Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

MÔN đạo đức KINH DOANH và văn hóa DOANH NGHIỆP CHỦ đề THỰC PHẨM – DINH DƯỠNG HAY CHẤT độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.36 KB, 22 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------------

MƠN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 
VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CHỦ ĐỀ: “THỰC PHẨM – DINH DƯỠNG HAY CHẤT ĐỘC ?”
SVTH: NHÓM 3
Lớp học phần: D01
GVHD: ThS. TRƯƠNG ĐÌNH THÁI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

STT

Họ và Tên

MSSV

Lê Đức Anh

030136200013

2


Lê Kế Anh

030136200014

Làm tổng Powerpoint

100 %

3

Đỗ Đức Quân Bảo

030136200046

Nội dung phần 1 + 3.3

100 %

4

Võ Thái Bảo

030136200049

Nội dung phần 3

100 %

5


Phạm Quốc Bảo

030136200048

Thuyết trình phần 2

100 %

6

Nguyễn Giang Bảo

030136200047

Nội dung phần 1 + 2

100 %

7

Lê Quốc Bình

030136200056

Nội dung phần 1 + 2

100 %

Nguyễn Mai Anh


030136200020

Tổng hợp word + làm

100 %

9

Ngô Đức Bình

030136200057

Nội dung Minigame

100 %

10

Nguyễn Lê Huỳnh Như

030334180187

Thuyết trình phần 1

100 %

1

8


Cơng việc

Đánh giá

Hồn thành bài word, thuyết

100 %

trình

Powerpoint


DANH SÁCH NHĨM PHẢN BIỆN – NHĨM …
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và Tên

MSSV


Cơng việc

Đánh giá


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................2
1.1. Thế nào là thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn?.....................................................2
1.2. Các giai đoạn thực phẩm bị nhiễm bẩn.................................................................2
1.3. Vi phạm đạo đức kinh doanh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng 4
1.4. Sự cần thiết của đạo đức trong kinh doanh...........................................................5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM................................................................................................................................ 6
2.1. Một số hành vi phi đạo đức trong quá trình kinh doanh về thực phẩm....................6
2.2. Bài học rút ra từ những sai trái trong đạo đức kinh doanh đối với thực phẩm và giải
pháp khắc phục.............................................................................................................11
2.2.1. Bài học đối với các doanh nghiệp...................................................................11
2.2.2. Giải pháp kiểm soát thực phẩm bẩn................................................................11
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở
VIỆT NAM...................................................................................................................... 12
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................16


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người cũng theo đó mà có
nhiều thay đổi. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với
đời sống xã hội bởi nó tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khoẻ thậm chí là tính

mạng của con người.
Việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xố đói giảm nghèo và tăng cường mở rộng
hợp tác quốc tế.
Nhưng điều đáng buồn cần phải nói rõ là: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước
ta đang ngày càng đi theo chiều tiêu cực.
Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em chọn đề tài: “Thực phẩm – Dinh dưỡng hay chất
độc?” nhằm dành thời gian tìm hiểu các thực trạng về thực phẩm đang diễn ra, đào sâu
hơn đến những nguyên nhân từ đó rút ra được những bài học quý giá và xin được đề xuất
một số giải pháp giúp cải thiện phần nào chất lượng nguồn thực phẩm, cải thiện chất
lượng cuộc sống xã hội loài người.

1


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Thế nào là thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn?
Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn giản là thực phẩm khơng chứa chất bẩn, an

tồn, tốt cho sức khỏe con người. Thực phẩm sạch được đánh giá từ q trình sản xuất,
ni trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển và phân phối, có gắn mác sản xuất rõ
ràng. Thực phẩm sạch cần đảm bảo các yếu tố như: Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hóa
chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép; Không chứa tạp chất (kim loại,
thủy tinh, vật cứng …); Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký
sinh trùng); Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng; Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận
về ATTP.
Thực phẩm bẩn là tên gọi chung của những lợi đồ ăn, thức uống có chứa một hàm
lượng các chất có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Các chất có hại này thường là

những hợp chất hóa học nằm trong danh mục kiểm sốt của Bộ Y tế hoặc hàm lượng
thuốc kháng sinh vượt qua mức an tồn cho phép trong q trình ni trồng. Ngồi ra
thực phẩm có thể cịn chứa những chất gây hại từ việc xâm nhập và phát triển của những
vi khuẩn, nấm mốc hay virus trong quá trình sơ chế, chế biến và đóng gói bảo quản
khơng đúng quy chuẩn.
1.2.

