Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bai tham luan hoi thao cua khoa luat ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.72 KB, 10 trang )

ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ TỰ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN
(TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ)



GV: Trần Thanh Ngân – Khoa Luật

Tôi nghỉ học sớm hơn dự định nên đường học vấn dở dang. Sau gần 15 năm
công tác ở đảo xa rồi về đất liền, bao nhiêu lần thi đi, thi lại và bao nhiêu lần trật
vuột việc tập huấn, bồi dưỡng… tôi chính thức được vào ngưỡng cửa đại học mơ
ước với biết bao gánh nặng cơm – áo - gạo – tiền ở lứa tuổi không còn trẻ nữa.
Trong bộn bề khó khăn của cuộc sống thời bao cấp, chuyến đi cả ngàn cây số trên
chuyến tàu hỏa Nam - Bắc khởi đầu cho việc tiếp tục sách đèn vào đầu năm 1991,
tôi có duyên ở cùng toa với một nhà sư. Trước khi xuống ga Huế, như hiểu rõ tâm
sự, hoàn cảnh, lo lắng của tôi, sư trụ trì chùa Từ Đàm có pháp danh là Thích Chơn
Tế đã tặng cho tôi ca nước tráng men có nắp đậy, nhưng đặc biệt nhất, ấn tượng
nhất là câu triết lý: “Một ly nước thì đầy!”. Đặc biệt và ấn tượng vì nó đã theo tôi
suốt từ ấy đến giờ, vẫn luôn nhắc nhớ tôi không được chễnh mãng ly nước đầy vơi
của riêng mình!
Lời khuyên dạy của thầy đã cảnh tỉnh, hướng tôi xác định mục tiêu học tập,
rèn luyện ngay từ khi bước vào mái trường đại học; hạn chế tác động không nhỏ
của môi trường dễ sa đà chơi bời, nhậu nhẹt bù khú vốn có của cánh sinh viên, học
viên xa nhà… Học kỳ đầu, ngoài môn Triết khó xơi, phải thi lần 2, tất cả các môn
còn lại tôi đều đạt khá, giỏi. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tham gia và hoàn thành lớp
ngoại ngữ trình độ A! Đây là thành tích không hề nhỏ đối với người đã gián đoạn
việc học hơn một thập kỷ đang trên đà hội nhập, phát triển theo nhu cầu, định
hướng của bản thân. Học kỳ 2, tôi bắt đầu mang đứa con nhỏ theo cùng để đảm
bảo việc học hành và sinh mạng cho cháu. Do tính hiếu động, cháu đôi lúc táy máy
đồ đạc của đôi vợ chồng sống trong căn hộ chung và người chồng vốn là kỹ sư
điện tử của cơ quan đã nhẫn tâm gài điện bẫy cháu. Cháu may mắn thoát chết và sự


việc đã đặt ra cho bản thân tôi phải chọn tình thế an toàn cho con; và cơ quan cũng
tách hai gia đình ra khỏi căn hộ chung. Lãnh đạo cơ quan bày tỏ quan ngại nếu
đem con theo sẽ ảnh hưởng việc học hành của bản thân; nhưng chính trong hoàn
cảnh đó, mình có thêm trách nhiệm nêu gương cả về việc học hành và trách nhiệm
chăm sóc con hàng ngày. Năm học tiếp theo, tôi xin chuyển trường cho cháu đầu
ra Hà Nội học, bởi không thể bỏ mặc cho con bắt đầu sa sút vì mải chơi với bạn bè
1


