay khơng?
- Bị cáo có nói trước với các bị cáo còn lại việc tẩu tán tài sản sau khi
cướp được khơng?
- Bị cáo có chia tiền cho bị cáo Sơn không?
- Số tiền và tài sản cướp được bị cáo đã làm gi?
IV. CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
- Bộ luật hình sự năm 2015;
- Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2018. ;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý, sử dụng
án phí và lệ phí tịa án;

- Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố số 6173/KLĐT ngày
06/11/2020 của cơ quan CSĐT Công An thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;


- Cáo trạng số 08/CT-VKSMT ngày 22/12/2020 của Viện KSND thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;
- Bản án số: 32/2021/HSST ngày 12/5/2021 của TAND thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.
V. BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO ĐẶNG HOÀNG SƠN
TRONG VỤ ÁN “CƯỚP TÀI SẢN”
Kính thưa HĐXX!
Kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát!
Tôi – NHĐT – là Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước Tiền Giang có mặt tại phiên tịa hơm nay với vai trò là người bào chữa
cho bị cáo Đặng Hoàng Sơn bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Mỹ Tho truy
tố về tội “Cướp tài sản”, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ và diễn biến của phiên tịa ngày hơm nay,
tơi xin được trình bày nội dung bào chữa cho bị cáo như sau:
1. Tình tiết định khung của tội phạm
Trước tiên tơi thống nhất với bản luận tội của vị đại diện Viện kiểm sát về
việc truy tố bị cáo tội “Cướp tài sản” và khung hình phạt quy định tại khoản 2
điều 168 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên tơi khơng thống nhất với việc truy tố tại
điểm a là “Phạm tội có tổ chức” dành cho bị cáo bởi các lý do sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung
năm 2017 “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm.” Tức là có thơng mưu trước nhưng ở
mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi
chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp luật, tạo ra trong
ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp nhàng của

những người tham gia.
Trong vụ án này, căn cứ vào lời khai của bị hại, bị cáo và tình tiết vụ án,
tuy có sự đồng phạm và có sự phân cơng nhưng chỉ là đồng phạm giản đơn
khơng có sự liên kết chặt chẽ, chun nghiệp, khơng có sự phân cấp giữa kẻ chủ
mưu và người thực hành. Việc bị cáo Sơn nghe theo sự phân công của bị cáo
Phú là do theo suy nghĩ của bị cáo Sơn đó là hành động “bắt phạt bị hại” vì bị
hại đã nhắn tin rủ Thư (Bạn gái của Phú) đi khách sạn chứ khơng có kế hoạch
“Cướp tài sản” từ trước. Mục đích ban đầu của bị cáo Phú khi rủ bị cáo Sơn đến
khách sạn ALA là chỉ để hút ma túy và vui chơi chứ không phải lên kế hoạch và
bàn bạc với nhau để thực hiện hành vi “Cướp tài sản”. Nếu bị hại không nhắn tin
rủ Thư đi khách sạn thì chắc chắn hành vi “Cướp tài sản” sẽ không xảy ra. Bị
cáo Sơn nghe theo sự phân công của bị cáo Phú chỉ đơn thuần là “giúp đỡ” bạn
khi bạn gái của bạn bị người khác chọc ghẹo chứ không phải phục tùng mệnh
lệnh giữa người chủ mưu và người thực hành. Với trình độ học vấn thấp bị cáo
Sơn khơng nhận thức được hành vi của mình là “Cướp tài sản” mà chỉ nghĩ việc


lấy tài sản của bị hại là một “hình phạt”. Tuy nhiên, với hành vi của mình thì bị
cáo Sơn đã phạm tội “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự.
Cả 5 bị cáo chỉ phạm tội bộc phát nhất thời khi nghe Thư nói bị hại có tài sản
chứ khơng hề lên phương án, kế hoạch từ trước. Bên cạnh đó, nơi xảy ra vụ án là
khách sạn, có người quản lý khách sạn và nhiều người lui tới, bị hại có thể
chống trả hoặc kêu cứu nhưng bị cáo Phú khơng tính tốn trước hoặc bàn bạc
cùng các bị cáo còn lại việc tẩu thoát hay tẩu tán tài sản sau khi cướp được. Với
những phân tích trên một lần nữa tơi khẳng định bị cáo Sơn và đồng phạm
khơng phạm tội có tổ chức như Viện kiểm sát đã truy tố.
Tuy nhiên, các bị cáo có sử dụng hung khí là dao, búa mặc dù bị cáo Sơn
khơng chuẩn bị hung khí từ trước và cũng khơng có ý định sử dụng hung khí để
hành hung bị hại nhằm “Cướp tài sản” mà chỉ cầm để hù dọa bị hại nhưng trong
trường hợp này này các bị cáo vẫn phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại

