Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.13 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP

Lĩnh vực: Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc
Cơng chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản

Họ và tên: Nguyễn Đức Toàn
Ngày sinh: 21 tháng 10 năm 1971
SBD: 74 - Lớp: CCV24.3 A
Cơng chứng khóa 24.3 A tại Hà Nội


Bắc Ninh, Ngày 29 tháng 04 năm 2022

VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG
CÁP TRỌNG HUYNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
&&&

GIẤY TIẾP NHẬN HỌC VIÊN THỰC TẬP
Tên tổ chức hành nghề công chứng: Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh –
Tỉnh Bắc Ninh. Giấy đăng ký hoạt động: 20/TP-ÐKHÐ-CC của Sở Tư pháp Tỉnh Bắc Ninh
cấp ngày 15/05/2019
Địa chỉ trụ sở: Số 14 Đường Lê Văn Thịnh, Phường Suối Hoa, T.P Bắc Ninh, Tỉnh Bắc
Ninh
Điện thoại:
XÁC NHẬN


Học viên: Nguyễn Đức Toàn
Được nhận thực tập nghề cơng chứng tại Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh –
Tỉnh Bắc Ninh kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2022 đến ngày 25 tháng 04 năm 2022
Họ tên công chứng viên là người hướng dẫn: Cáp Trọng Huynh
Số Thẻ công chứng viên: 11/CCV
Tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên hướng dẫn hướng dẫn, người thực
tập cam kết tuân thủ các quy định tại hướng dẫn thực tập nghề công chứng của Học viện Tư
pháp.
Bắc Ninh, ngày 29 tháng 04 năm 2022
Đại diện theo pháp luật
của tổ chức hành cơng chứng
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

NGƯỜI THỰC TẬP


(Ký tên)

(Ký tên)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG
VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên: Nguyễn Đức Toàn
SBD: 27 - Lớp: CCV 24.3A - Khóa: 24

Địa điểm: Số 14 Đường Lê Văn Thịnh, Phường Suối Hoa, T.P Bắc Ninh, Tỉnh Bắc
Ninh
Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm

- Đến VPCC Cáp Trọng Huynh liên hệ
thực tập
Thứ sáu
15/04/2022

Thứ bảy
16/04/2022

Thứ hai
18/04/2022

- Công chứng viên hướng dẫn tiếp nhận
- Đề xuất các nội dung thực tập lần 2 với
Công chứng viên hướng dẫn và các nhân
viên của Văn phịng

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng
Huynh

- Được các Cơng chứng viên và nhân viên
Văn phịng công chứng giới thiệu chung

về hoạt động nhóm việc Công chứng hợp
đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao
đổi, mượn vay tài sản của Văn phịng.

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng
- Công chứng viên hướng dẫn thực tập giới
Huynh
thiệu và giải thích nội dung về các văn bản
và các quy định được niêm yết cơng khai
tại Văn phịng cơng chứng có liên quan
đến nhóm việc cần thực tập
- Quan sát công chứng viên hướng dẫn
thực tập tiếp nhận các hồ sơ yêu cầu công
chứng trong nhóm việc
- Quan sát cách giao tiếp, ứng xử giữa
công chứng viên đối với người yêu cầu

Văn phịng Cơng
chứng Cáp Trọng
Huynh

Ghi chú


cơng chứng.

Thứ ba
19/04/2022


- Quan sát quy trình tiến hành hoạt động
công chứng đối với nhóm việc Công
chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho
thuê, trao đổi, mượn vay tài sản vụ của
Văn phịng.
- Tìm hiểu các giấy tờ, văn bản, tài liệu
cần phải có trong hồ sơ yêu cầu công
chứng của nhóm việc

Thứ 4
20/04/2022

- Nghiên cứu các hồ sơ yêu cầu cơng
chứng trong nhóm việc

Văn phịng cơng
- Ghi chép lại kết quả nghiên cứu, nhận xét chứng Cáp Trọng
Huynh
về các hồ sơ u cầu cơng chứng trong
nhóm việc
- Tìm hiểu phần mềm quản lý hợp đồng
công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI

21/04/2022

22/04/2022

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng
Huynh


- Photo các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ
yêu cầu công chứng của nhóm việc mà
người yêu cầu công chứng cung cấp khi
đến yêu cầu công chứng.
- Nghiên cứu chi tiết 01 hồ sơ Tặng cho
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất do Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng
Huynh đã thực hiện ngày 22/04/2022
- Kê khai giấy tờ, tài liệu có trong hợp
đồng bản lưu để chuyển cho bộ phận lưu
trữ lưu hồ sơ.

23/04/2022

- Photo toàn bộ tài liệu có trong 01 hồ sơ
tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất do Văn phịng cơng chứng
thực hiện ngày 22/04/2022.

25/04/2022

- Tổng kết công tác thực tập lần 2 tại Văn

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng
Huynh

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng

Huynh

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng
Huynh

Văn phịng cơng
chứng Cáp Trọng


phịng Cơng chứng Cáp Trọng Huynh
- Tham gia cuộc họp của Văn phịng để
tổng kết cơng tác thực tập, rút kinh nghiệm
và nghe nhận xét từ Công chứng viên
hướng dẫn cũng như các nhân viên của
Văn phòng.

