Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM nộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 22 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài:
ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN Ở VIỆT
NAM.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM

Lớp học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhóm

:

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2021

KHOA NGOẠI NGỮ




TỔ CƠ SỞ NGÀNH
BẢNG CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Học kì 2 năm học 2020 -2021
Lớp:
Đề tài: Đặc điểm của kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam
Điểm tiểu luận cuối kì:
Phầ
n

I

II

Nội dung

Nhận xét

Điểm

Phần mở đầu
(1.5)

/1.5

Phần Nội dung
(4.0)

/4.0


Phần kết luận
(1.5)

/1.5

Hình thức
(2.0)

/2.0

Tổng điểm (a)

/9.0

Điểm của các thành viên

GV chấm 1

GV chấm 2


4

ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN Ở VIỆT
NAM
PHẦN MỞ ĐẦU:
Đất nước Việt Nam tươi đẹp với ngàn năm văn hiến, trải qua bao thăng
trầm lịch sử, đi qua bao triều đại oai hùng, suốt 4 ngàn năm dựng nước và giữ
nước, cha ông ta đã để lại vô vàn những điều quý báu, từ những giá trị tinh thần

đến vật chất hiện hữu,tất cả đều được những người con đất Việt nâng niu, giữ
gìn và phát huy. Đặc biệt là nền kiến trúc cổ truyền, là nét đẹp vàng son một
thời, chứng nhân lịch sử, cùng với dòng chảy vô định của thời gian những kiến
trúc ấy ngày nay càng đáng giá hơn bao giờ hết vì chúng chính là dấu tích cụ thể
ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân
tộc rõ nét.
Nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã
hội. Nó bao gồm nhiều loại kiến trúc khác nhau, từ cơng trình nhỏ bé như kiến
trúc dân gian đến những thiết kế đồ sộ như thành lũy, cung đình. Trong bài luận
này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng riêng biệt của kiến
trúc cổ truyền Việt Nam qua những kiến trúc thành quách; cung điện – dinh thự;
tơn giáo – tín ngưỡng; dân gian và kiến trúc vườn cảnh.
Những cơng trình cổ cịn lại ngày nay hầu hết được xây dựng từ thời kỳ phong
kiến, là những cơng trình vơ giá đáng để chúng ta ngày nay tìm hiểu, tự hào và
trân trọng bảo tồn. Nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt của nền kiến trúc cổ đã góp
phần khẳng định sự sáng tạo trong tư duy, độc lập trong tính cách, lối sống của
con người Việt Nam, đồng thời thơng qua đó càng tơ đậm thêm vẻ đẹp bản sắc
dân tộc oai hùng.
NỘI DUNG:
I.Kiến trúc thành quách
Trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam, cha ơng ta đã biết cách lựa chọn
vị trí, địa hình để cơng trình kiến trúc dựng lên có thể thỏa mãn được yêu cầu sử
dụng của đời sống và có giá trị thẩm mỹ nhất định. Cho đến nay, rất nhiều


