Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực địa KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA ĐỊA LÝ

BÁO CÁO THỰC ĐỊA
ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quang Huy
Mã sinh viên: 695603064 – Khoá: 69 – Lớp: K69A

Hà Nội, 8/2022


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Vận dụng được những kiến thức cốt lõi về địa lí kinh tế - xã hội để nhận
diện và định hướng giải quyết các vấn đề của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội,
mối quan hệ giữa phát triên kinh tế với các vấn đề xã hội, tài nguyên và môi
trường của địa bàn thực địa.
- Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu để thu thập, xử lí và phân
tích dữ liệu, viết báo cáo và trình bày được kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh
thổ kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, tài
nguyên và môi trường của địa bàn thực địa.
- Vận dụng được những kiến thức kĩ năng môn học để tiến hành giảng dạy
các nội dung về địa lí kinh tế - xã hội nói chung, địa lí kinh tế - xã hội địa
phương với các vấn đề liên quan nói riêng trong chương trình giáo dục.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày được tổng quan địa bàn thực địa.
- Phân tích được sự phát triển ngành công nghiệp than, du lịch và các nội


dung khác của Cẩm Phả; Phân tích được tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác
tiềm năng để phát triển kinh tế của các khu vực và những vấn đặt ra, vấn đề biên
giới – biển đảo, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước ở vùng biên giới tại Thành
phố Móng Cái.
- Phân tích được nguồn lực và hiện trạng phát triển các hoạt động dịch vụ,
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển dịch vụ và đề xuất giải pháp đối
với Thành phố Hạ Long.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Báo cáo tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động của ngành công nghiệp than tại
các Cơng ty than Thống Nhất, Đèo Nai, Cửa Ơng; tìm hiểu các khía cạnh địa lí
kinh tế - xã hội bao gồm các vấn đề về nguồn lực, khai thác nguồn lực phát triển
kinh tế đặc biệt là ngành dịch vụ, thuỷ sản,… tại Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn,
Hạ Long. Bên cạnh đó, tìm hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường đặt
ra cho Quảng Ninh.
3.2. Lãnh thổ nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: thành phố Cẩm Phả, Móng Cái, Thành phố Hạ Long.


3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 15/08/2022 đến 25/08/2022
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuẩn bị trong phòng: Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, đề cương,
nội dung,.. liên quan đến tuyến, điểm và lãnh thổ nghiên cứu.
-

Phương pháp điều tra, khảo sát tại tuyến, điểm nghiên cứu: để có những kiến

thức, tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, những sách, báo, báo các
của các cơ quan tổ chức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để viết báo

cáo,…
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích những tài liệu, tư liệu thu thập
được để hoàn thành báo cáo.

5. Cấu trúc nội dung báo cáo
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn thực địa
Chương 2: Các nội dung cụ thể
Chương 3: Kết luận


NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA
1.1.

Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh vùng núi biên giới, nằm ở phía Đơng Bắc của tổ
quốc. Là một vùng đất có phần đất liền rất rộng lớn, vừa có đồi núi và các hải
đảo bao la với các hịn đảo lớn nhỏ, có đường bờ biển dài 250 km. Quảng Ninh
được ví là cửa ngõ quan trọng của đất nước, mở ra ở phía Bắc thuận lợi cho việc
giao lưu, trao đổi, buôn bán giữa các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt với
Trung Quốc. Ngoài ra dọc theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái
Lân dễ dàng giao lưu và kết nối với đồng bằng sông Hồng trù phú.
Quảng Ninh là một tỉnh có diện tích lớn 5939 km2 đứng thứ 21 trong 64
tỉnh thành của nước ta. Tỉnh có 14 đơn vị hành chính trong đó có 4 thành phố, 2
thị xã và 8 huyện. Quảng Ninh tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố, đặc biệt ở phía
Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (132km), phía Nam giáp với Hải
Phịng (78km), phía Tây giáp với miền đồi núi đồi trùng điệp của Lạng Sơn (59

km) và giáp với Bắc Giang (71 km); vùng đồng bằng phì nhiêu của Hải Dương
(21 km) [5].
Quảng Ninh có toạ độ địa lí Quảng Ninh có toạ độ địa lí từ 20 040’ (đảo Hạ
Mai, huyện Vân Đồn) đến 21044’ vĩ độ bắc (thơn Mo Tịng, Hồnh Mơ, Bình
Liêu) và từ 106005’(thôn Vân Đông, Nguyễn Huệ, Đông Triều) đến 108 005 ’kinh
độ đông (bán đảo Trà cổ, Hải Ninh) [2].
Quảng Ninh có vị trí đặc biệt đối với thành phố Hạ Long. Thành phố Hạ
Long là một đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế, có sự phát triển tổng hợp tổ chức
lãnh thổ, có Móng Cái là cửa ngõ quốc tế và có các cảng biển có vị trị quan trong
trong giao lưu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lí như
vậy, Quảng Ninh có rất nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng vị trí địa lí cũng đem lại cho Quảng
Ninh nhiều khó khăn đặc biệt việc đảm bảo an ninh biên giới. Một số nơi hiểm
trở, một số nơi hải đảo xa xơi đi lại khó khăn khơng thuận lợi giữa các vùng
trong tỉnh.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên
1.2.1. Địa hình
Vùng đất Quảng Ninh có lịch sử địa chất trẻ hơn các khu vực khác hơn 80%
đất đai là đồi núi với hơn 2000 hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là quả núi, là
nơi tiếp giáp giữa miền nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm
khác nhau. Cho nên cấu trúc địa chất của lãnh thổ hết sức phức tạp. Ở phía Tây
Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đến là dãy núi cao – cánh cung Đông Triều, phía Nam
và Đơng Nam là miền đồng bằng ven biển, ra biển có hàng nghìn hịn đảo nhỏ đá


vơi hoặc sa, diệp thạch, tạo thành bức bình phong chắn gió cho đất liền. Các vịnh
đảo và đồi núi chạy song song, đối xứng nhau qua đường bờ biển [8].
Vùng đồi duyên hải là một dải đồi có độ sao từ 25 đến 50m, chạy dọc theo
bờ biển từ thành phố Cẩm Phả đến Móng Cái. Địa hình đồng bằng của Quảng

