Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận chuyên viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.36 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây
dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại hội nghị
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Đảng ta đã ban hành
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã đề ra “ Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục được đổi
mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn
diện.
Để tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo, vì đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định
chất lượng giáo dục. Vậy nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, kịp thời chấn
chỉnh những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên môn nghiệp
vụ trong hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển. Đờng thời
cần có những quy định chặt chẽ hơn việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo nhằm
tránh tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan ở một số địa bàn trong cả nước
Kiểm tra việc dạy thêm học, học thêm trong và ngoài trường học là một
yêu cầu cấp thiết, quan trọng nhằm chấn chỉnh các hành động như: việc ép buộc
học sinh học thêm để thu tiền làm giàu bất chính; cắt xén chương trình trong giờ
chính khố đưa vào nội dung dạy thêm nhằm thu hút học sinh học thêm; cho
điểm không công bằng, thường dễ dãi với những học sinh học thêm, trù dập
những học sinh không học thêm với mình v.v... Dẫn đến các tác hại là làm giảm
chất lượng các giờ dạy trên lớp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung.
Học sinh có động cơ thái độ học tập khơng đúng đắn, học đối phó, tham gia học
thêm chủ yếu vì điểm chứ khơng vì kiến thức. Nhiều học sinh học lệch hoặc
tham gia học thêm liên tục, nhiều mơn, gây tình trạng q tải, căng về tâm lý,
trái với chủ trương giáo dục toàn diện của ngành giáo dục. Nghiêm trọng nhất
1



của tệ nạn dạy thêm học thêm tràn lan là làm giảm uy tín của người giáo viên
trong mắt học sinh và phụ huynh, làm mất lòng tin của nhân dân với nhà trường,
góp phần làm nảy nở tiêu cực trong giáo dục, ảnh hưởng xấu đến chất lượng
giáo dục nói chung.Tuy nhiên, cơng bằng mà nói, khơng phải cứ dạy thêm học
thêm là xấu, việc dạy thêm học thêm trong chừng mực nào đó đã có những tác
động tích cực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy thêm
học thêm thường gắn liền với mức sống của nhân nhân trên địa bàn dân cư. Ơ
đâu có mức thu nhập kinh tế thấp thì việc vận động học sinh học chính khố đã
là một thành cơng, nên vấn đề dạy thêm học thêm hầu như không xảy ra. Yếu tố
chủ động trong vấn đề chọn thầy để học được tăng theo trình độ cấp học và lứa
tuổi học sinh, những học sinh lớp dưới thường có tâm lý ngại giáo viên, thường
đi học thêm theo sự gợi ý của giáo viên vì lo sợ trù dập. Cũng có giáo viên dạy
thêm cho học sinh nhỏ tuổi là theo nhu cầu gia đình muốn thầy cơ giữ hộ để
khỏi đi chơi lêu lổng dễ bị các tiêu cực xã hội quyến rũ.
Từ những góc nhìn khác nhau mà dư luận xã hội theo hai hướng trái
ngược:
Cho dạy thêm học thêm là tệ nạn, nên chấm dứt ngay. Kiên quyết xử lý
nghiêm những người dạy thêm hoặc tiếp tay cho việc tổ chức dạy thêm học
thêm.
Cho dạy thêm học thêm là việc đáp ứng nhu cầu chính đáng của phụ
huynh và học sinh, nhằm bổ trợ, nâng cao kiến thức để các em có kết quả học
tập thi cử được tốt hơn.
Cả hai quan điểm trên đều nhận thức chưa thực đầy đủ về vấn đề dạy
thêm học thêm. Quan điểm của Nhà nước ta là chống tiêu cực trong dạy thêm
học thêm, chứ không phải là chống dạy thêm học thêm. Việc dạy thêm học thêm
phải được tổ chức có sự quản lí, trên cơ sở tự nguyện không ép buộc, đảm bảo
điều kiện về người dạy, người học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học, lượng kiến
thức phù hợp, lệ phí thu trong phạm vi cho phép... thì dạy thêm học thêm đem
lại kết quả thực sự, đóng vai trị tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập

2


của học sinh. Như vậy, việc dạy thêm học thêm Nhà nước ta không cấm, nhưng
phải thực hiện theo đúng quy định.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm
gờm có:
- Thơng tư 17/2012/TT- BGD-ĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Ban hành
Quy định về dạy thêm, học thêm.
- Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Công văn số 1104/SGDĐT-TTr, ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Lạng Sơn về việc hướng dẫn thực hiện quy định dạy thêm, học
thêm.
Ơ tỉnh Lạng Sơn, việc dạy thêm, học thêm còn nhỏ lẻ chưa tràn lan và trở
thành tệ nạn, song tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định làm cho
nhân dân chưa thật sự đờng tình ủng hộ. Nhờ các văn bản hướng dẫn của trung
ương và địa phương, thời gian qua, việc quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn
tồn tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy
nhiên, việc vận dụng các văn bản ở các nơi cũng khác nhau, sự vào cuộc của
chính quyền địa phương cịn hạn chế, ý thức chấp hành quy định dạy thêm, học
thêm ở trong và ngồi nhà trường đơi chỡ cịn chưa nghiêm. Bên canh đó việc
tổ chức và quản lí dạy thêm, học thêm cũng có nhiều vướng mắc. Vì vậy tơi đã
chọn nội dung nghiên cứu là giải quyết một số vướng mắc trong tổ chức, quản
lý, kiểm tra dạy thêm học thêm.
Trong phạm vi của tiểu luận, tôi không đi sâu giải quyết nhiều vấn đề
phức tạp diễn ra trên thực tế. Để góp một phần thực hiện ý tưởng trong lĩnh vực
này, tơi đã chọn đề tài xử lý tình huống: “Vi phạm về tổ chức dạy thêm, học thêm
tại trường THCS Đông Thanh huyện Hữu Lũng để làm tiểu luận tốt nghiệp khố

học bời dưỡng ngạch chun viên.

3


1. Mơ tả tình huống
Ngày 15/5/2013, Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã ban hành văn bản số
số 862 /SGD&ĐT- GDTrH, về việc hướng dẫn ôn tập thi TS lớp 10 THPT năm
học 2013 – 2014 và những năm tiếp theo. Văn bản quy định rõ nhà trường dạy
không thù lao 03 tuần cuối của năm học (từ ngày 15/5 đên 05/6 hàng năm).
Tháng 6 năm 2015 Phòng GD&ĐT Hữu Lũng đã nhận được đơn của một số phụ
huynh (không nêu tên cụ thể) phản ánh trường THCS Đông Thanh tổ chức dạy
thêm trái phép (ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10). Phòng Giáo
dục và Đào tạo đã cử tổ cán bộ về kiểm tra về trường THCS Đơng Thanh nắm
tình hình.
Trường THCS Đơng Thanh là một trường THCS trên địa bàn vùng nông
thôn trường được xây dựng khang trang, khn viên trường rộng rãi, thống
mát, đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp . Đội ngũ giáo viên đồn kết, cán bộ quản lý
có kinh nghiệm, tuy nhiên chất lượng học sinh đại trà, học sinh mũi nhọn so với
mặt bằng chung trong huyện tương đối thấp.
Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy: Trường THCS Đông Thanh có tổ
chức dạy thêm cho học sinh ngồi giờ chính khố từ ngày 05/5 đến ngày
30/6/2015, có 02 lớp học thêm (lớp 9) đều tổ chức tại trường, số lượng mỗi lớp
là 26 em, thu tiền mỗi em 20.000đ/buổi. Việc học thêm đã được thông qua Hội
đồng nhà trường, Hội phụ huynh và được phụ huynh học sinh đồng tình. Tuy
nhiên nhà trường đã thu tiền của học sinh trong cả 04 tuần theo văn bản quy
định của Sở tại văn bản số 862 /SGD&ĐT- GDTrH, ngày 15/5/2013.
Bên cạnh đó, tổ kiểm tra cũng phát hiện thêm có 03 giáo viên dạy học tại
nhà, khơng có sự cho phép của nhà trường và chính quyền địa phương, như vậy
các giáo viên này đã vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.

