Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

TIỂU LUẬN: Nhận thức về ngành kế toán tại xí nghiệp Sông Đà 12/2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.75 KB, 80 trang )



z













TIỂU LUẬN:

Nhận thức về ngành kế toán tại xí
nghiệp Sông Đà 12/2






Lời nói đầu

Hiện nay sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất gay gắt. sự
sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính doanh nghiệp đó. Đối với mỗi đơn
vị sản xuất kinh doanh , cũng như đơn vị xây lắp muốn tồn tại được cần phải chiếm


lĩnh thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp kể
cả về chất lượng và giá cả.
Trong tất cả các thành phần kinh tế nói chung và xí nghiệp Sông Đà 12/2 nói riêng ,
kế toán luôn giữ vai trò quan trọng. Nó là một công cụ quản lí sắc bén để quản lí
nền kinh tễ, quản lí mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty, từng xí
nghiệp. Đồng thời với nhiệm vụ phản ánh và giám đốc kế toán còn giúp cho lãnh
đạo nắm chắc tình hình thực tế về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
Xí nghiệp Sông Đà 12/2 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên xây dựng các công
trình công nghiệp công cộng , nhà cửa, điện nước , thuộc tổng công ty Sông Đà.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, xí nghiệp đã đứng vững và phát triển cho tới
ngày hôm nay.
Qua thời gian học tại trường em đã được các thầy cô hướng dẫn cho em rất
nhiều trong nhận thức về ngành kế toán. cộng thêm sự chỉ đạo nhiệt tình của các cô
chú, anh chị trong công ty đã giúp em phần nào hiểu rõ hơn về ngành kế toán được
áp dụng trong thực tế như thế nào.
Báo cáo gồm những nội dung sau:
Phần 1: tình hình chung của doanh nghiệp
Phần 2: nghiệp vụ chuyên môn.
Phần 3: nhận xét và kiến nghị.
Phần 4: nhận xét và xác nhận của doanh nghiệp.
Phần 5: nhận xét và đánh giá của giáo viên.






phần thứ nhất


Tình hình chung của xí nghiệp Sông Đà 12/2

I. Vị trí , đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp.

Xí nghiệp Sông Đà 12/2 là doanh nghiệp Nhà Nước, là đơn vị hạch toán độc
lập thành viên của công ty Sông Đà 12. Được thành lập tại quyết định số 06 TCT /
TCLĐ ngày 25/02/1997 của giám đốc tổng công ty xây dựng Sông Đà. Tiền thân
của xí nghiệp trước đây là công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 được thành lập
theo quyết định số 01/TCT/ TCLĐ ngày 28/08/1996.
Đơn vị có trụ sở chính: Thị trấn Na Hang- Huyện Na Hang- Tuyên Quang.
TEL: 027.864.643 FAX: 027.864.643
Từ khi thành lập đến nay xí nghiệp Sông Đà 12/2 đã từng bước ổn định tổ chức và
xắp xếp điều hành sản xuất đảm bảo hoàn thành các công trình xây dựng được giao.
Nhiệm vụ chính của xí nghiệp Sông Đà 12/2 là xây lắp các công trình xây dựng mà
công ty và tổng công ty giao cho. Ngoài ra xí nghiệp còn có các đội xây lắp điện,
xây lắp nước, các đội quản lí vận hành điện nước, các đội bơm thoát nước công
trình chính để phục vụ cho các hệ thống lưới điện, nước của các nhà máy, xí nghiệp
trên toàn quốc như nhà máy đường Hòa Bình, nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà
máy xi măng Hòa Bình, Bút Sơn Với nhiệm vụ đó xí nghiệp đã hòa mình váo sự
chuyển biến chung của nền kinh tế thị trường trong và ngoài tổng công ty, đặc biệt
đã góp một phần không nhỏ vào công việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế của
nước ta.
Công ty Sông Đà 12 đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đã có
một vị trí vững chắc trong nền kinh tế, đã từng bước khẳng định được mình với tất
cả các đối tác làm ăn. Trong đó xí nghiệp Sông Đà 12/2 hoạt động theo giấy phép
kinh doanh số 305951 ngày 25/03/1997 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình với
các chức năng sau:
Xây dựng các công trình công nghiệp công cộng, nhà ở và xây dựng khác.
Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến thế đến 500 kv.



Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình giao thông lưới
điện.
Lắp đặt thiết bị máy, điện nước cho công trình công nghiệp và dân dụng.
Gia công kết cấu thép, sản xuất phụ tùng cho xây dựng.
Kinh doanh vật tư, thiết bị nghành điện.
Xây dựng các công trình điện, trạm biến áp dụng lượng đến 220 KVA.
Từ khi thành lập đến nay xí nghiệp không ngừng đổi mói và mở rộng nhiều lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các hạng mục công trình mà đơn vị đảm
nhiệm như:
Điện, nước nhà máy xi măng Bút Sơn, xi măng Sông Đà, xi măng Sơn La.
Điện, nước nhà máy đường Hòa Bình
Đường dây 500 KV Hòa Bình Mãn Đức.
Đường dây 110 KV Sơn La.
Trạm biến thế 220 KV vật cách- Hải Phòng.
Đường dây vượt biển 22 KV vượt biển đảo Vĩnh Thực- Vĩnh Trung- Móng
Cái – Quảng Ninh.
Đường dây 110 KV Chiêm Hóa – Na Hang.
Cung cấp điện nước nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
Với chức năng tổng quát mục tiêu của công ty là không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, nắm bắt thời cơ
thuận lợi. Mặt khác không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác trao đổi với các đơn
vị cùng nghành nghề nhằm khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có, một mặt để
đem lại lợi nhuận cho công ty, mặt khác không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ
công nhân viên.
Qua số liệu cụ thể sau sẽ nói lên tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:



TT Tên chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh

Chênh lệch Tỉ lệ%
1 Tổng doanh 10507302319 11808783489 1301453170 12.39


thu
2 Tổng chi phí 10302315129 11504241245 1201926116 11.67
3 Tỉ suất chi phí 98.04% 97.4% -0.64%
4 Lợi nhuận 205005190 304569244 99564054 48.57
5 Tỉ suất lợi
nhuận
1.95% 2.59% 0.64% 6.66
6 Tổng quỹ tiền
lương
2295385171 2448145672 152760501
7 Tỉ suất tiền
lương
21.84% 20.7% -1.18%
8 Tiền lương
bình quân
765128 816048 50926
9 Thu nhập bình
quân
765128 816048 50926 6.66


Nhìn vào bảng ta thấy chi phí của xí nghiệp năm 2003 so với năm 2004 tăng
1201926đ với tỉ lệ tăng 12.39% lớn hơn tỉ lệ tăng của chi phí nên đã làm cho tỉ suất
chi phí giảm đi 0.64%. Như vậy ta có thể đánh giá tình hình quản lí và sử dụng chi
phí của xí nghiệp là tốt, ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2003 so với năm
2004 tăng 48.57% làm cho hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp tăng 0.85%

Tổng quỹ lương của xí nghiệp thực hiện năm 2003 tăng hơn năm 2004 là
152760501đ, tỉ lệ tăng lên 6.66%. Trong đó tỉ lệ tăng của doanh thu lớn hơn tỉ lệ
tăng của quỹ lương. Do đó ta đánh giá việc sử dụng quỹ tiền lương của doanh
nghiệp là hợp lý, thu nhập đầu người tăng 6.66%.








Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp được tổ chức kết hợp với hình thức hỗn hợp
kiểu trực tuyến và chức năng. Hình thức này là hợp lý với đặc thù của xí nghiệp để
quản lý và điều hành tốt quá trình sản xuất kinh doanh.
Số cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp được bố trí phù hợp với chuyên môn của
từng người cụ thể.
Tổng số lượng công nhân viên trong xí nghiệp là 419 người, trong đó:
- Cử nhân là 35 người chiếm 8.35%
- Cao đẳng, trung cấp là 13 người chiếm 3.1%
- Công nhân kĩ thuật là 371 người chiếm 88.55%
Tất cả số lượng cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp đều có số năm làm việc
trong xí nghiệp từ 2 đến 20 năm và đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong nghề.
Đây là một thuận lợi rất lớn trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Các
hạng mục công trình mà công nhân viên của xí nghiệp đã trải qua và hoàn thành
một cách xuất sắc như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình ( đã đem lại ánh sáng phục vụ
cho đời sống nhân dân trong cả nước ), nhà máy thủy điện Yaly, nhà máy xi măng
bút sơn, nhà máy xi măng Hòa Bình, nhà máy thủy điện Tuyên Quang và nhiều

