Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực hiện Điều 38, 39 Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.91 KB, 31 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
----------

ĐỀ ÁN MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tên đề tài: Thực hiện Điều 38, 39 Công ước của Liên Hợp Quốc về
mua bán hàng hóa quốc tế và một số lưu ý cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu nơng sản Việt Nam.

Nhóm thực hiện:
Lớp chun ngành: Luật kinh doanh quốc tế 60
GV hướng dẫn: TS. Trần Thị Hồng Nhung

Năm học: 2020-2021

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU 38, 39 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC
VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ..............................................................................................3
1.1.

Giới thiệu chung về CISG.....................................................................................................3

1.2.
Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 và nghĩa vụ khiếu nại hàng hóa theo Điều 39
CISG ................................................................................................................................................4
1.2.1.

Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 CISG..............................................................4



1.2.2.

Nghĩa vụ khiếu nại hàng hóa theo Điều 39 CISG:...........................................................6

1.2.3.

Mối quan hệ giữa Điều 38 và Điều 39 CISG:...................................................................7

1.2.4.
CISG

Vấn đề xác định thời hạn hợp lý trong nghĩa vụ kiểm tra và khiếu nại hàng hóa của
............................................................................................................................................9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐIỀU 38, ĐIỀU 39 CISG TRONG GIAO KẾT VÀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN QUỐC TẾ......................................................12
2.1.

Một số án lệ quốc tế áp dụng Điều 38, 39 CISG trong hợp đồng mua bán nông sản........12

2.1.1.

Vụ việc 1 – Khoai tây:.....................................................................................................12

2.1.2.

Vụ việc 2 – Dưa chuột đóng hộp:...................................................................................14

2.2.


Nhận xét...............................................................................................................................16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THỰC HIỆN ĐIỀU 38,39 CISG..........................................................................................17
3.1.
Đánh giá kết quả trong thực hiện Điều 38, 39 CISG của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
nông sản Việt Nam...........................................................................................................................17
3.1.1.

Thực trạng........................................................................................................................17

3.1.2.

Nguyên nhân của hạn chế...............................................................................................18

3.2.
Phương hướng và giải pháp cho ngành nông sản Việt Nam để giảm thiểu rủi ro pháp lý
trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nông sản quốc tế..................................................19
3.2.1.

Phương hướng.................................................................................................................19

3.2.2.
Giải pháp cho ngành nông sản Việt Nam để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán nông sản quốc tế...............................................................................23
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................27

1



LỜI MỞ ĐẦU
Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) là một
trong những công ước quốc tế đa phương về thương mại được phổ biến và áp dụng
rộng rãi nhất, với hơn 80 quốc gia thành viên trên thế giới. Việt Nam đã chính thức
trở thành quốc gia thành viên thứ 84 của CISG vào ngày 18/12/2015 và Cơng ước
này có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 1/1/2017. Gia nhập CISG chính là trang bị
cơng cụ pháp lý hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thành công trên thương trường
quốc tế.
Thời hạn kiểm tra hàng hóa và thời hạn thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng
hóa là hai thời hạn quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Khoản 1 Điều 38 CISG quy định: “Người mua phải kiểm tra hàng hóa
hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà có thể
làm được tùy tình huống cụ thể”. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 39 quy định: “Người
mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa khơng phù hợp hợp đồng nếu người
mua khơng thông báo cho người bán những tin tức về việc khơng phù hợp đó trong
một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó”.
Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 CISG là một trong những nghĩa vụ quan
trọng và đặc thù mà bên mua phải thực hiện, tạo tiền đề cho nghĩa vụ thông báo về
sự không phù hợp của hàng hóa. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong mua bán
hàng hóa quốc tế cho thấy đây là những điều khoản thường xuyên bị vi phạm và
trọng tài hay tòa án thường diễn giải một cách khá nghiêm ngặt hai thời hạn này,
đặc biệt là đối với các loại hàng hóa mau hỏng như nơng sản – một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vậy, cần hiểu và áp dụng những điều khoản
này như thế nào? Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ý gì khi áp
dụng các thời hạn này đối với mặt hàng nông sản?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm quyết định chọn đề tài: “Thực hiện Điều
38, 39 Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế và một số
lưu ý cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam.”


2


Ngoại trừ phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Điều 38,39 Công ước của Liên hợp quốc về
mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện Điều 38,39 CISG trong giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán nông sản quốc tế.
Chương 3: Giải pháp giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam trong
thực hiện Điều 38,39 CISG

3


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU 38, 39 CÔNG ƯỚC CỦA
LIÊN HỢP QUỐC VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ CISG

1.1.1. Giới thiệu chung về CISG
Có thể nói, hoạt động giao thương, mua bán hàng hóa là một trong những hoạt
động thúc đẩy sự phát triển của con người và hình thành nên thế giới ngày nay. Hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế, trong bối cảnh hiện đại, cần được tạo dựng trên
nền tảng tương đồng và thống nhất. Ngày càng nhiều các điều ước quốc tế đã ra đời
nhằm giảm sự khác biệt trong tư duy pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao
thương, trong đó phải kể đến Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế (CISG).
Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
được thơng qua vào năm 1980, được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực nhằm: thứ nhất, thống nhất
nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ đó hướng tới đảm
bảo và gia tăng sự minh bạch về các vấn đề pháp lý; thứ hai, góp phần thúc đẩy sự
phát triển thương mại hàng hóa quốc tế. Trong số các công ước của pháp luật thống
nhất, CISG đã được mơ tả là có "ảnh hưởng lớn nhất đối với pháp luật về thương
mại xuyên biên giới trên toàn thế giới".
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký quyết định gia nhập CISG. Cơng ước chính thức có hiệu lực đối với Việt
Nam từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ đem lại cho Việt Nam những lợi ích sau đây:
-

Có được một khung pháp lý thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế, giảm bớt chi phí và tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng.
4


-

Có được một khung pháp lý hiện đại, cơng bằng và an toàn cho các bên

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên
thế giới.
- Nâng cao mức độ tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương

mại, tăng cường hội nhập của Việt Nam.
1.1.2. Quyền và nghĩa vụ các bên theo CISG
1.2.

NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HÓA THEO ĐIỀU 38 VÀ NGHĨA VỤ
KHIẾU NẠI HÀNG HÓA THEO ĐIỀU 39 CISG

1.2.1. Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 CISG
Theo quy định tại Điều 38 của CISG, người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc
bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể
làm được tùy tình huống cụ thể.
- Mục đích của việc yêu cầu bên mua kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 CISG là
xem xét liệu bên bán có thực hiện đúng hợp đồng hay khơng, cũng như phịng tránh
rủi ro tranh chấp xảy ra khi tình trạng hàng hóa thay đổi sau khi được vận chuyển
tới nơi đến. Quy định này tạo tiền đề để bên mua thực hiện nghĩa vụ thông báo sự
không phù hợp của hàng hóa được quy định tại Điều 39 CISG. Có thể nói , đây là
một trong những nghĩa vụ quan trọng và đặc thù mà bên mua phải hoàn thành.
- Nội dung thông báo: Quy định này chủ yếu xoay quanh vấn đề thời gian
kiểm tra hàng hóa. Khoản 1 Điều 38 yêu cầu bên mua phải kiểm tra “trong một thời
hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy tình huống cụ thể ”. Có thể thấy 2
cụm từ “hợp lý” và “tùy tình huống” tại khoản 1 là khơng rõ ràng và khơng được
giải thích cụ thể trong Cơng ước. Chính vì sự khơng rõ ràng này, các bên khi giao
kết hợp đồng có thể thỏa thuận cụ thể khoảng thời gian bên mua có nghĩa vụ phải
kiểm tra hàng hóa cũng như cách thức thực hiện, phù hợp với Điều 6 CISG. Tuy
nhiên, khi hai bên không thống nhất được khoảng thời gian cụ thể cho nghĩa vụ
5


kiểm tra hàng hóa để ghi nhận trong hợp đồng, thì khi áp dụng Điều 38, các quốc
gia cần lưu ý giải thích theo yêu cầu tại Khoản 1 Điều 7 CISG để khơng mắc phải

thói quen giải thích pháp luật của một điều ước quốc tế theo cách hiểu của pháp luật
quốc gia đối với một quy định tương tự.
- Thời điểm bắt đầu nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa: Có thể thấy Khoản 1 Điều 38
khơng quy định rõ mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa
mà chỉ đề cập đến khoảng thời hạn ngắn nhất để thực hiện nghĩa vụ này, cũng như
không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào để xác định thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hóa,
dù Khoản 2 và 3 Điều 38 cho phép trì hỗn trong trường một số trường hợp cụ thể.
Do đó, việc xác định thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hóa và thời hạn thực hiện
nghĩa vụ này nếu chỉ căn cứ trên điều luật là không hiệu quả. Theo Điều 38 CISG
có thể được hiểu rằng bên mua nên hành động một cách nhanh chóng, căn cứ vào
nguyên tắc thiện chí vốn là ngun tắc nền tảng hình thành CISG. Nhiều tòa án
quốc gia khi áp dụng CISG nhận định rằng thời điểm kiểm tra hàng hóa bắt đầu từ
lúc hàng hóa được giao cho bên mua. Đặc biệt, trong trường hợp hàng hóa dễ bị hư
hỏng, cơ quan tài phán còn đặt ra một nguyên tắc buộc bên mua phải kiểm hàng
ngay lập tức khi nhận được hàng hóa, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại phát sinh từ việc
chậm thực hiện nghĩa vụ kiểm tra.Tuy nhiên, trong một số hồn cảnh, việc kiểm tra
hàng hóa trong thời gian ngắn nhất theo cách tiếp cận chặt chẽ này sẽ gây khó khăn
cho bên mua. Khoản 1 Điều 38 CISG cũng cân nhắc tính khả thi của việc bắt đầu
thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa với quy định thực tế có thể làm được tùy tình
huống cụ thể .
1.2.2. Nghĩa vụ khiếu nại hàng hóa theo Điều 39 CISG
Theo quy định tại Điều 39 của CISG, người mua phải thông báo cho người
bán về sự không phù hợp của hàng hóa trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người
mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó. Trong mọi trường hợp, nếu họ khơng
thơng báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày

6


hàng hóa đã được giao cho người mua thì người mua bị mất quyền khiếu nại về việc

hàng không phù hợp với hợp đồng.
- Phạm vi của Điều 39: đa phần các quyết định áp dụng yêu cầu thông báo tại
Điều 39 đều liên quan đến khiếu nại rằng hàng hóa bị khiếm khuyết hoặc khơng phù
hợp theo Điều 35. Tuy nhiên, nghĩa vụ thông báo theo Điều 39 được áp dụng không
chỉ đối với các vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng mà còn với các vi phạm quy
định bảo hành trong hợp đồng theo Điều 35. Một vài quyết định đưa ra yêu cầu về
nghĩa vụ thông báo khi bên mua khiếu nại rằng hàng hóa được chuyển giao không
đảm bảo về số lượng.
- Nội dung thông báo: CISG không quy định về nội dung chi tiết của thông
báo khiếu nại của người mua đối với người bán về việc hàng hóa khơng phù hợp.
Tuy nhiên, các tịa án thường u cầu người mua phải thơng báo đủ chi tiết để người
bán có cơ sở kiểm tra hàng hóa và thực hiện những hành động cần thiết nhằm khắc
phục các khiếm khuyết và sự không phù hợp của hàng hóa. “Nếu như các khiếm
khuyết của hàng hóa có thể mơ tả chính xác thì người mua phải mơ tả các khiếm
khuyết đó và cung cấp thơng tin cho người bán một cách kịp thời. Đồng thời, thông
báo cũng cần đưa ra cho người bán yêu cầu khắc phục các hậu quả do hàng hóa gây
nên1.” Trong trường hợp hàng bị thiếu, cần phải chỉ rõ bộ phận, số lượng thiếu... của
hàng hóa. Những thơng báo chỉ mang tính chung chung như: “chất lượng xấu”, “có
khiếm khuyết”, “bề ngồi kém”, “đáng ngờ”, “có vấn đề”... sẽ khơng có hiệu lực
trước tịa.
- Giới hạn thời gian thơng báo: nhiều tranh chấp liên quan đến thời hạn 2 năm
theo quy định của Khoản 2 Điều 39, theo đó trong mọi trường hợp bên mua phải
thông báo cho bên bán về sự thiếu phù hợp của hàng hóa trong thời hạn này.
- Hậu quả của việc không thông báo: cả Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 đều nêu
lên rằng việc không thông báo sẽ khiến bên mua mất quyền khiếu nại về sự khơng
phù hợp của hàng hóa theo hợp đồng. Điều này có nghĩa là bên mua sẽ mất quyền
được hưởng các bất kỳ các biện pháp khắc phục nào để sửa chữa sự không phù hợp
1 Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI (2011), Báo cáo đề xuất Việt Nam gia nhập
Công ước Viên 1980.