Tổ thanh tra đã hội ý với lãnh đạo nhà trường, lập biên bản yêu cầu lãnh
đạo nhà trường ký xác nhận, trong đó có kết luận trường THCS Đông Thanh đã
vi phạm hai khuyết điểm: thứ nhất về tổ chức dạy thêm không đúng quy định,
thu tiền học sinh sai quy định tại văn bản số 862/SGD&ĐT- GDTrH, ngày
4


15/5/2013; thứ hai là quản lý giáo viên chưa chặt chẽ trong vấn đề dạy thêm học
thêm .
BGH trường THCS Đơng Thanh khơng nhất trí với kết luận trên với các lí
do sau :
- Nhà trường đã thơng qua kế hoạch dạy thêm, học thêm đến phụ huynh
và được phụ huynh đờng tình.
- Theo định biên năm học được UBND tỉnh ban hành, năm học 20142015 sẽ kết thúc chương trình vào ngày 15/5/2015 và kết thức năm học vào ngày
25/5/2015, như vậy kẻ từ ngày 25/5/2015 đến ngày 30/6/2015 nhà trường khơng
phải giảng dạy chính khóa, vì vậy thu tiền không sai quy định.
- Trường tổ chức dạy thêm ở trường, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học
đảm bảo quy định về vệ sinh trường học; số học sinh/lớp đảm bảo. Thu chi các
khoản đều đảm bảo tuân thủ theo quy định về dạy thêm, học thêm của UBND
tỉnh.
- Giáo viên dạy tại nhà không báo cáo nhà trường nên nhà trường khơng
biết, chính quyền địa phương khơng có phản đối gì, phụ huynh và học sinh là
người quen biết của giáo viên, tự nguyện xin giáo viên cho học, đây là hình thức
kèm chứ khơng phải dạy thêm. Các công tác ở nhà trường đều được giáo viên
hồn thành tốt.
- Về giấy phép dạy thêm thì nhà trường đã gửi đơn về Phòng GD&ĐT,
theo quy định sau 15 ngày chúng tôi không nhận được trả lời nên cứ tiến hành
dạy.
Tổ thanh tra trả lời:
- Theo văn bản số 862 /SGD&ĐT- GDTrH, ngày 15/5/2013 của Sở

GD&ĐT quy định rất rõ căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị, căn cứ vào định
mức tiết trong năm học, nếu giáo viên chưa đủ định mực thì tiến hành dạy bình
thường sau khi kết thúc chương trình đến hết ngày 05/6/2015. Các giáo viên
tham gia dạy thêm tại trường đều chưa định mức tiết dạy (giáo viên Tốn cịn
thiếu 25 tiết, giáo viên Ngữ văn thiếu 25 tiết, giáo viên Tiếng anh thiếu 30 tiết so
5


với định mức trong năm). Vì vậy nhà trường khơng được thu tiền học sinh trong
03 tuần kẻ từ ngày 15/5 đến ngày 05/6/2015.
Theo thông tư 17/2012/TT- BGD-ĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Ban
hành Quy định về dạy thêm, học thêm và Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc Ban
hành Qui định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các điều kiện
khác đảm bảo cho dạy thêm, học thêm đều được nhà trường thực hiện đúng, nên
theo đơn tố cáo gọi dạy thêm trái phép có phần hơi nặng. Tuy nhiên, giáo viên
tham gia dạy thêm ngồi nhà trường chưa có sự đờng ý của lãnh đạo nhà trường,
tự tổ chức dạy thêm tại nhà mà chưa được cấp phép như vậy việc tổ chức dạy
thêm của trường và giáo viên dạy thêm tại nhà là chưa đúng quy định. Cụ thể là:
- Theo quy định Thông tư 17/2012/TT- BGD-ĐT tại điều 4, khoản 4: Đối
với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngồi nhà trường nhưng có thể tham
gia dạy thêm ngồi nhà trường; Khơng được dạy thêm ngoài nhà trường đối với
học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ
trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó
- Trong Điều 13 Thơng tư 17/2012/TT- BGD-ĐT có nêu “ Trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hờ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền
quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời
không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.” Như
vậy trường hợp sau 15 ngày không trả hồ sơ là nhiều lí do chứ khơng có nghĩa là

