Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tạo động lực cho nhân viên với chi phí bằng 0 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.54 KB, 3 trang )

Tạo động lực cho nhân viên với chi phí bằng 0
Giao cho nhân viên một sứ mệnh lớn sẽ chỉ giúp họ dậm chân ở
vị trí hiện tại. Để tạo động lực cho nhân viên hằng ngày, bạn phải
làm nhiều hơn một chút.
Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập không có dư dả tiền mặt
để trả lương và thưởng cao. Họ có thể đưa ra phương án thay thế
là cấp cổ phần công ty như là một hình thức khen thưởng để giữ
chân các nhân sự chủ chốt và cũng để những người này có thêm
động lực làm việc hàng ngày.
Sau khi phỏng vấn khoảng 180 người sáng lập nên các công ty
để thực hiện cuốn sách sắp xuất bản có tựa đề là Hungry Start-
up Strategy, tôi đã rút ra kết luận là đối với các nhân viên của
một công ty mới thành lập thì chẳng có động lực nào mạnh mẽ
hơn là một sứ mệnh khiến họ tin tưởng một cách say mê.
Nhưng để mọi người luôn làm những việc đúng đắn hàng ngày,
hãy giao cho họ một nhiệm vụ hấp dẫn khiến họ say mê.
Hơn thế, tôi đã phát hiện ra 4 cách sẽ thực sự giúp biến niềm
đam mê đó thành hành động hiệu quả.
1. Đánh giá hàng năm thôi thì không đủ.
Hầu hết các công ty tổ chức các cuộc họp giữa những người quản
lý và nhân viên hàng năm để đánh giá xem họ đã hoàn thành các
mục tiêu của năm ngoái tốt đến đâu. Những cuộc họp kiểu này
chẳng tạo được chút động lực nào cho nhân viên cả, nhất là
những người đang làm việc trong các công ty mới mở.
Vì sao vậy? Công ty mới thành lập của bạn có thể thay đổi các
mục tiêu ngắn hạn hầu như hàng ngày để thích ứng với những
nhu cầu luôn thay đổi một cách chóng mặt của khách hàng,
những động thái của đối thủ cạnh tranh và những khám phá về
điểm mạnh và yếu của chính bạn.
Vì vậy nếu bạn muốn nhân viên của mình cảm thấy đang làm
đúng việc, thì mỗi người trong số họ cần phải đặt ra các mục tiêu


cụ thể và thương lượng với các sếp và các nhân viên khác về các
mục tiêu này. Các mục tiêu này cần phải cụ thể và có thể đong
đếm được, ví dụ như tăng doanh số bán hàng thêm 20% so với
năm ngoái.
2. Đừng trì hoãn việc thưởng cho những thành công nhỏ.
Không chỉ mỗi người đều phải có các mục tiêu ngắn hạn được
nhiều người biết đến mà nếu mọi người đạt được mục tiêu của họ
thì công ty cần phải thưởng cho họ ngay khi họ làm được điều đó.
Những phần thưởng này cần bao gồm giấy khen, những lời khen
ngợi và những tặng thưởng có giá trị như một chuyến đi tới một
địa điểm đẹp hoặc một chiếc điện thoại iPhone.
Những phần thưởng kịp thời này cũng sẽ là tín hiệu để nhân viên
đó hiểu rằng các mục tiêu của anh/cô ấy quan trọng đối với công
ty và bạn rất chú ý tới cách làm việc của họ. Ai cũng biết bản
chất của con người là ai cũng ao ước được sếp chú ý-nhất là khi
đã đến lúc họ cần một phần quà có ý nghĩa và kịp thời để thưởng
cho một công việc họ đã làm tốt.
3. Sử dụng truyền thông xã hội để công ty biết đến nhân viên
nhiều hơn.
Nếu bạn đang điều hành một công ty mới thành lập, thì sẽ rất
hay nếu mọi người đều biết những việc mà các nhân viên khác
đang làm. Nếu họ không biết, bạn nên lắp đặt một cổng thông tin
khen thưởng mang tính xã hội – một mạng xã hội của công ty
giống như Facebook do các công ty mới như Achievers và
TemboSocial cung cấp.
Khi toàn bộ công ty biết đến tiến độ đạt được mục tiêu của họ,
bạn có thể tạo ra những lời khen bất tận dành cho các nhân viên.
Đơn giản hơn, những nhân viên ngưỡng mộ những thành tựu của
đồng nghiệp có thể phát đi một phần thưởng mang tính xã hội.
Và điều đó chắc chắn sẽ làm tăng thêm động lực cho những

người được nhận đồng thời dạy cho họ lợi ích của việc trao đi và
nhận lại.
4. Tránh thất thoát tiền vào cà phê và áo T-shirt.
Nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu thất thoát này sẽ tiêu tốn từ 1-2% số
tiền công ty phải chi trả- qui đổi ra con số là 38 tỷ đô la/năm.
Nhưng nếu bạn điều hành một công ty mới, bạn có thể giữ lấy số
tiền đó và dùng nó để lắp đặt các cổng thông tin giúp nâng cao
hiệu quả làm việc của nhân viên.

×