Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải biển tại công ty TNHH marine sky logistics v1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.53 KB, 36 trang )

Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải biển tại
công ty TNHH Marine Sky Logistics.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu
1.1.

Giới thiệu khái quát về công ty
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là công ty thương mại dịch vụ về

logistics chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ giao nhận và vận tải cho khác
hàng trong và ngoài nước. Các trụ sở điều hành của cơng ty nằm tại trung tâm
Thành Phố Hồ Chí Minh dễ dàng thuận tiện cho việc giao thương với các khách
hàng và điều phối giao nhận vận tải tại các cảng và sân bay. Cơ sở vật chất kỹ
thuật tại MSL hiện nay càng càng theo xu hướng thị trường với các thiết bị và
phương tiện vận tải được đa dạng, đầu tư và nâng cấp hơn.
Tên “ Marine Sky Logistics Company Limited” là tên giao dịch quốc tế, gọi
tắt là MSL. Công ty đã đăng ký với Sở Kế Hoạch Đầu Tư tại Việt Nam với tư
cách hoạt động là một thành viên cùng tên chính thức là “Cơng ty TNHH Marine
Sky Logistics”
1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành

Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập với các nền kinh tế trên thế
giới của, giao dịch hàng hoá trong thị trường mở ngày càng tăng lên dẫn đến nhu
cầu giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu cũng tăng lên. Hơn nữa, do thủ tục xuất
nhập ngày càng phức tạp dẫn đến tăng nhu cầu về dịch vụ giao nhận và vận tải
đối với các nhà xuất nhập khẩu không đủ chuyên mơn trong lĩnh vực này. Nắm
được cơ hội đó, ơng Lê Tuấn Phương đã thành lập công ty “TNHH Marine Sky
Logistics” vào tháng 7 năm 2011. Trải qua giai đoạn 5 năm phát triển tiếp theo


tới năm 2016, công ty càng hiểu hơn về những thuận lợi và thách thức của mơi
trường để hồn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, trong giai đoạn từ
năm 2017 đến năm 2020, công ty đã và đang thực hiện tái câu trúc tồn diện
trong mọi mặt, về chính sách về nhân sự, phạm vi hoạt động tới chiến lược điều


hành để ngày càng thích ứng hơn với dịng chảy hiện đại, nâng cao khả năng
cạnh tranh.. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng hiện nay, công ty đang giữ
vị thế là một trong những đơn vị uy tín về giao nhận vận tải tại Việt Nam.

Bảng 1.2: Thông tin tóm tắt về cơng ty:
Tên giao dịch tại Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế

CÔNG TY TNHH MARINE SKY
LOGISTICS
MARINE SKY LOGISTICS COMPANY

Tên viết tắt

LIMITED
MSL

Loại hình cơng ty

Cơng ty TNHH 1 thành viên

Ngày chính thức hoạt động

11/07/2011


Người thành lập

Lê Tuấn Phương

Vốn điều lệ ban đầu

1.800.000.000 VNĐ
Số 9 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân

Trụ sở chính
Số lượng nhân viên hiện tại
Lĩnh vực, ngành

Bình, TP.HCM
32 người
Giao nhận vận tải, thủ tục hải quan – xuất

Số lượng trụ sở

nhập khẩu, tư vấn thương mại
3

Số lượng kho bãi

3

Logo công ty

1.2.2.


Các giai đoạn phát triển

Trước khi đi vào hoạt động, cơng ty đã có sự nghiên cứu về công việc giao
nhận ở cảng Cát Lái do các thành viên thành lập ra công ty thực hiện từ tháng 7
năm 2008 đến cuối tháng 12 năm 2008. Trong vòng hơn 2 năm kế tiếp, Việt Nam
bị tụt dốc về kinh tế nói chung và ngành logistics cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ
làm hoãn ý định thành lập công ty của các thành viên. Sau khi nền kinh tế Việt


Nam đi vào mức ổn định, thị trường logistics ngày càng có những khách hàng
tiềm năng vào năm 2011, nhóm thành viên bao gồm hơn 20 người đã quyết định
thành lập công ty và đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư tại TP.HCM và được
duyệt vào ngày 04/07/2011.
Vào ngày 11/07/2011, cơng ty chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở chính
đầu tiên nằm ở số 6, đường C2, Phường 13, quận Tân Bình, người nắm giữ chức
giám đốc là ông Lê Tuấn Phương với vốn điều lệ khi thành lập công ty là 1 tỷ
800 triệu đồng. Gần 1 năm sau đó, vào ngày 15/02/2012, cơng ty được hỗ trợ
thêm vốn lưu động cho dự án của mình và chuyển sang chi nhánh mới tại số
812/1, Trường Chinh, Phường 15, quận Tân Bình. Tình hình kinh doanh của
cơng ty gặp khó khăn và từ từ suy thối trong khoảng 9 tháng từ tháng 3/2012 tới
tháng 11/2012, nhân sự bỏ việc và cùng với nguồn vốn lưu động ngày càng cạn
kiệt, công ty buộc phải di chuyển về Số 9 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân
Bình, TP.HCM. Từ 2 năm sau khoảng thời gian này trở đi, cơng ty vẫn trong tình
trạng khó khăn và cố gắng duy trì bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hoạt
động trong lĩnh vực vận tải nội địa và đào tạo sinh viên thực tập. Tình hình ngày
càng tệ hơn khi cơng ty chỉ cịn 5 thành viên chủ lực vào năm 2014, chất lượng
nhân viên thấp và không đạt yêu cầu, dần dần mất hợp tác với khách hàng thân
thiết lâu năm do chất lượng dịch vụ đi xuống, việc này là nguồn động lực cho
công ty thực hiện cải cách và tái cơ cấu tồn bộ.

Cơng việc cải cách của cơng ty đã diễn ra trong vịng 2 năm từ cuối 2014 đến
nửa đầu năm 2016 với 2 cuộc cách mạng bằng nguồn vốn hạn hẹp tạo ra từ các
dịch vụ vận tải nội địa. Đầu tiên, nhân sự được tái tổ chức lại gần như toàn bộ và
thứ hai là đưa ra các định hướng mới về chiến lược, tập trung vào các hình thức
kinh doanh nhắm vào thế mạnh của công ty. Cuộc cải cách với kết quả đạt được
đáng mong đợi, vốn lưu động của công ty đã được khôi phục hơn 50% so với
ban đầu vào tháng 12/2016, công ty cũng dần mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực và
dịch vụ hoạt động hơn trước khơng chỉ gói gọn trong phạm vi vận tải trong nước.
Các dịch vụ như giao nhận, vận tải quốc tế, thương mại, liên vận cũng được cho
vào hoạt động kinh doanh cùng nguồn nhân lực mới tươi trẻ và năng động, đáp


có trình độ chất lượng tốt hơn trước. Vào năm 2018, uy tín của cơng ty dần được
khơi phục và tạo ra được thương hiện trong ngành logistics Việt Nam, đặc biệt
trên địa bàn TP. HCM. Mạng lưới khách hàng rộng khắp và đa dạng, hệ thống
vận hành hiệu quả, công ty hứa hẹn sẽ đạt được chỉ tiêu trong tương lai và dần
khẳng định vị thế mình trong ngành logistics.
1.3. Các hoạt động, nhiệm vụ và lĩnh vực chính của cơng ty
1.3.1. Các hoạt động chính của cơng ty:
-

Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng tư nhân, hàng trưng bày, các
mặt hàng tiêu dùng bằng cách thực hiện phối hợp với các cơng ty trong và
ngồi nước về lĩnh vực vận tải để tổ chức việc chuyên chở và giao nhận

-

Cung cấp các dịch vụ uỷ thác bao gồm về giao nhận, kho vận, làm thủ tục
hải quan xuất nhập khẩu, lưu cước, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng
hoá trực tiếp, phương tiện vận tải đa (xe đầu kéo, xe container, tàu,..) với

các hợp đồng khác nhau từ trọn gói door to door đến door to port và
ngược lại. Bên cạnh đó cịn có các dịch vụ về thu gom và chia lẻ hàng
hoá, mua bảo hiểm và giao nhận hàng hố cho người chun chở quy
định

-

Cơng ty còn là đại lý của các hãng vận tải trong và ngồi nước với nhiều
loại hình vận tải khác nhau (như hãng tàu, máy bay,…) để giúp khách
hàng đặt chuyến một cách dễ dàng

-

Phát triển dịch vụ tự vấn về giao nhận, xuất nhập khẩu, thương mại hàng
hoá và vận tải và các vấn đề trong phạm vi các lĩnh vực mà công ty cung
cấp mà khách hàng yêu cầu.

-

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có tiềm năng chuyên môn trong các lĩnh
vực thuộc công ty

-

Thực hiện các chiến lược Marketing truyền thông cho công ty để nâng
cao giá trị thương hiệu và đưa “Marine Sky Logistics” đến với các khách
hàng chưa biết tới công ty
1.3.2.

Nhiệm vụ



Nhiệm vụ chính của cơng ty trước tiên là thực hiện và tổ chức các dịch vụ
kinh doanh mà công ty đang có theo Quy chế hiện hành. Thực hiện các hoạt
động kinh doanh phù hợp với pháp luật, nhân sự cần tuân theo theo pháp luật
Lao động về mức lương và số giờ làm việc, đào tạo và nâng cao năng lực chuyên
môn cho nhân viên để đáp ứng các yêu cầu cao về công việc của công ty. Nhờ
vào việc liên kết với các doanh nghiệp và đại lý vận tải trong và ngồi nước để
thực hiện cơng tác giao nhận, vận tải, lưu kho, bãi một cách an toàn và tuân theo
quy định của pháp luật. Nguồn vốn được tuần hoàn tự thân, phân bổ và sử dụng
hợp lý, có nhiệm vụ trả đủ các khoản thuế của doanh nghiệp theo quy định của
nhà nước. Ngoài thực hiện các hoạt động marketing truyền thống, cơng ty cịn
điều hành các hoạt động kinh doanh khác của các đơn vị liên quan theo Cơ chế
hiện hành
1.3.3.

Lĩnh vực hoạt động chính

Cơng ty có 4 lĩnh vực hoạt động chính là:
- Thương mại: bao gồm các hoạt động như tư vấn, uỷ thác xuất nhập khẩu, thanh
toán quốc tế, thanh toán quốc tế, thu mua sản phẩm
- Vận tải biển: vận tải hàng nguyên container, gom và vận tải hàng lẻ, vận tải
bằng xa lan, mua bảo hiểm hàng hoá vận tải, môi giới tàu biển, đại lý các hãng
tàu, tàu chở container đông lạnh
- Vận tải đường bộ: vận chuyển hàng quá tải, siêu trọng, kết hợp giao hàng nhiều
hình thức như door to door, door to port, port to door, trucking container
(20’/40’- DC/HC/RF),khai thác các tuyến đường chạy chạy Bắc – Trung – Nam,
nội thành TP.HCM, giám sát vận tải với các hàng giá trị cao, vận tải chuyên dụng
với xe tải 500kg – 40Tons
- Vận tải đường sắt: thu gom hàng LCL và đóng vào toa (hàng kiện,pallet) vận

chuyển hàng hố ngun toa (container)
- Vận tải hàng khơng: giao nhận hàng hoá, thủ tục hải quan, gom hàng lẻ LCL
1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh của cơng ty
1.4.1.

Tầm nhìn


Công ty sẽ chú trọng hướng tới thị trường cao cấp hơn là chỉ tập trung vào tăng
số lượng tiêu thụ ở các thị trường khác. Từ đó, có thể trở thành một công ty dịch
vụ logistics cao cấp hàng đầu Việt Nam và được không những khách hàng mà
các đối thủ cạnh tranh khác công nhận
1.4.2.

Sứ mệnh

Công ty luôn muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao
và tạo ra được sự tín nhiệm và tin cậy đối với khách hàng. Ngồi ra, cơng ty luôn
tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của ngành logistics và tạo ra được những cơ hội
nghề nghiệp cho nhân viên của mình. Trách nhiệm xã hội cũng được cơng ty đề
cao và có cam kết giúp nâng cao đời sống cho nhân viên trong cơng ty.
1.4.3.

Chính sách chất lượng

Cơng ty ln đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, vì vậy các nhân viên trong
công ty đều hiểu rõ rằng tầm quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thoả
mãn u cầu khách hàng vì nếu khơng có họ, cơng ty nói chung và nhân viên nói
riêng sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn như trước dẫn đến lương bổng cắt giảm và
có thể mất việc trong tương lai. Vì vậy, mỗi nhân trong cơng ty đều góp phần

phát triển công ty nên cần nghiêm túc thực hiện để cam kết được chất lượng dịch
vụ hoàn thiện như mong đợi.
-

Chính sách đầu tiên là “Sự hồn thiện là mục tiêu luôn hướng đến”, các
nhân viên trong công ty ở bất kì vị trí nào cần hoạt động một cách tích
cực và có hiệu quả, hồn thành nhiệm vụ được giao một cách nghiêm túc
và có cam kết.