được phép dạy. Theo tổ thanh tra được biết từ phía bộ phận cấp phép dạy thêm,
học thêm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thì hờ sơ xin cấp giấy phép chưa đầy
đủ, bộ phận tiếp nhận hờ sơ đã có dán thơng báo nhưng chưa có người nhận lại.
Cịn việc giáo viên dạy thêm mà nhà trường khơng biết thì chắc chắn đó là lỡi
của người quản lý. Giáo viên dạy kèm khi số lượng học sinh không quá 5 em,
trên thực tế giáo viên dạy trên 18 em thì đã là dạy thêm. Trách nhiệm quản lý
cán bộ, giáo viên, nhân viên khơng chỉ có thời gian làm việc ở trường, nên việc
6


này Ban giám hiệu mà trực tiếp là Hiệu trưởng phải rút kinh nghiệm. Hơn nữa
việc dạy thêm trên cơ sở tự nguyện nhà trường và phụ huynh phải có sự đờng
thuận cao khơng nên để tình trạng bất đờng ý kiến dẫn đến có đơn tố cáo, tuy là
khơng ghi cụ thể họ tên.
Sau khi nghe tổ thanh tra phân tích, Hiệu trưởng trường THCS Đơng
Thanh đã chấp nhận và ký vào biên bản kiểm tra ngày 15/6/2015.
Tình huống bất cập ở dây là nên xử lý sai phạm trên như thế nào? Phải
ngừng ngay các hoạt động dạy thêm, học thêm ở trường THCS Đông Thanh hay
vẫn để cho trường tiếp tục dạy thêm, học thêm? Việc buộc trường THCS Đông
Thanh chấm dứt dạy thêm, học thêm hay để trường THCS Đông Thanh tiếp tục
tiến hành dạy thêm, học thêm sẽ dẫn đến yếu tố tích cực hay tiêu cực gì? Cần
thực hiện các biện pháp kèm theo quyết định buộc trường ngừng dạy thêm hay
cho phép tiếp tục dạy thêm như thế nào cho hợp lý ?... đó chính là u cầu mà
đề tài phải giải quyết.
2 . Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.1. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan:
Nhân dân, chưa nhận thức rõ việc dạy thêm trái quy định và đúng quy
định, nhiều người cứ cho rằng đã dạy thêm là tiêu cực, là phi pháp.
Cơ quan quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện để xảy ra vụ việc dân

tố cáo mới biết. Không kịp thời hướng dẫn cho các trường bổ sung hờ sơ để
hồn tất thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong khi nhu cầu dạy thêm
để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, hạn chế hiện tượng ngồi nhầm lớp do
ngành giáo dục đề ra khá cấp bách.
Văn bản thực hiện hướng dẫn xin cấp giấy phép cũng gây một số khó
khăn nhất định cho người thực hiện. Theo yêu cầu phải có danh sách học sinh
kèm theo đơn xin học, buổi dạy và thời gian dạy trong tuần, nhưng thực tế là
thường sau khi có giấy phép số lượng học sinh mới được chốt chính xác, thời

7


gian các buổi dạy mới có lịch quy định phù hợp với chương trình làm việc và
học tập của thầy và trị.
Theo thơng tư 17/2012/TT- BGD-ĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Ban hành
Quy định về dạy thêm, học thêm, tại khoản 4, điều 4 có ghi “Đối với giáo viên
đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ
chức dạy thêm, học thêm ngồi nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm
ngồi nhà trường; khơng được dạy thêm ngồi nhà trường đối với học sinh mà
giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ
quan quản lý giáo viên đó”. Điều này cũng gây khó khăn cho giáo viên cho
những giáo viên có nhu cầu dạy thêm chính đáng vì: Phần lớn những học sinh có
nhu cầu học thêm chủ yếu tìm đến những giáo viên có năng lực chun mơn tốt
mà các em đã biết, vì vậy việc dạy chính những học sinh chính khóa hoặc những
học sinh đang học ở trường là chủ yếu, theo đó nếu giáo viên có tổ chức dạy
thêm ở ngồi nhà trường có giấy phép cũng khơng thực hiện được.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Trước hết do Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu văn bản chưa kỹ nên thực
hiện quy định chưa đầy đủ dẫn đến sai phạm trên.
Việc tổ chức cho cán bộ giáo viên của nhà trường nghiên cứu tài liệu