Ninh chiếm một diện tích nhỏ, gồm một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên
Yên và vùng phía Nam Đơng Triều, ng Bí, n Hưng. Đây là những đồng
bằng nhỏ hẹp được bồi đắp bởi phù sa của các sông suối trong tỉnh và hệ thống
sông Thái Bình bồi đắp. Tiếp nối các đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện
tích khá rộng. Đây là vịnh rất nơng, khơng có nơi nào sâu q 20m, có nhiều đảo
và quần đảo chắn ở phía ngồi chắn gió nên rất kín gió và sóng lặng. Đây là vùng
biển có nhiều đảo nhất nước ta, là vùng cacxto sót điển hình có các vách đá dốc
đứng, sắc nhọn, nhiều hang động [2].
Đường bờ biển của Quảng Ninh bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn lấn sát ra
biển và bởi các vịnh đảo và cửa sông, chạy dài 250 km. Bờ biển từ Móng Cái đến
Cửa Ông tương đối bằng phẳng, nước biển trong xanh. Bãi biển Trà Cổ là bãi
biển dài nhất nước ta trên 15km và là một trong những bãi biển xếp vào loại đẹp
nhất. Từ Cửa Ông đến Yên Lập bờ biển có một vài con sơng nhỉ, đồi núi ăn sát ra
biển, bờ biển dựng đứng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vơi, có nhiều cảng. Đoạn
từ n Lập đến Nam Triệu có địa hình đồi núi thấp, các bãi triều rộng nhưng
thấp hơn, bị ngập khi triều lên, để khai thác canh tác phải quai đê lấn biển [2].
1.2.2. Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm,
mưa nhiều; một mùa đơng lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ấm là bao trùm
nhất. Nhiệt độ khơng khí trung bình ổn định dưới 20 0C. Mùa nóng có nhiệt độ
trung bình ổn định trên 250C. Ngoài ra, đây là tỉnh giáp biển cho nên phần nào
chịu ảnh hưởng của khối khơng khí biển. Các quần đảo ở huyện Cơ Tơ và Vân
Đồn,…có nét đặc trưng của khí hậu đại dương [16], [2].
1.2.3. Thuỷ văn
Đại bộ phận sơng có dạng x hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ,
sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lơng chim. Các sơng ở Quảng Ninh phần
lớn nhỏ, ngắn và độ dốc lớn, có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết nước yếu
và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Các sông này vừa mang tính chất của
sơng miền núi, vừa mang tính chất của sơng ven biển [5].
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có

nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió khơng lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ
thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là
hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các
tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường.


Trong vịnh Bắc Bộ có dịng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước
lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có
khi xuống tới 130C [12], [2].
1.2.4. Đất đai
Đất ở Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu oxit sắt, nhơm, tầng mùn
mỏng, ít các chất dinh dưỡng do lớp vỏ phong hố khơng dày, mật độ chia cắt
lớn. Đất feralit vàng đỏ và feralit đồng cỏ thứ sinh chiếm diện tích lớn nhất phát
triển ở địa hình đồi, núi thấp. Ngồi ra có đất phù sa cổ chiếm 6,6% diện tích tự
nhiên, có đặc tính chua, độ phì thấp; đất mặn ven biển phân bố dọc bờ biển; đất
cát và cồn cát ven biển; đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo, quần đảo chiếm 7%
diện tích tự nhiên.
1.2.5. Sinh vật
Ở Quảng Ninh chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Diện tích rừng ngập
mặn đứng thú 2 cả nước sau Tây Nam Bộ nhưng cây thấp và nhỏ hơn. Các cây
ưu thế là sú, đước, trang, vẹt,.. mọc phổ biến ở ven biển Móng Cái.
Có một số lồi động vật được du nhập từ Trung Quốc sang như các lồi
gặm nhấm, ăn thịt, có guốc, linh trưởng. Vùng ven biển và hải đảo có động vật
nước mặn, nước lợ phong phú. Động vật trên cạn khá nghèo nàn, nhưng dưới
nước thì rất phong phú, có tới 1000 lồi cá. Vùng ven biển có các loại sò huyết,
ngao, hến, sá sùng, bào ngư, hải sâm, mực, tơm hẹ, tơm hùm,.. ngồi ra có các
lồi cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, cá song,…[2]
1.2.6. Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước. Tài
nguyên khoáng sản rất phong phú đa dạng, có nhiều loại đặc thù, có trữ lượng

lớn và chất lượng cao bao gồm than, quặng sắt, đá chứa dầu, awngtimon, titan,
đồng, vàng, chì, kẽm, thuỷ ngân và nhiều loại vật liệu xây dựng khác…
Tài nguyên biển, với bờ biển dài 250 km, có 2 vùng vịnh Bái Tử Long và
Hạ Long nên Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản với trữ lượng
lớn. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và
quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh cịn có
trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ,
là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu [16].
Ngoài ra, Quảng Ninh là tỉnh giàu tiền năng du lịch của cả nước, là trung
tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam. Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới,
là 7 kì quan thế giới, cùng danh lam thắng cảnh khác như: Đảo Tuần Châu, Quan
Lạn, Bãi Trà Cổ…các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, văn hố…thu hút
đơng đảo khách du lịch trong và ngoài nước đem lại nguồn thu lớn khơng chỉ
đóng góp cho Quảng Ninh mà cịn đóng góp vào ngân sách nhà nước.


Bên cạnh đó, Quảng Ninh cịn có rất nhiều tài nguyên khác như tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước… phong phú và đa dạng.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân cư, lao động
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2021, dân số Quảng Ninh là 1.350,85 nghìn người, mật độ dân số là 218
người/km2 (2021) nhưng phân bố không đều, riêng 4 thành phố của tỉnh đã chiếm
đến 50% dân số cả tỉnh ngoài ra tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển [4].
Quảng Ninh có 22 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 89%, còn lại là
các dân tộc Sán Chỉ, Hoa, Dao, Tày,…
1.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Hệ thống giao thơng đường bộ đã và đang dần hồn thiện nối liền các tỉnh
phía bắc và cả nước. Trong đó, có tuyến quốc lộ 18 là tuyến quan trọng nhất nối
liền các trung tâm công nghiệp của Quảng Ninh, nối liền thủ đô Hà Nội với cửa

khẩu quốc tế Móng Cái tạo sự đồng bộ và liền mạch trong sự phát triển kinh tế.
Có trên 200 km đường sắt, trong đó chủ yếu thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Kép
- Bãi Cháy, còn lại là tuyến đường sắt chủ yếu để chuyên chở than trong tỉnh.
Cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh được xây dựng và đưa vào sử dụng đã rút ngắn
khoảng cách thời gian di chuyển. Giao thông thuỷ và bến cảng phát triển. Cảng
tổng hợp Cái Lân, Cái Rồng, Cửa Ông và một số cảng du lịch Hạ Long.
1.3.3. Đường lối chính sách
Chính sách tăng trưởng tỉnh Quảng Ninh là một đỉnh cao tam giác trong sự
tăng trưởng kinh tế phía Bắc càng nâng cao được vai trị của tỉnh đối với đất
nước. Cũng chính sự ưu tiên phát triển này, kết hợp với những điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế xã hội đã khiến cho Quảng Ninh trở thành một tỉnh có sức
hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Quảng Ninh có một lợi thế
quan trọng, là tiền đề để tỉnh trở thành nơi có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ
phát triển.


CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
2.1 Tại Cẩm Phả
2.1.1. Ngành công nghiệp than
Thành phố Cẩm Phả là 1 trong 4 thành phố trực thuộc của tỉnh Quảng Ninh.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 200km và cách TP Hạ Long khoảng 30 km.
Đây là một thành phố khá phát triển là trung tâm của ngành than đóng góp vào sự
phát triển chung của tỉnh. Trong lộ trình thực địa của đồn thì đồn đã được tham
quan và học tập tại công ty than Thống Nhất, công than than Đèo Nai, cơng ty
tuyển than Cửa Ơng. Qua đây sinh viên có thể hình dung được phần nào sự phát
triển của ngành than tại Cẩm Phả nói riêng và ngành than Quảng Ninh nói chung.
2.1.1.1. Điều kiện phát triển
Vị trí địa lí: Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đơ Hà Nội 200km về phía
Đơng Bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30km. Vị trí trên rất thuận lợi cho
việc vận chuyển than đi xuất khẩu và buôn bán, đặc biệt qua các cảng biển.

Điều kiện tự nhiên: Cẩm Phả được mệnh danh là thủ phủ của ngành than
tỉnh Quảng Ninh. Nguồn tài nguyên chính ở đây là than đá (hầu hết thuộc dòng
antraxit, tỉ lệ cacbon được ổn định 80-90%) với trữ lượng khoảng 3,6 tỉ tấn, cho
phép mỗi năm khai thác từ 30-40 triệu tấn. Tài nguyên nước tại Cẩm Phả dồi dào
phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến than.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số của thành phố Cẩm Phả là 205.360
người. Mật độ dân số: 418 người/km². Cơ cấu dân số trẻ: nam chiếm 53,2%,
người dân ở đây có truyền thống và kinh nghiệm làm việc trong ngành than. Cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành than về cơ bản khá đồng bộ, hiện
nay đã và ngày càng được đầu tư nâng cấp. Các chính sách cho ngành cơng
nghiệp than cũng ln được chính quyền Nhà nước ưu tiên phát triển. Ngoài ra, ở
Cẩm Phả có đường sắt chuyên chở than từ các mỏ khai thác về nhà máy Tuyển
than Cửa Ông, cảng Cửa Ông phục vụ vận chuyển than [13].
2.1.1.2. Hình thức khai thác
a, Hình thức khai thác hầm lị
* Khái qt chung
Đặc điểm của khai thác hầm lị: Hình thức khai thác hầm lị khi hệ số bó lớn
hơn 10 tấn đá/ 1 tấn than. Các mỏ than mỏng khơng thể dùng mìn nổ để khai thác
được và các mỏ này thường nằm rất sâu trong lịng đất.
Ưu điểm của hình thức khai thác hầm lị: khơng làm thay đổi bề mặt địa
hình, ít ảnh hưởng tới lớp phủ thực vật, không gây tạo ra tiếng ồn tránh ảnh
hưởng đến xung quanh.


Nhược điểm: kỹ thuật khai thác còn lại hậu, lượng than thất thốt trong q
trình khai thác cịn khá lớn. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước ngầm. Sức khỏe của
người lao động bị ảnh hưởng nặng nề do thường xuyên phải làm việc trong mơi
trường độc hại.
Quy trình khai thác: thiết kế, mở đường, đào hầm, khoan nổ mìn, khai thác,
vân chuyển và tiêu thụ. Khai thác hầm lò được tiến hành theo 2 hình thức bằng

giếng và bằng lị.
Sinh viên đã được đến thăm quan và học tập tại Tổng công ty than Thống
nhất, đây là công ty than lớn với hình thức khai thác than hầm lị là chủ yếu [14].
* Tìm hiểu về Cơng ty Than Thống Nhất
- Là công ty khai thác được 62 năm, khai thác than hầm lị lớn nhất nước ta.
Cơng ty than Thống Nhất đã ghi dấu hơn 2,3 vạn lượt thợ mỏ. Trước kia là mỏ lộ
thiên có trụ sở tại phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đến ngày
1/8/1960 thì mỏ than Thống Nhất được thành lập và chuyển sang hình thức khai
thác hầm lị với tổng cơng nhân lúc đó khoảng 800 người. Mỏ được đầu tư một
số trang thiết bị của Liên Xô, Ba Lan.
- Trong 62 năm Công ty than Thống Nhất đã khai thác trên 60 triệu tấn
than, đào mới trên 700km đường lò, sản lượng bình quân trong những năm gần
đây đã đạt gần 2 triệu tấn/năm. Điều này đã đóng góp to lớn và cùng Tập đồn
cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao
cho là sản xuất và cung ứng than cho an ninh năng lượng quốc gia [14].
- Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh sản phẩm
than, chế biến than. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 3347 người.
Trong đó thợ khai thác chính là 1283 người, lao động nữ là 572 người còn lại là
lao động nam.
- Kết quả sản xuất của công ty:
+ Năm 2021 Công ty sản xuất được 1.814.668 tấn than, đào được 8.121m
các lò, tiêu thụ 1.817.779 tấn than. Doanh thu đạt 2.142.073 tỷ đồng. Thu nhập
lao động bình quân là 16.197.000 đồng, sản xuất chính bình qn là 20.500.000
đồng/người/tháng.
+ 6 tháng đầu năm 2022, Cơng ty đã hồn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh chính đều đạt từ 50% chỉ tiêu kế hoạch: sản xuất được 940.105 tấn than
(kế hoạch là 1.850.000 tấn), mét đào lò là 3.790m (kế hoạch là 9400m), than tiêu
thụ là 930.500 tấn (kế hoạch là 1.840.000 tấn). Doanh thu đạt 1.094 tỷ 100 triệu
đồng. Thu nhập bình quân 6 tháng năm 2022 là 16.250.000 đồng/người/tháng,
sản xuất chính là 20.950.000 đồng/người/tháng.



