Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHUYÊN Chương 3 Thạch quyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.63 KB, 16 trang )

THẠCH QUYỂN
HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. Cấu trúc của Trái Đất: 3 lớp: Vỏ Trái Đất, Lớp Manti, Nhân Trái Đất.

1. Lớp vỏ Trái Đất
– Giới hạn: Là lớp ngoài cùng Trái đất dày từ 5 – 70km, chiếm 15% thể tích và 1%
trọng lượng Trái Đất.
– Cấu tạo: Chủ yếu bằng các vật chất cứng rắn bằng các tầng đá khác nhau:
+ Tầng trầm tích: do các vật liệu vụn, nhỏ,
nén chặt tạo thành. Tầng này khơng liên tục và
có độ dài khơng đều.
+ Tầng granit: gồm đá granit và các loại đá
nhẹ tương tự, được hình thành do vật chất
nóng chảy dưới sâu lớp vỏ Trái đất đông đặc
lại. Tầng này được coi là nền của các lục địa.
+ Tầng badan: gồm đá badan và các loại đá
nặng tương tự hình thành do các vật chất nóng
chảy phun trào rồi đơng đặc lại.
Gồm 2 kiểu :
Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

– Phân bố: ở các lục địa và một phần ở
dưới mực nước biển.
– Cấu tạo:
+ Tầng trầm tích ở trên dày khoảng 10km.
+ Tầng thứ 2 granit dày từ 10 – 15km.
+ Tầng badan ở cuối cùng dày 15 – 35km.
– Tỉ trọng trung bình: 2,7 g/cm3.


– Phân bố: ở các nền đại dương, dưới tầng
nước biển.
– Cấu tạo:
+ Tầng trầm tích mỏng khoảng 1km.
+ Tầng badan: chủ yếu từ 1 – 5km.
+ Ít có lớp đá granit.
– Tỉ trọng trung bình: 3,0 g/cm3.

1


2. Lớp Manti
– Giới hạn: từ dưới lớp vỏ Trái Đất đến độ sâu 2900km, chiếm 80% thể tích, 68,5%
khối lượng Trái Đất
– Cấu tạo: Gồm 2 tầng chính: Manti trên (15 – 700km) và Manti dưới (700 –
2900km). Vật chất của bao manti trên có trạng thái quánh dẻo, khơng chảy lỏng nhưng
vẫn có thể chuyển động thành dịng đối lưu, là nơi phát sinh các lò macma, núi lửa Trái
Đất. Manti dưới rắn.
– Thạch quyển: Bao gồm lớp vỏ Trái Đất cộng thêm phần trên cùng của lớp Manti
(đến độ sâu 100km). Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo (gọi là quyển
mềm) của bao Manti như các mảng nổi trên mặt nước .
- Ý nghĩa quyển mềm: Có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất.
+ Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động
kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình
khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa,…
+ Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do
nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp qnh dẻo đó. Các dịng đối lưu
đi lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ
tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây
ra hiện tượng tách dãn đáy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển.

3. Nhân Trái Đất
– Giới hạn: là lớp trong cùng, độ dày 3470km (từ 2900 – 6370km).
– Thành phần vật chất: là các kim loại nặng: Sắt (80 – 90%), Niken (10 – 20%).
=> Nhân Niken.
– Cấu tạo:
Nhân ngoài

Nhân trong

– Giới hạn: 2900 – 5100km.

– Giới hạn: 5100 – 6370 km.

– Nhiệt độ: 50000C.

– Áp suất: từ 3 – 3,5 triệu ATM.

– Áp suất: từ 1,3 đến 3,1 triệu ATM.

– Vật chất ở trạng thái rắn.

– Vật chất ở trạng thái lỏng.

