Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Trong di chúc để lại, đã nhấn mạnh “ đảng ta là một đảng cầm quyền phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.04 KB, 5 trang )

I)

Lời nói đầu

Hồ chí Minh- nhà lãnh đạo tài ba, danh nhân văn hóa thế giới, học trị tiêu biểu của tư tưởng Mác
– Lenin. Qua những năm tháng hoạt động thực tiễn, tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu lý luận, HCM
đã tìm ra con đường cách mạng ở chủ nghĩa Mác- Lê Nin và quyết định đi theo con đường cách
mạng tháng mười vĩ đại. HCM nhất quán cho rằng: cách mạng Việt Nam muốn thành công phải
đi theo chủ nghĩ Mác- Lênin.
Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất giai cấp công
nhân. Đảng khôngn bao giờ “hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho giai cấp
khác”. Đảng dìu dắt giai cấp vơ sản, lãnh đạo giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạng VN là để đem
lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Đảng không phải là một tổ chức tự thân vì
vậy mục đích, tơn chỉ của Đảng là “tận tâm”, “tận lực”, “phụng sự” và “trung thành với lợi ích
của dân tộc VN. Chỉ có một Đảng như thế mới có thể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do , hạnh
phúc cho nhân dân, phồn vinh cho đất nước và đưa cả đất nước đi lên CNXH. Với đường lối
chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đọa toàn thể dân tộc giành chính quyền, thành
lập nước VN dân chủ Cộng hịa. Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản VN trở thành Đảng cầm
quyền.
Bên cạnh đó, với tư tưởng nhân văn cao cả về mối quan hệ biện chứng giữa Đảng với dân, HCM
ln suy tư, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc dân là chủ, dân làm
gốc. Theo Người, cơ chế ấy chỉ có thể trở thành hiện thực, không bị vi phạm khi cán bộ, đảng
viên còn là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Trong di chúc để lại, Người cũng đã một lần nữa nhấn mạnh: “ Đảng ta là một Đảng cầm
quyền....Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ
trung thành của nhân dân”.
II)
Làm rõ tư tưởng của HCM
1) Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền
a) Quan niệm “ đảng cầm quyền”
“Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện


cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm
thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Khái niệm “đảng cầm quyền” đã từng được sử dụng phổ biến
tại các nước tư bản chủ nghĩa. ở các nước này, nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số
phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hộ thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền.
Cụm từ “đảng cầm quyền” theo như di chúc của HCM có thể được hiểu là: Đảng cầm quyền là
Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân
dân giành được quyền lực nhà nước và đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục
hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ của các cuộc đấu tranh có Đảng lãnh đạo là lật đổ chính
quyền bè lũ thực dân và phong kiến. Theo Hồ chủ tịch, bản chất của Đảng không thay đổi. Khi
đã có chính quyền trong tay, một thử thách lớn được đặt ra đó là người đảng viên khơng được
qn nhiệm vụ của mình đó là tận tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ đát nước.


b) Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch
Trong quá trình xây dựng và lãnh đạo nhà nước, chủ tịch HCM luôn coi trọng và đặt đạo đức
cách mạng lên đầu, Người coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng,
người luôn nhấn mạnh việc phải ln giữ gìn cho đảng thật trong sạch, phải xứng đáng với
nhânn dân.
Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của dân tộc và của
nhân loại. Mọi hoạt động của đảng đều phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc, lấy lợi
ích tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự phát triển của dân tộc;
mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợp với quy luật vận động của xã hội VN.
Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân dân, dân tộc giao
phó, là lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho dân tộc, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Bên cạnh đó, đảng trong sạch cịn là đảng mà các đảng viên, cán bộ, cũng như đoàn thể quần
chúng phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống hàng ngày, đặc
biệt là chú trong hơn trong việc phòng và chống tiêu cực trong Đảng.
c) Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền
Theo HCM, đảng ta khơng có lợi ích nào khác ngồi lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là

mục đích, lý tưởng cao cả khơng bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng VN.
Người chỉ rõ: “ những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả
của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hồn tồn độc lập, cho cnxh hoàn toàn thắng lợi trên đất nước
ta và trên toàn thế giới”. Khi trở thành đảng cầm quyền, mục đích ấy khơng những khơng hề thay
đổi mà ngày càng được củng cố và hiện thực hóa.
d) Đảng cầm quyền vừa là người là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của
nhân dân.
Quan điểm này của HCM về đảng cẩm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận
Mác- Lênin về Đảng kiểu mới.
Đảng cộng sản VN “là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Xác định “
người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn bộ xã hội, của toàn
thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc nhằm đem lại độc lập cho dân tộc,tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân- mà trước hết là quần chúng nhân dân lao động. Nhưng muốn lãnh đọa đucoj
quần chúng nhân dân thì trước hết đảng phải có tư cách, phẩm chất và năng lực vì “ quần chúng
chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức”.
Đảng lãnh đạo nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, vì vậy, bằng giáo dục, thuyết phục
Đảng pahir làm cho dân tin, dân phục để dân theo. Đảng “ phải đi đường lối quần chúng, không
đc quann liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân”, phải giác ngộ dân chúng để thức tỉnh họ. Đồng
thời, cần phải tổ chức, đoàn kết họ lại thành một khối thống nhất về nhận thức và hành động. Vì
vậy, chức năng và vai trị lãnh đạo của Đảng phải tồn diênj, đảm bảo trên tất cả các mặt, các
lĩnh vực.