-

“Thước đo tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng của công ty là sự hài lịng
của khách hàng” là chính sách về chất lượng thứ hai của công ty. Công ty
luôn đề cao khách hàng và sự hài lòng của họ là trên hết. Vì vậy, bất cứ
sản phẩm hay dịch vụ nào công ty cung cấp đều yêu cầu chúng phải đạt
chất lượng hoàn thiện nhất cùng với thái độ phục vụ tốt để làm hài lịng
khách hàng và ln nỗ lực để đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt ra. Bên
cạnh đó, khách hàng của cơng ty khơng chỉ theo nghĩa khách hàng ngồi
cơng ty (người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay đối tác) mà cịn có nghĩa là


người tiếp nhận khâu kế tiếp trong quy trình làm ra sản phẩm và dịch vụ
(trong nội bộ công ty). Cụ thể hơn, nhân viên thực hiện tạo ra dịch vụ ở
công đoạn trước phải phục vụ và làm hài lịng được khách hàng là nhân
viên của cơng đoạn sau. Điều này giúp cho chất lượng của công ty sẽ
được hoàn thiện ngay từ những giai đoạn đầu và trong suốt q trình tạo
ra sản phẩm, dịch vụ.
-

“Dịch vụ cơng ty cung cấp phải đạt chất lượng ngay từ đầu”. Kết hợp với

chính sách chất lượng thứ hai. Đánh giá và đo lường chất lượng sản phẩm
và dịch vụ của cơng ty khơng chỉ bắt đầu ở cuối quy trình - khi sản phẩm
và dịch vụ được hoàn thành. Thêm vào đó, việc đánh giá và chịu trách
nhiệm giám sát sản phẩm, dịch vụ không chỉ đặt lên một bộ phận hay
nhóm trong cơng ty mà mỗi nhân viên tham gia vào quy trình đều phải có
trách nhiệm đánh giá và bảo đảm chất lượng tốt nhất cho sản phẩm và
dịch vụ.

-

“Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng của nhân
viên”. Nhân viên ln đóng vai trị quan trọng trong mỗi cơng ty, bất kể là
cơng ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Marine Sky Logistics ln có
phương châm lấy con người đặt trọng tâm hoạt động kinh doanh của cơng
ty. Có một nguồn nhân lực chất lượng cao trong công ty là yếu tố giúp tạo
ra và nâng cao thêm giá trị và chất lượng dịch vụ cung cấp của cơng ty. Vì
vậy, cơng ty luôn tạo ra cho nhân viên các cơ hội tốt để học tập và rèn
luyện hơn các kĩ năng chun mơn để có thể tạo được ra sản phẩm và
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

-

“Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là giá trị và văn hoá của công ty”, chất
lượng không chỉ là mục tiêu mà công ty ln hướng đến, đó cịn là yếu tố
quan trọng giúp tạo ra giá trị của công ty. Chất lượng cũng là yếu tố được
hình thành nên trong văn hố công ty, các nhân viên của công ty phải xem
chất lượng dịch vụ cung cấp quan trọng không chỉ là một lợi thế cạnh
tranh hay một cam kết, mà cần được xem như một thứ không thể tách rời
và luôn gắn liên với văn hoá doanh nghiệp



1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Marine Sky Logistics
1.5.1.

Sơ đồ tổ chức của cơng ty

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Marine Sky Logistics
Nguồ

n: Phịng hành chính – nhân sự
1.5.2.

Vai trị và chức năng của mỗi bộ phận

Giám đốc điều hành của công ty là người nắm vai trò quan trọng nhất, điều
hành hoạt động của cả công ty và mọi quyết định đều phải thơng qua. Bên cạnh
đó, đây cũng là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật và đại diện cho công ty
trong các thủ tục và giấy tờ trong quá trình hoạt động kinh doanh dưới sự quản
lý của nhà nước. Giám đốc điều hành là người quản lý trực tiếp 4 trưởng phòng


nhân sự, tài chính, marketing, đào tạo và 1 giám đốc kinh doanh. Thư ký giám
đốc có trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
trong các buổi ký kế hợp đồng, chuẩn bị và sắp xếp các cuộc hẹn và thực hiện
các yêu cầu khác của giám đốc điều hành, ngoài ra, thư ký còn là người ghi lại
các sự việc quan trọng trong buổi họp. Đối với trợ lý gíam đốc, họ có vai trị
quản lý ngân sách của cơng ty, tạo ra và lên lịch các chương trình của cơng ty.
Nhìn chung, thư ký và trợ lý đều được uỷ quyền điều hành khi Giám đốc kinh
doanh vắng mặt tại công ty.
Hoạt động của từng phịng ban trong cơng ty:

-

Phịng Kinh Doanh:

+ Có chức năng liên hệ với các hãng vận tải tàu, hàng không, và kho bãi để
đặt lịch, booking và thuê cho những đơn hàng mà khách hàng yêu cầu, tiếp nhận
cuộc gọi và yêu cầu từ các khách hàng về các dịch vụ như kinh doanh xuất nhập
khẩu, uỷ thác hay các dịch vụ liên quan mà công ty cung cấp.
+ Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu Phòng Kinh Doanh với nhiệm vụ
điều phối và kiểm sốt 4 trưởng phịng cấp dưới, mọi sự ra quyết định trong lĩnh
vực liên quan tới phòng kinh doanh sẽ do giám đốc kinh doanh quyết định.
+ Bốn lĩnh vực vận tải: đường sắt, đường bộ, đường biển và giao nhận sẽ do 4
trường phịng trực tiếp phân cơng giao việc cho nhân viên cấp dưới. Mỗi nhân
viên kinh doanh trong các lĩnh vực các khâu trong phòng kinh doanh sẽ hoạt
động tương tác, hỗ trợ về mặt chuyên môn lẫn nhau.
-

Phòng Marketing:

+ Nhiệm vụ phòng ban là xây dựng các chiến lược quảng cáo thương hiệu và
thực hiện các dự án được cấp trên giao hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của
công ty, truyền thông tới các khách hàng mới giúp mở rộng mạng lưới khách
hàng, và nâng cao giá trị thương hiệu của công ty.
+ Trưởng phòng là người điều hành trực tiếp phòng ban và dưới có kỹ thuật
viên phụ trách các hoạt động truyền thơng online và offline.
-

Phịng Đào Tạo:



+ Có chức năng tổ chức, theo dõi và giám sát các hoạt động về huấn luyện,
đào tạo kỹ năng cho nhân viên cơ bản, nhân viên hữu cơ và sinh viên đảm bảo
cho doanh nghiệp nói riêng và nhân sự nói chung có được nguồn cung ứng nhân
sự dồi dào và chất lượng.
+ Giảng viên và trợ giảng được chỉ đạo dưới sự hướng dẫn của trưởng
phòng đào tạo.
-

Phòng Tài Chính:

+ Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới tài chính, kế tốn và thu chi. Tổ chức
hạch tốn các loại chi phí, doanh thu và nợ phải trả của công ty hàng tháng và
năm, các nghĩa vụ thuế của nhà nước và giúp giám đốc kiểm soát và quản lý vận
hành nguồn vốn.
+ Thống kê và phân tích các số liệu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Tính tốn và trả lương, thưởng cho nhân viên và thanh tốn các khoản chi phí
của cơng ty
-

Phịng Nhân Sự:

+ Tổ chức thực hiện các chính sách tuyển dụng, ngồi ra còn là phòng ban
giải quyết các vấn đề về nhân viên trong công ty, trực tiếp làm việc với nhân
viên trong cơng ty và theo dõi tình hình nhân sự của cơng ty để có thể đưa ra
được các chính sách nhân sự phù hợp và tuyển thêm nhân sự khi cần.
+ Là phịng đăng các thơng tin ứng tuyển và chọn ra ứng cử viên phù hợp với
vị trí cần tuyển.
1.5.3.