2


THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
VẬT LIỆU CẤU TẠO TRÁI ĐẤT
I. Thuyết kiến tạo mảng (Nội dung)
- Mảng kiến tạo: Là những mảng cứng được hình thành trong quá trình hình thành

vỏ Trái Đất được và bị gãy vỡ và tách ra.
- Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Âu – Á, Ấn Độ
– Australia, Nam Cực, Thái Bình Dương) và một số mảng nhỏ. Các mảng này nhẹ, nổi
trên vật chất quánh dẻo của lớp Manti trên, dịch chuyển chậm chạp.
- Mỗi mảng thường gồm phần lục địa và phần đại dương (ngoại trừ mảng Thái Bình
Dương chỉ có đại dương).
- Sự dịch chuyển các mảng:
+ Xơ vào nhau: Hình thành các núi cao, động đất, núi lửa. (Dãy Himalaya được
hình thành do mảng Ấn Độ – Australia xô vào mảng Âu – Á).
+ Tách xa nhau: Hình thành các vết nứt, tách dãn khiến mácma phun trào, tạo
nên các dãy núi ngầm, gây ra động đất, núi lửa (Sống núi ngầm ở Đại Tây Dương).
+ Hút chìm lên nhau: Thường là các mảng chứa vỏ đại dương sẽ bị hút, chui
xuống mảng lục địa.
- Cơ chế của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo: Các mảng kiến tạo có thể dịch
chuyển được trên lớp manti là do hoạt động của các dòng đối lưu nhiệt và vật chất quánh
dẻo ở tầng manti trên.
=> Nguyên nhân gây ra động đất, núi lửa, các hoạt động kiến tạo: Do sự dịch
chuyển của các mảng kiến tạo.
=> Các hoạt động núi lửa, động đất, hình thành núi thường xảy ra ở nơi tiếp xúc của
các mảng kiến tạo, là các vùng bất ổn. Có các hoạt động tạo núi, động đất, núi lửa
thường xuyên xảy ra.

3


TÁC ĐỢNG CỦA NỢI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Nội lực
1. Khái niệm
- Là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ yếu là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng
lượng của sự phân rã các chất phóng xạ, sự vật chuyển và sắp xếp lại các vật chất cấu tạo
Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất,…
3. Vai trò
- Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi,
tạo nên các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa.
II . Tác động của nội lực lên địa hình bề mặt Trái Đất
1. Vận động theo phương thẳng đứng
- Đặc điểm: Diễn ra rất chậm chạp trên một diện tích rộng lớn.
- Nguyên nhân: Do sự chuyển động của các dòng vật chất quánh dẻo ở lớp Manti
(nơi các dịng đối lưu đi lên thì Vỏ Trái Đất được nâng lên; nơi các dịng đối lưu đi xuống
thì Vỏ Trái Đất bị hạ xuống).
- Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở 1 số khu vực, sinh ra
hiện tượng biển tiến, biển thoái. (Ví dụ: Vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang
tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống).
2. Vận động theo phương nằm ngang
- Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia: nén ép sinh
ra uốn nếp, tách dãn sinh ra đứt gãy.
a. Hiện tượng uốn nếp
- Nếp uốn: Là những phần uốn cong dạng sóng trong các tầng phân lớp hình thành
khi các đã biến dạng dẻo (đá trầm tích).
- Nguyên nhân: Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực
đá có độ dẻo cao.
– Kết quả: Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho đá thay đổi thế nằm đầu
tiên thành các nếp uốn. Về sau, cường độ nén ép tăng mạnh đưa toàn bộ khu vực nén ép
dâng cao. Dưới tác dụng của các quá trình ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trở thành
miền núi uốn nếp.

4



b. Hiện tượng đứt gãy
- Nguyên nhân: Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực
đá cứng sẽ làm đá bị gãy, dịch chuyển tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
– Kết quả: Khi cường độ còn yếu các đá chỉ bị nứt nẻ, sau đó cường độ tách dãn
mạnh dần lên, các đã bị gãy, đứt ra rồi di chuyển ngược hướng nhau theo phương gần
thẳng đứng hoặc nằm ngang. Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ
phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào, thung lũng, khe nứt,…
(dải núi Con Voi nằm kẹp giữa s.Hồng và s.Chảy là địa lũy điển hình của Việt Nam;
thung lũng sơng Rai – nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi,… đều là những địa hào).
➔ KẾT LUẬN: Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo, tạo núi, đứt gãy, gây ra
động đất, núi lửa. Hoạt động kiến tạo làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi
lớn. Nội lưc có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.
3. Động đất và núi lửa
– Động đất: Là kết quả của sự đứt gãy đột ngột và sự dịch chuyển ngang của lớp đã
trong lớp vỏ Trái Đất ở độ sâu vài kilomet đến vài chục kilomet. Làm cho bề mặt Trái Đất
bị rung chuyển, nứt vỡ, gây hậu quả lớn đối với các cơng trình và tính mạng con người.
– Núi lửa: Là sự phun trào dung nham (macma nóng chảy, bụi, khí) thường đi kèm
với động đất.
* Phân bố: Động đất, núi lửa thường phân bố tập trung thành các vành đai hoặc các
đường động đất.
+ Vành đai lửa Thái Bình Dương (80 % các trận động đất, núi lửa trên Trái Đất).
+ Vành đai lửa Địa Trung Hải (15% trận động đất, núi lửa trên Trái Đất).
+ Các đường động đất ở Đông Phi, đường động đất Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương).

