Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.33 KB, 24 trang )







TIỂU LUẬN:

Báo cáo thực tập tại chi
nhánh ngân hàng công
thương ba đình




I. Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương ba đình.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT khu vực
ba đình
- Chi nhánh Ngân hàng công thương Khu vực Ba Đình ra0đời từ năm 1959.
- Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân
hàng Hà Nội.
- Địa điểm đặt trụ sở: Tại Phố Đội Cấn Hà Nội (nay là 126 Phố Đội Cấn)
- Nhiệm vụ: Vừa xây dựng cơ sở vật chất củng cố tổ chức và hoạt động ngân
hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu – kế hoạch được
giao).
- Số lượng cán bộ ngân hàng lúc đó trên 10 người.
- Mục tiêu hoạt động: mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm
mục tiêu hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hành Nhà Nước). Mô hình
này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7 năm 1988 thì quyết định.
Ngày 01 tháng 07 năm 1988 thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính Phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế


hoạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp
(Ngân hàng Nhà Nước – NHTM ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh
doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời ( NHCT – NHNT – NHĐT&PT –
NHNN&PTNT). Trong bối cảnh chuyển đổi đó Ngân hàng Ba Đình cũng đã được
chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM Quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công Thương Thành Phố
Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới
phong cách giao tiếp phục vụ , lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc
đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa
thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công Thương
Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công Thương ba cấp (TW –
Thành Phố – Quận). Với mô hình quản lý này trong những năm đầu thành lập (07/88
- 03/93) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả không phát huy
được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động
kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành Phố Hà Nội, cùng với những khó

khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi
mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng
như từ cơ chê, bắt đầu từ 01/04/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ
chức NHCT hai cấp (Cấp TW – Quận) xoá bỏ cấp trung gian là NHCT Thành Phố
Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy ngay sau khi
nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ
trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Quận Ba Đình đã có sức bật
mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy
tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận
được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các
môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mơi cho đến nay hoạt động kinh doanh
của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ ổn
định – An toàn- Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn

hoạt động, cũng như về cơ cấu – mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay bộ máy
hoạt động của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ – nhân viên
(trong đó trên 60% có trình độ Đại học và trên Đại học, 20% có trình độ trung cấp và
đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 8 phòng nghiệp vụ, 01 phòng
giao dịch, 09 quỹ tiết kiệm, 01 cửa hàng kinh doanh vàng bạc hoạt động trên một địa
bàn bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ và Huyện Từ Liêm. Từ năm
1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục
được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh suất sắc nhất trong
hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen,
năm 1999 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương hạng Ba, Chủ tịch UBND
Thành Phố Hà Nội tặng bằng khen, năm 2000 được Chủ tịch UBND Thành Phố Hà
Nội tặng Bằng khen, Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen, được HĐQT –
KINH Tế ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khe
1.2 - Cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:












Giám
đ
ốc



Phó giám
đốc Tín
d
ụng


Phó giám đốc
kế toán, kho
qu


Phó giám
đốc hành
c
hính và KH
Phòn
g
khác
h
Phòn
g
khác
h
Phòn
g KT
giao
dịch


Phòn
g KT
tài
chín
Phòn
g
tiền
tệ
Phòn
g
tài
trợ
Phòn
g TT
điện
toán
Phòn
g
kiểm
tra
Phòn
g
T.hợ
p

Phó giám đốc
Thông tin điện
toán

Phòn

g
Tchứ
c
Phòn
g KH

nhân


1.2.1. Phòng khách hàng số 1 (khách hàng lớn)
* Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp
lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoài tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho
vay, quản lý các sản phẩn cho vay phù hợp với chế độ, thể lệhiện hành và hướng
dẫn của Ngân hàng Công thương.
* Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các
Doanh nghiệp lớn.
2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng.
3. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm: Cho vay, tài trợ thương
mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 01 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi
nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng
khách hàng.
4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch.
- Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh.
- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.
- Đưa ra các quyết định chấp thuận từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ
sở các hồ sơ và việc thẩm định.
- Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện
thu nợ, thu lãi, thu phí.

- Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản
nợ cho vay này.
- Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề. Tiến hành sử lý tài sản đảm bảo
của các khoản nợ có vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng.
5. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định.
6. Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo.
7. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn xin
bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.

8. Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm hàng theo
sản phẩm dịch vụ.
9. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn
đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét giải
quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định.
12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
1.2.2.Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
*Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoài tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan
đến cho vay, quản lý các sản phẩn cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của Ngân hàng Công thương.
* Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng.
3. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm: Cho vay, tài trợ thương

mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 01 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi
nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng
khách hàng.
4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch:
- Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh.
- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.
- Đưa ra các quyết định chấp thuận từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ
sở các hồ sơ và việc thẩm định.
- Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện
thu nợ, thu lãi, thu phí.

- Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản
nợ cho vay này.
- Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề. Tiến hành sử lý tài sản đảm bảo
của các khoản nợ có vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng.
5. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định.
6. Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo.
7. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn xin
bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.
8. Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm hàng theo
sản phẩm dịch vụ.
9. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn
đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét giải
quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định.
12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng, ban các chi nhánh triển khai hiện đại

hoá phòng kế toán giao dịch.
* Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức
hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt
Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NHCT. Quản
lý hệ thống giao dịch trên máy quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ
tư vấn khách hàng và sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
* Nhiệm vụ:
1. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi
nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương
Việt Nam. Thiệt lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao
dịch.

2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
a) Mở đóng các tài khoản (ngoại tệ VNĐ).
b) Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản.
c) Bán séc (Bảo chi, chuyển khoản) cho khách hàng theo thẩm quyền.
d) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền (VNĐ
và ngoại tệ) trong và ngoài nước, chi trả kiều hối.
đ) Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo
chi, séc chuyển khoản…
e) Thực hiện các giao dịch giả ngân, thu nợ thu lãi, xoá nợ…
g) Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp)_
h) Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân
hang; Kiểm tra tính lãi (Lãi cho vay, lãi huy động)
i) cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ
két…)
3. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên
ngân hàng, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên và chi nhánh, làm
các báo cáo theo quy định.

4. Quản lý thông tin và khai thác thông tin:
a) Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng.
b) Quản lý mẫu, dấu, chức ký của khách hàng.
c) Quản lý và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc…
đ) Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày.
5. Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm
quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tông hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đỗi chiếu
lập và in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định.
6. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban
lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng
dẫn của NHCT Việt Nam .
7. Tổ chức học tập nâng cao trinh độ nghiệp vụ cho cán bộ.
8. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định của Ngân
hàng/.

9. Làm công tác khác do Giám đốc giao.
1.2.4. Phòng tài trợ thương mại.
* Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tổ chứcd thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi
nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
1. Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp:
- Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, thanh toán L/c nhập khẩu; thôgng báo và
thanh toán L/c xuất khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không
kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc).
- Phối hợp với các Phòng Khách hàng tổng công ty, Phòng Khách hàng công
ty vừa và nhỏ để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ, biên lai tín
thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối.
- Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và

ngoài nước trong phạm vị được uỷ quyền.
- Các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức
theo quy định của NHCT Việt Nam .
- Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của NHCT Việt
Nam trong từng thời kỳ.
2. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ:
- Thực hiện việc mua bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế theo
quy định của NHCT.
- Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi
nhánh quản lý.
3. Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh.
4. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại.
5. Tổng hợp báo cáo, lưu trữ tài liệu theo quy định.
6. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định.
7. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.

8. Làm công tác khác do Giám đốc giao.
1.2.5. Phòng khách hàng cá nhân.
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến
cho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của
NHNN và hướng dẫn của NHCT; Quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm
giao dịch.
* Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các
cá nhân.
2. Tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ và ngoại tệ).
3. Tiếp thị, hỗ trợ khách hành.
4. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng cho 01 khách hàng trong phạm vi

được uỷ quyền. Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng.
5. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch:
- Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh.
- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.
- Đưa ra các quyết định chấp thuận hoặc từ chối đề nghị vay vốn hoặc bảo
lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định.
- Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện
thu nợ, thu lãi, thu phí.
- Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản
cho vay này.
- Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề; Tiến hành sử lý tài sản bảo đảm
của các khoản nợ có vấn đề.
6. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định.
7. Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản bảo đảm.
8. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin
bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.
9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tiết
kiệm, Điểm giao dịch.

10. Kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch.
11. Thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại Bảo hiểm khác theo
hướng dân của NHCT Việt Nam .
12. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn
đề mới nẩy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét,
giải quyết.
13. Làm báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Lưu trữ hồ sơ số liệu
theo quy định.
14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
15. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
1.2.6. Phòng tổng hợp tiếp thị

* Chức năng:
Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
1. Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư,
tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm. Hướng dẫn khách hàng tới giao dịch tại
chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2. Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, sử lý lỗi ATM. Giải
quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ
theo hướng dẫn của NHCT.
3. Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng…
4. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình
hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm báo cáo theo quy định
của NHCT.
5. Làm công tác thi đua của chi nhanh.
6. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ Phòng.
7. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.2.7.Phòng kế toán tài chính
* Chức năng:

Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc thực hiện
công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nôi bộ tại chi nhánh theo
đúng quy định của Nhà nươc và của NHCT.
* Nhiệm vụ:
1. Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
2. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao
động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với Phòng tổ chức
hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố đinh…
3. Lập kế hoạch tài chình, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

4. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội
bộ, đảm bảo hoạt động của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định.
5. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và
thực hiện Quỹ tiền lương quý, năm, chi các Quỹ theo quy định của nhà nứoc và
NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh.
6. Tính và trích nộp thuế, Bảo hiểm xã hội theo quy định. Làm đầu mối trong
quan hệ với cơ quan thuế, tài chính, phối hợp với Phòng tổ Chức Hành chính, xây
dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
8. Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu làm báo cáo theo quy định của Nhà
nước và NHCT.
9. Tổ chức học tập và nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
10. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.2.8. Phòng kiểm tra nội bộ
* Chức năng:
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám
sat, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh đảm bảo việc
thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.
* Nhiệm vụ:
1. Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc
chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế
độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định Nhà nước , NHNN và NHCT Việt Nam. Báo
cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp sử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được

phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán. Theo dõi, giám sát hoặc tham gia giải quyết,
đôn đốc kiến nghị sau thanh tra, các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh.
2. Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định.
3. Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất
theo yêu cầu của Giám đốc.
4. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân,
tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động

của NHCT và cán bộ NHCT theo luật khiếu nại tố cáo, các quy định của chính phủ,
của Thống đốc NHNN và Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam.
5. Tham mưu cho Giám đốc về công tác phòng, chống tham nhũng.
6. Tham gia Hội đồng Tín dụng tại chi nhánh với tư cách giám sát.
7. Phối hợp với Phòng kế toán giao dịch, Tổ chức Hành chính tham gia vào
việc mua sẵm, sửa chữa TSCĐ, CCLĐ và một số công việc khác với tư cách giám
sát.
8. Thực hiện công tác pháp chế theo quy chế của Hội đồng Quản trị và hướng
dẫn của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam.
9. Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc
tại chi nhánh.
10. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCT Việt Nam.
11. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ công tác của phòng.
12. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Không trực tiếp tham
gia vào các hoạt động cụ thể.
1.2.9 Phòng tiền tệ kho quỹ.
* Chức năng:
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy đinh của NHNN và NHCT. ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết
kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh
nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Nhiệm vụ:

1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy
tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp….) theo đúng quy định của NHNN và NHCT.
2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác đúng quy định.
3. Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn.
4. Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch (trong quầy). Tổ chức hành chính

thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, Các
NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, phòng giao dịch, Máy rút
tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu
cầu chi tại chi nhánh.
5. Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp
kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Tổ chức hoạt động nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ công tác Phòng.
7. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT.
8. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao.
1.2.10. Phòng thông tin điện toán.
*Chức năng:
Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo
thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quản lý về mặt công nghệ kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống
mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao.
2. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống
mạng, máy tính của chi nhánh.
3. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên
bản mới từ phía Ngân hàng Công thương tại chi nhánh.
4. Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định hiện hành của NHCT Việt
Nam, NHNN.
5. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin về
phân hệ điện toán để phối hợp xử lý kỹ thuật phát sinh trong chi nhánh.

6. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với
NHCTVN. Xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu
trữ, bảo mật dữ liệu toàn chi nhánh.
7. Phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công

nghệ thông tin tai chi nhanh.
8. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ công tác của Phòng.
9. Làm một số công việc khác do Giám đốc giao.
1.2.11. Phòng tổ chức hành chính.
* Chức năng:
Phòng tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán
bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy
định của NHNNVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT có liên đến chính sách cán
bộ về tiến lương. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiển y tế…
2. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán
bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
3. Thực hiện bồi dưỡng quy hoạch cán bộ tại chi nhánh.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho
cán bộ, nhân viên chi nhánh.
5. Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và
phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Thực hiện theo dõi bảo dưỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền.
6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,
Quầy tiết kiệm, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT Việt Nam.
7. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị
của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an
toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.

8. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định
của Nhà nước và của NHCTVN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được

ban Giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban Giám đốc và các phòng khi
cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.
9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết và
Ban Giám đốc tiếp khách.
11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp với các phòng Kêa
toán giao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt. Phòng
cháy nổ. Chống lũ lụt theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng.
13. Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.
14. Thực hiện một số công việc khác của Giám đốc giao.
II. Những kết quả về hoạt động kinh doanh năm 2003
2.1. Về công tác huy động vốn
Đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.192 tỷ VNĐ(bao gồm cả
ngoại tệ quy VNĐ), so với cùng kỳ năm trước tăng 217 tỷ (tương đương 7,3%).
Trong đó:
+ Tiền gửi VNĐ đến 31/10/2003: 2.718 tỷ VNĐ, tăng so với cùng kỳ năm
trước là 365 tỷ VNĐ (tốc độ tăng 15,5%).
2.1.1. Về cơ cấu huy động:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 1.408 tỷ VNĐ, tăng 2 tỷ VND so với
cùng kỳ năm trước.
Mức vốn huy động trong các tổ chức kinh tế đã phản ánh đúng tình hình tài
chính của các Doanh nghiệp hiện nay về vốn sau kết thúc năm kinh doanh, ngoài
việc trả nợ Ngân hàng đúng hạn, Doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước, chi trả lương cho người lao động. Mặt khác, tại chi nhánh có
một số Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có số dư tiền gửi trong năm rất lớn đến
hàng trăm tỷ VNĐ, nhưng trước khi kết thúc năm phải chuyển vốn về đơn vị chính
tại các Ngân hàng khác nên tiền gửi vốn lưu động của các tổ chức kinh tế giảm
nhiều về cuối năm.


- Tiền gửi tiết kiệm đến 31/12/2003 đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 180 tỷ VNĐ (tăng
13,7%) so với năm 2002. Mức tăng này chủ yếu là tăng vốn huy động VNĐ: Đến
31/12/2003 huy động vốn VNĐ đạt 1062 tỷ VNĐ, tăng hơn so với năm trước: 249
tỷ VNĐ ( tăng 30,6%). Ngược lại, vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 433 tỷ VNĐ, so
với năm trước giảm 69 tỷ VNĐ (giảm 13,7%).

