Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.74 KB, 25 trang )

Báo cáo tổng hợp
Phần I Tổng quan chung về
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
I. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy
Cách đây 49 năm, ngày 26/4/1957 Thủ tướng Chính Phủ có nghị định số
177/TTG thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính một
số tổ chức tài chính mang dang dấp của một ngân hàng hoạt động chuyên trách
trong lĩnh vực đầu xây dựng cơ bản nhằm thực hiện vụ cấp phát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản.
- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau :
+ Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ 24/6/1957
+ Ngân hàng đầu tư xây dựng Việt Nam từ 24/6/1981
+Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ 14/11/1990
Ngày 27/5/1957 chi nhánh kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống ngân hàng kiến
thiết Việt Nam được thành lập nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân sách nhà
nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Ngày 31/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh ngân hàng kiến thiết Hà Nội ( tiền
thân của BDIV Cầu Giấy hiện nay ) được thành lập
Ngày 16 tháng 09 năm 2004 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu
Giấy được nâng cấp lên chi nhánh cấp I ,từ khi thành lập đến năm 1945 chi
nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Cầu Giấy trải qua 3 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1957-1960 phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
chống pháp và kế hoạch 5 năm năm lần I
Nguyễn Quang Minh
KTĐT 45B
1
+ Giai đoạn 1965-1975 phục vụ chiến tranh phá hoại của giặc mỹ leo thang đánh
phá miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước
+Giai đoạn 1975-1995 phục vụ công cuộc phục hồi phát triển kinh tế trong cả
nước,ngày 1/1/1995 bộ phận cấp phát triển ngân sách tách khỏi ngân hàng đầu tư


và phát triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc bộ tài
chính,như vậy từ khi thành lập cho tới 1/1/1995 ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam không hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉ là một ngân
hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách nhà nước và tiến hành cấp
phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ ngày 1/1/1995 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và ngân
hàng Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại,chi
nhánh ngân hàng BIDV Cầu Giấy có nhiện vụ huy động vốn ngân hàng chung và
dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ,các tổ chức tín
dụng,các doanh nghiệp dân cư,các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để
tiến hành các hoạt động cho vay ngắn,chung và dài hạn đối với mọi tổ chức
thành phần kinh tế và dân cư,từ đó đến nay ngân hàng đã không ngừng phát triển
và lớn mạnh.Điều đó thể hiện qua những số liệu trong những năm gần đây:
Năm Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn Thu dịch
2003 401620 969334 0,8
2004 790825 1479733 2,1
2005 909026 1643101 5,4
Ngày 16 tháng 09 năm 2004 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu
Giấy được nâng cấp lên chi nhánh cấp I thông qua quyết định số 0254 /QĐ –
HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
2
Báo cáo tổng hợp
Nam.Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy hình thành trên cơ sở
chi nhánh cấp II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Từ Liêm trực thuộc
chi nhánh Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Hà Nội sau 43 năm hoạt động. Và
ngay sau khi được nâng cấp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương đã đặt
sự quan tâm và giúp đỡ toàn diện tới những hoạt động tại đây. Chi nhánh được
giao những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, với định hướng phát triển trở thành một
Ngân hàng thương mại hiện đại năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn
cửa ngõ phía Tây Thủ đô.

Hiện nay trụ sở chính của Chi nhánh được đặt tại toà tháp B, tháp Hoà Bình, số
106 đường Hoàng Quốc Việt.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thực hiện chức năng
và nhiệm vụ sau:
 Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, thực hiện nghĩa vụ
sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể là thực hiện cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế
độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.
 Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác
đầu tư theo quy định, hoàn trả đầy đủ đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gủi tiền
theo thỏa thuận.
Nguyễn Quang Minh
KTĐT 45B
3
 Huy động vốn (VNĐ hay USD) từ mọi nguồn hợp pháp của các
khách hàng.
 Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của
từng phòng tại Chi nhánh và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
 Thực hiện các báo cáo thống kê cho trụ sở về chiến lược kinh
doanh, chính sách khách hàng, tín dụng lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Cầu Giấy theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt là các
hoạt động về tín dụng và bảo lãnh theo quy định của toàn hệ thống BIDV.
 Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thu chi kiểm đếm, vận
chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc, đã quý, in
ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ theo quy định.
 Công tác khách hàng phải được thực hiện chu đáo và kiểm soát

