Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán liên quan đến báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.25 KB, 170 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH
***************

BÙI NGỌC NHẠN

HOÀN THIỆN CÁC CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN LIÊN QUAN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ
TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ Ở
VIỆT NAM
Chuyên ngành:
Kế Toán Mã
số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH
TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS
VÕ VĂN NHÒ


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng


tôi, các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................ i
MỤC LỤC......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................... vi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC..........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ......................................................5
1.1.
Vai trò của thông tin kế toán..........................................5
1.2.
Vai trò của Báo cáo tài chính và sự cần thiết của
chuẩn mực kế toán................................................................. 6
1.2.1......................................Vai trò của Báo cáo tài chính
6
1.2.2.......................Sự cần thiết của chuẩn mực kế toán
8
1.3.
Nội dung chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo
tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính

tương tự” và các chuẩn mực liên quan................................9
1.3.1.....Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo
tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài
chính tương tự................................................................... 9
1.3.1.1..................................................Chính sách kế toán.
10
1.3.1.2................Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
11
1.3.1.3............................................Bảng cân đối kế toán
11
1.3.2..........................Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung
11
1.3.3.......Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính
13
1.3.4......Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền teä
14


ii

1.4.
So sánh chuẩn mực kế toán “Trình bày bổ sung báo
cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính
tương tự” ở Việt Nam và Quốc tế...................................... 16
1.4.1..............................................................Điểm giống nhau
17
1.4.2...............................................................Điểm khác nhau
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................. 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ

TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ Ở
VIỆT NAM.....................................................................................20

2.1.
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống
báo cáo tài chính tại các ngân hàng và tổ chức tài
chính tương tự ở Việt Nam......................................................20
2.1.1. Khái quát các tổ chức tín dụng ở Việt Nam........20
2.1.2. Chế độ quản lý tài chính áp dụng cho các tổ
chức tín dụng ở Việt Nam ..22 2.1.2.1. Quản lý và sử
dụng vốn, tài sản............................................................23
2.1.2.2....................................Quản lý doanh thu và chi phí
24
2.1.2.3......Quản lý về lợi nhuận và trích lập các quỹ
26
2.1.3. Chế độ kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng
ở Việt Nam......................................................................... 27
2.1.3.1.................................Hệ thống tài khoản kế toán
27
2.1.3.2.....................................Chế độ chứng từ kế toán
27
2.1.3.3.......................................Chế độ sổ sách kế toán
29
2.1.3.4..................................Biểu mẫu báo cáo tài chính
29
2.2.
Thực tế vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan
đến báo cáo tài chính ở các ngân hàng và tổ chức
tài chính tương tự ở Việt Nam............................................... 30

2.2.1. Phạm vi và đối tượng khảo sát................................30
2.2.2. Thực tế vận dụng chuẩn mực số 22 tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank...............32


ii

2.2.2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín............................................................................... 32
2.2.2.2............................................Bảng cân đối kế toán
.................................................................................... 33
2.2.2.3................Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
34
2.2.2.4...................................Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
.................................................................................... 34
2.2.2.5...............................Thuyết minh báo cáo tài chính
.................................................................................... 35
2.2.3. Thực tế vận dụng chuẩn mực số 22 tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam
- Southernbank.........................................................................40
2.2.3.1...............................................Tổng quan ngân hàng
.................................................................................... 40
2.2.3.2............................................Bảng cân đối kế toán
41
2.2.3.3................Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
42
2.2.3.4...................................Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
.................................................................................... 42
2.2.3.5...............................Thuyết minh báo cáo tài chính
43

2.3.
Những thuận lợi, khó khăn khi vận dụng chuẩn mực
số 22 ở các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
ở thành phố Hồ Chí Minh và trong cả nước....................48
2.3.1. Thuận lợi........................................................................ 48
2.3.2. Khó khăn...................................................................... 49
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn trên..............50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................ 52