Các giai đoạn thực phẩm bị nhiễm bẩn
A - Nhiễm bẩn ở giai đoạn ni trồng
An tồn thực phẩm trong chăn ni khơng chỉ đơn thuần về hình thức sản phẩm

sạch đẹp mà cịn là về hình thái bên ngồi khơng bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn mà còn là
những sản phẩm trong chất độc hại tích trữ theo thời gian. Trong quá trình chăn ni sẽ
khơng thể tránh khỏi nhiều ngun nhân gây mất vệ sinh an toàn thực biến các sản phẩm
thành thực phẩm bẩn từ những yếu tố sau như:

2


Ø Yếu tố môi trường: Xây dựng chuồng trại gần các nhà máy công nghiệp thải
ra các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen..., gần nguồn nước bị ơ nhiễm.
Do đó sẽ tạo ra các sản phẩm khơng an tồn.
Ø Con giống: Trong q trình chăn ni việc lai tạo ra các giống mới để có
năng suất cũng như sức chống chịu trước các loại bệnh tật là điều tất yếu.
Tuy nhiên không phải giống nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn
của người nông dân. Một số giống lai tạo có thể dễ bị tổn hại trước các loại
bệnh tiềm ẩn, khi bán các thực phẩm này ra thị trường vơ tình có thể khiến
người tiêu dùng bị nhiễm các bệnh có sẵn trên giống ni trồng.
Ø Việc lai, nhân tạo ra giống mới từ các thực phẩm có thể gây ra rất nhiều rủi
ro, c ra hưa kể việc các thực phẩm không sạch bệnh, nguồn gốc không rõ

ràng, lai tạo không đúng sẽ dẫn đến những nguồn bệnh khó trị khi đến tay
người tiêu dùng.
Ø Phương thức chăn nuôi: Nhỏ lẻ, kém vệ sinh (gia súc nuôi gần nhà, xử lý
phân, nuôi thả không đúng). Việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc
phối trộn nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mảnh vỡ kim
loại, sử dụng các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, khơng vệ sinh các
dụng cụ nghiền trộn thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những
việc nguy cơ gây ảnh hưởng đến an tồn vệ sinh thực phẩm thơng qua thức
ăn. Lạm dụng quá nhiều các loại kháng sinh. Giết mổ: Không tập trung, mổ
chui, mổ gia súc, gia cầm ốm, khơng có kiểm sốt thú y, cịn giết mổ tại nhà
không đảm bảo vệ sinh.
Ø Về nguồn nước: Đây là yếu tố thường người chăn ni ít quan tâm. Phần lớn
nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng khoan, giếng đào và
nguồn nước này dễ nhiễm các chất có hại từ mơi trường xung quanh như hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh. Dụng cụ chứa nước khơng được vệ sinh
cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.
B - Nhiễm bẩn ở trong quá trình chế biến
3


Ø Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, q trình thu hái lương thực,
rau, quả khơng theo đúng quy định.
Ø Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
Ø Dùng chung dao thớt khi chế biến món ăn hoặc để thực phẩm sống với thực
phẩm chín.
Ø Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
Ø Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không
rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ
em.
Ø Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,

nơn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngồi da.
Ø Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
Ø Nấu thực phẩm chưa chín hoặc khơng đun lại trước khi ăn.
Ø Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh, … bị nhiễm chất chì để
chứa đựng thực phẩm.
Ø Bảo quản thức ăn không tốt. Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở
nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng
gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
Ø Do thực phẩm bảo quản khơng đủ độ lạnh hoặc khơng đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn vẫn phát triển.
1.3.

