Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH LỊCH sử TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỬ HỌC MÁCXIT TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.93 KB, 16 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: NHẬP MÔN NGÀNH LỊCH SỬ
TÊN ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỬ HỌC
MÁCXIT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN NAY

MỤC LỤC:


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” – Đây là câu nói
tâm huyết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử là những giá trị văn hố, niềm tự hào, tự
tơn dân tộc, là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc khi mà nhân dân ta hiểu biết sâu sắc về gốc
tích nước nhà. Lịch sử cịn thì dân tộc cịn, đất nước cịn. Mà bản chất của lịch sử là
giá trị của sự thật, chính vì thế con đường nghiên cứu lịch sử một cách có cơ sở và
khoa học mà những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đang theo đuổi là Sử học Mácxit.
Phương pháp luận sử học Mácxit đã tìm ra và khắc phục những quan điểm sai lầm của
những trường phái nghiên cứu sử học trước đó, khẳng định những vấn đề lí luận về
khoa học Lịch sử: quá khứ là cái chúng ta có thể nhận thức được và đó là hiện thực
khách quan…
Kể từ năm 1945, khi cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam dân chủ
cộng hồ được thành lập. Nền sử học Mácxit đã trở thành nền sử học chính thức của
nước ta. Năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nền sử học Mácxit được tiếp
tục xây dựng và phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của phương pháp
luận sử học Mácxit, tác giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu về sự phát triển của sử học mác
xít ở việt nam giai đoạn 1945 đến nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về sự phát triển của sử học mác xít ở việt nam


giai đoạn 1945 đến nay
Mục tiêu cụ thể:
+ Nêu được quá trình hình thành Sử học Mácxit tại Việt Nam
+ Quá trình phát triển của Sử học Mácxit tại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
+ Đóng góp của sử học Mácxit trong việc nghiên cứu lịch sử nước nhà
3. Lịch sử nghiên cứu
Tác giả Phạm Cao Dương trong bài viết “Sự thực lịch sử và các nhà sử học
-

Mácxit Việt Nam” đã từ bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn năm 1988 đến những tiết
lộ cuối năm 2005 của Giáo Sư Phan Huy Lê. Tác giả đứng trên lập trường khách
quan để phân tích những nhận định của các nhà sử học Mácxit Việt Nam, khi mà
đất nước đang trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhu cầu, mục tiêu, đường
lối, quan điểm đã có sẵn coi như ánh sáng soi đường, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa
Mác – Lênin, qua những văn kiện, những nghị quyết của Đảng, bằng những lời căn
dặn của các lãnh tụ như Trường Chinh…, với tư cách thay mặt cho Trung Ương
2


Đảng trong hội nghị tổng kết 10 năm công tác sử học (tháng 12 năm 1963), các nhà
sử học không thể làm gì khác hơn là ráng sức tuân theo, khơng cịn con đường nào
khác. Trong khi đó trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, ngừời ta không thể loại
ra ngồi ý muốn, sự thích thú, khả năng và kinh nghiệm chun mơn của người làm
cơng tác. Khơng có cảm tình, khơng cảm thấy thú vị, khơng thấy việc làm hấp dẫn,
người ta khó có thể chuyên tâm, dốc hết thì giờ, lịng dạ vào cơng tác được. Những
lỗi lầm do đó dễ dàng bị nhắm mắt bỏ qua, đặc biệt khi những lỗi lầm đó lại phục
vụ cho nhu cầu chính trị liên hệ tới nhiệm vụ mà ngành sử học bị Đảng địi hỏi phải
có, dẫn xuất từ Đảng tính và chiến đấu tính của nó.
Nhóm tác giả Hoàng Hồng và Trần Kim Đỉnh trong cuốn sách giáo trình Lịch
sử sử học đã nêu khái quát sự tiến triển chung cử tư tưởng sử học, phương pháp sử

