Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VÌ SAO VƯƠNG QUỐC ANH KHÔNG THAM GIA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.62 KB, 12 trang )

Mơn: LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Tiểu luận:

VÌ SAO VƯƠNG QUỐC ANH KHÔNG
THAM GIA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Anh Sơn
Người thực hiện: Ngô Ngọc Ân – K124081360

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2014


Mục lục
Mục lục............................................................................................................................................2
I.Khái quát về Công ước viên 1980 (CISG)....................................................................................2
1.Khái niệm..................................................................................................................................2
2.Mục tiêu, vai trò trong thương mại quốc tế..............................................................................3
3.Các nội dung chính của CISG...................................................................................................3
4.Các nguồn tham khảo thơng tin về CISG.................................................................................4
II.Tổng quan về Hệ thống pháp luật Anh........................................................................................5
1.Khái quát...................................................................................................................................5
2.Cấu trúc hệ thống và nguồn luật...............................................................................................5
3.Tầm ảnh hưởng.........................................................................................................................7

I.

Khái quát về Công ước viên 1980 (CISG)



1. Khái niệm
2


CISG là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International
Sale of Goods). CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương
mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này được thông qua tại Viên
(Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 (nên còn được gọi là Cơng ước Viên 1980) và có
hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

2. Mục tiêu, vai trò trong thương mại quốc tế
a. Mục tiêu:


Thống nhất luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.



Giảm xung đột pháp luật thơng qua việc thống nhất luật nội dung, hạn chế tranh
chấp phát sinh.



Tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia.
b. Vai trị của CISG:




Điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới.



Có ít nhất 2500 vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong đó
Tịa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết.



Hiện nay có hơn 80 quốc gia thành viên. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên
thế giới (Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Úc,…) đã tham gia CISG.



Là tiền đề và là nguồn tham khả quan trọng của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp
đồng thương mại quốc tế và Các nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL)



Là nguồn tham khảo quan trọng của luật thương mại hợp đồng của các quốc gia
trong đó có Việt Nam.
3. Các nội dung chính của CISG

CISG gồm 101 Điều, được chia thành 4 phần với các nội dung chính sau:
3





Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – Điều 13). Phần này
quy định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong
áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên,
nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng.



Phần 2: Thành lập hợp đồng (trình tự, thủ tục kí kết HĐ) (Điều 14 – Điều 24):
Trong phần này, Công ước quy định chi tiết các vấn đề pháp lý đặt ra trong q
trình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.



Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – Điều 88): Phần này quy định các vấn đề
pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ như quyền và nghĩa vụ của Người Bán và
Người Mua, trách nhiệm các bên khi không thực hiện đúng hợp đồng, vấn đề bồi
thường thiệt hại, hủy hợp đồng, miễn trách,…



Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – Điều 101): Phần này quy định về các
thủ tục để các quốc gia kí kết, phê chuẩn, gia nhập Cơng ước, các bảo lưu có thể
áp dụng, thời điểm Cơng ước có hiệu lực và một số vấn đề thủ tục khác.
4. Các nguồn tham khảo thông tin về CISG

Các thông tin về CISG (nội dung tồn văn Cơng ước bằng các thứ tiếng, lịch sử đàm
phán các điều khoản, các quốc gia thành viên, các bài viết học thuật, án lệ liên
quan…) có thể được tham khảo (miễn phí) tại các nguồn sau:



Website của UNCITRAL <www.uncitral.org>



Hệ thống dữ liệu CISG online của Đại học PACE <www.cisg.law.pace.edu>



Hệ thống dữ liệu của UNILEX <www.unilex.info>



Hội đồng Cố vấn Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
<www.cisg-ac.com>



Cơng ước Viên 1980 dành cho người Việt Nam <www.cisgvn.wordpress.com>



Chun

đề

về

Cơng

ước


Viên

< />
4

của

VCCI


II.

Tổng quan về Hệ thống pháp luật Anh
1. Khái quát

Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và xứ Wales
được xây dựng cơ sở của Thông luật. Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu
hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang
Louisiana (sử dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh
vượng chung trong khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên
cơ sở của khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh
cũng tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm
1776, nó là một phần của luật pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại
trừ ở Louisiana từ đó Pháp luật Anh và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống
pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó khơng có thẩm quyền thay thế pháp luật.