5


TÁC ĐỢNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Ngoại lực
1. Khái niệm
- Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như: các nguồn năng
lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, dòng biển…
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng của bức xạ của
Mặt Trời.
3.Vai trị
- Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lực làm cho các dạng địa hình bị biến đổi.
Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời tạo ra những dạng địa hình
mới.
II. Tác động của ngoại lực
- Ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất thơng qua 4 q trình: phong hóa, bóc
mịn, vận chuyển, bồi tụ.
1. Q trình phong hóa
– Khái niệm: Qúa trình phong hóa là q trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và
khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Cường độ phong hóa xảy ra
mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất (do đá nhận trực tiếp năng lượng từ bức xạ Mặt Trời và là
nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
– 3 kiểu phong hóa: Phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

Phong hóa sinh học

Là quá trình phá hủy đá và Là quá trình phá hủy đá và Là sự phá hủy đá và các
khoáng vật thành các khối khoáng vật, nhưng chủ yếu khống vật dưới tác động
vụn có kích thước to,nhỏ làm biến đổi thành phần, tính của sinh vật,làm cho đá và

Khái

khác nhau mà khơng làm chất hóa học của chúng.

khống vật vừa bị phá hủy

niệm

biến đổi về màu sắc,thành

về mặt cơ giới vừa bị phá

phần khống vật,tính chất

hủy về mặt hóa học.

hóa học của chúng.

6


Nguyên
nhân

Do sự thay đổi nhiệt độ, sự Do các chất khí (CO2, O2…), Do tác động của sinh vật như
đóng băng của nước hoặc nước, chất khống hịa tan vi khuẩn, nấm, rễ cây…
do muối khoáng kết tinh.

trong nước,…


+ Tác động của vi khuẩn:

Đá bị rạn nứt, vỡ thành Điển hình hình thành dạng địa Phân hủy, tổng hợp chất hữu
những tảng và mảnh vụn.

hình Cac – xtơ.

cơ cho đất.
+ Thực vật:
_ Cơ giới: sự lớn lên của rễ
cây.
_ Hóa học: lá cây, cành cây

Ví dụ,

kho rụng xuống đất.

kết quả

+ Động vật:
_ Cơ giới: chuột, giun đào
hang,…
_ Hóa học: xác động vật
phân hủy thành chất hữu cơ
cho đất.
Diến ra ở nhiều nơi trên bề Diễn ra mạnh ở những miền

Phân bố

mặt Trái Đất nhưng những khí hậu nóng ẩm.

miền Địa Cực và hoang
mạc thể hiện rõ nhất.

=> Kết luận: Cả 3 quá trình đều diễn ra thường xuyên trên bề mặt Trái Đất với cường độ
khác nhau ở các khu vực. Trong thực tế các q trình phong hóa diễn ra đồng thời. Tuy
nhiên, tùy vào từng điều kiện khí hậu, đất, đá mà có kiểu phong hóa này nổi trội hơn kiểu
phong hóa kia.
2. Q trình bóc mịn
* Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực như: nước, gió, sóng biển… làm
các vật liệu rời khỏi vị trí ban đầu.
* Các q trình bóc mịn: Tùy thuộc vào các tác nhân của ngoại lực mà có các q
trình bóc mịn khác nhau.
a. Xâm thực
– Tác nhân: Nước chảy, sóng biển, băng hà…

7


– Kết quả:
+ Do nước chảy:_ Nước chảy tràn: Rãnh nơng.
_ Dịng chảy tạm thời: Khe rãnh sóng ngầm.
_ Dịng chảy thường xun: Sơng suối (Thung lũng).
+ Do sóng biển: Vịnh, mũi đất.
+ Do băng hà: Vịnh băng hà (Phi–ô).
b. Thổi mịn
– Tác nhân: Gió.
– Kết quả: Hình thành nũi trũng, nấm đá, cột đá.
c. Mài mòn
– Tác nhân: Nước chảy, sóng chảy, chuyển động của băng hà.
– Kết quả:

+ Sóng biển: Hình thành địa hình như hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
+ Băng hà: Hình thành cánh đồng, đồng bằng băng hà.
3. Quá trình vận chuyển
– Khái niệm: Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
– Nguyên nhân: Do động năng, kích thước, trọng lương, điều kiện tự nhiên của bề
mặt đệm.
– Hình thức:
+ Vật liệu nhỏ, nhẹ: Bị động năng của các ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng: Chịu tác động rõ rệt của trọng lực làm cho vật liệu lăn trên
mặt dốc.
4. Quá trình bồi tụ
– Khái niệm: Là q trình tích tụ các vật liệu phá hủy cịn gọi là q trình lắng
đọng vật chất hoặc q trình trầm tích.
– Ngun nhân: Phụ thuộc vào động năng của các tác nhân.
+ Khi động năng giảm dần: Vật liệu sẽ được tích tụ dần trên đường di chuyển
theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm dần.
+ Khi động năng giảm đột ngột: Tất cả vật liệu tích tụ lại 1 chỗ và phân lớp
theo trọng lượng (vật liệu nặng ở dưới, vật liệu nhẹ ở trên).
– Kết quả:
+ Sa mạc: Hình thành các cồn cát, đụn cát.

8


+ Hạ lưu sơng: Hình thành đồng bằng châu thổ.
=> KẾT LUẬN:
– Mối quan hệ 4 quá trình ngoại lực:
+ Việc phân tánh thành 4 quá trình trên chỉ mang tính quy ước vì ranh giới
khơng rõ ràng.
+ 4 q trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau tùy vào từng địa hình và

các tác nhân mà quá trình nào nổi trội hơn quá trình kia.
(Mối quan hệ giữa 3 q trình phong hóa, vận chuyển, bồi tụ: Q trình phong hóa
tạo ra các vật liệu phá hủy cho các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển. Bồi tụ là sợ
kết thúc quá trình vận chuyển và là q trình tích tụ các vật liệu phá hủy.)
– Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực:
+ Đối nghịch nhau: Các q trính nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất
gồ ghề hơn, còn các q trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề
đó.
+ Ln tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất (Ở
những nơi vỏ Trái Đất hạ thấp, quá trình tích tụ phát triển, bề dày trầm tích tăng, dẫn
tới vùng hạ thấp lún sâu hơn. Tại đây, nhiệt độ tăng cao, các lớp trầm tích dưới bị
nong chảy, thể tích tăng lên, nén ép các tầng trầm tích phía trên nó, làm uốn nếp rồi
nâng cao bề mặt đất.
+ Trong sự thống nhất đó, mỗi lực có vai trị khác nhau trong việc hình thành
các địa hình cụ thể:
_ Các quá trình nội lực chủ yếu tạo nên các địa hình kiến tạo (núi cao, vực sâu,
sơn nguyên, …)
_ Các quá trình ngoại lực chủ yếu tạo nên các địa hình bóc mịn – bồi tụ (vịnh
và mũi đất nhô ra biển, thung lũng sông, khe rãnh, hàm ếch sóng vỗ, cồn cát, …)

9


CÂU HỎI VẬN DỤNG
Cấu trúc của Trái Đất – Thạch Quyển
Câu 1: Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và thạch quyển, lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa
lí? Tại sao lớp vỏ Trái Đất xuất hiện trước lớp vỏ địa lí? Nguyên nhân nào làm cho
lớp vỏ Trái Đất tuy mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng?
* Lớp vỏ Trái Đất và thạch quyển
– Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những

vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
– Thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và
phần trên cùng của lớp Manti, có độ dày tới 100km.
* Lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí
– Lớp vỏ Trái Đất:
+ Là lớp vỏ cứng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (như đá
trầm tích, granit, badan).
+ Độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
– Lớp vỏ địa lí:
+ Là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy
quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Chiều dày khoảng 30–35km:
_ Giới hạn trên: Giới hạn dưới của tầng ôzôn.
_ Giới hạn dưới: Độ sâu 11km đáy vực thẳm (Arian).
* Vỏ Trái Đất xuất hiện trước lớp vỏ địa lí:
– Vỏ địa lí ra đời do các lớp vỏ thành phần xâm nhập và tác động lẫn nhau.
– Các vỏ thành phần (trừ thạch quyển) xuất hiện sau khi đã có vỏ Trái Đất.
* Lớp vỏ Trái Đất tuy mỏng nhưng lại rất quan trọng: Vì lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn
tại các thành phần khác của Trái Đất như khơng khí, nước, sinh vật,…
Câu 2: Sự phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất có tính quy luật như
thế nào? Sự phân bố đó có hệ quả gì đối với tự nhiên?
– Phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất có sự đối xứng nhau:
+ Bán cầu Bắc 3/4 là lục địa, bán cầu Nam 4/5 là đại dương.
+ Vùng cực Bắc là Bắc Băng Dương, cực Nam là lục địa Nam Cực.

10


+ Đối xứng với lục địa Âu – Á là Thái Bình Dương.
+ Đối xứng với lục địa Mĩ là Ấn Độ Dương.

– Những hệ quả của sự phân bố lục địa và đại dương.
+ Hiện tượng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
+ Sự phân hóa nhiệt độ, lượng mưa theo chiều Đơng – Tây.
+ Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh
độ.
+ Hiện tượng gió mùa, gió đất và gió biển.

Thuyết kiến tạo mảng
Câu 3: Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi nào trên Trái Đất, tại
sao?
- Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi giáp nhau của các mảng kiến tạo
(vd: vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành
đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á…).
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo
nằm kề nhau (7 mảng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Đọ– Ô–xtray–li–a, Âu–Á, Phi, Bắc Mĩ,
Nam Mĩ, Nam Cực). Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên
cùng của bao manti và di chuyển một cách chậm chạp. Mỗi mảng này thường gồm cả
phần lục địa và phần đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (Thái Bình
Dương).
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xơ vào nhau hoặc tách xa
nhau…Theo thuyết kiến tạo mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động
đất, núi lửa…
+ Khi 2 mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị
nén ép, dồn lại và nhơ lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa…
+ Khi 2 mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy
núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa…
Câu 4: Tại sao cần phải quan tâm nghiên cứu đến đứt gãy trong việc tìm kiếm
khống sản và xây dựng các cơng trình?
– Đứt gãy là vận động kiến tạo xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho các lớp đã bị
gãy, tạo ra các đứt gãy như các khe nứt, đoạn tầng, địa hào, địa lúy, đứt gãy sâu…


11


– Đứt gãy sâu có đặc điểm là chiều dài rất lớn, phát triển rất sâu trong lòng đất và
quá trình phát triển rất lâu dài… Theo các đứt gãy đã xảy ra hiện tượng chuyển dịch các
mảng lục địa trườn lên các mảng đại dương hoặc các mảng đại dương bị chìm xuống…
– Khi hai đường đứt gãy cắt nhau tại một điểm thường tạo thành nút quặng có giá
trị, các vành đai sinh khoáng… Đa số các mỏ khống sản có ích đều trùng với các đới uốn
nếp có các đứt gãy.
– Việc xây dựng cơng trình cần nghiên cứu đứt gãy nhằm xác định độ bền vững của
đá.

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu 5: Phân biệt vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang
- Vận động theo phương thẳng đứng
+ Diễn ra phổ biến nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.
+ Nguyên nhân: Chủ yếu do sự phân dị vật chất trong lòng Trái Đất.
+ Kết quả: Hình thành các lục địa, đại dương…
- Vận động theo phương nằm ngang
+ Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia.
+ Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất.
+ Kết quả: Hình thành các nếp uốn, đứt gãy.
_ Hiện tượng uốn nếp: Vận động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm
ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt nơi có dộ dẻo
cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích. Khi cường độ nén ép tăng mạnh trong tồn bộ khu vực
sẽ hình thành các dãy uốn nếp
_ Hiện tượng đứt gãy: Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng
đá cứng sẽ làm cho lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…


Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu 6: Tại sao ở các miền địa cực, hoang mạc, bán hoang mạc có phong hóa lí
học thể hiển rõ, cịn ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo nóng ẩm phong hóa hóa học
diễn ra mạnh?
- Ở hoang mạc, bán hoang mạc (khí hậu khơ):