học. Trình bày nhằm làm rõ nội dung, và minh chứng cho các trường phái, khuynh
hướng sử học đã xuất hiện và chi phối hoạt động của sử học trong tiến trình lịch sử
sử học thế giới. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của sử học Việt
Nam, giới thiệu, phân tích các tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của sử học Việt Nam.
Tác giả Hà Minh Hồng với bài viết “GS Hà Văn Tấn và ‘tứ trụ’ sử Việt” trên
báo điện tử Chính phủ. Nội dung bài viết nói về cơng lao “khởi nghiệp” nền sử học
Mácxit Việt Nam, xác lập quan điểm sử học chính thống về quốc sử Việt Nam và
xây dựng hệ thống phương pháp luận sử học việc Nam, hình thành hệ thống cơ cấu
chương trình ngành khoa học lịch sử trong khoa học nhân văn Việt Nam, xây dựng
– đào tạo đội ngũ các nhà sử học trên cả nước kế tục, phát triển sử học Việt Nam,
đặt nền móng hội nhập đầu tiên và tạo dựng mối quan hệ của sử học Việt Nam với
sử học quốc tế của các giáo sư Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm,
Phan Huy Lê.
Tác giả Trần Kim Đinh với tác phẩm “Sự hình thành khuynh hướng Sử học
Mácxit ở Việt Nam”. Tác phẩm nói về người đặt nền móng cho sử học Mácxit tại
Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc, tức chủ tịch Hồ Chí Minh. Vai trị của sử học Mácxit
trong cơng cuộc cách mạng đất nước, phương pháp luận sử học khoa học và đúng
đắn này đã góp phần đánh giá và trả lại những giá trị chân xác của lịch sử dân tộc
mà sử học phong kiến và tư sản đã bóp méo và cố ý xun tạc vì mục đích phục vụ
cho đế quốc hoặc do giới hạn về thời đại và về quan điểm.

3


Tác giả Lê Gia Xứng với cuốn sách “Sử gia và thời đại”. Cuốn sách tập hợp các
bài dịch và lược thuật của Viện Thông tin Khoa học xã hội về những diễn biến lịch
sử hiện nay và vai trò của nhà sử học. Nếu lên vai trò của sử học, những vấn đề tồn
tại kết hợp các vấn đề về văn hoá - xã hội, kinh tế xã hội và phương tiện phổ cập
lịch sử.

Một số các bài viết và nghiên cứu trên đã sơ lược về nền sử học nước ta và nêu
lên những đóng góp của các sử gia theo trường phái sử học Mácxit, tuy nhiên vẫn
chưa có nghiên cứu và bài viết nào thật sự đi sâu vào các giai đoạn phát triển của
sử học Mácxit tại Việt Nam. Chưa nêu được những cơng trình và đóng góp trong
từng giai đoạn và vai trị của sử học Mácxit trong việc thay đổi bộ mặt sử học
nước nhà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phương pháp luận sử học Mácxit ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 1945 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử kết hợp Logic
6. Nguồn tài liệu
- Tạp chí khoa học
- Trang điện tử Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội;
Báo Nhân Dân; Nghiên cứu Lịch sử, Báo điện tử chính phủ
- Kho tri thức số với các bài viết liên quan đề tài
- Sách, giáo trình liên quan đến đề tài
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài có ba phần
Chương 1: Sự hình thành sử học Mácxit ở Việt Nam
Chương 2: Sự phát triển sử học Mácxit ở Việt Nam
Chương 3: Đóng góp của Sử học Mácxit đối với nghiên cứu sử học lịch sử Việt
Nam

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH SỬ HỌC MÁCXIT Ở VIỆT NAM
1.1. Sử học Mácxit

Sử học mácxít là là nền sử học áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và nghiên
cứu xã hội làm cho khoa học lịch sử có cơ sở về phương pháp luận. Sử học Mácxit

chống lại “chủ nghĩa khách quan” và “chủ nghĩa chủ quan” tư sản, thừa nhận tính
khách quan của hiện thực lịch sử và khả năng nhận thức lịch sử con người; đồng
4


thời sử học Mácxit cịn chân chính phê phán những biểu hiện “giáo điều”, “rập
khn”, “máy móc” khi nghiên cứu lịch sử.
1.2. Người đặt nền móng cho sự hình thành Sử học Mácxit ở Việt Nam -

Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cuộc đấu
tranh giành lại độc lập dân tộc đã nghiên cứu và sử dụng lịch sử làm vũ khí đấu
tranh cách mạng, giáo dục quần chúng, đào tạo cán bộ cách mạng, xác định đường
lối, chính sách, chủ trương. Điều này đã đặt nền móng cho sử học Mácxit ở Việt
Nam. Thông qua các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, ta có thể thấy rõ điều này.
Trải qua quá trình đấu tranh trong phong trào cơng nhân quốc tế, “Bản án chế
độ Thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết từ năm 1921 đến 1924. với những
điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu tầm được ở thư
viện Quốc gia Pháp. Tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa Đế quốc Pháp
đối với dân tộc Việt Nam và các nước thuộc địa khác trên các mặt kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng đã nêu lên những vấn đề dân tộc, vấn
đề thuộc địa. Người đã nêu những mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc
địa, cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Tác phẩm “Đường kách mệnh” với tư tưởng xuyên suốt là giáo dục lí luận
cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin, tổng kết phong trào cách mạng trong nước và quốc tế để rút ra
bài học cho cách mạng Việt Nam – liên hệ quá khứ với hiện tại. Trong tác phẩm
này Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trị và tầm quan trọng của lí luận đối với sự
phát triển của phong trào cách mạng. Tác phẩm đã giải quyết được các vấn đề về
nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng vài vai trị của nó trong lịch