7


ví dụ như: quyền yêu cầu bên bán sửa chữa hàng hóa, quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại, quyền được giảm giá, và quyền không thực hiện hợp đồng (Điều 46 đến
Điều 52 CISG).
- Hình thức thơng báo: Điều 39 khơng nêu cụ thể hình thức thơng báo được
u cầu, tuy nhiên vấn đề này có thể được giải thích thông qua Điều 11, Điều 29 và
Điều 7.2 của CISG có nghĩa là có thể áp dụng bằng bất kỳ hình thức nào, do đó các
bên có thể thỏa thuận với nhau về một hình thức thơng báo phù hợp. Thơng báo
dưới hình thức văn bản thường được chấp nhận và nội dung của các thư từ trao qua
đổi lại sẽ được xem là thỏa mãn yêu cầu của Điều 39. Thông báo qua điện thoại
cũng được xem là đầy đủ với điều kiện là bên bán phải đưa ra được các bằng chứng
về ngày cuộc gọi, bên mà bên bán nói chuyện, hoặc thơng tin được đưa ra về sự
khơng phù hợp của hàng hóa.
1.2.3. Mối quan hệ giữa Điều 38 và Điều 39 CISG
Thời hạn kiểm tra hàng hóa, theo quy định tại Điều 38 CISG, và thời hạn
thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa, theo quy định tại Điều 39 CISG, là
hai thời hạn quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, hai thời hạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tòa án hay trọng tài thường
rất coi trọng và xử lý nghiêm ngặt các điều khoản này của CISG trong các vụ việc
liên quan. Các doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ các thời hạn này. Cách tốt
nhất là đàm phán và quy định rõ trong hợp đồng về các thời hạn này nhằm tránh
tranh chấp về sau.
Có thể nói, Điều 38 CISG và Điều 39 CISG có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
Điều 38 là tiền đề và điều kiện để thực hiện Điều 39. Khoản 1 Điều 38 CISG quy
định: “Bên mua phải kiểm tra hoặc đảm bảo hàng hóa được kiểm tra trong thời hạn
ngắn nhất mà hồn cảnh thực tế cho phép”2. Cùng với đó, Khoản 1 Điều 39 CISG
quy định: “Bên mua bị mất quyền viện dẫn sự khơng phù hợp của hàng hóa nếu họ


2 Điều 38 CISG

8


không thông báo cho bên bán về nội dung của sự khơng phù hợp đó trong thời hạn
hợp lý sau khi bên mua phát hiện hoặc phải phát hiện ra sự khơng phù hợp đó”3.
Như đã trình bày ở trên, quy tắc kiểm tra hàng hóa trong “một thời hạn ngắn
nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép” là một khái niệm rất chung chung, không rõ
ràng nên trong từng trường hợp hoàn cảnh, việc thực hiện này là khác nhau. Có thể
nói đây là một điều khoản “mở”, được áp dụng một cách linh hoạt tùy tình huống cụ
thể khi các bên muốn thông báo về khiếm khuyết và vấn đề liên quan đến hàng hóa.
“Điều 39 của CISG đã quy định người mua phải thông báo cho người bán về việc
khơng phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự
khơng phù hợp đó. Thời hạn này khơng được quá hai năm kể từ ngày hàng hóa đã
thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo
hành quy định trong hợp đồng.”4
Khi có tranh chấp giữa các bên thời hạn hợp lý được xác định dựa trên cách
giải thích của các tịa án. Thời hạn này tùy thuộc vào hồn cảnh (tình tiết vụ việc,
tính chất hàng hóa, phương tiện nhân lực hay phương thức vận chuyển) có thể là
một ngày, một tuần hoặc một tháng. Ngồi ra, cũng có một số trường hợp ngoại lệ
trong đó tịa án cho phép thời hạn thơng báo dài hơn. Tuy vậy, tịa án hay trọng tài
giải quyết tranh chấp cũng quy định rằng việc kiểm tra hàng hóa nên được thực hiện
sớm nhất khi đầy đủ điều kiện cho phép để không để các nhân tố khách quan làm
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để có thể thực hiện quyền khiếu nại
của mình thì người mua tốt nhất là phải thông báo cho người bán ngay lập tức khi
phát hiện ra hàng hóa khơng phù hợp. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu hàng hóa, các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần yêu cầu phía bên nhập khẩu tiến hành kiểm tra
hàng hóa trong thời hạn ngắn nhất có thể nhằm tránh những tranh chấp về việc hàng
hóa bị ảnh hưởng do các yếu tố ngoại cảnh do kiểm tra muộn.


3 Điều 39 CISG
4 Việc áp dụng Điều 38 và Điều 39 CISG trong lĩnh vực thủy sản trên thế giới và một số lưu ý cho doanh
nghiệp XNK thủy sản Việt Nam, tạp chí KTĐN số 97, 2018.