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ Ở VIỆT
NAM...............................................................................................53
3.1.
Quan điểm hoàn thiện..................................................... 53
3.1.1.
Phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành ngân
hàng và các tổ chức tài chính tương tự ở Vieät Nam. 53


ii

3.1.2.
Phù hợp với môi trường kinh doanh ổn định và
môi trường pháp lý chưa chặt chẽ, dân trí còn ở trình
độ thấp................................................................................. 54
3.1.3.
Tương thích với chuẩn mực kế toán quốc tế.........55
3.2.
Một số nội dung hoàn thiện đối với các chuẩn

mực kế toán liên quan đến báo cáo tài chính của
ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự........................56
3.2.1.
Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến chuẩn
mực số 22 “Trình bày bổ sung thông tin trên báo cáo
tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính
tương tự”................................................................................. 56
3.2.1.1......................................Về bảng cân đối kế toán
56
3.2.1.2................Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
56
3.2.1.3...............Trình bày thuyết minh báo cáo tài chính
.................................................................................... 58
3.2.2.
Những sửa đổi, bổ sung liên quan chuẩn mực số 01
“chuẩn mực chung” 60
3.2.3.
Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến chuẩn mực
số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”............................... 61
3.3.
Một số kiến nghị có liên quan đến việc hoàn thiện
và áp dụng chuẩn mực kế toán số 22...........................63
3.3.1.
Một số biện pháp ở tầm vó mô........................... 63
3.3.2.
Một số biện pháp ở tầm vi mô............................ 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................. 67
KẾT LUẬN................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHAÛO............................................................... 69



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ
VIẾT TẮT
CHXHCN - Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghóa. ASEAN - Association of South East
Asian Nations. AFTA - ASEAN Free Trade
Area.
WTO - World Trade Organization.
VAS - Viet Nam Accounting Standard/ Chuẩn mực kế
toán

Việt

Nam.

IAS

-

International

Accounting

Standard/ Chuẩn mực kế toán quốc tế. TMCP Thương mại Cổ phần.
SACOMBANK - Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
SOUTHERNBANK - Ngân hàng TMCP Phương Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Chế độ tài chính, kế toán và báo cáo tài chính

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...................................22
Bảng 2. Mẫu biễu hệ thống báo cáo tài chính................29
Bảng 3. Các đơn vị thành viên thuộc Sacombank...............32
Bảng 4. Dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
.......................................................................................................47


vi
i

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HP NHẤT
SACOMBANK...................................................................................70
Phụ Lục 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
HP NHẤT SACOMBANK
.......................................................................................................
71
Phụ Lục 3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HP NHẤT
SACOMBANK..72 Phụ Lục 4. CÁC CAM KẾT VÀ N TIỀM
TÀNG SACOMBANK
.......................................................................................................
74
Phụ Lục 5. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN SOUTHERNBANK.......75
Phụ Lục 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH SOUTHERNBANK
........
77
Phụ Lục 7. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ SOUTHERNBANK
.......................................................................................................79
Phụ Lục 8. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (MẪU

F01/TCTD).......................................................................................82
Phụ Lục 9. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (MẪU F02/TCTD)......83
Phụ Lục 10. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(MẪU F03/TCTD) ..86 Phụ Lục 11. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN
TIỀN TỆ (MẪU F04/TCTD)
.......................................................................................................
89
Phụ Lục 12. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (MẪU
F05/TCTD).......................................................................................94
Phụ Lục 13. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN PHỐI LI NHUẬN
(MẪU F06/TCTD)100


1
0

LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề
nổi bật hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Đây là xu
thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với
bất kỳ một quốc gia nào muốn có một vị thế xứng
đáng trên bản đồ kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện
nay.
Kể từ ngày thành lập 01/01/1995 đến nay, Tổ Chức
Thương Mại Quốc Tế – WTO đã có 151 nước tham gia. Trong
tương lai, tổ chức WTO sẽ phát triển thành tổ chức lớn
nhất hành tinh. Các nước thành viên WTO hiện chiếm
trên 85% tổng thương mại hàng hóa và trên 90% thương
mại dịch vụ toàn cầu.

Bên cạnh đó, làn sóng tự do hóa thương mại hiện đang
diễn ra sôi nổi chưa từng có trên thế giới. Tính đến
thời điểm này, đã có trên 300 hiệp định thương mại
song phương (BTAs) và khu vực đã được thông báo cho WTO
(tại khu vực Đông Á có: khu vực thương mại tự do
ASEAN/AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam
– Hoa Kỳ (VN-US BTA), hiệp định khung về khu vực thương
mại tự do ASEAN – Trung Quốc (AC-FTA); …). Trong khi đó, vào
thời điểm tháng 1/1995 chỉ mới có 130 hiệp định được
ghi nhận.
Việt Nam đã làm gì để đẩy nhanh tiến trình hội
nhập? Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập Khối ASEAN; tham
gia vào Khu vực Thương mại Tự do ASEAN/AFTA, ký
kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam Hoa Kỳ và gia nhập vào Tổ chức Thương mại Theá


