Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHUYÊN Chương 10 địa lí ngành nông nghiệp (có câu hỏi và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.45 KB, 26 trang )

CHƯƠNG X: ĐỊA LÍ NGÀNH NƠNG NGHIỆP
VAI TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm ngành nông nghiệp
1. Khái niệm
- Là ngành xuất khẩu vật chất lượng thực, thực phẩm.
- Bao gồm: + Trồng trọt, chăn nuôi (hẹp).
+ Nông – Lâm – Ngư nghiệp (rộng).
2. Vai trò
- Kinh tế:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu cơ bản của con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm;
cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; thủ công nghiệp.
+ Cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, mang lại nguồn ngoài tệ lớn cho
đất nước.
+ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
ngành NN – CN – DV.
- Xã hội:
+ Giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ cho ngành CN, DV và các
hoạt động xã hội.
+ Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị – xã hội để thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế.
- Tài nguyên và môi trường:
+ Góp phần cải tạo đất nông nghiệp.
+ Góp phần giữ gìn cân bằng sinh thái, khai thác và sử dụng hợp lý, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
3. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế
- Quy mô, chất lượng, độ phì của đất sẽ chi phối quy mô sản xuất, trình độ sản xuất,
mực độ thâm canh, phương hướng sản xuất, tổ chức lãnh thổ.


1


- Có 2 hình thức sử dụng đất:
+ Quảng canh: Mở rộng diện tích đất để tăng sản lượng, năng śt cây trờng (điển
hình cho mợt nền nơng nghiệp trình độ thấp).
+ Thâm canh: Áp dụng khoa học kĩ thuật (dựa vào ngũ hóa) → tăng năng suất, sản
lượng, chất lượng (điển hình cho mợt nền nơng nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản xuất hàng
hóa).
- Biện pháp canh tác:
+ Duy trì và nâng cao độ phì cho đất.
+ Sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm.
b. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động
- Cây trồng, vật nuôi là các sinh vật cơ thể sống, vì vậy chúng sinh trưởng và phát
triển theo 2 quy luật: quy luật sinh học (các giai đoạn phát triển tự nhiên của cây trờng,
vật ni) và quy ḷt tự nhiên (thời tiết, khí hậu, …).
- Biện pháp: Hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
– Thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của cây trồng, vật nuôi (đặc
biệt là cây trồng): Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi
dài và không giống nhau. Sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng
của chúng không hoàn toàn như nhau: lúc cần nhiều lao động, liên tục, lúc lại nhàn
rỗi, thậm chí khơng cần lao đợng. Như vậy, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn
thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm. Sự không phù hợp này là nguyên
nhân gây ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
– Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi diễn ra theo các giai
đoạn phát triển tự nhiên và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí
hậu, …). Do sự biến đởi của thời tiết và khí hậu mà mỗi loại cây có sự thích ứng
khác nhau. Trong năm có các mùa khác nhau, nên có các loại cây trồng khác nhau
(Mùa đông: cây trồng cận nhiệt, ôn đới; Mùa hè: cây trồng nhiệt đới).

- Biện pháp:
+ Xác định cơ cấu nông nghiệp hợp lý.
+ Tăng canh, xen canh, nối vụ.
+ Phát triển ngành nghề dịch vụ.
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
2


- Đối tượng của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, chúng chỉ tồn tại và phát triển
được khi có đủ 5 yếu tố tự nhiên: nhiệt độ, nước, ánh sáng, khí hậu, chất dinh dưỡng (đất,
sinh vật...)
- 5 yếu tố tác động đồng thời và kết hợp với nhau, khi một yếu tố thay đổi dẫn đến
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Biện pháp: Cần đảm bảo đầy đủ 5 yếu tố trên cho sản xuất nông nghiệp.
e. Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa
- Trong cơ chế thị trường ngày nay, nông nghiệp ngày càng phải phát triển, áp dụng
những tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng xuất, sản lượng, chất lượng của sản
phẩm. Mục đích: hướng ra thị trường xuất khẩu.
- Biện pháp:
+ Hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh chế biến nông sản.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Vị trí địa lí
- Vị trí địa lí kết hợp khí hậu, thổ nhưỡng làm ảnh hưởng đến phương hướng sản
xuất, cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp với
sản phẩm cây trồng, vật nuôi đa dạng.
2. Tự nhiên
- Là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp trong đó quan trọng hàng
đầu là đất, nước, khí hậu, sinh vật.
a. Đất đai

- Là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.
- Quỹ đất, tính chất đất, độ phì của đất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, và
phân bố cây trờng, vật ni. “Đất nào cây ấy”.
Ví dụ: Đất feralit: cây công nghiệp lâu năm, rừng; Đất phù sa: cây lương thực, thực
phẩm, ăn quả, cây công nghiệp hằng năm.
- Tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, diện tích ngày càng thu hẹp
(12% diện tích đất trên Thế giới) cộng thêm diện tích đất thoái hóa, xói mòn, rửa trôi, …
Vì vậy cần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp.
b. Khí hậu