điểm d khoản 2 Điều 168 “Sử dụng vũ khí nguy hiểm”.
2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trong suốt quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tịa hơm nay bị cáo ln
có thái độ khai báo thành khẩn, khai nhận tồn bộ hành vi phạm tội của mình
như nội dung Cáo trạng đã truy tố, ln có thái độ ăn năn hối cải.
Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của bị hại, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án về thời gian, địa điểm, thủ đoạn, mục
đích, động cơ phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra, cùng các tài liệu chứng
cứ khác được thu thập khách quan đúng pháp luật có trong hồ sơ vụ án.
Tham gia trong vụ án này bị cáo Sơn đóng vai trị là người thực hành có
nhiệm vụ cảnh giới, hỗ trợ các đồng phạm khác khi có tình huống bất ngờ xảy ra
nếu bị hại bỏ chạy khỏi phịng 103, thì sẽ chặn người lại. Tuy nhiên tình huống
đặt ra của các bị cáo trong vụ án này đã không xảy ra, mà chỉ các bị cáo có mặt
tại phịng 103 đã trực tiếp thực hiện từ việc bắt giữ, không chế đe dọa và giữ tài
sản của bị hại. Có thể nói bị cáo Sơn là người thực hành giản đơn trong vụ án
đồng phạm có vai trị khơng đáng kể.
Bị cáo Sơn có biệt danh là Bù Tọt bởi vì bản thân bị cáo còn là người
khuyết tật vận động ở chân thuộc trường hợp nặng nên khó khăn trong di chuyển
và được hưởng chế độ ưu đãi trợ cấp xã hội hàng tháng, là người có nhân thân
tốt, chưa có tiền án tiền sự. Đây là hành vi phạm tội lần đầu.
Hành vi phạm tội của bị cáo và đồng phạm là nguy hiểm cho xã hội, đã
xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, gây mất an ninh trật
tự ở địa phương và cần có mức án tương xứng với hành phạm tội của mình gây
ra nhằm răn đe giáo dục đối với các bị cáo và đảm bảo cơng tác phịng ngừa
chung trong xã hội.
Tuy nhiên, kính đề nghị HĐXX chấp nhận các tình tiết giảm nhẹ quy định
tại điểm p và điểm s khoản 1 điều 51 và xem xét mức hình phạt thấp hơn khung
hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự theo quy định tại khoản



1 điều 54 Bộ luật Hình sự. Đề nghị HĐXX quyết định mức hình phạt từ 03 năm
đến 06 năm cho bị cáo Đặng Hồng Sơn.
3. Về án phí
Bị cáo Sơn là người khuyết tật nặng nên đề nghị HĐXX miễn án phí cho
bị cáo theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 12 Nghị quyết 326/2016 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội.
Tơi đã trình bày xong bản luận cứ bào chữa cho bị cáo Đặng Hoàng Sơn.
Cảm ơn HĐXX đã lắng nghe./.
VI. NHẬN XÉT
1. Quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng
Trong quá trình điều tra vụ án, CQCSĐT đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho Trợ giúp viên pháp lý trong việc tham gia lấy lời khai, hỏi cung các bị can.
Điều tra viên cũng dành thời gian cùng Trợ giúp viên pháp lý trao đổi về các vấn
đề trong vụ án.
Khi đến Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho để sao chụp các tài liệu của
vụ án thì Thư ký tòa cũng tạo điều kiện để Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tài
liệu cần thiết để nghiên cứu hồ sơ.
Về tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng: Về hành vi, quyết định
của Cơ quan điều tra Công an thành phố Mỹ Tho, Điều tra viên, Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Mỹ Tho, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã
thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tịa bị cáo khơng có ý kiến hoặc khiếu nại
về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
2. Quá trình giải quyết vụ án của
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan CSĐT Công an thành phố Mỹ
Tho về việc bị can Đặng Hoàng Sơn thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý,
Giám đốc Trung tâm ra quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để
bào chữa cho bị can Đặng Hoàng Sơn từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo

quy định của Luật trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện việc tiếp xúc với bị can tại nhà tạm giữ
Công an thành phố Mỹ Tho trong thời gian sớm nhất. Trợ giúp viên pháp lý đã
thực hiện tốt kỹ năng tiếp xúc với bị can tạo sự tin tưởng ở bị can đối với mình.
Bị can trình bày thật sự việc để Trợ giúp viên pháp lý có cơ sở để nghiên cứu
bào chữa theo hướng có lợi nhất cho bị can Đặng Hoàng Sơn.
Tham gia đầy đủ các buổi lấy lời khai, hỏi cung của bị can tại cơ quan
cảnh sát điều tra, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo đúng
quy định của pháp luật.


Trợ giúp viên pháp lý thực hiện rất tốt các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ
án hình sự của mình ở các phần tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra lập, do
Viện kiểm sát lập, do Tòa án lập cụ thể như sau:
Về đọc tài liệu: Trợ giúp viên pháp lý đã đọc chậm, đọc kỹ, và đọc nhiều
lần cùng một tài liệu.
Về ghi chép, đánh dấu tài liệu: Trợ giúp viên pháp lý có ghi chép những
thông tin cần chú ý khi đọc tài liệu như tên tài liệu, số bút lục và những thông tin
cần thiết để dễ dàng tra cứu hồ sơ. Trợ giúp viên pháp lý có đánh dấu tài liệu
mục đích là để dễ dàng tìm kiếm tài liệu trong hồ sơ hoặc một nội dung cụ thể
nào đó trong tài liệu hồ sơ bằng cách gạch dưới hoặc tô đoạn chữ viết bằng bút
màu.
Về so sánh, đối chiếu tài liệu: giúp Trợ giúp viên pháp lý đánh giá chính
xác nội dung của tài liệu, cũng như để phát hiện mâu thuẫn trong nội dung của
tài liệu.
Về phân tích tài liệu: tùy thuộc vào tư duy của mỗi người mà Trợ giúp
viên pháp lý đưa ra những quan điểm riêng những lập luận riêng để làm cơ sở
cho bài luận cứ của mình.
VII. NHỮNG KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
Bài bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên tịa phân tích chi

tiết các yếu tố để cấu thành tội “Cướp tài sản” có tổ chức. Từ đó bác bỏ quan
điểm của Viện kiểm sát khi truy tố bị cáo tội “Cướp tài sản” có tổ chức. Bản
thân nhận thấy vấn đề này là một bài học giúp học viên nhận thấy rõ khi nào là
phạm tội có tổ chức và giúp học viên hiểu rõ hơn về khái niệm “Đồng phạm
giản đơn”.
Trợ giúp viên pháp lý đã hướng dẫn làm đơn xin miễn, giảm án phí Tịa
án cho bị cáo và được Tòa án đồng ý. Đây cũng là một vấn đề học viên cần lưu ý
trong quá trình tham gia giải quyết vụ án.
Thông qua việc nhận diện đúng và đầy đủ các Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư, tổng hợp những vấn đề vướng mắc thường gặp hoặc nổi
cộm, nhất là qua các vụ án thực tế thực hiện, học viên có thêm kiến thức thực
tiễn về hành nghề luật sư, qua đó tự suy ngẫm và đưa ra bài học kinh nghiệm
cho mình trong hành nghề, trong các mối quan hệ cụ thể: luật sư với khách hàng,
với đồng nghiệp, với cơ quan tiến hành tố tụng, với cơ quan nhà nước khác.
Ngoài ra, thời gian thực tập tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã
giúp bản thân học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các kỹ năng
cần có của một luật sư khi tham gia tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, tham gia
đại diện ngoài tố tụng và soạn thảo văn bản. Bản thân đúc kết thêm được nhiều
kinh nghiệm quý báu ngoài những kiến thức đã được học tại lớp với các thầy
cô./.



×