công trình xây lắp dân dụng khác
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của xí nghiệp. Qua sơ
đồ ta sẽ hiểu rõ hơn về chức năng cụ thể của từng bộ phận sản xuất cũng như bộ
phận quản lý của xí nghiệp.
Xí nghiệp Sông Đà 12-2 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Sông Đà
12,tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Giám đốc, sau đó là các phòng ban
chức năng cụ thể:
Ban Giám đốc gồm có:
- Giám đốc xí nghiệp
- Phó giám đốc xí nghiệp
Ban chức năng gồm có 3 ban
- Ban kinh tế – kế hoạch
- Ban tổ chức – hành chính


- Ban tài chính – kế toán
Bộ phận sản xuất bao gồm các đội xây lắp riêng
* Ban giám đốc:
Là đại diện cao nhất của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
* Giám đốc:
Là người có quyền ký kết hợp đồng và ra quyết định tuyển dụng, khen thưởng
cũng như kỷ luật nhân viên cấp dưới.
* Phó Giám đốc:
Là người trợ giúp Giám đốc về mọi hoạt động trong đơn vị và giải quyết các
công việc trong đơn vị khi Giám đốc đi vắng.
* Ban kinh tế – kế hoạch:
Nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm, về khối lượng
doanh thu, chi phí khấu hao, đầu tư để kịp thời cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết hợp với các ban khác để hoàn thiện phân tích kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh.
* Ban tổ chức – hành chính:
Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban giám đốc điều hành, tổ chức, theo dõi tình
hình hoạt động tiền lương, quản trị hành chính, sắp xếp lao động về số lượng, trình
độ nghiệp vụ tay nghề cho từng phòng ban, từng xưởng, từng đội sản xuất.
* Ban tài chính – kế toán:
Quản lý các mặt lượng và giá trong phân tích tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm
về tài chính tiền tệ, tài sản của toàn xí nghiệp. Hạch toán chính xác, giúp Giám đốc
kịp thời chỉ đạo kinh doanh.
* Bộ phận sản xuất:
Tổ chức kinh doanh theo từng phân xưởng, từng đội sản xuất. Các đội cũng như
các phân xưởng đều có nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh để phù hợp với các
mục đích kinh doanh mà xí nghiệp đã phân công, với các địa bàn hoạt động khác
nhau như: Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh Mỗi đội hoạt
động sản xuất kinh doanh ở các địa bàn khác nhau nhưng đều có một mục đích


giống nhau là xây lắp và xây dựng các công trình điện phục vụ cho sinh hoạt và
nhiều công trình xây lắp dân dụng khác.
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp.
Với quy mô tương đối như xí nghiệp Sông Đà 12-2 vận dụng hình thức tập
trung một cấp các nhân viên, kế toán tập trung về một phòng gọi là Ban tài chính kế
toán và có chức năng giúp Giám đốc về lĩnh vực kinh tế, theo dõi tình hình thực
hiện các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính.
Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty đảm nhận các nhiệm vụ như hạch toán nhập
vật liệu, xuất vật liệu, tiền lương phải trả, tài sản cố định việc tổ chức hạch toán
kế toán của xí nghiệp Sông Đà 12-2 đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối
với công tác kế toán của toàn xí nghiệp. Việc kiểm tra xử lý thông tin, kế toán được

tiến hành kịp thời , chặt chẽ. Lãnh đạo công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông
tin kế toán, từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động công ty, phân công
lao đông chuyên môn hóa và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ
kế toán, thực hiện được dễ dàng vói bộ máy gọn nhẹ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và quy
mô sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp như sau:

* Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng

Kế toán
TSCĐ +
lương và
BHXH
Kế toán
tổng hợp
kiêm kế
toán tính
tổng
Kế toán
NVL kiêm
kế
toán thanh
toan


Phụ trách chung toàn bộ công việc kế toán trong xí nghiệp, kế toán trưởng cần
sử dụng các chế độ quản lý của nhà nước ban hành cho phù hợp với tình hình sản
xuất của xí nghiệp.

