Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA PHÁT TRIỂN TRỌNG tài THƯƠNG mại và TRỌNG tài đầu tư tầm QUAN TRỌNG của sự PHÁT TRIỂN về NGUỒN NHÂN lực NHẰM THÚC đẩy sự PHÁT TRIỂN TRỌNG tài THƯƠNG mại và TRỌNG tài đầu tư tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.53 KB, 25 trang )

CHỦ ĐỀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ TRỌNG TÀI
ĐẦU TƯ - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ TRỌNG TÀI
ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM1

Trọng tài viên Nguyễn Mạnh Dũng2

1 Bài viết được thực hiện với sự hỗ trợ của Hà Mỹ Linh, trợ lý nghiên cứu của Cơng ty TNHH Phịng

ADR Việt nam (ADR Vietnam Chambers LLC): />2 Trọng tài viên Nguyễn Mạnh Dũng là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt nam (VIAC), Trọng tài viên chuyên nghiệp của ADR Vietnam Chambers LLC. Ông là luật sư
chuyên sâu về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế với hơn 30 năm kinh nghiệm và là Thạc sỹ
Luật chuyên ngành giải quyết tranh chấp quốc tế tại Trường Luật Queen Mary, ĐHTH Luân đôn
(Anh). TTV Nguyễn Mạnh Dũng là luật sư Việt nam đầu tiên được kết nạp bởi Viện trọng tài Anh
(CIArb), là thành viên Việt nam đầu tiên của Tòa trọng tài quốc tế ICC và đồng thời là trọng tài viên,
hòa giải viên của nhiều tổ chức trọng tài, hòa giải quốc tế. TTV Nguyễn Mạnh Dũng là thành viên biên
tập, soạn thảo Luật trọng tài thương mại 2010 và Nghị định 22/CP về Hịa giải thương mại của Việt
nam. Thơng tin chi tiết tại: />
1
1


MỤC LỤC

2
2


I.



GIỚI THIỆU CHUNG

Vốn Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ln đóng vai trị chủ chốt trong việc tăng trưởng
hội nhập kinh tế tại Việt Nam. Tính đến ngày 20/03/2020, Việt Nam có tất cả 31,665 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 370 tỷ USD.3
Gần đây chính phủ Việt Nam đã chỉnh sửa Luật Doanh nghiệp năm 2015 và Luật Đầu tư 2014
nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng việc cân bằng quyền lợi cho những Doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.4
Theo thống kê của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Việt
Nam hiện đang là thành viên của 67 Hiệp ước Đầu tư Song phương (BIT).5 Tính đến tháng 1
năm 2022, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và hiện đang đàm
phán tham gia 2 FTA, đa phần đều có điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư bằng trọng tài. 6
Ngoài ra, tính tới thời điểm này thì Việt Nam đã là bị đơn của 8 vụ tranh chấp đầu tư, trong số
đó, 1 vụ tranh chấp được giải quyết thơng qua cơ quan phụ trợ của Trung tâm Quốc tế về Giải
quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và 7 vụ tranh chấp được giải quyết theo quy tắc trọng tài
của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL).7
Việc gia tăng giao thương cũng như hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư cũng như các quốc gia
khác sẽ không tránh khởi việc xảy ra tranh chấp trong tương lai giữa nhà đầu tư nước ngồi và
chính phủ nước nhận đầu tư. Điều này không chỉ đã xảy ra đối với các quốc gia pháp triển
như Anh, Pháp, Mỹ mà còn đối với cả các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Đối với các quốc gia không là thành viên của ICSID giống với Việt Nam, quy tắc trọng tài
UNCITRAL thường được đưa vào áp dụng tại các hiệp định đầu tư. Mặc dù Việt Nam cơng
nhận và ủng hộ cả hai hình thức trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc, nhưng hình thức trọng
tài vụ việc (ad hoc) chưa được phổ biến áp dụng tại Việt Nam. Tới thời điểm hiện nay, chỉ
mới có ghi nhận một vụ tranh chấp trọng tài vụ việc theo quy tắc UNCITRAL được Trung
tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) giám sát.8 Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ban thư ký

3 Bộ tư pháp, Quỹ thịnh vượng vương quốc anh, UNDP, “Báo cáo nghiên cứu nâng cao hiệu quả giải


quyết
tranh
chấp
đầu

quốc
tế
tại
Việt
Nam”,
trang
9-10
/>%20final_%20upload.pdf
4 WTO, ‘Trade Policy Review: Report by the Secretariat – Vietnam’ (02/03/2021) WT/ TPR/S/410,
trang 9, truy cập ngày 17/05/2022
5 UNCTAD, “Investment policy”
truy cập ngày 17/05/2022;
6 VCCI, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022, truy cập ngày 20/05/2022
7 />8 VIAC, Vietnamese centre hosts first case under UNCITRAL rules, />
3
3


UNCITRAL, Việt Nam chưa được UNCITRAL liệt kê vào danh sách công nhận là quốc gia
áp dụng Luật Mẫu UNCITRAL trong số 118 quốc gia được công nhận.9
Theo nghiên cứu gần đây, một trong những vấn đề trong những vụ tranh chấp đầu tư giữa
quốc gia và nhà đầu tư mà Việt Nam hiện đang gặp phải chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực
có chun mơn.10 Vì vậy, một nguồn nhân lực mạnh có kiến thức chun mơn về trọng tài
quốc tế là điều ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam cần làm.
Trong báo cáo này bằng việc đánh giá phân tích điểm chung và khác biệt giữa trọng tài

thương mại và trọng tài đầu tư, tác giả sẽ chỉ ra những tác động cũng như ảnh hưởng của sự
phát triển trọng tài thương mại đến với trọng tài đầu tư. Từ đó, cho thấy việc phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực trọng tài thương mại sẽ là bệ đỡ cho sự phát triển Trọng tài đầu tư tại
Việt Nam. Qua đó, đóng góp vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong các vụ kiện trọng tài đầu
tư khi nhà đầu tư kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) theo các hiệp định bảo hộ đầu
tư.
II.

PHÂN BIỆT GIỮA TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Ngày nay, Trọng tài đã và đang được công nhận bởi nhiều quốc gia, tổ chức gỉải quyết tranh
chấp lớn như một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Theo Khảo sát Trọng tài Quốc
tế năm 2021 của Trường Đại học Luân Đôn phối hợp cùng White & Case, trọng tài quốc tế là
phương thức được lựa chọn để giải quyết tranh chấp xuyên biên giới của 90% người tham
gia.11
Trọng tài thương mại hay trọng tài đầu tư đều được bắt nguồn từ trọng tài quốc tế. Thẩm
quyền của trọng tài đều có được từ sự đồng thuận của các bên tranh chấp. 12 Sự đồng thuận thể
hiện tại một thoả thuận trọng tài, hay từ sự tự nguyện của các bên (party autonomy). Các bên
tranh chấp có quyền tự do thoả thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, và quy tắc
điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Có thể
thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo các điều ước quốc tế hay hiệp định đầu tư quốc
tế cũng áp dụng cùng nguyên tắc trên và điểm này khá tương đồng với trọng tài dựa trên hợp
đồng thương mại.13 Để có thể giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài thì các bên của
9 UNCITRAL, Status: UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration (1985), with

amendments
as
adopted
in
2006,

truy cập
ngày 20/05/2022
10 Nguyễn Mạnh Dũng & Đặng Vũ Minh Hà, “ISDS Reform and the EU-Vietnam Investment
Protection Agreement: Challenge Accepted!” in Mohan, M., & Brown, C. (Eds.). (2021). The Asian
Turn in Foreign Investment. Cambridge: Cambridge University Press, trang 216 -217.
11 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration
to a changing world”, trang 2, />
12 M Steingruber, Consent in International Arbitration, Oxford 2012, p.12; G Wang, “Consent in
Investor-State Arbitration: A Critical Analysis” (2014) 13 Chinese Journal of International Law, 335
13 Joel Dahlquist, “The Use of Commercial Arbitration Rules in Investment Treaty Disputes”,
KONINKLIJKE BRILL NV, LEIDEN, Chapter 1

4
4


vụ tranh chấp đầu tư quốc tế cũng cần đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp thông qua
trọng tài.14 Điều này cho thấy có sự liên kết nhất định giữa Trọng tài thương mại và Trọng tài
Đầu tư. Dưới đây là những đánh giá so sánh nhằm chỉ ra một số điểm chung và khác biệt quan
trọng giữa Trọng tài thương mại và Trọng tài Đầu tư.
1

Thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài luôn là cơ sở để xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài dù là trọng
tài thương mại hay trọng tài đầu tư. Phải tồn tại một thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì các
bên mới có thể giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài. Nguyên tắc này được công nhận
bởi Công ước New York15 và Luật Mẫu UNCITRAL16. Theo đó, thoả thuận trọng tài vô hiệu
sẽ khiến việc thi hành và công nhận phán quyết trọng tài bị huỷ bỏ.
1.1. Loại Thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại thường là một thoả thuận hoặc một điều
khoản trong hợp đồng thương mại giữa các bên. Thường được giao kết trước khi có tranh
chấp xảy ra hoặc sau khi có tranh chấp và tách biệt với hợp đồng thương mại giữa các bên.
Thoả thuận trọng tài trong tranh chấp đầu tư thường được bao gồm các hiệp định đầu tư
dưới dạng điều khoản17 hoặc là văn bản chấp thuận tranh chấp tại trọng tài (aggreement to
arbitrate). Thoả thuận trọng tài chính là thể hiện đề xuất của nước nhận đầu tư với nhà đầu tư
Và thoả thuận được chấp nhận khi nhà đầu tư mang vụ tranh chấp tới hội đồng trọng tài và
yêu cầu giải quyết đơn khởi kiện chống lại một quốc gia. 18 ICSID chỉ có thẩm quyền đối với
tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và công dân của quốc gia thành viên khác của Công
ước ICSID. Hai bên tranh chấp phải thể hiện sự đồng thuận về việc giải quyết tranh chấp tại
ICSID bằng văn bản. Hay nói cách khác, thoả thuận trọng tài chính là cơ sở trong việc xác
định thẩm quyền của ICSID. 19
1.2. Nội dung Thoả thuận trọng tài

14 McLachlan, L Shore and M Weininger, International Investment Arbitration: Substantive
Principles, Oxford University Press, 2007, para. 7.186.; Z Douglas, The International Law of
Investment Claims, Cambridge University Press, 2009, para. 125
15 Điều V, Công ước về Công nhận và Thi hành các quyết định trọng tài nước ngồi (Cơng ước New
York)
16 Điều 34, Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài Thương mại (1985) sửa đổi 2006 (Luật Mẫu
UNCITRAL)
17 Điều 9 BIT giữa Ấn Độ và Lào năm 2000, Điều 8 BIT giữa Malaysia và Xloovakia năm 2007, Điều
8 BIT giữa Mianma và Ixraen năm 2014

18 Jan Paulsson, ‘Arbitration without Privity’ (1995) 10 ICSID Rev—FILJ 232
19 Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang, “Trọng tài trong lĩnh vực đầu tư”, tạp chí luật học -

đặc
san
10/2012,

trang
4
/>%8Dng_tài_trong_lĩnh_vực_đầu_tư_Investment_Arbitration; Ts. Trịnh Hải Yến, “Giáo trình Luật đầu
tư quốc tế”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, 2017, trang 207.

5
5


Dù là trọng tài đầu tư hay trọng tài thương mại, các nội dung chính của thoả thuận trọng
tài đều bao gồm: số lượng trọng tài viên, phạm vi giải quyết tranh chấp tại trọng tài, quy tắc
trọng tài áp dụng, cơ quan giám sát đối với trọng tài vụ việc, địa điểm trọng tài, luật điều
chỉnh trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, các thủ tục tố tụng tiền trọng tài,v v.
1.

Các bên của tranh chấp

Các bên của Thoả thuận trọng tài là các bên có quyền khởi kiện tại Trọng tài thương
mại. Có thể là một cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước, chính phủ, vv..
20

Điểm khác biệt của Trọng tài đầu tư và Trọng tài thương mại là một bên của tranh chấp
trọng tài đầu tư có thể là một quốc gia hoặc cơ quan chính phủ của quốc gia nhận đầu tư.
Theo quy định tại Điều 1 Công ước Montevideo về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia (1933)
(Công ước Montevideo), một quốc gia như là một chủ thể của luật pháp quốc tế khi đảm bảo
các điều kiện sau: (i) dân cư ổn định (ii) lãnh thổ xác định (iii) chính phủ (iv) khả năng tham
gia vào quan hệ quốc tế.21
Đối với tranh chấp tại ICSID, chủ thể khởi kiện phải là một cá nhân mang quốc tịch của
một quốc gia thành viên ICSID22 hoặc một thực thể pháp lý có quốc tịch của một quốc gia
thành viên ICSID.23

2.

Loại hình trọng tài

Hình thức Trọng tài bao gồm 2 hình thức chính Trọng tài quy chế (institution
arbitration): mà điển hình là ICSID hoặc Trọng tài vụ việc (ad hoc arbitration). Theo Khảo sát
Trọng tài Quốc tế năm 2021 của Trường Đại học Luân Đôn, Quy tắc trọng tài UNCITRAL là
quy tắc trọng tài vụ việc nổi tiếng và được áp dụng nhiều nhất.24
Khá giống với trọng tài thương mại, các tranh chấp trọng tài đầu tư đều có thể lựa chọn
Trọng tài quy chế (institution arbitration) hoặc Trọng tài vụ việc (ad hoc arbitration). Trung
tâm trọng tài được biết đến nhiều nhất để giải quyết các tranh chấp đầu tư là Trung tâm Quốc
tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID). 25 Theo thống kê của UNCTAD, tổng số vụ tranh
chấp đầu tư giữa quốc gia và nhà đầu tư đã đặt tới 1,100 vụ tính tới cuối năm 2020, trong đó
20 Simon Greeberg, Christopher Kee, J. Romesh Weeramantry, “International Commercial

Arbitration – An Asia-Pacific Perspective”, Cambridge University Press, trang 164, đoạn 4.66.
21 Điều 1, Công ước Montevideo về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia (1933) (Công ước
Montevideo):
“The state as a person of international law should possess the following qualifications:
a. permanent population; b. defined territory; c.government; and d.capacity to enter into relations
with the other states.”
22 Điểm a Khoản 2 Điều 25 Công ước ICSID
23 Điểm b Khoản 2 Điều 25 Công ước ICSID
24 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration
to a changing world”, trang 2, />25 ICSID, Cơ sở dữ liệu danh sách thành viên ICSID, />
6
6


1,104 vụ tranh chấp trọng tài giữa nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư được UNCTAD công

khai.26 Trong tổng số 68 vụ tranh chấp đầu tư được ghi nhận năm 2020, thì có 50 vụ tranh
chấp đầu tư theo Cơng ước ICSID.27 Bên cạnh đó cũng có các trung tâm trọng tài lớn khác
như Toà án Trọng tài Thường trực (PCA), Phòng Thương mại Stockholm (SCC), Phòng
Thương mại Quốc tế (ICC) hỗ trợ điều hành trọng tài đầu tư.
3.

Luật điều chỉnh

Nguồn luật điều chỉnh Trọng tài thương mại là luật tư pháp quốc tế, luật quốc gia trừ khi
các bên chọn tập quán quốc tế hay điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Ví dụ
như các bên có thể lựa chọn Cơng ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 (CISG)
để điều chỉnh hợp đồng. Theo đó, CISG là luật áp dụng điều chỉnh nội dung hợp đồng. Ngoài
ra, phải kể đến Công ước New York về thi hành và công nhận phán quyết nước ngoài cũng
được áp dụng.
Tuy nhiên, đối với Trọng tài đầu tư, nguồn luật điều chỉnh là công pháp quốc tế và tư
pháp. Nguồn luật điều chỉnh tranh chấp đầu tư cũng được xác định như các lĩnh vực khác
trong công pháp quốc tế. Theo Điều 38(1) của Quy chế Tồ án Cơng lý quốc tế (ICJ), nguồn
cơ bản điều chỉnh bao gồm: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc chung của pháp
luật, quyết định xét xử và học thuyết của chuyên gia uy tín. 28 Do vậy, nguồn luật điều chỉnh
trọng tài quốc tế là bao gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc chung của pháp
luật, không bao gồm pháp luật quốc gia hay hợp đồng về đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.29
4.