9


1.2.4. Vấn đề xác định thời hạn hợp lý trong nghĩa vụ kiểm tra và khiếu nại
hàng hóa của CISG
Điều 38 và 39 CISG đề cập đến thuật ngữ “thời gian ngắn” và “thời hạn hợp
lý”, đây là một cách dùng từ thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt của CISG. Trong một
vài vụ kiện, các bên tranh cãi về việc thời hạn bao lâu được coi là thời gian ngắn để
kiểm tra hàng hóa và thời hạn hợp lý để thông báo sự không phù hợp của hàng hóa.
Khoản 1 Điều 38 quy định nghĩa vụ kiểm tra hàng của bên mua, theo đó bên
mua phải kiểm tra hàng hoá hoặc đảm bảo là hàng hoá được kiểm tra với khoảng
“thời gian ngắn” mà có thể thực hiện được trên thực tế trong hoàn cảnh cụ thể. Thời
điểm kiểm tra của bên mua bắt đầu khi hàng hóa được giao nhận tương ứng với thời
điểm rủi ro mất mát được chuyển sang cho bên bán. Quy định về “thời gian ngắn”
trong Khoản 1 Điều 38 này linh hoạt đến độ khó xác định được thời gian ngắn là
bao lâu vì thời gian này khơng được xác định dựa trên một tiêu chí nhất định nào
mà nó hồn tồn phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Các nhân tố ảnh
hưởng đến thời điểm kiểm tra bao gồm: bản chất dễ hư hỏng của hàng hóa, trình độ
chun mơn của bên mua, tính phức tạp của hàng hóa, sự khó khăn khi tiến hành
kiểm tra hay tính hiển nhiên của việc không phù hợp. Thời điểm kiểm tra được xác
định trong một số vụ việc có thể là một tuần sau khi hàng hóa được giao nhận, có
thể là 2 tuần đến một tháng, hoặc thậm chí là ngay vào ngày mà hàng hóa được giao
cho bên mua.
Tương tự, Khoản 1 Điều 39 quy định rằng để không bị mất quyền khiếu nại,
bên mua phải thông báo cho bên bán biết việc không phù hợp của hàng hố trong

một “thời hạn hợp lí” kể từ khi phát hiện ra hoặc “đáng lẽ phải phát hiện ra” sự
không phù hợp đó. Thời hạn hợp lí trong trường hợp này được xác định từ khi bên
mua phát hiện ra sự khơng phù hợp của hàng hố và đặc biệt là từ khi đáng lẽ bên
mua phải phát hiện ra sự khơng phù hợp của hàng hố. “Thời hạn hợp lí” và “đáng
lẽ phải phát hiện ra” trong quy định này mang tính ước lệ khá cao. Ví dụ, Tịa án
thấy rằng bên mua đã thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa sau 2 tháng kể
từ ngày hàng được giao, trong khi bên này hồn tồn có thể dễ dàng phát hiện ra

10


khiếm khuyết của hàng hóa và thơng báo cho bên bán trong vòng vài ngày sau khi
nhận hàng. Như vậy, bên mua được coi là không thông báo trong thời hạn hợp lý.
Do vậy, thời hạn hợp lý được xác định dựa trên cách giải thích của các tịa án. Thời
hạn này có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng, tùy thuộc vào tình tiết vụ việc, tính
chất hàng hóa, các yêu cầu về phương tiện, nhân lực, phương thức sử dụng...
1.3.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỂM TRA VÀ KHIẾU
NẠI HÀNG HÓA CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Mua bán hàng hóa quốc tế được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp

luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều
trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp khơng có sự lựa
chọn của các bên thì cần phải chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư
pháp quốc tế. Do vậy, để đảm bảo sự phù hợp với thông lệ chung đang được công
nhận trong thương mại quốc tế, Pháp luật Việt Nam đã có những sửa đổi, bổ sung
nhằm tương thích với quy định của Cơng ước trong việc quy định liên quan đến
việc kiểm tra, khiếu nại hàng hóa và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Xét về sự tương đồng của việc kiểm tra và khiếu nại hàng hóa theo Điều 38,39

CISG với pháp luật Việt Nam áp dụng doanh nghiệp Việt Nam, sự không phù hợp
của hàng hóa do bên bán biết hoặc khơng thể khơng biết như những thói quen
thường xun được sử dụng giữa các bên, tập quán trong ngành,… nhưng không
báo cho bên mua thì bên bán bị mất quyền viện dẫn các Điều 38,39 của CISG cho
dù bên mua không thực hiện đúng theo các quy định tại Điều 38,39 của Công ước.
Đây cũng là một nét tương đồng với Luật Thương mại Việt Nam 2005 đối với
doanh nghiệp trong nước theo Điều 45 và Điều 47:
“1. Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này
nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối
với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ
trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.

11


2. Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của
Luật này nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ
ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại
đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.”5
Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 cũng có những quy định khác biệt so với
CISG về việc quy định thời hạn kiểm tra hàng hóa và khiếu nại về hàng hóa khơng
phù hợp. Theo Luật Thương mại 2005, thời hạn khiếu nại là 3 tháng đối với khiếu
nại về số lượng, 6 tháng đối với khiếu nại về phẩm chất, tính từ ngày giao hàng.
Trong khi CISG quy định thời hạn này tối đa có thể là 2 năm kể từ ngày giao hàng.
Sự khác biệt giữa Luật TM 2005 và CISG là do Luật Thương mại 2005 được soạn
thảo để áp dụng cho hợp đồng trong nước, còn CISG được áp dụng cho hợp đồng
mua bán quốc tế vì vậy thời gian kiểm tra và khiếu nại hàng hóa kéo dài hơn. Tuy
nhiên, điều cần lưu ý là CISG lại quy định rất rõ ràng và các bên tham gia phải tuân
theo và áp dụng chặt chẽ về thời hạn kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng
phù hợp của hàng hóa. Tuy nhiên, việc kiểm tra hàng hóa, theo quy định tại Điều 38

CISG phải được người nhập khẩu, người nhận hàng thực hiện trong và theo quy
định tại Điều 39 CISG, nếu phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa thì phải thơng
báo về sự khơng phù hợp đó trong thời hạn hợp lý sau khi phát hiện hoặc phải phát
hiện ra sự không phù hợp đó. Luật Thương mại 2005 của Việt Nam khơng có quy
định tương tự.

5 Điều 47, Luật thương mại 2005.

12


CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐIỀU 38, ĐIỀU 39 CISG TRONG
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG
SẢN QUỐC TẾ
2.1.