5

những kiến trúc truyền thống Việt Nam nhờ tính thẩm mỹ đó mà trở thành một
địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng cố đô Hoa Lư, thành Huế
1.1.Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh,
Hà Nội. Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và của
nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X.
Khi xây thành, người Việt xưa đã biết sử dụng tối đa và khéo léo các địa
hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò và đắp thêm đất cho cao
hơn để xây dựng nên hai bức tường thành phía ngồi. Xung quanh thành là hào,
vừa bảo vệ thành, là nguồn cung cấp nước vừa là đường thủy quan trọng.
Thành Cổ Loa có hình dáng khá đặc biệt, có hình xốy vỏ ốc, chia là 3
thành: thành nội, thành trung và thành ngoại.
1.2.Thành Hoa Lư (968-1010)
Thành Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương
tập quyền ở Việt Nam, tồn tại 42 năm với ba triều đại nhà Đinh-Tiền Lê -Lý.
Về kiến trúc, thành Hoa Lư gồm 3 vòng thành nằm cạnh nhau và một
vùng núi kề sát: thành Đông, thành Tây được gọi là thành Hoa Lư và thành Nam
chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, gọi riêng là thành Tràng An. Thành Hoa Lư
nằm trên một khoảnh đất khá bằng phẳng xung quanh là khu vực những dãy núi
đá vôi hiểm trở, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên kiên cố.
Thành Hoa Lư là cơng trình kiến trúc bậc nhất đạt đến đỉnh cao về mức
độ kiên cố, hiểm trở của loại hình cơng trình phịng ngự trong lịch sử đương
thời.
1.3. Thành Thăng Long – Đông Đơ – Hà Nội.
Thành Thăng Long cịn có tên gọi khác là thành Đại La, sau đến giai đoạn
Lý- Trần, đổi tên là Thăng Long. Ở giai đoạn Lê-Mạc, Thăng Long đổi tên là
Đông Kinh.
Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mơ hình Tam Trùng thành
qch: vịng ngồi cùng gọi là La thành hay kinh thành, vừa là nơi phịng ngự,
vừa là nơi ngăn lụt, có độ dài khoảng 30 km, vịng thành thứ hai là Hồng Thành
được xây dựng bằng gạch, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân,
lớp thành còn lại là Tử cấm là nơi ở và sinh hoạt của nhà vua.



6

Kiến trúc hoàng cung Thăng Long đã đưa nền kiến trúc đương thời lên
đến đỉnh cao, rất nguy nga, tráng lệ. Vật liệu kiến trúc cũng rất đa dạng, phong
phú, mái cung điện lợp ngói âm – dương và ngói phẳng, góc mái, đầu nóc trang
trí các loại tượng trịn đất nung hình rồng, phượng, sư tử…
Cũng vì những sáng tạo trong lối kiến trúc mà khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới năm 2010 với
những giá trị nổi bật toàn cầu.
1.4.Thành Tây Đơ
Thành Tây Đơ hay cịn gọi là thành nhà Hồ, là kinh đô nước Đại Ngu, nay
thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tịa thành có quy mơ lớn hiếm hoi ở Việt Nam,
duy nhất cịn lại ở tại Đơng Nam Á có giá trị và độc đáo, kiên cố với kiến trúc
bằng đá khác lạ và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá cịn sót lại trên
thế giới.
Cũng như bao thành quách lúc bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành
ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 m 3, trên
trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu bao quanh. Những phiến đá
nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hồn
tồn khơng có bất cứ một chất kết dính nào, tạo nên một thành Tây Đô độc đáo.
Trải qua hơn 600 năm nhưng bức tường thành vẫn đứng vững theo thời gian.

Cổng Tiền

Cổng Hậu

Cổng Đông

Đạn đá


1.5. Phủ Chúa Nguyễn
Dinh chúa Nguyễn gồm năm tồ, tịa chính có ba tầng gác và trên cùng có
chịi làm vọng lâu. Các tồ nhà bề thế được làm toàn thể làm bằng gỗ q, được
trau chuốt, tỉ mỉ. Đặc biệt là khơng có sự xuất hiện của nguyên vật liệu như vôi,
tường,.. Trên mái và ở góc mái điêu khắc những con rồng bằng đất sét. Tất cả
tạo ra cho phủ Chúa Nguyễn một cái nhìn rất khác về nghệ thuật lúc bấy giờ,


7

khơng cịn là những vật liệu truyền thống mà thay vào đó là những thứ xa hoa,
lỗng lẫy hơn.
1.6. Thành Huế
Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tịa thành ở cố đơ Huế,
nơi đóng đơ của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm. Hiện nay, Kinh thành
Huế được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban, có 3 vịng thành
lần lượt là Kinh thành, Hồnh thành và Tử Cấm Thành. Tử cấm thành được xây
dựng với kích thước rộng lớn, mở 7 cửa, nơi đây hoàn toàn được làm bằng gạch
với bố cục kiến trúc chặt chẽ, các cơng trình đều được xây dựng theo cặp đăng
đối, phù hợp với triết lí âm dương: vua – hồng hậu, thị vệ - nơ tì…
Các cơng trình: Kỳ Đài, Lầu Cửa,..cùng với các nghệ thuật trang trí, điêu
khắc gỗ, xử lý nền móng, xây gạch… thể hiện rõ sự kế thừa trong lối kiến trúc
truyền thống Việt Nam.
Về chung, cách xây dựng thành lũy đều có điểm
là thành được bao quanh bởi các sông, các hào
hoặc hướng về sơng, cân bằng âm dương. Thành
cịn được chia làm nhiều lớp, mang tính an tồn
cao. Các yếu tố ngun liệu dồi dào để thuận lợi

