Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Thực trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 3069 tuổi có yếu tố nguy cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.45 KB, 70 trang )

SỞ Y TẾ BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE MÁU
Ở NGƯỜI DÂN TỪ 30-69 TUỔI CÓ YẾU TỐ
NGUY CƠ TẠI XÃ TÂN THÀNH-HUYỆN HÀM
THUẬN NAM-TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Tiến Dũng
Đơn vị thực hiện : Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Thuận

BÌNH THUẬN, NĂM 2021


SỞ Y TẾ BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE MÁU
Ở NGƯỜI DÂN TỪ 30-69 TUỔI CÓ YẾU TỐ
NGUY CƠ TẠI XÃ TÂN THÀNH-HUYỆN HÀM
THUẬN NAM-TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Tiến Dũng,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận
Người tham gia : Nguyễn Thị Ngọc Hiền


Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Thuận

BÌNH THUẬN, NĂM 2021
LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
1.1. Khái niệm về đái tháo đường..................................................................................4


1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học....................................................................................4
1.1.2. Phân loại..............................................................................................................7
1.1.3. Biến chứng...........................................................................................................9
1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ..............................................................................9
1.2.1. Nguyên nhân........................................................................................................9
1.2.2. Yếu tố nguy cơ...................................................................................................11
1.3. Điểm qua một số nghiên cứu về đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu
trên thế giới và Việt Nam..........................................................................................15
1.3.1. Trên thế giới.......................................................................................................15
1.3.2. Tại Việt nam.......................................................................................................17
1.4. Dự phòng đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose.......................................18
1.4.1. Sàng lọc phát hiện bệnh sớm.............................................................................18
1.4.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe để giảm yếu tố nguy cơ..................................19
1.4.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ..........................................................19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................20
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu..............................................................................................................21

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu.............................................................................................22
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................22
2.2.5. Các biến số, chỉ số.............................................................................................28
2.2.6. Xử lý số liệu.......................................................................................................29
2.2.7. Sai số và biện pháp khắc phục...........................................................................29
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................31
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu............................................................31
3.2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng nghiên cứu 35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ĐTĐ và rối loạn dung nạp Glucose..........................36
Chương 4 BÀN LUẬN................................................................................................43
4.1. Xác định tỷ lệ ĐTĐ và tiền đái tháo đường phát hiện qua sàng lọc......................43


4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................................43
4.1.2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường......................44
4.1.3. Tỷ lệ phát hiện ĐTĐ và tiền đái tháo đường......................................................45
4.2. Xác định mối liên quan giữa đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose và một
số yếu tố nguy cơ.........................................................................................................48
KẾT LUẬN.................................................................................................................53
KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Phiếu tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Phụ lục 2: Phiếu sàng lọc phát hiện ĐTĐ, tiền ĐTĐ.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)


BYT

Bộ Y tế


CDC

Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ)

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


IDF

International Diabetes Federation
(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế)

IFG

Impaired Fasting Glycaemia: Rối loạn Glucose máu lúc đói

IGT

Impaired Glucose Tolarance: Rối loạn dung nạp Glucose máu

JNC

Join National Commite of United - State
(Ủy ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ)

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

RLCHL

Rối loạn chuyển hóa Lipid

RLDNG

Rối loạn dung nạp Glucose


TĐTĐ

Tiền đái tháo đường

THA

Tăng huyết áp

VB

Vòng bụng

VM

Vịng mơng

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WHR

Waist Hip (Chỉ số eo/mông)

YTNC

Yếu tố nguy cơ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn đoán ĐTĐ theo quyết định 3319-BYT........................................9
Bảng 1.2. Bảng phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể (BMI áp dụng cho người
Châu Á – Thái Bình Dương (WHO, 2000)..................................................................12


Bảng 2.1. Phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể (BMI) áp dụng cho người Châu Á Thái Bình Dương (WHO, 2000)..................................................................................26
Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo Hội Tăng huyết áp Việt Nam 2013........27
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................................................31
Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu..........................................................31
Bảng 3.3. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu.................................................32
Bảng 3.4. Tiền sử và yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ..........................................................32
Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới ở đối tượng nghiên cứu.............................33
Bảng 3.6. Liên quan thừa cân, béo phì và vịng bụng..................................................33
Bảng 3.7. Liên quan thừa cân, béo phì và tỷ lệ vịng eo/vịng hơng (WHR)................34
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện tăng huyết áp......................................................34
Bảng 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IFG bằng đo glucose máu lúc đói.........35
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IGT bằng nghiệm pháp gây tăng đường
máu.............................................................................................................................. 35
Bảng 3.11. Tỷ lệ chung ĐTĐ và rối loạn dung nạp Glucose được xác định bằng đo
glucose máu lúc đói và sau làm nghiệm pháp gây tăng đường máu.............................36
Bảng 3.12. Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo nhóm tuổi....................................................36
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp......................................37
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có kèm rối loạn chuyển hóa lipid............37
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ......................38
Bảng 3.16. Liên quan giữa tỷ lệ đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose theo giới.39
Bảng 3.17. Liên quan giữa tình trạng bệnh và thừa cân theo BMI tiêu chuẩn Châu Á 39
Bảng 3.18. Liên quan đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose với WHR............43
Bảng 3.19 Liên quan ĐTĐ với WHR và BMI.............................................................40
Bảng 3.20. Liên quan WHR và BMI với nhóm rối loạn dung nạp đường huyết..........40
Bảng 3.21. Tương quan ĐTĐ và rối loạn lipid máu.....................................................41