Huynh

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
(Ký và ghi rõ họ tên)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG
VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Đợt thực tập số 02: Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về nhóm việc
Cơng chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản


LỜI NÓI ĐẦU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II. KỸ NĂNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
1. Xác định chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản
2. Khách thể của hợp đồng tặng cho tài sản
3. Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản
III. NỘI DUNG VỤ VIỆC TẶNG CHO TÀI SẢN TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG
CÁP TRỌNG HUYNH
1. Tóm tắt nội dung vụ việc u cầu cơng chứng
2. Nghiên cứu, xử lý hồ sơ vụ việc yêu cầu công chứng
III. NHỮNG KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP RÚT RA TỪ VIỆC THAM GIA QUÁ
GIẢI QUYẾT VIỆC CÔNG CHỨNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT
1. Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc tham gia quá trình giải quyết
việc công chứng
2. Một số kiến nghị đề xuất về việc hồn thiện pháp luật liên quan đến việc cơng
chứng


Thực hiện theo kế hoạch học tập và theo thông báo ngày 12/04/2022 của Học viên Tư
pháp về việc thực tập thực tế đợt 1 với chủ đề “Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng
chứng về nhóm việc Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay
tài sản”. Nhằm có thể áp dụng những kiến thức và thực hành kỹ năng nghề nghiệp đã học tại
Học viện Tư pháp vào môi trường làm việc thực tế tại tổ chức hành nghề công chứng. Đồng
thời nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn hành nghề công
chứng; bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp; bước đầu được làm quen với
môi trường thực tế, tạo sự kết nối giữa công tác đào tạo tại Học viện Tư pháp và quá trình

thực tập của học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo công chứng.
Căn cứ vào kế hoạch học tập và mục đích nên trên, tôi đã liên hệ với tổ chức hành
nghề công chứng để tới thực hiện công tác thực tập là: Văn phịng Cơng chứng Cáp Trọng
Huynh - địa chỉ: Số 14 Đường Lê Văn Thịnh, Phường Suối Hoa, T.P Bắc Ninh, Tỉnh Bắc
Ninh. Do Công chứng viên Cáp Trọng Huynh – đồng thời là Trưởng văn phòng hướng dẫn
thực tập.
Trong khoảng thời gian từ ngày 25/04/2022 tới ngày 25/04/2022, tôi đã được tới tham
gia hoạt động cùng các Công chứng viên và các nhân viên của văn phịng cơng chứng Cáp
Trọng Huynh. Tại đây, tơi có cơ hội để tìm hiểu được một số vấn đề cơ bản trong nội dung
thực tập về nhóm việc Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay
tài sản
Sau hơn một tuần thực tập, dù thời gian chưa nhiều nhưng tơi đã có điều kiện để được
tìm hiểu về Văn phịng cơng chứng; được trực tiếp chứng kiến và quan sát hoạt động của các
Công chứng viên cũng như các nhân viên của Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh. Qua
công tác thực tế này, tôi có thể tổng hợp và ghi nhớ lại toàn bộ những kiến thức về mặt lý
thuyết đã được cung cấp trong thời gian học tập vừa qua tại Học viện Tư pháp. Từ đó có thể
biết cách để vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn trong công tác hành nghề công chứng của
bản thân sau này.
Kết thúc quá trình thực tập này, bản thân tôi đã thu hoạch được rất nhiều nội dung và
bài học có ý nghĩa. . Thông qua việc tham gia, xử lý và nghiên cứu chi tiết 01 hồ sơ tặng cho
tài sản là: “Tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất” do Văn phịng
cơng chứng Cáp Trọng Huynh đã thực hiện ngày 22/04/2022; tơi xin được báo cáo lại tồn bộ
q trình tham gia hoạt động thực tập của mình tại Văn phịng cơng Cáp Trọng Huynh chứng
cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN


1. Khái niệm
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài
sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên

được tặng cho đồng ý nhận. (Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015)
Từ khái niệm nêu, chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài
sản thông qua nội thứ 2
2. Đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài sản:
- Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản.
Nghĩa vụ của người tặng cho tài sản không chỉ dừng lại ở việc người tặng cho phải bàn giao
tài sản cho bên được tặng cho còn có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó sang cho
người được tặng cho. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản là tài sản – quyền sở hữu tài
sản chứ không đơn thuần chỉ là quyền chiếm hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, giao tài sản.
Hợp đồng tặng cho cũng là một trong những căn cứ phát sinh quyền sở hữu của một người
đối với một tài sản (Khoản 2 – Điều 221 và Điều 223 BLDS 2015). Không chỉ vậy hợp đồng
tặng cho tài sản còn là căn cứ phát sinh quyền sở hữu riêng của một người đối với một tài sản
(Điều 43 Luật HNGĐ năm 2014) khi người đó được tặng cho riêng tài sản; đó cũng là căn cứ
pháp lý cho một người xác lập quyền định đoạt riêng đối với tài sản được tặng cho
- Việc chuyển quyền sở hữu tài sản nêu trên trong hợp đồng tặng cho tài sản không có
đền bù. Đối với hợp đồng mua bán tài sản, để được nhận quyền sở hữu tài sản thì bên mua có
nghĩa vụ phải thanh tốn cho bên bán một khoản tiền; nói cách khác đây chính là một khoản
lợi ích mà bên mua phải bù trừ sang cho bên bán để bên bán chuyển giao quyền sở hữu tài sản
cho bên mua. Tuy nhiên, việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người tặng cho sang cho người
được tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản không kèm theo bất kỳ một yêu cầu bù trừ nào
của người tặng cho. Như vậy là người tặng cho không có quyền yêu cầu và người được tặng
cho cũng không có nghĩa vụ phải trả cho người tặng cho bất kỳ một khoản lợi ích vật chất nào
bằng tiền hay bằng vật.
- Hợp đồng tặng cho tài sản chỉ mang lại lợi ích cho một bên (bên được tặng cho). Tuy
nhiên trong hợp đồng tặng cho tài sản bắt buộc phải có sự tham gia của cả 2 bên. Việc tặng
cho bắt buộc phải lập thành hợp đồng, không thể chỉ là hành vi đơn phương của một bên là
người tặng cho tài sản. Vậy nghĩa là việc tặng cho tài sản phải được sự bàn bạc, thống nhất ý
chí cuẩ cả 2 bên tặng cho và bên được tặng cho. Người được tặng cho có quyền từ chối không
nhận tài sản được tặng cho hoặc đồng ý nhận tài sản tài sản tặng cho.
- Hợp đồng tặng cho tài sản có 2 loại: Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hợp

đồng tặng cho tài sản không có điều kiện.