sử.
Bài thơ “Lịch sử nước ta” được sáng tác năm 1942, trình bày về lịch sử vẻ
vang của dân tộc từ thời Hồng Bàng dựng nước đến năm 1942 khi tác phẩm ra đời.
Nội dung tác phẩm là những bài học từ lịch sử, tinh thần đồn kết dân tộc.
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết và báo cáo chính trị của Nguyễn Ái Quốc –
chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là tài liệu lịch sử vô cùng giá trị. Chẳng hạn –
Trong “Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước
ngoài” họp tại Thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), vào tháng
3/1944, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu: “Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước bán
5


nước, cắt nhượng ba tỉnh Sài Gịn, Biên Hồ, Mỹ Tho cho giặc Pháp 1”; Trong
quyển “Thường thức chính trị” do Nhà xuất bản Sự Thật ấn hành lần đầu năm
1954, Người chỉ rõ: “Hơn 80 năm trước đây, đế quốc Pháp thấy nước ta người
đông, của nhiều, bèn dùng vũ lực sang cướp nước ta. Giai cấp phong kiến (vua,
quan) thì hủ bại hèn nhát, chỉ biết bán nước, không dám chống giặc 2”; Trong
“Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá I,
ngày 18/12/1959, Người viết: “Giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược
nước ta: Bọn vua quan phong kiến đã đầu hàng giặc ngoại xâm và bán nước ta
cho đế quốc Pháp. Trong gần một thế kỷ, đế quốc Pháp đã cấu kết với giai cấp
phong kiến để thống trị nước ta một cách vô cùng tàn bạo3”.
Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với lịch sử là rất sòng
phẳng, phân minh. Sử học là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm
và có tầm quan trọng sống cịn trên trận địa tư tưởng. Thế nên Người đã sử dụng
những tư liệu lịch sử và nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, mang tính điển hình
và có sức khái quát cao. Nhận thức lịch sử một cách khách quan để vận dụng vào
thực tiễn cách mạng.

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN SỬ HỌC MÁCXIT Ở VIỆT NAM

Giai đoạn 1945 – 1954

2.1.

Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Theo đó nền sử học Mácxit cũng trở thành nền sử học chính
thức của nước ta. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử theo quan điểm Mácxit
được đẩy mạnh.
Tập “Chặt xiềng” gồm các tài liệu, văn kiện của Đảng được xuất bản. Tác
phẩm là tài liệu lịch sử quan trọng ra đời một năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám
thành cơng, có ý nghĩa phản bác những luận điệu xun tạc của thực dân Pháp về
tính chất cuộc cách mạng thay đổi vận mệnh dân tộc. Nội dung của Chặt xiềng đi
1 Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thẻ cách mạng Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc, tháng 3/1944
2 Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản sự thật, năm 1954
3 “Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khố I, Hồ Chí Minh, ngày 18/12/1959

6


sâu vào những thông tin lịch sử dẫn tới thành công của sự kiện năm 1945, từ Cao
trào kháng Nhật, thành lập chính quyền địa phương cho tới tổng khởi nghĩa dẫn tới
sự ra đời của nước Việt Nam.
Sau ngày tồn quốc kháng chiến (năm 1848), cơng tác nghiên cứu, biên soạn
lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng được chú trọng. Bộ “Lịch sử Việt Nam” đã được ra
đời. Đây là bộ sử mang tính quốc gia đầu tiên. Vào thời kỳ ác liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ “Lịch sử Việt Nam” được xác định nhằm
mục tiêu nâng cao nhận thức lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng,
cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân. Ban biên soạn
làm việc dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm cố
vấn.

