Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận học THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG dư và sự vận DỤNG lý LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG dư của c mác vào PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.54 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

THU HOẠCH
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ SỰ VẬN
DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC
VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY

Hà Nội - 2022


Mơn học:
Tên chủ
đề/vấn đề bài
thu hoạch:

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Học thuyết giá trị thặng dư và sự vận dụng lý luận giá trị
thặng dư của C.Mác vào phát triển kinh tế tư nhân ở
nước ta hiện nay
Ngày chấm:

SỐ PHÁCH

ĐIỂM


Giảng viên chấm 1
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Giảng viên chấm
2
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Bằng số:
Bằng chữ:

Môn học:
Tên chủ
đề/vấn đề bài
thu hoạch:
SỐ PHÁCH

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Học thuyết giá trị thặng dư và sự vận dụng lý luận giá trị
thặng dư của C.Mác vào phát triển kinh tế tư nhân ở
nước ta hiện nay
Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

I.
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC
Bản chất của giá trị thặng dư
1.1.
1.2.
1.3.

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA
II.
C.MÁC VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào nhận thức
2.1.
về quan điểm phát triển triển kinh tế tư nhân của Đảng ta
Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào nhận diện
2.2.
“bóc lột” và giải quyết vấn đề bóc lột đối với kinh tế tư
nhân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
2
3
5

5
7
10
11


4
MỞ ĐẦU
Giống như mọi sự phát triển nói chung, chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, phát
triển cũng tuân theo quy luật phủ định của phủ định với sự ra đời của cái mới trên cơ
sở cái cũ, kế thừa những nhân tố tích cực của cái cũ để khẳng định sự phát triển. Như
Ph. Ăng ghen khái quát Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”: “Cơ sở lý luận trực tiếp
cho sự ra đời của học thuyết Mác là: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển
Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp” [1, tr.175]. Cụ thể về kinh tế chính trị,
lý luận khoa học và hồn bị của Mác là sự kế thừa có phê phán, đặc biệt trên cơ sở kế
thừa những thành tựu về lý luận giá trị - lao động, những phân tích tiến bộ về các
hình thái cụ thể của giá trị thặng dư kinh tế chính trị cổ điển Anh, Mác đã xây dựng
hoàn thiện lý luận giá trị - lao động, lấy đó làm nền để kiến tạo nên lý luận giá trị
thặng dư. Khi hình thành, lý luận giá trị thặng dư đã trở thành “hòn đá tảng” [4,
tr.178] trong học thuyết kinh tế của Mác để giải thích bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tưu bản và cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng trở thành những phát kiến vĩ
đại có sức sống vững bền của Mác.
Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức chống phá chủ nghĩa Mác, đặc biệt
chúng cơng phá “hịn đá tảng” bằng tất cả những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu
có thể có song chúng khơng thể tìm ra kễ hở nào nhỏ nhất để thực hiện mà
chúng cịn phải tìm về với “Bộ tư bản”, về với trí tuệ của Mác để hy vọng tìm ra
lời giải cho những căn bệnh, ung nhọt trầm kha của chúng với lời giải là sự diệt
vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Cùng với vị trí, ý nghĩa đó, học thuyết kinh tế
của Mác nói chung và học thuyết giá trị thặng dư của Mác đã và đang soi đường,
đem lại thành cơng cho các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam trong

q trình phát triển. Chính vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu để hiểu, bảo vệ và vận
dụng lý luận kinh tế, lý luận giá trị thặng dư của Mác vào quá trình phát triển
kinh tế đất nước nói chung và vào phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Việt
Nam có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, nghiên cứu vấn đề
“Học thuyết giá trị thặng dư và sự vận dụng lý luận giá trị thặng dư của
C.Mác vào phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay” làm đề tài thu hoạch
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