+ Hợp đồng tặng cho có điều kiện (hợp đồng song vụ): Khoản 1 Điều 462 BLDS quy
định: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ
trước hoặc sau khi tặng cho”.
Điều kiện ở đây được hiểu là nghĩa vụ dân sự mà bên nhận tặng cho phải thực hiện theo
yêu cầu của bên tặng cho. Theo quy định tại Điều 274 BLDS năm 2015 thì: “Nghĩa vụ là việc
mà theo đó một bên hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung
là bên có quyền)”.
Như vậy, nếu trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì chúng ta hiểu rằng nghĩa
vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện theo yêu cầu của bên tặng cho chính là điều kiện để
bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho. Điều kiện này có thể
thực hiện trước hoặc sau khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng
cho, điều này phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho tài sản. Trong trường hợp bên được tặng
cho phải thực hiện điều kiện trước khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản và đã thực hiện xong
điều kiện đó, thì bên được tặng cho có quyền yêu cầu bên tặng cho phải chuyển quyền sở hữu
tài sản cho mình hoặc bên tặng cho phải trả thù lao cho công việc mà bên được tặng cho đã
thực hiện (Khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015). Trong trường hợp điều kiện tặng cho thực
hiện sau khi chuyển quyền sở hữu tài sản, thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản nếu bên
được tặng cho không thực hiện hoặc thực hiện không đúng điều kiện đó. (Khoản 3 Điều 462
BLDS năm 2014).
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện này được coi là hợp đồng song vụ. Trong trường
hợp này cả 2 bên được tặng cho và bên tặng cho đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên kia.
Bên tặng cho có nghĩa vụ bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho và
có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện đúng điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản.
Bên được tặng cho có quyền từ chối nhận hoặc nhận tài sản và quyền yêu cầu bên tặng cho
phải bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình; đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ

theo điều kiện mà bên tặng cho yêu cầu mình thực hiện.
+ Hợp đồng tặng cho không có điều kiện (hợp đồng đơn vụ). Đây là trường hợp mà
trong hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện nào. Như vậy thì chỉ có bên tặng cho có
nghĩa vụ đối với bên được tặng cho – nghĩa vụ bàn giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài
sản cho bên được tặng cho tài sản. Bên được tặng cho có quyền từ chối nhận hoặc nhận và có
quyền yêu cầu bên tặng cho phải bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình.
II. KỸ NĂNG CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
1. Xác định chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản
a. Bên tặng cho tài sản


Bên tặng cho tài sản phải là chủ sở hữu tài sản, kể cả trong trường hợp bên tặng cho tài
sản giao kết hợp đồng tặng cho tài sản thông qua người đại diện.
- Cá nhân
Cá nhân là chủ thể phổ biến nhất nhân danh chính bản thân mình hay với tư cách đại
diện cho chủ thể khác. Khi chủ thể tặng cho tài sản là cá nhân thì Cơng chứng viên cần phải
xác định chính xác năng lực hành vi của người tham gia hợp đồng tặng cho tài sản.
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên
Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị rơi vào các trường hợp bị mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được pháp luật quy định là người có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 19 BLDS năm 2015). Người này có khả năng tự mình, hồn
tồn độc lập trong việc quyết định, xác lập, thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định
của pháp luật.
+ Người chưa đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Khi xác lập tặng cho tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí thì phải được sự
đồng ý của cha mẹ. Khi đó trong hợp đồng tặng cho tài sản sẽ xuất hiện thêm chủ thể là cha
mẹ của người có tài sản tặng cho với tư cách là người đại diện. Khoản 4 Điều 21 BLDS năm
2015 quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao
dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Khoản 3 Điều 73 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con
có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”.
+ Người dưới 15 tuổi
Khoản 3 Điều 21 BLDS năm 2015 thì :“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao
dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”. Như vậy các giao
dịch dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi sẽ do người đó xác lập cùng với sự
đồng ý của người đại diện.
Khoản 2 Điều 21 quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại
diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”. Theo đó, mọi giao dịch dân sự của
người dưới 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện mà không cần
có sự đồng ý của người đó.
Tuy nhiên cần lưu ý trong nội dung quy định trên, là mới xét đến ý chí của người đại
diện mà chưa xét đến ý chí của chủ sở hữu tài sản là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
Vì vậy, khi cơng chứng hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp này thì Cơng chứng viên


cần cần xét nội dung Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá
nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân dân và vì lợi ích của cá nhân,
pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự”.Và Khoản 1 Điều 77 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Trường hợp cha mẹ hoặc người
giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích
của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Như vậy, cho dù là người đại diện có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì cũng
phải đảm bảo một nguyên tắc tối cao là vì lợi ích của người được đại diện. Mà hợp đồng tặng
cho tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản mà không có bất kỳ sự đền bù nào
cho chủ sở hữu tài sản, không mang lại lợi ích nào cho chủ sở hữu tài sản và cũng khơng có ý
chí đồng ý của chủ sở hữu tài sản. Vì vậy, chúng ta khẳng định việc mang tài sản của người
chưa đủ 15 tuổi đi cho người khác vi phạm nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của người