Một số tác phẩm tiêu biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh có tính chất lịch sử để
phục vụ cơng cuộc cách mạng giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa thực dân như
“Một giai đoạn lịch sử nước ta (1847 – 1947)” (bút danh Lê Quyết Thắng), “Giấc
ngủ mười năm” (bút danh Trần Lực). Hai tác phẩm khơng chỉ có ý nghĩa giải thích
quá khứ, so sánh quá khứ và hiện tại, dự đốn tương lai mà cịn đặt nền móng tư
tưởng cho những hoạt động thực tiễn dũng cảm để thực hiện tương lai.
Hàng loạt các tác phẩm của Lê Duẩn như “Một vài đặc điểm của cách mạng
Việt Nam”, “Chủ nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam”, Tiến quân vào khoa
học để đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa”, “Về cách mạng miền Nam”, “Cuộc đấu
tranh giữa hai con đường ở nông thôn”, “Nắm vững quy luật kinh tế và thực
tế trong nước để làm tốt công tác xây dựng và quản lý kinh tế xã hội chủ
nghĩa”,… Những tư tưởng lớn của Lê Duẩn về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu tranh thống nhất
nước nhà, về xây dựng Đảng và về quan hệ quốc tế của Đảng ta cho thấy tầm nhìn
lịch sử vơ cùng tồn diện và sâu sắc.
Ngồi ra cịn có nhiều tác phẩm khác trong giai đoạn này mà các sử gia đã áp
dụng những lí luận sử học tiến bộ của sử học Mácxit để phản ánh hiện thực lịch sử
một cách khách quan, khơng cịn mang tư tưởng sử học phong kiến như trước. Tiêu
biểu như cuốn “Vài nhận xét về thời kì nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long” của
7


Nguyễn Khánh Toàn, “Lý Thường Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn (1949), “Quang
Trung – Anh hùng dân tộc” của Hoa Bằng (1951), “La Sơn Phu Tử” (1952),…
Giai đoạn 1954 – 1975

2.2.

Sau hiệp định Gieneve năm 1954, Pháp rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc tiến
lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đã bị đế quốc Mỹ xâm lược ngay sau đó.

Sử học ở giai đoạn này cũng được phát triển và có những đóng góp có giá trị về
mặt tài liệu, phương pháp nghiên cứu lịch sử.
Sử học ở giai đoạn này thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp được xây dựng. Viện sử
học được thành lập năm 1960, Tạp chí nghiên cứu lịch sử Đảng ra đời. Ban Nghiên
cứu lịch sử Đảng được thành lập,…
Các sử gia và cơng trình tiêu biểu
Sử gia Văn Quang với tác phẩm “Hoàng Hoa Thám – Bài học xương máu
của 25 năm đấu tranh” (1957) đã bày ra những nét chính giúp cho người đọc hiều
về đoạn đời lịch sử của Hoàng Hoa Thám – anh Hùng dân tộc 25 năm chống ngoại
bang xâm lược. Về tính lịch sử thì tác phẩm đã học người đọc tiếp cận với những
thông tin từ nguồn tư liệu đã xác thực. Về tính giáo dục, người đọc hiểu được ý
nghĩa quan trọng của những bài học phải trả bằng xương máu của đồng bào ta
trong cuộc chiến đấu ròng rã 25 năm của Hoàng Hoa Thám.
Sử gia Đào Duy Anh với các cơng trình như “Cổ sử Việt Nam” (1956), “Vấn
đề hình thành dân tộc Việt Nam” (1957), “Vấn đề đồ đồng và trống đồng Lạc
Việt” (1957), “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX” (2 tập, 1958),
“Đất nước Việt Nam qua các đời” (1964), “Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo và
diễn biến” (1975),… Tư tưởng sử học của ông là "chọn con đường hoạt động văn
hóa mà góp phần phục hồi cái sinh khí của dân tộc đang bị lu mờ dưới chế độ
thống trị thực dân", ông cũng định hướng rõ ràng: "Tôi tự xác định cho mình là
phải cố gắng làm sao đem cái ánh sáng của chủ nghĩa Mác để khai thác vốn văn
hóa của dân tộc và chọn lấy những cái tốt đẹp mà góp phần vào cuộc cải tạo văn

8


hóa nước nhà"4. Về phương pháp luận sử học, ơng tìm hiểu cuốn "Sử học khái
luận" (Introduction aux Études Historiques) của Charles Seignobos thuộc trường
phái của chủ nghĩa thực chứng (positivisme) và tham khảo kinh nghiệm nghiên cứu