Hoành thành Huế

cho việc dựng thành và giữ thành: giao thông thuận

lợi, vận chuyển dễ dàng, thơng thương tiện lợi…là tiêu chí mỗi khi quyết định
dựng thành, sao cho phù hợp “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
II.Kiến trúc cung điện – dinh thự:
Kiến trúc cung điện – dinh thự có thể nói là
loại hình kiến trúc phong kiến quy mơ, hồnh tráng
nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến
cịn được giữ gìn, bảo tồn cho đến ngày nay.
Khi một ông vua một triều đại mới được sáng
lập theo sau đó bao giờ cũng là quyết định lập kinh đô và xây dựng những cơng
trình kiến trúc cung điện – dinh thự để tỏ rõ quyền lực của triều đại, uy thế của


8

cá nhân. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu
là Lý Thái Tổ, mở ra triều đại nhà Lý và quyết định
rời đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà

Ngọ Mơn – Hồng Thành
Huế

Nội). Những quần thể cung điện thời nhà Lý thường được bố trí theo trục đối
xứng, căn bằng ngay ngắn để đảm bảo tính chất tơn nghiêm của quyền lực triều
đình nhà nước phong kiến. Mặt bằng kiến trúc đơn giản: chữ nhất (−) hay chữ
nhị (二), có hành lang, có gác kết hợp chặt chẽ với vườn hoa, mặt nước và cây cỏ
thiên nhiên. Vật liệu xây dựng chủ yếu được huy động từ các nguồn vật tư trong

nước hoặc ngay tại địa phương: ngồi gỗ q cũng dùng cả gạch, ngói, đá…Tuy
nhiên kết cấu gỗ truyền thống với những hàng cột chịu lực thì ít khi thay đổi
trong các cơng trình. Những cơng trình xây dựng sau thường trang trí, thiết bị
nội thất, ngoại thất tinh vi, cầu kỳ và tráng lệ hơn. Quy mơ, kích thước của
những cơng trình kiến trúc này cũng bề thế hơn. Tại một số cung điện tiêu biểu
thời nhà Lý, các bộ phận cấu tạo công trình như cột, đầu cột, diềm mái, vì
kéo..cùng với thềm bậc tam cấp, gạch tráng men
xanh, vàng, ngói ống, lưu li được khắc “Long,
ly, quy, phượng” hoặc “Tứ quý”…tạo nên một
hình thức kiến
trúc cung điện
lầu son, gác tía,
Đoan mơn – Hoàng
thành Thăng Long

lộng

lẫy

uy

nghi. Đáng tiếc là
năm 1214, loạn lạc

do các phe phái phong kiến trong nước chống

Thềm rồng – Hoàng thành
đối lẫn nhau khiến kiến trúc cung điện dinh thự nhà Lý Thăng
bị tàn Long
phá, hủy hoại

nghiêm trọng.
Nhà Trần nối ngôi nhà Lý đã phải đầu tư xây dựng mới và sửa sang lại
Hoàng cung tại Thăng Long. Kiến trúc nhà Trần so với nhà Lý có nét độc đáo
riêng: cơng trình xây trên các bệ cao, đa số là hai tầng có gác, thậm chí có cơng