Thẩm quyền trọng tài

Dù là trọng tài thương mại hay là trọng tài đầu tư, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
đều xuất phát từ thoả thuận trọng tài được lập giữa các bên.30
Đối với Trọng tài thương mại, để xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong
Trọng tài thương mại, cần dựa vào thoả thuận trọng tài giữa các bên, Quy tắc trọng tài được
lựa chọn, Luật nơi giải quyết tranh chấp (seat of arbitration) và Thông lệ quốc tế (solf law).

Trong Trọng tài đầu tư, sự chấp thuận của các bên (consent of the parties) với trọng tài
được thể hiện ở Điều ước quốc tế, cụ thể là Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT), Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA). Ngun tắc giải thích điều ước theo Điều 31 Cơng ước viên về

26 IIA Issues Note on the Invest -state dispute settlement cases: Facts and Figures 2020, UNCTAD,

Tháng 9 - 2021, Figure 1, />27 IIA Issues Note on the Invest -state dispute settlement cases: Facts and Figures 2020, UNCTAD,
Tháng 9 - 2021, Figure 1, />28 Điều 38(1) Quy chế Toà án Công lý quốc tế (ICJ)
29 Trịnh Hải Yến, “Giáo trình Luật đầu tư quốc tế”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, 2017,
trang 11
30 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC, Alan Redfern, Martin Hunter, “RedFern and Hunter
on International Arbitration”, Oxford University Press, Sixth Edition đoạn 1.40, trang 12

7
7


Điều ước quốc tế (Công ước Vienna) sẽ được áp dụng để giải thích “sự chấp thuận của các
bên” (consent of the parties) trong BIT hoặc FTA.31
5.

Công nhận và Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài nước ngoài là “phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận lựa chọn”32 theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật trọng tài thương mại 2010.
Các phán quyết trọng tài nước ngồi được thi hành theo Điều III Cơng ước New York về
công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi (Cơng ước New York). 33 Theo
đó, “Mỗi quốc gia thành viên phải cơng nhận phán quyết này phù hợp với các quy định về thủ
tục vủa nước nơi phán quyết được thực thi theo các điều kiện được nêu trong các điều sau

đây”.34
Việc công nhận phán quyết trọng tài là thủ tục biến các phán quyết của trọng tài thành
một bộ phận pháp luật quốc gia. Theo đó, phán quyết trọng tài có hiệu lực pháp lý như bản án
của toà án quốc gia. Theo Điều 427(2) BLTTDS, một phán quyết trọng tài nước ngoài được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam sẽ có hiệu lực như bất kỳ bản án, quyết định dân sự
nào của Tồ án Việt Nam có hiệu lực thi hành.
Đối với các phán quyết trọng tài đầu tư (PQTTĐTT), do hiện nay Việt Nam chưa là
thành viên của ICSID, do đó, việc u cầu cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài đầu tư
sẽ áp dụng quy định về yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi theo
Cơng ước New York.
Theo đó, các phán quyết trọng tài đầu tư cũng có thể gặp phải những thực trạng trong
việc thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Trong thực tiễn, đã có phán quyết trọng tài bị
huỷ hoặc từ chối công nhận một cách khơng thuyết phục khi tồ án xem xét lại nội dung vụ
tranh chấp, giải thích quá rộng các căn cứ huỷ/từ chối công nhận phán quyết trọng tài đặc biệt
là căn cứ “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.35
Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA), có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 36 và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU
31 Karl-Heinz Bockstiegel, “Commercial and Investment Arbitration: How Different are they

Today?”, The Lalive Lecture, 2012, LCIA, trang 583,
/>32 Khoản 3 Điều 12 Luật trọng tài thương mại 2010; Xem thêm Điều I(1) Cơng ước New York
33 Tồ án Nhân dân Tối cao, Sổ tay pháp luật về trọng tài và hoà giải, Nhà xuất bản thanh niên, trang
104 -120
34 Điều III Công ước New York
35 Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, trang 5
/>%8Dng_tài_thương_mại_tại_Việt_Nam_Một_số_giải_pháp_nâng_cao_sức_hấp_dẫn_của_tr%E1%BB
%8Dng_tài_Practice_of_commercial_arbitration_in_Vietnam_and_reform_proposal
36 EVFTA, EVIPA và Sự hội nhập của Việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thế giới hậu COVID19,
/>

8
8


(EVIPA). Hiệp định EVIPA đã có một hồn tồn khác biệt với các Hiệp định đầu tư mà Việt
Nam từng tham gia trước đây khi cho phép phán quyết trọng tài được công nhận ngay sau khi
được ban hành bởi hội đồng trọng tài mà không phải thông qua thủ tục công nhận và thi hành
theo quy định của luật quốc gia.37 Tuy nhiên, phán quyết trọng tài được thực hiện trên cơ sở tự
nguyên do “không tạo nên bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ nào đối với các thể nhân hoặc pháp
nhân”. Đây có lẽ là điểm khác biệt khác giữa thi hành phán quyết trọng tài thương mại và
phán quyết trọng tài đầu tư.
III. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TRONG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI VÀ TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực trọng tài thương mại ở đây có thể hiểu là luật sư, cố vấn
pháp lý của doanh nghiệp, trọng tài viên, thẩm phán, giảng viên luật hay nhà nghiên cứu về
trọng tài thương mại hay đầu tư quốc tế thường được gọi chung là những người hoạt động
trong lĩnh vực trọng tài (arbitration practitioners). Mục dưới đây sẽ đi sâu phân tích những kỹ
năng mà luật sư có thể vận dụng những kỹ năng ở trọng tài thương mại vào giải quyết tranh
chấp tại trọng tài đầu tư.
Ba điểm khác biệt rõ rệt giữa trọng tài thương mại và trọng tài đầu tư là (i) người sử
dụng dịch vụ (user) (ii) nội dung tranh chấp và (iii) luật điều chỉnh tranh chấp. Khác với trọng
tài thương mại, người sử dụng của trọng tài đầu tư có thể là một quốc gia và luật điều chỉnh
là công pháp quốc tế. Tuy nhiên, các kỹ năng mà luật sư có thể sử dụng tại trọng tài đầu tư
đều khá tương đồng với trọng tài thương mại.
Luật sư Trọng tài viên David JA Cairns chỉ ra rằng để có thể hỗ trợ khách hàng trong
giải quyết tranh chấp trọng tài, luật sư cần có 6 kỹ năng chính như: chun mơn về pháp luật,
suy luận logic, kỹ năng hỏi và trả lời, kỹ năng biểu đạt, hành xử theo tiêu chuẩn và tư duy
chiến thuật.38 Những kỹ năng của luật sự tại trọng tài thương mại sẽ khá tương đồng với trọng
tài đầu tư. Luật sư Tai-Heng Cheng và Luật sư Simón Navarro González trong Hướng dẫn về


%20Integration%20into%20Global%20Value%20Chains%20VIE.pdf

37 Khoản 2 Điều 3.22 Hiệp định EVIPA quy định: “Các báo cáo và phán quyết của hội đồng trọng tài
phải được các Bên chấp thuận vô điều kiện. Các báo cáo và phán quyết này không tạo ra bất kỳ quyền
hoặc nghĩa vụ nào đối với các thể nhân hoặc pháp nhân. Các báo cáo và phán quyết phải đưa ra kết
luận về các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các quy định liên quan theo Điều 3.2 (Phạm vi) và cơ
sở lý luận của các phán quyết và kết luận đó. Ủy ban phải công bố cơng khai tồn bộ các báo cáo và
phán quyết của hội đồng trọng tài trong vòng 10 ngày kể từ ngày đưa ra báo cáo, trừ khi Ủy ban
quyết định không công bố công khai để bảo vệ các thông tin mật”
38 David JA Caims, Advocacy and the Functions of Lawyers in International Arbitration in M. Á.

FERNÁNDEZ-BALLESTEROS & DAVID ARIAS eds. Liber Amicorum Bernardo Cremades
(Wolters Kluwer Espana, 2010) pp. 291-307; Nguyễn Mạnh Dũng & Lê Quang Hưng, “Kỹ năng của
Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, trang 17, xem tại
/>%E1%BB%8Dng_tài_Advocacy_skills_in_dispute_settlement_by_commercial_arbitration

9
9


tranh tụng của Global Arbitration Review (GAR) 39 đã chỉ ra rằng 4 kỹ năng tranh tụng tại
trọng tài đầu tư cần có là: (i) suy luận logic trong nội dung tranh chấp, luật áp dụng và quy tắc
áp dụng (ii) tư duy chiến thuật (iii) soạn thảo và (iv) tranh tụng. 40 Thông qua những kỹ năng
được thực hành tại trọng tài thương mại, luật sư đều có thể ứng dụng vào trọng tài đầu tư.
1

Khả năng suy luận logic

Trong một tranh chấp đầu tư luật sư cần sử dụng khả năng suy luận logic trong việc hiểu
nội dung tranh chấp, luật áp dụng điều chỉnh và quy tắc áp dụng.