3


- Ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng
xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Sự phân chia các đới trồng trọt chính liên quan tới sự phân chia đới khí hậu.
- Sự phân chia mùa của khí hậu dẫn đến tính mùa vụ trong nông nghiệp.
- Các điều kiện của thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của sâu
bệnh, dịch bệnh, ...
- Thiên tai như: lũ lụt, bão, …
=> Làm cho nông nghiệp có tính bấp bênh không ổn định.
(* SXNN có tính bấp bênh, khơng ởn định:
– Đới tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.
– Mỗi loại cây trồng và vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những
điều kiện nhất định của tự nhiên.
– Tự nhiên ln có những tai biến (lũ lụt, hạn hán, bão...) và thời tiết khắc nghiệt là
nguyên nhân chủ yếu gây nên tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông
nghiệp.)
c. Nước
- Ảnh hướng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất

nông nghiệp.
Ví dụ: Vùng có nguồn cung cấp nước dồi dào thì nông nghiệp trù phú.
d. Sinh vật
- Là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các cây trồng, vật nuôi có khả năng chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái.
- Sinh vật là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc.
3. Các nhân tố kinh tế – xã hội
- Có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
a. Dân cư và nguồn lao động
- Vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản.
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi
đông dân, có nhiều lao đợng (ví dụ, lúa gạo tập trung ở những nơi có nhiều lao động).
- Tập quán ăn uống, truyền thống sản xuất của các dân tộc cũng ảnh hưởng tới sự
phân bớ cậy trờng, vật ni (ví dụ, do các quốc gia Hồi Giáo không ăn thịt lợn, nên chăn

4


nuôi lợn không phát triển ở các quốc gia này, thậm chí không có như Băng– a– đet và
Pa– ki– xtan.
b. Quan hệ sở hữu ruộng đất
- Ảnh hưởng đến con dường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản
xuất nông nghiệp.
Ví dụ: + Quan hệ sở hữu Nhà nước tập thể sẽ tương ứng với hình thức sản xuất do
Nhà nước tập thể quản lí.
+ Quan hệ sở hữu tư nhân thì hình thức sở hữu là tư bản, địa chủ.
- Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác
động rất lớn tới phát triển nông nghiệp (ví dụ, ở Việt Nam, chính sách khoán 10 năm
1988, chính sách giao đất giao rừng cho các hộ nông dân đã rthucs đẩy nền nông nghiệp
phát triển mạnh mẽ).

c. Tiến bộ KH – KT (CSHT, CSVC – KT)
- Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ được nhờ ngũ hóa (cơ giới hóa, thủy lợi hóa,
điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa) giúp con người hạn chế được những ảnh hưởng
tự nhiên, chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng, chất lượng của sản
phẩm, mở rộng sản xuất nông nghiệp.
d. Thị trường
– Thị trường tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản.
- Điều tiết sản xuất với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông
nghiệp.
- Xung quanh các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn ở nhiều nước trên
thế giới đều hình thành các vành đai nông nghiệp ngoại thành với hướng chuyên môn hóa
sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư.
e) Nhân tớ khác
- Dường lới chính sách phát triển: Đường lới chính sách phát triển kinh tế nói
chung, phát triển nơng nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
- Vốn
- Truyền thống sản xuất, lịch sử, …

5


ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
I. Vai trị của ngành trồng trọt
– Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
– Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, là thức ăn trong chăn nuôi.
– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
– Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
– Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng c̣c sớng.
– Giữ gìn, cân bằng sinh thái, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,

góp phần bảo vệ mơi trường.
II. Cây lương thực
1. Vai trị
– Kinh tế:
+ Cung cấp tinh bợt, chất dinh dưỡng cho con người, gia súc.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
+ Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
– Xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Môi trường: sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật; bảo vệ môi
trường.
2. Đặc điểm
– Phân bố rợng khắp.
– Biên đợ sinh thái rợng, thích nghi với nhiều loại môi trường.
– Không cần nhiều công chăm sóc (trừ lúa).
3. Các loại cây lương thực
a. Lúa gạo
– Nguồn gốc: Đông Nam Á, Ấn Độ.
– Đặc điểm sinh thái:
+ Nhiệt đợ trung bình: 20 – 30oC (tởng to thời kì sinh trưởng 2200–3200oC)
+ Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa màu mỡ, cần nhiều phân
bớ, cơng chăm sóc.
– Tình hình sản x́t và phân bố:
6


+ Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm (trong đó > 90% sản lượng tḥc Châu Á gió
mùa).
+ Chiếm > 28% sản lượng của lương thực Thế giới.
+ Sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ ≈ 4% (trong đó các Quốc
gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới thuộc Châu Á, Thái Lan, Việt Nam).