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi và giới tính


Tổng số nhân viên của cơng ty tính đến thời điểm hiện tại là 32 nhân viên.
Trong đó, độ tuổi nhân sự từ 25 đến 30 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng nhân
sự, có 16 nhân viên với tỷ lệ 50%. Thứ hai là độ tuổi từ 31 tới 40, có 9 nhân viên
và chiếm hơn 28% trên tổng 32 nhân viên. Số lượng nhân sự với độ tuổi 40 trở
lên và dưới 25 tuổi chiếm phần nhỏ nhất, lần lượt là 3 người và 4 người chiếm tỷ
lệ 9.375% và 12.5%. Hầu hết các nhân sự chủ chốt trong cơng ty như giám đốc,
và các trưởng phịng đều có tuổi nghề làm việc cao và có kinh nghiệm giúp tạo
nên một phần thành công cho công ty. Bên cạnh đó, nữ giới cũng chiếm đa số


trong các phịng ban của cơng ty, hầu hết họ làm các cơng việc như kế tốn,
chứng từ và các thủ tục liên quan cần sự cẩn thận và tỉ mỉ.
Bảng 1.5.1. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi và giới tính
Độ tuổi

Số nhân sự

Tỷ lệ

Dưới 25

4

Từ 25 đến 30

Giới tính
Nam

Nữ


12.5%

1

3

16

50%

5

11

Từ 31 đến 40

9

28.125%

3

6

Trên 40

3

9.375%


2

1

Tổng

32

100%

11

21

Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự
1.5.4.

Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn

Đối với trình độ học vấn của nhân viên cơng ty, phần chiếm nhiều nhất là
nhân viên có trình độ đại học (khoảng hơn 53%) với số lượng là 17 người, chủ
yếu tập trung ở chức danh trưởng phòng và quản lý, và bộ phận kinh kế tốn.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng có 2 nhân viên trình độ trình độ thạc sĩ nắm giữ chức
giám đố . Hai trình độ nhân sự trên là lực lượng nhân sự chủ chốt của cơng ty,
được đào tạo bài bản và có năng lực chun mơn cao.
Các nhân sự trình độ cao đẳng và nghề (chiếm tổng 41%) phần lớn làm
những công việc cần di chuyển nhiều và vận tải, làm thủ tục hải quan ở kho bãi
cần thích nghi mơi trường nhanh, thường do nam giới nắm giữ. Cụ thể hơn, Cao
đẳng chiếm 25% với 8 nhân viên và Nghề - LĐPT chiếm hơn gần 16% trên tổng

số nhân viên. Cơng ty có nhiều trình độ nhân sự và phân bổ phù hợp với tính
chất của từng cơng việc.
Bảng 1.5.2. Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn
Trình độ

Nhân sự

Tỷ lệ (%)

Thạc sĩ

2

6.25


Đại học

17

53.125

Cao đẳng

8

25

Nghề - LĐPT


5

15.625

Tổng

32

100%
Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự

1.6.

Tình hình hoạt động của cơng ty

1.6.1. Tình hình hoạt động chung của công ty
Bảng 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Doanh thu

5,858,300


9,285,300

8,123,300

14,518,756

16,518,295

Chi phí

5,311,525

8,171,064

7,256,815

12,002,172

13,434,880

410,081

835,677.00

649,864

1,887,438

2,312,561


0.91

0.88

0.89

0.83

0.81

0.07

0.09

0.08

0.13

0.14

Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ suất chi phí
trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời
(lợi nhuận sau
thuế trên doanh
thu)


(ĐVT: nghìn VNĐ - Nguồn Phịng kế tốn tổng hợp)
Dựa trên bảng tổng hợp các chi phí, doanh thu và lợi nhuận của cơng ty, nhìn
chung cho thấy doanh thu, chi phí của công ty đều tăng qua mỗi năm và lợi
nhuận được tăng nhiều nhất vào năm 2018 và 2019. Ở cả 5 năm từ 2015 đến
2019, các hoạt động của công ty đều mang lại lợi nhuận khá ổn định, tăng trưởng
qua mỗi năm và khơng gặp tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó, doanh thu của cơng
ty trong năm 2015 là thấp nhất trong cả 5 năm, với tỷ suất sinh lời chiếm 7%, chi
phí hoạt động kinh doanh chiếm phần khá lớn. Nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm này là trong giai đoạn 2015 là thời gian mà công ty đang thực hiện giai
đoạn cải cách sau khủng hoảng trước đó nên lợi nhuận và doanh thu của cơng ty


phần nào cũng bị ảnh hưởng đến. Tiếp theo vào năm 2016, doanh thu vẫn tiếp
tục có xu hướng tăng mạnh, có thể đây là kết quả của cuộc cách mạng và tái cấu
trúc công ty, doanh thu tăng khoảng hơn 1.5 lần so với năm 2015 (tăng
3,427,000,000 VNĐ) năm 2016. Tỷ suất sinh lời tăng lên 2% và công ty đã sử
dụng chi phí hiệu quả hơn. Vì vậy, lợi nhuận thu được cũng tăng lên 3 lần cho
thấy cơng ty đang có bước tiến khá đúng đắn về chiến lược kinh doanh ở giai
đoạn này.

T ình hình hoạt động chung của công ty Marine Sky Logistics
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000

0

Năm 2015

Năm 2016
Doanh thu

Năm 2017
Chi phí

Năm 2018

Năm 2019

Lợi nhuận sau thuế

(ĐVT: VNĐ - Nguồn Phịng kế tốn tổng hợp)
Tuy nhiên, năm 2017 có một sự giảm nhẹ một khoảng 1,162,000,000 VNĐ
(giảm 12.5%) trong mức doanh thu so với năm trước đó. Dù vậy, cơng ty vẫn
duy trì được mức tỷ suất sinh lời như năm 2016 là 8% và hiệu quả chi phí sử
dụng có xu hướng giảm nhẹ dẫn đến lợi nhuận công ty giảm 185,813,000 VNĐ
trong năm 2017. Tiếp theo vào năm 2018 và 2019, doanh thu và lợi nhuận đều
tăng một cách đáng kể, tình hình hoạt động của cơng ty ngày càng cải thiện và
khôi phục. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận này là do công ty đã mở rộng
thêm nhiều loại hình kinh doanh, đa dạng về các hình thức vận tải (đường biển,
hàng khơng, đường sắt và đường bộ) và không chỉ thực hiện chủ yếu vào dịch vụ


giao nhận như trước. Cụ thể hơn, vào năm 2018, doanh thu công ty tăng mạnh
thêm gần 179% so với năm 2017 nằm ở mức 14,518,756,000 VNĐ. Đồng thời,

mức lợi nhuận của công ty tăng vụt khoảng gần 3 lần so với năm 2017 cùng với
sự giảm mạnh của tỷ lệ chi phí trên doanh thu (giảm 6%) và sự tăng mạnh của tỷ
suất sinh lời (tăng 5%) cho thấy việc sử dụng chi phí của cơng ty ngày càng hiệu
quả và mang lại nguồn lợi nhuận cao. Lợi nhuận và doanh thu của công ty đạt
đỉnh trong năm 2019 với mức lợi nhuận tiếp tục tăng thêm gần 23% (tăng
425,123,000 VNĐ) so với năm 2018 cùng với doanh thu tăng nhẹ thêm 13.8%
(tăng 1,999,539,000 VNĐ). Tỷ lệ chi phí/doanh thu tăng thêm 1% so với năm
2018 công ty vẫn duy trì được cách sử dụng chi phí một cách tối đa hoá lợi
nhuận trong năm 2019.
1.6.2. Cơ cấu doanh thu theo phương thức kinh doanh
Bảng 1.6.2. Doanh theo phương thức kinh doanh
Phương thức kinh
doanh
Vận tải đường
hàng không
Thương mại
Vận tải đường bộ
và sắt
Vận tải đường
biển