trang lứa trong xóm. Sau 4 năm học, ngoài bằng cấp chuyên môn báo chí loại giỏi,
bản thân còn tự trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm phục vụ hoạt động nghề nghiệp
tương lai bao gồm kỹ thuật quay phim, dựng phim, sử dụng máy tính khá thuần
thục, ngoại ngữ cũng qua chương trình đào tạo cử nhân…
Tuy vậy, nỗ lực lớn, tâm huyết và kỳ vọng lớn đã không gặp thời. Bản thân
phải chọn thay đổi địa bàn công tác để theo đuổi nghề nghiệp; và cuối cùng phải
xin nghỉ việc để không khuất phục quyền uy, không đầu hàng hoàn cảnh. Giờ đến
tuổi hưu trí, bản thân mới có duyên đến với nghề dạy học. Và hôm nay, tại hội thảo
của Khoa Luật, xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm; kể cả vướng vấp trong học
tập, rèn luyện của bản thân nhằm giúp các bạn SV xây dựng mục tiêu và chọn lựa,
tự định ra hướng đi phù hợp cho mình, trên cơ sở dựa vào sự hỗ trợ của đội ngũ
thầy cô giáo trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo mô hình “lấy người học
làm trung tâm”!
Thời còn học phổ thông, được thầy cô hướng dẫn phương pháp học nhiều
lần, từ khâu xem nội dung trước bài sẽ học; chăm chú nghe giảng và nắm bài tại
lớp, đọc lại tập ghi bài trước khi ra khỏi lớp; về nhà xem lại bài lần nữa trước khi
cất vào giá sách, hộc bàn. Tự luyện kiến thức, kỹ năng diễn đạt và cả đạo đức,
niềm tin, ý chí… qua từng trang nhật ký, qua việc tự rèn luyện thể dục hàng buổi
sáng vào giờ quy định bất kể nắng, mưa… đã từng một thời là phương pháp giúp
người học “cúc cung tận tụy” đạt kết quả học tập, rèn luyện rất tốt. Tuy nhiên,
trong cuộc sống đương đại, với nhiều hỗ trợ từ thiết bị điện tử, thông minh những

cách học tốn nhiều công sức ấy đối với các em sinh viên hiện giờ có thể có nhiều
nội dung không còn phù hợp nữa!
Dù là phương pháp nào thì sinh viên cũng phải đối mặt với việc học hành,
thi cử. Học thế nào để trang bị kiến thức chuyên môn, tự tin và vững vàng khả
năng nghề nghiệp khi ra trường… Về lý là vậy, nhưng thực tế thì đó đây trên khắp
đất nước mình vẫn còn nhiều điều dở dang, bất cập. Tiêu cực chấm thi, điểm thi ở
Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn đã có; chạy việc làm, chạy bằng cấp, chạy chức,
chạy ghế … bằng mọi giá cũng không mấy xa lạ trong cuộc sống. Nhưng đó là việc
hoàn toàn khác, là ung nhọt cần loại bỏ khỏi cơ thể đất nước; còn sinh viên chúng
ta với định hướng vươn lên thành người hữu dụng, hoặc lớn hơn, cao hơn là trở
thành công dân toàn cầu thì cần phải học thật, trang bị kiến thức, kỹ năng thật cho
tương lai!
2


Hiểu vậy, biết vậy nhưng hiện nay khá nhiều sinh viên ở các trường cao
đẳng, đại học vẫn còn thờ ơ, lơ tơ mơ với nhiệm vụ chính của mình.
Xin chia sẻ hai câu chuyện trên facebook cá nhân của PGS.TS Hà Huy
Phượng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chủ đề học tập của SV hiện nay,
qua đó có thể thấy không ít người trẻ –những người chủ tương lai của đất nước
đang bị lệch hướng và cần khắc phục như thế nào….
Câu chuyện thứ 1. SẮP HẾT 4 NĂM ĐẠI HỌC, SINH VIÊN CHƯA CĨ TÍ
LƯNG VỐN NGHỀ
"Oánh quả" bằng việc dạy thuê ở một trường đại học. Lớp dạy là năm thứ
4.Chỉ còn 1 học kỳ là sinh viên tốt nghiệp, đi làm. Có hai thứ mà các bạn ấy
phải có để "đi" vững khi bước vào đời, vào nghề, đó là KIẾN THỨC và KỸ
NĂNG NGHỀ. Test thử kiểu "hội đồng tuyển dụng", thấy phần đa đều ngơ
ngơ, ngác ngác. Có em mạnh dạn trả lời "chúng em khơng được hoc" (thực
ra có được học, thậm chí là rất kỹ, nhưng do khơng chịu nhớ, không chịu
hiểu, không chịu rèn và tự rèn nghề mà thơi). Lỗi khơng phải nhà trường,