1

giới WTO. Việc mở cửa nền
1
kinh tế theo xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cho các quốc gia nhiều
cơ hội, nhiều lợi ích chẳng hạn như về: nguồn lực, công
nghệ tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm quản lý hiện
đại, … Nhưng mặt


khác, việc hội nhập kinh tế quốc tế này cũng đặt ra
nhiều rủi ro và thách thức to lớn đối với quốc gia đang

phát triển ở trình độ chưa cao như Việt Nam.
Trong tiến trình chung của nền kinh tế nói trên, để nền
kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì
trước hết phải kể đến là việc hội nhập ngành ngân
hàng rồi sau đó mới kể đến việc hội nhập của các
ngành kinh tế khác. Bởi vì, nếu chưa có hội nhập
ngành ngân hàng thì việc hội nhập các ngành kinh tế
khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những
vấn đề then chốt nhưng cũng rất hết sức nhạy cảm.
Thật vậy, xét về mặt kế toán, việc hội nhập này
đặt ra yêu cầu là phải có sự thống nhất trong sự đa
dạng về mặt ngôn ngữ kế toán của Việt Nam và của
các nước trên thế giới. Nói cách khác là, việc hội
nhập này là sự hòa hợp giữa các thông lệ kế toán
quốc gia với các thông lệ kế toán quốc tế trong đó
có chuẩn mực kế toán quốc tế.
Từ năm 2001 đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện dần theo
tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và đã cho ra
đời được 26 chuẩn mực trong 5 đợt.
Trong 26 chuẩn mực nói trên có VAS22: “Trình bày bổ
sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ
chức tài chính tương tự” dành riêng cho lónh vực ngân
hàng và các tổ chức tài chính tương tự. Chuẩn mực này
được

ban

hành




công

bố

theo

Quyết

định

số

12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, hiện nay, chuẩn mực
này vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể. Do vậy,
việc vận dụng vào thực tế trong quá trình lập báo cáo


tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương
tự còn nhiều bất cập. Đây là lý do chính để tôi chọn
đề tài: “Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán liên
quan đến báo cáo tài chính của các ngân hàng
và tổ chức tài chính tương tự ở Việt Nam”.


Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở khái quát lý luận về VAS22 và các chuẩn
mực có liên quan đến báo cáo tài chính của các Ngân

hàng và tổ chức tài chính tương tự, đề tài tìm hiểu
thực trạng vận dụng các chuẩn mực kế toán về báo
cáo tài chính tại các Ngân hàng Việt Nam và từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện VAS22 và các
chuẩn mực có liên quan đến việc trình bày báo cáo tài
chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
ở Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuẩn mực kế toán Việt Nam số 22
và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan đến việc
trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ
chức tài chính tương tự ở Việt Nam dựa trên sơ sở tham
khảo tài liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
và Ngân hàng TMCP Phương Nam năm 2006. Trên cơ sở
nghiên cứu này, đề tài mở rộng kết quả nghiên cứu
trên phạm vi cả nước.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm
chủ đạo và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề
theo mối quan hệ phổ biến và theo sự vận động, phát
triển. Cùng với hai phương pháp trên, trong quá trình
nghiên cứu đề tài còn kết hợp với phương pháp phân
tích, phương pháp đối chiếu và phương pháp so sánh.
Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
cụ thể như sau:





Chương 1 - Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và các
chuẩn mực có liên quan đến báo cáo tài chính của
ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự;



Chương 2 - Thực trạng vận dụng các chuẩn mực kế
toán liên quan đến báo cáo tài chính của các ngân
hàng và tổ chức tài chính tương tự ở Việt Nam; và




Chương 3 - Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán liên
quan đến báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ
chức tài chính tương tự ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH VÀ CÁC CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG
VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ
1.1.