Vi phạm đạo đức kinh doanh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng
Thực phẩm được xem là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất

đạm, đường, béo, vitamin và các chất khống, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, góp
phần đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật nhưng nếu thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh an tồn
thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm bẩn có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất
đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

4


Sử dụng thực phẩm khơng an tồn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các triệu
chứng cấp tính hoặc tích lũy các chất độc hại trong các cơ quan của cơ thể gây nên những
hậu quả khó lường về sau. Theo số liệu thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, tỷ lệ ung
thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao nhất thế giới, trong đó nguyên nhân từ nguồn thực
phẩm bẩn chiếm đến 35%. Ngoài ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hàng năm cũng tăng
cao và tỷ lệ tử vong cũng không nhỏ. Những hậu quả của thực phẩm bẩn cũng leo thang

như độ nóng của tình trạng:
Ø Bị ngộ độc cấp tính: Với các triệu chứng nơn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hơ
hấp,…có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng các thực phẩm bẩn, có dư thừa
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, hóa chất bảo quản… có thể
tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Hậu quả trước mắt mà
người tiêu dùng nhìn thấy đó là ngộ độc cấp tính sau khi sử dụng thực phẩm.
Đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, rối loạn đường ruột, thậm chí đi tiêu ra máu,
người mệt mỏi, đau nhức, mệt mỏi, hôn mê… Với những người này thời gian
hồi phục thường từ 2 ngày đến 1 tháng, tùy vào mức độ nhiễm đợc nặng,
nhẹ. 
Ø Bị ngộ độc mãn tính:
            + Gây thối hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa.
            + Gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh.
            + Gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
            + Gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
            + Gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, giới tính và hệ di truyền.
            + Gây ung thư và các bệnh nan y khác.
1.4.

Sự cần thiết của đạo đức trong kinh doanh
Vai trò của đạo đức kinh doanh luôn tồn tại thường trực trong suốt quá trình kinh

doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên, đối với nội bộ doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh giữ
5


cho doanh nghiệp luôn hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đạo đức kinh
doanh giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp luôn giữ vững thái độ đúng mực đối với
nhân viên. Đây chính là cơ sở để tạo nên sự tin tưởng, sự gắn kết và trung thành tận tụy
của người nhân viên đối với doanh nghiệp. Củng cố được hình ảnh của bộ máy hệ thống

quản lý điều hành rồi từ đó trở thành bàn đạp nâng cao vị trí và hình ảnh cũng như độ uy
tín của thương hiệu ngày càng cao hơn.
Nhờ vào đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng cho mình những
khách hàng trung thành. Trong bối cảnh thương trường ngày càng nhiều những công ty
cạnh tranh gay gắt với nhau thì việc xây dựng cho bản thân thương hiệu những người
khách hàng tiềm năng là điều quan trọng nhất liên quan đến sự tồn vong của doanh
nghiệp. Tất cả người tiêu dùng hiện nay đều lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của tổ
chức, công ty mà họ cho rằng có thể đặt niềm tin lâu dài. Xây dựng một bộ quy tắc đạo
đức trong kinh doanh và thực hiện đúng theo những gì đề ra giúp cho doanh nghiệp có
một vị trí hình ảnh cao hơn trong lòng khách hàng, nâng cao khả năng họ lựa chọn doanh
nghiệp đó cao hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Mặt khác, một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ dễ dàng thu hút được nhiều
nguồn vốn đầu tư. Như đã đề cập phía trên, doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn thì
doanh thu sẽ ngày một tăng, đây cũng chính là điều mà các nhà đầu tư mong muốn khi
đầu tư vào doanh nghiệp. Đạo đức của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đó ngày
càng phát triển và dần nâng cao vị thế của bản thân trên thị trường, nâng cao mục tiêu kế
hoạch lợi nhuận qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nắm giữ cổ
phần của doanh nghiệp cũng có lợi cho bản thân. 
Thực tế đã chứng minh rằng một doanh nghiệp kinh doanh có thể phát triển một
cách lâu dài và bền vững hay không phụ thuộc một phần vào đạo đức kinh doanh cũng
như việc thực hành đạo đức kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Đạo đức kinh doanh
là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, nền tảng tạo nên uy tín
và sự tin tưởng của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng với doanh nghiệp.