12


+ Dao động của nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm tương đới lớn
làm cho phong hóa nhiệt diễn ra mạnh. Các khống vật tạo đá có khả năng dãn nở khi
nhiệt độ tăng lên và khi co lại khi nhiệt độ hạ xuống; các lớp đá ở những độ sâu khác nhau
có nhiệt độ khác nhau, do đó bị giãn nở khác nhau, khiến cho liên kết giữa các lớp đất đá
bị phá hủy dần rồi vỡ ra thành nhiều mảnh vụn.
+ Muối khoáng kết tinh: Do bốc hơi rất mạnh nên luôn xảy ra sự vận chuyển nước
mao dẫn lên bề mặt đất. Trên đường di chuyển, nước mao dẫn có thể hịa tan các loại
muối khoáng và khi nước bốc hơi, muối khoáng sẽ đọng lại. Trong suốt q trình muối
khống kết tinh, thành mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn, khiến cho bề mặt nham thạch
bị rạn nứt và vỡ vụn.
– Ở các miền địa cực (lạnh khơ): Phong hóa do nước đóng băng. Trong đá có ít
nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới
00C, nước trong khe nứt hóa băng, đồng thời thể tích của nó tăng thêm, do đó tác động lên
thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản
thân khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng hóa băng –
tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
– Ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo (khí hậu nóng ẩm): Phong hóa hóa học diễn ra
mạnh. Phong hóa hóa học là q trình phá hủy đá kèm theo sự biến đổi thành phần hóa
học của đá và khống vật. Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là hoạt động
hóa học của nước, của một số hợp phần khơng khí như oxi, khí cacbonic và tác dụng hóa
sinh của của sinh vật.

Sở dĩ nước tự nhiên có khả năng hoạt động hóa học là vì nó có một bộ phận phân li
thành các ion H+ và OH–, đặc biệt khi trong nước có CO2 hịa tan thì khả năng hoạt động
hóa học của nó càng rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng trong chừng mực thích hợp, khả năng hoạt
động hóa học của nước cũng tăng lên. Do đó, tại các vùng nóng ẩm, tác dụng phong hóa
của nước thể hiện mạnh hơn; cịn ở các vùng khí hậu lạnh, khả năng ấy kém dần; khi nhiệt
độ hạ xuống dưới 00C thì hầu như khơng cịn nữa.
Câu 7: Phân tích các nhân tố ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất.
* Tác động của nước trên bề mặt địa hình: Thể hiện ở cả ba quá trình: xâm thực,
vận chuyển vật liệu xâm thực và bồi tụ tạo thành địa hình dịng chảy.
– Xâm thực: Do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh, tạo thành
các dạng địa hình như: khe rãnh, thung lũng sông…

13


– Vận chuyển: Quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
– Bồi tụ: Q trình tích tụ các vật liệu phá hủy (còn gọi là quá trình lắng đọng
vật chất, q trình trầm tích), tạo thành các dạng địa hình: bãi bồi, đồng bằng phù sa sơng,
tam giác châu…
Trong hoạt động của dịng chảy bao giờ cũng đồng thời tồn tại hai quá trình đối
ngược nhau là quá trình xâm thực và quá trình bồi tụ. Tùy theo tương quan giữa hai quá
trình này mà địa hình do dịng chảy tạo thành có thể khác nhau rõ rệt:
+ Khi q trình xâm thực, bào mịn chiếm ưu thế, địa hình chủ yếu mang dấu
vết bào mịn.
+ Khi q trình tích tụ phát triển như các vùng đồng bằng cửa sơng, địa hình
chủ yếu sẽ mang sắc thái bồi tụ.
* Tác động của gió:
– Gió tạo thành các dạng địa hình mài mịn, thổi mịn, gọi là địa hình xâm thực
do gió. Ví dụ: Hố trũng thổi mịn, bề mặt cát tổ ong, khối đá sót hình nấm…
– Gió cũng tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát ở bờ biển.