thầy cơ. Chương trình đào tạo đủ cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề cho
người học. Môi trường thực hành đủ đáp ứng.
Bức xúc thật! Đây là câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao sinh viên tốt nghiệp đại
học thất nghiệp nhiều?
Câu chuyện thứ 2. SINH VIÊN 9X VÀ 2K KHÔNG ĐƯỢC DỐT CÔNG
NGHỆ VÀ NGOẠI NGỮ
Quy định đào tạo đại học là chuẩn đầu ra, là ngoài các điều kiện cơ bản
phải đáp ứng hai nội dung là Ngoại ngữ và Tin học. Đây cũng là hai điều
kiện tuyển dụng công chức nhà nước hoặc doanh nghiệp. Thế nhưng các 9X
lại bị treo bằng tốt nghiệp vì thi...trượt Ngoại ngữ và Tin học.
Thời đại số hóa, tưởng 4-5-6X lạc hậu, dốt hai "món" này, ai dè 9X dốt mới
đau. 9X chat, facebook, game online thì nhoay nhốy, nhưng học và thành
thạo cơng nghệ ứng dụng trong nghề thì lại lơ ngơ mộng mơ. Thi tin học văn
phòng (soạn thảo văn bản Word, quản lý số liệu Excel, soạn slide trình
chiếu...)... trượt. Tin học ứng dụng thì càng khơng. Đa phần 9X chờ để được
học mà chưa tự giác ý thức đi học thêm.
3


5 - 6 - 7X xưa khơng có mơi trường học và hành ngoại ngữ nên "dốt" đã
đành, đằng này 8-9X, thậm chí có cả 2K dốt ngoại ngữ mới đau.
Bức xúc thật. Bức xúc vì muốn kết nối một chuyên gia ngoại quốc đến trao
đổi kỹ năng, kinh nghiệm cho 8 - 9X mà cơ bản họ "tốt nghiệp trường câm
điếc". Thế thì khơng đáp ứng chuẩn đầu ra là đúng rồi. Vậy 8-9X với 2K
hãy tranh thủ làm chủ ngoại ngữ đi, đường phía trước cịn dài đấy!
Tham gia nhiều buổi gác thi học kỳ II năm học 2017 – 2018 mới đây, tôi
cũng phần nào hiểu nỗi băn khoăn, đau nhói của thầy cô nhà trường! Ngoài một số
sinh viên tự tin, làm bài, có thể bắt gặp ở hầu hết các phòng thi, môn thi, không ít
sinh viên hoặc là làm nhanh, làm cho xong, cho có hoặc ngồi cho hết giờ, còn bài
làm thì thuộc dạng … chờ thời vận, câu tôm, câu cá! Có bạn ngồi đúng 1 tiếng

hoặc hơn chỉ viết 4 – 5 dòng trên tờ giấy thi; có những bài được hơn 2 trang nhưng
phần đánh dấu bỏ đã hơn phân nửa! Có bạn chỉ sử dụng đúng 1/3 thời gian để hoàn
thành bài thi ngoại ngữ, nhưng ngay trang đầu đề thi có 10 câu, bạn ấy đã sai hết 8
câu rồi!
Nguyên nhân do đa số sinh viên đã hiểu lệch, làm sai, không áp dụng đúng
quy trình học tập, rèn luyện phù hợp với phương pháp đào tạo lấy người học làm
trung tâm. Nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Thùy, đăng trong Tạp chí khoa học &
kinh tế phát triển – ĐH Nam Cần Thơ - số 2 – 2018 đã phân tích và chỉ ra cụ thể
những nguyên nhân đó là:









Phần lớn sinh viên học theo kiểu đối phó, phụ thuộc chủ yếu vào những
kiến thức giáo viên giảng giải trên lớp.
Sinh viên thụ động, lười đọc sách, ôn bài ở nhà, chỉ đợi đến lớp là vào
học, không đầu tư kiến thức chuyên môn mặc dù đã có sẵn giáo trình, bài
giảng.
Chỉ học những gì giáo viên nêu ở lớp, nếu giáo viên tóm tắt vấn đề thì
sinh viên mới nắm được, đây là kiểu học ở bậc phổ thông, mang tính phụ
thuộc, kiến thức bó hẹp, thiếu sáng tạo.
Chưa nắm được phương pháp tự học và cách học ở bậc đại học, nhất là
bước chuẩn bị nội dung ở nhà cho lần lên lớp kế tiếp.
Sinh viên nghỉ học nhiều, không theo kịp tiến độ học tập.
Sinh viên thiếu kỹ năng lập kế hoạch học tập cho bản thân.

4







Kỹ năng đọc sách, tự cập nhật và tổng hợp tri thức còn hạn chế.
Sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm, nên việc phối hợp nhóm học tập,
làm bài tiểu luận nhóm còn đùn đẩy cho nhau, chưa phát huy hết tính tự
giác trong học tập.
Việc thiếu kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng là trở ngại lớn trong quá
trình tự học của sinh viên.