- Công tác chăm lo đời sống của người lao động được đảm bảo: có khu nhà
ở chung cư dành cho thợ lị; xe đưa đón cũng thuận lợi cho cơng nhân đến khai
trường. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ, ăn uống cũng được thực hiện đầy đủ.
- Công nghệ khai thác: Công ty đã sử dụng máy xúc ZCI60 và máy xúc lật
hông. Trước kia là thủ công nhưng hiện nay công ty chuyển sang cột chống thủy
lực xà hộp, giá đỡ ZH và GK với độ an toàn 100%.
- Cơng ty đã có những giải pháp, chính sách để cải thiện điều kiện làm việc,
đảm bảo sức khỏe, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Tập trung đẩy mạnh ứng dụng mới như cơ giới hóa, đào lị bằng máy com
– bai, máy khoan 2 cần, cũng như công nghệ khoan chống leo để cải thiện môi
trường làm việc cho công nhân, nâng cao năng suất, chất lượng và bảo đảm an
toàn.
+ Khai thác chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động tiên tiến.
+ Vận chuyển than từ hầm lị ra ngồi trời được công ty vận chuyển bằng hệ
thống băng tải liên tục. Hiện nay cơng ty có khoảng 60 băng tải trải dài khắp từ
hầm lò lên mặt bằng.
+ Đầu tư tàu điện ắc quy tải trọng 3 tấn, 2 trạm quạt gió chính VO-22 đầu
tư gần 110 tỷ đồng.
b, Hình thức khai thác lộ thiên
* Khái quát chung
Đây là hình thức khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh chiếm khoảng 60-70%
tổng sản lượng khai thác của tỉnh. Khai thác lộ thiên được thực hiện khi hệ số
bóc thấp hơn 10 tấn đất đá/ 1tấn than [7].
Ưu điểm: An toàn cao hơn an tồn trong khai thác hầm lị. Điều kiện lao
động cao hơn, dễ dàng khai thác có chọn lọc, thời gian thi cơng nhanh, khai thác
những khống sản mà hầm lị khơng thể khai thác được. Cơng nhân khơng phải
làm việc trong mơi trường thiếu khí như trong việc khai thác hầm lò. Nhược
điểm: Phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu. Mất chi phí lớn trong việc bố trí

khơng gian cho việc đổ phế thải và cải tạo lại mơi trường khai thác. Sử dụng bom
nổ mìn gây ra các ảnh hưởng không hề nhỏ như ô nhiễm âm thanh. Vấn đề xử lý
nước thải trong khai thác lộ thiên đang là một vấn đề lớn.
Quy trình khai thác mỏ lộ thiên: thăm dò vài trăm mét (xem nhiều hay ít
khống sản)-> bắn mìn -> máy xúc và xe vận chuyển đất ra bãi -> than đưa lên
bãi -> sàng lọc than -> bán, tiêu thụ qua than Cửa Ông.


Ở Quảng Ninh cịn có một số các mỏ khai thác lộ thiên đó là Cao Sơn, Đèo
Nai, Cọc Sáu,…Trong chuyến thực địa này, đoàn đã được đến thăm và tìm hiểu
về hoạt động khai thác lộ thiên tại cơng ty than Đèo Nai.
* Tìm hiểu về Cơng ty than Đèo Nai
Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức: Đây là vùng than được phát hiện từ
năm 1820, đến năm 1888 Pháp đã vào khai thác. Đến năm 1955 vùng mỏ được
giải phóng và được cơng ty tiếp quản. Ngày 30.3.1959 Bác đã về thăm mỏ than
Đèo Nai. Năm 2007 chính thức đổi thành “ cơng ty cổ phần than Đèo Nai-TKV”.
Cơ cấu tổ chức công ty: Công ty có tổng cộng là 1954 người. Có 16 phịng ban
và cơng xưởng và phân xưởng. Tình hình sản xuất: Tổng diện tích khai trường là
6,2km2. Sản lượng khoảng 750.000 tấn. Mỗi năm bóc khoảng 1,7tr tấn than và
mỗi năm sâu xuống khoảng 10m. Hiện nay, hệ số bóc là 12.Quy trình khai thác
bao gồm: Khoan nổ mìn => Vận chuyển => Vận tải đất đá đổ thải => Tập kết
than. Cơng nghệ khai thác: Khoan nổ mìn: Đang sử dùng máy khoan điện và máy
khoan dầu(TMC). Nổ mìn: Th cơng ty cơng nghệ hóa chất mỏ Cẩm Phả để nổ
và mỗi 1 bãi thì phải sử dụng 100.000 tấn thuốc nổ. Xúc; Sử dụng 3 dịng máy
xúc đó là: Máy xúc EKD, máy xúc Comatxu và máy xúc TC thủy điện. Vận
chuyển: Sử dụng hai difng xe đó là Comatxu (Nhật Bản) và Keptomilo ( Mỹ)
tổng cộng có 80 chiếc và có khoảng 40-50 chiếc có khối lượng 90-96 tấn.
Qua 62 năm đã sản xuất và tiêu thụ trên 73.571.000 tấn than. Sản lượng
khai thác và tiêu thụ khoảng 2.300.000 tấn/ năm. Doanh thu hằng năm khoảng
trên 3000 tỉ đồng. Lợi nhuận tầm 20 tỉ. Lương bình quân khoảng 10 – 11.000.000

đồng/người/tháng (lương trả theo sản phẩm). 6 tháng đầu năm 2022 lương bình
qn là 9.800.000 đồng. Tổng chi phí cho một người công nhân là khoảng
15.000.000 đồng/tháng.
2.1.1.3. Chế biến, tiêu thụ than
Than sau khi được khai thác xong đều phải trải qua quá trình sơ tuyển than.
Than sau khi được sàng tuyển thì được đem đi tiêu thụ. Trong chuyến thực địa
lần này đồn được đến thăm và tìm hiểu tại cơng ty tuyển than Cửa Ơng.
* Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức:
Nhà sàng Cửa Ơng do Pháp xây dựng từ năm 1894 đến năm 1924 mới hồn
thiện và đi vào hoạt động. Ngày 12/8/1974, Xí nghiệp bến Cửa Ơng được đổi tên
thành Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông. Cơ cấu tổ chức: Gồm 3 nhà máy tuyể than
1,2,3 trong đó nhà máy sàng tuyển 2 được coi là “trái tim của cơng ty”; có 16
phân xưởng, 13 phịng ban, một trạm với tổng số cơng nhân lao động khoảng trên
3700 người. Tình hình sản xuất: Năng lực vận tải với tuyển đường sắt dài 70km
dọc theo quốc lộ 18 nhằm vận chuyển than đến nhà máy để làm sạch. Mội ngày
trung bình vận chuyển khoảng 40.000 tấn than nguyên khai tập kết tại công ty