được đại diện. Do đó, pháp luật chưa cho phép chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản với vị
trí người tặng cho tài sản là người dưới 15 tuổi.
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Điều 24 BLDS năm 2015 quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự
Khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người đó là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của giám định pháp y tâm
thần”.
Khi Công chứng viên tiếp xúc và có những bằng chứng nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của 1 người tham gia giao dịch hợp đồng tặng cho tài sản thì Cơng chứng viên vẫn nên
làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Luật công chứng năm 2015 là: “Công chứng viên tiến
hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối
cơng chứng”.
- Tổ chức
Chủ thể tham gia giao dịch hợp đồng tặng cho tài sản là tổ chức có thể chia thành: Hộ
gia đình và pháp nhân


+ Hộ gia đình: Giao dịch do từng cá nhân thành viên của hộ gia đình xác lập dựa trên
cơ sở phần tài sản riêng của người đó trong khối tài sản chung của hộ gia đình. Do đó chủ thể
này cũng giống như chủ thể là cá nhân.
+ Pháp nhân: Có pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
b. Bên được tặng cho
Mặc dù trong hợp đồng tặng cho tài sản bên được tặng cho không bị hạn chế nhiều điều
kiện như bên tặng cho. Tuy nhiên, đây là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên

được tặng cho nên một điều kiện được đặt ra đối với bên được tặng cho tài sản là bên nhận
tặng cho tài sản có đủ điều kiện để trở thành chủ sở hữu của tài sản được tặng cho hay khơng?
Vì vậy, khi cơng chứng hợp đồng tặng cho tài sản thì Cơng chứng viên cần xem xét các quy
định của pháp luật để xác định bên được tặng cho tài sản có đủ điều kiện để trở thành chủ sở
hữu tài sản hay không.
2. Khách thể của hợp đồng tặng cho tài sản
Tài sản được hiểu theo nghĩa chung nhất quy định của Luật dân sự và được phép lưu
thông, đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản. (Điều 105 BLDS năm
2015).
Tài sản có thể tồn tại ở dạng: tài sản riêng, tài sản riêng nằm trong khối tài sản chung,
tài sản là vật, tài sản là tiền, tài sản là quyền tài sản, tài sản phải đăng ký theo quy định của
pháp luật, tài sản không buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật...thì tài sản đó cũng
phải đáp ứng được hai tiêu chí sau:
- Phải có giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó
- Phải là loại tài sản mà pháp luật cho phép lưu thông
3. Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản
Tuân theo quy định tại Điều 398 BLDS năm 2014. Bao gồm một số nội dung cơ bản
sau:
a. Mô tả tài sản
Cần mô tả về đặc điểm của tài sản cũng như căn cứ xác định quyền sở hữu của bên tặng
cho đối với tài sản đó. Công chứng viên khi soạn thảo hợp đồng phải mô tả đặc điểm tài sản
tại một điều khoản riêng biệt của hợp đồng, thông thường là Điều 1 trong hợp đồng tặng cho
tài sản. Đây là đối tượng của hợp đồng, được coi là một điều khoản cơ bản bắt buộc, không
thể thiếu trong hợp đồng.
b. Phải có sự khẳng định ý chí mong muốn giao kết hợp đồng cảu cả bên tặng cho và
bên được tặng cho.


Nói đến hợp đồng là nói đến sự thống nhất về mặt ý chí mong muốn, đồng ý giao kết
hợp đồng của các bêm tham gia giao kết. Mặc dù hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng mang

lại lợi ích cho bên được tặng cho nhưng bên được tặng cho hoàn toàn có quyền từ chối nhận
tài sản. Đây cũng là một điều khoản cơ bản – bắt buộc phải có trong hợp đồng tặng cho tài
sản.
c. Điều kiện của tặng cho tài sản
- Điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản không được phép vi phạm chính những đặc
điểm, tính chất của hợp đồng tặng cho tài sản. Cụ thể là điều kiện đó không được cản trở hoặc
xâm phạm vào đặc điểm giao tài sản, chuyển giao quyền sở hữu và không có đền bù.
- Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
(Khoản 1 Điều 462 BLDS năm 2015)
Trong hợp đồng tặng cho tài sản thì mọi điều khoản, mọi thỏa thuận được các bên đưa
ra rồi đi đến thống nhất đều không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Những thỏa thuận đó
không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- Điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản không được làm cho hợp đồng tặng cho tài
sản mang dấu hiệu hay đặc trưng của loại hợp đồng, giao dịch khác.
d. Thời hạn bàn giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản
- Về thời hạn bàn giao tài sản, đó là sự thỏa thuận của các bên về mốc thời gian mà bên
tặng cho bàn giao tài sản cho bên nhận tặng cho
- Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 458 và Điều 459
BLDS năm 2015 quy định:
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc
phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản.
Khoản 2 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi
nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng
cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà”.
Như vậy, có các mốc thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản, thời điểm hợp đồng tặng
cho tài sản có hiệu lực như sau:
- Thời điểm bàn giao tài sản: đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, đối với

nhà ở và các bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu.