5
NỘI DUNG
I. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC
1.1. Bản chất của giá trị thặng dư
Bắt đầu từ việc nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã đi
đến kết luận: Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dơi ra ngồi giá trị
sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm khơng. C.Mác
viết: “bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi
phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác” [2,
tr.412]. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được lao động khơng cơng của người khác là
vì nhà tư bản là người sở hữu các tư liệu sản xuất. Đó chính là q trình bóc lột
giá trị thặng dư.
1.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Theo Mác, do năng suất lao động đã tăng lên đến một mức độ nhất định
nên người công nhân chỉ cần một phần ngày lao động đã đủ tạo ra một lượng giá
trị bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của mình,
phần cịn lại sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, vì vậy ngày lao động được
chia thành hai phần: Phần thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng
dư. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là việc nhà tư bản kéo dài ngày lao động
vượt quá một mức nhất định trong khi thời gian lao động cần tiết vẫn giữ

nguyên, do đó thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên một cách tuyệt đối.
Việc sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối sẽ gặp phải trở ngại: sự đấu tranh
của của giai cấp công nhân địi tăng lương giảm giờ làm. Do đó nhà tư bản phải
tìm một phương pháp bóc lột hiện đại hơn.
* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn
thời gian lao động cần thiết nhằm kéo dài gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng
năng suất lao động xã hội trong khi thời gian của ngày lao động không đổi.
Để rút ngắn thời gian lao động tất tất yếu, nhà tư bản phải tìm cách hạ giá
trị của sức lao động. Điều này được thực hiện bằng hai cách: Nâng cao năng suất


6
lao động trong các ngành sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt cần thiết mà người
công nhân tiêu dùng và nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra
các tư liệu sản xuất để sản xuất ra c¸c tư liệu tiêu dùng.
Như vậy cơ sở để bóc lột được giá trị thặng dư tương đối là phải nâng cao
được năng suất lao động xã hội. Điều này địi hỏi sự nỗ lực của tồn bộ nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
* Giá trị thặng dư siêu ngạch
Là giá trị thặng dư thu được do áp dụng cơng nghệ mới sớm hơn các xí
nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của
nó. Như thế, khi các cơng nghệ mới này được áp dụng một cách phổ biến trong
xã hội, các ưu thế cạnh tranh khơng cịn nữa, giá trị thư siêu ngạch sẽ khơng cịn
nữa, mà sẽ chuyển hoá thành giá trị thặng dư tương đối. C.Mác gọi giá trị thặng
dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
1.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là mục đích theo đuổi của tồn bộ giai cấp tư sản. Tuy
nhiên, trong quá trình vận động của chủ nghĩa tưu bản, giá trị thặng dư được
biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức biểu hiện cơ bản của

nó là:
Lợi nhuận: là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ
tư bản ứng trước, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, ký hiệu là p.
Sự xuất hiện phạm trù lợi nhuận góp phần che đậy bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tưu bản. Bởi vì, nó dễ làm cho người ta nhầm tưởng, lợi nhuận là do
toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra. Thực tế chỉ có tư bản khả biến - sức lao động
của công nhân mới sinh ra giá trị thặng dư, biểu hiện dưới hình thái lợi nhuận.
Trong điều kiện chủ nghĩa tưu bản tự do cạnh tranh, lợi nhuận chuyển hố
thành lợi nhuận bình qn. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư
bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận
mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư nhân với tỷ suất lợi
nhuận bình quận, khơng kể cấu tạo hữu cơ của nó như thế nào.


7
Lợi nhuận thương nghiệp: là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong
quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp để
tư bản thương nghiệp bán hàng hố cho mình. Lợi nhuận thương nghiệp là một
hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ
phận lao động không được trả công của công nhân.
Tư bản công nghiệp “nhường” lại một phần giá trị thặng dư thu được cho
tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hố thấp hơn giá trị thực tế của nó, để
rồi tư bản thương nghiệp bán đóng giá trị và thu về lợi nhuận thương nghiệp.
Lợi tức: Lợi nhuận là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay
trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được hưởng quyền sử dụng tư
bản trong một thời gian nhất định, ký hiệu là z.
Sự hình thành tư bản cho vay và lợi tức là kết quả của sự phát triển quan
hệ hàng hoá-tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện quan hệ giữa người
có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và người thiếu tiền để đầu tư. Tư bản cho vay ra đời