với doanh thu > 1000 tỷ đồng. Sản xuất ra 15 loại sản phẩm, 70% tiêu thụ trong
nước và 30% tiêu thu nước ngồi. Đầu năm 2022, than tuyển có 400.199 tấn, số
than tiêu thụ là 1.609.139,41 tấn [13].
Toàn bộ mặt bằng cơng nghiệp của tuyển than Cửa Ơng chạy dọc 2,5 km
chiều dài bờ biển, bao gồm hệ thống nhà tuyển, kho chứa than sạch, mạng lưới
đường sắt nội cảng, đường xe tải, hệ thống thoát nước, các cơ sở sửa chữa cơ –
điện – vận tải, các cụm nhà điều hành, các vườn cây xanh. Hiện nay lãnh đạo của
cơ quan đang tiến hành xây dựng và quy hoạch đưa cơng ty tuyển than Cửa Ơng
trở thành “nhà máy trong công viên”. Để tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn vệ sinh
mơi trường, cơng ty đã xây dựng hai nhà máy xử lí bùn nước đã thu hồi tồn bộ
lượng nước sau tuyển đưa lại mạch tuần hoàn để tái sử dụng, không xả thải môi
trường. Lượng bùn được tách lắng sau khi xử lí sẽ trở thành than cám, cung cấp

cho các nhà máy nhiệt điện [13].
* Một số đặc điểm của nhà máy tuyển than:
Nhà máy tuyển than 1: Được nâng cấp vào năm 2009 từ 2tr tấn lên 3,5tr
tấn/năm.Nhà máy tuyển than 2: Trước là có sự giúp đỡ của Hà Lan sau đó là
Australia và hiện nay thì đang sử dụng cơng nghệ của Nhật Bản với bể lắng
huyền phù. Nhiệm vụ đó là phân loại và loại bỏ các tạp chất có sẵn trong tan,
năng suất đạt 12.000 tấn/ngày. Đây là khâu khá quan trọng quyết định đến chất
lượng than và tác động trực tiếp đến giá thành của than.Nhà máy tuyển than 3:
Mới được đưa vào sử dụng với công nghệ mới. Nhà máy tuyển than 4: Hiện nay,
đang trong q trình hồn thiện và dự kiến sẽ đưa và sử dụng trong một vài năm
tới.
2.1.1.4. Một số vấn đề đặt ra cho ngành than hiện nay
Hiện nay, ngành than đã và đang đem lại giá trị sản lượng rất lớn đóng góp
vào sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh và cả nước. Tuy nhiên khơng thể khơng
nói đến các vấn đề về khai thác, vấn đề môi trường.
- Về vấn đề khai thác: Việc khai thác chưa hợp lý than đã và đang gây ra
một tình trạng cạn kiệt tài nguyên than. Khai thác hầm lò còn ảnh hưởng trầm
trọng đến nền địa chất vì khi khai thác trong hầm lị điều này đã khiến cho nền
địa chất bị sụt lún, kĩ thuật khai thác còn lạc hậu, lượng than thất thốt ra ngồi
khá lớn. Khai thác hầm lị đã thải ra mơi trường các loại khí độc đặc biệt là khí
metan (CH4), ngồi ra q trình khai thác cũng tăng lượng bụi xung quanh khu
vực khai thác, điều đó dẫn đến ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Bên cạnh đó, vấn
đề an toàn lao động cần phải được đặc biệt quan tâm, chú ý. Việc khai thác lộ
thiên: phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, mất chi phí lớn trong việc bố trí
khơng gian cho việc đổ phế thải và cải tạo lại mơi trường khai thác. Ngồi ra cịn
làm tổn hại giá trị của mơi trường tự nhiên ở những vùng đất lân cận: ô nhiễm


nguồn nước, phá hoại thảm thực vật, ô nhiễm không khí, thải ra một số chất độc
hại như CO2, CO, NH4.

- Vấn đề mơi trường:
+ Ơ nhiễm khơng khí: Khơng khí bị ơ nhiễm trầm trọng. Nguồn sinh bụi
chủ yếu là do khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lị chợ, sàng tuyển,... Giải
pháp: sử dụng xe tưới nước, xây dựng hệ thống phun sương, diệt bụi.
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Độ ồn, rung do các hoạt động khai thác lộ thiên, hầm
lò, các nhà máy tuyển, nhà máy cơ khí, các loại phương tiện vận chuyển. Giải
pháp: sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để giảm tiếng ồn.
+ Ô nhiễm nguồn nước: Hầu hết các đơn vị khai thác, sàng tuyển, chế biến
đều thải ra một lượng nước thải rất lớn. Do đặc thù của loại hình khai thác nên
nước thải hầm lị bị axit hóa mạnh, có hàm lượng kim loại nặng như sắt, mangan,
đồng, kẽm,... Giải pháp: Xây dựng trạm xử lý nước thải [14].
2.1.2. Phát triển du lịch tại Cẩm Phả
Tham quan đền Cửa Ông: Nằm trên một ngọn đồi thuộc phường Cửa Ông,
là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tăng, còn được goi là
Miếu Hoàng tiết chế.
Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm: Còn được gọi là chùa Cái Bầu.
Nằm trên xã hạ Long, huyện Vân Đồn các trung tâm Quảng Ninh 30km. Chàu
được xây dựng trên nền chùa Linh Tự với tổng diện tích 20ha, gồm thiền viện,
tổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông,…
Tham quan cảng Cái Rồng: Nằm trên đảo Cái Bầu, nằm trong di tích vịnh
Hạ Long xong nơi đây vẫn cịn hồng sơ nhưng ở đây lại có hải sản, ni trồng,
…cho nên ở đây vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Một số vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tại Cẩm Phả: Du lịch tại
Cẩm Phả hiện nay, đã và đang rất phát triển xong vẫn chỉ là bước đầu của sự phát
triển. Hai loại hình du lịch được phát triển tại đây là: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
và du lịch tham quan. Do Cẩm Phả khó có thể cạnh tranh du lịch với TP Hạ Long
được cho nên du lịch tại đây ít được quan tâm chính vì vậy mà UBND tỉnh cũng
như nhà nước cần đầu tư hơn cơ sở hạ tầng, các hoạt động quảng bá du lịch tại
đây để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng.
2.2. Tại Móng Cái

2.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế
Vị trí địa lí: Móng Cái nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía Đơng
và Đơng Nam giáp với vịnh Bắc Bộ. Phía Đơng Bắc giáp với thành phố Đông


Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Về giao thông vận tải, Móng Cái có quốc lộ
18 đi qua, nối liền với Hạ Long và cả nước.
Tiềm năng phát triển thương mại: TP Móng Cái là nơi có cửa khẩu quốc tế
cả trên bộ lẫn trên biển, là điểm giao thoa, hội tụ giữa hai hành lang, một vành
đai phát triển kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, là một trong những cửa ngõ giao lưu
kinh tế giữa nhiều quốc gia khác. Ngồi cửa khẩu Quốc tế, hệ thống giao thơng
đường thủy, đường bộ thuận tiện, các điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu đáp
ứng tốt nhu cầu giao lưu, trao đổi thương mại ở khu vực biên giới [6].
Tiềm năng phát triển du lịch: Vùng biển Trà Cổ kéo dài trên 17 km, Trà Cổ
là một trong những điểm đến trong hành trình của bất kỳ du khách nào khi đặt
chân đến Móng Cái… Ngồi ra, nơi đây cịn có cửa khẩu quốc tế nên có khả
năng thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Đặc biệt hiện nay hoạt động
du lịch biên mậu cũng rất phát triển và được ưa chuộng.
Tiềm năng phát triển ngư nghiệp: TP Móng Cái có trên 50 km bờ biển, trên
6.000 ha đất bãi triều, hơn 2.700 ha ao, đầm nuôi trồng thủy sản. Nguồn lợi thủy
sản tự nhiên và nuôi trồng phong phú, giá trị, có thị trường tiêu thụ sản phẩm
thuận lợi… là lợi thế quan trọng cho việc phát triển ngành thủy sản của địa
phương [10].
Trong chuyến thực địa lần này đoàn được đến thăm biển Trà Cổ, mũi Sa Vĩ
(địa đầu của tổ quốc), của khẩu quốc tế Móng Cái.
2.2.1.1. Biển Trà Cổ
Trà Cổ là một bãi biển đẹp với đường bờ biển dài tới 18 km bắt đầu từ mũi
Ngọc cho đến mũi Sa Vĩ. Tuy nhiên, ở đây là một vùng còn khá mới trong phát
triển du lịch cho nên có thể thấy được dịch vụ cơ sở hạ tầng, khu vui chơi, hệ
thống khách sạn vẫn cịn hạn chế. Ngồi ra, khơng chỉ phát triển du lịch khơng

mà cịn phát triển cả việc đánh bắt thủy hải sản.
2.2.1.2. Cửa khẩu quốc tế Móng Cái
Đồn biên phịng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, tiền thân là Đồn 211 Công an
nhân dân vũ trang tỉnh Hải Ninh, được thành lập ngày 03/03/1959. Từ năm 1992
đến nay thì đồn được đổi và có tên gọi là Đồn biên phịng cửa khẩu quốc tế
Móng Cái. Đoạn biên giới đơn vị được phân công bảo vệ dài 2,62km nằm trên
tuyến biên giới Việt Trung. Cầu Bắc Luân là biểu tượng hữu nghị của 2 nước và
đây cũng là nới mà chính quyền 2 nước đã đặt làm điểm cột mốc. Đến đây đoàn
được nghe giới thiệu về cột mốc 1369. Tại cửa khẩu có khoảng hơn 20.000 lượt
khách đi lại, tuy nhiên hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh cho nên số lượt
khách chỉ còn vài chục người qua lại cửa khẩu. Hiện nay, thì Cầu Bắc Luân 2
được được xây dựng xong và đã được đưa vào sử dụng để phục vụ đi lại giao
thương, phát triển kinh tế, giảm thiểu quá tải cho cầu Bắc Luân 1. Có thể thấy


cửa khẩu Móng Cái có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền
biên giới mà còn phát triển kinh tế vùng cửa khẩu.
2.2.1.3. Mũi Sa Vĩ
Mũi Sa Vĩ là địa đầu thiêng liêng của Tổ Quốc ở cực đơng bắc Việt nam
thuộc phường Trà Cổ. Phía bắc là của sông Bắc Luân đổ ra biển rộng khoảng
5km nhìn ra hịn Đậu Gót (1/3 thuộc về Việt Nam). Tại đây có cột mốc 1377 và
1378 và trong đó có cột mốc 1378 là cột mốc cuối cùng của biên giới Việt Trung.
Tại vùng này, thì dân cư còn sinh sống thưa thớt, cơ sở hạ tầng, giao thơng vẫn
cịn hạn chế và chưa được đồng bộ.
2.2.2. Khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế của khu vực
Về thương mại, dịch vụ: Hiện thành phố có 04 trung tâm thương mại, 13
chợ với 3.737 điểm kinh doanh, tổng vốn đầu tư đạt gần 1.000 tỷ đồng. Hoạt
động xuất nhập khẩu cơ bản được duy trì, hoạt động thương mại biên mậu từng
bước chuyển dần theo hướng chính ngạch. Tổng giá trị hàng hoá qua cửa
khẩu đạt 16.529,7 triệu USD, tăng 1,2 lần so cuối nhiệm kỳ trước [10].

Về du lịch: Theo thống kê năm 2019, khách du lịch đến Móng Cái ước đạt
2,8 triệu lượt, tăng 5% so với cùng kỳ. Du lịch đã mang lại hiệu quả thiết thực,
bước đầu xây dựng thương hiệu du lịch Móng Cái, tạo hiệu ứng lan tỏa và việc
làm ổn định cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn, địa
điểm du khách có thể tới thăm như bán đảo Trà Cổ, cửa khẩu Quốc tế Móng Cái,
mũi Sa Vĩ…[11]
Về ngư nghiệp: Theo báo cáo của phòng Kinh tế thành phố, từ đầu năm
2019 đến nay, diện tích ni trồng thủy sản của tồn thành phố đạt trên 1.720 ha,
tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 90% kế hoạch năm. Tổng sản lượng
thủy sản đạt gần 9.900 tấn; trong đó sản lượng khai thác đạt gần 4.700 tấn, sản
lượng nuôi trồng đạt trên 5.200 tấn, đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
2.2.3. Phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước ở vùng biên giới
Móng Cái là một thành phố giáp biên giới của Quảng Ninh cho nên việc
đầu tư cơ sở hạ tầng còn chưa được chủ trọng. Năng lực cạnh tranh còn yếu kém
so với các thành phố khác của Quảng Ninh như Thành phố Cẩm Phả hay Thành
phố Hạ Long. Thành phố Móng Cái vẫn chưa thu hút được nguồn lao động có
trình độ cao để có thể bứt phá được lên. Nền kinh tế chủ yếu vẫn còn dựa khá
nhiều vào kinh tế cửa khẩu. Kinh tế biển đảo bước đầu đã có sự phát triển hơn
song tuy nhiên thì vẫn cịn chưa thực sự bứt phá vẫn có sự đan xen giữa cái cũ và
cái mới. Vấn đề chủ quyển trên biển và trên đất liền cũng đang là một vấn đề mà
thành phố cần phải bảo vệ.
Phát triển kinh tế với bảo vệ đất nước vùng biên giới phải luôn đi đôi với
nhau và không thể tách rời. Phát triển kinh tế vùng biên giới nhằm tận dụng


những nguồn lực, đặc biệt về vị trí địa lí, giúp cải thiện đời sống nhân dân, ổn
định xã hội, từ đó sẽ có điều kiện để tăng cường an ninh quốc phòng vùng biên
giới. Đồng thời, khu vực biên giới là khu vực hết sức nhạy cảm do đó việc bảo vệ
đất nước cần được chú trọng và được đưa lên hàng đầu.
2.3. Tại Hạ Long