2.1.2. Những biện pháp về thực hiện huy động vốn:
- Từng cán bộ tại các quỹ tiết kiệm luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối
với khách hàng, mặt khác chi nhánh thường xuyên cải tạo sửa chữa, nâng cấp và bổ
xung thêm trang thiết bị máy móc cho các Quỹ tiết kiệm đảm bảo phục vụ khách
hàng kịp thời.
- Khai trương thêm quỹ tiết kiệm số 22 tại 142 Phố Thuỵ Khuê, nâng tổng số
quỹ tiết kiệm hiện có của chi nhánh lên 11 quỹ.
- Chuẩn bị chu đáo trong triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ
phiếu theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam nên các đợt huy động
đều vượt mức so với chỉ tiêu được giao: Trong năm 2003 tiết kiệm dự thưởng đã
huy động được 337,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 62 tỷ (tăng 22,5%), đợt phát hành kỳ
phiếu 6 tháng trả lãi sau huy động được 282 tỷ VNĐ vượt kế hoạch 132 tỷ (tăng
88%). Đợt huy động trái phiếu vô danh từ tháng 6/2003 đến tháng 8/2003
NHCTVN giao huy động 90 tỷ VNĐ chi nhánh đã huy động được 190,65 tỷ vượt
trên 100 tỷ (gấp 2,1 lần).
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất như : thiết bị thông tin, đường truyền, máy in, đào
tạo…. và các bước chuẩn bị khác nên khi thực hiện công tác hiện đại hoá theo
chương trình INCAS của NHCT VN từ ngày 01/11/2003 đến nay đã dần được ổn
định và chuẩn xác hơn ở tất cả các quỹ tiết kiệm.
2.2. Về công tác tín dụng:
Thực hiện chỉ đạo của NHCTVN theo phương châm “Phát triển – an toàn –
hiệu quả” Chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn
cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những Doanh
nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng

thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về
tín dụng hiện hành, năm 2003 hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã thực hiện và đạt
một số chỉ tiêu như sau:
2.2.1. Các khoản đầu tư và cho vay:
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2003 đạt 1.717 tỷ VNĐ, so với năm
trước tăng 85 tỷ 9+5,2%). Trong đó:

Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2003 đạt 1.703 tỷ đồng (bao gồm cả cho
vay đồng tài trợ dài hạn0, tăng so với năm trước 81 tỷ đồng (+5%) . So với kế hoạch
giao 1842 tỷ VNĐ đạt 92,5%. Bao gồm:
- Dư nợ ngắn hạn: Đến 31/12/2003 đạt 1.112 tỷ VNĐ, so với năm trước giảm
122 tỷ VNĐ (-11%).
- Dư nợ cho vay trung dài hạn: Đến 31/12/2003 đạt 591 tỷ VNĐ(không kể dư
nợ nhận vốn góp đồng tài trợ 18 tỷ)so với năm trước tăng 203 tỷ VNĐ (+52,3%).
Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu cho vay trung dài do NHCT VN giao.
2.2.2. Những biện pháp tăng trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng
Ngay từ những tháng đầu năm 2003, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất
lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn
vốn cho vay và hiệu quả tốt tín dụng.
- Đối với cho vay ngắn hạn: Do tỷ trọng vốn vay của các Doanh nghiệp Nhà
nước tại Chi nhánh chiếm trên 905 dư nợ, nên ngay từ những tháng đầu năm 2003
đã tiến hành thực hiện phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của các
Doanh nghiệp. Từ đó đánh giá khả năng kinh doanh và có kế hoạch dư nợ đối với
từng Doanh nghiệp, vì vậy trong năm 2003 nợ quá hạn không phát sinh tăng và chất
lượng tín dụng ngày càng được ổn định hơn.
+ Đối với những Doanh nghiệp vốn chủ sở hữu thấp, nhiều lần gia hạn nợ, vốn
bị chiếm dụng. Chi nhánh đã kiên quyết giảm dần dư nợ hoặc chỉ thu nợ và không
cho vay như: Công ty kinh doanh vật tư xây dựng, Công ty xây dựng y tế, Công ty
đầu tư và phát triển nhà xây dựng Tây Hồ
+Đối với những Doanh nghiệp không có ưu thế cạnh tranh, vay nợ tại nhiều

Tổ chức tín dụng hoặc phải kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, Chi
nhánh đã chuyển phương thức cho vay theo hạn mức sang phương thức cho vay
từng lần hoặc chỉ giới hạn một mức dư nợ nhât định để duy trì quan hệ vay vốn….
+ Đối với những Doanh nghiệp xây dựng công trình trong ngành giao thông và
xây dựng, Chi nhánh đã thực hiện việc theo dõi cho vay đối với từng công trình.
Riêng những Doanh nghiệp phải gia hạn nợ do vay vốn Nhà nước chậm thanh toán
thì ngoài phần đôn đốc trả nợ, Chi nhánh đã hạn chế cho vay như: Công ty xây
dựng công trình giao thông 136, Công ty xây dựng Y tế…