9

trình có tới 3-4 tầng. Tầng dưới được gọi là “điện” , tầng trên được gọi là “các”
và thường có hành lang bao quang.
Kiến trúc cung đình dinh thự Huế được chia thành ba loại. Loại thứ nhất là
kiến trúc dùng làm nơi thiết triều và cử hành nghi lễ: Ngọ Mơn, điện Thái Hịa,
điện Cần Chánh,…Loại thứ hai là nơi của Vua và hồng thất: điện Càn Thanh,
điện Khơn Thái, …và loại cuối cùng là các công sở - công quán: điện Văn Minh,
điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thái y viện…
III.Kiến trúc tơn giáo – tín ngưỡng:
3.1.Chùa tháp:
Chùa tháp là cơ sở hoạt động và truyền
bá Phật giáo. Bố cục mặt bằng ngơi chùa có
các loại hình như sau:
Chữ Đinh (二), bên ngồi rộng 5 gian, 7 Hình: chùa Ba Vàng ở Qng Ninh
gian...Chữ Cơng ( 二 ), hay cịn gọi là nội
cơng, ngoại quốc (trong là chữ 二, ngoài là chữ 二)..Chữ Nhị (二), chữ Tam (二)...
bao gồm một tổng thể nhiều cơng trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc
tường vây kín.
3.2.Đền miếu:
Cơng trình đền đài, miếu mạo là nơi thờ
cúng của Đạo giáo (Lão giáo). Địa điểm xây
dựng thường được lựa chọn ở những vị trí
có liên quan đến những truyền thuyết hoặc

sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên Hình: đền Phù Đổng gắn với
sự tích Thánh Gióng
hoặc các nhân vật được tơn thờ. Đại thể kiến
trúc bên ngồi của đền đài miếu mạo có những đặc điểm cơ bản giống của kiến
trúc đình chùa, nhưng nội dung thờ cúng và trang trí nội thất có khác nhau.
3.3.Văn Miếu – Văn chỉ:
Văn Miếu, Tự miếu, Văn chỉ là những
cơng trình kiến trúc Nho giáo thời Khổng


10

Tử. Quần thể Văn miếu - Quốc tử Giám Hà Nội được xây dựng theo trục Bắc
Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương. Ngồi cổng
chính có một dãy 4 cột trụ, hai bên tả hữu có bia.Cổng Văn miếu xây kiểu Tam
Quan trên có 3 chữ lớn Văn miếu mơn viết bằng chữ Hán. 3.4.Lăng mộ:
Kiến trúc lăng mộ là các cơng trình
Hình: Văn Miếu Quốc Tử Giám
lăng tẩm và mộ táng cổ xưa. Một số dân
tộc cịn có nhà mồ. Có hai loại mộ táng: Mộ của những người thế tục và Mộ của
những người tu hành.
3.5.Đình làng:
Đình làng nguyên là nơi thờ Thành Hồng theo phong tục tín ngưỡng trong
xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy nó thường được xếp vào thể loại cơng trình phục
vụ cho tơn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng cịn là một cơng trình thuộc
thể loại kiến trúc cơng cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó.
Ngồi là nơi thờ Thành hồng làng, đình làng cịn là trung tâm hành chính, quản
trị phục vụ cho mọi hoạt động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi hội họp của
dân làng... Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ của làng. Với ba chức năng cơ bản trên (tín ngưỡng, hành

chính, văn hóa-văn nghệ).
3.6.Tháp chàm:
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc
xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm
lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng
và thon vút hình bơng hoa. Mặt bằng
tháp đa số là hình vng có khơng gian

Hình: tháp chàm Pơklơng Garai ở
bên trong chật hẹp thường có cửa duy thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn,
trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt
công phu hình hoa lá, chim mng, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường
ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng
chục thế kỷ.


11

IV. Kiến trúc dân gian:
4.1. Làng xóm
Khái niệm: Làng là một đơn vị cơ sở của xã hội Việt Nam và mang tính
chất độc lập nhất định của nó. Trong làng có đình, chùa, miếu, nhưng ngơi đình
có vị trí đặc biệt nhất trong đời sống xã hội của làng. Làng cũng là nơi bảo tồn
những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục tập qn, tín ngưỡng thờ cúng lễ giáo.
Mỗi làng thường có Chùa để thờ Phật, có đền thờ các vị anh hùng có cơng với
đất nước.