* Kế toán TSCĐ kiêm kế toán lương và BHXH:
Là người theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ, hàng tháng tính tiền lương và các
khoản tính theo lương của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tính giá thành sản phẩm tiêu thụ:
Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp , làm
nhiệm vụ tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm.
* Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán thanh toán:
Theo dõi các khoản công nợ của xí nghiệp, theo dõi tiền mặt , tình hình xuất
nhập khẩu của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng ngày , kế toán
vật liệu và công cụ dụng cụ phải ghi các số liệu từ các chứng từ vào sổ chi tiết.
3. Hình thức kế toán của doanh nghiệp
Xí nghiệp Sông Đà 12-2 là xí nghiệp hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực
nên công tác hạch toán và hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lí là rất cần
thiết. Hiện nay hình thức tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp thực hiện kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ, công tác này được tiến hành trên máy vi tính được cài
đặt sẵn chương trình kế toán nhật kí chung cho tổng công ty. Tuy nhiên công tác
này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vẫn được xí nghiệp hạch toán theo chế độ là hệ
thống tài khoản kế toán của Bộ tài chính quy định.
Theo hình thức Nhật kí chung thì các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được
căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để đi theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp
vụ kinh tế theo đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán liên quan(
quan hệ đối ứng tài khoản giữa các tài khoản) vào sổ Nhật kí Chung sau đó vào sổ
cái.
Hệ thống sổ kế toán bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm có: Nhật kí chung và sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết được mở cho từng đối tượng.


Trình tự ghi sổ kế toán: hàng ngày căn cứ vào chứng từ được làm căn cứ ghi sổ,

trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật kí Chung. Sau đó căn cứ vào
số liệu trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào sổ cái các tài khoản phù hợp. Các chứng
từ cần hạch toán chi tiết sẽ đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quí , cuối năm cộng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để
lập các báo cáo tài chính.
Trình độ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật kí Chung được thực hiện
theo sơ đồ sau:



Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung





















Chứng từ
Sổ nhật kí
chung
Sổ cái tài
khoản
Bảng cân
đối kế toán
Báo cáo tài
chính

Sổ quĩ
Sổ chi tiết
tài khoản
Bảng tổng
hợp số dư
chi ti
ết tài















III. Những thuận lợi , khó khăn cơ bản của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tình
hình sản xuất kinh doanh và hạch toán của doanh nghiệp.
a. Những thuận lợi.
Xí nghiệp Sông Đà 12/2 có cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán khá gọn nhẹ, áp
dụng hình thức Nhật kí chung do đó giảm bớt được khâu hạch toán, điều hòa vốn,
bù trừ thanh toán công nợ trong nội bộ, giảm bớt ứ đọng vốn , ổn định tài chính, đầu
tư cho sản xuất tăng thu nhập. Mặt khác xí nghiệp có đội ngũ nhân viên kế toán
giỏi, có năng lực kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm chuyên môn cao đảm bảo
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thường xuyên được đào tạo tại chỗ hoặc gửi
đào tạo để cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ đạt tiêu chuẩn.
b. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên xí nghiệp còn gặp phải một số khó khăn, trước đây xí
nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước nên mọi kế hoạch đều làm những gì có sẵn
không phải cạnh tranh. Do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần đã gặp phải những
khó khăn. Và sau khi xí nghiệp chuyển sang cổ phần thì gặp rất nhiều khó khăn về
vốn đặc biệt là vốn lưu động.
Mặt khác trong cơ chế thị trừơng giá cả luôn luôn biến động mà xí nghiệp là đơn vị
xây lắp nên thường xuyên phải nhập mua nhiều các trang thiết bị máy móc, vật liệu
xây dựng để phục vụ cho mọi việc sản xuất kinh doanh. Do vậy điều này cũng làm


ảnh hưởng rất lớn tới công việc sản xuất kinh doanh cũng như là công việc hạch
toán kinh tế của công ty. Bên cạnh đó mặc dù phòng kế toán được tổ chức sắp xếp
một cách khoa học, nhưng do xí nghiệp kinh doanh, xây lắp rất nhiều các hạng mục
công trình nên gây khó khăn cho việc kiểm tra, theo dõi, thu chi tài chính, nhất là
vào cuối mỗi quí, mỗi năm công việc nhiều dẫn đến sự sai xót đáng có trong công
việc.





