+ Phân bố: Đơng Nam Á, Ấn Đợ, Hoa Kì, Trung Q́c.
b. Lúa mì
– Ng̀n gớc: Khu vực Tây Á, lan sang Châu Âu, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.
– Đặc điểm sinh thái: phở biến ở miền khí hậu ơn đới cận nhiệt và vùng núi nhiệt
đới.
+ Ưa khí hậu ẩm, khô (Khí hậu ơn đới lục địa).
+ Đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt thấp từ 4 – 5 độ C (Tổng lượng nhiệt trong thời
kỳ sinh trưởng: 1150 – 1700 độ C).
+ Cần đất đau màu mỡ và nhiều phân bón.
– Tình hình sản x́t và phân bớ: 2 loại.
+ Lúa mì mềm:
• Trờng phở biến trên tồn thế giới.
• Chín nhanh, chịu hạn tớt.
• Là loại thượng hạn có giá trị.
+ Lúa mì cứng:
• Trờng nhiều ở khu vực ven Địa Trung Hải.
• Chứa nhiều đạm, cất giữ được lâu, chất lượng không được mềm như lúa mì
mềm.
+ Sản lượng: 650 triệu tấn /năm. Chiếm 29% sản lượng lượng thực thế giới.
+ Phân bố: nhiều ở Trung Quốc, Ấn Đợ, Hoa Kì, Nga.
c. Ngơ
– Ng̀n gớc: Từ khu vực Trung Mĩ, Nam Mĩ.
– Đặc điểm sinh thái:
+ Biên độ sinh thái rộng, phát triển ở vùng nhiệt đới và mợt phần ơn đới cận nhiệt
(dễ thích nghi với nhiều kiểu loại khí hậu).
+ Ngơ là cây ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thốt nước. Dễ thích nghi với
sự dao đợng của khí hậu.
7



– Tình hình sản x́t và phân bớ:
+ Sản lượng khoảng 650 triệu tấn/năm (chiếm 29% sản lượng lương thực trên Thế
giới).
+ Phân bớ: Hoa Kì (sản x́t, x́t khẩu nhiều nhất), Trung Quốc, Brazil, Mexico,
Pháp,…
d. Cây lương thực khác (hoa màu)
– Ở vùng ôn đới: Khoai tây, đại mạch, mạch đen, yến mạch.
– Ở miền cận nhiệt, nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương.
– Là những loài cây dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều
cơng chăm bón và đặc biệt có khả năng chịu hạn giỏi.
– Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, là nguyên liệu để nấu rượu bia, cồn (đối với
các nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Á còn được dùng làm lương thực cho con
người).

III. Cây cơng nghiệp
1. Vai trị và đặc điểm
a. Vai trị
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
– Xuất khẩu có giá trị, đem lại nguồn thu ngoại tệ.
– Thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch kinh tế.
– Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm sự chênh lệch
giữa các vùng miền.
– Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp
phần bảo vệ mơi trường.
b. Đặc điểm
– Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế
biến. Vì thế, ở các vùng trờng cây cơng nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản
phẩm của các cây này.
– Ưa nhiệt, ẩm. Đòi hỏi loại đất thích hợp, cần nhiều lao động, có kĩ thuật, kinh

nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất,
tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
8


– Thường gắn với công nghiệp chế biến.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu
Đặc điểm sinh thái

Các loại cây công nghiệp
Cây lấy đường
• Mía

Phân bớ

– Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao – Ở miền nhiệt đới. Trờng
và phân hóa theo mùa

nhiều ở Bra– xin, Ấn Đợ,

– Thích hợp với đất phù sa

Trung Q́c, Ơ–xtrây–li–a,

mới.

Cu–ba….

– Phù hợp với đất đen, đất – Ở miền ơn đới và cận
• Củ cải đường


phù sa, được cày bừa kĩ và nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp,
bón phân đầy đủ

CHLB Đức, Hịa Kì, Ba

– Thường trờng ln canh Lan…
với lúa mì.
Cây lấy sợi
• Cây bơng

– Ưa nóng và ánh sáng, khí – Ở miền nhiệt đới và cận
hậu ởn định.

nhiệt đới gió mùa. Trờng

– Cần đất tốt, nhiều phân nhiều ở Trung Quốc (chiếm
1/5 sản lượng bơng thế giới).

bón.

Hoa Kì, Ấn Đợ, Pa–kít–
xtan,...
Cây lấy dầu
• Cây đậu tương

– Ưa ẩm, đất tơi xớp, thốt – Ở miền nhiệt đới, cận nhiệt
nước.

và cả ôn đới. Trồng nhiều ở

Hoa Kì (gần ½ sản lượng thế
giới), Brazil, Trung Q́c..

Cây cho chất kích thích
• Chè

– Thích hợp với nhiệt đợ

– Cây trồng cảu miền cận

ôn hòa, lượng mưa nhiều

nhiệt. Trồng nhiều ở Ấn Độ,

nhưng rải đều quanh năm,

Trung

đất chua.

chiếm 25% sản lượng của

Q́c

(mỗi

nước

tồn thế giới), Xri Lan–ca,
Việt Nam…

• Cà phê

– Ưa nhiệt ẩm, đất tơi xốp – Cây trồng của miền nhiệt
nhất là đất ba dan và đất đá đới. Trồng nhiều ở các nước
Brazil, VN, Colombia…

vôi.
9


Cây lấy nhựa
• Cao su

– Cao su

– Tập trung ở vùng nhiệt đới

– Ưa nhiệt, ẩm, không chịu ẩm của Vùng Đơng Nam Á,
được gió bão.

Nam Á, Tây Phi.

– Thích hợp nhất với đất
badan.

IV. Ngành trồng rừng
1. Vai trị
– Đới với sản xuất và đời sống: Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản nhằm thỏa mãn
nhu cầu của sản xuất và đời sống.
+ Cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh.