MỘT SỐ ÁN LỆ QUỐC TẾ ÁP DỤNG ĐIỀU 38, 39 CISG TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN

Theo thống kê tại Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL), hiện nay có 969 phán quyết của Tịa án/trọng tài các nước liên quan
đến CISG chính thức được công bố trên UNCITRAL 6. Đồng thời, theo thống kê tại
Unilex - cơ sở dữ liệu “thông minh” về các án lệ quốc tế và các Nguyên tắc
UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về
Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG), hệ thống các vụ kiện liên quan đến
Điều 38 và Điều 39 CISG lần lượt là 83 và 222 vụ. Như vậy, thực tiễn giải quyết
tranh chấp trong mua bán hàng hóa quốc tế cho thấy, đây là những điều khoản
thường xuyên bị vi phạm và thường dẫn đến tranh chấp, đặc biệt là khi thực hiện
hợp đồng mua bán nông sản. Để làm rõ hơn về thực tiễn áp dụng Điều 38, 39 trong

hợp đồng mua bán nơng sản trên thế giới, nhóm chọn phân tích một số vụ việc tiêu
biểu sau đây.
2.1.1. Vụ việc 1 – Khoai tây7:
Diễn biến tranh chấp
Một hợp đồng mua bán khoai tây được ký kết giữa Bên bán- một công ty được
tổ chức theo luật pháp Tây Ban Nha có trụ sở tại Albacete, Tây Ban Nha và Bên
mua- một công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở tại Đức.
6
7 Germany 14 August 2006 Appellate Court Köln (Potatoes case), tham khảo tại
/>
13


Theo đơn đặt hàng của Bên mua, Bên bán đã giao 5 đợt gồm hơn 100 tấn một
loại khoai tây nhất định đến Đức vào cuối tháng 5 năm 2003. Hàng hóa đã được đặt
hàng được chuyển thành nhiều bộ phận bằng xe tải từ Tây Ban Nha đến địa chỉ của
công ty A ở Beelen theo chỉ định của Bên mua. Những lần giao hàng này chưa được
thanh toán đầy đủ vì Bên mua cáo buộc rằng hàng hóa chưa phù hợp như miêu tả
trong hợp đồng và yêu cầu Bên bán giảm giá hàng hóa. Tuy nhiên Bên bán khơng
đồng ý. Bên bán đã chứng minh hàng hóa trên khơng có bất kì khiếm khuyết hay
tồn tại sự không phù hợp nào theo như lời cáo buộc Bên mua đưa ra trong phiên tòa
Sơ thẩm và định giá số tiền mà Bên mua cần thanh toán đầy đủ là 14.740,91 EUR.
Bên cạnh đó, Bên bán cũng đưa ra lập luận rằng những thông báo (khiếu nại) liên
quan đến hàng hóa mà Bên mua gửi cho Bên bán đã được đưa ra quá muộn so với
khoảng thời gian hợp lý về việc khiếu nại hàng hóa theo CISG quy định áp dụng
cho hợp đồng. Việc tham khảo bổ sung sẽ được thực hiện dựa trên bản án bị kháng
cáo. Bên mua đã đưa ra cáo buộc và các bằng chứng liên quan đến sự hư hỏng, biến
dạng và không thể sử dụng của hàng hóa, cụ thể là biên bản kiểm tra hàng hóa của
cơng ty A (khách hàng của Bên mua) cũng như các thông báo bằng miệng và bằng
văn bản về sự không phù hợp (cụ thể là 1 phần hàng hóa khoai tây đã bị hư hỏng

nặng, biển dạng và không thể sử dụng) mà Bên mua đã gửi cho Bên bán.
Phán quyết của Tòa án
Tòa án Quận đã áp dụng CISG cho tranh chấp này. Điều này được sự đồng
thuận của hai bên.
Quá trình tố tụng ở Sơ thẩm thứ nhất: Tòa án sơ thẩm đã đứng về phía Bên
bán, cụ thể là Tịa án Quận xác nhận và phê chuẩn yêu cầu của Bên bán đối với giá
mua và cho rằng khiếu nại của Bên mua về sự khơng phù hợp của hàng hóa, sự
thông báo tương ứng về sự không phù hợp đối với bên bán và việc yêu cầu giảm giá
là không đủ cơ sở chứng minh và không được chấp nhận. Bên mua không đồng ý và
tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi và lập trường của mình, bên cạnh đó cáo buộc rằng
Tịa án quận đã khơng đánh giá đúng mức độ của vụ việc và cho rằng Tòa án đã hạn
chế việc thu thập bằng chứng cần thiết.

14


Q trình tố tụng ở Sơ thẩm thứ hai: Tịa án yêu cầu Bên bán gửi một bản kế
toán mới liên quan đến năm hóa đơn được đề cập. Các hóa đơn mới gửi có tổng số
tiền yêu cầu tương tự như trong Phiên bản đầu tiên. Bên bán cũng nhắc lại lập luận
của mình rằng các thơng báo của Bên mua về sự khơng phù hợp của hàng hóa đã
được đưa ra quá muộn.
Tuy nhiên, Bên mua yêu cầu theo đó bác bỏ hành động của Bên bán và sửa đổi
bản án sơ thẩm. Bên bán yêu cầu Tòa án bác đơn kháng cáo của Bên mua. Về mặt
đó, nó dựa trên bản kế tốn đã điều chỉnh như được trình trong quá trình tố tụng ở
Sơ thẩm thứ hai.
Tòa án phúc thẩm: Tòa án đã nghe các nhân chứng cho câu hỏi liệu các thông
báo về sự không tuân thủ đã được đệ trình trong thời gian cần thiết hay chưa. Sau
khi xem xét lại bằng chứng và lý lẽ Bên mua đưa ra, Tòa án đã chấp nhận kháng
nghị của Bên mua. Tòa án đã đi đến kết luận rằng thông báo của Bên mua về việc
hàng hóa khơng đạt chất lượng đã tn thủ u cầu được đặt ra tại Điều 39 CISG.

Bên mua ngay sau khi nhận đơn hàng, kiểm tra đã xác minh là thơng báo cho Bên
bán về việc hàng hóa (khoai tây) bị hư hỏng và biến dạng, không sử dụng được.
Kết quả, Tòa án đã tuyên bố Bên mua được quyền để từ chối thanh toán theo
giá gốc đã được thỏa thuận trước, cụ thể là khơng phải thanh tốn hoặc thanh toán
một phần số tiền tương ứng với lượng hàng hóa khơng bị hư hỏng (có thể sử dụng
được). Bên bán khơng được quyền u cầu thanh tốn giá mua hoặc phải giảm giá
hàng bán năm lần giao hàng mà Bên mua yêu cầu. Yêu cầu giảm giá hàng bán hoặc
khơng thanh tốn hàng bán tùy đợt hàng mà Bên mua đưa ra là hoàn toàn hợp lý
(Điều 50 CISG) cũng như bởi sự bù trừ đã tuyên bố với những yêu cầu bồi thường
thiệt hại theo Điều khoản. 45 (1) (b), 74 CISG.
Bài học kinh nghiệm
Bên bán nên dự liệu trước các trường hợp xấu có thể xảy ra đối với hàng hóa,
thơng báo khi giao kết hợp đồng với Bên mua để hai bên đưa ra những điều khoản
hợp lý hoặc đưa ra phương án giải quyết khi hàng hóa gặp vấn đề, khơng đúng như