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


853,400

826,000

711,500

964,550

1,253,915

1,787,200

1,207,500

763,700

1,849,370

2,404,181

2,395,600

5,513,300

4,855,500

7,265,830

9,445,579


822,100

1,738,500

1,792,600

4,439,006

3,414,620

(ĐVT: nghìn. VNĐ - Nguồn Phịng kế tốn tổng hợp)
Hình 1.6.2. Doanh theo phương thức kinh doanh


Doanh thu theo phương thức kinh doanh
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
0

Năm 2015

Năm 2016


Vận tải đường hàng không

Thương mại

Năm 2017

Năm 2018

Vận tải đường bộ và sắt

Năm 2019

Vận tải đường biển

Nhìn chung hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực vận tải và giao nhận hàng hố
của cơng ty có xu hướng tăng. Cơng ty có 4 dịch vụ chủ yếu dành cho khách
hàng bao gồm: vận tải hàng không, vận tải đường biển, vận tải đường bộ và sắt,
thương mại. Trong 4 lĩnh vực dịch vụ công ty cung cấp, dịch vụ vận tải đường
bộ và sắt là dịch vụ kinh doanh chủ lực của công ty, hầu hết chiếm phần lớn
doanh thu của công ty chủ yếu là giao hàng trong nội địa (chiếm trên 50% trên
tổng doanh thu). Dịch vụ cung cấp quan trọng thứ hai của công ty là vận tải biển
cung cấp các dịch vụ liên quan tới gom hàng lẻ và container, giao nhận và làm
thủ tục hải quan,…Tuy nhiên, có một sự giảm nhẹ trong doanh thu vận tải biển
trong năm 2019 cho thấy cơng ty có chút vấn đề trong việc hoạt động cung cấp
vận tải biển. Dịch vụ vận tải biển chiếm khoảng 25% trên tổng doanh của công
ty nguyên nhân chiếm phần lớn sau dịch vụ đường bộ và sắt. Ngoài ra, lĩnh vực
Kinh doanh thương mại, tư vấn xuất nhập khẩu và uỷ thác đứng thứ ba trong 4
dịch vụ, chiếm khoảng trên 10%. Và chiếm phần ít nhất trong doanh thu là hoạt
động vận tải đường hàng không cho thấy công ty không chú trọng nhiều và

không khai thác mạnh ở lĩnh vực này.
2.

Giới thiệu về bộ phận và vị trí thực tập
2.1.

Bộ phận thực tập


-

Phòng giao nhận – thủ tục hải quan: Chức năng chủ yếu của phòng là
thực hiện chuẩn bị và kiểm tra sao cho đầy đủ các giấy tờ, chứng từ để
thực hiện việc giao nhận xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Thực hiện
và lên kế hoạch giao nhận hàng, theo dõi tiến độ trong quy trình giao
nhận.

-

Ngồi việc thực hiện thông quan các lô hàng xuất nhập khẩu, phòng ban
còn chịu trách nhiệm trong việc tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục
hải quan cho khách hàng từ thuế hàng hoá xuất nhập khẩu đến giám
định, kiểm dịch và lên tờ khai,..

-

Nhận các cuộc gọi từ khách hàng và tư vấn dịch vụ cho khách hàng khi
họ có nhu cầu, kí kết hợp đồng với khác hàng sau khi tư vấn thành cơng.
Sau đó truyền thơng tin cho các phịng ban vận tải liên quan có chuyên
môn để lên kế hoạch giao nhận hàng và thủ tục hợp lý đáp ứng mỗi yêu

cầu của loại hình vận tải khác nhau

-

Thực hiện các thủ tục thanh toán cho đơn hàng nhập khẩu
2.2.

Vị trí thực tập

-

Cơng việc tại phịng ban: thực tập sinh chứng từ

-

Chi tiết cơng việc:
+ Công việc chủ yếu là nhập các chứng từ (packing list, invoice,..)
hàng nhập và xuất cho khách hàng, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ
trong việc thực hiện thủ tục thơng quan xuất nhập khẩu, kiểm tra
tính hợp pháp và chính xác của các chứng từ mà cơng ty xuất
nhập khẩu cung cấp trước khi chuyển cho nhân viên giao nhận
thực hiện công việc thông quan và giao nhận hàng tiếp theo ở
cảng

+ Hỗ trợ với các nhân viên trong phòng ban tư vấn về các dịch vụ và điều khoản
hợp đồng thông qua việc nhận các cuộc gọi hoặc gặp mặt trực tiếp với khách
hàng. Bên cạnh đó, liên hệ với các phòng ban vận tải liên quan sau khi tư vấn
thành công cho khách hàng



Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận vận tải biển tại cơng ty TNHH
Marine Sky Logistics
1. Phân tích mơi trường vĩ mô
1.1.

Yếu tố về kinh tế

Từ năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã có kết quả tích cực và đạt mức ổn
định với tốc độ tăng trưởng GDP trong năm tăng mức 7.02% so với năm (theo
Bộ Công Thương), đây là mức tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong vòng 9
năm trở lại đây với lạm phát bình quân là 1.91% ở mức thấp nhất. Kim ngạch
xuất nhập khẩu trong năm 2019 cũng vượt mức 500 tỉ USD và CPI bình quân
trong năm tăng 2.79% so với năm 2018. Trong đó, theo hiệp hội Doanh Nghiệp
dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành Logistics Việt Nam cũng có tốc độ
tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, đạt khoảng 14% đến 16%. Đến
năm 2020, sự bùng nổ của dịch COVID gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền
kinh tế của thế giới ở hầu hết các ngành nghề đều bị tác động. Đặc biệt đối với
ngành logistics – cần có giao thương với nước ngồi, việc đóng cửa biên giới ở
các nước và hoãn các chuyến bay ngoài nước gây ảnh hưởng mạnh tới kim
ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2020. Cụ thể hơn, trong vòng 6 tháng đầu năm
2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 238.4 tỷ USD giảm
khoảng 2.1% so với cùng kỳ năm 2019 (theo Tổng cục Thống kê). Trong đó tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 121.2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 117.2 tỷ USD lần lượt
so với cùng kỳ năm ngoái giảm 1.1% và 3%. Việc bùng nổ của dịch COVID
cũng tác động đến giao nhận vận tải biển do các chuyến tàu cũng giảm chỉ bằng
91% so với cùng quý I năm 2019. Mặc dù tổng sản lượng hàng hoá giao nhận
bằng đường biển trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng 4% so với cùng kì năm 2019,
sản lượng tăng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của những năm
trước đó và được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới. Nguyên nhân sản lượng
chưa bị tác động nhiều là do hầu hết hàng hoá vận tải bằng được bộ cần xuất

khẩu qua biên giới bị ngừng trệ nên họ chuyển sang sử dụng vận tải biển.
1.2.