-

Nội dung tranh chấp

Đối tượng bị kiện của khiếu nại điều ước đầu tư đều từ những hành động được thực hiện
bởi chính phủ hoặc nhân danh chính phủ. Khác với trọng tài thương mại, những khiếu nại
trong trọng tài đầu tư được thực hiện dựa trên quyền chủ quyền của chính phủ thay vì chỉ dựa
trên những lợi ích thương mại.41
Luật sư có thể ứng dụng khả năng suy luận logic trong việc hiểu và nắm rõ sự kiện sự
việc tại trọng tài thương mại vào trọng tài đầu tư. Cụ thể, như việc tìm hiểu thơng tin sự việc,
tình hình chính trị của các quốc gia liên quan trong q trình đầu tư, lợi ích cơng đứng sau
từng hành động của chính phủ.42
-

Luật áp dụng

Trong trọng tài thương mại, luật sư cần lưu ý tới luật nội dung và luật tố tụng (seat of
arbitration). Tương tự, trong trọng tài đầu tư, bên cạnh luật điều chỉnh nội dung hiệp định đầu
tư, quy tắc tố tụng trọng tài, cơ chế giải quyết tại trọng tài cũng cần luật sư đặc biệt chú ý.
6.

Tư duy chiến lược

Dù là tại trọng tài thương mại hay trọng tài đầu tư, Luật sư đều cần xây dựng chiến lược
cụ thể cho quá trình tranh tụng.
Thứ nhất, Luật sư cần xác định mục tiêu sau cùng của vụ tranh chấp. 43 Ví dụ, trong
trọng tài đầu tư, do người sử dụng dịch vụ là một quốc gia, do đó luật sư cũng cần nắm rõ
mong muốn và chiến lược của quốc gia trong vụ tranh chấp. Thay vì một phán quyết tuyên
bác bỏ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quốc gia - bị đơn của vụ tranh chấp có thể mong
muốn một quyết định khác nhằm duy trì một hình ảnh tốt trong mắt các nhà đầu tư về một địa

điểm đầu tư an toàn và minh bạch.44 Điều này xuất phát từ việc các bản án của trọng tài đầu tư
39 Stephen Jagusch QC, Philippe Pínolle, Alẽander G Leventhal, “The Guide to Advocacy”, Global

Arbitration Review, Law Business Research, 4th Edition
40 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, “Advocacy in Investment Treaty Arbitration” in González
Stephen Jagusch QC, Philippe Pínolle, Alẽander G Leventhal, “The Guide to Advocacy”, Global
Arbitration Review, Law Business Research, 4th Edition, trang 197 – 206.
41 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 197 – 206
42 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 197 – 206
43 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 200
44 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 201

10
10


có thể được cơng khai, khác với trọng tài thương mại. Do vậy, là luật sư trong trọng tài đầu tư
cần hiểu những mong muốn của quốc gia và tư vấn phương hướng giải quyết tốt nhất.
Thứ hai, Luật sư cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của vụ tranh chấp thơng qua hồ
sơ tài liệu thay vì chỉ cố gắng bỏ qua điểm yếu của khách hàng mà chỉ tập trung vào điểm
mạnh.45
Thứ ba, chiến lược của Luật sư cũng thể hiện qua việc lựa chọn cũng như chỉ định trọng
tài viên của vụ tranh chấp. Điều này khá tương đồng giữa trọng tài thương mại và trọng tài
đầu tư. Đặc biệt trong trọng tài đầu tư, trọng tài viên có thể là người đến từ nhiều hệ thống
pháp luật, văn hố, ngơn ngữ, nền kinh tế khác nhau. 46 Do đó, việc hiểu trọng tài viên của
mình sẽ giúp luật sư đánh giá được quan điểm của trọng tài viên đối với từng vấn đề của vụ
việc.47
7.

Kỹ năng soạn thảo


Trong trọng tài thương mại, Luật sư cũng cần có những kỹ năng soạn thảo trong trọng
tài nhằm đảm bảo tốt nhất khách hàng. Kỹ năng soạn thảo thoả thuận trọng tài, soạn thảo các
văn bản trong quá trình tố tụng trọng tài như Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Thoả thuận bảo
mật, …
7.1. Soạn thảo thảo thuận trọng tài
Đối với thoả thuận trọng tài, Luật sư cần đảm bảo thoả thuận trọng tài có bao gồm nội
dung về hình thức trọng tài được lựa chọn, quy tắc tố tụng trọng tài, số lượng trọng tài viên,
luật áp dụng thoả thuận trọng tài, địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, …
Tương đồng với trọng tài thương mại, trong giải quyết tranh chấp trọng tài đầu tư, khi
tư vấn cho người sử dụng trọng tài, ở đây là một quốc gia, luật sư có thể tư vấn hỗ trợ trong
quá trình soạn thảo và đàm phán điều ước quốc tế của chính phủ nhằm hỗ trợ chính phủ lường
trước được những rủi ro có thể xảy ra nếu có tranh chấp đầu tư trong tương lai
7.2. Soạn thảo đệ trình trong quá trình tố tụng
Các đệ trình là xương sống của trọng tài đầu tư. 48 Văn bản trong q trình tố tụng trọng tài có
thể bao gồm Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Thoả thuận bảo mật, Ý kiến đối với Bản tự bảo
vệ. Các văn bản đệ trình sẽ giúp thuật lại và bao gồm những thông tin liên quan để Hội đồng
trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Trong trọng tài đầu tư hay trọng tài thương mại, có ít
nhất hai vịng đệ trình diễn ra trước phiên họp. Để có thể thuyết phục được Hội đồng trọng tài,
các văn bản đệ trình cần: (i) rõ ràng (ii) ngắn gọn (iii) thú vị (iv) không nhầm lẫn sự kiện của

45 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 201
46 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 201
47 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 201
48 Nguyên văn tiếng anh “written submission are the backbone of investment treaty arbitration”, Tai-

Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202

11
11



vụ tranh chấp (v) khơng trích dẫn sai luật điều chỉnh (vi) không lập luận lan man (vii) ngắn
gọn (vii) sử dụng dẫn chứng (viii) chỉnh sửa và xem lại.49
(i)

Rõ ràng

Mục đích của các đệ trình (written submission) là hỗ trợ trọng tài viên và xây dựng lập
luận xác thực. Một đệ trình tốt là một đệ trình rõ ràng, chính xác, đầy đủ và có cấu trúc rành
mạc.50 Việc soạn thảo đệ trình có ngơn ngữ đơn giản và mạch lạc là điều cần thiết đối với luật
sư. Bởi lẽ, trọng tài viên sẽ sử dụng lập luận của các bên trong việc tìm hiểu đánh giá vụ việc,
do vậy, mục đích cốt lõi của một bản đệ trình là rõ ràng và chính xác hơn bên cịn lại để có thể
gây được chú ý đối với trọng tài viên.51
(ii)

Kể một câu chuyện

Luật sư cần tóm tắt sự việc của vụ tranh chấp theo cách đơn giản và như kể một câu
chuyện. Một trong những cách tốt nhất để kể một câu chuyện trong đệ trình là đặt tên tiêu
mục và xây dựng một bản mục lục đơn giản nhưng thể hiện tồn bộ diễn biến vụ việc. 52
Thơng qua đó, giải thích với Hội đồng trọng tài về hành động của các bên và ý nghĩa đằng sau
từng hành động đó.
(iii)

Đơn giản

Hầu hết, tại các vụ tranh chấp đầu tư, các đệ trình cần bao gồm những vấn đề pháp lý
phức tạp cũng như bao gồm nhiều sự kiện. Do đó, luật sư cần nghiên cứu và điều chỉnh soạn
thảo để làm đơn giản hoá những vấn đề đó trong bản đệ trình. Luật sư cần đảm bảo rút gọn sự

kiện khơng cần thiết và trình bày lập luận một cách dễ hiểu và đơn giản nhất.53
(iv)

Chỉ ra yếu tố cốt lõi

Một đệ trình thuyết phục là một đệ trình ngắn gọn nhưng chỉ ra được điểm cốt lõi của
vụ việc. Do vậy, Luật sư cần mô tả sự việc theo một cách đơn giản nhất, nhưng đã bao gồm
những sự việc của vụ việc, kết nối những sự việc liên quan thành một câu chuyện, làm câu
chuyện ngắn gọn nhưng vẫn chỉ ra được điểm cốt lõi của vụ tranh chấp.54
8.