Nguồn: Tapchikientruc.com.vn
4.2. Nhà ở dân gian

Ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước. Nhà sàn là
kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn, nó thích hợp cho cả miền
sơng nước lẫn miền núi. Nhà sàn có tác dụng ứng phó với mơi trường sơng nước
ngập lụt quanh năm, ứng phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền cao và
ngập lụt định kì ở vùng thấp, hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ…
VỀ MẶT CẤU TRÚC: là nhà cao cửa rộng. Cái “cao” của ngôi nhà Việt
Nam gồm hai yêu cầu: sàn/nền cao so với mặt đất để ứng phó lụt lội và mái cao
so với sàn/nền để ứng phó nắng nóng. Nhà cao nhưng cửa khơng cao mà phải
rộng. Cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng nhưng đồng thời phải tránh gió
độc, gió mạnh tạo nên sự kín đáo cho ngơi nhà.
CHỌN HƯỚNG NHÀ, HƯỚNG ĐẤT: hướng nhà tiêu biểu là hướng nam.
Chọn đất để làm nhà, đặt mộ gọi là nghề phong thủy. “Phong” và “thủy” là hai
yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra, người Việt với tính cộng đồng rất quan tâm
đến việc chọn hàng xóm láng giềng và chọn vị trí giao thơng thuận tiện.


12

CÁCH THỨC KIẾN TRÚC: rất động và linh hoạt. Tất cả các chi tiết của
ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng. Mộng là cách ghép theo nguyên lí
âm - dương phần lồi ra của một bộ phận này với chỗ lõm vào có hình dáng và
kích thước tương ứng ở một bộ phận khác.
VỀ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC: Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng
tổ tiên và hiếu khách nên ngôi nhà Việt Nam dành ưu tiên gian giữa cho hai mục
đích này: thờ cúng tổ tiên và tiếp khách.

Cổng đền An Dương Vương
nguồn: tinhtam.vn

Chùa Kim Liên

nguồn: dulichviet.net.vn

4.3. Kiến trúc công cộng dân gian
Gồm các kiến trúc như: cầu, quán điếm, chợ làng, cổng làng và tiêu biểu là
đình làng: Đình vừa là cơng trình tơn giáo, là nơi thờ Thành Hoàng làng đồng
thời là kiến trúc cơng cộng, nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của làng.Trước đình
thường có sân rộng, hồ nước, cây xanh cổ thụ tạo cảnh. Tổng thể kiến trúc được
nhấn mạnh tính trang nghiêm theo lối bố cục trung tâm kết hợp với bố cục chiều
sâu đối xứng qua trục chính. Hệ thống kết cấu gỗ: cột xà, kẻ hoặc bẩy liên kết
chủ yếu bằng mộng mẹo nên rất vững chắc. Hệ kết cấu đứng trên đá chân cột
bằng sức nặng của mái và ngơi nhà mà khơng cần móng. Mái chiếm 2/3 chiều


13

cao.

Cổng làng Thổ Hà, Bắc Giang

Đình Chu Quyến, Hà Nội

Nguồn: vi.wikipedia.org

Nguồn: dulichviet.net.vn

V. Kiến trúc vườn cảnh:
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mơ phỏng thiên nhiên trong một khơng
gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể
cơng trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đơng, có
nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản, thường gồm 3 thành

phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ. Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện
lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được
Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn
hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt đới) từ đó khiến vườn Việt Nam có
những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và
mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện. Đặc biệt,
trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngơi nhà mang đậm
nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường
trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của
dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn thường có thêm những cây cầu
khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức du khách đến chơi
vườn. Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc
biệt, được nhiều người biết đến.


14

5.1.Kiến trúc nhà vườn nông thôn ở vùng đồng bằng Bắc bộ
Kinh nghiệm dân gian khi lựa chọn cây trồng cạnh nhà là “trước cau sau
chuối”. Vì vậy, cái lý của người xưa quả thật đúng khi ứng xử với khí hậu thời
tiết: trồng cây lá rậm, lá to như cây chuối ở mặt nhà phía bắc để ngăn gió lạnh
vào mùa đông, cản bức xạ mặt trời vào mùa hè (lúc này mặt trời ở hướng bắc);
trồng cây có thân cao như cây cau ở phía nam của nhà để khơng ngăn cản gió
mát mùa hè cũng như khơng che ánh nắng chiếu vào nhà về mùa đông (mùa
đông, mặt trời ở hướng nam).
5.2.Kiến trúc nhà vườn Huế
Khác với kiến trúc nhà vườn ở Bắc Bộ, nhà vườn Huế có những nét đặc sắc
riêng mà chỉ có người dân cố đơ mới có được. Khn viên nhà vườn Huế là một
khơng gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ
nghệ thuật.