15


thỏa thuận để tránh gây hiểu lầm hoặc mâu thuẫn giữa hai bên khi gặp rủi ro hàng
hóa.
2.1.2. Vụ việc 2 – Dưa chuột đóng hộp8:
Tranh chấp giữa Bên bán là một doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại Thổ
Nhĩ Kỳ, Bên mua là một doanh nghiệp thương mại có trụ sở tại Đức. Bên bán kiện
bên mua đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã khơng thanh toán đúng với thỏa thuận
trong hợp đồng. Bên mua, ngược lại, cho rằng chính bên bán đã vi phạm cơ bản hợp
đồng vì đã giao hàng khơng đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận. Tranh chấp
được xét xử tại Tòa phúc thẩm (Oberlandesgericht) Düsseldorf, ngày 8 tháng 1 năm
1993. CISG đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp do Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đều là
các quốc gia thành viên của CISG.
Diễn biến tranh chấp

Một hợp đồng mua bán dưa chuột được ký kết giữa Người bán Thổ Nhĩ Kỳ và
người mua Đức. Vào ngày 29 tháng 5 năm 1991, người mua đã mua từ người bán
khoảng 1.000 tấn dưa chuột Thổ Nhĩ Kỳ mới thu hoạch để ngâm chua với kích cỡ
3/6 và 6/9. Trong khoảng thời gian từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7 năm
1991, bên bán đã vận chuyển hàng hóa cho bên mua với tổng số tiền là
925.336,30DM (Deutsche Mark) và bên mua đã thuê ông T. để giám sát việc dỡ
hàng. Tuy nhiên, sau đó, người mua chỉ thanh tốn số tiền là 838.364,14DM so với
giá mua. Ngoài 86,972,16 DM cịn thiếu, bên bán cịn u cầu chi phí vận chuyển là
14.100DM. Người mua lập luận rằng, khi hàng đến Đức, một phần hàng đã bị hư
hỏng, một số lô hàng có số lượng ít hơn so với quy định và cuối cùng là kích thước
của một phần dưa chuột được giao lớn hơn thỏa thuận. Sau đó, bên bán đã khởi kiện
bên mua về giá thanh toán.
Phán quyết của tòa án
Tòa án sơ thẩm đã bác bỏ đơn kiện và yêu cầu bên mua trả cho bên bán phần
còn lại của giá mua với số tiền là 86.972,16DM cộng với lãi suất.
8 Germany 8 January 1993 Appellate Court Düsseldorf (Tinned cucumbers case), tham khảo tại
/>
16


Tòa án cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG, vì các bên đã tuyên bố
rằng luật áp dụng của hợp đồng là luật của Đức, một Quốc gia ký kết (Điều 1 (1) (b)
CISG).
Tòa án đã lập luận rằng Điều 38 (2) CISG khơng được áp dụng vì các bên đã
loại trừ rõ ràng trong hợp đồng khả năng hỗn việc kiểm tra hàng hóa. Do người
mua đã khơng kiểm tra hàng hóa trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể trong
hồn cảnh, tức là tại thời điểm xếp hàng, và đã không đưa ra thông báo kịp thời về
sự không phù hợp (Điều 38 (1) và 39 (1) CISG), Tịa án cho rằng người mua có
nghĩa vụ thanh tốn tồn bộ giá cả mặc dù họ chỉ nhận được một phần hàng.
Bài học kinh nghiệm

Bên mua nên thiện chí thơng báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý trong
trường hợp hàng hóa mà bên mua nhận được từ bên bán không đúng như thỏa thuận
đã đặt ra trong hợp đồng. Như vậy thì bên mua vừa có thể hưởng được quyền giảm
giá thanh tốn vừa giảm thiểu được thiệt hại có thể xảy, đồng thời việc thơng báo
này có thể là tiền đề để các bên có thể tiếp tục mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.2.

NHẬN XÉT
Thời hạn được nêu ra tại Điều 38 và Điều 39 về kiểm tra phẩm chất và thông

báo về khiếm khuyết được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý và được áp dụng
một cách linh hoạt, tùy tình huống cụ thể. Điều khoản tạo điều kiện thuận lợi cho
hai bên giao kết hợp đồng tự linh hoạt về thời gian kiểm tra và khiếu nại hàng hóa
tùy thuộc đặc điểm của từng đơn hàng, quá trình vận chuyển và tính chất hàng hóa.
Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khi sự quy định này không rõ ràng và mập mờ về
thời gian khiến cho khi có tranh chấp liên quan đến “khoảng thời gian hợp lý” quy
định tại Điều 38,39 cơ quan tài phán rơi vào thế khó khiến cho các quyết định chưa
thực sự hợp lý hoặc kém tính khách quan. Đối với tùy mặt hàng, thời hạn có thể
trong vài ngày, hoặc trong vài tuần kể tùy thuộc vào điều kiện cụ thể kể từ ngày
hàng hóa được vận chuyển đến chuyển đến địa điểm giao hàng nhưng phải đảm bảo
được những quy định nghiêm ngặt khi kiểm định hàng hóa. Các Tịa án đều cho

17


rằng việc kiểm tra hàng hóa nên được thực hiện sớm nhất khi đầy đủ điều kiện cho
phép để không để các nhân tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm. Tuy nhiên giải pháp thực tiễn đối với các bên giao dịch mua bán hàng hóa
quốc tế là trong hợp đồng nêu rõ thời hạn kiểm tra phẩm chất của hàng hóa và thời
hạn thơng báo về khiếm khuyết hay sai hỏng của hàng hóa, được đôi bên đàm phán

và đưa vào hợp đồng. Đồng thời việc thiện chí xử lý khi phát sinh vấn đề liên quan
đến hàng hóa giúp hai bên giảm thiểu rủi ro khi giao kết hợp đồng.