+ Cung cấp nguyên liệu làm giấy, diêm.
+ Từ lâm sản, chế biến các loại đặc sản thỏa mã nhu cầu tiêu dùng của con
người.
+ Cho các nguyên liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con
người.
+ Đáp ứng nhu cầu giải trí, du lịch của con người (du lịch sinh thái...).
– Đối với mơi trường: Rừng có tác dụng bảo vệ mơi trường sinh thái.
+ Có khả năng sinh thủy cho đầu nguồn sông, suối, hồ nước, vùng dân cư, điều
hòa lượng nước trên bề mặt Trái Đất.
+ Có khả năng hạn chế gió, bão, lũ lụt, phịng chớng hạn hắn và sa mạc hóa,
chớng ơ nhiễm mơi trường nước mặt.
+ Rừng là lá phổi xanh của hành tinh, nhờ khả năng hấp thụ bức xạ, thoát hơi
nước của cây. Ngoài ra, rừng cịn có tác dụng điều hịa khí hậu, làm trong sạch môi
trường không khí, đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
+ Rừng góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng
thời cũng là mợt ng̀n gen q giá của nhân loại.
2. Tình hình trờng rừng
– Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người.
– Diện tích rừng trờng trên tồn thế giới ngày càng được mở rợng; từ 17,8 triệu ha
năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới trên 187 triệu ha năm 2000.
– Diện tích trờng mới trung bình hằng năm khoảng 4,5 triệu ha.
10


– Những nước có diện tích trờng rừng lớn nhất là Trung Q́c, Ấn Đợ, LB Nga,
Hoa Kì,....

11



ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NI
I. Vai trò, đặc điểm ngành chăn ni
1. Vai trị
– Cung cấp ng̀n thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như
thịt, trứng, sữa cho con người.
– Cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (da,
lông, tơ tằm,...), công nghiệp chế biến thực phẩm (đồ hộp, đồ dùng lạnh,...).
– Cung cấp dược phẩm.
– Là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ.
– Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trờng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành
trồng trọt .
– Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
– Xã hội: Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sớng.
– Tài ngun – mơi trường: góp phần sử dụng hợp lí các cánh đờng cỏ tự nhiên,
diện tích mặt nước
2. Đặc điểm
* Sự phát triển và phân bố chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
– Gờm:
+ Tự nhiên: đờng cỏ, diện tích mặt nước ni trồng.
+ Từ ngành trồng trọt: Sản phẩm của cây lương thực, hoa màu, phụ phẩm từ
ngành trồng trọt.
+ Từ ngành thủy sản.
+ Thức ăn chế biến công nghiệp.
* Cơ sở thức ăn cho chăn ni có những tiến bợ vượt bậc nhờ áp dụng thành tựu
khoa học kĩ thuật:
– Đồng cỏ tự nhiên được cải tạo với quy mô ngày càng lớn.
– Phát triển thức ăn chế biến công nghiệp.
* Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đởi:
– Hình thức: chăn thả –> nửa ch̀ng trại –> chuồng trại –> chăn nuôi công
nghiệp (tương ứng với các nguồn thức ăn).

– Phát triển hướng chuyên môn hóa (lấy thịt, trứng sữa, len)
– Xu hướng phát triển :
12


+ Gia tăng sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa,…).
+ Chăn ni trở thành ngành sản x́t chính ở nhiều quốc gia phát triển.
3. Các nhân tố ảnh hưởng
– Ng̀n thức ăn (Tự nhiên và KTXH): Có vai trị quyết định đối với sự phát triển
và phân bố của ngành chăn nuôi.
+ Nước đang phát triển: Bình quân lương thực trên đầu người thấp nên phần
lớn lương thực dành cho con người, các cánh đờng cỏ có quy mơ nhỏ, nhiều cỏ tạp, năng
suất thấp, chất lượng kém. Thức ăn chế biến công nghiệp cho chăn nuôi còn hạn chế do
trình đợ phát triển kinh tế cịn chậm.
+ Nước phát triển: Nguồn thức ăn được đảm bảo tốt, phần lớn lương thực, hoa
màu dành cho chăn nuôi. Diện tích đồng cỏ lớn, chất lượng tốt, thức ăn chế biến công
nghiệp rất phát triển.
– CSHT, CSVC – KT: Giống, dịch vụ thú y, trạm trại, chuồng trại, cơ sở chế biến
cơng nghiệp.
– Thị trường: trong và ngoài nước.
– Chính sách phát triển.
– Nhân tớ khác: Khí hậu, truyền thớng sản xuất, phong tục tập quán, tôn giáo…
II. Các ngành chăn nuôi
1. Chăn nuôi gia súc lớn
- Chăn nuôi chủ yếu: Trâu, bò.
- Mục đích: Lấy thịt, sữa, sức kéo, phân bón.
- Chiếm 40% sớ lượng thịt trên thế giới.
a. Chăn ni bị
- Đặc điểm sinh thái:
+ Ưa khí hậu ấm, khô => phân bố vùng ôn đới, cận nhiệt.