6


PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP
THỰC PHẨM
2.1. Một số hành vi phi đạo đức trong quá trình kinh doanh về thực phẩm

Thúc heo tăng trọng bằng thuốc cấm
Ở nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn còn mua bán sử dụng các
loại thuốc siêu tăng trọng cho heo, dù bị nghiêm sử dụng.
Ông Tài, chủ trại heo ở xã Xuân Thới Đơng (huyện Hóc Mơn, TP.HCM), người đã
xuất chuồng gần chục lứa heo có sử dụng thuốc tăng trọng, cho biết: “Tui thường gửi
người quen dưới Đồng Nai tìm mua hoocmơn tăng trọng cho heo có giá 700.0001.200.000 đồng/kg, tùy loại. Hàng cấm mà, tuy giá cao nhưng heo sẽ lớn nhanh như
thổi”. Ông Tài dặn: “Nếu đi mua thuốc tăng trọng cho heo mà không quen biết trước sẽ
không thể mua được do chủ các cửa hàng bán loại thuốc này phải chọn khách mối mới
bán vì sợ bị bắt, xử
Sau một thời gian tạm lắng, giới chăn nuôi heo bắt đầu sử dụng trở lại loại “thần
dược” (còn gọi là hoocmôn) “tạo nạc”, “siêu tăng trọng” cho heo. Chiều 17-4, chủ một
cửa hàng thuốc thú y, thức ăn gia súc trên đường Trần Văn Mười (huyện Hóc Mơn) khi
biết khách hàng do một mối quen giới thiệu, đem ra một túi bột màu trắng không nhãn
mác ra giá: “Loại thuốc này giúp heo lớn nhanh, bung đùi, nở vai, giá 500.000
đồng/kg”.phạt”.
Tại các khu vực vùng ven TP.HCM như Hóc Mơn, Bình Chánh, Củ Chi... có trên 20
tiệm thuốc thú y chuyên cung cấp loại thuốc siêu tăng trọng. Các tỉnh lân cận TP.HCM
7


như Dĩ An, Thuận An (Bình Dương), Biên Hịa, Trảng Bom (Đồng Nai)... cũng có gần 30
cửa hàng cung cấp các loại “thần dược” này.
Theo tìm hiểu của chúng tơi, các loại thuốc này đều được sản xuất từ Trung Quốc,
khơng mùi vị và khơng màu
Ơng Phan, ngụ xã Xn Thới Đông, một chủ trại heo thường sử dụng các loại “thần
dược”, cho biết: “Heo ni bình thường phải mất hơn bốn tháng mới xuất chuồng (tầm
100kg), nhưng khi cho ăn thuốc thì thời gian xuất chuồng được rút ngắn chỉ cịn ba đến
ba tháng rưỡi”.
Người dùng thịt heo ni bằng thuốc tăng trọng sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể
và bị ngộ độc rất cao. Ngộ độc clenbuterol, salbutamol ở người sẽ làm nhức đầu, run tay

chân, buồn nôn, gây nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa,
tiêu chảy.
Cơng nghệ sản xuất tương ớt "ba khơng"
Khơng vệ sinh, khơng qui trình và không theo đúng chỉ tiêu công bố trên nhãn sản
phẩm là những từ chỉ về hàng tấn chai tương ớt tương đen được sản xuất tại Cơ sở sản
xuất tương ớt Thành Phát( số 174/12 G, Thái Phiên, phường 8, quận 11, TP Hồ Chí
Minh) và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Qua hồ sơ các sản phẩm cho thấy, dường như chủ cơ sở đã chấp hành khá đầy đủ
các qui định về SX mặt hàng thực phẩm như: có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP,
giấy chứng nhận cơng bố hợp qui với bao bì, sản phẩm có in nhãn, có cơng bố các chỉ
tiêu trên nhãn .. Tuy nhiên trên thực tế kiểm tra, toàn bộ qui trình SX cho thấy khơng có
cơ sở gì để chứng tỏ sản phẩm được SX theo qui trình 1 chiều, hệ thống được trang bị hết
sức đơn giản, thủ công, chủ yếu là các dụng cụ bằng nhựa không chuyên dụng cho SX
thực phẩm. Toàn bộ nguyên liệu như bột phụ gia, phẩm màu, hương liệu...được để bừa
bãi trên nền nhà bẩn thỉu, thậm chí, việc SX gần nhà vệ sinh, nhân viên không mang bảo
hộ lao động.