biểu thị qua các cơng trình khoa học có giá trị của các học giả Pháp, Trung Quốc,
Nhật Bản, nhất là những tác phẩm viết theo quan điểm mác xít của học giả Trung
Quốc như Quách Mạt Nhược, Lã Chấn Vũ... Ông đặc biệt coi trọng việc giám định
sử liệu và về phương diện này, ông cố gắng vận dụng những thành tựu của phép
huấn hỗ của các nhà kinh học đời Hán, phép khảo cứ đời Minh, Thanh kết hợp với
phương pháp văn bản học hiện đại của phương Tây. Trên cơ sở đó, ơng đã bắt đầu
sự nghiệp sử học của mình bằng cơng việc dịch và chú giải Phủ biên tạp lục của Lê
Quý Đôn và nghiên cứu cổ sử Việt Nam từ thời tiền sử, nguồn gốc dân tộc đến văn
hóa Đơng Sơn, kháng chiến chống Tần, nước Âu Lạc…
Sử gia Trần Văn Giàu với tác phẩm “Lịch sử chống quân xâm lăng” (3 tập,
1956 – 1957). Trần Văn Giàu vốn không phải là một nhà sử học mà đơn thuần chỉ
là một người học sử. Từ năm 1930, Giáo sư học sử để làm tuyên huấn của Đảng,
khi nhận thấy rằng vì bị thực dân đơ hộ, vì bị nhà trường xuyên tạc nên đồng bào ít
biết đến sử nước nhà mà biết đến sử Pháp nhiều hơn hoặc biết đến sử nước nhà một
cách sai lạc rất nguy hiểm cho tinh thần dân tộc. Vì thế giáo sư phải học sử cũng
như địa lý nước nhà, học tập lý luận thực tiễn cách mạng và kết hợp chủ nghĩa Mác
– Lê với thực tế lịch sử chính trị xã hội văn hoá Việt Nam. Bộ sách Chống Xâm
Lăng này là kết quả đầu tiên khi Trần Văn Giàu làm việc trong ngành Đại học.
Những năm 1960-1961, Hà Văn Tấn đã hiệu đính và chú thích cuốn Dư địa chí
của Nguyễn Trãi; Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng hồn thành và cơng bố 3 cuốn
sách “Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam”, “Lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam” (tập I), “Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam”;
Phan Huy Lê hoàn thành và công bố “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (Tập
II), “Tìm hiểu thêm về phong trào nơng dân Tây Sơn”, “Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam” (Tập III), hồn thành Chú thích về lịch sử và địa lý Quân trung từ
mệnh tập của Nguyễn Trãi; Đinh Xuân Lâm từ năm 1957 đến 1961 thống lĩnh toàn

4 “Chân dung sử học - Giáo sư Đào Duy Anh, nhà sử học và nhà văn hoá lớn”, tác giả Phan Huy Lê, ngày
26/5/2010


9


phần Lịch sử Việt Nam cận đại… Tất thảy là những cơng trình sử học đầu tiên của
Việt Nam viết theo quan điểm sử học Mácxit.
Sử gia Phạm Văn Sơn trong vai trị người viết sử, ơng cộng tác với Tập san Sử
Địa (do một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn sáng
lập) và viết rất nhiều bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành động của
nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng
trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ",...Cơng trình khảo cứu sâu rộng nhất với
tính chất khách quan, dân tộc, khoa học, phong phú, giản dị của sử gia yêu nước
Phạm Văn Sơn là Việt sử tân biên, gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng
quyển từ năm 1956 đến năm 1972..
Như vậy trong giai đoạn năm 1954 – 1975, các sử gia Việt Nam nghiên cứu và
có các cơng trình lịch sử khoa học có giá trị cho nền sử học Mácxit Việt Nam. Vì
một nền lịch sử hướng về cội nguồn dân tộc, tìm hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc.
Giai đoạn 1975 đến nay

2.3.

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất. Nền
sử học Mácxit nước ta bước sang một trang mới, phát triển hơn, hồn thiện hơn về
mặt lí luận và phương pháp.
Ánh sáng của “đổi mới tư duy” mà Đảng ta khởi động từ Đại hội Đảng lần thứ
VI (năm 1986) và cuộc hành trình khơng ngừng nghỉ trong gần 35 năm qua của dân
tộc đã làm nên nhiều kỳ tích. Đối với ngành sử học, nhiều vấn đề, sự kiện, quan
niệm đánh giá lịch sử, nhận định lịch sử được điều chỉnh, bổ sung nhằm giúp nhân
dân nhận thức đúng sự thật lịch sử. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam ý thức
được tư tưởng và nhiệm vụ của mình đó là đấu tranh chống lại những quan điểm,
tài liệu,…xuyên tạc lịch sử; Tìm hiểu cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập

dân tộc, hướng đến một tương lai tươi sáng cho đất nước. Sử học giai đoạn này như
được nở rộ dưới ánh sáng quang vinh của Đảng. Ngoài nghiên cứu lịch sử địa
phương và trong nước, các sử gia cịn có điều kiện để nghiên cứu lịch sử trong khu
vực và trên thế giới. Điều này đã thu hút sự chú ý của các sử gia thế giới, Việt Nam
ngày càng được quan tâm, có xu thế hoà nhập thế giới, quan hệ giữa sử học Việt
Nam và sử học thế giới ngày càng có chiều hướng tích cực. Tiếp đó, với sự phát
10


triển của công nghệ thông tin, công nghệ số, việc nghiên cứu lịch sử ngày càng trở
nên xác thực khi các số liệu về địa lý, dân cư, kinh tế, dân số,…được xử lý một
cách khoa học. Sử học còn được nghiên cứu nhằm mục đích giáo dục thế hệ tương
lai, vì thế đã có nhiều chuyển biến nghiên cứu sử học sâu sắc hơn, có hệ thống hơn.
Một số sử gia và cơng trình tiêu biểu:
Sử gia Phan Huy Lê với các tác phẩm: “Cấu trúc của làng cổ truyền Việt
Nam (1991), “The Country Life in the Red River Delta” (viết chung với
Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Lê, 1997), “Nghiên cứu về làng Việt Nam:
thành tựu và triển vọng” (2001)…Phan Huy Lê đặc biệt quan tâm là những vấn
đề về kinh tế – xã hội, hình thái kinh tế – xã hơi và các thể chế chính trị – xã hội
trong lịch sử Việt Nam trước Cận đại. Ngoài ra ơng cịn viết về đề tài chế độ ruộng
đất, kinh tế nông nghiệp, nông dân và làng xã cổ truyền, trong đó tiêu biểu là các
tác phẩm viết về phong trào nông dân Tây Sơn, các cuốn sách, chuyên đề về sự
phát triển hình thái kinh tế – xã hội, kết cấu kinh tế – xã hội, làng xã của người Việt
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ… Là một nhà sử học, Phan Huy Lê ln nhấn mạnh vai
trị của sử liệu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử. Với ông, sử liệu
là chất liệu quan trọng nhất của cơng trình Sử học, nên trong q trình nghiên cứu
bao giờ ơng cũng mở rộng khai thác triệt để các nguồn sử liệu vàtìm cách mọi cách
để có thể trở về với tư liệu nguyên gốc.
Sử gia Hà Văn Tấn với quan điểm: “Lịch sử là cái đã xảy ra không sửa được
nhưng chúng ta không biết được một cách đầy đủ, chúng ta đọc chủ yếu là dữ liệu

các nhà sử học tái tạo lại5”. Về vấn đề này, Hà Văn Tấn luôn xử lý tư liệu nghiêm
cẩn và việc đó tạo ra niềm tin với tất cả mọi người. Ơng có tư duy khoa học thực
chứng, sử học khơng cịn là khoa học xã hội nữa mà có thể chứng minh đúng - sai
rõ ràng. Đó là tính khúc chiết mạch lạc của nhà khoa học. Và với ông là phương
pháp luận sử học. Khi viết sách, ông phải đọc nhiều bộ sách tương tự của nước
ngồi, tuy nhiên các tác giả này chỉ trình bày một số vấn đề có tính chất phương
pháp luận chứ khơng phải trình bày phương pháp luận sử học một cách hệ thống.
Sử gia Hà Văn Tấn đã đưa ra cách trình bày của ơng xuất phát từ lý thuyết hoạt
động của Marx. Dựa vào lý thuyết đó, Hà Văn Tấn coi nghiên cứu khoa học như
5 “Giáo sư Hà Văn Tấn và những trăn trở còn lại”, tác giả GS Vũ Minh Giang, Báo Giáo dục, ngày 29/11/2019

11


một hoạt động, có đối tượng hoạt động là đối tượng của khoa học và chủ thể hoạt
động là nhà khoa học. Ơng đã dựng được mơ hình cấu trúc - hệ thống của phương
pháp luận, mà còn định nghĩa dễ dàng các khái niệm như phương pháp, phương
pháp luận. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hà Văn Tấn trong giai đoạn này như:
“Cơ sở Khảo cổ học” (1975), “Chùa Việt Nam” (1993), “Văn hố Đơng Sơn ở
Việt Nam” (1994), “Theo dấu văn hoá” (1997), “Một số vấn đề lý luận sử học”
(2007),…
Sử gia Đinh Xuân Lâm là chuyên gia đầu ngành về lịch sử cận đại Việt Nam.
Từ giáo trình Lịch sử cận đại Việt Nam cho đến các cơng trình nghiên cứu, ơng rất
tập trung vào chủ đề kháng chiến chống Pháp, phong trào Cần Vương cuối thế kỷ
XIX, phong trào Duy Tân, Đông Du đầu thế kỷ XX và phong trào yêu nước chống
thực dân. Ông có nhiều tìm tịi, phát hiện mới có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu
chuyên sâu của mình và theo đuổi phương pháp nghiên cứu rất coi trọng tư liệu,
tôn trọng sự thật lịch sử. Ông rèn luyện tư duy phải luôn luôn cập nhật kiến thức
khoa học và sẵn sàng thay đổi quan điểm trước những kết quả nghiên cứu mới, trên
tinh thần tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử. Ơng đã cơng bố trên 570 cơng