Kỹ năng tranh tụng

8.1. Chuẩn bị chứng cứ
Luật sư cần có những kỹ năng về thu thập chứng cứ (document production), triệu tập
người làm chứng (witnesses of fact), nhân chứng chuyên gia ( bao gồm Chuyên gia do các
49 Aguilar Álvarez, G, “Effective Written Advocacy” in The Art of Advocacy in International

Arbitration (Doak Bishop, ed.) (JurisNet, LLC 2010), pp.2006-207, citing Scalia and Garner, Making
Your Case: The Art of Persuading Judges, Thomson/ West, 2008, pp. 59, 61, 80, 81, 93, 98, 107, 111113, 123.
50 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202
51 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202
52 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202
53 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202
54 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 202

12
12



bên chỉ định (Party-Appointed Experts) và Chuyên gia do Hội đồng chỉ định (TribunalAppointed Experts), Phiên họp kiểm tra chứng cứ (Evidentiary Hearing), ...
Trong quy tắc trọng tài đầu tư như quy tắc ICSID, cũng không cung cấp những quy định
chi tiết về quy tắc tố tụng liên quan đến thu thập chứng cứ. Chính bởi thế, thơng lệ quốc tế
như Quy tắc IBA về Thu thập chứng cứ được áp dụng khá phổ biến và được đánh giá khá cao
trong thực tiễn xét xử tại trọng tài. Những kỹ năng này đều được bao gồm và hướng dẫn khá
cụ thể trong Quy tắc của Hiệp hội Luật sư Quốc tế (IBA) về Thu thập chứng cứ trong Trọng
tài Quốc tế.55
Tuy nhiên đối với trọng tài đầu tư, luật sư sẽ gặp những hạn chế nhất định trong quá
trình thu thập chứng cứ do có liên quan đến bảo mật thông tin quốc gia, an ninh quốc gia hoặc
những vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ quốc gia.56
8.2. Tranh luận tại phiên họp
Trước phiên họp, những kỹ năng của luật sư tại trọng tài thương mại như, chuẩn bị hồ
sơ tài liệu cần thiết, nắm chắc các cơ sở pháp lý và lập luận nêu ra, nắm chắc trình tự thủ tục
phiên họp, chuẩn bị phần hỏi người làm chứng,57 đều có thể áp dụng tại trọng tài đầu tư.
Trong phiên họp, dù trong trọng tài thương mại hay trọng tài đầu tư, luật sư cũng cần (i)
tuân thủ quy trình tố tụng mà Hội đồng trọng tài ban hành (ii) trình bày lập luận rõ ràng, ngắn
gọn và phân chia thời gian cho từng lập luận một cách hợp lý.58
Sau phiên họp, Luật sư cần xem xét biên bản phiên họp để kịp thời đính chính cũng như
chú ý tới sai sót về tố tụng trong phiên họp. Thực tiễn trong trọng tài quốc tế việc đệ trình sau
phiên họp (closing submission) thường được sử dụng nhằm giúp các bên trong tranh chấp ra
soát được lập luận đã trình bày và bổ sung nếu thiếu sót. Tuy nhiên, điều này chưa được áp
dụng nhiều tại Việt Nam. Một phần do ảnh hưởng của Quy tắc trọng tài VIAC hiện hành. Tuy
nhiên, nguyên tắc quyền tự quyết của các bên (party autonomy) vẫn cho phép các bên có thể
yêu cầu hội đồng trọng tài bổ sung vào quy tắc tố tụng vụ tranh chấp. Việc áp dụng những
nguyên tắc thông lệ quốc tế một cách thuần thục cũng sẽ hỗ trợ luật sự trong tranh chấp trọng
tài.
Những kỹ năng trên đều có thể được Luật sư học hỏi từ trọng tài thương mại và áp dụng
trong tranh chấp trọng tài đầu tư. Khi có và nhuần nhuyễn những kỹ năng tại trọng tài thương
mại, luật sư sẽ không bị bỡ ngỡ và có thể hỗ trợ quốc gia trong những tranh chấp đầu tư một
cách hiệu quả.


55 IBA Guideline on Rules on the Taking of Evidence in International Arbitration
56 Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, trang 200-201
57 Nguyễn Mạnh Dũng & Lê Quang Hưng, “Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng

trọng tài”, trang 17
58 Nguyễn Mạnh Dũng & Lê Quang Hưng, “Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài”, trang 17 -18

13
13


IV.

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ

1

Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại của Việt Nam

-

Gia tăng số lượng vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài trong nước và
quốc tế

Theo Báo cáo thường niên năm 2021của VIAC, 59 có 270 vụ tranh chấp mới trong số đó,
42,7% là tranh chấp trong nước, 39,2% là tranh chấp có ít nhất một bên là FDI và 18,1% là
tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hoa Kỳ lần lượt là

những quốc tịch của các bên tranh chấp chiếm phần lớn tại VIAC. Có thể thấy, số lượng vụ
tranh chấp mà có sự tham gia của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trọng tài là không hề
nhỏ.
Tuy nhiên, các bên tranh chấp đang dần chuyển việc sử dụng dịch vụ trọng tài tại Việt
Nam sang Singapore, địa điểm trọng tài lý tưởng nhất theo Khảo sát của trường đại học
Queen Mary, London.60 Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Singapore (SIAC),61 trong tổng số 469 vụ tranh chấp mới trong năm 2021 có 55 vụ mà Việt
Nam là một bên tranh chấp, đứng thứ 6 trong top 10 người sử dụng nước ngoài nhiều nhất tại
SIAC năm 2021, tăng 2 bậc so với năm 2020.62 Trong khi vào năm 2019, Việt Nam không
được nằm trong top 10 người sử dụng nước ngoài nhiều nhất tại SIAC.63
-

Thực trạng tố tụng trọng tài Việt Nam bị ảnh bởi tố tụng toà án

Một thực trạng khá phổ biến trong tố tụng trọng tài tại Việt Nam là việc luật sư hoặc
những trọng tài viên có kinh nghiệm làm luật sư thường bị ảnh hưởng của quá trình tố tụng tại
Tồ án.64 Việc áp dụng sai hoặc khơng có những kỹ năng trong tố tụng trọng tài là hậu quả của
việc Luật sư hoặc Trọng tài viên chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng về trọng tài thương
mại. Khi thiếu hoặc hiểu không đầy đủ về nguyên tắc tố tụng trọng tài quốc tế hoặc tập quán

59 VIAC, Báo cáo thường niên năm 2021, />
Reports/2021/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2021-(1).pdf
60 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration
to a changing world”, trang 6, />61
SIAC,
Báo
cáo
thường
niên
năm

2021,
/>62
SIAC,
Báo
cáo
thường
niên
năm
2020,
/>63
SIAC,
Báo
cáo
thường
niên
năm
2019,
/>%20(30%20June%202020).pdf
64 Nguyễn Mạnh Dũng, “Đào tạo về Trọng tài và ADR – Chìa khố cho sự phát triển tại Việt Nam”,
xem
tại
/>%8Dng_tài_và_ADR_Chìa_khóa_cho_sự_phát_triển_tại_Việt_nam_Education_on_arbitration_and_A
DR_A_key_for_the_development_of_international_commercial_dispute_resolution_lawyers_and_a_r
ule_of_law_society_

14
14


(sofl law) trong trọng tài quốc tế, Luật sư sẽ không thể đủ khả năng thuyết phục những trọng

tài viên nước ngồi, những người thường có nhiều am hiểu về quy tắc trọng tài quốc tế.65
-

Nhiều nguyên tắc cơ bản của trọng tài quốc chưa được áp dụng tại Việt Nam

Những nguyên tắc cơ bản như quyền tự do thoả thuận (Party Autonomy), nguyên tắc tố
tụng trọng tài hợp thức (due process) hay quyền được xét xử (right to be heard) không phải
lúc nào cũng được tôn trọng tại Việt Nam. 66 Thực tế xét xử tại nhiều vụ việc trọng tài cho
thấy, nhiều hội đồng trọng tài đưa ra những yêu cầu vô lý cho các bên tranh chấp từ việc phải
đơn phương sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, xác định tư cách pháp lý của nguyên đơn cho đến
việc quyết định luôn về thẩm quyền mà không cần tổ chức những phiên họp lắng nghe ý kiến
của các bên.67
9.