phần II
nghiệp vụ chuyên môn

I. kế toán lao động và tiền lương.



Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì kế toán lao
động và tiền lương chiếm một vị trí khá quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Để làm được điều này
thì phải có tái sản xuất sức lao động, tức là phải tính thù lao trả cho người lao động

trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động biểu hiện dưới hình thức tiền
lương, tiền lương được coi như đòn bẩy kinh tế kích thích phát triển tăng năng suất
lao động. Do đó việc hạch toán tiền lương phải được tập hợp một cách đầy đủ. Tại
xí nghiệp Sông Đà 12-2 là xí nghiệp xây lắp nên đòi hỏi số lượng lao động đáng kể
để tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng lao động, xí nghiệp căn cứ vào mức độ
phức tạp của từng công việc để phân công lao động hợp lí.
Lao động trong xí nghiệp được chia làm hai loại:

Lao động trực tiếp: là những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp xây dựng.
Lao động gián tiếp: là bộ phận điều hành, các phòng ban chỉ đạo giao tiếp
Hình thức trả lương của xí nghiệp Sông Đà 12-2 là hình thức lương thời gian
và lương khoán.
























1. Qui trình luân chuyển tiền lương của xí nghiệp Sông Đà 12-2:





Hàng ngày căn cứ vào giấy nghỉ phép, nghỉ ốm của công nhân viên trong
xí nghiệp, những người có trách nhiệm thuộc các phòng ban, các tổ sản xuất, các
đội sản xuất sẽ chấm công cho từng người rồi tổng hợp lên bảng chấm công theo
Bảng chấm
công
Giấy nghỉ
phép. học,
Các chứng từ
xác nhận kết
qu


Bảng thanh
toán lương
Bảng tổng hợp
thanh toán lương
toàn công ty.


Bảng phân bổ số
01


mẫu quy định chung. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để theo dõi đánh giá
tổng hợp tình hình sử dụng công khai thời gian lao động, từ đó sẽ là cơ sở để tính
lương cho cán bộ công nhân viên. Bảng chấm công được công khai tại nơi làm việc
để mọi người có thể kiểm tra, giám sát kiến nghị về ngày công lao động của mình.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, các chứng từ xác nhận kết quả lao động, kế
toán sẽ tiến hành tính lương cho tổ sản xuất, đội sản xuất và các phòng ban theo thời
gian và theo số công làm việc mà họ đã hoàn thành. Trong bảng thanh toán lương
của tổ mỗi người được ghi một dòng, tổng cộng của bảng là căn cứ để cuối tháng
ghi vào bảng thanh toán lương của đội sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán lương
của đội sản xuất và của phòng ban, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương của
toàn xí nghiệp. Từ đó làm cơ sở để lập nên bảng phân bổ số 01 ( bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội) . Đến cuối tháng kế toán tiền lương sẽ tiến hành ghi vào
sổ cái tài khoản 334.
2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động.
Tại xí nghiệp Sông Đà 12-2 việc quản lí về số lượng lao động là do phòng tổ
chức hành chính đảm nhiệm. Theo số lượng thống kê, tổng số cán bộ công nhân
viên trong xí nghiệp là 419 người . Với số lượng lao động cũng khá nhiều nên việc
quản lí và theo dõi lao động cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy để quản lí
và sử dụng tối đa thời gian làm việc và đảm bảo năng suất lao động, chất lượng lao
động và hiệu quả công việc, xí nghiệp sử dụng bảng chấm công để theo dõi nhằm
phản ánh kịp thời ngày công, giờ công làm việc thực tế, ngừng việc hoặc nghỉ việc
của từng người, từng bộ phận, từng phòng ban.
Có hai khối lao động trực tiếp và gián tiếp đều có chung một mẫu bảng chấm công
như nhau. Việc tính và trả chi phí lao động ở xí nghiệp Sông Đà 12-2 áp dụng theo
hai hình thức tiền lương thời gian và tiền lương khoán sản phẩm.

2.1 Hình thức tiền lương thời gian:
- Đối tượng hưởng tiền lương thời gian là cán bộ quản lí gián tiếp trong toàn xí
nghiệp.
Công thức tính:
Lương thời gian = lương cấp bậc+ lương khoán năng suất


a. Lương cấp bậc = ( lương cơ bản + các khoản phụ cấp)
nccd
nctt

chú thích:
nctt: ngày công thực tế
nccd: ngày công chế độ
Trong đó
Lương cơ bản = 290.000 x HSL khoán

Quy ước :
Ltt: mức lương tối thiểu là 290.000đ
NCCĐ: ngày công chế độ là 22 ngày.