Bảng 3.22. Tương quan ĐTĐ và tăng huyết áp............................................................41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh khơng lây phổ biến nhất
hiện nay trên tồn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ĐTĐ
typ 2 chiếm 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2025 thế giới sẽ
có khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu
nhưng điều đáng quan tâm là bệnh sẽ tăng nhanh ở khu vực các quốc gia nghèo - các
nước đang phát triển. Theo dự báo tỷ lệ bệnh ĐTĐ sẽ tăng 48%, số người mắc bệnh sẽ
tăng 170% ở các nước đang phát triển trong khi các nước phát triển trong khi ở các
nước phát triển tỷ lệ bệnh tăng 27%, số người ĐTĐ tăng 42%. Ở Mỹ, theo thông báo
của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ), trong hai năm (2003-2005) tỷ lệ
bệnh ĐTĐ tăng 14%, số người mắc bệnh từ 18,2 triệu người lên 20,8 triệu người.
Bệnh ĐTĐ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ [1].
Việt Nam khơng xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là
quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung
ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng
nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh khơng
biết mình mắc bệnh [2]. Theo số liệu của IDF (Liên đoàn đái tháo đường quốc tế), năm
2015 Việt Nam có 3,5 triệu người mắc ĐTĐ trong độ tuổi 20 - 79, sự gia tăng này cho
thấy sự bùng nổ của bệnh ĐTĐ đã trở thành gánh nặng cho chăm sóc y tế, làm tổn hại
đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội.
Việt Nam là một đất nước đang trong thời kì đơ thị hóa và phát triển kinh tế
mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa do vậy các thói quen sống thay đổi theo, gia
tăng các thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh, hậu quả dẫn đến gia tăng các bệnh không lây nhiễm
như thừa cân béo phì, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...Nghiên cứu của Viện nội
tiết Trung Ương cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tại nội thành của 4 thành phố lớn tại Việt Nam là
4,9% [4], năm 2014 tỷ lệ ĐTĐ là 5,7%. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh ĐTĐ khi đã
có biến chứng là phổ biến. Tình trạng bệnh tật và chi phí y tế là một gánh nặng đáng

kể làm nghèo hóa một tỷ lệ nhất định các hộ gia đình.
Cùng với tỷ lệ bệnh ĐTĐ được phát hiện, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ chưa được phát
hiện đặc biệt tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose máu (tiền ĐTĐ) rất lớn điều này được thể
1


hiện rõ ở nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tỷ lệ ĐTĐ và rối loạn dung nạp
Glucose đều ra tăng cùng với tuổi, thói quen sinh hoạt ít vận động, chế độ ăn nhiều
chất béo đặc biệt là chất béo bão hịa...Bên cạnh đó những vấn đề này chưa được quan
tâm đúng mức thể hiện ở những bệnh nhân ĐTĐ đến khám khi đã có nhiều biến chứng
và biến chứng nặng nề gây khó khăn cho việc điều trị và chi phí.
Vấn đề tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo
đường nhằm hạn chế sự gia tăng tỷ lệ mắc mới của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng,
giảm tỷ lệ chết, giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và cho
tồn xã hội là vấn đề có tính cấp thiết trên phạm vi tồn cầu cũng như ở mỗi quốc gia.
Là một trong những huyện của Bình Thuận có tốc độ phát triển nhanh do đó tỷ
lệ mắc các bệnh khơng lây nhiễm nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng cũng
ngày càng tăng. Để đánh giá tình hình mắc bệnh nhằm huy động sự tham gia tích cực
của cộng đồng vào cơng tác phịng chống ĐTĐ chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi
có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành - huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận,
năm 2021”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2


1. Xác định tỷ lệ Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người
dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành - huyện Hàm Thuận

Nam - tỉnh Bình Thuận, năm 2021.
2. Mơ tả một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường và rối loạn dung nạp
Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành
- huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận, năm 2021.

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học
- Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" [2].
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái
tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo đường: “Đái tháo
đường là một nhóm các bệnh chuyển hố có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả
của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai.
Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của
nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [5].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2010, định nghĩa: “Đái tháo
đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn
dung nạp glucose do thiếu Insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai”. Đái tháo
đường typ 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối
loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh.
“Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm
2 tình huống là rối loạn Glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose”.
- Dịch tễ học
+ Trên thế giới: Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh trên toàn

cầu, WHO đã lên tiếng báo động về mối lo ngại này trên tồn thế giới.
Theo cơng bố của WHO năm 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị ĐTĐ thì
năm 1994 là 89,9 triệu người. Theo ước tính của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế vào
năm 2000 thế giới có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị
ĐTĐ [6].