+ Nguồn thức ăn: đồng cỏ, thức ăn chế biến công nghiệp.
- Hình thức chăn ni: Chăn thả, nửa ch̀ng trại, ch̀ng trại.
- Mục đích: Lấy thịt, sữa hay thịt – sữa.
– Phân bớ:
+ Bị thịt: Châu Âu, Châu Mĩ....
+ Bị sữa: Tây Âu, Hoa Kì.....
13


+ Những nước sản xuất nhiều thịt và sữa bò nhất là Hoa Kì, Bra–xin, các nước
EU, Trung Q́c, Ac–hen–ti–na,…
- Tình hình phát tiển và phân bớ:
+ Trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ con, sản lượng thịt khoảng 50 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: các nước nuôi nhiều: Hoa Kì, Brazil, các nước EU, Trung Quốc.
* Việt Nam: Được nuôi nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sớ
lượng trên 50 nghìn con (2005).
b. Chăn ni trâu
- Đặc điểm sinh thái: Trâu khỏe, chịu được rét, thích nghi với điều kiện chăn thả,
được nuôi nhiều ở miền nhiệt đới nóng ẩm.
- Mục đích: Lấy thịt, lấy sữa, sức kéo, phân bón.
- Tình hình phát triển và phân bớ:
+ Trên thế giới có khoảng 160 triệu con.
+ Phân bớ: Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc.
* Việt Nam: Được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, số
lượng khoảng 5,5 triệu con.
2. Chăn nuôi gia súc nhỏ
a. Chăn nuôi lợn
- Đặc điểm sinh thái: Là vật nuôi quan trọng, dễ tính, thích nghi,được với nhiều
môi trường khác nhau.
- Mục đích: Lấy thịt, mỡ, da, phân bón,…

- Tình hình sản x́t và phân bớ:
+ Lợn được nuôi nhiều ở những nơi có nguồn thức ăn phong phú (vùng sản xuất
lương thực, thực phẩm) và ven các thành phố lớn (do nhu cầu của người dân).
+ Nguồn thức ăn: từ ngành trồng trọt, phụ phẩm từ ngành thủy sản, thức ăn chế
biến công nghiệp.
+ Số lượng: trên thế giới có khoảng trên 1 tỉ con.
+ Phân bớ: Trung Quốc, Hoa Kì, Brazin,…
* Việt Nam: Lợn được nuôi nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi Bắc
Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long,…
b. Chăn nuôi cừu

14


- Đặc điểm: Là vật nuôi dễ tính, ăn được cỏ khô, ưa khí hậu ấm khô nên được nuôi
nhiều ở vùng hoang mạc, bán hoang mạc,…
Chỉ được nuôi chăn thả trên đồng cỏ vào mùa hạ, còn mùa đông phải ăn cỏ khô do:
+ Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc .
+ Ở các vùng này, cỏ chỉ mọc tươi tốt trong một thời gian ngắn vào mùa xuân,
đầu mùa hạ; cịn śt mùa hạ, sang mùa thu, mùa đơng đồng cỏ khô cằn, phải cho cừu ăn
cỏ khô và thức ăn tổng hợp.
- Mục đích: Lấy thịt, lông, sữa, da, mỡ,…
- Hình thức: Chăn thả, ch̀ng trại.
- Tình hình phát triển, phân bớ:
+ Trên thế giới có khoảng trên 1 tỉ con.
+ Các nước nuôi nhiều : Trung Quốc, Ô–xtray–li–a, Mông Cổ, Ấn Độ,…
* Việt Nam: Đàn cừu được nuôi nhiều ở vùng cực Duyên hải Nam Trung Bộ.
c. Chăn ni dê
- Đặc điểm: Là vật ni dễ tính, thích nghi với điều kiện mơi trường.
- Mục đích: Lấy thịt, sữa,…

- Hình thức: Chăn thả, nửa ch̀ng trại.
- Tình hình phát triển và phân bớ:
+ Trên thế giới có khoảng trên 700 triệu con dê.
+ Các nước nuôi nhiều: Xu–đăng, Ni–giê–ri–a, Ấn Độ,…
3. Chăn nuôi gia cầm
- Vật nuôi nhiều nhất: Gà.
- Mục đích: Lấy thịt, trứng, lơng,…
- Hình thức: Hộ gia đình, chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp.
- Tình hình phát triển và phân bớ:
+ Trên thế giới có trên 15 tỉ con.
+ Ni nhiều ở: Trung Q́c, Hoa Kì, các nước EU, Brazil,…
(Nhìn chung, chăn ni gia cầm có mặt ở tất cả q́c gia trên thế giới do:
– Nhu cầu về thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày của con người và nhu cầu về nguyên
liệu của cơng nghiệp chế biến thực phẩm có ở khắp nơi trên thế giới.
– Nguồn thức ăn chủ yếu là ngũ cớc có ở khắp nơi và thức ăn do công nghiệp chế
biến.
15


– Điều kiện ni gia cầm khơng phức tạp, hình thức chăn nuôi đa dạng và thuận
tiện (thả rông hoặc chuồng trong mỗi gia đình, hiện nay còn nuôi theo phương pháp công
nghiệp).)