(HSL +PC) x Ltt x số ngày học, họp, phép

Lương học, họp, phép =
Ngày công chế độ

Lương BHXH được tính cho các đối tượng ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, nghỉ trông con ốm. Trong trường hợp nghỉ thai sản, tai nạn lao động được
hưởng 100% lương cơ bản; nghỉ do ốm đau, trông con ốm được hưởng 75% lương
cơ bản.

Cách tính:

Lương bảo hiểm =
NCCD
SNLBHXHPCHSL %75)(





Trong đó : SNLBHXH : Số ngày hưởng lương BHXH
NCCD : Ngày công chế độ




Lương ngày lễ, tết =
NCCD
tetSNCleLttPCHSL ,)(





Các khoản phụ cấp:
- Phụ cấp tính trên lương tối thiểu:
+Phụ cấp khu vực: 50% Ltt
+ Phụ cấp lưu động: 60% Ltt
+ Phụ cấp độc hại: 20% Ltt
- Phụ cấp tính trên lương cơ bản:

+ Phụ cấp không ổn định:30%
+ Phụ cấp độc hại: 15%.
* Các khoản khấu trừ :
Căn cứ vào điều lệ BHXH ban hành ngày 26

tháng 01 năm 1995 của chính những ngư
ời sử dụng lao
Và danh sách tạm ứng trong kỳ để khấu trừ .
*Tiền lương khoán năng suất:
 Căn cứ để tính lương năng suất:
+. Giá trị sản xuất kinh doanh trong tháng:

TT Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trong tháng Số điểm
1 Mức > 100% 10
2 Từ 90% đến 100% 7
3 Mức < 100% 5

+. Công tác thu hồi vốn:


TT Tỷ lệ so với kế hoạch trong tháng(%) Số điểm
1 Đạt > 90% 10
2 Từ 70% đến 90% 7
3 Mức < 70% 5


+. Lợi nhuận đạt được trong tháng:

TT Mức độ Số điểm
1 Có lãi > 3% doanh thu 20

2 Có lãi < 3% doanh thu 10
3 Không có lãi 0
4 Lỗ -20
+. Thu nhập của cán bộ công nhân viên :


TT Mức thu nhập bình quân trong tháng Số điểm
1 Mức > 1.600.000đ 10
2 Từ 1.000.000đ đến 1.600.000đ 7
3 Mức < 1.000.000đ 5

* Cách tính điểm:
Tổng số điêm tối đa Đmax = 10+10+20+10 =50 điểm.
Tổng số điêm thực tế đơn vị đạt được Đi.

Hệ số tiền lương năng suất Ti = %100
max

D
Di


VD: Trong tháng 4 năm 2005 Xí nghiệp Sông Đà 12-2 thực hiện được một số chỉ
tiêu sau:
1. Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện : 3.191.678.000/6.490.500.000 = 49% đạt
2 điểm.
2. Chỉ tiêu thu hồi vốn trong tháng thực hiện :1.379.095.000/11.747.484.000 =
12% đạt 1 điểm.
3. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 0đ = 0%x doanh thu đạt 0 điểm



4. Thu nhập của cán bộ công nhân viên bình quân mức 4.800.000đ / quý đạt 7
điểm.
Tổng số điểm đơn vị thực hiện Đi = 2+1+7=10điểm.
Tổng số điểm tối đa : Đmax = 50điểm.

Tỷ lệ tiền lương năng suất : T =
50
10
x 100% = 20%
* Tiền lương năng suất được khoán cho các phòng theo mức độ hoàn thành nhiệm
vụ. Cách tính :
Tổng tiền lương năng suất =( Tổng TLNX chức danh +TLNSi +…).
Trong đó :
TLNSi: là tiền lương năng suất của chuyên viên, nhân viên thứ i trong đơn vị ứng
với tiêu chuẩn phân loại 1,2,3.
Tiền lương năng suất của cán bộ công nhân viên trong phòng được xác
định như sau:

TLNSi =















TLBQ + HnSi x Đi x Ngày công thực tế
Đmax x Ngày công chế độ


















Trong đó:
TLBQ: tiền lương khoán bình quân.Mức lương này không ổn định nó phụ thuộc
vào năng suất hoàn thành của mỗi bộ phận.TLBQ được quy định nh
ư sau:
+, Xí nghiệp xếp loại 1: TLBQ là 800.000đ.
+, Xí nghiệp xếp loại 2: TLBQ là 650.000đ.