Yếu tố về văn hố – chính trị


Hiện nay, Việt Nam đã kí kết các hiệp định thương mại để mở rộng cơ hội
tiếp cận ra nhiều thị trường mới và thúc đẩy việc xuất nhập khẩu trong nước. Cụ
thể hơn, vào năm 2007, Việt Nam đã gia nhập WTO – Tổ chức thương mại thế
giới (hiện có 164 các nước thành viên) với nhiều lợi ích đi kèm khi gia nhập như
giảm thuế quan, xoá bỏ rào cản phi thuế quan, phát triển và mở rộng tự do hàng
hoá giữa các nước, thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn kí
kết 10 hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong năm 2015, đối với các nhóm
qc gia như Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á – Âu gồm Kazakhstan, Armenia,
Kyrgyzstan, Nga và Belarus, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hơn nữa, việc tham gia vào hội nghị Á – Âu (ASEM – thành lập năm 1996) mặc
dù chưa có những quy định giảm thuế nhưng nó giúp thúc đẩy sự hợp tác kinh tế
giữa các nước trong ASEM, thúc đẩy nền kinh tế của khu vực và đẩy mạnh giao
lưu giữa các doanh nghiệp trong tổ chức. Vào ngày 30/6/2019, Việt Nam cũng
đã ký kết với EU hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Bảo hộ Đầu tư
(EVIPA) – giúp Việt Nam mở rộng hơn một số phân ngành logistics với EU. Sắp
tới, việc đàm phán về Hiệp định đối. tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã và
đang trong q trình hồn thiện bao gồm 6 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, New Zealand Ấn Độ và Australia. Việc kí kết hiệp định RCEP này tạo
ra một cơ hội lớn đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu và logistics khi khu vực mậu
dịch tự do được mở rộng và có thêm các đối tác xuất nhập khẩu lớn cho Việt
Nam.
Trong đại dịch COVID năm 2020, hiệp hội Doanh Nghiệp dịch vụ Logistics
Việt Nam (VFA) đã gửi công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhằm đề
xuất một số giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch

COVID, một phần để thúc đẩy việc giao thương và nền kinh tế, chính phủ Việt
Nam đã dần giảm giá xăng dầu và giảm 10% giá hoa tiêu cho doanh nghiệp vận
tải biển tuyến nội địa Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
doanh nghiệp kinh doanh nói logistics nói riêng có nguồn động lực để tiếp tục
hoạt động
1.3.

Yếu tố về pháp luật


Các điều khoản về logistisc và các hoạt động liên quan đã được quy định
trong Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, việc phân loại dịch vụ logistisc tại
Việt Nam cịn xảy ra nhiều khó khăn trong khâu quản lý và áp dụng thực tiễn do
mỗi văn bản pháp luật có một quy định khác nhau như trong nghị quyết số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng chính phủ về hệ thống ngành
kinh tế Việt Nam năm 2007 ngành logistics được chia làm 15 phân ngành dịch
vụ , điều 3 nghị định số 163/2017.NĐ-CP ngày 30/12/2017 của chính phủ về
kinh doanh dịch vụ logistics ngành logsitics được chia làm 17 loại dịch vụ. Bên
cạnh đó, ngành logistics Việt Nam khi cùng các nước thành viên ASEAN xây
dựng lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics, cũng phân loại logistics theo các
11 phân ngành khác nhau. Việc có nhiều văn bản với các phân loại khác nhau dễ
gây ra sự nhầm lẫn trong các hoạt động và giảm hiệu quả trong việc thực hiện
hoạt động logistics.
Bên cạnh đó, một số hạn chế khác về hệ thống pháp luật như sự thiếu đồng
bộ về xây dựng và khai thác cảng biển, và giữa các loại hình vận tải (đường
sơng, sắt, bộ, biển…). như chưa hình thành được cảng có độ sâu 22m để phù hợp
với tàu container loại 15-18,000 TEU, các xe tải có tải trọng lớn lên đến 45 – 48
tấn nhưng quy định đường bộ chỉ cho phép dưới 30 tấn,… Tuy nhiên so với
trước đây, hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng hội nhập với quốc tế,
các bộ luật sửa đổi thay thế những điều luật trước đã dần phù hợp với luật quốc

tế (sự thay thế của luật thương mại năm 2005 cho năm 1997 và Bộ luật hàng hải
2005 thay cho năm 1990,…)
1.4.

Nhân khẩu học

Ngành logistics hiện nay là một trong những ngành phát triển mạnh của Việt
Nam, đóng góp khoảng 15 – 20% GDP của đất nước. Không chỉ các công ty vừa
và nhỏ, mà tại các cơng ty lớn cũng có nhu cầu mạnh mẽ về dịch vụ logistics
trong thời đại tồn cầu hố hiện nay. Vì sự tăng lên quá mạnh mẽ về nhu cầu của
dịch vụ thuê ngoài logistics, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn cung cấp
nhân lực cho ngành logistics tại Việt Nam. Theo một thông tin từ Viện Nghiên
cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cần trung bình thêm


khoảng 18,000 lao động trong vòng 3 năm tới. Số lượng nhân viên logistics
chuyên nghiệp hiện nay có khoảng 4,000 nhân viên hoạt động trong 140 công ty
hội viên, và bán chuyên từ 4,000 – 5,000 nhân viên theo ước tính của Hiệp hội
Giao nhận Kho vận Việt nam (VIFFAS). Theo đó, số lượng nguồn nhân lực này
chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của ngành. Trong số các lực lượng lao động trực
tiếp như xếp dỡ, kiểm tra hàng, bốc vác, lái xe thì trình độ học vấn cịn thấp và
chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Theo Phó giám đốc của Trung tâm dự báo
Nhân lực TP.HCM thì số lượng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh
vực này chỉ chiếm 1 – 2%. Hơn nữa, hiện này có tới 53.3% doanh nghiệp thiếu
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về logistics và phải đào tạo lại các nhân
viên tại 30% doanh nghiệp, chỉ có 6.7% doanh nghiệp là hài lòng với chất lượng
của nhân viên.
1.5. Yếu tố về khoa học công nghệ
Sự ứng dụng khoa học cơng nghệ vào ngành logistisc tại Việt Nam đã có
những bước tiến đáng ghi nhận. Tỷ lệ người dân sử dụng internet tại Việt Nam