Vai trò của thông tin kế toán

Ở bất kỳ một nền kinh tế nào, thông tin luôn có vai

trò vô cùng quan trọng. Khi kinh tế xã hội ngày càng
phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên
tiến, mức độ phát triển kinh tế ngày càng cao thì để
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên thị trường vốn
ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt thì nhu cầu thông
tin ngày càng trở nên bức thiết. Tất cả các đơn vị,
khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lónh vực
nào đều phải tiếp nhận thông tin như là một yếu tố
cần thiết để có thể đưa ra những quyết định đúng
đắn làm nên sự thành công trong quá trình quản lý và
điều hành doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của thông tin đề cập trên đã lý giải vì
sao: Kế toán ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền
văn minh nhân loại là một trong những phát minh lớn
nhất và là hệ thống thông tin kinh doanh được sử dụng
rộng rãi và lâu đời nhất trong lịch sử của nhân loại.
Ở đó, kế toán sẽ theo dõi và phản ảnh tất cả các
hoạt động kinh tế cũng như các sự kiện kinh tế khác
trong từng đơn vị vào hệ thống thông tin là các báo
cáo tài chính. Hệ thống thông tin này được hình thành
dựa vào việc lưu giữ thông tin trên các loại sổ sách kế


toán thông qua khái niệm như ghi sổ kép (đã có từ
rất lâu) cũng như các khái niệm kế toán hiện đại hơn
như khái niệm lợi tức,… Hệ thống này còn ghi chép
và báo cáo các dòng vốn lưu chuyển trong doanh
nghiệp dựa trên các số liệu phát sinh và đưa ra các
bảng báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh,… Ngoài ra,



hệ thống này còn lập nên các dự toán về tình hình
tương lai như các báo cáo tài chính dự tính và dự toán
ngân sách tài chính; sau đó tiến hành so sánh đối
chiếu giữa tình hình thực hiện tài chính thực tế và các dự
tính trên cơ sở các báo cáo kế toán phân tích khác
nhau.

1.2. Vai trò của Báo cáo tài chính và sự cần
thiết của chuẩn mực kế toán
1.2.1. Vai trò của Báo cáo tài chính
Dù doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực nào đi nữa
(sản xuất, thương mại, tài chính,…) thì báo cáo tài chính
của doanh nghiệp cũng nhằm cung cấp thông tin cho hai
nhóm đối tượng sử dụng chủ yếu, đó là: nhóm đối
tượng sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, và nhóm đối
tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp.
Nhóm đối tượng sử dụng báo cáo tài chính trong nội
bộ doanh nghiệp, đó là những nhà quản lý, nhà điều
hành và nhân viên của doanh nghiệp.


Nhà quản lý, nhà điều hành của doanh nghiệp: họ
cần công bố, công khai các thông tin trên báo cáo
tài chính định kỳ về hoạt động của đơn vị mình nhằm
thuyết phục các nhà đầu tư, các cổ đông cũng như
các chủ nợ. Mặt khác thông tin trên báo cáo tài
chính mà họ công khai còn phục vụ cho họ trong công
tác điều hành và quản lý doanh nghiệp nhằm đưa

các quyết định phù hợp với kế hoạch, và mục tiêu
đã đề ra.



Nhân viên: Nhân viên trong doanh nghiệp thì quan tâm
đến thông tin trên báo cáo tài chính về tính ổn định
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp để giúp họ


đánh giá về khả năng chi trả lương và các khoản trợ
cấp.
Nhóm đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài
doanh nghiệp gồm các nhà đầu tư và cho vay, các cơ
quan nhà nước, khách hàng và nhà cung cấp, và những
người khác.




Nhà đầu tư và những người cho vay doanh nghiệp:
Nhà đầu tư cần thông tin trên báo cáo tài chính để
giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực
hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, thông tin về
các rủi ro tiềm tàng trong các doanh nghiệp có liên
quan đến khoản đầu tư của họ. Nếu là công ty cổ
phần, những thông tin trên báo cáo tài chính giúp
họ quyết định lúc nào nên mua, nên giữ hay nên
bán các khoản đầu tư cũng như giúp họ đánh giá
khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Những

người cho vay cần những thông tin trên báo cáo tài
chính nhằm giúp họ đánh giá khả năng thanh toán
của doanh nghiệp khi các khoản nợ gốc và lãi vay đến
hạn.



Các cơ quan Nhà nước: Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho việc
thực hiện chức năng quản lý vó mô của Nhà Nước
đối với nền kinh tế. Ngoài ra, Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp còn giúp cho việc thực hiện kiểm tra,
kiểm soát của các cơ quan tài chính Nhà Nước đối
với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như làm cơ sở cho việc tính thuế và các
khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách
Nhà Nước.



