Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.87 KB, 22 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại
hoá đất nước nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế và hội nhập với các nước trong
khu vực cũng như trên thế giới. Cùng với công cuộc phát triển này, hoạt động đầu tư
không kém phần sôi động, hàng loạt các dự án đầu tư lớn nhỏ ra đời. Một dự án đầu
tư được coi là thành công phải đảm bảo nhiều yêu cầu cũng như phải chịu tác động
của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó thẩm định dự án đầu tư là yếu tố quan trọng
nhất, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư.
Bất kỳ một dự án đầu tư tư nào trước khi ra quyết định tài trợ đều phải thẩm
định, do vậy cần thiết phải có một quy trình thẩm định dự án đầu tư hoàn chỉnh cả về
phương pháp luận lẫn thực tiễn để ngày càng phù hợp với pháp luật và tình hình thực
tế của nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được điều đó?
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và được thực tập tại
Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội đến nay báo cáo thực
tập của em đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh đã tận tình
hướng dẫn, cùng cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã nhiệt tình giúp
đỡ em hoàn thành báo cáo này.
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
Nơi thực tập: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Hà Nội
1. Giới thiệu về Ngân hàng NNo&PTNT Bắc Hà Nội
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch.
Tên ngân hàng: Ngân hàng NNo&PTNN BẮC HÀ NỘI
Địa chỉ: 266 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội.


ĐT: (84.4) 37627631
Fax: (84.4) 3678895
1.2. Sự ra đời của chi nhánh:
Tháng 5 năm 2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chính thức bước chân vào
thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam. Là chi nhánh ra đời đầu tiên theo chủ trương
mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Để đứng vững và
khảng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành
phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước và quốc tế như thủ đô Hà nội là
một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnh tranh gay gắt của chi
nhánh ngay từ những ngày đầu thành lập.
Với những suy tư trăn trở đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung sức mạnh trí tuệ
của tập thể đoàn kết, nhất trí định ra những hướng đi của riêng mình với mục tiêu
"tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước cùng khách hàng trong
cạnh tranh và hội nhập".
Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở chính và từ
các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 6 phòng nghiệp vụ, 11
phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ năng động, sáng tạo và trí tuệ
của mình chi nhánh NHNo Bắc Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử
thách tự tin, đứng vững trên thương trường. Mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình giao dịch
một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực hiện đa dạng
hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa ra thị
trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn, áp
dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, các
sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. đặc biệt chi nhánh đang triển khai
phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thương hiệu Agribank MasterCard,
Agribank Visa ...
3
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động :
SỞ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG BẮC HÀ NỘI

• Ban giám đốc:
+ Giám đốc NHNo&PTNT Bắc Hà Nội, là người điều hành chung mọi hoạt
động của chi nhánh
+ Phó Giám đốc ngân hàng kiêm kế toán kiểm toán ngân hàng có trách nhiệm
điều hành hoạt động của ngân hàng khi giám đốc vắng mặt.
• Phòng kinh doanh:
+Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:
- Cho vay ngắn hạn;
- Cho vay trung, dài hạn;
- Các nghiệp vụ bảo lãnh;
- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng
Giám đốc).
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KTKS
NỘI BỘ
PHÒNG
TC-KT
PHÒNG
KHPT
PHÒNG
TTQT
PHÒNG

KTNQ
PHÒNG
KINH
DOANH
PGD
SỐ 1
PGD
SỐ 2
PGD
SỐ 3
PGD
SỐ 4
PGD
SỐ 5
PGD
SỐ 6
4
+ Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;
+ Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám
đốc.
+ Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế
qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
+ Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có
thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời
triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện .
• Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch vụ
thanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh.
+ Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo
quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

• Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế
nghiệp vụ của Ngân hàng.
Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ
của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
• Phòng ngoại hối:
Đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân
hàng Phát Triển Nhà.
Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân
hàng và khách hàng.
• Phòng tài chính & kế toán:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
+ Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
+ Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế,
tài chính.
5
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài
chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
• Phòng kế hoạch và phát triển:
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách,
giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ
thể.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng
ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng,
huy động vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng
cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân
hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển
khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản
phẩm - dịch vụ mới.
Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
1.3 Dịch vụ & Sản phẩm:
1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm
1. Quy định chung:
• Tiền gửi tiết kiệm: VND, ngoại tệ;
2. Đối tượng phục vụ:
• Mọi cá nhân, người cư trú có CMND hoặc Hộ chiếu;
3. Loại Hình - Kỳ hạn:
• Không kỳ hạn;
• Có kỳ hạn : từ 1 tháng đến 24 tháng;
• Tiết kiệm Bậc thang;
• Tiết kiệm Dự thưởng;
• Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng; (Tạm dừng huy động)
6
• Tiết kiệm hưởng lãi luỹ tiến của số dư tiền gửi;
4. Phương thức trả lãi:
• Trả lãi hàng tháng, cuối kỳ hoặc trả trước.
• Chi tiết lãi suất: Xem Biểu lãi suất hiện hành .
5. Thủ tục giao dịch:
• Khi đến gửi tiết kiệm lần đầu tại Agribank Bắc Hà Nội, Quý khách:
- Mang theo CMND hoặc hộ chiếu;
- Đăng ký chữ ký mẫu vào “Phiếu lưu”;
- Điền vào phiếu gửi tiền và bảng kê các loại tiền theo mẫu in sẵn;
- Nộp tiền hoặc giấy chuyển khoản;