III. Ngành thủy sản
* Cơ cấu: Gồm 2 ngành: Đánh bắt và ni trờng.
* Vai trị:
– Cung cấp ng̀n đạm đợng vật bở dưỡng, dễ tiêu hóa, khơng gây béo phì cho con
người, cung cấp các ngun tớ vi lượng có từ biển ( iớt, canxi, photpho,…) rất dễ hấp thụ
và có lợi cho sức khỏe.
– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công ngiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng

tiêu dùng.
– Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang lại nguồn ngoại tệ.
– Cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên ( nước mặn, nước
ngọt ).
– Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Tiềm năng tự nhiên để ni trờng thủy sản rất lớn: diện tích mặt nước lớn trên thế
giới (biển, sông hồ,…).
* Đặc điểm:
- Việc nuôi trồng không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng
được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về thực phẩm.
- Nuôi được nhiều lồi có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản.
* Tình hình phát triển, phân bố:
– Nguồn thủy sản khai thác từ biển và đại dương chiếm 4/5 lượng cung cấp thủy
sản trên thế giới. Ni trờng thủy sản ngày càng phát triển và có một vị trí đáng kể.
– Sản lượng: Ngày càng tăng nhanh. Chủ yếu từ ngành đánh bắt (chiếm 4/5 tổng sản
lượng, ngành nuôi trồng chiếm 1/5 sản lượng).
– Nuôi ở ao, hồ, sông ngòi nước ngọt, các ruộng lúa và cả ở các vùng nước lợ, nước
mặn.

16


– Nhiều lồi có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản, đã trở thành đối
tượng nuôi trồng để xuất khẩu như: tôm, cá, đồi mồi, sò huyết, ngọc trai và cả rong, tảo
biển,…
– Xu hướng: giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi trồng, do:
+ Ngành đánh bắt đang gặp nhiều khó khăn (các rủi ro lớn từ thiên tai, nguồn lợi
thủy hải sản từ biển đang giảm dần, đòi hỏi phương tiện đánh bắt tiên tiến, hiện đại …).
+ Ngành nuôi trồng đang có nhiều thuận lợi (chủ động được nguồn thức ăn, khơng

phụ tḥc vào tự nhiên, diện tích mặt nước phong phú…).
– Phân bố: Các nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Hàn Q́c,
và các q́c gia ở Đông Nam Á.
* Sự khác biệt về tỉ trọng giữa ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt của các
nước phát triển và đang phát triển:
– Trong cơ cấu nông nghiệp ở các nước phát triển: Tỉ trọng ngành chăn nuôi
thường cao hơn ngành trồng trọt.
– Trong cơ cấu nông nghiệp ở các nước đang phát triển: Tỉ trọng ngành chăn ni
thường thấp hơn ngành trờng trọt.
* Giải thích:
– Các nước phát triển có tỉ trọng ngành chăn ni thường cao hơn ngành trồng trọt
vì: Có cơ sở thức ăn ổn định, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, tạo ra các giớng tớt; dịch vụ thú y
phát triển; có cơng nghiệp chế biến phát triển và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của
ngành chăn nuôi lớn.
– Các nước đang phát triển thường có tỉ trọng ngành chăn ni thường thấp hơn
ngành trờng trọt vì: Dân sớ đơng nên nhu cầu về lương thực lớn, cơ sở thức ăn chưa ổn
định; cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho ngành chăn nuôi; dịch vụ
thú y chưa phát triển mạnh; chưa tạo ra được các giống tốt nên năng suất chưa cao; công
nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh.

17


MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NƠNG NGHIỆP
I. Khái qt chung
1. Khái niệm
TCLTNN là mợt hệ thớng liên kết khơng gian các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp
và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, CMH, tập trung hóa, liên
hợp hóa và hợp tác sx; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thở về

các điều kiện TN, KT – XH, nguuồn lao động đảm bảo năng suất lao động XH cao nhất.
2. Vai trị
– Nhằm sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên và KT – XH của các vùng.
– Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Đặc điểm
– Việc phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc sử dụng các ĐKTN, KTXH
và lao động là cơ sở để hình thành các mới liên hệ qua lại theo khơng gian.
– Trong TCLTNN, khía cạnh ngành, lãnh thở kết hợp chặt chẽ với nhau.
– Các đặc điểm không gian (lãnh thở) của sản x́t NN được xác định bởi tính chất
của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.
– Hiệu quả KT và năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu của TCLTNN.
II. Các hình thức tổ chức LT nơng nghiệp chủ ́u
1. Hợ gia đình
– Khái niệm: là hình thức vớn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang
phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là hình thức kinh tế có quy mơ gia đình
mà các thành viên có mới quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống cũng như về kinh tế,
cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản x́t và có chung mợt ng̀n thu
nhập.
– Đặc điểm:
+ Mục đích sản xuất: tự cung tự cấp, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của gia
đình.
+ Quy mô đất: nhỏ bé, biểu hiện rõ nét tính tiểu nơng.
+ Vớn: Đại bợ phận rất ít; quy mơ thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm
hạn chế khả năng tái đầu tư sản xuất.

18


+ Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất: Ít biến đởi, mang nặng tính truyền
thớng.