+, Xí nghiệp xếp loại 3 : TYLBQ là 500.000đ.
* HnSi: Hệ số lương năng suất cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp theo tiêu
chuẩn phan loại trên cơ sở tổng TLNS các phòng ban chia năng suất cho năng suất
cho cán bộ công nhân viên trong phòng theo tiêu chuẩn phân loại1, 2, Tiêu chuẩn
phân loại 1, 2, 3 đối với cán bộ công nhân viên :
+. Cán bộ công nhân viên xếp loại1:
Là những người được đánh giá có trình độ chuyên môn loại khá.
Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý và liên
quan. Nắm chắc hệ thống văn bản pháp luật hiên hành của nhà nước, của
tổng công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.


Có trình độ tổng hợp, nhanh nhẹn, thông thạo việc tổ chức triển khai thực
hiện xây dựng và đề xuất các biện pháp khắc phục những lệch lạc trong lĩnh
vực chuyên môn , nhiệm vụ mà bản thân đảm nhiệm.
Hoàn thành xuất sắc các công viẹc được giao, có khả năng độc lập trong
công việc. Đảm bảo ngày công làm việc, không đi muộn về sớm, không vi
phạm kỷ luật và các quy định của đơn vị.
+. Cán bộ công nhân viên xếp loại 2:
Là những người được đámh giá có trìmh độ chuyên môn đạt yêu cầu.
Nắm kiến thức chuyên môn, nghiêp vụ thuộc lĩnh vực quản lý và liên quan,
có hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước. Biết
tổng hợp, soạn thảo các văn bản và biết phối hợp triển khai công việc có hiệu
quả. Hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo ngày công làm việc,
không đi muộn về sớm, không vi phạm kỷ luật và các quy định của đơn vị.
+. Cán bộ công nhân viên xếp loại 3:


Co trình độ chuyên môn không đạt yêu cầu, nghề nghiệp được đào tạo
không phù hợp với nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ loại

yếu, chấp hành kỷ luật lao động và quy định của Xí nghiệp chưa tốt.
Quy định về tỷ lệ cán bộ công nhân viên xếp loại 1, 2, 3 trong mỗi
phòng, trưởng các ban của Xí nghiệp phải dựa trên mức độ nhiệm vụ hoàn
thành được giao, ý thức chấp hnàh kỷ luật và tiêu chí xếp loại 1 không vượt
quá 30% số nhân viên trong ban. Số còn lại là loại 2, loại 3.
+. Hệ số điều chỉnh tiền lương năng suất theo chức danhvà theo phân
loại:


HSNS Loại HSNS Loại 2 HSNS Loại 3
Chức danh

5,0 4,5 4,0 Giám đốc Xí nghiệp


4,5 4,0 3,5
Bí thư CB, PGĐ Xí nghiệp, Kế toán
trưởng, chủ tịch công đoàn
4,0 3,5 3,0
Phó ban, trưởng ban nữ công, Phó bí
thư đoàn thanh niên
3,5 3,0 2,5
Phó chủ tịch công đoàn, phó bí thư
đoàn thanh niên
1,8 1,5 1,2 Nhân viên các ban
0,7 0,4 0,2
Kỹ sư, cử nhân trong thời gian thực
tập(12 tháng)
0,4 0,2 0
Kỹ sư, cử nhân trong thời gian thử

việc (3 tháng)
1,5 1,2 1,0 Lái xe con

Các tiêu chí phân loại, bình bầu, bình xét, hệ số lương năng suất đều do phòng tổ
chức đảm nhiệm và xét duyệt. Sau đó những số liệu này sẽ được chuyển sang phòng
kế toán làm cơ sở cho kế toán tiền lương tính lương cho cán bộ công nhân viên các
ban. Dựa vào bảng tính lương cho các khối sản xuất, các phóng ban, kế toán tổng
hợp lên bảng thanh toán lương cho đội sản xuất và các phòng ban. Từ đó sẽ thanh
toán lên bảng thanh toán lương toàn Xí nghiệp .
Ví dụ: Ông Lê Việt Thắng có hệ số lương CB, CV là 4.50 , hệ số lương khoán là
4.99 , số ngày công làm việc thực tế là 20 ngày , hệ số lương năng suất là 6.5, tiền
lương năng suất bình quân là 500000.
Cách tính lương cho ông Thắng như sau:
Tiền lương cấp bậc =
NCTT
NCCD
CKPCTLCB