góp phần thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất để mở rộng và phát triển quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Địa tô tư bản chủ nghĩa: là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngồi lợi nhuận
bình qn của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra
mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở
hữu ruộng đất.
Sở dĩ tồn tại phạm trù địa tô trong phương thức tư bản chủ nghĩa là bởi vì,
trong phương thức sản xuất này, này vẫn thừa nhận chế độ tư hữu về ruộng đất
và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Nó ngăn cản tự do cạnh tranh giữa các
ngành để hình thành tỷ suất lợi nhuận bình qn trong nơng nghiệp. Do đó, phần
lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp thu được phải nộp
lại cho địa chủ để được sử dụng rộng đất.
Địa tô tư bản chủ nghĩa tồn tại dưới các hình thức: địa tơ chênh lệch
(chênh lệch I và chênh lệch II); địa tô độc quyền, địa tô tuyệt đối.
Trên cơ sở phân tích bản chất và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng
dư, C.Mác đi đến kết luận: “Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt
đối của chủ nghĩa tưu bản” [3, tr.513].


8
Quy luật sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản, tuyệt đối của
chủ nghĩa tưu bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, chi phối mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của xã hội tư bản. Khơng có
sản xuất giá trị thặng dự thì khơng có chủ nghĩa tưu bản. Ở đâu có sản xuất giá
trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tưu bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tưu bản
thì ở đó có sản xuất gí trị thặng dư.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, sự phát
triển của học thuyết giá trị thặng dư là một q trình lịch sử, nó ngày càng hồn
thiện và C.Mác chính là người đã xây dựng học thuyết đạt tới đỉnh cao của nó.
Điều này góp phần chứng minh sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lênin là một tất

yếu khách quan của lịch sử, là kết quả của sự phát triển không ngừng của các tư
tưởng tiến bộ của nhân loại, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
II. SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC
VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào nhận thức về
quan điểm phát triển triển kinh tế tư nhân của Đảng ta
Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của
Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ trương đúng đắn trên được xây dựng trên cả cơ
sở lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để có được sự đồng thuận và nhận thức sâu
sắc về chủ trương quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng thì nhận
thức vấn đề sản xuất giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột là một trong những vấn
đề lý luận mang tính cốt lõi, hang đầu cần ưu tiên làm sáng rõ đặc biệt là vấn đề
“Sản xuất giá trị thặng dư có đồng nghĩa với bóc lột giá trị thặng dư khơng?”.
Từ lý luận kinh tế của Mác có thể nói: Giá trị thặng dư là giá trị do lao
động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và
bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nhà tư bản sử dụng tính chất đặc biệt của hàng hóa
sức lao động vào mục đích tạo ra cho mình giá trị thặng dư. Chiếm đoạt tồn bộ
giá trị thặng dư này là hành vi được gọi đích danh là “bóc lột” giá trị thặng dư.
Đó là nói chung, cịn cụ thể, trong q trình sản xuất, hành vi “bóc lột” giá trị


9
thặng dư được nhà tư bản thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: sản xuất
giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, tức là kéo dài
tuyệt đối thời gian của ngày lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết để
sản xuất từng sản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Việc
tăng giá trị thặng dư còn được một số nhà tư bản thực hiện bằng cách hạ thấp giá
trị của hàng hóa do xí nghiệp mình sản xuất so với giá trị xã hội của hàng hóa
đó. Số giá trị tạo ra bằng cách này được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

Vậy, rõ ràng, bóc lột giá trị thặng dư là sản phẩm của chế độ tư bản chủ
nghĩa. Ở đó sản xuất giá trị thặng dư đồng nghĩa với bóc lột giá trị thặng dư.
Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh. Ngộ nhận về điều này sẽ dẫn đến rối loạn khi
chúng ta phải luận giải để trả lời các câu hỏi: Vậy thì trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sản xuất giá trị thặng dư không? Cái
được gọi là “giá trị thặng dư” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam thuộc về ai? Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa này sở hữu “giá trị thặng dư” có phải là hành động bóc lột hay khơng?
Hay nói cách khác sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có đồng nghĩa với bóc lột khơng?
Sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và trong chủ
nghĩa xã hội hồn tồn khơng giống nhau. Bởi vì “bất kỳ một sự phân phối nào
về tư liệu tiêu dùng cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính ngay những điều
kiện sản xuất; nhưng sự phân phối những điều kiện sản xuất lại là một tính chất
của chính ngay phương thức sản xuất. Theo tinh thần đó, trong nền kinh tế
mhiều thành phần ở nước ta, việc phân phối trong các doanh nghiệp tư bản tư
nhân hay doanh nghiệp tư bản nhà nước khác với việc phân phối trong các
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hiệp tác. Và cịn có bóc lột hay
khơng thể hiện trong chính sự phân phối ấy, bao gồm cả phân phối điều kiện sản
xuất và phân phối kết quả sản xuất.