8


Đặc biệt, qua trình bày của bà chủ về qui trình SX các sản phẩm cho thấy, hồn tồn
theo cảm tính, tự định lượng các ngun liệu chứ khơng hề có cơng thức cụ thể. Các cán
bộ đồn kiểm tra cho rằng, với lời trình bày của bà chủ về cách SX thì khơng thể cho ra
được những sản phẩm thành phẩm mà trên nhãn thể hiện rất "công nghiệp", quảng bá với
khách hàng, có những thành phần, như: tinh bột bắp( 8%), tỏi, ớt( 7%), đường, muối ăn,
chất điều vị, mononatri glutamate(621), màu tổng hợp...chất bảo quản: natri Benzoat
(211)...Đáng nói hơn, các can nhựa đựng thành phẩm khơng phải là loại bao bì chuyên
dụng, mà gia chủ đi mua lại theo nguồn cung cấp trơi nổi.
Theo trình bày của bà chủ, sản phẩm tương ớt có dùng ớt bột, ớt trái, có tỏi... nhưng
thực tế kiểm tra chỉ thấy những can nhựa đựng "hương tỏi", hay cũng không thấy ớt trái

(ớt tươi).
Các loại nguyên liệu như hương tỏi cũng mua trên thị trường không rõ nguồn gốc,
tinh bột biến tính ( dùng tạo độ dẻo, độ kết dính) trong tương ớt cũng chưa xuất trình
được hố đơn rõ ràng...hầu hết các bao đựng bột Sodium Benzoat( chất bảo quản) được
chứa đựng trong bao tải tận dụng không rõ là loại gì, có in chữ Trung quốc, khơng nhãn
tiếng Việt.
Trong "cơng nghệ" mất an tồn thực phẩm và nhiều lo ngại về chất lượng sản phẩm
như vậy nhưng bà chủ này cho hay, mỗi ngày cơ sở SX khoảng 300 kg thành phẩm tương
ớt và tương đen đưa ra thị trường, cung cấp cho nhiều sạp bán tạp hoá tại các chợ khu
vực chợ Phạm Văn Hai, chợ Tân Bình TP Hồ Chí Minh.
Bánh bao rẻ như cho 4nghìn/cái
Bánh bao, món ăn rất được ưa dùng từ trẻ nhỏ đến người lớn bởi vì tiện dụng và
hương vị thơm ngon. Mỗi chiếc bánh có giá trung bình từ 15-25 nghìn/ cái( loại có thịt
trứng) thế nhưng vẫn có những chiếc bánh giá rẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức
khỏe người dùng, những chiếc bánh giá rẻ nhân có thể đã sử dụng bì lợn, thịt ơi thiu được
tẩy rửa hóa chất, hay vỏ bánh dùng chất hóa học nhằm làm trắng chiếc bánh trông bắt mắt
hơn.
9


Tại một cơ sở làm bánh lớn ở Thanh Oai, Hà Nội. Hàng ngày phân phối ra thị
trường hàng nghìn chiếc bánh giá rẻ từ 3-5 nghìn/chiếc. Thế nhưng, người làm bánh
khơng có găng tay, khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm; về phần nhân bánh chỉ có
1 phần nhỏ là thịt lớn, cịn lại đều là bì lợn để qua nhiều ngày bốc mùi hôi thối được dùng
hóa chất nhằm tẩy mùi hơ biến để trộn nhân bánh.
Theo một người bán hàng cho biết: “Cái này 4 nghìn/cái nó mua thịt rẻ để làm ra
thơi. Tại sao nó phân loại thịt mơng một giá, thịt thăn một giá. Làm nhân thịt rẻ thì giá nó
rẻ đi, hoặc là cái nhân của nó khơng được ngon.” và :“em mua bánh bao mà chỉ có 4
nghìn/ cái thơi mà hai trứng”. “Sao lại có 4 nghìn/ cái?";  "Cái hàng đấy chị nói với em là
khơng bao giờ đảm bảo cả, riêng 4 nghìn, em biết thịt này, trứng này, riêng trứng chim