trình khác nhau dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo, chuyên luận, bài báo
khoa học, giới thiệu tư liệu và phê bình sách… Các cơng trình nghiên cứu của Đinh
Xn Lâm chủ yếu tập trung vào các vấn đề của Lịch sử Việt Nam cận-hiện đại
như: phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về Hồ
Chí Minh và cách mạng Việt Nam, về xu hướng cải cách trong lịch sử Việt
Nam...
Sử gia Phan Quốc Vượng là người đã góp phần xây dựng Bộ mơn Khảo cổ học,
có cơng gây dựng Trung tâm Nghiên cứu Liên Văn hố - Lịch sử, Bộ mơn Văn hố
Du lịch, Bộ mơn Lịch sử Văn hố Việt Nam và mơn Địa lý Nhân văn... Ông là một
trong những người khơi mở và đi đầu trong hướng tiếp cận liên ngành và đa ngành
trong nghiên cứu các ngành sử học, văn hố học... Một số tác phẩm tiêu biểu:
“Theo dịng lịch sử” (1995), “Việt Nam, cái nhìn địa văn hố” (1998),
“Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois” (1998), “Trên mảnh đất
nghìn năm văn vật” (2001), “Khoa Sử và tôi” (2001), “Con người – Mơi
trường – Văn hố” (2005).
12


Ngoài những sử gia tiêu biểu đã nêu, sử học Việt Nam qua các giai đoạn này
cịn có đóng góp rất đơng đảo các sử gia u nước khác góp phần tạo nên bước
nhảy vọt nhất định và những thành tựu nghiên cứu vơ cùng có giá trị cho nền lịch
sử nước nhà, khơng những thế cịn liên hệ với sử học thế giới. Góp phần làm cho
lịch sử chân chính trở thành một khoa học. Sử học Mácxit trở thành kim chỉ nam
cho nghiên cứu và dạy học lịch sử. Làm cho nhận thức của chúng ta đối với lịch sử
ngày càng phát triển một cách khoa học.
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA SỬ HỌC MÁCXIT ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Tố cáo và vạch trần bản chất của nhà nước phong kiến

3.1.


Trước khi Sử học Mácxit được xác lập và phát triển ở Việt Nam, các sử gia vẫn
cịn sử dụng phương pháp chép sử phong kiến, có nhiều thiếu sót như “Đánh giá sai
bản chất của người Việt Nam”, ca tụng sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, ca
tụng chính quyền phong kiến Việt Nam, viết sử chủ yếu để phục vụ tầng lớp thống
trị phong kiến, bảo vệ quyền lợi của phong kiến nên nhiều sự thật lịch sử cịn bị
xun tạc, bưng bít, “tốt khoe xấu che”,…
Sau khi nền sử học Mácxit được xác lập từ năm 1945. Tư tưởng sử học phong
kiến dần dần được xố bỏ, các nhà sử học có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử,
coi trọng những gì đã diễn ra trên thực tế. Sử học được nghiên cứu và sửa đổi với
mục tiêu tiệm cận đến sự thật.
3.2.

Góp phần vào q trình nghiên cứu lịch sử dân tộc một cách khách
quan, có quy luật
Các nhà sử học Mácxit cho rằng, hiện thực lịch sử tồn tại khách quan, sự

nhận thức của con người mang tính chủ quan; song khơng phải vì thế mà phủ nhận
tính khách quan của nhận thức lịch sử. Vì thế khi ghiên cứu lịch sử dân tộc Việt
Nam phải dựa trên cơ sở những sự kiện cụ thể về bối cảnh lịch sử - xã hội, điều
kiện hình thành,…để có cái nhìn tồn diện, phù hợp với những quy luật xã hội.
3.3.