lên tới 70%, thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển, kéo theo việc đầu tư
nền tảng công nghệ trong hệ thống logistics để mở rộng kho bãi, tăng hiệu quả
phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng. Có 4 mảng ứng dụng chính của công
nghệ mới, các ứng dụng này thường đường áp dụng trong vận tải đường bộ
thơng qua việc kiểm sốt các tuyến đường để hoạch định thời gian và lịch trình
hiệu quả, giúp tối ưu được hiệu quả khi sử dụng phương tiện vận tải, quản lý hậu
cần. Ứng dụng thứ hai về các giải pháp tự động kiểm tra các kho hàng thương
mại điện tử, chuyển phát, giao hàng nhanh. Tiếp theo là một số công ty và nhà
bán lẻ đang có thể thực hiện quản lý dây chuyền chuỗi cung ứng bằng cách áp
dụng ứng dụng có sự kết hợp giữa hệ thống thơng tin, tự động hố và trí tuệ nhân
tạo. Cuối cùng là các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý kết hợp với tự động hoá sản xuất tạo nên hiệu quả cao.
Thực tế việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các doanh nghiệp logistics
tại Việt Nam hiện nay còn khá ít và kém xa so với các doanh nghiệp quốc tế.
Một phần do trình độ ứng cơng nghệ thơng tin tại doanh nghiệp vẫn còn thấp, và


môi trường kinh tế Việt Nam bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa
áp dụng. Hầu hết việc liên lạc giữa các công ty logistics và hải quan đều phải tới
tận trụ sở và làm việc thông qua giấy tờ. Tuy nhiên, việc khai báo hải quan đã
được triển khai thực hiện thông qua phần khai báo điện tử từ năm 2010 và đến
nay các doanh nghiệp hầu hết đều đã thích nghi và sử dụng phần mềm này. Chủ
yếu các doanh nghiệp thường áp dụng khoa học cơng nghệ với trình độ thấp như
sử dụng email và internet một cách cơ bản để truyền thông tin. Bên cạnh đó, sự
ứng dụng các phầm mềm quản trị kho bằng mã vạch cũng chưa được áp dụng
rộng rãi. Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt
Nam thì số doanh nghiệp logistics sử dụng các phần mềm về quản lý để theo dõi
đơn hàng, lịch trình tàu chạy, quản lý kho bãi, điều phối xe… chỉ chiếm chưa
đến 15% trên tổng số doanh nghiệp logistics hiện giờ. Tại cảng Cát Lái hiện nay
cũng đã áp dụng được phần mềm quản lý container giúp giảm lượng lớn thời

gian chờ đợi, lấy hàng và làm giảm sự ùn tắc. Muốn cắt giảm chi phí hoạt động
logistics, làm nó hiệu quả và linh hoạt hơn thì việc áp dụng cơng nghệ số hố
vào quy trình là việc không thể tránh khỏi.
1.6. Yếu tố về môi trường tự nhiên
Mạng lưới vận tải biển Việt Nam hiện nay rất đa dạng và rộng khắp. Việt
Nam có đường bờ biển dài 3,260 km trải dài từ Bắc và Nam, biển nằm ở bên bở
biển Đông cùng với vùng biển rộng 1 triệu kiloment vuông trải dài khắp cả nước
thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá quốc tế giữa hai đại dương lớn là Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với địa hình giáp với biển, Việt Nam khơng
những đạt lợi thế về thương mại quốc tế mà điều này cịn giúp vận tải nội địa
phát triển. ). Vì có vị trí nằm trong các tuyến đường quốc tế quan trọng trong vận
tải biển (chiếm 29/39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới)
nên đây cũng là nơi trung chuyển của nhiều tàu quốc tế lớn trên thế giới. Ngoài
ra với giá cước rẻ và hoạt động vận tải an toàn, vận tải đường biển trở thành
phương tiện chuyên chở cực kì quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
1.7. Yếu tố về cơ sở hạ tầng


Việt Nam đang có hệ thống cảng biển đã được xây dựng với 3 trung tâm ở
3 vùng miền khác nhau là Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh), Trung (Nha Trang,
Quy Nhơn, Quảng Ngãi và Đà Nẵng) và Nam (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và
Hồ Chí Minh. Với chiều dài cầu cảng là 89km, Việt Nam có tổng cộng 44 cảng
biển và 263 bến cảng phục vụ cho công tác vận tải biển. Thêm vào đó, cảng biển
Việt Nam tại phía Bắc và Nam cịn có thể tiếp nhận được các tàu trung chuyển
có trọng tải khoảng từ 100 tới 200 nghìn tấn. Tuy nhiên, quy mơ của các cảng
nhỏ vẫn chiếm nhiều với tải trọng thấp cho thấy hệ thống cảng biển Việt Nam
vẫn chiếm quy mô nhỏ trong khi thế giới có xu hướng sử dụng container hố và
tàu chun dụng có trọng tải lớn. Hiện nay, Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cảng
container hiện đại nhất với các dịch vụ khai thác chủ yếu về kho bãi và là nơi

phân phối hàng hoá đi cả nước. Bên cạnh đó, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước cũng
là nơi có vị trí kết nối giữa khu vực kinh tế phía nam và Đồng bằng sơng Cửu
Long, cảng này một phần giúp giảm bớt sự ùn tắc tại cảng Tân Cảng – Cát Lái.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây các mạng lưới đường bộ và sắt dọc theo bờ biển
để có thế vận chuyển hàng xuất nhập khẩu thuận tiện đi được khắp cả nước một
cách thuận tiện.
2. Phân tích mơi trường vi mơ
2.1.

Đối tác

Các đối tác của công ty chủ yếu là các hãng tàu, các hãng hàng không trong
nước và quốc tế. Các hãng là đối tác của doanh nghiệp Marine Sky Logistics và
là nhà cung cấp hiện tại là:
- Đối với tuyến đường vận tải biển quốc tế: các hãng tàu uy tín hàng đầu thế
giới
+ Tuyến đường Châu Âu: Hapag-Lloyd, MAERSK, CMA CGM, MSC
+ Tuyến đường Châu Á: ONE, Evergreen, MOL, COSCO
+ Tuyến đường Mỹ: HUYNDAI, ONE, MAERSK và MSC
+ Tuyến đường Châu Phi: MSC, MAERSK, OOCL
+ Tuyến đường Đông Nam Á: COSCO, Evergreen


- Đối với tuyến đường vận tải biển nội địa: là đối tác của những hãng lớn và uy
tín tại Việt Nam. Công ty hợp tác với các hãng tàu trong ba tuyến đường Bắc,
Trung, Nam là Vinaco (Hải Phòng, Đà Nẵng), Vosco, Gemadept và NASICO.
Đây đều là các công ty vận tải container hàng đầu tại Việt Nam, luôn đáp ứng
được nhu cầu khách hàng vì có số lượng tàu lớn và có khả năng chở các hàng
hố khối lượng lớn
Về kho bãi thì cơng ty có 3 kho riêng của mình ở Bình Tân – TP. HCM, Biên

