Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận tài chính tiền tệ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.66 KB, 6 trang )

Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Câu 1 : Trình bày sơ đồ quá trình triển khai của chính phủ về lạp dự toán ngân sách nhà nước và quy
trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước ?
 Khái niệm :
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế
hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói
cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là
ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân.
 Quy trình triển khai chỉ thị của thủ tướng chính phủ về công tác lập dự toán NSNN :

Thủ tướng chính phủ

B1.

Bộ Tài Chính

B2.

Số kiểm tra

B3.

Phối hợp



Nhóm 6

Bộ Kế Hoạch và Đầu


Trước 10/6

Thông tư hướng dẫn

Các bộ , cơ quan
ngang bộ , các cơ
quan thuộc chính phủ
, các cơ quan khác
của trung ương

Các tỉnh các thành
phố trực thuộc
trung ương

Số kiểm tra
B4.

Trước 31/5

Hướng dẫn

Số kiểm tra

Các đơn vị trực thuộc

và UBND cấp huyện

Các đơn vị trực
thuộc
Trang 1

Các đơn vị trực thuộc
và UBND cấp xã


Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Bước 1. Theo chế độ hiện hành , trước ngày 31/5 hàng năm thủ tướng chính phủ ra chỉ thị về việc lập kế
hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN cho năm sau.
Bước 2. Căn cứ chỉ thị của thủ tướng chính phủ , trước ngày 10/6 hàng năm bộ tài chính phối hợp với bộ
kế hoạch và đầu tư ban hành các thông tư hướng dẫn và giao số kiểm tra cho các bộ cơ quan ngang bộ ,
cơ quan trực thuộc chính phủ , các cơ quan khác của trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh , thành phố
trực thuộc trung ương.
Bước 3 . Các bộ , cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc chính phủ , cơ quan khác ở trung ương căn cứ vào
chỉ thị của thủ tướng chính phủ , thông tư hướng dẫn , số kiểm tra về dự toán ngân sách của bộ tài chính
và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ , cơ quan , thông báo số kiểm tra về dự đoán ngân sách cho
các đơn vị trực thuộc .
Bước 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ , thông tư hướng dẫn , số
kiểm tra về dự toán ngân sách của bộ tài chính , căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội , yêu
cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương , căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương , hướng dẫn và
thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp dưới.
 Lập và tổng hợp dự toán theo từng cấp ngân sách :
Quốc Hội
Báo cáo


Chính Phủ

giải trình

Trình
lập

Bộ Tài Chính

Sở Tài Chính

tổng hợp
Ngân sách trung
ương

lập

Ngân sách cấp
tỉnh

lập
Phòng Tài Chính

tổng hợp

NS tỉnh , TP trực
thuộc TƯ

tổng hợp
Ngân sách cấp

huyện

lập

NS quận , huyện , thị
xã , thành phố thuộc
tỉnh

NS xã , phường , thị
trấn

TCKT xã

Nhóm 6

Ngân sách nhà
nước

Trang 2


Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Dự toán NSNN được lập trực tiếp từ các cơ quan , đơn vị liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách và
tổng hợp từ dưới lên theo từng cấp ngân sách . Việc lập và tổng hợp dự toán bao gồm các công việc sau:
-

Lập dự toán của các đơn vị dự toán và các tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí

+ Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu , chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao ,

gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để các cơ quan này xem xét , tổng hợp và gửi đơn vị dự toán
cấp I
+ Các tổ chức được NSNN hỗ trợ lập dự toán thu , chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao
gửi cơ quan tài chính , cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
+ Các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương lập dự toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi
trực tiếp quản lý , xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập , tổng hợp và lập dự toán thu , chi
ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính , cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp
Dự toán thu chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu
chi
-

Lập dự toán của các cơ quan thu

+ Cục hải quan lập dự toán thu các loại thuế và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý theo địa
bàn từng tỉnh gửi tổng cục hải quan và UBND cấp tỉnh , đồng thời gửi sở tài chính , sở kế hoạch và
đầu tư
+ Cục thuế lập dự toán thu NSNN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý , số thuế giá trị gia tăng phải
hoàn theo chế độ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cục thuế , UBND cấp tỉnh , sở tài chính , sở
kế hoạch và đầu tư
-

Lập dự toán ngân sách địa phương

+ Sở tài chính chủ trì , phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị
trực thuộc tỉnh , dự toán thu do cơ quan thuế cơ quan hải quan lập (nếu có ) , dự toán thu chi ngân
sách của các huyện , lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn dự toán thu chi ngân sách tỉnh ,
dự toán ngân sách chi chương trình mục tiêu quốc gia , dự toán các khoản kinh phí ủy quyền bá cáo
UBND cấp tỉnh để trình thường trực hội đồng nhân dân xem xét trước ngày 20/7 năm trước
+ Sau khi có ý kiến của thường trực HĐND cấp tỉnh , UBND tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa
phương đến bộ tài chính , bộ kế hoạch và đầu tư ,các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc

gia chậm nhất này 25/7 năm trước .
+ UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu
cầu , nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh , thành phố trực thuôc trung ương.
-

Nhóm 6

Lập dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương

Trang 3


Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
+ Bộ tài chính chủ trì phối hợp với bộ kế hoạch và đàu tư và các bộ , cơ quan liên quan , tổng hợp và
lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước , lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình chính
phủ xem xét trước khi trình quốc hội quyết định.
Câu 2 : Trình bày sơ đồ phản ánh quy trình và giao dự toán ở các cấp ?
Thủ tướng chính phủ