Phát triển khoa học Lịch sử nước nhà

13


Truyền thống coi trọng lịch sử dân tộc đã được phát huy từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945, tức là lúc sử học Mácxit được xác lập tại Việt Nam. Sự ra đời của

Ban nghiên cứu Văn Sử Địa năm 1953 đã mở đầu cho một giai đoạn mới của khoa
học lịch sử Việt Nam. Công tác sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu ở các viện nghiên cứu, các trường đại
học, các viện bảo tàng ở trung ương và địa phương. Sự hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới về khoa học xã hội nói chung, khoa học lịch sử nói riêng
từng bước được phát triển.
3.4.

Tạo mối quan hệ giữa sử học Việt Nam và sử học quốc tế
Sử học Mácxit được coi là một hướng đi chung của sử gia Việt Nam và các

sử gia quốc tế khác, đó cũng là cầu nối cho nước ta trong xu thế hoà nhập quốc tế
hiện nay, khi mà Việt Nam vươn sức ra trường quốc tế để phát triển đất nước thì
ngành sử học cũng khơng ngoại lệ, đây là vũ khí về mặt tư tưởng lí luận để ta củng
cố tinh thần tự hào dân tộc, khẳng định vị thế đất nước trong dịng chảy khơng
ngừng của lịch sử.

KẾT LUẬN
Thơng qua các giai đoạn phát triển của sử học Mácxit đã tìm hiểu ở trên, ta
nhận thấy sử học Mácxit là một nền sử học khoa học và tiến bộ đã làm cơ sở cho
những cơng trình nghiên cứu đúng đắn về lịch sử khách quan của dân tộc, cung cấp
những phương pháp luận khoa học để nhận thức xã hội loài người, thay thế nền sử
học phong kiến lỗi thời. Bên cạnh đó, để định hướng con đường nghiên cứu lịch sử
tiến bộ cho quốc gia, dân tộc Việt Nam trong tương lai, khi tái hiện lịch sử phải
trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó thì việc nghiên cứu lịch sử
mới giúp hiểu về quá khứ và rút ra bài học giá trị cho hiện tại. Khi đó lịch sử sẽ
thực sự trở thành một bộ môn khoa học phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


14


[1]. Nguyễn Thế Anh, “Nhập môn phương pháp sử học”, Đại học văn khoa Sài Gòn,
năm 1974
[2]. Lâm Thị Mỹ Dung, “GS.NGƯT Trần Quốc Vượng: Thầy tôi, cây đại thụ của nền
sử học Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội,
/>[3]. Phạm Cao Dương, “Sự thực lịch sử và các nhà sử học mác-xít việt nam”, Nghiên
cứu lịch sử, 18/2/2013, />[4]. Trần Kim Đính, “Sự hình thành khuynh hướng sử học Mácxit ở Việt Nam”, Tạp
chí khoa học Đại học tổng hợp Hà Nội, số 3, năm 1988
[5]. Vũ Minh Giang, “Giáo sư Hà Văn Tấn và những trăn trở còn lại”, Báo Giáo dục,
ngày 29/11/2019, />[6]. Lê Mậu Hãn Chủ biên, Nguyễn Huy Cát, Phạm Hồng Chương, “Biên niên Lịch sử
Chính phủ Việt Nam 1945 – 2005”, Nhà xuất bản Văn hố thơng tin, năm 2006
[7]. Hà Minh Hồng, “Giáo sư Hà Văn Tấn và tứ trụ sử Việt”, Báo điện tử chính phủ, số
ra ngày 01/12/2019, />[8]. Hồng Hồng và Trần Kim Đỉnh, “Lịch sử sử học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2019
[9]. Phan Huy Lê, “Chân dung sử học - Giáo sư Đào Duy Anh, nhà sử học và nhà văn
hoá lớn”, ngày 26/5/2010, />[10]. Phan Huy Lê, “Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015
[11]. Phan Ngọc Liên, “Nhập môn sử học”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2003
[12]. Hồ Chí Minh, “Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họp thứ XI Quốc
hội khoá I, ngày 18/12/1959
15


[13]. Hồ Chí Minh, Thường thức chính trị, Nhà xuất bản sự thật, năm 1954
[]. Đỗ Nhiệm, “Giáo sư Hà Văn Tấn với hành trang đi tìm cội nguồn dân tộc”, Tạp chí
Văn hố và Phát triển, ngày 16/05/2021, />[14]. Nguyễn Ái Quốc, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, o/story.php?
story=ban_an_che_do_thuc_dan_phap__nguyen_ai_quoc&chapter=0000

[15]. Nguyễn Ái Quốc, Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở
nước ngoài, tháng 3/1944

16



×