+ Cách thức tở chức: sử dụng chủ yếu lao động trong gia đình. Sức lao đợng
của nơng hợ khơng phải là hàng hóa, mà chủ yếu tự phục vụ gia đình.
– Vai trò:
+ Bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn.
+ Cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên
một trình đợ cao hơn: nơng thơn sản x́t hàng hóa.
2. Trang trại
– Khái niệm: Là hình thức TCSX cao hơn hợ gia đình, hình thành trong quá trình
cơng nghiệp hóa, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc.
– Đặc điểm:
+ Mục đích sản xuất: sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường.
+ Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người
chủ đợc lập (tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh).
+ Quy mô đất đai và tiền vốn tương đối lớn.
+ Cách thức tổ chức sản x́t tiến bợ, đẩy mạnh chun mơn hóa (chứ khơng
sản xuất đa dạng, đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng
sinh lợi cao hơn và thâm canh (đầu tư vốn trên mỗi đơn vị diện tích, đầu tư những công
nghệ sản xuất tiến bợ…).
+ Các trang trại đều có thể th mướn lao đợng (thường xun và thời vụ).
– Vai trị: Có vai trị to lớn trong sản x́t nơng nghiệp.
+ Ở các nước phát triển: Phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội đươc sản
xuất ra trong các trang trại.
+ Ở các nước đang phát triển: vai trò của trang trại thể hiện ở các mặt:
o Kinh tế: Phát triển cây trờng, vật ni có giá trị hàng hóa cao; tạo nên
vùng chun mơn hóa, tập trung hàng hóa…
o Xã hội: Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
o Môi trường: Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ
rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Hợp tác xã nông nghiệp


19


– Khái niệm: Là hình thức phở biến của nền nông nghiệp thế giới, ra đời dựa trên
tinh thân tự nguyện của các hộ nông dân và tồn tại do nhu cầu muốn hợp sức, hỗ trợ lẫn
nhau (vốn, máy móc, kĩ thuật, nhân lực để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm) mà từng hộ
không làm được.
– Đặc điểm:
+ Phổ biến trên TG với nhiều tên gọi khác nhau: nông trang tập thể (Nga,
Đông Âu), công xã nhân dân (Trung Q́c).
+ Có sự liên kết về TLSX, phương tiện lao động nhằm đạt hiệu quả cao về
sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản lượng.
+ Quy mô: lớn nhỏ tùy từng hợp tác xã.
+ Phương thức hoạt động: hợp tác về dịch vụ kinh tế - kĩ thuật. VD: tín dụng,
vật tư, dịch vụ nơng nghiệp,…
– Vai trị:
+ Cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ nông sản, dịch vụ kĩ thuật, dịch vụ
nông nghiệp.
4. Nông trường quốc doanh
– Khái niệm: là các xí nghiệp nơng nghiệp của nhà nước.
– Đặc điểm:
+ Quy mô đất đai lớn (tới vài trăm nghìn hecta).
+ Được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có hướng chun mơn hóa rõ.
+ Lao đợng làm việc trong nông trường gọi là công nhân nông nghiệp, hưởng
lương do nhà nước trả.
+ Phân bố: chủ yếu ở các vùng trung du, cao nguyên, các vùng mới khai khẩn.
+ Hiện có sự thay đởi về hình thức, chức năng (các nơng trường giao khốn
đất, vườn, đời, rừng cho các hộ gia đình).
5. Thể tổng hợp nông nghiệp
– Khái niệm: Là mợt hình thức tở chức lãnh thở nơng nghiệp ở mức độ cao, trong

đó phương pháp công nghiệp được áp dụng rộng rãi, nông nghiệp có điều kiện kết hợp
với công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ.
– Đặc điểm:
+ Hàng hóa sản xuất ra được quy định bởi điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, điểu
kiện kinh tế xã hội.
20


+ Các xí nghiệp nơng nghiệp – cơng nghiệp là hạt nhân của thể tổng hợp nông
nghiệp.
+ Chuyên trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt
trứng sữa.
– Vai trị: Cho phép sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện TN, VTĐL, KT–XH
sẵn có để phát triển, đạt năng suất lao động cao nhất, hiệu quả KT cao nhất.
6. Vùng nông nghiệp
– Khái niệm: Là hình thức cao nhất của tở chức lãnh thở nơng nghiệp, bao gờm các
hình thức tở chức lãnh thở nơng nghiệp, bao gờm các hình thức tở chức lãnh thở thấp
hơn. Được hình thành với mục đích phân bớ hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất các
vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ vùng.
– Đặc điểm: Là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, bao gồm các địa phương có nét
tương tự nhau về:
+ Điều kiện sinh thái nơng nghiệp (khí hậu, đất đai, ng̀n nước).
+ Điều kiện kinh tế xã hội (số lượng, chất lượng, phân bố dân cư; lao động
nông nghiệp, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất).
+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp canh tác.
+ Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

21



CÂU HỎI VẬN DỤNG
VAI TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƠNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NƠNG NGHIỆP
Câu 1: Tại sao đới với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
Ở các nước đang phát triển, hoạt đông nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu
nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thở q́c gia, vì thế phát
triển nơng nghiệp có vai trị quan trọng đặc biệt đới với sự ởn định kinh tế, chính trị và xã
hội của đất nước.
Câu 2: Tại sao không ngành nào có thể thay thế được nơng nghiệp?
Vì nơng nghiệp có vai trị quan trọng, trong đó có những vai trị khơng ngành nào
có được.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
- Tạo việc cho người lao động.
- Góp phần ởn định chính trị, phát triển kinh tế.
Câu 3: Tại sao trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển lồi người, nơng nghiệp có
vai trị cực kì quan trọng?
- Khi xuất hiện trên Trái Đất, sự sống của con người dựa vào săn bắn và hái lượm,
cuộc sống bấp bênh.
- Khi loài người biết trồng trọt và tạo được cơ sở lương thực, thực phẩm, sự phát
triển dân sớ thế giới bước đầu có sự ởn định.
- Tất cả các nền văn minh cổ đại đều là các nền văn minh nông nghiệp.
Câu 4: Tại sao các nhân tố tự nhiên là tiền đề quan trọng để phát triển và phân bố
công nghiệp?