Qua phân tích nguyên nhân, thực trạng nêu trên đây, có thể thấy phần lớn SV
đã chệch hướng, không tiếp cận ngay từ đầu nhiệm vụ học tập, rèn luyện, phấn đấu
của bản thân để có thể chọn hướng đi đúng. Các em còn thiếu sự uốn nắn, điều
chỉnh hướng đi phù hợp, kịp thời từ phía đội ngũ những người “truyền cảm hứng”
là thầy cô giáo của mình nữa!
Xu thế giáo dục ngày nay theo hướng “lấy người học làm trung tâm”. Đây là
một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học.Việc xác định người học làm
trung tâm ở đây phải được hiểu là dạy học hướng vào người học, tập trung mọi
điều kiện tốt nhất cho người học được học, phát triển. Do vậy, mọi nỗ lực của
người dạy là vì người học, cho người học, việc chuẩn bị điều kiện dạy học (môi
trường) tốt nhất cũng cho người học có điều kiện nhận thức tốt nhất có thể.
Dạy học lấy người học làm trung tâm có nghĩa là việc học hoàn toàn do
người học quyết định và người học có thể đưa ra sự chọn lựa về việc học cái gì,
học như thế nào và học khi nào ngay từ lúc họ bắt đầu sắp xếp việc học của mình

có sự hỗ trợ, hướng dẫn của người dạy.
Để thực hiện dạy học theo phương pháp này, sinh viên cần nắm nguyên tắc:
học 1 tiết lý thuyết sẽ phải thực hành trong 2 tiết; và cần có sự đầu tư tự nghiên
cứu, tự học của sinh viên 3 tiết. Đây là bước chuẩn bị, tập dợt cho sinh viên có khả
năng đặt ra nhu cầu và trang bị khả năng học thường xuyên liên tục, học tập suốt
đời!
Nói cách khác, thông qua mô hình, phương pháp dạy học “lấy người học làm
trung tâm” là trang bị cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu là chính một
cách chủ động, tích cực, sáng tạo để có thể học tập một cách thường xuyên và liên
tục nhằm đảm bảo tiếp thu kiến thức mới trong suốt cuộc đời.
5


Hình tháp học tập (Learning Pyramid) cho thấy các phương pháp tiếp cận tri
thức khác nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau, như sau:

-

-

-

-

-

6

Nếu chỉ dựa vào nghe giảng –
nghe diễn thuyết, SV chỉ tiếp

thu được 5% kiến thức;
Nếu chỉ dựa vào nguồn đọc tài
liệu, SV thu lượm được 10%
kiến thức;
Nếu tiếp thu qua nghe – nhìn,
SV đạt được 20% kiến thức;
Nếu dựa vào cách trình bày,
minh họa, SV có thể nắm được
30% lượng kiến thức;
Nếu tham gia thảo luận nhóm,
SV gặt hái được 50% kiến thức;
Nếu trực tiếp thực hành – luyện
tập thông qua, tỉ lệ kiến thức
thu được chiếm 75%’
Và nếu SV áp dụng ngay - dạy
cho người khác, tỉ lệ đạt 90%!


Căn cứ biểu đồ “Hình tháp học tập”, có thể thấy SV càng chủ động thì việc tiếp
thu kiến thức của họ sẽ được càng nhiều hơn. Do vậy, mỗi SV phải xác định đúng
đắn mục tiêu, định hướng cho mình để tự trang bị kỹ năng học tập, chọn khai thác,
áp dụng các phương thức học tập chủ động, tích cực nào để đạt kết quả học tập, rèn
luyện như mong muốn, chẳng hạn như:
- SV phải đọc sách/ tài liệu/giáo trình nên chăng thực hiện hoạt động này ở
ngay thư viện nhà trường, nơi có rất nhiều bạn SV đến học và tra cứu tài liệu.
Nền nếp trật tự, thái độ nghiêm túc, cầu thị ở môi trường này sẽ tạo ra ý thức tự
giác, cạnh tranh học tập giữa các SV cùng lớp, giữa các lớp với nhau.
- SV còn có thể chủ động trao đổi với bạn, có thể tham gia /thảo luận nhóm
hoặc tự tra, tự tìm thông tin cần thiết, bổ ích trên internet. Hoặc thông qua trang
mạng xã hội, chẳng hạn facebook cá nhân hoặc nhóm riêng để nhờ thầy cô, bạn