2. Cấu trúc hệ thống và nguồn luật
Khác với Civil law, Pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) và
luật tư (Tư pháp) vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến ở Anh, giai

đoạn đầu của sự phát triển Thơng luật vì các quyền cơng và tư được xác định thông
qua quyền lợi về tài sản, nhưng khơng có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và các sơ
quan công theo kiểu Civil law. Mặt khác, theo quan điểm của người Anh thì vua là tối
cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua khơng phân biệt cơng hay tư. Hệ thống tịa án
trở thành nơi xem xét các hoati động lập pháp, hành pháp, kể cả trong tranh chấp tư.
Do vậy khơng có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Civil law.
a. Án lệ
Án lệ là nguồn chính của Pháp luật Anh, phân biệt với các nước Dân luật coi pháp
luật thành văn (status law) làm nguồn chính. Hệ thống án lệ này sẽ được phát triển
qua các vụ việc được tòa án xét xử. Việc sử dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc
5


điểm tư duy pháp lí chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận quy nạp đi
từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc. Hệ quả tích cực của nó là làm
thành một hệ thống luật mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng
tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật. Đồng thời cũng hạn chế sự phát
sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng áp dụng một án
lệ).
Chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lí. Cịn
các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo. Ví dụ như ở Anh, chỉ có Tịa án tối cao
mới được phép ban hành án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Các án lệ bắt buộc
được viết trong Law Reports (Tập san án lệ), All England Law Reports, Weekly Law
Reports… nó đã được pháp điển hóa. Đây có thể coi là một minh chứng cho sự xích
lại gần nhau của 2 hệ thống Common law và Civil law. Viện dẫn các tập qn khơng
có giá trị bắt buộc hoặc bản án không phải là án lệ hoặc các obiter dicta (bình luận,
nhận xét của thẩm phán).
b. Lẽ phải
Lẽ phải cũng là một nguồn luật thể hiện nét đặc thù của pháp luật Anh thể hiện ở Luật
Cơng bình. Trong trường hợp một vụ án phát sinh khơng có tiền lệ pháp phù hợp,

khơng có luật thành văn hay tập qn pháp thì thẩm phán chính là ngưới tạo ra luật
pháp bằng cách sử dụng lẽ phải.
c. Nguồn khác
Một số nguồn khác cũng như: học thuyết pháp luật, tập quán pháp… đặc biệt là các
văn bản pháp luật ngày càng được sử dụng nhiều ở các nước Common law như là hệ
quả của việc học tập hệ thống Luật lục địa.
d. Vai trị của thẩm phán
Có thể thấy vai trò của các thẩm phán và luật sư tại pháp luật Anh là rất quan trọng,
Thẩm phán vừa là người sáng tạo ra luật pháp, người ta thường gọi Common law là
6


hệ thống pháp luật được tạo nên bởi các thẩm phán judge – made law), vừa là người
giải thích và áp dụng lật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng rất được coi trọng ở
Thông luật. Thẩm phán được lựa chọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành
(barrister). Những luật sư thực hành được phân cấp và thẩm phán chỉ được lựa chọn
từ nhứng luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh nghiệm (thường là có từ 10
năm kinh nghiệm trở lên).
Luật sư tại các nước sử dụng Thông luật đặc biệt rất được coi trọng. Do thủ tục tố
tụng mang tính tranh tụng, các bên tham gia vào thủ tục tố tụng được coi là có địa vị
pháp lí bình đẳng với nhau, thẩm phán chỉ có vai trị người trung gian phân xử, khơng
tham gia vào q trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án. Họ
chủ yếu dựa vào sự thật tại tòa do các luật sư nêu, nhiều khi không đúng với sự thật
trên thực tế. Vì vậy bên nguyên hay bên bị, bên nào muốn thắng kiện thì phần nhiều
dựa vào tài biện hộ của luật sư bên đó.
3. Tầm ảnh hưởng
Common law được mở rộng ra thế giới thông qua hai con đường. Thứ nhất là chinh
phục thuộc địa (chủ yếu) áp dụng cho các nước là thuộc địa của Anh. Thứ hai là các
nước chủ động tiếp thu, chấp nhận một cách tự nguyện với việc thiết lập và thúc đẩy
quan hệ chính trị, thương mại với Anh.

Đối với Mỹ, người Anh bắt đầu chiếm các thuộc địa tại Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ XVI.
Các thuộc địa đã dần được hình thành, phát triển và có hai xu hướng pháp luật: một số
người chú ý xây dựng xã hội thần quyền với vai trò to lớn của nhà thờ Cơ đốc giáo
tòa án là nhà thờ, người phán xử là các cha cố, dựa vào kinh thánh và một xu hướng
thứ hai là coi trọng pháp luật thành văn thể hiện ở hoạt động pháp điển hóa và ban
hành bộ luật ở Massachusetts năm 1634 và Pensylvania năm 1682. Như vậy thời kì
này đã nảy sinh nhu cầu cần sự điều chỉnh của pháp luật nhưng các thuộc địa không
sử dụng luật Anh.