cút đã 6 nghìn/ chục rồi.Nhà chị khơng bao giờ có giá đấy kể cả bn".
"Khơng nên mua cái bánh 4 nghìn, chị nói thật, khun thật là khơng nên ăn. Nó
làm bằng ngun liệu gì chị cũng khơng biết. Nó xuống chợ đầu mối mua thịt có 30
nghìn/ cân nó bán em 4 nghìn”.
Hay phần vỏ bánh bao, trong quá trình làm bánh chỉ cần trộn loại bột trắng thần kỳ
sẽ cho ra những chiếc bánh trắng hơn, vỏ bánh thì mịn màng, căng bóng và trơng bắt mắt
hơn. Loại bánh bao khơng dùng chất tẩy thì vẫn có màu ngà vàng và khơng căng bóng
đẹp mắt bằng. Bột tẩy trắng hay còn gọi là bột tẩy đường có tác dụng làm trắng thực
phẩm như bánh bao, bún, phở,… là hàng trơi nổi khơng có nhãn mác.
Với những chiếc bánh như thế, nếu cơ thể tiêu thụ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đường
ruột có thể gây viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người tiêu dùng nhất là trẻ nhỏ. Và vi khuẩn độc hại e-coli hay salmonella tấn cơng
hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy hoặc nặng hơn là ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong
nếu không cấp cứu kịp thời.
 “Kết tủa” thảo mộc
Nhắc đến trà thảo mộc, thế hệ 8X 9X chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến trà thảo mộc Dr.
Thanh và tất nhiên cả vụ việc con ruồi cũng như dị vật có trong.
10


Vào khoảng tháng 08/2011, một khách hàng phát hiện một lơ sản phẩm trà
Dr.Thanh bị đóng cặn màu trắng đục, xuất hiện nhiều bọt sủi và có dị vật ở trong chai.
Hay một khách hàng tại Đà nẵng sau khi mua 2 lốc trà thảo mộc Dr.Thanh (loại
350ml) về dùng, uống đến chai thứ 10 bất ngờ phát hiện bên trong có đóng váng lợn cợn
và nổi bọt trắng đục, mặc dù chưa mở nắp.
Vào năm 2012, khách hàng Lê Cao Tánh (ngụ số 54 đường Bùi Thị Xuân, TP.Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cũng báo cáo chất lạ trong 2 chai Dr. Thanh.
Cũng trong năm 2012, bà Tất Tố Mai - chủ quán một quán cà phê tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu phản ánh nhiều chai Dr.Thanh bị khách hàng phản ánh còn chưa mở nắp và còn hạn
sử dụng đến tháng Tuy nhiên, nước uống trong chai đều có tình trạng chất nhầy kết tủa

lợn cợn nổi bồng bềnh phía trên cổ chai...
Mặc dù sau tất cả những vụ việc Tân Hiệp Phát đã thừa nhận lỗi kỹ thuật sẽ khắc
phục và thu hồi đổi trả sản phẩm khác, nhưng Tân Hiệp Phát vẫn mất đi sự tin tưởng của
khách hàng và thị phần do giải quyết tình huống thiếu sự khơn khéo.
Nước tăng lực Number one “vị ruồi”
Nói tới nước tăng lực, bất kể ai trong chúng ta đều đã uống một lần, nào là number
one, red bull, warrior, wake up 247,… thế nhưng một cái tên đã dấy lên cảnh báo người
tiêu dùng cẩn thận với các loại nước uống đóng chai những cuối năm 2014, khơng ai
khác là vụ việc con ruồi nữa tỷ đồng chai nước tăng lực number one.
Thế nhưng sau vụ việc ấy vẫn còn rất nhiều trường hợp phát hiện dị vật trong chai
nước. Như vào 08/02/2015, anh N. Xuân Định (Tp.Mỹ Tho) đã đưa ra một chai Number
one có chứa vật thể lạ nổi lềnh bền theo mắt thường quan sát thì là ruồi hoặc một con
côn trùng, tuy đã báo cáo bên T.H.P nhưng vẫn không thấy đại diện công ty đến xử lí vụ
việc; hay anh T. Văn Hùng ( ngụ Nghệ An) thơng tin vào ngày 31/12/2015 có ghé tạp hóa
địa bàn xã mua chai nước Number one thì phát hiện trong chai có ruồi đã chết dù chưa
mở nắp.