18


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ CHO DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN ĐIỀU 38,39 CISG
3.1.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG THỰC HIỆN ĐIỀU 38, 39 CISG CỦA

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU NƠNG SẢN VIỆT NAM
3.1.1. Thực trạng
Nơng sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng
góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối
diện với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập. CISG đem đến tiếng
nói chung tạo cân bằng pháp lý cho các doanh nghiệp ở nhiều nước khác nhau trên
thế giới. Tuy nhiên, công ước này đồng thời cũng mang lại khơng ít thách thức nếu
doanh nghiệp khơng tìm hiểu và áp dụng chuẩn mực.
Theo thống kê của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), từ khi Cơng
ước Viên có hiệu lực ở Việt Nam (1/1/2017) đến thời điểm năm 2020 thì số vụ kiện
mà trung tâm này xét xử liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là 85
vụ. Tuy nhiên, số vụ mà Hội đồng trọng tài áp dụng CISG thì chỉ có 6 vụ, chiếm
khoảng 7.06% số các tranh chấp về hợp đồng mua bán quốc tế. Trong đó, có 4 vụ
Tịa án áp dụng CISG do các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng 9 và chỉ có 2
vụ là các bên thỏa thuận áp dụng CISG Có thể thấy, CISG chưa thực sự được áp
dụng một cách rộng rãi ở Việt Nam.

“Theo phản ánh từ một số đại diện của Hiệp hội Điều Việt Nam, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã trở thành nạn nhân khi một số nhà cung cấp châu Phi không
9 Điều 1(1)(a) CISG

19


nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng mà thay vào đó thường giao hàng trễ hẹn, giao
hàng chất lượng kém. Một số trường hợp cịn hủy hợp đồng nhưng khơng trả tiền
cọc cho người mua, hàng bị mất trong container nhưng về Việt Nam mới phát
hiện...”10
Hàng loạt rủi ro trong hợp đồng mua bán nông sản mà nhiều doanh nghiệp
Việt gặp phải trong thời gian qua cũng gióng lên hồi chng cảnh báo về sự cả tin
và thiếu chuẩn bị trong ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam. Theo ghi nhận của các luật sư, trong giao dịch quốc tế, những sai phạm
thường gặp của người bán là chậm/không giao hàng, chất lượng không phù hợp với
hợp đồng, khơng giao chứng từ kèm hóa đơn theo hợp đồng. Cịn với người mua,
70% sai phạm là chậm/khơng thanh tốn, chậm/khơng nhận hàng...
Do vậy, nhìn tổng thể, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam chưa
thật sự áp dụng thành công các quy định của Công ước Viên khi giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
Dù rất phổ biến trong thương mại quốc tế và nhiều nguyên tắc quan trọng đã
được đưa vào pháp luật Việt Nam, tuy nhiên nội dung Cơng ước Viên nhìn chung
cịn khá mới mẻ đối với hệ thống pháp luật, tư pháp và trọng tài Việt Nam. Hiện nay
ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về CISG cũng như thực tiễn áp
dụng CISG ở Việt Nam. Như đã đề cập ở trên, số vụ tranh chấp được giải quyết tại
VIAC sử dụng CISG làm luật áp dụng chưa thật sự nhiều, do vậy kinh nghiệm giải
quyết tranh chấp áp dụng CISG tại Việt Nam chưa có nhiều. Tại Tịa án thì chưa có
án lệ về CISG và Tịa án có lẽ chưa sẵn sàng để áp dụng các nguồn luật bổ sung,

đặc biệt là các án lệ của nước ngồi. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp và doanh nghiệp
xuất hiện tại Ttòa án và tranh tụng về CISG thì sẽ gặp một số khó khăn nhất định
trong việc diễn giải CISG. Bên cạnh đó, trung tâm trọng tài ở Việt Nam dường như
10 Lan Anh (2016), Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hiểu rõ CISG, Tạp chí Tài chính.

20


vẫn cịn e ngại khi áp dụng CISG khi có nhiều vụ việc lẽ ra có thể áp dụng CISG
nhưng trên thực tế thì CISG chưa được áp dụng.
Một nguyên nhân nữa là doanh nghiệp Việt Nam và cụ thể là doanh nghiệp
xuất nhập khẩu nơng sản hầu như cịn hạn chế về kiến thức pháp lý nói chung và
kiến thức về CISG nói riêng, đặc biệt là về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và nghĩa vụ
thơng báo về sự khiếm khuyết của hàng hóa. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) cuối năm 2016, có tới 80 - 90% doanh nghiệp Việt Nam
chưa hiểu về Công ước Viên, như vậy, chừng nào doanh Việt Nam còn chưa nhận
thức rõ về sự tồn tại và nắm chắc nội dung của Cơng ước Viên thì đối với họ, Cơng
ước Viên khơng khác gì nguồn luật nước ngoài và bản thân doanh nghiệp sẽ vấp
phải những khó khăn, rủi ro và bỡ ngỡ khi Cơng ước Viên được áp dụng. Ví dụ, trên
thực tế, đã có nhiều vụ việc tranh chấp mà doanh nghiệp Việt là người chịu thiệt do
khơng nắm CISG có thể kể đến như trường hợp hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam (thành viên VASEP) bị lừa L/C hồi cuối năm 2016. Để xảy
ra rủi ro này một phần lỗi đến từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không nắm
vững được pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3.2.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT
NAM ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ TRONG GIAO KẾT VÀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN QUỐC TẾ


3.2.1. Phương hướng
Trên cơ sở nghiên cứu Điều 38, 39 Công ước Viên và pháp luật Việt Nam,
doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nơng sản
nói riêng phải cẩn trọng khi giao kết hợp đồng và tuân thủ những quy định về nghĩa
vụ kiểm tra hàng hóa theo hợp đồng và nghĩa vụ khiếu nại hàng hóa. Điều này giúp
các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong khi giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán nơng sản quốc tế. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam

21


cũng cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong nước về nghĩa vụ kiểm tra hàng
hóa theo hợp đồng và nghĩa vụ khiếu nại hàng hóa.
- Việt Nam khi đã gia nhập Cơng ước Viên thì việc mở rộng và làm rõ quy
định về Điều 38,39 CISG cụ thể là vấn đề kiểm tra và khiếu nại hàng hóa trong
pháp luật Việt Nam như hiện nay là điều cần thiết bởi lẽ:


Pháp luật Việt Nam và Công ước Viên đều có thể được áp dụng để

điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa giữa các bên


Các đối tác lớn của ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam đều là các

quốc gia thành viên Công ước


Tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch thương mại và cơ quan


tài phán trong việc áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề kiểm
tra và khiếu nại hàng hóa


Tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và Cơng ước Viên nhằm

xóa đi ý niệm tách biệt giữa mua bán mặt hàng nông quốc tế khi đề cập đến
vấn đề kiểm tra và khiếu nại hàng hóa.
- Việt Nam yêu cầu các điều khoản trong hợp làm rõ quy định về vấn đề kiểm
tra và khiếu nại hàng hóa trong thời gian cụ thể rõ ràng tùy tính chất của vật phẩm
nơng sản tuy nhiên phải được quy định cụ thể rõ ràng trong hợp đồng mua bán nông
sản nhằm giúp các bên giao kết hợp đồng dễ dàng áp dụng, thực hiện, tuân theo.
Trong quy định này ở Việt Nam, việc quy định rõ thời gian cụ thể để kiểm tra và
khiếu nại hàng hóa là rất cần thiết vì mặt hàng nơng sản là mặt hàng khó bảo quản,
dễ hỏng hóc và khơng để được lâu trong điều kiện khơng thích hợp. Vì vậy với mỗi
đơn hàng, các doanh nghiệp cần ghi rõ thời gian cho phép bên nhập nông sản kiểm
tra và khiếu nại hàng hóa tùy theo tính chất hàng hóa và tình hình vận chuyển, chứ
khơng ghi chung chung là “thời gian hợp lý”.
Quy định về thời gian kiểm tra và khiếu nại hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các
chế tài thương mại như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng
và hủy bỏ hợp đồng khi các bên khơng có thỏa thuận về các điều kiện để áp dụng
các chế tài trên. Việc quy định các chế tài này, cùng với các chế tài khác (buộc thực

22


hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại), nhằm bảo vệ quyền lợi của
các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại, đảm bảo cam kết giữa các bên được
thực hiện. Ngoài ra, các chế tài này cũng khơng ngồi mục đích nhằm tạo ra mơi
trường pháp lý công bằng, thuận lợi để các thương nhân tham gia hoạt động thương

mại hiệu quả, thuận lợi vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường khi mà các yếu tố cạnh tranh ln là động lực cho sự phát triển
của chính các thương nhân.
- Việc yêu cầu minh bạch và rõ ràng điều khoản liên quan kiểm tra và khiếu
nại hàng hóa trong hợp đồng tạo sự thuận lợi, dễ dàng và thống nhất cho các cơ
quan giải quyết khiếu nại về hợp đồng của Việt Nam trong việc áp dụng các biện
pháp xử lý và cách khắc phục khi xảy ra tranh chấp về vấn đề kiểm tra và khiếu nại
hàng hóa
Thực tiễn cho thấy, ở đâu có hoạt động thương mại thì ở đó có phát sinh tranh
chấp. Vấn đề đặt ra là các bên phải giải quyết tranh chấp đó một cách nhanh chóng
và hiệu quả và cơ quan tài phán (Tòa án hoặc trọng tài thương mại) cần can thiệp ở
mức độ nhất định dưới các hình thức khác nhau vào việc giải quyết các tranh chấp,
nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản là:


Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp



Tạo môi trường pháp lý ổn định để phát triển kinh tế.

Hệ thống tòa án nhân dân của Việt Nam được tổ chức từ cấp Huyện, cấp Tỉnh,
cấp Cao đến Tòa án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, các bên tranh chấp thương mại
cịn có thể lựa chọn trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp giữa
các bên. Việc xác định hành vi vi phạm hợp đồng có bị coi là cơ bản hay khơng
thuộc thẩm quyền của các cơ quan tài phán này. Trên cơ sở đó, các cơ quan tài phán
này có thể cho phép hoặc không cho phép các bên áp dụng chế tài tạm ngừng thực
hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thương mại. Vì thế,
nếu thiếu đi sự rõ ràng, tiêu chí cụ thể về vi phạm cơ bản, căn cứ quan trọng để áp
dụng các chế tài nói trên khi các bên khơng có thỏa thuận về các chế tài này, thì dễ

dẫn đến “sự đa dạng” trong giải thích quy định về “thời gian hợp lý” tại Luật

23


thương mại. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên trong tranh chấp thương mại mà khiến các quyết định của cơ quan tài
phán đưa ra thiếu cơng bằng.Vì vậy, hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp
đồng phải đưa ra những quy định chặt chẽ về mặt ngôn ngữ, ý nghĩa, về yếu tố xác
định thời gian cụ thể trong từng trường hợp đối với từng mặt hàng nhằm tạo ra sự
thuận lợi, dễ dàng và thống nhất cho cơ quan tài phán trong việc giải quyết tranh
chấp có liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng. Vi phạm cơ bản hợp đồng về thời
gian kiểm tra và khiếu nại hàng hóa có thể dẫn việc các doanh nghiệp nhập khẩu
nông sản Việt Nam mất quyền được khiếu nại và bồi thường và doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản phải chịu những khoản bồi thường và thiệt hại khơng đáng có.
- Việt Nam quy định chặt chẽ về kiểm tra và khiếu nại hàng hóa trong thời
gian hợp l nhằm tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Cơng ước Viên có những quy định kiểm tra và khiếu nại hàng hóa trong thời gian
hợp lý cụ thể là Điều 38, 39 CISG. Có thể nói Cơng ước Viên - văn bản đã thống
nhất hoá được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới,
đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương
mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Hầu hết các cường quốc
thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc
gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Canada,
Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra và khiếu nại hàng hóa trong
thời gian hợp lý tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên. Việc
nắm bắt những điểm tương đồng và khác biệt giữa Công ước Viên và pháp luật
thương mại Việt Nam sẽ giúp chúng ta hòa nhập vào nền pháp luật thương mại quốc
tế một cách tự tin, chủ động, phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam cũng như

góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản và
nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tiếp thu có chọn lọc các
quy định sẽ góp phần hồn thiện pháp luật thương mại Việt Nam và giúp các doanh
nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc áp dụng các văn bản này trong các giao

24


×