= 20
22
45.099.42900003.129000099.4290000









2250268.182
Tiền lương khoán năng suất = 2250268.182


Tiền lương khoán năng suất = NCtt
NCcd
HSDiHSLNSTLNSBQ




= 20
22
%195.6500000




= 561363.64
Ngoài ra trong tháng ông Thắng còn được hưởng tiền lương ngày lễ:
Tiền lương ngày lễ =
22
)( SNclLttPCHSL




=

22
1290000)5.099.4(




= 72368.2



0.5: tỉ lệ phụ cấp khu vực ( vùng sâu, vùng xa)
Vậy tổng tiền lương = Tiền lương cấp bậc + Tiền lương khoán năng suất + Tiền
lương ngày lễ
= 2250268.182+561363.64+72368.2
= 2884000.022
Các khoản khấu trừ BHXH, BHYT là 6%
Trong đó: BHXH: 5%
BHYT: 1%
Khấu trừ BHXH, BHYT = ( HSL + PC) x Ltt x 6%
= (4.99+0.5)x290000x6%
= 95526
Tổng thực lĩnh = Tổng tiền lương – các khoản khấu trừ
= 2884000.022 – 95526 = 2788474.022

Số còn lĩnh = 2.577.740 - 174.472 = 2.403.268đ

3.2. Lương sản phẩm theo hình thức khoán:


Xí nghiệp tính và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức

lương khoán sản phẩm. Tổng công ty làm tổng thầu, Xí nghiệp khoán cho từng
đội sản xuất với mức tiền lương và nội dung công việc được được quy định rõ trong
hợp đồng giao khoán. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán kế toán tính được mức
lương cho một người trên một ngày công. Đồng thời căn cứ vào bảng nghiệm thu
khối lượng công việc hoàn thành kế toán xácc định một cách chính xác khối lượng
công việc đã thực hiện được. Là cơ sở để tính lương cho từng công nhân.
Công thức tính :
Tiền lương = Lương BQ trên một ngày công * NCTT * Hệ số lành nghề

Tiền lương BQ/1 ngày công =


Tổng số công quy đổi = Tổng ( số công thực tế * hệ số lành nghề )
Hệ số lành nghề được căn cứ vào năng suất mà đội thực hiện được trong
tháng.
Để hiểu rõ phương pháp tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ta có ví dụ cụ
thể sau :
Căn cứ vào bảng hợp đồng giao khoán số 02 ngày 29 tháng 4 năm 2005 của đội
bơm thoát nước công trình chính phục vụ thi công các hạng mục công trình đường
dây 110 KV Thanh Thủy – Hà Giang



Xí nghiệp Sông Đà 12-2 Mẫu số : 08 – LĐtiền lương
Đội xây lắp điện Ban hành theo quyết định số 186-TC/CĐKT
công trình chính Ngày 14 tháng 3 năm 1995
của Bộ tài chính
số : 02



Tổng tiền lương
Tổng số công quy đổi


Hợp đồng giao khoán
Ngày 29 tháng 4 năm 2005

Họ và tên : Đào Tiến Hùng Chức vụ :Giám đốc đại diện cho XN bên giao khoán
Họ và tên : Lê Quý Quỳnh Chức vụ :Đội trưởng đại diện cho bên giao khoán
A – Cùng ký kết hợp đồng như sau :
- Phương thức giao khoán : khoán gọn
- Điều kiện thực hiện hợp đồng : hoàn thành công việc.
- Thời gian thực hiện hợp đồng : Từ 01/04/2005 đến 30/04/2005
I. Nội dung các công việc khoán :
Thi công hạng mục công trình : Đường dây 110 KV Thanh Thủy – Hà Giang
II. Trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán :
Thi công hạng mục công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng , đúng tiến
độ thi công.
Được hưởng lương : 18.274.845 (VNĐ)
(Bằng chữ Mười tám triệu , hai trăm bảy mươi tư nghìn ,tám trăm bốn mươi năm
đồng chẵn)
III. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán :
- Cử cán bộ kỹ thuật giám sát công tác thi công xây lắp của bên nhận khoán
- Xác nhận khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành cho bên nhận khoán

Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán
B – Phần theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng
I. Bên nhận khoán
I. Bên giao khoán


Thành tiền :18.274.845 đ Ngày 29 tháng 4 năm 2005
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)

×