Trước 20/11

Nhiệm vụ thu chi, tỷ lệ phân chia

Nhiệm vụ thu , chi

mức bổ sung
Ủy ban nhân dân tình ,
thành phố trực thuộc
trung ương


nhiệm vụ thu ,chi

Các bộ , cơ quan ngang
bộ cơ , cơ quan thuộc
CP , cơ quan khác ở
trung ương
Nhiệm vụ thu ,chi tỷ lệ phân chia

nhiệm vụ thu ,chi

mức bổng sung
Các đơn vị trực
thuộc

UBND cấp
huyện

Nhiệm vụ thu ,chi

Các đơn vị trực
thuộc
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ thu , chi tỷ lệ phân chia
Mức bổ sung

Các đơn vị trực
thuộc

UBND cấp xã


ương trước ngày 20/11 năm Sau khi dự toán NSNN đã được quốc hội quyết định , các cơ quan có thẩm
quyền phân bố và giao dự toán NSNN cho các cấp , các ngành , các đơn vị sử dụng NSNN . Việc phân bổ
và giao dự toán NSNN được thực hiện theo trình tự sau :
Bước 1. Căn cứ vào các nghị quyết của quốc hội về dự toán NSNN , phân bố ngân sách trung ương, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương , bộ tài chính trình thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ
thu , chi ngân sách cho từng bộ , cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở trung
ương thoe từng lĩnh vực , nhiệm vụ thu chi , tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung cân đối , mức bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách trung ương cho từng tỉnh , thành phố trực thuộc trung trước.

Nhóm 6

Trang 4


Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Bước 2. Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách của thủ tướng chính phủ , UBND cấp tỉnh
trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương , phương án phân bổ dự toán ngân sách
cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10/12 năm trước ,
báo cáo bộ tài chính , bộ kế hoạch và đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bố dự toán ngân
sách cấp tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh , sở tài chính – vật giá trinh UBND cấp tỉnh quyết định giao
nhiệm vụ thu chi ngân sách cho từng cơ quan , đơn vị trực thuộc tỉnh ,nhiệm vụ thu chi tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và giữa
ngân sách các cấp chính quyền địa phương , mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện , quận ,
thị xã , thành phố trực thuộc tỉnh.
Bước 3. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu , chi ngân sách của cấp trên , UBND trình HĐND

cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình ,
bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31/12 năm trước . Sau khi dự toán ngân
sách được HĐND quyết định , UBND cùng cấp báo cáo và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán
ngân sách đã được HĐND quyết định .
Câu 3 : Nêu và giải thích các nội dung của chính sách tài khóa ?
Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư
công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách
kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế
Chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế, đến giải quyết lạm phát và thất nghiệp. Nó cũng
có tác động đến việc điều chỉnh nhịp độ phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng
thời kỳ.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng , nhằm ổn định và
phát triển nền kinh tế
Các nội dung chủ yếu của chính sách tài khóa thường tập trung vào ba vấn đề cơ bản:


Ổn định và tăng trưởng kinh tế
Cân đối thu – chi ngân sách nhà nước
Quản lý nợ công của quốc gia
Chính sách tài khóa với vấn đề ổn định và tăng trưởng kinh tế:

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế , thông qua các công cụ thuế và chi tiêu ,
chính sách tài khóa phải tác động vào tổng cung và tổng cầu để giữ mối quan hệ mối quan hệ cân đối
cung – cầu của nền kinh tế vĩ mô . Có hai xu hướng cơ bản trong thực hiện là thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt và chính sách tài khóa nới lỏng.

Nhóm 6

Trang 5



Trường Đại Học Tài Chính –Kế Toán
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
-

Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và
giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.
Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.
- Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư
công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
 Chính sách tài khóa và vấn đề xử lý cân đối thu – chi ngân sách nhà nước :
Thực chất chính sách tài khóa là chính sách thuế và chi tiêu công của nhà nước , được thực hiện cụ thể
thông qua dự toán thi chi ngân sách nhà nước hàng năm . Vì đó , xử lý cân đối ngân sách nhà nước vừa
là một nội dung quan trọng , vừa là một yêu cầu cơ bản trong chính sách tài khóa của nhà nước.
Chính sách tài khóa phải hướng đến mục tiêu khai thác và phát triển các nguồn thu , xây dựng cơ cấu các
khoản thu chi một cách hợp lý , xử lý mối quan hệ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên để thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội một cách hợp tốt nhất trong điều kiện nguồn thu còn hạn chế , tiến tới cân bằng
thu chi ngân sách nhà nước.
 Chính sách tài khóa với vấn đề quản lý nợ công :
Quản lý nợ công là một vấn đề quan trọng của chính sách tài khóa. Khủng hoảng nợ công kéo theo nhiều
tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế và chính trị . việc huy động nợ công để đáp ứng yêu cầu đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết , điều này đòi hỏi việc quản lý và sử dụng nợ công phải hết sức chặt
chẽ và đảm bảo phát huy hiệu quả . Bên cạnh đó , duy trì một tỷ lệ nợ công ở ngưỡng an toàn là một
trong những mục tiêu mà chính sách tài khóa của mỗi quốc gia đều hướng đến.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 :
Huỳnh Văn Viên
Nguyễn Ngọc Phan Văn
Vy Thị Như Ý
Huỳnh Mỹ Phương Uyên
Phạm Thị Thu Tuyết

Nguyễn Thị Song Tuyền


Nhóm 6

Trang 6



×