10
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp
tư nhân khơng hồn tồn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa và cũng khơng hồn toàn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư.
Do đó, việc thừa nhận sự tiến bộ, hợp pháp của kinh tế tư nhân và khuyến khích
nó phát triển là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới cho xã hội
(làm giàu), khuyến khích sự phát triển của xã hội, chứ khơng phải là khuyến

khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều
kiện Việt Nam hiện nay. Sự khẳng định này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm, tháo
gỡ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta.
2.2. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào nhận diện “bóc
lột” và giải quyết vấn đề bóc lột đối với kinh tế tư nhân
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay thừa nhận kinh tế tư nhân là thừa nhận cịn có bóc lột giá trị thặng dư.
Chính vì vậy nhận thức “bóc lột” và giải quyết vấn đề bóc lột đối với kinh tế tư
nhân là địi hỏi tất yếu. Trên thực tiễn, có nhiều quan điểm, góc độ để xem xét
vấn đề này song cách tiếp cận khoa học là dựa vào lý luận giá trị thặng dư của
chủ nghĩa Mác. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu để bảo vệ, làm giàu chủ nghĩa Mác
khi lý luận giá trị thặng dư của Mác được nhận thức, vận dụng sâu sắc và hoàn
thiện trong điều kiện lịch sử cụ thể mới.
Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của Mác, vấn đề nhận thức “bóc lột”
và giải quyết bóc lột đối với kinh tế tư nhân trước hết cần tiếp cận trên một số
luận điểm sau:
Thứ nhất: lao động tạo ra giá trị trong khu vực kinh tế tư nhân. Để xây
dựng nên lý luận giá trị thặng dư và tồn bộ học thuyết của mình, C. Mác đã
đứng vững trên lập trường lý luận giá trị lao động. Vì vậy, để nắm được những
giá trị hạt nhân hợp lý của lý luận giá trị thặng dư trong điều kiện hiện nay cần
phải đứng vững trên lý luận giá trị lao động.


11
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, của lực lượng
sản xuất, thì lao động tạo ra giá trị gồm những lao động nào? Trong một thời
gian dài có nhiều người nhận thức chỉ có lao động trực tiếp trong lĩnh vực sản
xuất vật chất mới tạo ra giá trị còn lao động trong lĩnh vực lưu thông không tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư; do đó lợi nhuận trong lĩnh vực lưu thơng mà các

nhà tư bản hoạt động trong lĩnh vực này có được do các nhà tư bản trong lĩnh
vực sản xuất nhường cho. Nhưng khi thực tiễn đã có nhiều thay đổi cách hiểu
này cần phải được bổ sung, nếu không việc nghiên cứu giá trị thặng dư của C.
Mác sẽ rơi vào phiến diện.
Lao động của các chủ doanh nghiệp cũng giống như lao động của công
nhân làm thuê, nó tạo ra giá trị và giá tri thặng dư. Nhưng điều đáng phải quan
tâm ở đây, lao động quản lý là lao động phức tạp. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, cạnh tranh gay gắt, lao động quản lý ngày càng phức tạp hơn gấp nhiều
lần. Vì vậy, nó tạo ra một lượng khá lớn giá trị cho từng doanh nghiệp và cho
tồn xã hội nói chung. Hơn nữa các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam đều quản lý
doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Do đó, các chủ
doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay không phải là nhà tư bản theo cách
hiểu truyền thống chỉ thu lợi bằng cách chiếm đoạt giá trị thặng dư của người
công nhân. Ngược lai, họ dồn hết tâm lực và vật lực phát triiển doanh nghiệp,
làm giầu cho đất nước. Vì vậy, những cống hiến của họ đáng được trân trọng, và
khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta là một chủ trương đúng dắn,
phát huy được “sức người, sức của” của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất
là tầng doanh nhân, tri thức, có tâm huyết [5, tr.89].
Thứ hai: Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư cần được hiểu như thế nào. Như
đã trình bày ở trên, nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư cần đặt trong bối cảnh lịch
sử nhất định, khơng nên máy móc mà cho rằng tất cả những ai tham gia vào thụ
hưởng phần giá trị được tạo ra từ lao động của người công nhân làm th đều là
kẻ bóc lột hồn tồn. Thực tế trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay khơng hồn tồn giống như cách hiểu trước đây nữa.