Khách hàng và nhà cung cấp: Báo cáo tài chính cung
cấp cho họ những thông tin về khả năng thanh toán
cũng như khả năng tiếp tục hoạt động của doanh
nghiệp khi họ có những mối liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp.



Những người khác: gồm những nhà phân tích tài
chính, những người môi giới kinh doanh, báo chí,… Họ



cần những thông tin trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp nhằm đánh giá xu hướng phát triển và
khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Với những vai trò của Báo cáo tài chính và nhu cầu
của người sử dụng như trên thì Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp cần phải được trình bày một cách rõ ràng,


dễ hiểu, trung thực, hợp lý, đầy đủ và đáng tin cậy
nhằm giúp cho người sử dụng đưa ra những quyết định
đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp. Để báo cáo tài
chính của doanh nghiệp được lập thỏa mãn những điều
nêu trên thì cần phải có những chuẩn mực kế toán
quy định trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Vậy chuẩn mực kế toán là gì?

1.2.2. Sự cần thiết của chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực có thể được hiểu là thuật ngữ diễn tả
những quy định mực thướt có thể định lượng được để đo
lường chất lượng một công việc, nó là những ràng
buộc nhằm định hướng công việc chuyên môn đi vào
những nguyên tắc chung.
Chuẩn mực kế toán là những quy ước, nguyên tắc,
thủ tục được công nhận như những hướng dẫn cho nghề
nghiệp kế toán trong việc soạn thảo báo cáo tài chính
và là cơ sở đánh giá chất lượng công việc kế toán.
Hoạt động kế toán cũng tương tự như các hoạt động
khác, để hoạt động hiệu quả thì cần thiết phải thiết

lập những chuẩn mực riêng cho nó. Bên cạnh đó,
chức năng của kế toán là cung cấp các thông tin để
người sử dụng có thể ra quyết định, nghóa là thông tin
kế toán phải phản ánh trung thực tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp
người sử dụng dễ hiểu, có độ tin cậy và có thể so
sánh các thông tin tài chính được.
Để đạt được các mục đích đó, cần có những phương
pháp và thước đo để giúp nhận diện những vấn đề
hợp lý và không hợp lý liên quan đến việc ghi nhận,
trình bày và truyền đạt thông tin tài chính. Thực tế đã


chứng minh rằng cùng một số liệu kế toán nhưng nếu
áp dụng phương pháp đánh giá, ghi nhận khác nhau sẽ
đưa đến kết quả khác biệt đáng kể. Vì thế, cần có
những quy định làm khuôn mẫu giúp đánh giá, ghi
nhận và trình bày thông tin tài chính một cách trung thực
và khách quan, và đó chính là những chuẩn mực kế
toán.


1.3.

Nội dung chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo

cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức
tài chính tương tự” và các chuẩn mực liên quan
Về chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính dành cho các
doanh nghiệp thì chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS21)

cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế đã được xây
dựng và thiết lập một cách bài bản và khoa học. Tuy
nhiên, đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính
tương tự thì chuẩn mực báo cáo tài chính (VAS21) chưa đáp
ứng đầy đủ. Ở đây, ngoài chuẩn mực trình bày báo
cáo tài chính (VAS21) thì các ngân hàng và các tổ chức
tài chính tương tự còn sử dụng chuẩn mực “Trình bày bổ
sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức
tài chính tương tự” (VAS22). Do vậy, để có cơ sở lý luận
vững chắc về việc trình bày báo cáo tài chính đối với
các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, đề tài
xin trình bày VAS22 và các chuẩn mực có liên quan như
sau:

1.3.1. Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung
báo cáo tài chính của các ngân hàng và
tổ chức tài chính tương tự
Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết
định số 12/2005/QĐ-BTC, ngày 15 tháng 12 năm 2005 của
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính nhưng đến nay vẫn chưa có
Thông tư hướng dẫn. Mục đích của chuẩn mực này là quy
định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin
cần thiết trong báo cáo tài chính của các ngân hàng
và tổ chức tài chính tương tự.
Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự là những
doanh nghiệp đặc thù, hoạt động có rủi ro cao nên
ngoài việc bị chi phối của Luật doanh nghiệp thì chúng



×