2.3.1. Nguồn lực phát triển các hoạt động dịch vụ
Thành phố Hạ Long được coi là thành phố trung tâm kinh tế-văn hóa-du
lịch của tỉnh Quảng Ninh. Đây là một thành phố phát triển rất năng động và hiện
đại. Cách trung tâm Hà Nội 156 km về phía bắc. Đây là nơi có vị trí chiến lược
về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của quốc gia. Trong
chuyến thực địa lần này đoàn được đến thăm quan bảo tàng Quảng Ninh, cảng
Cái Lân, vịnh Hạ Long [2]. Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, thành
phố Hạ Long có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thơng thương. Mạng lưới
giao thơng trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong nước và quốc tế.
2.3.2. Hiện trạng phát triển các hoạt động dịch vụ
2.3.2.1. Tham quan và học tập tại vịnh Hạ Long
Đây được coi là kì quan thiên nhiên của thế giới. Vịnh Hạ Long đã 2 lần
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Là một trong 7 kì quan
thiên nhiên của thế giới. Vịnh Hạ Long như là một biểu tượng của TP Hạ Long
nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung [9].
Trong chuyến tham quan vịnh Hạ Long lần này đoàn đã được đi tham quan:
Động Thiên Cung đây là hang động được phát hiện vào năm 1993. Ban đầu đá
trong động có màu trắng xám cho nên tên gọi ban đầu là động Bạch Tuyết và bây
giờ đổi tên thành đơng Thiên Cung vào năm 1998. Có 2 núi mang hình hài của 4
con tứ linh là con chim và con rồng. Vị trí của 2 núi này rất quan trọng đó là bảo
vệ cho hang và cũng như là lời chào đối với khách du lịch. Thăm quan vịnh: Khi
đi tham quan vịnh thì đồn được ra thăm quan khu vực hòn Trống Mái, đây là
biểu tượng của vịnh Hạ Long và hòn Trống Mái đã là hình ảnh được in trong tờ
tiền 200.000 đồng.
Ngồi ra, ở TP Hạ Long cịn có các bãi tắm như bãi tắm Bãi Cháy, Tuần
Châu,… rất thuận lợi để phát triển du lịch, có trung tâm giải trí Sunworld, câu
Bãi Cháy. Bên cạnh đó là một loạt các nhà hàng, khách sạn rất hiện đại và sầm
uất.
2.3.2.2. Tham quan và học tập tại bảo tàng Quảng Ninh
Đây là bảo tàng lớn nhất Việt Nam được ví như là viên ngọc đen của tỉnh

Quảng Ninh. Bảo tàng được xây dựng vào năm 2012 và chính thức đưa là hoạt
động năm 2013. Có thiết kế với phần vỏ kính của khối nhà có màu đen tuyền là


tấm gương phản ánh thành phố Hạ Long. Không gian của bảo tàng bao gồm 3
tầng:
Tầng 1: “ Biển cả và đại dương”. Là không gian dành riêng cho biển cả và
tự nhiên. Nổi bật nhất ở tầng 1 phải kể tới 4 trụ được thiết kế dạng ổng núi với
lớp vở bao phủ mơ phỏng hình ảnh, màu sắc núi đá vôi. Tầng 2: “ Nơi lưu giữ
những giá trị miền biển”. Đến tầng 2 là không gian mô phỏng long thuyền khơng
khác gì thật ở bên ngồi. Gian đầu tiên trưng bày giống như cuốn nhật kí ghi lại
tồn bộ những thành tự của các thời kì lịch sử đã trải qua: thời kì tiền sử - thời kì
sơ sử - thời kì cận đại thơng qua các hiện vật được trưng bày vẫn còn nguyên giá
trị. Đặc biệt, nhiều hiện vật được tìm thấy ở thiền phái Trúc Lâm được mang đến
đây để trưng bày. Ngoài ra có các di sản khảo cổ học từ nhiều thời kì khác nhau
trong đó có thời nhà Trần ở Đơng Triều cũng được trưng bày tại đây. Những hiện
vật giá trị đều mang hơi thở của thời đại, nó để lại cho thế hệ sau một kho tàng
vô giá. Tiếp theo, tầng 3 là “Khu tái hiện hình thành lịch sử mỏ than”, tất cả khu
này là nơi trưng bày những mơ hình mỏ than với nhiều tỉ lệ và các kích thước
khác nhau, tái hiện chân thực từng chi tiết nhỏ thể hiện những nét đẹp và những
giá trị mà ngành công nghiệp khai thác than của tỉnh Quảng Ninh.
2.3.2.3. Tham quan và học tập tại cảng Cái Lân
Cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc, nằm ở phía đơng của
cầu bãi Cháy thuộc Thành phố Hạ Long, xung quanh được bao bọc bởi vịnh Hạ
Long, nó gần cửa biển cho nên thuận lợi cho việc đi lại từ cửa biển vào bến cảng.
Với 7 cầu cảng và có năng lực vận tải lớn, trong đó có tổng diện tích là 154.700
m2, có 2 kho (5.400 m2 và 4600 m2), bãi rộng 142.00 m2 .
Mặt hàng chủ yếu: Nơng sản, dăm gỗ, phân bón, than, xi măng,.... Một số
dịch vụ khác tại cảng như: tàu lái có nhiệm vụ lái dắt các tàu cập bến, cho thuê
lao động và thiết bị bốc, dỡ hàng.

2.3.3. Những vấn đề ra trong quá trình phát triển dịch vụ và đề xuất giải pháp
2.3.3.1. Các vấn đề đặt ra
Hoạt động du lịch đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên thông qua
việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch khơng có kế hoạch. Rác thải
ngàng càng gia tăng làm mất môi trường cảnh quan, ảnh hưởng đến mơi trường
sinh thái của các lồi động vật [15].
Hoạt động kinh doanh ở cảng Cái Lân đã làm ơ nhiễm mơi trường. Khi đến
thăm cảng có thể gửi thấy rất rõ mùi hôi thối đấy là do các vụn gỗ không qua xử
lý đã sả thải ra mơi trường. Vì vậy việc bảo vệ mơi trường biển đang là vấn đề
lớn ở Hạ Long trong thời gian tới.
2.3.3.2. Đề xuất giải pháp


Cần phát triển tổng hợp dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo bước đệm
để phát triển đi đôi với việc phát triển bền vững ngành dịch vụ, khuyến khích và
bình ổn giá cước. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời
gian chạy rỗng, tăng cường kiểm sốt chi phí nhiên liệu, phụ tùng, vật tư, sửa
chữa. Đẩy mạnh phát triển, đầu tư cải thiện cho cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống
giao thông kết nối như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3, nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ
Long Xanh, đường 10 làn xe Quảng Yên - Đơng Triều để đáp ứng nhu cầu trong
và ngồi nước [3].
Để phát triển dịch vụ cần phải xem việc đi đôi với bảo vệ môi trường, tài
nguyên và phù hợp với lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh khai thác phát triển dịch vụ
logictics, phát triển hạ tầng kho bãi, cảng cạn nâng cao hơn nữa dịch vụ hạ tầng.
Một số giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần tạo ra sự tăng trưởng ổn định của lĩnh
vực cảng biển, góp phần vào tăng trưởng chung của cảng biển Quảng Ninh nói
riêng và cả nước nói chung [1].


