SINH THÁI BỆNH CÂY
Sinh thái bệnh cây là nghiên cứu
mối quan hệ giữa ký sinh gây bệnh với
cây trồng và điều kiện môi trường.
Dạng tồn tại và vị trí tồn tại của nguồn bệnh
Dạng tồn tại
Dạng phổ biến của nấm là dạng sợi nấm tồn tại trong
mô cây, cành, lá, quả, hạt … Các dạng biến thái của sợi
nấm là hạch nấm có sức chống chịu cao trong các môi
trường là nguồn bệnh quan trọng để duy trì nòi giống nên
một số trường hợp hạch là giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ
của một số loại nấm. Một số hạch có thể tồn tại vài tháng
hoặc vài năm.
dạng tồn tại khác của nấm là dạng bào tử
Các dạng tồn tại
Tồn tại qua hình thức nhân giống vô tính:
qua hom giống, cành ghép, mắt ghép, củ giống…
Tồn tại trong các hình thức nhân giống hữu
tính:
Nguồn bệnh ở cây ký chủ, cây dại tàn dư và
ở đất.
Bệnh do nấm fusarium
Quá trình xâm nhiễm của vi sinh sinh vật gây bệnh
Nấm, vi khuẩn phần lớn xâm nhiễm qua lỗ hở tự
nhiên như khí khổng, thủy khổng, vết thương do xây xát,
virus thường xâm nhiễm qua vết thương nhẹ mắt thường
khó quan sát. Một số trường hợp các loài nấm ký sinh
chuyên tính có thể tự xâm nhập bằng cách tạo vòi hút có
áp lực cao xuyên thủng lớp cutin ở lá, quả … để xâm nhập
vào cây. Bề mặt lá có nhiều nước, axit amin tự do là điều
kiện thuận lợi để nấm xâm nhập và phát triển.
Ngoài các con đường xâm nhập trên các bộ phận
như rễ cây, lông hút, mầm non và hoa cũng là nơi ký sinh
dễ dàng xâm nhập vào cây.
Lượng xâm nhiễm
mỗi loài vi sinh vật đều có lượng xâm nhiễm
khác nhau. Có loài nấm chỉ cần một bào tử có thể
gây bệnh nhưng cũa có loài cần đến vài ngàn bào
tử mới có khả năng gây bệnh. Đối với virus có loài
gây bệnh ở độ pha loãng 1/1000 cũng có loài gây
bệnh ở độ pha loãng 1/1.000.000. lượng xâm
nhiễm này là lượng xâm nhiễm tối thiểu cần cho
một VSV gây bệnh.
Quá trình xâm nhập và gây bệnh diễn ra như sau:
- Giai đoạn tiếp xúc: là giai đoạn bào tử bay tự do trong
không khí hay truyền đi nhờ gió, nước … gặp được ký chủ
nếu tiếp xúc gặp lá có độ ẩm cao, có bề mặt nhám, tầng
bảo vệ mỏng bào tử có thể bám giữ và chuẩn bị xâm nhập.
Một số bào tử gặp phải ký chủ có bề mặt trơn trượt dễ bị
rữa trôi hoặc lá có nhiều lông không tiếp xú được với ký
chủ sẽ không thực hiện được giai đọan sau (người ta gọi
đây là hiện tượng miễn dịch cơ giới của cây)
- Giai đoạn nảy mầm: giai đoạn này nhất thiết phải có giọt
nước hoặc ẩm độ cao.
Giai đoạn xâm nhập và lây bệnh:
Sau khi xâm nhập vào cây nấm có thể phát triển làm
cho cây nhiễm bệnh. Giai đoạn này cũng có thể kết thúc
nhanh chóng nếu như cây tiết ra độc tố hay các men làm
vô hiệu hóa ký sinh (gọi là miễn dịch hóa học). Nếu giai
đoạn này được thực hiện, ký sinh lập được mối quan hệ ký
sinh _ ký chủ thì cây đã bị nhiễm bệnh.
Khái niệm về thời kỳ tiềm dục _ thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ tiềm dục được tính từ khi vi sinh vật gây
bệnh xâm nhập cho đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh
đầu tiên.
Phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ
mà thời kỳ tiềm dục kéo dài hay ngắn. Nhiệt độ, ẩm độ
thấp thời gian tiềm dục được kéo dài.
Giai đoạn phát triển của bệnh là giai đoạn nấm phát triển
mạnh và lây lan ra môi trường xung quanh.
Quá trình xâm nhiễm còn tùy thuộc vào tuổi cây, chế
độ dinh dưỡng, cây trồng thưa hay dày, mùa vụ, điều kiện
thời tiết …
Các điều kiện phát sinh phát triển và dịch hại bệnh
cây.
Ba điều kiện cơ bản để phát sinh dịch hại bệnh cây:
- Phải có mặt cây ký chủ ở giai đoạn cảm bệnh.
- Phải có nguồn bệnh ban đầu, vi sinh vật gây bệnh phải
đạt mức xâm nhiễm tối thiểu.
- Phải có những điều kiện môi trường tương đối phù hợp
Ký chủ
Ký sinh
Môi trường
-
Về phía cây ký chủ: phải có mặt diện tích lớn cây ký chủ ở
giai đoạn cảm nhiễm và giai đoạn cảm nhiễm này trùng với
thời kỳ lây lan mạnh.
- Về phía vi sinh vật gây bệnh: nguồn bệnh được tích lủy
số lượng lớn vượt xa mức xâm nhiễm tối thiểu có khả
năng sinh sản lớn truyền bệnh nhanh chóng và với số
lượng vượt trội, có tính độc cao và sức sống mạnh.
- Về phía môi trường: các điều kiện thời tiết như ẩm độ ,
nhiệt độ … thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Những nguyên tắc xây dựng biện pháp phòng trừ.
- Trước khi đi vào các biện pháp phòng trừ cần thấy rõ là
các biện pháp phòng trừ có thể tập hợp thành một hệ
thống biện pháp hay chỉ thực hiện một hay hai phương
pháp trọng điểm.
- Khi sử dụng một biện pháp thì điều quan trọng nhất là
phải dự đoán đúng thời điểm để phòng trừ hiệu quả nhất.
- Khi thực hiện một hệ thống biện pháp phòng trừ (IPM)
Chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc và các biện
pháp khi thực hiện phải đạt được ba hướng sau:
Có tác dụng tiêu diệt hay khống chế nguồn bệnh
đầu tiên.
Ngăn chặn sự lây lan để cản trở bệnh không lây lan
trên diện tích rộng.
Tăng tính chống chịu của cây giúp cây phục hồi,
phát triển tốt.
Khi thực hiện các biện pháp này cần phải:
Đảm bảo tính liên hoàn, hợp lý trong quá trình trồng
trọt một cây.
Phải dựa vào đặc điểm loài, giống cây, đặc điểm ký
sinh vật gây bệnh
Phải nắm được các đặc điểm vùng sinh thái để dự
báo bệnh hại.
Phải nắm vững điều kiện kinh tế của địa phương để
đưa ra phương pháp phòng trừ hợp lý và mang lại hiệu
quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Phương pháp phòng trừ bệnh cây
Các phương pháp phòng trừ bệnh cây
- Biện pháp sử dụng giống chống bệnh
- Biện pháp sử dụng giống sạch bệnh
- Biện pháp canh tác (luân canh, kỷ thuật trồng)
- Biện pháp cơ học và lý học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp hóa học (qui tắc 4 đúng)
- Biện pháp kiểm dịch thực vật