- Nhận lại CMND/hộ chiếu và sổ tiết kiệm.
• Khi đến gửi hoặc rút tiền tiết kiệm từ lần thứ 2 trở đi, Quý khách chỉ
cần:
- Mang theo CMND;
- Sổ tiết kiệm.
1.3.2 Phát hành giấy tờ có giá
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức Việt Nam, cá nhân và tổ chức
nước ngoài đang sinh sống và họat động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Phân loại
- Giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
- Giấy tờ có giá dài hạn bao gồm Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
3. Lãi suất:
Lãi suất áp dụng theo từng loại giấy tờ có giá và từng đợt phát hành do
Agribank Bắc Hà Nội công bố. Xin mời quý khách tham khảo các đợt phát
hành mới nhất.
4. Phương thức trả lãi:
- Trả lãi trước: Quý khách được trả lãi ngay khi mua.
- Trả lãi sau: Quý khách được trả lãi cùng với gốc khi thanh toán.
- Trả lãi định kỳ: Quý khách được thanh toán lãi theo định kỳ hàng tháng, 3
tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần.
7
5. Thanh toán
Tùy theo từng đợt phát hành, AGRIBANK Bắc Hà Nội sẽ quy định cụ thể.
- Thanh toán đúng hạn: khách hàng được trả lãi suất đúng với mức lãi suất
khi mua.
- Thanh toán trước hạn:
- Khách hàng không được rút trước hạn.
Khách hàng được rút trước hạn và sẽ được trả lãi suất không kỳ hạn tại
thời điểm rút vốn tính trên số ngày thực gửi và số tiền thực nộp. Nếu là giấy

tờ có giá trả lãi trước, khách hàng được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ
hạn tính trên số tiền thực nộp khi mua.
Thanh toán sau hạn: nếu khách hàng không đến nhận khi đến hạn Ngân
hàng sẽ chuyển toàn bộ số tiền gốc sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
thông thường, tiền lãi sẽ theo dõi riêng và không hưởng lãi.
Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi theo định kỳ: nếu khách hàng không
đến nhận lãi khi đến kỳ thanh toán, lãi sẽ được trả vào kỳ tiếp theo.
6. Thủ tục mua giấy tờ có giá:
- Khách hàng thực hiện đăng ký thông tin (trong trường hợp giao dịch lần
đầu);
- Viết giấy gửi tiền, ký phiếu lưu và nộp tiền tại các quầy giao dịch.
- Ngân hàng sẽ làm thủ tục và cấp cho khách hàng Giấy tờ có giá.
7. Thủ tục tất toán giấy tờ có giá:
Quý khách xuất trình Giấy tờ có giá, Chứng minh thư nhân dân và điền
đầy đủ các yếu tố quy định trên giấy yêu cầu rút tiền (ký đúng chữ ký đăng
ký mẫu tại Ngân hàng).
Quý khách nhận được tiền vui lòng kiểm đếm lại trước khi ra khỏi
Ngân hàng. Ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm đối với số tiền đã mang
ra khỏi quầy giao dịch.
8. Thủ tục chuyển nhượng Giấy tờ có giá:
Hiện tại, Agribank Bắc Hà Nội mới chỉ nhận chuyển nhượng Trái phiếu
AGRIBANK 2008 với thủ tục như sau:
Bên nhận chuyển nhượng đến Ngân hàng làm bản đăng ký thông tin
khách hàng và xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng đến Ngân hang làm 01
bản giấy đề nghị chuyển nhượng (mẫu 02) lấy xác nhận của Ngân hàng
kèm theo Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu. Xuất trình CMND hoặc hộ
chiếu còn hiệu lực tại các quầy giao dịch. Phí chuyển nhượng do hai bên
thỏa thuận nộp cho Ngân hàng.
8

×