Tiếp đó, phải kể đến kiến trúc nhà vườn trong các cơng trình tín ngưỡng tơn
giáo. Các loại cây thường được trồng trong vườn của cơng trình tơn giáo tín
ngưỡng là cây đa, cây si và cây đại... góp phần tạo cảnh làm nơi nghỉ ngơi cho
khách thập phương đến thăm viếng và hành lễ. Đồng thời làm tôn giá trị nghệ
thuật kiến trúc, tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm cho cơng trình tơn giáo.
Vườn trong lăng của vua triều Nguyễn lại là nơi để hoài niệm tưởng nhớ.
Hệ thống vườn được thể hiện rõ nét nhất mơ típ kết cấu nhà vườn truyền thống
Huế, đó là những lăng Khải Định, Đồng Khánh, Tự Đức, Thiệu Trị, Minh
Mạng… còn được lưu giữ tới nay.

Chùa Quốc Bảo
(ảnh:dulichhue.com.vn)
Lăng Tự Đức (ảnh:
baomoi.com)

PHẦN KẾT LUẬN:


15

Kiến trúc cổ Việt Nam hầu hết được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có và
phổ biến như tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá,…sau này còn thêm các loại vật liệu kiên
cố hơn như: gạch, ngói, sành, sứ,….nhưng hệ thống kiến trúc khung cột gỗ vẫn
là chủ yếu. Có ba nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam trong nền kiến trúc gỗ
cổ phương Đơng:


Dốc mái thẳng, đao cong.




Dùng bẩy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê,
Nguyễn) hoặc là hệ đấu củng (chủ yếu đến
hết thời Lý, Trần dần bổ sung hoặc thay thế
bằng bẩy/kẻ).



Cầu ngói Thanh Tồn-kiến
trúc cổ độc đáo của Việt
Nam

Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới.
Trải qua chiều dài lịch sử, đến nay một số cơng trình đã bị hư hại, chiến tranh

tàn phá, một số vẫn được bảo tồn, giữ gìn, trùng tu, thậm chí có những cơng
trình vẫn giữ được nguyên vẻ sơ khai ban đầu. Dù thế nào chúng cũng chính là
những di tích chứng minh về sự sáng tạo, nghệ thuật tinh xảo, của những người
Việt Nam xưa.
Ngày nay những cơng trình cổ sau khi được bảo trì, trùng tu đã tiếp tục phát
huy được giá trị của chúng thông qua những hoạt động du dịch, thu hút đơng
đảo khách đến tham quan, tìm hiểu, giúp mọi người hình dung rõ nét nhất lối
sống, sự hy sinh, chiến đấu của ơng cha ta ngày trước, từ đó càng thêm bồi đắp
tình yêu quê hương đất nước cho những người con đất Việt.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
2004
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH, 1996
Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ 2005
Trần Long, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM, 2005
"Kiến trúc cổ Việt Nam" - wikipedia
"Chương 15: Kiến trúc Việt Nam" - Academia.edu.vn
"Kiến trúc nhà vườn" - Ashui.com

Link tài liệu tham khảo:
/>%E1%BB%95_Vi%E1%BB%87t_Nam
/>Tài liệu tham khảo: Kiến trúc cổ Việt Nam: Kiến trúc cung điện- dinh thự
Link nguồn tham khảo: />

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP TPHCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp: 420301066508

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nhóm: 10

BẢNG PHÂN CƠNG PHỤ TRÁCH TIỂU LUẬN
MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