- Thời điểm đăng ký quyền sở hữu tài sản: đối với động sản mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu và các bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Nội dung thỏa thuận khác
III. NỘI DUNG VỤ VIỆC TẶNG CHO TÀI SẢN TẠI VĂN PHÒNG CƠNG CHỨNG
CÁP TRỌNG HUYNH
1. Tóm tắt nội dung vụ việc u cầu cơng chứng
Ơng Nguyễn Sơng Cơng đến Văn phịng công chứng Cáp Trọng Huynh yêu cầu công
chứng Hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất tại địa chỉ:Thôn Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tài sản nêu trên là Hộ gia đình ơng Vũ Văn Sơng bao gồm 4 người: Ơng Vũ Văn Sơng,
bà Vũ Thị Mừng, ơng Vũ Văn Tuyến và bà Vũ Thị Tuyến (các thành viên gia đình của bên
được tặng cho là bà Vũ Thị Luyến)
2. Nghiên cứu, xử lý hồ sơ yêu cầu công chứng
a. Xác định thẩm quyền công chứng
Căn cứ Điều 42 Luật công chứng 2014 và Điều 107 BLDS 2015 thì tài sản mà Ơng
Nguyễn Sơng Cơng mang đến Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh u cầu cơng chứng
Hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và taì sản khác gắn liền
đất tại địa chỉ: Thôn Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Đây là loại
tài sản là bất động sản. Vì vậy, Cơng chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng tại
địa bàn thành phố Hà Nội không thuộc các trường hợp quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 7
Luật Công chứng năm 2014 (Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài
sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ
đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con
rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ,

con nuôi) sẽ có thẩm quyền thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho tài sản này.
Theo những thông tin được cung cấp từ người yêu cầu công chứng là ông Nguyễn Sông
Công cùng các thành viên trong hộ gia đình là: bà Vũ Thị Mừng, Ơng Vũ Văn Tuyến, Bà Vũ
Thị Tuyến và bên được tặng cho là Bà Vũ Thị Luyến, Công chứng viên xác định được mối
quan hệ huyết thống giữa bà Vũ Thị Luyến là con đẻ, em ruột của các chủ thể nêu trên . Công
chứng viên cũng đã khai thác được mục đích và mong muốn tặng cho tài sản nêu trên của
những người tham gia giao kết hợp đồng. Sau khi đã xác định đúng thẩm quyền, ý chí nguyện


vọng của những người tham gia giao kết hợp đồng, Cơng chứng viên tiến hành kiểm tra tình
trạng pháp lý tài sản.
b. Tình trạng pháp lý của tài sản tặng cho
Thứ nhất, nhà ở đất ở nêu trên thuộc các trường hợp được tham gia giao dịch theo quy
định của Luật đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện; đang trong thời hạn đối
với trường hợp sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc khơng bị kê biên để chấp hành quyết định hành
chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của
cơ quan có thẩm quyền.
Thông qua việc tra cứu thông tin giao dịch liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở trên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng (UCHI), Văn phịng cơng chứng Cáp
Trọng Huynh xác nhận quyền sử dụng đất của hộ ông Nguyễn Sông Công đủ điều kiện là đối
tượng của hợp đồng tặng cho tài sản.
c. Chủ thể của Hợp đồng tặng cho
Chủ thể của hợp đồng tặng cho gồm bên tặng cho và bên được tặng cho. Việc xác định
đúng, đủ chủ thể của hợp đồng giao dịch có ý nghĩa then chốt đảm bảo tính xác thực và hợp
pháp của văn bản công chứng, tránh vi phạm đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
tại Điều 3 của BLDS 2015. Theo đó bên tặng cho chỉ được phép tặng cho tài sản thuộc sở hữu

của mình với một số điều kiện nhất định và bên nhận tặng cho phải đủ điều kiện trở thành chủ
sở hữu tài sản tặng cho. Cụ thể trong hồ sơ:
- Bên tặng cho: Hộ ông Nguyễn Sông Cơng bao gồm 4 người:
+ Ơng Nguyễn Sơng Cơng - Sinh năm 19633, CCCD số: 027063011338 - Do Cục CS
QLHC về TTXH cấp ngày 22/09/2021; HKTT: Khu Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc
Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
+ Bà Vũ Thị Mừng, sinh năm 1962, CCCD số 027162001016 - Do Cục CS QLHC về
TTXH cấp ngày 10/04/2021; HKTT: Khu Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh
Bắc Ninh
+ Ông Vũ Văn Tuyến – Sinh năm 1987, CCCD số 125275529 Do CA Tỉnh Bắc Ninh
cấp ngày 30/03/2017; KHTT: Khu Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
+ Bà Vũ Thị Tuyến – Sinh năm 1989; CCCD số 125275582 Do CA Tỉnh Bắc Ninh cấp
ngày 06/04/2016; HKTT tại: Khu 04, Phường Thị Cầu, tp Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.


Có thể xác định tài sản là đối tượng tặng cho trong hợp đồng này là tài sản chung của hộ
gia đình ơng Nguyễn Sơng Cơng
+) Tài sản có trong thời kì hơn nhân, được cấp khi đã có đủ các thành viên nêu trên trong
hộ gia đình (chứng minh bằng giấy đăng kí kết hơn, Giấy xác nhận quan hệ gia đình và Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất)
+) Tài sản đứng tên hộ gia đình ơng Nguyễn Sơng Cơng (Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất)
Đối với tài sản chung này, Công chứng viên xác định ông Nguyễn Sông Công cùng vợ
và các thành viên nêu trên là chủ thể của bên tặng cho và có toàn quyền định đoạt việc tặng
cho quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Đồng thời, ông Nguyễn Sông Công và các thành viên trong hộ gia đình đều có đủ điều
kiện chủ thể tham gia vào giao dịch công chứng theo quy định của Luật Công chứng năm
2014.
- Bên được tặng cho:
Bà Vũ Thị Luyến – Sinh năm 1992; CCCD số 125386599 - Do CA Tỉnh Bắc Ninh cấp