4


Tại Singapore tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ rất cao, năm 1992 là 8,6% đến năm 1998
tăng lên 9%. Năm 1999 bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây chết người đứng thứ 6 và
chiếm 2,2% trong tổng số tử vong ở Singapore [6].
Theo công bố của WHO năm 2000 ở vùng Trung Đơng có 22 triệu người bị
ĐTĐ sẽ lên 53 triệu người năm 2025 tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ tăng khoảng 30% từ 6,3% lên
8,2% [7].
Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và theo sự tăng trưởng kinh tế. Ở
các nước công nghiệp phát triển ĐTĐ typ 2 chiếm 70-90% tổng số bệnh nhân ĐTĐ,
tuy nhiên có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa các vùng lãnh thổ [5].
Năm 2000 Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia có số người mắc bệnh cao
nhất trên thế giới và dự đoán đến năm 2030 hầu như các quốc gia có số người mắc bệnh
ĐTĐ tăng gấp đơi, đặc biệt Philipines sẽ là quốc gia có số người mắc bệnh đứng thứ 9
trong 10 quốc gia có số người mắc bệnh cao nhất [8].
Tại Mỹ, sự phổ biến của bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi từ 20 trở lên với tổng số người
được chẩn đốn và khơng được chẩn đốn ước tính khoảng 12,9% và nó tiếp tục gia
tăng với mức độ báo động. Sự gia tăng này song hành cùng sự gia tăng tỷ lệ béo phì.
Tỷ lệ mắc ĐTĐ typ 2 đã lên đến 95% các trường hợp bệnh ĐTĐ và thường kèm theo
tăng huyết áp và rối loạn lipid máu [9].
+ Tại Việt Nam
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc mà chỉ tiến
hành điều tra ở một số thành phố lớn. Ước tính có khoảng 1 triệu người mắc bệnh,

thành thị khoảng 4%, nông thôn khoảng ≤ 1%. Riêng nội thành Hà Nội có khoảng 50
nghìn người mắc bệnh. Cứ 10 người mắc bệnh chỉ có khoảng 4 người biết và đi khám
bệnh [4].
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh
sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9% [4]. Đa số bệnh nhân đái tháo
đường không được chẩn đốn và điều trị.
Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bệnh đái tháo đường
tại Cao Bằng. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 đối tượng ở độ tuổi 30-64, kết quả
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8% [10]. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai
5


Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận
đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và
địa vị trong xã hội. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội
và sức khoẻ cộng đồng.
Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim
Lương tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít
hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều. Kết quả cho thấy, trong tổng
số 667 đối tượng thì tỷ lệ ĐTĐ là 3,59% [11].
Theo số liệu điều tra năm 2012 tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc 5,42%, Miền núi phía
Bắc, Đồng bằng Sơng Hồng, Dun hải miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ lần
lượt là 4,82%, 5,81%, 6,37%, 3,82%, 5,95%. Theo báo cáo năm 2015 của bệnh viện
Nội tiết Trung ương năm 2014 có 5,7% số ĐTĐ được phát hiện [12].
Nghiên cứu của Lê Quang Tồn, Tạ Văn Bình và cộng sự, nghiên cứu theo dõi
trong vòng 12 tháng với 662 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám và điều trị tại
Bệnh viện Nội tiết. Có 360 bệnh nhân (54,4%) mới được chẩn đoán và 302 bệnh nhân
(45,6%) đã được chẩn đoán và điều trị ở tuyến trước. Kết quả cho thấy tỷ lệ các biến
chứng vào thời điểm lần đầu đến khám: Biến chứng thần kinh ngoại vi 58,1%, biến

chứng thận 29%, biến chứng võng mạc 23,9%, đau thắt ngực 3,8%, nhồi máu cơ tim
0,2%, tai biến mạch máu não 1,4%, biến chứng bàn chân 0,91%. Các biến chứng này
đã gặp ở bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ, tuy với tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ mới mắc
các biến chứng ĐTĐ trong thời gian theo dõi 12 tháng: biến chứng võng mạc 11,9%,
biến chứng võng mạc tăng sinh 2,2%, biến chứng thận 6,3%, suy thận 0,6%, biến
chứng thần kinh ngoại vi 13,1%, đau thắt ngực 2,5%, nhồi máu cơ tim 0,3%, tai biến
mạch máu não 0,75% và loét bàn chân 0,75%. Nhóm kiểm sốt glucose máu, huyết áp
và lipid máu tốt hơn có tỷ lệ mới mắc các biến chứng ĐTĐ thấp hơn so với nhóm được
kiểm sốt kém hơn. Các biến chứng của ĐTĐ có tỷ lệ cao ở bệnh nhân lần đầu đến
khám, kể cả bệnh nhân mới được phát hiện. Các biến chứng của ĐTĐ tiếp tục xuất
hiện trong thời gian theo dõi điều trị với tỷ lệ khá cao mặc dù có cải thiện rõ rệt về
glucose máu, huyết áp và lipid. Tỷ lệ mắc mới các biến chứng ĐTĐ có liên quan với
sự kiểm sốt glucose máu, huyết áp và lipid máu [13].