thường xuyên, nâng cao tính hiệu quả, thực hiện việc khai thác khách hàng
truyền thống và mở rộng, phát triển số lượng cũng như chất lượng các khách
hàng tiềm năng.
III. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng đầu tư phát triển cầu giấy
1. Thuận lợi
Ngân hàng đầu tư phát triển cầu giấy năm ở cửa ngọ phía tây thủ đô trong khu
kinh tế trọng điểm với sự phát triển cơ sở hạ tầng , các trường đại học các khu
công nghiệp và các cụm dân cư nên có nhiều điều kiện mở rộng các hoạt động
kinh doạnh dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng thuộc các thành phần kinh tế
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ đầu tư và phát triển đô thị
4
Báo cáo tổng hợp
Có sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, của công đoàn ngân hàng đầu tư phát triển
Việt Nam cho các hoạt động kinh doanh và các hoạt động đoàn thể
2. Khó khăn
Vì ngân hàng đầu tư phát triển cầu giấy là chi nhánh mới được nâng cấp từ chi
nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 nên còn một số vấn đề bất cập như sau :
- Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế thấp, còn lại toàn bộ vốn huy
động từ dân cư do vậy giá vốn đầu vào cao
- Hoạt động dịch vụ đơn điệu chủ yếu dựa vào vào các sản phẩm truyền
thống như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu bảo lãnh hợp đồng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới còn mỏng, cơ cầu nguồn vốn và sử
dụng vốn chưa cao
- Hoạt động của chi nhánh cạnh tranh không chi với ngân hàng trên cùng
địa bàn , các kênh hoạt động vốn khác mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng
lớn trong trung tâm thành phố … nhất là cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy
động vốn, sản phẩm dịch vụ mới…
III. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển

Cầu Giấy.
Sơ đồ : mô hình tổ chức chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Cầu Giấy
Nguyễn Quang Minh
KTĐT 45B
5
IV. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Ban
1.Phòng tín dụng
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng
quy trình tín dụng ( tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản phẩm,
phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay, bảo lãnh; quản lý
giải ngân, quản lý, kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, đủ lãi,
đến khi tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách hàng.
Thực hiện các bịên pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm
quyền lợi của ngân hàng trong hoạt động tín dụng của phòng, góp phần phát
triển bền vững, an toàn hiệu quả tín dụng của Chi nhánh.
2.Phòng thẩm định và Quản lý tín dụng
Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của Nhà
Nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan ( Quy trình thẩm định, cho vay và
quản lý tín dụng, bảo lãnh…) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh; đánh giá
tài sản đảm bảo nợ ( tính pháp lý, giá trị, tính khả mại ) ; có ý kiến độc lập về
quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng.
3.Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, là các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội ( từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch
vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi
tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề
xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
6
Báo cáo tổng hợp

4.Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các cá nhân như:
thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, thực hiện
giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ, thực hiện giao dịch mua
ngoại tệ giao ngay, duy trì và kiểm soát các giao dịch , thực hiện công tác tiếp thị
các sản phẩm đối với khách hàng.
5.Phòng tiền tệ kho quỹ
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ ( tiền
mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố chứng từ có giá, vàng , bạc, đá quý; các tài
sản do khách hàng gửi giữ hộ…)
6.Phòng kế hoạch nguồn vốn
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn ( kỳ hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; tham mưu, giúp
việc cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn; đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
7.Phòng tài chính kế toán
Tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và các chế
độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của Chi nhánh theo đúng
quy định của Nhà nước và Ngân hàng. Thực hiện công tác hậu kiểm, kiểm soát,
lưu trữ, bảo quản bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định Nhà
Nước.
Nguyễn Quang Minh
KTĐT 45B
7
8.Phòng tổ chức hành chính
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động theo
dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi, tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát
triển của Chi nhánh theo quy định.