+ Đối với những Doanh nghiệp không có hợp đồng xuất khẩu lớn, Chi nhánh
không tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng theo hạn mức như trước, chỉ tiến hành thu
nợ gốc như: thu hết nợ 52 tỷ VNĐ của Tổng công ty chè Việt Nam vào tháng
6/2003, Công ty Thương mại tư vấn và đầu tư 1,2 tỷ VNĐ và không cho vay tiếp,
Công ty Thanh Hà chỉ cho vay xuất khẩu khi đã có hợp đồng xuất khẩu và thanh
toán L/C tại Chi nhánh…
- Đối với cho vay trung dài hạn: dư nợ trong năm 2003 tăng chủ yếu do tiếp
tục giải ngân của các dự án lớn được NHCTVN uỷ quyền cho vay:
+ Dự án cho vay vốn Nhà máy đạm Phú Mỹ: 17,25 triệu USD đến 30/11/2003
đã giải ngân được 11,6 triệu USD tương đương 178 tỷ VNĐ, tăng hơn so với cuối
năm trước 121 tỷ VNĐ. Công trình này bước sang quý II/2004 sẽ đi vào hoạt động.
+ Dự án cho vay theo hình thức BT của Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông I thi công đường vành đai 3 Hà Nội, Pháp Vân – Mai Dịch với số đầu tư
160 tỷ VNĐ. Trong quá trình thi công bị chậm tiến độ do không giải phóng được
mặt bằng, nhưng đến 31/12/2003 giá trị sản lượng thực hiện được 130 tỷ đạt 63%
khối lượng, từ đầu năm đến nay đã giải ngân được 43,2 tỷ VNĐ, dư nợ 69,7 tỷ
VNĐ.
+ Ngoài ra, Chi nhánh tiếp tục giải ngân và cho vay một số các công trình nhỏ
khác như: Xí nghiệp dược TRAPHACO, Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera,
Nhà máy thiết bị bưu điện…
2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát:

Thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát theo chương trình của NHCTVN
và kế hoạch kiểm tra nội bộ của Giám đốc Chi nhánh trên các mặt nghiệp vụ, đặc
biệt là công tác kiểm tra kiểm soát nguồn vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh: đã thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ,
kiểm tra kiểm soát sau cho vay, trong năm không có trường hợp rủi ro nào xảy ra.
Quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản được thực hiện nghiêm túc trong cho vay
khu vực ngoài quốc doanh và cho vay trung dài hạn ở các Doanh nghiệp Nhà nước .
Do vậy, tỷ lệ cho vay không có bản đảm bằng tài sản (kể cả bảo lãnh của Bộ tài
chính) đã thực hiện được tỷ lệ 71%, so với chỉ tiêu NHCTVN giao vượt 5%.
Trong công tác thanh toán, kho quỹ đảm bảo an toàn tài sản tuyệt đối.