6


Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện
trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm
toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn đốn
bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng
không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn
toàn.
1.1.2. Phân loại
- Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo
đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin
tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn tồn). Các kháng
ngun bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển
của đái tháo đường týp 1 [1].

Có thể có các dưới nhóm:
+ Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.
+ Đái tháo đường týp 1 không rõ nguyên nhân.
- Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới, thường
gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên,
do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo đường týp 2 ở
lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đốn rất muộn vì giai đoạn
đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm khơng có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm
sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về
tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái
tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm
sốt glucose máu, tuy nhiên nếu q trình này thực hiện khơng tốt thì bệnh nhân cũng sẽ
phải điều trị bằng cách dùng insulin.
7


- Đái tháo đường thai nghén
Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi
có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng: Bị đái
tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường [1].
- Các thể đái tháo đường đặc biệt (hiếm gặp)
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta: ĐTĐ khởi phát sớm ở người trẻ
thường dưới 25 tuổi do đột biến gen. Gồm các thể MODY 1, MODY 2, MODY 3,
MODY 4, và các khiếm khuyết khác.
+ Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: bất thường hoạt động của insulin do

đột biến thụ thể insulin. Gồm kháng insulin typ A, ĐTĐ teo tổ chức mỡ, dạng khác.
+ Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
+ Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
+ Thuốc hoặc hóa chất: hóa chất diệt chuột, pentamindin, nicotinic acid…
+ Một số bệnh nhiễm trùng: nhiễm một số loại virus như coxsackie B,
cytomegakovirus, adenovirus…
- Rối loạn dung nạp glucose máu (IGT) và rối loạn glucose máu lúc đói
(IFG)
Rối loạn dung nạp glucose máu (impaired glucose tolerance - IGT) và rối loạn
glucose máu lúc đói (impaired fasing glycaemia - IFG) là những nguy cơ cho phát
triển ĐTĐ và các bệnh tim mạch sau này. Một người được xác định IFG cũng có thể
có IGT sau hai giờ hoặc ĐTĐ. Nếu một người có đặc tính xác định cả hai IFG và IGT
sẽ có khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ thực sự là rất cao. Theo Harris và cộng sự
nghiên cứu vào năm 1989 ở Mỹ cho thấy, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose gặp khá
nhiều và tăng dần theo tuổi, từ 6,4% ở lứa tuổi 20-44 tăng lên 41% ở lứa tuổi 65-74.
Theo Saad và cộng sự, rối loạn dung nạp glucose có nguy cơ phát triển thành bệnh
ĐTĐ typ 2 cao gấp 6,3 lần so với người bình thường. Cách dự phịng bệnh ĐTĐ ở
những người có rối loạn dung nạp glucose máu hiệu quả vẫn là điều chỉnh chế độ ăn,
sinh hoạt và tăng cường hoạt động thể lực.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn đoán ĐTĐ theo quyết định 3319-BYT [14]
8


Nồng độ Glucose máu mmol/l
Chẩn đoán

hoặc mg/dl
(Máu mao mạch)


Glucose lúc đói
Đái tháo đường

Tiền đái tháo
đường
Bình thường

≥ 7,0 mmol/l

Hoặc 2 giờ sau test dung

( ≥ 126mg/dl)
≥ 11,1 mmol/l

nạp Glucose
Glucose lúc đói (IFG)
Hoặc 2 giờ sau test dung

(≥ 200 mg/dl)
5,6 - 6,9 mmol/l
≥7,8mmol/l (≥140mg/dl) và

nạp Glucose (IGT)
Glucose lúc đói

<11,1mmo/l (<200mg/dl)
< 7mmol/l

1.1.3. Biến chứng
Trong hầu hết các nước có thu nhập cao, bệnh ĐTĐ được xếp hạng trong số các

nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật như mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới. Tại thời
điểm chẩn đoán, người bệnh ĐTĐ typ 2 phần lớn đã có biến chứng trong đó biến
chứng võng mạc lên tới 35%, biến chứng thần kinh ngoại vi 12%, protein niệu 2%.
ĐTĐ cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chủ yếu do tăng
đáng kể nguy cơ của bệnh mạch vành tim và đột quỵ (bệnh tim mạch). Ngoài sự đau
khổ phải chịu đựng bệnh tật, người bệnh ĐTĐ có biến chứng và gia đình họ cịn bị ảnh
hưởng khá nhiều đến kinh tế. Chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ đặc biệt là bệnh ĐTĐ có
biến chứng là rất lớn. Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp cho điều trị, chi phí do mất thu
nhập, chi phí cho những người chăm sóc sức khỏe và chi phí kinh tế cho xã hội trong
việc giảm năng suất và liên quan đến mất cơ hội phát triển kinh tế.
1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
1.2.1. Nguyên nhân
- Đái tháo đường typ 1
Đái tháo đường typ 1 là do sự phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy nên tụy không sản
xuất ra đủ lượng Insulin cần thiết cho cơ thể. ĐTĐ typ 1 là một bệnh tự miễn dịch trong
đó có vai trò của yếu tố di truyền (anh chị em sinh đôi cùng trứng cả hai đều mắc bệnh
chiếm 50%) và yếu tố mơi trường. Do có những thay đổi về di truyền trong hệ thống miễn
dịch và yếu tố môi trường thuận lợi (nhiễm virus, nhiễm độc,…) tế bào Bê-ta tụy trở