9.Phòng kiểm tra nội bộ
Xây dựng trình giám đốc Chi nhánh duyệt chương trình, kế hoạch, giải pháp
kiểm tra nội bộ phù hợp với chương trình kế hoạch chung của hệ thống kiểm tra
nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
10. Tổ thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và
hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn
mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo
lãnh đối ứng theo đề nghị của Ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền quốc tế.
11.Tổ điện toán
Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi
nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm
được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của Ngân hàng Đầu tư
phát triển Việt Nam.
8
Báo cáo tổng hợp
Phần II. Tình hình hoạt động của
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
I. Kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của Chi nhánh ( 2004-
2006)
Có thể thấy kết quả hoạt động của Chi nhánh qua một số chỉ tiêu chính sau:
Tổng tài sản đến 31/12/2006 đạt 2.550 tỷ đồng tăng 54% ( 898 tỷ đồng ) so
với năm 2005 và bằng 293% so với thời điểm nâng cấp( T10/2004)
Nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 2.265 tỷ đồng tăng 54% ( 795 tỷ
đồng ) so với năm 2005, đạt 119% kế hoạch.
Dư nợ ( không bao gồm nợ khoanh, nợ chờ xử lý) đến 31/12/2006 đạt 1.009 tỷ
đồng. Tăng trưởng 28% ( 218 tỷ đồng ) so với năm 2005. Đạt 99,9% giới hạn.
Do Chi nhánh tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn, khó đòi nên đến thời điểm
cuối năm nợ quá hạn được giữ ở mức ( 1,9 tỷ đồng ) tỷ lệ 0,19% dư nợ.

Chênh lệch thu chi năm 2006 đạt 37,1 tỷ đồng bằng 111% so với kế hoạch
được giao và bằng 681% so với năm 2005.
Lợi nhuận sau thuế đạt 15,2 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch giao 20%.
1.Huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các ngân hàng thương mại vì
đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy chì và phát triển kinh doanh,
công tác huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi
ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu
Nguyễn Quang Minh
KTĐT 45B
9
cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát
triển của đất nước
Bên cạnh đó huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu
ra định hướng được hiệu quả các dự án đầu tư cũng như nắm bắt được mức
độ ảnh hưởng của lãi suất
Thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau không
ngừng mở rộng mạng lưới dich vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất
lượng dịch vụ ngân hàng với tiêu chí nhanh tróng chính xác thuận tiện cho
khách hàng, công tác huy động vốn của ngân hàng đã bước đầu đat được kết
quả khích lệ, nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá, đáp ứng được khối lượng
lớn nhu cầu vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, các công ty và dân cư trên địa bàn
Trên cơ sở mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm tới các địa
bàn đông dân cư, tạo sự thuận tiện cho khách hàng giao dịch.
Tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, chăm sóc tốt khách hàng cũ, mở rộng
khách hàng mới. Thực hiện quy trình nghiệp vụ đảm bảo nhanh gọn và an toàn.
Sử dụng tối đa các sản phẩm tiền gửi đa dạng về loại hình, về kỳ hạn …
Thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng, chủ động về tìm hiểu những khiếm
khuyết, hạn chế để kịp thời khắc phục, chỉnh sửa.

Tiếp cận, tìm giải pháp thu hút nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức tài chính như
Quỹ hỗ trợ, các công ty bảo hiểm…Tiếp cận các tổ chức xã hội, các ban quản lý
dự án, các tổng công ty có nguồn tiền gửi lớn để huy động vốn. Lập danh sách
khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng để có chính sách đãi ngộ hợp lý khi
họ sử dụng các dịch vụ khác.
10

×