12
Rõ ràng, phần thu nhập thứ nhất là hoàn toàn chính đáng, bởi vì nó do
chính sức lao động của chủ doanh nghiệp tạo ra. Vậy phần thu nhập thứ hai của

chủ doanh nghiệp có chính đáng hay khơng? Trả lời câu hỏi này, trước hết chúng
ta cần phải hiểu rằng, việc hưởng thụ giá trị thặng dư đó là một phạm trù kinh tế
- xã hội, nên việc hưởng thụ ở mỗi xã hội là khác nhau. Trong quan hệ này là
bóc lột, trong quan hệ xã hội khác nố khơng phải là bóc lột. Điều đó do quan hệ
sản xuất thống trị và kiến trúc thượng tầng của chế độ nơi nó sinh ra quy định.
Nếu giá trị thặng dư sản xuất ra trong điều kiện quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, tức là nơi nó được chế độ tư bản chủ nghĩa nuôi dưỡng và bảo vệ, chi
phối, thì kinh tế tư nhân hồn tồn do quy luật giá trị thặng dư chi phối. Trong
điều kiện này kinh tế tư nhân mang tính bóc lột và phần thu nhập dựa trên sự
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của chủ doanh nghiệp là chiếm đoạt lao
động không công của người khác.
Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân ở nước ta lại khác. Tất cả các doanh
nghiệp này đều được hình thành, phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất
thống trị là quan hệ công hữu và đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Do vậy kinh tế tư nhân ở nước ta khơng hồn tồn do quy luật giá trị
thăng dư chi phối như dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nên không thể mang bản
chất tư bản chủ nghĩa như ở xã hội tư bản.
Như vậy, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân khơng hồn tồn giống
như kinh tế tư bản tư nhân như dưới chế độ tư bản chủ nghĩa cũng khơng hồn
tồn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Do đo, việc thừa nhận kinh tế
tư nhân và khuyến khích nó phát triển theo pháp luật là khuyến khích sản xuất ra
ngày càng nhiều giá trị cho xã hội hay nói cách khác là khuyến khích làm giàu
cho xã hội, chứ khơng phải khuyến khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận giá trị thăng dư nói riêng vào điều
kiện nước ta.


13
KẾT LUẬN

Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của lý luận về giá trị thặng dư của
C.Mác và sự vận dụng vào phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay là vấn
đề có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
Phân tích học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, vạch rõ bản chất bóc lột
của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở lý luận được làm rõ, về vận
dụng thực tiễn, tiểu luận đề cập đến sự vận dụng lý luận giá trị thặng dư vào
phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam với những nội dung cơ bản như: Vận dụng
lý luận giá trị thặng dư vào nhận thức quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của
Đảng ta và sự vận dụng vào nhận diện “bóc lột” và giải quyết vấn đề bóc lột
trong phát triển kinh tế tư nhân. Qua nội dung vận dụng này cho thấy chủ trương
nhất quán phát triển thành phần kinh tế tư nhân của Đảng ta là hoàn toàn đúng
đắn khi đất nước đang quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản
chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực lớn, đã và đang có
những đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 1976.
3. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 1976.
4. Lịch sử các học thuyết kinh tế (2014), Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Thắng, Sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta - Thực
trạng và định hướng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị, số 27/2016.




×