9


thành đích phá hủy của hệ thống miễn dịch trong đó miễn dịch tế bào Lympho T có vai trị
quyết định, miễn dịch dịch thể (kháng thể) có vai trị góp phần vào sự phá hủy tế bào [15].
- Đái tháo đường typ 2
+ Do rối loạn tiết Insulin: Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết, về số
lượng và chất lượng của Insulin. Ở người bình thường khi đường máu tăng Insulin sẽ
được bài tiết thành 2 pha rõ rệt: Pha sớm và pha muộn đủ để kiểm soát nồng độ đường
máu. Ở người bệnh RLDNG sẽ giảm phóng thích Insulin ở pha đầu kèm theo đáp ứng
Insulin trễ và kéo dài. Mất bài tiết pha đầu của Insulin thực tế có thể làm đường máu

sau ăn tăng lên. Việc khơng kiểm sốt được Glucose máu trong giai đoạn đầu thúc đẩy
vịng luẩn quẩn do độc tính của Glucose gây thêm sự bất thường về tác động, về bài
tiết Insulin dẫn đến ĐTĐ thực sự.
+ Kháng Insulin: Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Insulin khơng có khả năng thực hiện
được những tác động của mình như ở người bình thường.
. Kháng Insulin ở cơ: Bình thường Glucose từ máu vào tổ chức cơ thì 35% được
tổng hợp thành Glycogen, 15% phân hủy thành Lactat, 50% được oxy hóa, ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 hai q trình tổng hợp Glycogen và oxy hóa bị rối loạn chỉ cịn q
trình phân hủy Glucose thành Lactat cịn ngun vẹn.
. Kháng Insulin ở gan: Có 2 yếu tố được đề cập đến là vai trị tăng Glucagon và
tăng hoạt tính men Phosphoenol pyruvat carboxy kinase (PEP-CK).
+ Vai trò của di truyền và môi trường:
. Đột biến gen: Chiếm 5 - 15% tổng số bệnh nhân đái tháo đường là đột biến một
gen, gen đột biến thường là gen trội. Một số đột biến khác gây lên một số thể bệnh ĐTĐ
typ 2 ở người trẻ. Đột biến gen chiếm 85 - 95% bệnh ĐTĐ typ 2. Kiểu hình thường gặp
nhất là hội chứng X. Nhiều tác giả cho rằng gen kháng Insulin cùng tồn tại với các gen
khác như tăng huyết áp, tăng lipid máu.
Nếu đột biến một gen có thể khơng đủ gây bệnh ĐTĐ thì sự kết hợp nhiều gen
đột biến xảy ra là yếu tố thuận lợi làm xuất hiện bệnh ĐTĐ [16].
1.2.2. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose được chia
thành 2 nhóm, nhóm có thể tác động, thay đổi được và nhóm khơng thể tác động, thay
đổi được.
10


* Nhóm nguy cơ có thể tác động, thay đổi được
- Thừa cân béo phì
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm
bệnh rối loạn chuyển hóa ở các nước đã và đang phát triển, người ta gọi là hội chứng

thế giới mới đang gây nên các gánh nặng về kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe ở
các nước nghèo [17].
Tại Anh, theo Ford và cộng sự (2002) thấy khoảng 25% dân số bị Hội chứng
chuyển hóa. Người ta ước lượng khoảng 314 triệu người trên thế giới bị rối loạn
chuyển hóa và 70% trong số họ có nguy cơ bị đái tháo đường typ 2. Tại Mỹ, ước tính
có khoảng 300.000 người béo phì bị chết/năm, 61% người Mỹ trưởng thành bị quá cân
hoặc béo phì, theo một nghiên cứu cho thấy gần 30% thanh thiếu niên của nước Mỹ bị
Hội chứng chuyển hóa.
Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vịng bụng/
vịng mơng tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng
kháng Insulin do thiếu hụt sau thụ thể dẫn đến sự thiếu Insulin tương đối do giảm số
lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng Insulin
cộng với sự giảm tiết Insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở
tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm q
trình chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường
mới và bệnh đái tháo đường xuất hiện.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy những
người có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường typ 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so
với người bình thường.
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phịng tránh được của bệnh đái tháo
đường typ 2. Nghiên cứu của Frank và cộng sự từ năm 1980 đến năm 1986 được thực
hiện trên 84941 phụ nữ không bị bệnh đái tháo đường tại thời điểm bắt đầu nghiên
cứu, kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số 1 của bệnh đái tháo đường typ
2.
BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2(m)
11


Bảng 1.2. Bảng phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể (BMI áp dụng cho người
Châu Á – Thái Bình Dương (WHO, 2000)