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.1. Kết luận
Sau mỗi chuyến đi mỗi sinh viên chắc hẳn sẽ thu được những kiến thức
nhất định. Đây là một trải nghiệm đầy bổ ích và giúp cho mỗi sinh viên có thêm
kinh nghiệm, giúp bản thân có cái nhìn tồn diện hơn để có những bài học áp
dụng vào thực tế giảng dạy sau này. Đối với chuyến đi học tập thực tế Hà Nội Quảng Ninh đã cung cấp cho em lượng kiến thức lớn, giúp em hiểu hơn về địa lí
kinh tế - xã hội đặc biệt biết thêm về các ngành kinh tế của khu vực Quảng Ninh
và giải quyết được một số vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội như thế nào để
phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Bài báo cáo này đã đưa ra một cách tổng quát về tiềm năng, hiện trạng phát
triển kinh tế chung cũng như các ngành kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với
địa bàn nghiên cứu. Qua đó có thể thấy được, Quảng Ninh là một địa phương rất
phát triển với một số điểm nổi bật như ngành than, du lịch. Hiện nay ngành kinh
tế chủ lực mang lại hiệu quả cao cho tỉnh chính là ngành du lịch nhưng thương
mại, thủy sản, giao thông vận tải…Quảng Ninh được coi là trong 3 đỉnh tam giác
trong sự phát triển kinh tế phía Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các địa
bàn nghiên cứu cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về vấn đề ô
nhiễm môi trường, vấn đề phát triển du lịch bền vững, vấn đề cạn kiệt tài nguyên
đối với ngành than đang là một thách thứ không hề nhỏ. Điều này địi hỏi tỉnh
phải đưa ra những chính sách phù hợp để vừa phát triển kinh tế.
3.2. Kiến nghị
Kết thức chuyến thực địa, chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều để sau
này có thể phục vụ vào công việc giảng dạy. Tuy nhiên với mong muốn những
chuyến đi thực địa sau tốt hơn em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Thời gian thực tế cịn ít, việc di chuyển nhiều nơi trong thời gian dài dẫn
tới tình trạng mệt mỏi đối với sinh viên trong thời gian dài. Vì vậy, em kính
mong thầy cơ tăng thêm thời gian để học tập, nghiên cứu nhiều hơn nữa.
- Để gắn kết được các bạn sinh viên với số lượng đơng là điều rất khó.
Nhưng với mong muốn kết nối các bạn sinh viên với nhau
Việc tổ chức một chuyến đi dài ngày không phải là một điều dễ dàng. Kết
thúc chuyến đi thực địa 5 ngày 4 đêm đã diễn ra thành công tốt đẹp, sinh viên sau

khi trở về tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng thực tế bên ngoài. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình,
hưỡng dẫn, chăm lo cho chúng em. Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của thời
sinh viên, chuyến đi đã để lại rất nhiều kỉ niệm vui, buồn lẫn lộn nhưng tất cả
chuyến đi đã mang đến những kiến thức bổ ích. Đây sẽ là hành trang quý báu đối
với chúng em trên hành trình tiếp theo của cuộc đời.


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang thông tin điện tử thành phố ng Bí (2022), Triển vọng phát triển
cảng biển 2022, truy cập ngày 24-08-2022, tại trang web

/>2.

Lê Thông Biên (2005), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập hai), Các
tỉnh Đông Bắc, NXB Giáo dục, 2005.

3.

Bộ xây Dựng (2020), Quảng Ninh: Hiện đại hóa hạ tầng đơ thị, truy cập

ngày 21-08-2022, tại trang web />4.

Tổng cục thống Kê (2021), Dân số và lao động, truy cập ngày 24-08-

2022,
tại
trang

web
/>pxid=V0201&theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v
%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng.
5.

Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế xã
hội Việt Nam, NXBĐHSP, 2006.

6.

Nông nghiệp Việt Nam (2020), Lợi thế tiềm năng khi đầu tư vào Móng
Cái,
truy
cập
ngày
24-08-2022,
tại
trang
web

/>7.

Tập đồn cơng ty than khống sản Việt Nam (2022), Lịch sử hình thành và
phát triển, truy cập ngày 24-08-2022, tại trang web

/>8.

Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2006), Địa lý kinh tế xã
hội đại cương, NXBĐHSP, 2011.


9.

Báo Quảng Ninh (2019), Giới thiệu về TP Hạ Long, truy cập ngày 22-08-

2022, tại trang web />10. Báo Quảng Ninh (2019), Móng Cái: Phát huy thế mạnh kinh tế thủy sản,

truy
cập
ngày
24-08-2022,
tại
trang
web
/>11. Báo Quảng Ninh (2019), TP Móng Cái: Tín hiệu vui từ nuôi trồng thủy sản,

truy

cập

ngày

23-08-2022,

tại

trang

web



/>12. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (2020), truy cập ngày 23-08-2022, tại
trang web .
13. Công ty tuyển than Cửa Ơng (2022), Giới thiệu về cơng ty tuyển than Cửa
Ơng-TKV, truy
cập ngày 20-08-2022, tại trang web
/>14. Cơng ty than Thống Nhất Tkv (2022), Lịch sử hình thành và phát triển, truy
cập ngày 21-08-2922 tại trang web />
fbclid=IwAR3R0RhAOTrrQnPqHOBa0NDriEXXYVpZLwzMrFwsqe8ue88c1orbT6aZH8.
15.
Dân Trí (2018), Du lịch Hạ Long: Cịn cách ngơi vương bao xa?, truy cập
ngày 24-08-2022, tại trang web />16. Bộ kế hoạch và đầu Tư (2020), Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh, t ruy

cập
ngày
21-08-2022,
tại
trang
web
/>

PHỤ LỤC

Hình 1: Chuyển tải than qua đường ray tại TKV

Hình 2: Than trên đường đi cơng trường than Đèo Nai


Hình 3: Cơng ty cơ phần than Đèo Nai



Hình 4: Mơ hình cơng ty cổ phần than Đèo Nai

Hình 5: Cảng Cái Rồng


×