11


2.2. Bài học rút ra từ những sai trái trong đạo đức kinh doanh đối với thực phẩm và
giải pháp khắc phục
2.2.1. Bài học đối với các doanh nghiệp 
Để bảo đảm sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ ăn uống cần bảo đảm tuân thủ các điều kiện chung về cơ sở đủ điều kiện vệ sinh
an tồn thực phẩm. 
Trong đó bao gồm: 
Ø Đảm bảo điều kiện về cơ sở. 
Ø Đảm bảo điều kiện về trang thiết bị. 
Ø Đảm bảo điều kiện về con người: Kiến thức, sức khỏe và thực hành an tồn thực

phẩm.
2.2.2. Giải pháp kiểm sốt thực phẩm bẩn
Một số “tip” để phân biệt thực phẩm sạch.
Ø Đối với rau cải:  Rau xanh là loại thực phẩm được cho là khó phân biệt nhất. Bí
quyết để lựa rau củ là đừng tham những rau quả to và đẹp mã. Với những rau có lá
non hơn so với mức bình thường, lá có màu xanh đen, thân rau to, giịn và hấu như
khơng có vết sâu bệnh hại thì đây là những thực phẩm được phun xịt nhiều thuốc
trừ sâu và phân bón nhưng khơng đảm bảo được thời gian cách ly an toàn.
Ø Đối với thịt heo: Với những loại thịt có chứa các chất tăng trọng và chất tạo nạc thì
thịt sẽ hầu như khơng có mỡ hoặc lớp mỡ rất mỏng, thịt thường có màu đỏ sẫm
như thịt bị.
Ø Đối với các loại trái cây: Khơng nên chọn những loại trái cây có vẻ ngồi q
bóng, q đều màu và cuống ngả màu nâu đen  vì đây thường là những hoa quả đã
ngậm hóa chất, hoặc tẩm thuốc để giúp cây tươi lâu hơn.    
Giải pháp về kiểm sốt an tồn thực phẩm
Ø Về phía nhà nước: Nhà nước cần điểu chỉnh các văn bản luật, quy định liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho phù hợp với tình hình đất nước, khắc phục
12


tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước
về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
Ø Về phía nhà sản xuất: Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp
để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng
mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Nhà sản xuất cần
nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục
đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây
ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Ø Về phía người tiêu dùng: Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng
hàng hóa, đặc biệt là chất lượng các loại thực phẩm. Người dân cần thận trọng

nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe.

13


PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Ở VIỆT NAM
Xuất phát từ những thực trạng, nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng yếu kém
chung của các doanh nghiệp trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, chính
vì thế ta cần đẩy mạnh thực hiện từ các giải pháp sau:
Các doanh nghiệp cần hoàn thiện khung pháp luật ngay từ ban đầu nhằm tạo ra cơ
sở pháp lý vững chắc trong đạo đức kinh doanh: Đây là biện pháp tiên quyết, hoàn thiện
khung luật pháp về đạo đức doanh nghiệp, siết chặt khung pháp lý về quy định xử phạt về
những vi phạm trong đạo đức kinh doanh. Tăng mức chế tài xử phạt để răn đe, ngăn chặn
những hành vi trái pháp luật và những biểu hiện “nhờn luật”. Tăng mức xử phạt đối với
các luật liên quan: Luật môi trường, luật đầu tư, luật lao động,luật doanh nghiệp,...
Nâng cao ý thức cũng như nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp , doanh nhân đối
với các vấn đề đạo đức kinh doanh: Không những chỉ những nhà kinh doanh, nhà nghiên
cứu mới cần biết về đạo đức kinh doanh mà cả xã hội đều cần phải biết. Trước hết, tiến
hành phổ cập kiến thức về đạo đức kinh doanh trên các phương tiện truyền thông nhằm
định hướng hành vi của người dân, giúp người dân nhận thức rõ về quyền lợi của mình và
giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Đưa nội dung về đạo đức kinh doanh vào trong
chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước dưới dạng một
môn riêng hay gài nội dung vào những môn khác như: quản trị nhân sự, nghiệp vụ kinh
doanh,...
Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo
đức kinh doanh: Không có một giới hạn nào về cái gọi là đạo đức kinh doanh, vì nó là
14