Hồ - Đồng Nai và Tân Biên – Tây Ninh nên cơng ty khơng tốn chi phí th kho
bãi.
2.2.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện Việt Nam có khoảng 4,000 cơng ty logistics và vận tải cung cấp nhiều
dịch vụ đa dạng và chủ yếu có quy mơ nhỏ (theo CTCP Báo cáo và Đánh giá
Việt Nam), Hà Nội và TP.HCM là hai thanh phố lớn có tập trung nhiều cơng ty
logistics nhất. Cơ cấu trong đó có 10% là doanh nghiệp liên doanh, 2% doanh
nghiệp nước ngồi và 88% cịn lại là doanh nghiệp trong nước. Cụ thể hơn trong
khu vực TP.HCM, có 2,160 doanh nghiệp trong ngành này. Các doanh nghiệp
logistics vận tải được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng cao và số lượng
doanh nghiệp trong ngành càng càng tăng cao. Nhìn chung, các doanh nghiệp có
vốn nước ngồi vẫn có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp logistics
nội địa. Lý do là doanh nghiệp có vốn nước ngồi hoặc cơng ty logistics nước
ngồi tại Việt Nam như Cơng ty cổ phần Gemadept, cơng ty giao nhận tồn cầu
DHL, cơng ty TNHH Hitachi Transport System… có vốn đầu tư và quy mơ lớn,
trình độ chun mơn mang tầm cỡ quốc tế, có kỹ năng thơng thạo trong việc áp
dụng khoa học cơng nghệ vào quy trình hoạt động, là thương hiệu quốc tế nên sẽ
được các nhà xuất nhập khẩu lớn nước ngoài tin dùng nên giành được nhiều lợi
thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp về
giao nhận nằm trong top 10 uy tín trong nhóm ngành giao nhận , kho bãi và
chuyển phát trong năm 2020 do Vietnam Report bình chọn như cơng ty TNHH
MTV Tân Cảng Sài Gịn, Cơng ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương –
Transimex, Công ty Cổ Phần giao nhận và vận chuyển In Do Trần,…


Các cơng ty logistics nội địa có khả năng cạnh tranh mạnh như Công ty Cổ
phần Vinalink, Công ty Dương Minh Logistics, Công ty Cổ phần Vinalines

Logistics, Công ty Cổ phần Transimex… Các cơng ty này đều có điểm chung là
quy mơ khá lớn, có thời gian hoạt động lâu năm nên trình độ chun nghiệp hơn
và có nhiều trụ sở và văn phòng tại nhiều tỉnh thành khác nhau nên sẽ tiếp cận
được với nhiều khách hàng và tạo nên độ nhận diện thương hiệu lớn hơn so với
công ty TNHH Marine Logistics. Để cạnh tranh được công ty cần nhiều thời
gian để cải thiện, mở rộng quy mô và nâng cao khả năng quản lý và trình độ
chuyên mơn của mình. Bên cạnh đó, vì cơng ty thuộc các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cùng quy mô như cơng ty
Hồng Hà Logistics, cơng ty TNHH Thương Mại và Giao nhận Phúc An, Công
ty TNHH MTV Giao nhận Thương mại dịch vụ Toàn Năng ,…. Đây là những
doanh nghiệp có sự cạnh tranh trực tiếp về dịch vụ cung cấp, chất lượng, lẫn giá
cả đối với công ty Marine Sky Logistics hiện nay
2.3.

Khách hàng

Vì là một doanh nghiệp logistics, khách hàng chủ yếu của công ty là các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu thay vì những khách hàng đơn thuần khác. Khách
hàng đa dạng với nhiều ngành nghề và quy mô khác nhau. Về xuất khẩu nông
sản tập trung ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với mặt hàng xuất khẩu là
gạo và các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật tư tập trung ở các quận ngoài
thành tại TP.HCM. Cụ thể hơn, một số khách hàng của công ty Marine Sky
Logistics ở các lĩnh vực khác nhau là:
- Về nông sản (gạo, sắn lát, cám, bắp, ngũ cốc,...): Công ty cổ phần lương
thực Phú Vĩnh, công ty Angimex, Công ty Khánh Tâm, Công Ty TNHH Harris
Freeman Việt Nam, …
-

Bách Hóa - Tiêu Dùng ( Thực phẩm, bánh, kẹo,…): Cơng ty Cơng Lập


Thành,…
- Thiết bị - máy móc – nguyên phụ liệu và vật tư: Công ty cổ phần xây dựng
Hồ Bình, Cơng Ty Xây Dựng Số 5,…


- Vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, đá, gỗ, trang trí nội ngoại thất…): Cơng
ty TNHH Thịnh Phát, , công ty cổ phần Licogi 16, công ty Pancera,…
2.4.

Các đối thủ tiềm năng

Hiện nay với thị trường Việt Nam ngày càng mở, các doanh nghiệp càng có
nhu cầu xuất nhập khẩu nhiều hơn. Hơn nữa, việc Việt Nam ký 10 hiệp định
thương mại tự do (FTA) và sắp tới là RCEP đã tạo điều kiện cho nhu cầu phát
triển và tăng số doanh nghiệp tư nhân gia nhập hoạt động logistics. Các doanh
nghiệp mới vào ngành ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm,
dịch vụ cung cấp chưa được đa dạng, các doanh nghiệp thường quen với việc
hợp tác với một công ty logistics nhất định nên sẽ phải cần thời gian để tạo được
thương hiệu và lịng tín nhiệm với khách hàng. Vì vậy, Marine Sky Logistics
ngoài phải cạnh tranh với các đối thủ sẵn có trên thị trường mà cịn phải ngày
càng một tiến bộ để nâng cao lợi thế cạnh tranh về quy mơ, chất lượng dịch vụ,
và trình độ chun mơn hơn so với các doanh nghiệp mới vào ngành. Ngoài ra,
các hãng vận tải hàng không, các hãng tàu lớn vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô
lẫn khả năng cung cấp dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
thông qua việc mở rộng qua khai thác lĩnh vực logistics. Đây cũng là một mối
nguy cơ tiềm tàng về đối thủ cạnh tranh lớn gia nhập ngành do chủ yếu các hãng
tàu lớn và đã xây dựng được niềm tin và uy tín với khách hàng từ trước nên việc
gia nhập ngành giao nhận logistíc sẽ làm công ty Marine Sky Logistics mất đi
một số lượng khách hàng lớn.
3. Phân tích yếu tố bên trong

3.1.

Cơ cấu doanh thu dịch vụ đường biển theo thị trường

Bảng 3.1. Cơ cấu doanh thu dịch vụ đường biển theo thị trường
Việt Nam
Năm

- Đông

Mỹ Châu Á

Châu Âu

Nam Á

Châu Phi

Trung

Úc - New

Đông

Zealand

2015

40.80%


18.27%

9.97%

8.33%

9.54%

13.09%

2016

43.15%

22.80%

8.07%

7.46%

8.72%

9.80%


×