chưa nghiêm túc, nên một số giáo viên nhận thức chưa đúng văn bản hướng dẫn
hoặc nhận thức đúng nhưng cố tình bỏ qua.
Việc quản lý cán bộ, giáo viên của Lãnh đạo nhà trường chưa chặt chẽ
dẫn đến giáo viên tổ chức dạy thêm mà nhà trường không biết.
Việc bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao, hoặc
có hiện tượng mất đồn kết dẫn đến có đơn tố cáo mặc dầu giữa nhà trường và
phụ huynh đã có biên bản cam kết.
2.2. Hậu quả
Nếu khơng giải quyết tốt tình huống trên sẽ dẫn đến hiện tượng dạy
thêm học thêm tuỳ tiện, nguy cơ của tệ nạn dạy thêm tràn lan sẽ kéo theo các
hậu quả tiêu cực của nó, nhiều trường TH, THCS không được phép dạy thêm,
8


học thêm nhưng vẫn tổ chức dạy thêm; nhiều trường THPT, nhiều cá nhân giáo
viên tổ chức dạy thêm mặc dù chưa được phép của các cấp quản lý...
Kỹ cương nhà trường bị giảm sút do giáo viên, nhân viên tuỳ tiện, chỉ chú
ý làm tốt công tác ở trường cịn ra khỏi trường là muốn làm gì thì làm.
Việc cấp giấy phép dạy thêm trì trệ sẽ dẫn đến hiện tượng cố tình dạy
thêm khơng theo quy định, dạy chui, dạy lậu, chất lượng dạy thêm thấp, việc bổ
sung kiến thức học sinh yếu kém sẽ khó có thể triển khai được.
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Giải quyết tốt tình huống này nhằm lập lại đúng kỹ cương trường học,
thực hiện tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm theo đúng các văn bản hướng
dẫn của Nhà nước.
Hạn chế được hiện tượng dạy thêm tràn lan và các tiêu cực phát sinh từ
việc dạy thêm trái quy định, lấy được lòng tin của nhân dân đối với thầy giáo và
nhà trường nói riêng với nền giáo dục nước nhà nói chung.
Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thầy, nhà trường. Đảm bảo
quyền lợi, nhu cầu học tập của học sinh.

Vừa có hình thức xử lý nghiêm khắc nhưng cũng tránh nặng nề dẫn đến
hậu quả thiếu tính giáo dục, ảnh hưởng khơng tốt đến phong trào nhà trường
đang có chiều hướng phát triển tốt.
4. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án
4.1. Xây dựng các phương án:
Phương án thứ nhất:
- Ngừng ngay việc dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh.
- Kiểm điểm nghiêm khắc các cán bộ giáo viên vi phạm và đề xuất cấp có
thẩm quyền xử lý kỷ luật.
* Mặt mạnh:
Phương án này là phương án dễ thực hiện nhất, có thể thực hiện bất cứ
thời điểm nào mà mình muốn. Theo phương án này, mọi sai phạm lập tức được

9


kết thúc, khơng cịn hiện tượng dạy thêm học thêm nữa, khơng ai cịn tố cáo phê
bình nữa. Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
*Mặt yếu:
Việc học thêm của học sinh bị bỏ dở làm ảnh hưởng đến chất lượng học
tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 đang ôn tập để thi tuyển sinh
vào lớp 10. Đặc biệt đây lại là trường có mặt bằng chất lượng thấp hơn các
trường khác trong huyện.
Đi ngược lại ý nguyện được học của đa số học sinh được phụ huynh đờng
tình ủng hộ.
Khuyết điểm của nhà trường chưa đến mức phải kỷ luật, có thể dùng hình
thức giáo dục khác như phê bình, rút kinh nghiệm, hạ tiêu chuẩn thi đua v.v...
Phương án thứ hai:
- Tiếp tục dạy thêm, học thêm và trả tiền lại cho học sinh, vận động giáo
viên phát huy tinh thần tình thương, trách nhiệm dạy học miễn phí cho các em.

- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo việc học thêm của học sinh, đặc biệt là các
em học lực yếu và học sinh lớp 9đang ôn tập để thi tuyển sinh vào lớp 10.
Đáp ứng được nguyện vọng học của đa số học sinh được phụ huynh đờng
tình ủng hộ, giúp học sinh an tâm ôn thi vào lớp 10.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để khơng tái phạm.
*Mặt yếu:
Khơng khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao động
trong khi giáo viên phải làm thên giờ nhưng không được trả cơng, mặc dù giáo
viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thịi cũng là việc khơng có lợi cho nhà
trường. Hơn nữa hầu hết giáo viên tham gia dạy đều là giáo viên trẻ, nhiệt tình
có mức lương tương đối thấp, nếu để họ bị thiệt thòi quá sẽ ảnh hưởng đến nhiệt

10


tình và chất lượng cơng tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được
cao.
Phương án thứ ba:
- Báo cáo Trưởng phòng xin được tiếp tục dạy thêm, đồng thời tăng
cường quản lý dạy thêm trên các mặt số lượng, chất lượng nội duug các buổi
dạy. Mặt khác phải bổ sung hồ sơ để xin cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo
viên mà nhà trường xét đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Tuyên truyền, giải thích chủ trương về tổ chức dạy thêm cho cán bộ,
giáo viên, phụ huynh và học sinh để tất cả có nhận thức đúng tạo sự đồng thuận
cao trong việc phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
- Các cán bộ giáo viên vi phạm đều phải kiểm điểm trước nhà trường và
ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.

- Các bộ phận liên quan đến việc quản lý chỉ đạo việc tổ chức dạy thêm
học thêm ở Phòng Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đốc
thúc chấp hành quy định. Cải tiến thủ tục cấp giấy phép sao cho hiệu quả nhất.
*Mặt mạnh:
Phương án này vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án hai và cũng
tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp
ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm bảo kỹ
cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các nhân học
sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học của nhà
trường.
4.2. Lựa chọn phương án:
Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì việc học thêm của học sinh bị bỏ dở
làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các em học sinh
lớp 9 đang ôn tập để thi vào lớp 10; đi ngược lại ý nguyện được học của đa số
học sinh (đã được phụ huynh đồng tình ủng hộ). Hơn nữa, đây lại là trường có
mặt bằng chất lượng thấp hơn các trường khác trong huyện, việc tổ chức cho các
em học thêm để bổ trợ kiến thức trước khi thi vào lớp 10 là việc làm cần thiết.
11


Nếu lựa chọn phương án thứ nhất thì vẫn đảm bảo việc học thêm của học
sinh.
Những người làm sai sẽ thấy được khuyết điểm để không tái phạm.
Nhưng sẽ không khuyến khích được tinh thần của giáo viên, vi phạm luật lao
động. Trong khi giáo viên phải làm thêm giờ nhưng khơng được trả cơng, mặc
dù giáo viên có chấp nhận thì bản thân họ bị thiệt thịi cũng là việc khơng có lợi
cho nhà trường. Hơn nữa hầu hết giáo viên tham gia dạy cịn rất trẻ, nhiệt tình
mức lương tương đối thấp, nếu để họ bị thiệt thòi q sẽ ảnh hưởng đến nhiệt
tình và chất lượng cơng tác vì vậy tính khả thi của phương án này chưa được
cao.

Chỉ có phương án thứ ba là vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phương án
hai và cũng tránh được mặt yếu ở phương án hai. Đây có thể coi là phương án
tối ưu, đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, có tính khả thi cao. Vừa đảm
bảo kỹ cương phép nước, vừa hợp với lòng dân. Đảm bảo quyền lợi của các
nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch năm học
của nhà trường.
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
5.1. Đối với nhà trường:
Thời

Chủ

thể

thực

Công việc thực hiện

gian thực hiện
hiện
23/6 đến

Ban giám hiệu

29/6/2015

Gửi tờ trình về Phịng xin cho phép tiếp tục
dạy học cho đến khi thi tuyển sinh vào lớp 10

Giáo viên dạy


Tạm thời dừng việc dạy thêm tại nhà

thêm ngồi nhà
trường
- Chi bộ
- Cơng Đồn

- Tiến hành kiểm điểm các sai phạm của cán
bộ quản lý và giáo viên, gửi báo cáo về Phịng