7


Giai đoạn đầu XVIII tới 1776: Pháp Luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận. Ở giai đoạn
này pháp luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận ở các bang thuộc địa của họ ở Bắc Mĩ.
Do giao lưu thương mại buôn bán giữa mẫu quốc Anh với các thuộc địa và giữa các
thuộc địa với nhau tăng mạnh do đó nảy sinh tranh chấp thương mại và cần có pháp
luật, nhất là luật thương mại điều chỉnh. Pháp luật Anh được áp dụng vì thuộc địa
bn bán nhiều với mẫu quốc, nguồn luật của mẫu quốc rất sẵn đồng thời ngôn ngữ
chung nên dễ dùng.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần dân tộc lên cao nên có xu hướng phủ nhận pháp
luật Anh, biểu hiện ban hành Hiến pháp (trong khi tại Anh khơng có hiến pháp thành
văn), một số bang cịn cấm khơng áp dụng pháp luật Anh. Sau khi Hiến pháp liên
bang ra đời, lý tưởng xây dựng một quốc gia dân chủ thực sự thì nhiều vấn đề phức
tạp nảy sinh cần đến pháp luật điều chỉnh. Một số muốn áp dụng luật La mã nhưng
gặp phải rào cản là ngôn ngữ: tiếng Pháp là ngoại ngữ được nhiều người biết nhất thì
pháp luật Pháp lúc ấy lại chưa được nhiều người biết đến. Trong khi đó nguồn luật và
tiếng Anh thì lại rất sẵn do đó quay lại với common law.
Truyền thống luật Anh có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong các ngành luật tư, cịn đối
với các ngành luật cơng, ảnh hưởng của truyền thống luật Anh có phần lu mờ vì
những người di cư từ mẫu quốc sang chán ghét chế độ phong kiến hà khắc, hình thức

tổ chức nhà nước Anh không được cư dân ở đây ưa chuộng, phần lớn trong số họ di
cư sang Bắc Mỹ vì lí do xung đột hoặc bất mãn với trật tự xã hội ở Anh và họ không
hề muốn tạo lại một nhà nước như thế tại vùng đất hoang vu, rộng lớn mới này. Tư
tưởng của xã hội Mỹ và lý tưởng xây dựng một nhà nước thực sự dân chủ, đã dẫn đến
triệt tiêu một số đặc điểm có tính chất bảo thủ của pháp luật Anh.
III.

Vì sao Vương quốc Anh không tham gia Công uớc viên 1980

Sau 30 năm ra đời, CISG vẫn chưa được Vương quốc Anh phê chuẩn. Tuy nhiều quốc
gia đã trở thành thành viên của Công ước (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc,
…) nhưng cường quốc này vẫn khơng hề có động thái chính thức nào về việc tham
gia.
8


Giải thích phổ biến nhất cho việc vì sao Vương quốc Anh vẫn chưa gia nhập Công
ước này, là Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh
hưởng rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế, và là niềm tự hào của các luật gia Anh.
Việc tham gia CISG có thể làm giảm sức ảnh hưởng này và với một quốc gia bảo thủ
như Vương quốc Anh, đây không phải là điều họ mong muốn.
Hai cuộc khảo sát năm 1989 và 1997 lấy ý kiến của các doanh nghiệp Anh về việc gia
nhập CISG cho thấy đa số các tập đoàn kinh tế lớn không mấy hứng thú với Công ước
này, trong đó có ICI, BP, Shell,… và rất nhiều tổ chức bỏ phiếu thuận năm 1989 cũng
thay đổi ý định của mình vào năm 1997. Hầu hết cho rằng việc tham gia Công ước sẽ
càng gây thêm nhiều tranh chấp và làm giảm tầm ảnh hưởng của luật Anh trên trường
quốc tế. Tham gia một chuẩn mực như CISG sẽ làm giảm đi đáng kể thu nhập từ việc
xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng tại nước này theo luật Anh. Trong khi đó, với sức
mạnh kinh tế của mình, tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Anh không hề bị việc
không gia nhập CISG ảnh hưởng tiêu cực