Nguồn nhân lực – yếu tố quyết định cho sự phát triển trọng tài tại Việt Nam

Hai trong số 3 yếu tố đầu tiên của Nguyên tắc Thiên niên kỷ Luân Đôn của CIArb 68 để
tạo nên một địa điểm trọng tài (seat of arbitration) lý tưởng là Người hành nghề có trình độ
chun mơn (Legal Expertise) và Đào tạo (Education).
Theo khảo sát của trường đại học Queen Mary, London, năm 2021 là năm đầu tiên
Singapore được đánh giá là địa điểm trọng tài được ưa chuộng nhất và SIAC là một trong số
những trung tâm trọng tài được lựa chọn nhiều nhất trên thế giới
Khi một quốc gia tài phán được công nhận là một địa điểm trọng tài (seat of arbitration)
lý tưởng cũng đồng nghĩa với việc đây là một quốc gia có những người có trình độ chuyên
môn trong lĩnh vực trọng tài. Một khu vực tài phán có sở hữu nguồn nhân lực giồi dào và
chuyên môn cao trong trọng tài thương mại cũng sẽ hỗ trợ và giúp ích cho việc phát triển và
bổ trợ cho trọng tài đầu tư.
Tác động rõ rệt nhất của sự phát triển trọng tài thương mại đối với trọng tài đầu tư đó
chính là sự phát triển về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Việc phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực Trọng tài thương mại cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực

Trọng tài đầu tư.
Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực trọng tài thương mại sẽ hỗ trợ và
thúc đầy việc quốc tế hoá nguồn nhân lực trong lĩnh vực trọng tài đầu tư.

65 Nguyễn Mạnh Dũng & Lê Quang Hưng, “Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng

trọng tài”,
66 Nguyễn Mạnh Dũng, “Đào tạo về Trọng tài và ADR – Chìa khố cho sự phát triển tại Việt Nam”,
/>%8Dng_tài_và_ADR_Chìa_khóa_cho_sự_phát_triển_tại_Việt_nam_Education_on_arbitration_and_A
DR_A_key_for_the_development_of_international_commercial_dispute_resolution_lawyers_and_a_r
ule_of_law_society_
67 Nguyễn Mạnh Dũng, “Đào tạo về Trọng tài và ADR – Chìa khố cho sự phát triển tại Việt Nam”
68 CIArb, CIArb London Centenary Principles, />
15
15


V.

NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG ÁN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ
TRỌNG TÀI VÀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN ĐỂ TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI PHÁT HUY ĐẦY ĐỦ CÁC ƯU ĐIỂM VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG THỨC NÀY, GĨP PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.

Dựa trên 10 nguyên tắc thiên niên kỷ của CIArb69, và những hạ tầng sẵn có ở Việt Nam về
khuôn khổ pháp lý cũng như nguồn nhân lực, tác giả đề xuất những giải pháp sau nhằm góp
phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện về trọng tài thương mại tại Việt Nam.
1


Khn khổ pháp lý

Chính phủ cũng cần xem xét nâng cao hạ tầng trọng tài tại Việt Nam thông qua việc sửa
đổi luật trọng tài thương mại để luật trọng tài thương mại Việt Nam tiệm cận với Luật mẫu
UNCITRAL.
Trong Báo cáo đánh giá so sánh Luật Việt Nam và Luật Mẫu UNCITRAL liên quan đến
thi hành và công nhận phán quyết trọng tài và đề xuất áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam 70 đã chỉ
ra từ kinh nghiệm của bảy hệ thống pháp luật Singapore, Anh, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Malaysia, New Zealand, Úc, rằng việc áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ và cải
thiện tố tụng trọng tài trong nước và thu hút người sử dụng dịch vụ trọng tài. Việc áp dụng
luật Mẫu tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích như các quốc gia áp dụng Luật Mẫu đã chỉ ra:
“Khơng chỉ quốc tế hố các quy định pháp luật trọng tài , tạo thêm niềm tin cho các bên
trong hoạt động giải quyết tranh chấp mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội thông qua thu
hút đầu tư và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.” 71
Nhờ đó, gián tiếp tăng cường vị thế đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam với phía đối
tác trong việc lựa chọn địa điểm trọng tài tại Việt Nam.

69 CIArb, CIArb London Centenary Principles, />
principles.pdf.
70 Bộ tư pháp, UNDP, “ Report on Assessment, comparision of Vietnamese Law and the UNCITRAL
Model Law regarding the recognition and enforcement of arbitration awards and recomendations on
applying
the
UNCITRAL
Model
Law
in
Vietname,
trang
51,

/>TNAMESE_LAW_AND_THE_UNCITRAL_MODEL_LAW_REGARDING_THE_RECOGNITION
_AND_ENFORCEMENT_OF_ARBITRATION_AWARDS_AND_RECOMMENDATIONS_ON_AP
PLYING_THE_UNCITRAL_MODEL_LAW_IN_VIET_NAM
71 Fédéric Bachand, Fabrien Geslinas – the UNCITRAL Model Law after 25 years: global
perspectives on International Commercial Arbitration – JURIS – 2013; Bộ tư pháp, UNDP, “Báo cáo
đánh giá, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với
luật mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam,”
/>ề_công_nhận_và_cho_thi_hành_phán_quyết_tr%E1%BB
%8Dng_tài_với_Luật_mẫu_UNCITRAL_về_tr%E1%BB
%8Dng_tài_thương_mại_quốc_tế_đề_xuất_khả_năng_áp_dụng_Luật_mẫu_tại_Việt_Nam

16
16


10.

Sự ủng hộ của toà án

Một trong những đặc điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
là tính chung thẩm của phán quyết trọng tài (finality). Trong Khảo sát của Trường đại học
Queen Mary, London, cũng chỉ ra rằn sự ủng hộ trọng tài của toà án và hệ thống pháp luật địa
phương, báo cáo rõ ràng về thi hành thoả thuận trọng tài và phán quyết trọng tài là những
điểm chủ chốt làm một vùng tài phán trở thành địa điểm trọng tài được u thích. 72 Đẩy mạnh
sự ủng hộ của tồ án đối với trọng tài sẽ là một trong những điều thiết yếu cần có nếu Việt
Nam muốn phát triển trọng tài hơn nữa.
Tuy nhiên, hiện nay, về tỷ lệ thi hành các phán quyết trọng tài nước ngồi, theo cơng
ước New York 1958 là rất đáng lo ngại. Sau khi Luật Trọng tài thương mại được ban hành, tỷ
lệ phán quyết trọng tài bị huỷ khi có đơn lên đến 22%. 7374 Bên cạnh đó, có nghiên cứu đã chỉ
ra rằng phán quyết trọng tài bị huỷ hoặc từ chối cơng nhận một cách khơng thuyết phục khi

tồ án xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, giải thích quá rộng các căn cứ huỷ/từ chối công
nhận phán quyết trọng tài đặc biệt là căn cứ “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam”.75 Mặc dù tại Nghị quyết 01/2014 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, các
nguyên tắc cơ bản đã được làm rõ và hỗ trợ thẩm phán trong việc giải thích các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khắc phục hồn tồn tình trạng trên.
Bốn bất cập hạn chế mà báo cáo của Bộ tư pháp đã chỉ ra trong việc công nhận và thi
hành phán quyết trọng tài là (i) tỷ lệ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vẫn ở mức thấp
(ii) việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cịn
chậm trễ (iii) cách hiểu và áp dụng Công ước New York của thẩm phán không thống nhất (iv)
công tác tổng kết, rà sốt đánh giá, đơn đốc việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng
tài nước ngoài cũng như việc thực hiện Công ước New York chưa được quan tâm và thực hiện
định kỳ thường xuyên.76
72 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration

to a changing world”, trang 5, />73 Theo phát biểu của ông Vũ Ánh Dương, Tổng thư ký của VIAC tại Hội thảo về huỷ phán quyết
trọng tài – từ chối công nhận phán quyết trọng tài ngày 18/10/2014; Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu
Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam Một số giải pháp nâng cao sức hấp
dẫn của trọng tài”
/>%8Dng_tài_thương_mại_tại_Việt_Nam_Một_số_giải_pháp_nâng_cao_sức_hấp_dẫn_của_tr%E1%BB
%8Dng_tài_Practice_of_commercial_arbitration_in_Vietnam_and_reform_proposal
74 />75 Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, trang 5
/>%8Dng_tài_thương_mại_tại_Việt_Nam_Một_số_giải_pháp_nâng_cao_sức_hấp_dẫn_của_tr%E1%BB
%8Dng_tài_Practice_of_commercial_arbitration_in_Vietnam_and_reform_proposal
76 Bộ tư pháp, UNDP, “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận và cho
thi hành phán quyết trọng tài với luật mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt
Nam,” trang 30-35