22



- Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Mỗi
loại cây trờng, vật ni chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự
nhiên nhất định.
- Các điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến khả năng nuôi trồng các loại
cây, cụ thể trên từng lãnh thở, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, năng
suất…
- Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu tác động đến phát triển và phân bớ
nơng nghiệp là đất, nước, khí hậu.
+ Đất: Là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn ni.
Quỹ đất, tính chất, đợ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mơ, cơ cấu, năng śt và sự phân
bớ cây trờng, vật ni.
+ Khí hậu và nguồn nước: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xác định cơ cấu cây
trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa
phương.
Câu 5: Hãy nêu ví dụ để chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố đối với phân bố
nông nghiệp
- Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc và sự phân bố tự nhiên.
- Năng suất cây trồng phụ tḥc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu
màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (ĐBSH, ĐBSCL…).
- Khí hậu và ng̀n nước với các ́u tớ nhiệt đợ, lượng mưa, đợ ẩm, gió, lũ lụt…
có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen
canh tăng vụ…
- Sinh vật cùng với các lồi cây con, ng̀n thức ăn tự nhiên, đồng cỏ... là cơ sở
thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự
phát triển chăn nuôi .
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiều công chăm sóc (như cây lúa nước) phải phân
bố ở những nơi có nhiều lao động.
- Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển

mạnh mẽ.

23


- Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tác động đến việc nâng cao năng
suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ đợng trong sản x́t. Các giống cây trồng vật
nuôi mới đã cho năng suất cao…
- Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và
ảnh hưởng chuyên mơn hóa (ví dụ, tác đợng của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà
phê cao su ở nước ta trong những năm gần đây).
Câu 6: Tại sao nông nghiệp được xem là cơ sở để tiến hành cơng nghiệp hóa ở nhiều
nước đang phát triển?
- Q trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông
nghiệp sang một nền kinh tế cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là q trình
cơng nghiệp hóa.
- Nơng nghiệp là cơ sở tiến hành cơng nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển vì:
+ Nơng nghiệp cung cấp ngun liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và
công nghiệp nhẹ.
+ Trong giai đoạn đầu cơng nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông
nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp ng̀n vớn cho cơng nghiệp hóa và có thể trao đởi
lấy máy móc trang thiết bị.
+ Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển,
các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trường trong nước chủ yếu và trước hết là
thị trường nông nghiệp, nông thôn.
+ Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển
cơng nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa.
Câu 7: Tại sao ở những nước phát triển sản xuất nông nghiệp dần mang tính cơng
nghiệp?
Các nước phát triển áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nơng

nghiệp, trong đó có cơ giới hóa, sử dụng máy móc. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp ở
các nước này cũng tn thủ theo mợt quy trình sản x́t khép kín, nghiêm ngặt, đẩy mạnh
cơng nghiệp chế biến sau thu hoạch. Sản xuất nông nghiệp của họ ngày càng mang tính
hàng hóa.

24


ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NI
Câu 1: Tại sao hiện nay, sự phát triển và phân bớ ngành chăn ni có rất nhiều thay
đổi?
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn
thức ăn. Hiện nay, cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu
khoa học - kĩ thuật (đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống cho
năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến; thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế
biến bằng phương pháp công nghiệp).
- Nền nông nghiệp chuyển sang hiện đại, chăn nuôi có nhiều thay đởi về hình thức
(từ chăn thả sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn ni cơng
nghiệp) và theo hướng chun mơn hóa (thịt, sữa, len, trứng…).
Câu 2: Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển hiện
nay gặp phải những khó khăn nào?
- Dân sớ đơng nên vấn đề lương thực được quan tâm hàng đầu; từ đó, trồng trọt đực
chú ý hơn chăn nuôi.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi còn lạc hậu.
- Các dịch vụ (thú y, giống…) còn hạn chế nên chất lượng chăn ni chưa cao, sản
phẩm khó cạnh tranh.
- Cơng nghiệp chế biến chưa thật phát triển, nên chưa hỗ trợ nhiều cho phát triển
chăn nuôi, cả về nguồn thức ăn cũng như chế biến sản phẩm/
- Hạn chế về nguồn vốn để phát triển chăn nuôi lớn.

Câu 3: Tại sao nới việc đưa chăn ni lên thành ngành chính ở các nước đang phát
triển là một định hướng đúng nhưng không dễ thực hiện?
- Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp, nhưng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lớn hơn
rất nhiều so với ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp.
- Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển là một định
hướng đúng vì chăn nuôi có vai trò đối với sản xuất và đời sống.

25


×