Nhóm có tổ chức 1 buổi họp qua zalo
- Thời gian bắt đầu: 18h00 ngày 02/06/2021
- Thời gian kết thúc: 20h00 ngày 02/06/2021
- Chủ trì: Đinh Thị Trà Giang
- Thư kí: Nguyễn Phương Phụng Nhi
- Thành phần tham dự gồm:
+ Huỳnh Ngọc Cát Tường
+ Trần Thị Thu Thảo
+ Nguyễn Trọng Quyền
Qua cuộc họp, nhóm đã thảo luận và trao đổi với nhau về đề tài nghiên cứu của
nhóm. Được sự thống nhất của tất cả các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng
đã phân cơng cơng việc cho các thành viên như sau:
Vai trị
TT Họ và tên

MSSV

Cơng việc được phân
trong nhóm cơng


Trưởng
20076191
nhóm

Làm tiểu luận phần “kiến
trúc vườn cảnh + tài liệu

tham khảo”

1

Đinh Thị Trà
Giang

2

Nguyễn Phương
Phụng Nhi

3

Huỳnh Ngọc Cát
Tường

19534401 Thành viên

Làm tiểu luận phần “ kiến
trúc thành quách”

4

Trần Thị Thu
Thảo

20072901 Thành viên

Làm tiểu luận phần “ kiến

trúc dân gian”

5

Nguyễn Trọng
Quyền

19485321 Thành viên

Làm tiểu luận phần “ kiến
trúc tơn giáo – tín
ngưỡng”

19535011
Thư ký

Làm tiểu luận phần “ mở
đầu + kết thúc + kiến trúc
cung đình”

Các thành viên đồng ý với phân cơng nhiệm vụ như trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng: Đinh Thị Trà Giang
Họ tên và chữ ký của Thư ký

: Nguyễn Phương Phụng Nhi

Họ tên và chữ ký của Thành viên 1 : Huỳnh Ngọc Cát Tường
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2 : Trần Thị Thu Thảo
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3 : Nguyễn Trọng Quyền


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP TPHCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp:420301066508

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nhóm: 10

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤ TRÁCH TIỂU LUẬN
MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Nhóm có tổ chức 1 buổi họp qua zalo
- Thời gian bắt đầu: 20h00 ngày 15/06/2021


- Thời gian kết thúc: 21h00 ngày 15/06/2021
- Chủ trì: Đinh Thị Trà Giang
- Thư kí: Nguyễn Phương Phụng Nhi
- Thành phần tham dự gồm:
+ Huỳnh Ngọc Cát Tường
+ Trần Thị Thu Thảo
+ Nguyễn Trọng Quyền
Qua cuộc họp, nhóm đã thảo luận và nhất trí đánh giá kết quả phụ trách Tiểu luận mơn
Cơ sở văn hóa Việt Nam của từng thành viên như sau:

STT

1


2

3

4

5

Họ và Tên

Đinh Thị Trà Giang

Nguyễn
Phụng Nhi

Huỳnh
Tường

Phương

Ngọc

Cát

Trần Thị Thu Thảo

Nguyễn
Quyền

Trọng


Mức
độ

Mức
độ

Chất
lượng

tham
gia

đóng
góp

đóng
góp

A

A

A

A

A

A


A

A

A

A

Nhận xét, góp
ý của nhóm

Điểm
tổng
cộng

A

Làm việc có
trách nhiệm,
đóng góp tích
cực.

A

A

Làm việc có
trách nhiệm,
đóng góp tích

cực.

A

A

Có đóng góp
rất tích cực
vào cơng việc
của nhóm.

A

A

Làm việc
nhanh chóng,
hiệu quả, đóng
góp tích cực.

A

A

Có đóng góp
rất tốt cho
cơng việc của
nhóm

A


(Lưu ý
các
mức
độ
đánh
giá kết
quả:
Mức
A: 1
điểm;
Mức
B:
0.75
điểm;
Mức
C: 0.5
điểm;
Mức


D: 0 điểm. Sinh viên được nhóm đánh giá mức D tương ứng với điểm Tiểu luận là 0
điểm)
Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng : Đinh Thị Trà Giang
Họ tên và chữ ký của Thư ký

: Nguyễn Phương Phụng Nhi

Họ tên và chữ ký của Thành viên 1 : Huỳnh Ngọc Cát Tường

Họ tên và chữ ký của Thành viên 2 : Trần Thị Thu Thảo
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3 : Nguyễn Trọng Quyền




×