Tuy nhiên, trong kiểm tra vẫn còn có những sai sót trên các mặt nghiệp vụ tín
dụng, kế toán, kho quỹ,…nhưng những sai sót sau thanh tra của Ngân hàng Nhà
nước.
2.4. Các công tác khác:
- Thực hiện chương trình hiện đại hoá của NHCTVN, từ tháng 11 năm 2003
Chi nhánh chuyển sang mô hình hoạt động mới. Bước đầu chuyển đổi còn gặp
không ít khó khăn vướng mắc, song với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên
cộng với sự giúp đỡ của NHCTVN, những tồn tại đã dần bước đầu khắc phục và đi
vào nề nếp. Trong đó:
+ Công tác kế toán đã tổ chức chuyên môn hoá quản lý thành 12 Teller giao
dịch một cửa, đến nay đã được ổn định, đảm bảo giao dịch cho khách hàng thuận
tiện, kết thúc năm 2003 công tác quyết toán năm đã hoàn thành theo đúng tiến độ
của NHCTVN. Tuy nhiên vẫn cần phải khắc phục về chế độ chứng từ, về sự phối
hợp giữa các phòng nghiệp vụ…để được hoàn thiện hơn.
+ Công tác tiền tệ, kho quỹ: Với khối lượng thu – chi tiền mặt lớn nhưng công
tác tiền tệ, kho quỹ vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thu – chi tiền VNĐ đạt 10.000
tỷ đồng bằng 150% so với năm 2002, thu – chi Ngoại tệ đạt 156 triệu USD tăng 58
triệu USD, điều chuyển cho NHNN và NHCTVN 1.458 tỷ NVĐ và 38 triệu USD.
+ Trong việc di chuyển nơi làm việc để xây dựng trụ sở mới, Chi nhánh đã

chuẩn bị hết sức chu đáo, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến hoạt
động giao dịch với khách hàng.
- Hoạt động đoàn thể: Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Chi nhánh, năm qua Công
đoàn, Đoàn Thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Chính quyền triển khai kịp thời
các đợt thi đua do Đoàn thể các cấp phát động nhân dịp các ngày Lễ lớn, kỷ niệm
15 năm ngày thành lập NHCT VN. Kết quả, Chi nhánh đã đoạt giải xuất sắc trong
Hội diễn Văn nghệ quần chúng Thành phố Hà Nội; tại Hội diễn văn nghệ chào
mừng 15 năm ngày thành lập NHCT VN Chi nhánh đã giành được 2 Huy chương
vàng, 1 Huy chương bạc; trong Hội thi thể thao khun vực I của Hệ thống NHCTVN
Chi nhánh được 11 giải trong đó có 3 giải nhất.
- Phong trào an ninh, tự vệ: Chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh an toàn tài sản, phòng chống các tệ

nạn xã hội. Lực lượng tự vệ và bảo vệ chuyên trách thường xuyên được học tập
nghiệp vụ, tích cực tham gia các khoá học về phòng cháy chữa cháy, hội thảo dân
quân tự vệ…Do vậy, năm 2003 Chi nhánh đã được UBND Quận Ba Đình tặng “Cờ
đơn vị quyết thắng”.
2.5. Kết quả kinh doanh
Trong dk kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng địa bàn hẹp có nhiều tổ
chức tín dụng hoạt động cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay
vốn. Chi nhánh đã có chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ
vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư
vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy, kết quả kinh doanh năm 2003 đạt hiệuh quả khả
quan:
- Doanh thu năm 2003 đạt; 236.897 triệu USD. So với năm 2002 tăng 73.977
triệu USD (+ 45,4%).
- Tổng chi phí: 176.066 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 42.583 triệu VNĐ
(+ 32%)
- Lợi nhuận hạch toán: 60.813 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 102,2%. So
với kế hoạch NHCTVN giao vượt 76,8%

III. Phương hướng nhiệm vụ năm 2004
Trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ và các kết quả kinh doanh đã đạt được
trong năm 2003, sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHCT VN về kế hoạch kinh doanh
tại hội nghị triển khai công tác năm 2004 trong toàn bộ hệ thống của NHCTVN,
Chi nhánh NHCT KV Ba Đình xây dựng một số chỉ tiêu kế hoạch và các biện
pháp thực hiện chủ yếu trong năm 2004 như sau;
3.1. Mục tiêu kế hoạch
- Tổng nguồn vốn huy động: 3.650 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2003.
- Tổng dư nợ cho vay: 2.040 tỷ đồng, tăng 205.
Trong đó: + Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ: 40%.
+ Tỷ trọng dư nợ quá hạn và nợ tồn đọng dưới: 0,5%.
+ Xử lý nợ tồn đọng: 0,2 tỷ đồng.
- Lợi nhuận hạch toán đạt 50 tỷ đồng.
3.2. Các biện pháp thực hiện