Xếp loại
Gầy
Bình thường
Thừa cân
Béo phì độ I
Béo phì độ II

Chỉ số khối cơ thể
<18,5
18,5 - 22,9
≥ 23 - 24,9
25 - 29,9
≥ 30

- Béo bụng
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2000 áp dụng cho khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương: Béo bụng khi vịng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ.
- Tăng huyết áp
+ Khái niệm: Theo Tổ chức y tế thế giới: Một người lớn được chẩn đoán là tăng
huyết áp khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp
tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ huyết
áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là tăng huyết áp.
+ Sự kết hợp giữa tăng huyết áp và đái tháo đường làm tình trạng bệnh trầm
trọng hơn cho các bệnh nhân. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đái tháo đường
chưa hoàn toàn rõ ràng mặc dù được nghiên cứu rất nhiều, đôi khi tăng huyết áp xuất
hiện đơn độc là nguyên nhân gây ra một số các bệnh khác nhưng có lúc tăng huyết áp
là hậu quả của một số bệnh trong đó có đái tháo đường. Tăng huyết áp xảy ra phổ biến
hơn trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường và nó làm khó khăn cho việc kiểm sốt
đường máu và các biến chứng khác. Khó tránh khỏi tăng huyết áp khi có bệnh cầu thận

mà bệnh cầu thận là một trong những biến chứng không tránh khỏi của đái tháo
đường. Trong một nghiện cứu của đa trung tâm của Anh có 40% nam và 53% nữ trong
nhóm đái tháo đường typ 2 có HA cao hơn 160/95 mmHg. Theo NormanKaplan trong
một nghiên cứu ở Đan Mạch có 51% đái tháo đường typ 1 và 80% đái tháo đường typ
2 bị tăng huyết áp.
+ Bệnh căn của tăng huyết áp trong đái tháo đường vẫn còn chưa được biết rõ
có rất nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó có giả thiết về nguồn gốc thần kinh trung
ương, kháng Insulin, các yếu tố liên quan đến độ nhớt của máu và độ cứng thành
12


mạch. Các tác giả cho rằng trong đái tháo đường typ 2 kháng Insulin có vai trị quan
trọng làm tăng huyết áp Insulin làm tăng sự hấp thu muối của thận, Insulin kích thích
hệ thần kinh giao cảm từ đó làm tăng cung lượng tim. Insulin là yếu tố tăng trưởng
mạnh, tác động trực tiếp và gián tiếp qua các yếu tố tăng trưởng khác làm tăng sinh
các tế bào cơ trơn, dày thành mạch tăng sức đề kháng.
Tiến triển của bệnh vi mạch và mạch máu lớn tăng lên trên bệnh nhân đái tháo
đường khi có cả tăng huyết áp, tăng tần suất bị Microalbumin niệu, phì đại thất trái,
bệnh mạch vành và suy tim.
Đái tháo đường và bệnh tim mạch: Theo Tạ Văn Bình (2002) nghiên cứu ở
bệnh nhận suy tim sung huyết: sau 3 năm, 30% phát triển thành đái tháo đường typ 2,
và cứ tăng 1% HbA1c thì yếu tố tim mạch tăng 10 - 30%. Kiểm soát đường máu kém
tỷ lệ bệnh tim mạch tăng cao [3].
- Thừa năng lượng đưa vào và mất cân đối khẩu phần dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng cao ở những
người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hịa, nhiều carbonhydrat tinh chế, ngoài ra thiếu
hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở người
trẻ tuổi cũng như người cao tuổi. Ở người già mắc bệnh đái tháo đường có sự tăng sản
xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin C, E thì phần nào cải
thiện được hoạt động của Insulin và quá trình chuyển hóa.

Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ) ăn nhiều
rau là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Lối sống tĩnh, ít hoạt động thể lực
+ Stress
+ Lối sống phương tây hóa, thành thị hóa, hiện đại hóa, ít hoạt động, ít luyện
tập thể dục thể thao.
+ Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tiền sử hút
thuốc lá, lạm dụng rượu bia với việc gia tăng tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa (HCCH).
Khi sử dụng rượu ở mức độ vừa phải thì rượu có thể làm giảm nồng độ Insulin
khi đói, tăng tính nhạy cảm của Insulin, tăng nồng độ HDL-C. Tuy nhiên nếu lạm dụng
rượu sẽ có tác dụng ngược lại làm tăng Triglycerid máu, tăng huyết áp và làm trầm
trọng hơn sự kháng Insulin.
13


Tiêu hao năng lượng thông qua hoạt động thể lực là yếu tố hết sức quan trọng
trong quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng ăn vào. Hoạt
động thể lực cũng giúp cơ thể chuyển hóa tích cực nên có thể làm giảm khối mỡ, cải
thiện độ nhạy cảm với Insulin và làm giảm Insulin máu. Do phương thức lao động và
điều kiện sống thay đổi nên hoạt động thể lực ngày càng có xu hướng giảm đi, cùng
với chế độ ăn uống được nâng lên, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và các rối loạn chuyển hóa
thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại.
Do đó việc thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực sẽ giảm
đi tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan khác đặc biệt là rối loạn
dung nạp glucose máu.
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy bệnh đái tháo đường đang tăng
nhanh ở những nước đang phát triển, đang có tốc độ đơ thị hóa nhanh; đó cũng là những
nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống.
* Nhóm khơng thể tác động, thay đổi được
- Các yếu tố gen