* Tác động của băng hà: Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá,
cát, sỏi,…) gọi là băng tích di động. Khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng
tích, tạo nên một lớp phủ băng tích, chỗ thì bằng phẳng, chỗ thì lượn sóng lồi lõm. Các
địa hình băng hà có thể kể đến như đồng bằng băng hà, hồ băng hà, phi – o…
* Sóng:
– Đập vào bờ biển, tạo nên các dạng địa hình mài mịn ở bờ biển như: hàm ếch,
sóng vỗ, vách biển, nền mài mòn…
– Vận chuyển vật liệu và bồi tụ tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như bãi biển,
thềm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới nước biển…
Câu 8: Tại sao các dạng địa hình dòng chảy vừa có dạng bồi tụ, vừa có dạng
bào mịn?
– Địa hình do nước chảy tạo thành có tên gọi chung là địa hình dịng chảy. Trong
hoạt động của dịng chảy bao giờ cũng tồn tại hai quá trình ngược nhau là quá trình xâm
hực và quá trình bồi tụ.
– Tùy theo tương quan giữa quá trình xâm thực và q trình bồi tụ mà địa hình do
dịng chảy tạo thành có thể khác nhau rõ rệt:
+ Khi q trình xâm thực, bào mịn chiếm ưu thế, địa hình chủ yếu là bào mòn.

14


+ Q trình tích tụ phát triển (đồng bằng, cửa sơng…), địa hình chủ yếu là bồi tụ.
Câu 9: Tại sao cần phải có những biện pháp hạn chế quá trình xâm thực?
– Quá trình xâm thực về bản chất là q trình bóc mịn, trong đó nước chảy trên mặt
làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. Xâm thực tạo
nên nhiều loại địa hình xâm thực khác nhau như: rãnh nơng (do nước chảy tràn), khe rãnh
xói mịn (do dịng chảy tạm thời), các thung lũng sơng, suối (do dịng chảy thường
xuyên).
– Quá trình xâm thực làm cắt xẻ bề mặt địa hình, bóc mịn đất đai… tác động xấu
đến các cơng trình xây dựng, nhà ở, đất đai, … Do đó cần phải có biện pháp hạn chế.

Câu 10: Tại sao có các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất?
- Địa hình trên bề mặt Trái Đất được tạo thành do tác động đồng thời của nội lực và
ngoại lực
- Khái niệm:
+ Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu là các
nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng
xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật
chất…Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy nũi,
tạo nên các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…
+ Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, như: các
nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…Nguyên nhân chủ yếu sinh
ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời. Xu hướng chung của ngồi lực
là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi; phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên,
đồng thời tạo ra những dạng địa hình mới.
- Nội lực và ngoại lực có sự đối nghịch với nhau: các q trình nội lực có xu hướng
làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn q trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng
những chỗ gồ ghề đó.
- Nội lực và ngoại lực rất thống nhất với nhau và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để
tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất. Ví dụ: Ở những nơi vỏ Trái Đất hạ thấp, q
trình tích tụ phát triển, bề dày trầm tích tăng, dẫn tới vùng hạ thấp lún sâu hơn. Tại đây,
nhiệt độ tăng cao, các lớp trầm tích dưới bị nóng chảy, thể tich tăng lên, nén ép các tầng
trầm tích phía trên nó, làm uốn nếp rồi nâng cao bề mặt đất.

15


- Trong sự thống nhất đó, nội lực và ngoại lực có vai trị khác nhau trong việc hình
thành các địa hình cụ thể
+ Các quá trình nội lực chủ yếu tạo nên các địa hình kiến tạo (núi cao, vực sâu, sơn
nguyên, cao nguyên…).

+ Các quá trình ngoại lực chủ yếu tạo nên các địa hình bóc mịn–bồi tụ (vịnh và mũi
đất nhô ra biển, thung lũng sông, khe rãnh, hàm ếch sóng vỗ, cồn cát).
Câu 11: Tại sao địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng?
- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.
- Các tác động của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất khác nhau. Ví dụ:
cùng tác động nội lực, nhưng cơ nơi uốn nếp, có nơi nâng lên hạ xuống; nơi thì tạo thành
núi uốn nếp, nơi thì tạo thành địa hào, địa lũy sống ngầm ở dưới đáy đại dương…; cùng là
ngoại lực, nhưng nơi thì tạo thành khe rãnh, mương xói; nơi thì tạo thành nấm đá, cồn cát,
vách biển…
- Sự phối hợp của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất cũng khác nhau. Ví
dụ: nơi sơng ngịi bồi tụ phù sa lớn trên một vùng sụt võng tạo thành đồng bằng châu thổ,
các đứt gãy tuy được bồi lắng trầm tích nhưng vẫn tạo thành các dịng sơng lớn, các hồ
sâu…

16



×