17
17



Cũng trong Báo cáo của Bộ tư pháp phối hợp cùng UNDP cũng đã chỉ ra những khuyến
nghị nhằm hỗ trợ việc áp dụng quy định của Luật Mẫu tại Việt Nam nhằm khắc phục những
vấn đề trên. Có thể kể đến như:
“Đề nghị Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) sớm ban hành nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán hướng dẫn TAND các tỉnh thành phố áp dụng thống nhất các quy định về công
nhận và thi hành phán quyết nước ngoài”;
TANDTC phối hợp với BTP để nghiên cứu và áp dụng 1 cơ chế chung về công nhận và
cho thi hành cho cả trọng tài trong nucows và nước ngoài trên cơ sở Luật Mẫu;
Nâng cao nhận thức của cán bộ TAND các cấp ngành tham gia trực tiếp vào công tác
giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài về vai trò và
tính quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, về vai trò hỗ trợ của toà án đối với
phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án;
Tăng cường hợp tác quốc tế trong khuôn khổ UNCITRAL để tìm hiểu và áp dụng các
cách thức hiệu quả trong áp dụng Luật Mẫu, Công ước New York và pháp luật trọng tài nói
chung; v.v 77
11.

Nhân lực

Chất lượng của trọng tài viên tương đương với chất lượng của tố tụng trọng tài. 78 Một
trong những điểm khác biệt giữa trọng tài và toà án là ở năng lực chuyên môn của đội ngũ
trọng tài viên vốn không chỉ bao gồm những người hành nghề luật như luật sư mà cịn có thể
có doanh nhân, chun gia, kỹ thuật, học giả và nhiều đối tượng thích hợp khác.
Tác giả đề xuất triển khai thực hiện Điều 22 của Luật trọng tài thương mại về việc thành
lập một Hiệp hội trọng tài quốc gia là tổ chức tập hợp trọng tài viên của tất cả các trung tâm
trọng tài ở Việt Nam.79 Hiệp hội trọng tài sẽ hỗ trợ việc xây dựng quy tắc nghề nghiệp của
Trọng tài viên, quy tắc xung đột lợi ích để đảm bảo tính độc lập khách quan của Trọng tài
viên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tố tụng trọng tài cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực

tiễn tố tụng trọng tài trong nước và quốc tế. Hiệp hội cũng là sẽ phối hợp cũng các tổ chức
đào tạo và các trung tâm đào tạo để đảm bảo chất lượng của đội ngũ trọng tài viên trẻ đáp ứng
tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế.80

77 Bộ tư pháp, UNDP, “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận và cho

thi hành phán quyết trọng tài với luật mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt
Nam,” trang 56-58
78 Nguyên văn tiếng anh “Arbitrator is only as good as its arbitrators”, tham khảo bài viết cùng tên
của Thẩm phán Hacking, “Arbitrator is only as good as its arbitrators”, Liber Amicorum Eric Bergsten.
International Arbitration and International Commercial Law: Synergy, Convergence and Evolution,
Kluwer International (2011), 223-230.
79 Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, trang 9
80 Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, trang 9

18
18


12.

Đào tạo & Nghiên cứu

Một phán quyết chất lượng hay quá trình tố tụng được điều hành bởi Hội đồng trọng tài
có kinh nghiệm và chun mơn cao sẽ khiến các bên tranh chấp “tâm phục” và nâng cao hình
ảnh và sức hấp dẫn của trọng tài tới với người sử dụng dịch vụ. Việc đẩy mạnh đào tạo trọng
tài đối với luật sư cũng như trọng tài viên là mục tiêu lâu dài nhằm tạo ra một thế hệ trọng tài
viên trẻ, luật sư trẻ có chun mơn cao về trọng tài thương mại và trọng tài đầu tư là điều cần

thiết để thúc đẩy phát triển trọng tài tại Việt Nam.81
Chính phủ nên cân nhắc bổ sung mơn học Luật trọng tài như một môn học độc lập trong
chương trình đào tạo bậc đại học Luật, bao gồm trong các bộ môn về luật kinh tế/ thương mại
hay luật quốc tế. Hội Luật gia Việt Nam cũng đã từng đề xuất việc xây dựng môn học Luật
trọng tài như một môn học độc lập trong dự thảo chỉ thị của Thú tướng chính phủ về việc thực
hiện Luật trọng tài thương mại nhưng chưa được chấp thuận
Ngoài ra, Chính phủ có thể tham khảo xây dựng những khố học ngắn hạn đào tạo kỹ
năng của trọng tài viên, luật sư và chuyên gia về trọng tài theo khuôn mẫu của các tổ chức
trọng tài quốc tế hàng đầu như các khoá học của Viện trọng tài London (CIArb) 82, Học viện
trọng tài Paris (Arbitration Academy)83, v v.
13.

Quyền đại diện của luật sư

Điều 70 của Luật Luật sư số 03/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015 quy đinh:
“Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật
và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ
chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện
các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử luật
sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam.”84
Theo đó, luật sư nước ngồi hành nghề tại Việt Nam không được tham gia tố tụng với tư cách
là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trước Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, Luật luật sư lại không đề cập tới quy định về việc luật sư
nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước trọng tài. Điều này dẫn tới những khó khăn đối
với khơng chỉ luật sư nước ngoài tham gia trọng tài tại Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới tổ
chức trọng tài trong việc giải thích và áp dụng vào thực tiến trọng tài tại Việt Nam
Do đó, Bộ tư pháp cần làm rõ tư cách của Luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài thương
mại để hỗ trợ cho những luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

81 Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, trang 9
82 Tham khảo thông tin chi tiết tại />83 Tham khảo thông tin chi tiết tại
84 Điều 70 Luật Luật sư 2015

19
19


14.

Khả năng tiếp cận của luật sư quốc tế

Theo báo cáo thường niên của VIAC năm 2021, 39,2% vụ tranh chấp tại VIAC có ít nhất một
bên là FDI và 18,1% là tranh chấp có yếu tố nước ngồi. 85 Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc,
Hoa Kỳ, Đức là 5 nhóm đứng đầu trong nhóm quốc tịch của các bên tranh chấp tại VIAC.
Trong trường hợp, các bên tranh chấp muốn mời luật sư từ quốc gia của họ đến Việt Nam để
tham gia tố tụng trọng tài hoặc để đại diện họ tại trọng tài, sẽ gặp khơng ít khó khăn trong
việc xin thị thực nhập cảnh tại Việt Nam. Do đó, những ưu đãi về chính sách về miễn visa
nhập cảnh, thuế, giấy phép lao động đối với luật sư nước ngoài khi tham gia trọng tài tại Việt
Nam cũng góp phần hỗ trợ phát triển trọng tài thương mại tại Việt Nam.
15.