- Đồn TN
12


- Hội đồng
- Hội Phụ huynh

- Họp Hội đồng giáo dục; Hội phụ huynh để
tuyên truyền, học tập các văn bản, chấn chỉnh
kỹ cương nề nếp trong việc tổ chức dạy thêm
học thêm trên tinh thần tự nguyện, thoả thuận

giữa nhà trường – học sinh – phụ huynh.
5.2. Đối với Phòng Giáo dục:
Thời gian

Chủ thể thực hiện

Công việc thực hiện


thực hiện
- Cán bộ tổ chức,

- Yêu cầu nhà trường kiểm điểm sai

Từ 25/6

thanh tra, Ban lãnh phạm của giáo viên nhà trường quản

đến

đạo

30/6/2015

lý.
- Kiểm điểm, rút kinh nghiệm cho

Lãnh đạo trường THCS Đông Thanh
Bộ phận cấp phép - Yêu cầu nhà trường bổ sung các
dạy thêm của phòng

thủ tục còn thiếu.
- xem xét làm thủ tục cấp giấy phép
cho trường THCS Đông Thanh được

Từ 25/6
đến


phép dạy thêm.
Các bộ phận chuyên Tham mưu với lãnh đạo ban hành
mơn của Phịng

05/7/2015

các văn bản hướng dẫn chuyên môn,
xây dựng các chuyên đề ôn tập đối
với các môn thường tổ chức thi tuyển
sinh vào 10 để các trường có cơ sở
căn cứ ơn tập ngay trong năm học tiếp
theo

Bộ phận kế tốn
Phịng

Tham mưu ban hành các văn bản
quy định việc thu chi xã hội hóa, thu
phí dạy thêm, học thêm trong nhà
trường nhằm chấn chỉnh việc lạm thu
dạy thêm, học thêm trong và ngoài
13


Từ 01/7
đến

nhà trường
Bộ phận cấp thủ tục - Công bố thủ tục cấp phép dạy thêm
hành chính và cấp học thêm đến tất cả các trường và trên


15/8/2015

phép dạy thêm, học website của Ngành.
thêm

- Tiến hành tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy
phép dạy thêm học thêm cho năm học
tiếp theo

6. Kết luận và Kiến nghị
6.1. Kết luận
Trường THCS Đông Thanh đã vi phạm quy định về tổ chức và quản lý
dạy thêm học thêm như tinh thần nhân dân phản ánh, tuy nhiên việc vi phạm này
chỉ ở mức độ thiếu báo cáo xin chủ trương và quản lý giáo viên thiếu chặt chẽ.
Về nguy cơ hậu quả có thể diễn biến phức tạp song thực tế chưa đến nổi nghiêm
trọng lắm, cho nên giải pháp xử lý tình huống thứ 3 nêu ở trên là phù hợp. Vừa
xử lý, ngăn chặn được các tình trạng vơ tổ chức, kỷ luật, vừa đảm bảo hoạt động
dạy học ở nhà trường không bị xáo trộn. Phù hợp được với nguyện vọng của đa
số cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Hiện tượng dạy thêm không tuân theo
quy định như đã xảy ra ở trường THCS Đông Thanh không phải là cá biệt, việc
giải quyết tốt tình huống ở trường THCS Đông Thanh sẽ là bài học về tổ chức,
quản lý dạy thêm, học thêm cho các đơn vị trên địa bàn toàn huyện rút kinh
nghiệm để thực hiện tốt các quy định về tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm do
Nhà nước ban hành.
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục,
việc huy động tồn dân đóng góp sức người, sức của cùng với ngành giáo dục
đẩy mạnh phong trào giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
xã hội là việc làm thiết thực đóng góp tích cực vào cơng cuộc đổi mới, cơng
nghệ hóa hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang

tiến hành nhiều cuộc vận động nhằm đưa nề nếp dạy học trong các nhà trường
trở lại thực chất: dạy thực, học thực, chất lượng thực đòi hỏi các trường phải
quan tâm thực sự đến công tác chất lượng, đặc biệt là những vùng có tình hình
14