3.2.1 Về công tác huy động vốn
- Trong 6 tháng đầu năm 2004 triển khai thêm 02 quỹ tiết kiệm tại Quận Tây
Hồ và Phố Đào Trọng Tấn(Quận Ba Đình) nhằm mở rộng thu hút tiền gửi chủ yếu
từ dân cư, đặc biệt là trên địa bàn Quận Tây Hồ – nơi chi nhánh chưa có quỹ tiết
kiệm nào và cũng trên địa bàn này Chi nhánh sẽ trình NHCTVN cho phép mở
Phòng Giao dịch nếu hội đủ các yếu tố. Như vậy, số lượng quỹ tiết kiệm trong năm
2004 của Chi nhánh sẽ có 13 quỹ (tăng 02 quỹ so với năm 2003).
- Tiếp tục giữ vững một số Doanh nghiệp có tiền gửi lớn tại Chi nhánh, mặt
khác tiếp tục tiếp cận một số khách hàng mới có nguồn vốn nhận từ tài trợ quốc tế
và mở tài khoản và gửi tiền tại Chi nhánh.
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, có những chính sách
thích hợp đối với từng khách hàng để áp dụng lãi suất huy động vốn linh hoạt theo
định chế của NHCTVN.
- Thường xuyên nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng, xử lý nghiệp vụ
nhanh để giữ vững và thu hút thêm khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh

3.2.2. Về công tác cho vay:
- Quán triệt cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường nhưng phải đảm
bảo có mức tăng trưởng và chất lượng tín dụng lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
- Thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tài chính và khả năng SXKD của
Doanh nghiệp, phân loại khách hàng để xác định mức cho vay, phương thức cho
vay, biện pháp đảm bảo nợ cho phù hợp đối với từng đối tượng cho vay và từng
khách hàng cụ thể, trong đó cần nắm chắc về tình hình công nợ và khả năng thanh
toán của các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
- Đối với những Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với Tổng tài sản
Nợ, chỉ cho vay ở mức độ phù hợp khi đã được sử chấp thuận của NHCTVN.
- Tiếp tục giảm dần dư nợ ở một số Doanh nghiệp thường xuyền phải gia hạn
nợ, thu hết nợ ở những Doanh nghiệp về mặt tổ chức và môi trường kinh doanh
chưa ổn định.
- Đối với cho vay trung dài hạn: thực hiện nghiêm túc các định chế về cho vay
hiện hành của NHCTVN trong đó phải tuân thủ nghiêm túc về vốn tự có, tài sản bảo
đảm, hiệu quả kinh tế theo từng dự án cụ thể, tuyệt đối không để vượt tỷ trọng dư

nợ cho vay trung hạn dài hạn theo định hướng của NHCTVN, trong đó bám sát về
tiến độ thi công công trình của các dự án: Nhà máy đạm Phú Mỹ; đường vành đai 3
và một số dự án khác để tiếp tục giải ngân và khi hết thời hạn giải ngân hàng phải
xác định ngay mức trả nợ cho từng kỳ phù hợp với Hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Tiếp tục tiếp cận các Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có
phương án SXKD hiệu quả để mở rộng đầu tư cho vay, tuyệt đối không cho vay
những Doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy chế hiện hành.
- Từng cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, quy chế về
quản lý cho vay theo chương trình hiện đại hoá trong hệ thống INCAS.
3.2.3. Về sử lý nợ tồn đọng
Tiếp tục thực hiện xử lý nợ tồn đọng còn lại theo chủ trương của Chính phủ,
của NHNN và hướng dẫn thực hiện của NHCTVN, đồng thời rá soát lại những
món nợ tồn đọng của cả 3 nhóm để tiếp tục thực hiện xử lý theo hướng dẫn của

Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngoài ra, trên tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ khác, phải thực hiện nghiêm
túc theo quy chế của Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch chỉ đạo của Ngân hàng
Công thương Việt Nam trong đó chú trọng nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm
đảm bảo an toàn tài sản. Phấn đấu năm 2004 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba
Đình tiếp tục giữ vững là một trong những đơn vị xuất sắc trong toàn Hệ thống.






×