Yếu tố gen đóng vai trị quan trọng trong bệnh đái tháo đường typ 2. Những đối
tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh đái tháo đường như có bố, mẹ
hoặc anh chị em ruột bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao
gấp 4 - 6 lần người bình thường (trong gia đình khơng có ai mắc bệnh đái tháo đường),
đặc biệt nhất là những người mà cả bên nội và bên ngoại đều có người mắc bệnh đái
tháo đường. Khi cả hai cha mẹ đều bị mắc bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50%. Hai trẻ
sinh đơi cùng trứng, một người mắc bệnh đái tháo đường người kia sẽ bị xếp vào
nhóm thực sự bị bệnh đái tháo đường.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh và Đoàn Duy Hậu, người có tiền sử gia
định có người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 19,5 lần sovới
người khơng có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Các nguyên nhân về tuổi, giới, chủng tộc
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi theo sắc tộc, ở Tây
Âu tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2 4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, ở người da trắng
14


thường trên 50 tuổi. Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nột tiết cũng bị suy giảm theo và
khả năng tiết Insulin của tụy cũng bị giảm, khi tế bào tụy khơng cịn khả năng tiết
Insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh đái tháo
đường thực sự xuất hiện. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất
hiện bệnh đái tháo đường typ 2; tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn
dung nạp glucose máu càng cao. Ở Châu Á, bệnh đái tháo đường typ 2 có tỷ lệ cao ở
người trên 30 tuổi, ở Châu Âu bệnh có tỷ lệ cao ở người từ tuổi 50 trở lên.
Đái tháo đường và thai nghén (tình trạng sinh, đái tháo đường thai kỳ, con cháu
của phụ nữ đái tháo đường khi mang thai, môi trường trong tử cung).
Nghiên cứu của Catherine Kim và cộng sự tổng hợp từ nhiều nghiên cứu đã cho
thấy thời gian theo dõi càng dài thì tỷ lệ mới mắc tích lũy bệnh đái tháo đường typ 2
càng tăng, sau đẻ 4 - 8 tuần, tỷ lệ này có thể dao động từ 2,6% đến 13%. Các nghiên
cứu khác nhau trong thời gian theo dõi khác nhau trên các nhóm nghiên cứu chủng tộc

khác nhau đã cho thấy tỷ lệ này có thể dao động từ 3,4% đến trên 70% với thời gian
theo dõi từ 1 năm đến 28 năm.
1.3. Điểm qua một số nghiên cứu về đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose
máu trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu về ĐTĐ ở Mỹ cho thấy số người mới mắc bệnh là 30.000
người/năm. Ngoài ra cứ mỗi trường hợp được chẩn đốn ĐTĐ thì có một trường hợp
khơng được chẩn đốn [18].
Tại Pháp có 2.000.000 người mắc bệnh ĐTĐ type 2 và 150.000 người ĐTĐ
type 1, số chưa được chẩn đoán vào khoảng 500.000 người (Hội thảo Việt-Pháp về
bệnh ĐTĐ. Hà Nội. 1-2004).
Một nghiên cứu khác cho thấy có tới ½ số người mắc bệnh ĐTĐ type 2 không
được chẩn đốn. Thực sự thì tỷ lệ ĐTĐ sẽ khác nhau nhiều khi các tiêu chuẩn chẩn
đốn được áp dụng khơng thống nhất. Nếu tăng đường máu xét nghiệm lúc đói được
coi như là tiêu chuẩn chẩn đốn thì ở Mỹ có thêm 1-2% dân số mắc bệnh ĐTĐ. Nếu sử
dụng tiêu chuẩn của Nhóm điều tra sức khỏe quốc gia Mỹ thì tỷ lệ này lại là 3,1%
(1993), theo Nhóm số liệu ĐTĐ quốc gia Mỹ tính cả người có nghiệm pháp tăng
cường máu dương tính thì tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ trong dân chúng là 11,2% [19].
15


Nghiên cứu của UKPDS (United Kingdom Pr ospective Diabetes Study) trên
5102 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được tiến hành tại 23 trung tâm ở Anh Quốc, Scotlen và
Bắc Ailen trong suốt 20 năm (1977 - 1997) chia thành 2 nhóm: 30% số bệnh nhân
được điều trị chỉ dùng tiết chế đơn thuần và 70% cịn lại được điều trị tích cực có dùng
thuốc giảm đường máu (Sulfonylure, metformin, insulin). Các kết quả sau cùng của
nghiên cứu UKPDS công bố tháng 9/1998 tại Barcelona cho thấy việc kiểm soát
Glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm
giảm tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới 60% - 70%, cứ giảm 1% HbA1c thì giảm
được 37% biến chứng mạch máu nhỏ, 43% trường hợp phải cắt cụt chi hoặc bệnh