Theo nhiều luật sư Anh, một số điều khoản của Công ước được xem là “cái bẫy” dẫn
tới việc không áp dụng luật Anh hoặc gây khó khăn cho các luật sư đã quen áp dụng
luật Anh. Giảng viên Luật của Đại học Aberdeen (Scotland), Angelo Forte, đã chỉ rõ
những “cái bẫy” này trong một bài nghiên cứu của mình:
• Thứ nhất, nếu là thành viên của CISG thì CISG sẽ trở thành luật áp dụng trong
các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngay cả khi quy phạm tư pháp quốc tế
dẫn chiếu đến luật của Anh (quy định tại khoản b của Điều 1.1), trừ khi Anh
thực hiện bảo lưu điều 1.1(b). Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ Luật của
Anh ra khỏi vị trí ưu tiên áp dụng, và điều này thì chắc chắn những nhà lập
pháp của Anh khơng hề mong đợi.
• Thứ hai, ở điều 16.2(a) về điều kiện “chào hàng không thể bị hủy”, công ước
quy định rằng chào hàng không thể bị hủy nếu nó ấn định một thời hạn xác
định để chấp nhận hay khẳng định rằng nó khơng thể bị hủy. Nhưng trong luật
của Anh, chào hàng không thể bị hủy chỉ khi “có hồi âm từ người được chào
9


hàng” và “người chào hàng cam đoan không hủy”, tức là 2 điều kiện này phải
đồng thời diễn ra. Vì những nguy hiểm tiềm ẩn như vậy, các luật sư phải hết
sức cẩn thận khi soạn thảo và thương thuyết hợp đồng.
Thêm nữa, quy phạm pháp lý quốc gia hiện hành tại Vương quốc Anh và các điều
khoản của Công ước 1980 khơng giống nhau hồn tồn. Vì vậy chỉ cần một cách diễn
đạt hay lối hành văn bị hiểu sai là có thể dẫn đến sự tổn thất nghiêm trọng cho hệ
thống Luật quốc gia của Anh. Ví dụ, những thuật ngữ được sử dụng quá phổ biến
trong công ước như “tính Quốc tế”, “việc áp dụng thống nhất Công ước”, “tuân thủ
trong thương mại Quốc tế” tại Điều 7 sẽ gây nhiều tranh cãi trong cách hiểu và áp
dụng.
Nói một cách khác, tính truyền thống của pháp luật Anh, sự bảo thủ của nước này
cùng với sự khác biệt rất lớn giữa quy định luật quốc gia và CISG đã ngăn cản họ
tham gia CISG

IV.

Tài liệu tham khảo

• Giáo trình luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Cơng an nhân
dân, năm 2008.
• Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Đại học Huế, Nhà xuất bản Cơng an
Nhân dân, Hà Nội, 2002.
• Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh. năm 2003. (Nguyên văn từ cuốn: Major legal
systems in the world today – An introdution to the comparative study of law, Rene
David và Jonh E.C.Brierley, Second edition, The Free Press, New York, London,
Toronto, Sydney, Tokyo, Singapore, 1978)
• Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer Law and Taxation, PGS.TS.Lê Hồng Hạnh
và Th.S. Dương Thị Hiền (dịch) dưói sự tài trợ của SIDA năm 2002.

10


• Hiram Miller Sout, Bristish Government, New York, Oxford University Press,
1953
• Richard J.Dierce; J.R; Sidney A.Shapiro; Jaul. R.Verkuil, Administrative Law and
Process, Mineola, New York, The Foundation Press Inc, 1985
• Hein Koetz, Comparative Law in Germany Today - Rerue Internationale de Droit
Comparé - No0 4- 1999.
• Konrad Zweigert & Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law Clarendon,
Press- Oxford, 1992.
• Peter Mair, Comparative Politics: An Overview- A New Handbook of Political
Science - Edited by Robert E. Goodin and Hans - Dieter Klingemann-Oxford
University Press, 2000.

• Robert A. Carp & Ronald Stidham, Judicial Process in America, CQ Press, 1983.
• Cơng

ước

Viên

1980



Tại

sao

gia

nhập?

Tại

sao

khơng?

< />• Cơng ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế < />%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c_v%E1%BB%81_H%E1%BB
%A3p_%C4%91%E1%BB%93ng_mua_b%C3%A1n_h%C3%A0ng_h
%C3%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF>
• Những điều thắc mắc về Cơng ước viên 1980 < />• Hệ thống Pháp luật Anh
< />%C3%A1p_lu%E1%BA%ADt_Anh>


11


• CISG và các nước - < />
12



×