kinh tế khó khăn. Nếu khơng có kế hoạch dạy học hợp lý, không biết động viên
giáo viên học sinh thì kết quả thực tế cho thấy sẽ rất thấp. Đối với học sinh trình
độ văn hố cịn thấp bên cạnh tránh học quá tải, học nhồi nhét càn phải có thời
gian hợp lý để dạy bổ sung kiến thức cho các em.
Mặt khác khơng có thu nhập nào cho giáo viên chính đáng hơn là giúp họ
kiếm sống bằng chính nghề nghiệp mà họ gắn bó. Tuy nhiên, việc dạy thêm phải
mang tính tự giác, phải có kế hoạch, có hành lang pháp lý vững chắc, tránh tự
phát, tuỳ tiện. Việc dạy thêm học thêm nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành
tệ nạn bị nhân dân lên án, nhưng nếu biết quản lý, thực hiện theo đúng quy định
của Nhà nước thì sẽ phát huy được hiệu quả tích cực của việc dạy thêm học
thêm, góp phần nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh. Học sinh sẽ phấn
khởi tự tin hơn khi ngồi đúng lớp học phù hợp với trình độ học vấn của mình.
Giáo viên khẳng định được vai trị của mình, tự mình ln cố gắng khẳng định
uy tính về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Nhà trường luôn chú
trọng nâng cao giáo dục tồn diện khơng ngừng phấn đấu để trở thành địa chỉ
đáng tin cậy để nhân dân gửi trọn niềm tin. Sự nghiệp giáo dục sẽ làm trịn trọng
trách mà xã hội giao phó.
6.2. Kiến nghị:
a) Đới với trường
- Trường THCS Đông Thanh Phải tổ chức kiểm điểm các cá nhân có sai
sót trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định theo từng phần hành mà
mình phụ trách, báo cáo về Phịng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản qua bộ
phận chuyên môn THCS.
- Trường THCS Đơng Thanh gửi tờ trình về Phịng xin cấp giấy phép dạy

thêm, học thêm, đồng thời tổ chức rà soát phân loại chất lượng văn hoá của học
sinh các khối lớp để có phương án tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm có chất
lượng
- Trường THCS Đơng Thanh nói riêng và Hiệu trưởng các trường phổ
thơng các cấp là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí dạy thêm trong nhà
15


trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do mình quản lý.
Phải triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo quản lí về dạy thêm, học
thêm; tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên gương mẫu chấp hành
các quy định của các cấp. Thực hiện đúng quy định của phân phối chương trình,
khơng cắt xén chương trình chính khóa làm nội dung dạy thêm.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học
thêm. Trước khi thực hiện dạy thêm, phải báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào
tạo kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách
người dạy.
b) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc
dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường thường xuyên hơn. Tích cực tham
mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn cấp phép dạy thêm, học
thêm phù hợp với thực tế địa phương.
c) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể
hơn việc thực hiện các văn bản quy định về tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm
của Nhà nước để các đơn vị dễ thực hiện; tăng cường quản lí, kiểm tra việc dạy
thêm, học thêm của tổ chức, cá nhân ở các đơn vị trực thuộc và các trung tâm
luyện thi.
Tiến hành các thủ tục cấp giấy phép dạy thêm cho các cá nhân và tập thể
có nhu cầu chính đáng và đủ điều kiện tổ chức dạy thêm. Kiểm tra việc quản lí
dạy thêm của các phịng Giáo dục để kịp thời xử lí hoặc đề nghị xử lý các hành

vi vi phạm trong việc dạy thêm theo thẩm quyền.
d) Đối với ủy ban nhân dân(UBND) các cấp: UBND các cấp cần nâng
cao trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy
định; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để xử lý hoặc
hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
* Đối với các ban ngành đoàn thể: Các ban ngành liên quan cần phối hợp
với ngành Giáo dục và Đào tạo quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; tham gia
16


các Đoàn kiểm tra liên ngành, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai
phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư 17/2012/TT- BGD-ĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Ban hành
Quy định về dạy thêm, học thêm.
17


- Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc Ban hành Qui định về dạy thêm học thêm
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Công văn số 1104/SGDĐT-TTr, ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Lạng Sơn về việc hướng dẫn thực hiện quy định dạy thêm, học
thêm.

18




×