Cơ sở vật chất

Trong khu vực lân cận Việt Nam, Singapore là một quốc gia được đánh giá như một địa điểm
trọng tài lý tưởng.86 Một nguyên nhân đóng góp cho điều này chính là bên cạnh về mặt con
người, cơ sở vật chất về trọng tài của Singapore khá nổi bật. Đặc biệt những trung tâm trọng
tài lớn với cơ sở vật chất tân tiến như SIAC, Maxwell Chambers. Maxwell Chambers còn

được chọn là văn phòng PCA tại Singapore bỏi cơ sở vật chất tốt với hơn 42 phòng họp, dịch
vụ hỗ trợ kỹ thuật 24 giờ với kết nối mạng tốc độ cao nhằm đảm bảo có thể hỗ trợ tốt nhất cho
hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp. Theo Khảo sát về Trung tâm xét xử năm 2016 của
Global Arbitration Review, một trong những trang thông tin về trọng tài nổi tiếng trên thế
giới, Maxwell Chambers được đánh giá đứng thứ 2 về địa điểm có những yếu tố cốt lõi mà
các bên tranh chấp tìm kiếm khi chọn một nơi tổ chức phiên xử như địa điểm, hỗ trợ kỹ thuật
và sự hộ trợ của nhân viên. 87 Năm 2013, Khảo sát của Global Arbitration Review cũng đánh
giá Maxwell Chambers là một trong top 3 dẫn đầu mà luật sư trọng tài quốc tế lựa chọn qua 3
tiêu chí “hồn hảo, “cơ sở vật chất tốt” và “tiêu chuẩn vàng hiện tại”.88
Ngoài ra, nhiều khảo sát cũng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người sử dụng
dịch vụ dần ưa chuộng việc tổ chức cuộc họp trực tuyến kết hợp trực tiếp thay vì chỉ những
cuộc họp trực tiếp như trước đây.89
Do vậy, Chính phủ cũng cần tăng cường đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ cho
trọng tài thương mại Việt Nam nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc sử dụng trọng tài tại Việt Nam.
Chỉnh phủ cần có chính sách đầu tư xây dựng những trung tâm trọng tài có cơ sở vật chất thiết

85 VIAC, Báo cáo thường niên 2021, trang 9, />
Reports/2021/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2021-(1).pdf
86 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration
to a changing world”, trang 2, />87 Maxwell Chambers, xem tại />88 Maxwell Chambers, xem tại />89 Queen Mary University of London, “2021 International Arbitration Survey: Adapting arbitration
to a changing world”, trang 3, />
20
20


yếu có thể hỗ trợ cho khơng chỉ việc tổ chức phiên họp trực tiếp mà cả những phiên họp trực
tuyến.
16.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp


Theo nguyên tắc thứ tám của Nguyên tắc thiên niên kỷ CIArb, thì quy tắc đạo đức nghề
nghiệp là cần thiết để điều chỉnh hành vi của trọng tài viên. Bên cạnh những nguyên tắc quốc
tế quy định về quy tắc đạo đức trọng tài như Hướng dẫn IBA về xung đột lợi ích, các quy
định nội địa cũng được xem là một nguồn luật quan trọng điều chỉnh nghĩa vụ đạo đức của
trọng tài viên.
Do đó, Bộ tư pháp, Liên đồn luật sư và các tổ chức trọng tài trong nước cần phối hợp
xây dựng riêng một Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trọng tài viên. Bộ quy tắc đạo
đức nên được xây dựng dựa trên Hướng dẫn của IBA về xung đột lợi ích, những nguyên tắc
cơ bản của trọng tài quốc tế như nguyên tắc độc lập khách quan (Impartiality and
Independence), có kỹ năng và chuyên cần (Competence and Diligence), nghĩa vụ tiết lộ thông
tin (disclosure), v.v Theo đó, những trọng tài viên Việt Nam cũng dễ dàng tiếp cận hơn với
những quy tắc và thông lệ quốc tế.
17.

Quyền miễn trừ của Trọng tài viên và tổ chức trọng tài

Nguyên tắc miễn trừ (immunity) xuất phát từ nghĩa vụ due diligence được nhiều quốc
gia công nhận như Mỹ, Anh, các nước Châu Âu. Theo đó, TTV được miễn trừ trách nhiệm từ
hành động của mình trừ trường hợp hành động đó được thực hiện khơng có thiện chí (Điều 29
Đạo luật Trọng tài Anh).90
Tuy nhiên, Nguyên tắc miễn trừ (immunity) không được áp dụng tại Việt Nam. Theo
Khoản 5 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010, “Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên
yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt
hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.” Theo đó, trọng tài viên sẽ có thể phải đối mặt với khiếu nại của một
bên tại toà án nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu.
Quyền miễn trừ không chỉ giúp trọng tài viên có thể đưa ra những quyết định đúng đắn
mà không phải lo sợ về hậu quả cũng như nghĩa vụ hoặc nguy cơ phải tham gia những khiếu

nại chống lại họ và Tồ án cần có những hành động hợp lý để thúc đẩy hệ thống giải quyết
tranh chấp trọng tài bằng việc bổ sung quyền miễn trừ cho trọng tài viên.91
Do đó, Chính phủ Việt Nam nên xem xét áp dụng nguyên tắc miễn trừ nhằm tạo nên
một hạ tầng pháp lý tốt hơn cho sự phát triển của trọng tài thương mại tại Việt Nam.
90 Section 29 of the English Arbitration Act 1996: “An arbitrator is not liable for anything done or

omitted in the discharge or purported discharge of his functions as arbitrator unless the act or
omission is shown to have been in bad faith”.
91 Dennis R. Nolan & Roger I. Abrams, “Arbitral Immunity”, Industrial Relations Law Journal,
Volume 11, No. 2, 1989, trang 229-266

21
21


VI.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của Trọng tài thương mại cũng sẽ dẫn tới những sự phát triển nhất định
trong Trọng tài Đầu tư. Và để có thể phát triển trọng tài thương mại hay trọng tài đầu tư tại
Việt Nam, chính phủ cần chú trọng hơn nữa vào việc phát triển nguồn nhân lực, một trong
những yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài. Việc
có một nguồn nhân lực giỏi trong lĩnh vực trọng tài thương mại hay trọng tài đầu tư sẽ đều có
thể hỗ trợ chính phủ khi phải tham gia những tranh chấp đầu tư và đóng góp vào việc bảo vệ
lợi ích quốc gia.

22
22



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang, “Trọng tài trong lĩnh vực đầu tư”, xem
tại
/>%8Dng_tài_trong_lĩnh_vực_đầu_tư_Investment_Arbitration.

2.

Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang, “International Investment Dispute
Resolution in Vietnam: Opportunities and Challenges”. In Julien Chaisse & Luke
Nottage (Eds.), International Investment Treaties and Arbitration Across Asia. BRILL,
2018.

3.

Nguyễn Mạnh Dũng & Đặng Vũ Minh Hà, “ISDS Reform and the EU-Vietnam
Investment Protection Agreement: Challenge Accepted!” in Mohan, M., & Brown, C.
(Eds.). (2021). The Asian Turn in Foreign Investment. Cambridge: Cambridge
University Press

4.

Nguyễn Mạnh Dũng, “Phát triển đội ngũ luật sư thương mại quốc tế: phát triển nguồn
nhân lực hay phát triển các dịch vụ pháp lý”,

5.

Nguyễn Mạnh Dũng & Lê Quang Hưng, “Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh

chấp
bằng
trọng
tài”,
xem
tại
/>hấp_bằng_tr%E1%BB
%8Dng_tài_Advocacy_skills_in_dispute_settlement_by_commercial_arbitration

6.

Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Mai Anh, “Chứng Cứ Trong Tố Tụng Trọng Tài
– Những Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tiễn Qua Các Vụ Tranhchấp Tại Viac Và Tố
Tụng
Trọng
Tài
Quốc
Tế”,
xem
tại
/>%8Dng_tài_1st_draft

7.

M Steingruber, Consent in International Arbitration, Oxford 2012, p.12; G Wang,
“Consent in Investor-State Arbitration: A Critical Analysis” (2014) 13 Chi-nese Journal
of International Law, 335

8.


Joel Dahlquist, “The Use of Commercial Arbitration Rules in Investment Treaty
Disputes”, KONINKLIJKE BRILL NV, LEIDEN, Chapter 1

9.

Trịnh Hải Yến, “Giáo trình Luật đầu tư quốc tế”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, 2017

10.

Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC, Alan Redfern, Martin Hunter, “RedFern
and Hunter on International Arbitration”, Oxford University Press, Sixth Edition đoạn
1.40, trang 12

23
23


11.

CIArb, CIArb London Centenary Principles, />
12.

Karl-Heinz Bockstiegel, “Commercial and Investment Arbitration: How Different are
they Today?”, The Lalive Lecture, 2012, LCIA, trang 585 />fprint.pdf

13.

Stephen Jagusch QC, Philippe Pínolle, Alẽander G Leventhal, “The Guide to
Advocacy”, Global Arbitration Review, Law Business Research, 4th Edition


14.

Tai-Heng Cheng and Simón Navarro, “Advocacy in Investment Treaty Arbitration” in
González Stephen Jagusch QC, Philippe Pínolle, Alẽander G Leventhal, “The Guide to
Advocacy”, Global Arbitration Review, Law Business Research, 4th Edition, trang 197
– 206.

24
24



×