Là người lãnh đạo, đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiens của dân, phải
khiếm tốn học hỏi để hoàn thiện và phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Theo tư tưởng của HCM, đảng cx có nghĩa bao hàm cả trách nhiệm “là người đầy tớ của nhân
dân”. Song, “đầy tớ” ở đây không có nghĩa là tơi tớ, tơi địi hay đi theo đuôi quần chúng mà là
tận tâm, tận lực phụng sự cho nhân dân nhắm đem lợi lợi ích, quyền lợi cho nhân dân. Người sử
dụng cụm từ” đầy tớ trung thành” nhằm nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi đảng viên trong mọi
hoạt động của mình phải ln nghĩ và quan tâm đến lợi ích của nhân dân, “ khổ trước thiên hạ,

vui sau thiên hạ”. Phải luôn biết tự nhận xét, phê bình, tự kiểm điểm sửa chữa tư tưởng và hành
vi của mình. Phải làm cho dân tin, dân phục để dân hết lòng ửng hộ, giúp đỡ.
Bên cạnh đó, “ đầy tớ trung thành của nhân dân” cịn được hiểu là mỗi người cán bộ, đảng viên
phải luôn trau dồi kiến thức, vốn hiểu biết, không phải chỉ là nắm vững đường lối của Đảng , mà
còn hiểu biết về khoa học, trình độ chun mơn và thấm nhuần đạo đức cách mạng.
Như vậy, “ lãnh đạo” và “ đầy tớ trung thành” có vẻ như là 2 khái niệm hoàn toàn đối ngược
nhau tuy nhiên đều được HCM sử dụng một cách phù hợp, nhuần nhuyễn để làm rõ vai trò, trách
nhiệm của Đảng đối với nhân dân. Dù là “ lãnh đạo” hay “đầy tớ” thì đều chung một mục đích
đó là vì nhân dân. Làm tốt cả 2 vai trò này là cơ sở đảm bảo uy tín và vai trị lãnh đọa của Đảng.
e) Đảng cầm quyền, dân là chủ
Vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Tuy nhiên, C. Mác cho rằng
đó mới là cánh cửa vào xh mới chứ chưa phải là xh mới. Vì vậy, vấn đề quan trọng là chính
quyền thuộc về ai. Hồ chí minh đã nghiên cứu kinh nghiệm, lý luận của các cuộc cm trên thế giới
và kết luận rằng: quyền lực phải thuộc về nhân dân, “của dân, do dân vì dân”.
Người cho rằng, đảng lãnh đọa cách mạng là để củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Theo
người, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới, một khi xa rời
nguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm chủ, đảng lãnh đao, phải lấy
dân làm gốc.
Mặt khác, mỗi người dân muốn làm chủ thực sự thì cần phải biết lợi ích và bổn phận của mình
tham gia vào xd chính quyền.
III)

Liên hệ với cơng tác xây dựng Đảng hiện nay

Lịch sử quá trình xây dựng, phát triển và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
cho thấy tính thống nhất giữa hai vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ là một hiện
thực.
Trong tình hình hiện nay, để Đảng thực sự phát huy tốt vai trò vừa là người lãnh đạo vừa là
người đầy tớ của nhân dân, cần tập trung xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức, nâng cao nhận thức các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong thực hiện vai trò

vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân. Bên cạnh đó, phải tăng cường mối quan
hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên của Đảng với nhân dân, phải tin dân, dựa vào dân,
thường xuyên học hỏi nhân dân, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh to lớn của nhân dân. Ðây
cũng là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng và là một trong những vấn đề cơ bản, cấp bách


của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng hiện nay. Muốn vậy, phải đổi mới nội dung và hình thức
tập hợp nhân dân; mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự tiên phong, có tinh thần
trách nhiệm trước nhân dân, gần dân, tôn trọng dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân
dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, chăm lo lợi ích chính
đáng, thiết thực của nhân dân, gương mẫu về đạo đức, lối sống. Mặt khác,t rước yêu cầu nhiệm
vụ thời kỳ mới, trước sức cám dỗ của quyền lực, trước sự tác động của văn hóa thực dụng…một
bộ phận cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, xa rời chức trách
“người đày tớ nhân dân”. Thực trạng này trực tiếp đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng. Do đó, mỗi
cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần chỉ dẫn của Người, , các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng
viên phải thường xuyên học tập nâng cao năng lực lãnh đạo, chú trọng tu dưỡng rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách mạng, đổi mới phương pháp, tác phong công tác, thực sự là công bộc của nhân
dân. Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, cho Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”, là người
lãnh đạo xứng đáng, là người đày tớ thật sự trung thành của nhân dân.
IV)

Kết luận:

Như vậy, theo Chủ tịch HCM, Đảng Cộng sản VN là một đảng cách mạng chân chính, mang bản
chất giai cấp cơng nhân. Đảng dìu dắt giai cấp vơ sản, lãnh đạo giai cấp vô sản, lãnh đạo cm VN
là để đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Hay nói cách khác Đảng ta là một
đảng cầm quyền của dân do dân và vì dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân khơng hề có sự đối lập, mâu thuẫn mà ngược lại đó là sự
gắn bó, thống nhất chặt chẽ, khơng tách rời của một vấn đề, mặt này làm điều kiện, tiền đề của
mặt kia và phải làm tốt cả hai mặt thì đảng cộng sản mới hồn thành được trọng trách của mình.

Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, nhiều thế hệ
cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên mình vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng
đáng là người chiến sĩ cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng được quần chúng tin yêu,
mến phục. Những cán bộ, đảng viên đó đã lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động:
“Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; sẵn sàng
hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
V)
Tham khảo
1) Giáo trình tư tưởng HCM – nxb chính trị quốc gia
2) Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh ( giành cho sv khơng chun ngành Mác- Lênin,
ĐHH)
3) Bài báo thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
4) Báo quân đội nhân dân
5) Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 10-2013




×