một phạm trù mà con người cần vươn lên để đạt được nhưng lại rất khó kiểm sốt vì nó
vượt xa việc tuân thủ luật pháp rất nhiều. Với các doanh nghiệp, việc tuân thủ đạo đức
kinh doanh trong ngắn hạn không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi đó lợi
nhuận chính là mục tiêu chính, kiêm  chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động của nó. Vì
vậy, cần có những giải thưởng khuyến khích các doanh nghiệp như giải thưởng sao vàng
đất việt, bơng hồng vàng,... chính những giải thưởng nào để vinh danh những doanh
nghiệp được đánh giá cao về đạo đức kinh doanh, biến đạo đức kinh doanh thành một
tiêu chuẩn.
Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, các
hội và hiệp hội có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức kinh doanh như: Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội
Bảo vệ quyền người tiêu dùng… .
Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân thực
hiện tốt hành vi đạo đức kinh doanh, đồng thời phát hiện và đưa ra hình phạt với những
cá nhân có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh thật nghiêm minh nhằm răn đe những
hành vi đang có ý định vi phạm đạo đức. Nâng cao vai trò giám sát của khách hàng và
cộng đồng xã hội trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh. 
Đạo đức kinh doanh là một phạm trù phức tạp cần nhiều thời gian, công sức để tồn
tại và phát triển. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và mới tham gia vào nền kinh
tế thị trường chưa lâu, nên cần phải cố gắng rất nhiều vào xây dựng và hoàn thiện một
chuẩn mực về đạo đức kinh doanh. 

15


KẾT LUẬN
Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các thực trạng đã kể trên đa số đều xuất
phát từ lịng tham của doanh nghiệp, bên cạnh đó, hệ thống luật pháp Việt Nam với nhiều
lỗ hổng là yếu tố khách quan hàng đầu. Chính vì vậy, để ngăn chặn và hạn chế các hình

ảnh tiêu cực về vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhà chức trách phải có trách nhiệm ban
hành những biện pháp nhằm xử phạt mạnh mẽ các cá nhân/ tổ chức vi phạm vấn đề thực
phẩm.
Thực tế đã chứng minh rằng một doanh nghiệp kinh doanh có thể phát triển một
cách lâu dài và bền vững hay không phụ thuộc một phần vào đạo đức kinh doanh cũng
như việc thực hành đạo đức kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Vì lẽ đó, mỗi cá nhân/ tổ chức phải không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị đạo đức
trong kinh doanh, đặt vấn đề của khách hàng lên hàng đầu, từ đó giá trị thương hiệu của
doanh nghiệp cũng ngày một nâng cao hơn nữa

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Văn Tiến, Tài liệu học tập mơn Đạo đức kinh doanh và văn hố
doanh nghiệp
2. PSG. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Chuyên đề: Văn hoá doanh nghiệp, Hà Nội
2012.
3. Trạm y tế phường 4, “Tác hại của việc sử dụng thực phẩm khơng an tồn và
hướng

dẫn

lựa

chọn

sản

phẩm


an

toàn”,

đường

link

truy

cập:

/>4. Khương Văn, Ngọc Khải, báo Tuổi trẻ online, “Thúc heo tăng trọng bằng thuốc
cấm”, đường link truy cập: />5. Huyền Nga, báo Cơng an nhân dân online, “Kinh hồng công nghệ sản xuất
tương ớt “ba không””, đường link truy cập: />6. Ngọc Giang, “Rùng mình báo bao “4 nghìn/cái mà hai trứng”: Nhân bánh
trộn bì lợn và thịt “phải rửa cho hết mùi””,

đường link truy cập:

/>7. Châu Anh, “Tân Hiệp Phát: Những ‘phốt’ để đời, con ruồi 500 triệu và sự tàn
nhẫn của đại gia”, đường link truy cập: />8. Nơng sản an tồn Thanh Hố, “Một số vấn đề chăn ni bảo đảm an tồn thực
phẩm”, đường link truy cập: />
17


18




×