bè đi trước tư vấn, hướng dẫn rõ ràng thêm…
- Tham gia hoạt động/ diễn giải/ diễn thuyết những vấn đề / lĩnh vực mà mình
và các nhóm bạn cùng quan tâm, nghiên cứu để mở ra cơ hội giao lưu, đúc rút
kinh nghiệm thực hành, thực tiễn…
- Dựa vào tri thức học được qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu khoa học, SV
viết tham luận/ nghiên cứu trình bày, giới thiệu góc độ mới, cách nhìn mới của
sự vật đã quen thuộc với mọi người.
- Hình thành thói quen sưu tầm và lưu trữ tài liệu theo chủ đề một cách khoa
học, tiện dụng, hợp lý; định hướng cho việc viết tiểu luận, luận văn tốt nghiệp,
tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, và hoạch
định các bước chuẩn bị việc học ở bậc học cao hơn trong tương lai…
Hướng phải đi là vậy, có thể rất nhiều bạn bắt đầu hình thành mơ ước, quyết
tâm … nhưng có lẽ sẽ có nhiều sinh viên vẫn chưa an tâm khi nhìn lại thực trạng
và khả năng của chính mình. So sánh với những bạn khác cùng lớp, cùng trường,
hoặc gần nhà… các bạn khác ấy đã vinh dự vào học trường danh tiếng này, trường
truyền thống kia bằng điểm chuẩn cao, còn mình chỉ đủ điểm để chọn vào học ở
trường này… Đừng suy nghĩ và mặc cảm như thế, bạn nhé! Có danh ngôn rất hay
mà bạn cần thuộc nằm lòng là: “Điều quan trọng không phải chỗ ta đang đứng mà


là hướng ta đang đi”. Câu này có nghĩa là hiện tại dù bạn giỏi dở, đứng vị trí cao
thấp thế nào không đáng bận tâm, mà hướng bạn đang phấn đấu thế nào để năm
sau hoặc vài năm sau bạn thành sinh viên thế nào, con người thế nào, ở đâu và
đang đứng vào vị trí nào mới là điều quan trọng cần quan tâm, phấn đấu, là quyết
định thành – bại cho mỗi con người!
Chỗ đứng hiện tại của các bạn là đây, là ở ngôi nhà chung đại học Nam Cần
Thơ – một ngôi trường trẻ tuổi sung sức, được đầu tư cơ sở vật chất khang trang,
được đánh giá kiểm định chất lượng tốt – một môi trường giáo dục lý tưởng với
mục tiêu “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với nhu cầu xã hội theo
hướng ứng dụng trong các lĩnh vực sức khỏe, kinh tế – xã hội, kỹ thuật – công

nghệ và nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của khu vực
ĐBSCL và các tỉnh phía Nam”. Đại học Nam Cần Thơ không phải là Cần Thơ,
không phải Tây Đô, không phải Cửu Long, không phải Võ Trường Toản…Chúng
ta hoàn toàn tin tưởng con đường mình đã chọn, tự hào về mái trường này, tự hào
về nỗ lực để đầu quân dưới mái trường này. Còn hướng nào thì bản thân mỗi
người sẽ phải chọn tiếp sau đây! Kết quả sau 4 hoặc 6 năm học bậc đại học tùy
theo ngành nghề thế nào sẽ do chính bản thân mỗi SV chọn lựa, phấn đấu, quyết
định! Đừng đứng núi này trông núi nọ! Cũng đừng tự huyễn hoặc mình là trưởng
thành, là có quyền tự do chạy theo ham muốn, sở thích cá nhân trước mắt mà quên
trách nhiệm với bản thân, cha mẹ, người thân và cả dân tộc mình tùy theo mức độ
và chiều sâu suy nghĩ…
Bất kỳ ai trong xã hội cũng đều được hưởng bốn sự giáo dục: gia đình, nhà
trường, xã hội và bản thân. Gia đình nào cũng mong muốn con mình là người tốt;
nhà trường nào cũng muốn học sinh, sinh viên của mình tốt; xã hội nào cũng muốn
công dân của mình đều tốt… nhưng mọi mong mỏi của gia đình, nhà trường, xã
hội đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người sẽ chọn hướng phát triển nào cho
chính mình!
Bên cạnh đó, việc chọn lựa là một, còn việc thi hành, thực hiện việc chọn
lựa ấy đòi hỏi phải linh hoạt, uyển chuyển, phải kiên trì đeo đuổi đến cùng thì mới
thành công được. Bởi lẽ “Đường đời khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó
vì lòng người ngại núi, e sông”; bởi vì “Sự học như con thuyền đi nước ngược,
không tiến ắt sẽ lùi”; và còn do mình phạm sai lầm “Lúc thấy việc không học hỏi,
khi thi thố mới hối hận”!


Đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ nhất là thành ngữ “Trồng dưa được dưa, trồng đậu
được đậu”. Bạn không gieo trồng, không chăm sóc, nuôi dưỡng thì không thể có
công đoạn thu hoạch đầy niềm vui và ý nghĩa; và càng không thể có sản phẩm chất
lượng tốt cho cuộc đời mình!
Riêng môn ngoại ngữ vốn là điểm hạn chế của rất nhiều SV… Nếu chỉ học

để trả bài, lấy điểm thì kỹ năng ngoại ngữ sẽ khó hình thành, phát triển. Các bạn
cần tạo môi trường nói tiếng Anh xung quanh mình để có thể giao tiếp thường
xuyên, ngay trong phòng ký túc, trong lớp học, trong sinh hoạt hàng ngày… Có
như thế mới quen nghe, quen nói, mới trở thành phản xạ, mới trở thành kỹ năng,
khả năng của mình!
Qua những điều trao đổi, tâm sự, chia sẻ trên đây, tôi chỉ mong các bạn sinh
viên hãy xác định chỗ đứng, niềm tin, mong muốn, khát khao, khát vọng thậm chí
là tham vọng để vạch cho mình một hướng đi đúng cho tương lai; từ đó lập kế
hoạch học tập, rèn luyện phù hợp cho riêng mình. Một điều rất cần nên lưu tâm, đó
là, việc học không chỉ suy nghĩ mà thành, không phải là điều đương nhiên sẽ có;
mà là sự phấn đấu, tự thắng mình, sự đeo đuổi say mê, không dừng nghỉ, không bỏ
cuộc… Hãy đứng lên, cùng xốc tay hành động với tâm thế của người chiến sĩ cách
mạng, đã đi là đến, đã đánh là thắng!
Một ly nước thì đầy, chia sớt thì vơi; chia sớt ít thì vơi ít, chia sớt nhiều thì
vơi nhiều, thậm chí chia nhiều chỗ, nhiều nơi, nhiều việc quá thì sẽ không còn giọt
nước nào cho việc học chính yếu của bản thân … Vì sự học - kiến thức cũng như
sức khỏe được ví là vốn quý, vốn quý thì không có nhiều cũng không tồn tại mãi
mãi… ai biết chộp lấy thời cơ, trang bị và gìn giữ cho mình thì sẽ được và được
nhiều. Bốn năm đại học là bước khởi đầu cho cả sự nghiệp và cuộc đời sau này của
mỗi sinh viên. Hãy bắt tay đề ra kế hoạch và thực hiện trọn vẹn kế hoạch cuộc đời
mình ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học thật nghiêm túc, trách nhiệm để
“đầu xuôi, đuôi lọt”, bạn nhé! Mọi sự trễ tràng, bỏ lỡ, bỏ qua đều để lại sự hối tiếc
muộn màng… Bạn hãy chọn và tự khẳng định mình thật sự là mình hay chỉ là cái
bóng một kẻ xa lạ nào khác!

Tài liệu tham khảo:


-


-

Bài viết “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên”,
TS. Trần Thị Thùy, Tạp chí khoa học & kinh tế phát triển – ĐH Nam Cần
Thơ - số 2 – 2018
Làm sao để học giỏi – Hạnh Hương, NXB Đồng Tháp – 1997
Lý luận dạy học đại học – Bùi Thị Mùi, Trần Lương, NXB ĐH Cần Thơ –
2018 – phần 6 biện pháp kích thích thái độ học tập của SV….
Phát triển chương trình đào tạo, PGS-TS. Trịnh Quốc Lập – ĐH Cần Thơ
Đánh giá trong giáo dục đại học, PGS-TS Nguyễn Phú Lộc – ĐH Cần Thơ



×