ngày 12/07/2017; HKTT: Khu Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
+ Bà Vũ Thị Luyến là con đẻ của Ơng Nguyễn Sơng Cơng và bà Vũ Thị Mừng (Chứng
minh bằng giấy khai sinh)
+ Bà Vũ Thị Luyến là em ruột của ông Vũ Văn Tuyến, bà Vũ Thị Tuyến (Giấy xác nhận
quan hệ gia đình)
+ Bà Vũ Thị Luyến có đủ điều kiện chủ thể tham gia vào giao dịch công chứng theo quy
định của Luật Công chứng năm 2014; đồng thời có đủ điều kiện trở thành chủ thể quyền sở
hữu tài sản được tặng cho.
3. Đối tượng tặng cho tài sản
- Đối tượng tặng cho theo Hợp đồng là toàn bộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản gắn liền đất ở tại: Khu Phương Vỹ, Xã Vũ Ninh, Thị xã Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
- Giấy chứng nhận số: O 073343 do UBND Thành phố Bắc Ninh cấp ngày 29/12/1998
mang tên Hộ ông Nguyễn Sông Công đứng tên (Vào sổ cấp GCNQSD đất 00784.
QSDĐ/1254/QĐ-UB). Bên tặng cho đồng ý tặng cho bà Vũ Thị Luyến phần quyền sử dụng
đất có số thửa mới là 99, tờ bản đồ số 16, diện tích 48,7m2 (được tách ra từ thửa đất gốc có
GCNQSDĐ 00784 nêu trên thuộc sở hữu chung của hộ gia đình ơng Nguyễn Sơng Cơng).
- Tài sản nêu trên là tài sản chung của hộ ông Nguyễn Sông Công, tài sản này đủ điều
kiện là đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản.
4. Hơ sơ cơng chứng và trình tự thủ tục cơng chứng


a) Hồ sơ công chứng
Hồ sơ công chứng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Công
chứng 2014, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng: cung cấp đầy đủ các thông tin về họ tên người yêu cầu công
chứng; địa chỉ liên hệ; số điện thoại; nội dung yêu cầu công chứng; thời gian và địa điểm
cơng chứng; lý do ký ngồi trụ sở (nếu có); các giấy tờ kèm theo; ngày lập phiếu và họ tên
người nhận phiếu, nộp phiếu;
- Hợp đồng tặng cho. (Hộ ơng Nguyễn Sơng Cơng u cầu Văn phịng công chứng Cáp
Trọng Huynh soạn thảo Hợp đồng tặng cho dựa trên ý chí và nguyện vọng của hai bên phù

hợp với quy định của pháp luật;
- Giấy tờ tùy thân của các bên tham gia hợp đồng tặng cho (bản sao):
+ Hộ ông Nguyễn Sông Công cung cấp: Căn cước công dân của các thành viên trong hộ
vẫn trong thời hạn sử dụng và đủ điều kiện tham gia giao dịch.
+ Bà Vũ Thị Luyến cung cấp: Căn cước công dân vẫn trong thời hạn sử dụng và đủ điều
kiện tham gia giao dịch.
- Bản sao GCNQSDĐ số O 073343 do UBND Thành phố Bắc Ninh cấp ngày
29/12/1998 mang tên Hộ ông Nguyễn Sông Công đứng tên (Vào sổ cấp GCNQSD đất 00784.
QSDĐ/1254/QĐ-UB).
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan: Giấy khai sinh của các bên; Giấy xác nhận quan hệ
gia đình - mục đích xác nhận quan hệ huyết thống là con đẻ, em ruột của bên tặng cho tài sản.
Giấy đăng kí kết hơn chứng minh quan hệ hôn nhân của bên tặng cho.
- Bản sao giấy tờ chứng minh về nơi cư trú: Sổ hộ khẩu của cả 2 bên.
Các giấy tờ trên đều được công chứng viên đối chiếu từ bản gốc, đáp ứng các điều kiện
theo quy định của Luật cơng chứng.
b) Trình tự, thủ tục công chứng
Bước 1: Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng tặng
cho Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho công
chứng viên.
Bước 2: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công
chứng theo thứ tự. Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hồ sơ có thuộc các trường hợp được
phép giao dịch theo quy định của pháp luật hay không. Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở
pháp luật để giải quyết theo quy định pháp luật thì Cơng chứng viên giải thích rõ lý do và từ
chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản thì Cơng


chứng viên ký văn bản trả lời. Trường hợp hồ sơ thiếu thì Cơng chứng viên ghi phiếu hướng
dẫn, trong đó ghi rõ các giấy tờ cần bổ sung;
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Cơng chứng viên thụ lý và tiến hành thực
hiện: Soạn thảo Hợp đồng, giao dịch (trong trường hợp khách hàng yêu cầu Công chứng viên

soạn thảo), hướng dẫn khách đọc, kiểm tra nội dung Hợp đồng, giao dịch. Trường hợp khách
hàng có u cầu sửa đổi, bổ sung thì Cơng chứng viên xem xét và thực hiện sửa đổi, bổ sung
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 4: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên
tham gia giao kết Hợp đồng, giao dịch. Trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải
có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có
người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được
hoặc không ký và không điểm chỉ được thì Cơng chứng viên đề nghị người u cầu cơng
chứng mời người làm chứng, nếu họ khơng mời được thì Công chứng viên chỉ định. Trường
hợp người yêu cầu công chứng là người nước ngồi khơng thơng thạo tiếng Việt thì phải cử
người phiên dịch, Cơng chứng viên nêu rõ nghĩa vụ của người phiên dịch là phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phiên dịch của mình;
Bước 5: Nếu người u cầu cơng chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng,
giao dịch thì Cơng chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công
chứng và hướng dẫn các bên tham gia Hợp đồng, giao dịch ký, điểm chỉ vào các bản Hợp
đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên. Công chứng viên soạn thảo lời chứng và thực
hiện ký nhận vào Hợp đồng, giao dịch và lời chứng.
Bước 6: Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số cơng
chứng, thu phí, thù lao cơng chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
công chứng.
III. NHỮNG KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP RÚT RA TỪ VIỆC THAM GIA QUÁ
GIẢI QUYẾT VIỆC CÔNG CHỨNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT
1. Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc tham gia q trình giải quyết
việc cơng chứng
Kết thúc quá trình thực tập lần thứ 2 tại Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh, bên
cạnh việc được trực tiếp trải nghiệm, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được cung cấp
trong thời gian vừa qua tại Học viện Tư pháp vào cơng tác thực tế; thì bản thân tơi đã tích lũy
được thêm rất nhiều kiến thức mới. Dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Công chứng
viên hướng dẫn tôi đã có cơ hội được va chạm, cọ xát với công viêc thực tế. Qua đó, có thể

rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ hoạt động hành nghề cơng chứng của mình sau này.


- Bản thân tơi tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong đề tài nhóm công việc cần thực
hành
- Tham gia và chứng kiến các hoạt động của Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh
tôi nhận thấy: các Công chứng viên và tồn bộ nhân viên trong Văn phịng hoạt động luôn
tuân theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản luật có liên quan; trình độ
chun mơn của các Cơng chứng viên và tồn bộ nhân viên đảm bảo đáp ứng với nhu cầu
công việc; hoạt động cung cấp dịch vụ của Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh luôn
hướng đến sự chuyên nghiệp, tận tậm, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và chính
xác nhất.
- Qua q trình thực tập tơi nhận thức rằng: việc thực hiện kế hoạch thực tập của Học
viện Tư pháp trong chương trình đào tạo của là vơ cùng cần thiết. Thông qua việc thực tập
này, bản thân tôi đã bước đầu tích lũy, trang bị được cho mình rất nhiều kỹ năng trong hoạt
động nghề công chứng; tạo cảm hứng cho việc nghiên cứu các kiến thức tiếp theo; bước đầu
có tâm lý tự tin để có thể tham gia hành nghề công chứng tại các tổ chức hành nghề công
chứng trong tương lai.
- Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác thực tập nên bản thân
tôi cần nghiêm túc thực hiện các công việc như: ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực những
hoạt động thực tập trong báo cáo thực tập, hoàn thành báo cáo kết quả thực tập theo đúng yêu
cầu và thời gian quy định. Đây là lần thực tập thứ 2 trong chương trình học tập, tơi cần rút
kinh nghiệm sâu sắc và khắc phục những gì cịn hạn chế để đạt kết quả tốt hơn nữa trong
những lần thực tập tiếp theo.
2. Một số kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc công
chứng
Cơ sở pháp lý hiện nay mà Công chứng viên áp dụng vào hoạt động công chứng hợp
đồng tặng cho tài sản chủ yếu là Bộ Luật Dân sự năm 2015, trong đó nội dung chính là chế
định về Hợp đồng tặng cho tài sản được quy định từ Điều 457 tới Điều 462 BLDS và Luật
Công chứng năm 2014. Vì vậy, trên cơ sở một số quy định của pháp luật còn tồn tại thực

trạng bất cập, gây cản trở cho hoạt động công chứng trong việc công chứng hợp đồng tặng
cho tài sản, học viên xin được mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau đây nhằm hồn
thiện pháp luật
Thứ nhất, BLDS năm 2015 khơng có quy định riêng về năng lực chủ thể của bên tặng
cho tài sản. Do đó, năng lực chủ thể của bên tặng cho tài sản được áp dụng theo các quy định
chung trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng tặng cho tài sản theo học viên cần
phải có quy định riêng về năng lực hành vi của bên tặng cho tài sản bởi: Khác với các hợp
đồng chuyển quyền sở hữu khác như: mua bán, trao đổi, cho vay… đều không làm giảm sút
tài sản của cả hai bên trong hợp đồng thì riêng đối với Hợp đồng tặng cho tài sản, bên tặng


cho sẽ giảm sút tài sản (thậm chí một cách đáng kể) khi họ tặng cho tài sản cho người khác.
Vì lý do đó, đa phần pháp luật các quốc gia trên thế giới đều dựa trên lý thuyết về sự không
có đền bù của giao dịch tặng cho tài sản để quy định điều kiện chủ thể tặng cho tài sản chặt
chẽ hơn và yêu cầu mức độ cao hơn khi thiết lập các hợp đồng khác. BLDS năm 2015 chưa
vận dụng lý thuyết này khi quy định về chủ thể tặng cho tài sản.
Thứ hai, hiện nay theo quy định trong BLDS năm 2015 thì mới chỉ quy định hình thức
bắt buộc đối với hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản. Còn hợp đồng tặng cho tài sản là
động sản thì chưa quy định hình thức bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế có tặng cho tài sản là
động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì người được tặng cho tài sản này khi nhận chuyển
giao quyền sở hữu cũng phải thực hiện một số hoạt động chứng minh mình là người sở hữu
hợp pháp tài sản đó. Vậy nên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng, cũng
như cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn thì BLDS năm 2015 nên quy định hình thức bắt buộc đối với
hợp đồng tặng cho tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Thứ ba, Thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng tặng cho tài sản được BLDS năm
2015 quy định như sau:
- Đối với tặng cho động sản: có hiệu lực từ thời điểm “bên được tặng cho nhận tài sản”
và “kể từ thời điểm đăng ký” đối với động sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu.
- Đối với tặng cho bất động sản: Có hiệu lực “kể từ thời điểm đăng ký” và “kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản” đối với bất động sản không phải đăng ký.

Việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho nêu trên với cả 2 loại tặng
cho động sản hay bất động sản đều đang có mâu thuẫn với thời điểm có hiệu lực của văn bản
công chứng. Tại Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định về giá trị pháp lý của
văn bản công chứng như sau: “Văn bản cơng chứng có hiệu lực kể từ ngày được cơng chứng
viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Như vậy, theo quy định đó thì mọi
văn bản cơng chứng sẽ có hiệu lực từ thời điểm được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ
chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, với việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
tặng cho tài sản nêu trên trong BLDS năm 2015 không trùng với thời điểm có hiệu lực của
văn bản công chứng. Do đó, khi tham gia giao kết vào hợp đồng tặng cho tài sản, các bên sẽ
gặp lúng túng trong việc nhận thức khi nào thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực pháp luật?
Hơn nữa, việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho động sản không
phải đăng ký là khi “bên được tặng cho nhận tài sản” và bất động sản không phải đăng ký là
“kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Hai trường hợp này tuy khác nhau về đối tượng tặng
cho, nhưng cả 2 loại tài sản này đều không phải đăng ký quyền sở hữu mà quy định thời điểm
hợp đồng có hiệu lực lại khác nhau. Theo học viên, nên thay đổi quy định này theo hướng


thống nhất cho hợp đồng tặng cho cả 2 loại tài sản cùng một thời điểm có hiệu lực là “thời
điểm bên được tặng cho nhận tài sản”. Như vậy, vừa thống nhất được về mặt từ ngữ, thuật
ngữ pháp lý; vừa tránh gây ra sự khó hiểu cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Đồng thời, nhằm giúp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng hiểu rõ về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản, thì Cơng chứng viên cần giải thích rõ ràng, chi tiết
hơn về quy định của pháp luật cho các bên.
Thứ tư, trong hoạt động công chứng hiện nay vấn nạn sử dụng giấy tờ, tài liệu giả, giả
mạo người tham gia giao dịch công chứng diễn ra rất phổ biến và phức tạp. Thực tế cho thấy,
việc giả mạo giấy tờ, giả mạo người tham gia giao dịch công chứng hiện nay được thực hiện
một cách rất tinh vi, dưới nhiều dạng hình thức khác nhau; gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế
cho xã hội cũng như Công chứng viên khi phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức hành nghề công chứng; tạo ra sự bất an cho người tham
gia giao dịch công chứng và tâm lý lo sợ cho các Công chứng viên. Đối với hợp đồng tặng

cho tài sản thì việc các đối tượng sử dụng giấy tờ giả cũng không tránh khỏi. Vì vậy, địi hỏi
rất nhiều các biện pháp cần phải thực hiện để khắc phục tình trạng này. Trong đó, học viên xin
được nhấn mạnh về giải pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn của Công chứng
viên trong việc nhận biết giấy tờ giả, người giả mạo; và giải pháp tăng cường trang biết thị
máy móc, công nghệ hiện đại hơn tại các tổ chức hành nghề công chứng, hỗ trợ giúp cho
Công chứng viên dễ dàng hơn trong việc nhận biết được giấy tờ, tài liệu giả khi thực hiện
hoạt động công chứng tặng cho tài sản.
Thứ năm, tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động cơng chứng nói chung,
tích cực tun truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật nhằm trau dồi kiến thức
và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cơng chứng viên trong q trình hành nghề. Mặc dù vẫn
còn nhiều hạn chế và bất cập nhưng qua đó cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động công chứng. Đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức hành nghề công chứng
hoạt động, cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao
dịch dân sự tại các tổ chức hành nghề công chứng.


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG
VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

PHIẾU NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Phần dành cho người hướng dẫn nhận xét)
Họ và tên công chứng viên hướng dẫn: Cáp Trọng Huynh
Tên tổ chức hành nghề cơng chứng: Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh
Địa chỉ: Số 14 Đường Lê Văn Thịnh, Phường Suối Hoa, T.P Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Toàn
Lớp CCV24.3.A - Khóa 24 - tổ chức tại Hà Nội
Nhận xét của người hướng dẫn:
Tôi, Công chứng viên Cáp Trọng Huynh là Công chứng viên hướng dẫn thực tập cho
học viên: Nguyễn Đức Toàn nêu trên. Nay, nhận xét quá trình thực tập từ ngày 15/04/2022

đến ngày 25/04/2022 như sau:
1.Về năng lực, trình độ chun mơn:
Học viên Nguyễn Đức Toàn có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết vận dụng kiến
thức học tập vào thực tiễn, nắm vững luật chuyên ngành và các văn bản liên quan.
2.Về kỹ năng hành nghề công chứng:
Có nhiều phẩm chất và khả năng đáp ứng được yêu cầu của nghề công chứng. Có kỹ
năng giao tiếp với khách hàng tốt, kỹ năng soạn thảo văn bản tốt, có khả năng phân biệt được
các chủ thể tham gia giao dịch công chứng và mẫu hợp đồng một cách linh hoạt, tinh nhanh...
3.Về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật:
Có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy làm việc của Văn phịng; đồn kết với đồng
nghiệp, thái độ hòa nhã; tuân thủ quy định pháp luật
4. Về tư cách đạo đức, việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp công
chứng của học viên thực tập:
Chấp hành tốt các quy định về ứng xử nơi công sở và nơi công cộng. Hiểu và nắm
chắc cũng như thực hiện tốt các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nơi công sở.
5. Kết luận


Qua thời gian hướng dẫn thực tập, tôi nhận xét học viên Nguyễn Đức Toàn đã hoàn
thành thời gian thực tập tại Văn phịng cơng chứng Cáp Trọng Huynh, Tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh, ngày 29 tháng 04 năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
(Ký và ghi rõ họ tên)



×