mạch máu ngoại vi, 19% phải mổ thay thủy tinh thể, 16% suy tim và 14% nhồi máu cơ
tim gây tử vong hoặc khơng tử vong. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị tích cực
diễn tiến đến microalbumin niệu giảm 33% so với nhóm điều trị kinh điển. Nghiên cứu
này cũng đã chứng minh được rằng: càng đưa được glucose máu gần về giá trị bình
thường bao nhiêu thì càng kiểm sốt tốt được các biến chứng bấy nhiêu [19], [20].
Nghiên cứu UKPDS 35 cịn cho thấy rằng ở bệnh nhân ĐTĐ khơng chỉ có tổn thương
cơ quan đích mà cả tỷ lệ tử vong chung cũng liên quan chặt chẽ với nồng độ HbA1c.
Nếu giảm được HbA1c từ 9% xuống 7% sẽ làm giảm tỷ lệ là 48% [21].
Nghiên cứu ADVANCE (Action in Diabetes and vascular Disease preterax and
Diamicron MR Control Evaluation) là một thử nghiệm lớn nhất từ trước đến nay được
thực hiện trên 11.140 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 từ Châu Âu, Á, Úc, Bắc Mỹ phân ngẫu
nhiên vào 2 nhóm: nhóm kiểm sốt đường huyết tích cực (tăng cường các biện pháp
thay đổi lối sống, bổ sung liên tục tăng dần các thuốc giảm đường huyết ngay từ ban
đầu, đến sau cùng là sử dụng Insulin cơ bản về đêm) và nhóm kiểm sốt đường huyết
chuẩn. Thời gian theo dõi trung bình là 5 năm. Kết quả: Nhóm kiểm sốt đường huyết
tích cực có HbA1c trung bình là 6,5% có sự khác biệt với nhóm điều trị chuẩn 7,3%
với p < 0,01. Chế độ điều trị tích cực giúp là giảm các biến cố mạch máu quan trọng
10%, chủ yếu là do giúp làm giảm các biến cố mạch máu nhỏ 14%, giảm nguy cơ xuất
hiện hoặc xấu đi của bệnh nhân 21%. Hơn nữa, chế độ điều trị tích cực này khơng làm
tăng thể trọng, tỷ lệ cơn hạ đường huyết khá thấp và không làm gia tăng tử suất [22].
Tại Mỹ, theo điều tra năm 1999 - 2000, có 37% bệnh nhân ĐTĐ trên 20 tuổi có
mức kiểm soát Glucose máu tốt với nồng độ HbAc1 < 7%. Browmlee M năm 2000
16


nhận thấy mức kiểm soát HbA1c kém là 58,2%[23].Torninaga M năm 2000 ghi nhận
có 52,2% HbA1c ở mức kiểm sốt kém. Tại Lào, Khăm Pheng Phu Ma Keo năm 2005
quan sát tại một số bệnh viện ở Viêng Chăn nhận thấy 100% các trường hợp đều có
Glucose máu lớn hơn 7mmol/l [24], [25].
1.3.2. Tại Việt nam

Tại thành phố Huế, theo kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và cộng sự thì
tỷ lệ ĐTĐ trong quần thể người bình thường là 0,96% (1992).
Kết quả nghiên cứu của Mai Thế Trạch, Đặng Thị Bảo Tồn, Diệp Thị Thanh
Bình tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ ĐTĐ trong người dân có sức khỏe bình thường
là 2,62% (1992).
Một nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh ĐTĐ ở thành phố Long Xuyên tỉnh An
Giang (2001) cho thấy tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở đây không thấp hơn (4%) các thành
phố khác trong cả nước. Tỷ lệ mắc bệnh của giới nam ở đây là 2,8% và tỷ lệ của giới
nữ là 4,9%. Trong khu vực nội thành tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 4,6% còn khu vực ngoại
thành là 3,5%.
Một số nghiên cứu tiến hành trên những bệnh nhân nhập viện điều trị, những
bệnh nhân này đến viện vì biến chứng nên tỷ lệ kiểm sốt glucose máu tốt là rất ít. Lê
Thị Thu Hà năm 1999 nghiên cứu trên 38 bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện nội tiết cho
thấy chỉ có 2,63% bệnh nhân có kiểm sốt tốt với HbA1c < 7% [26]. Nguyễn Hải
Thủy năm 2000 nghiên cứu tại Bệnh viện TW Huế thấy rằng: kết quả tỷ lệ bệnh nhân
kiểm soát HbA1c tốt là 0%, chấp nhận được là 16%, kém là 84,5% [27]. Phan Anh Vũ
năm 2001 đánh giá kiểm soát Glucose máu ở bệnh viện Đồng Nai cho thấy 9% đạt kết
quả tốt, 37% đạt mức trung bình và 54% kiểm sốt kém [28].
1.4. Dự phịng đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose
Những người IGT và đái tháo đường có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột
quỵ và bệnh mạch ngoại biên. Nguy cơ này xuất hiện có kết hợp với cả tăng đường
máu và gia tăng tần suất nhận biết các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở người đái tháo
đường.
1.4.1. Sàng lọc phát hiện bệnh sớm
Nhiều chương trình sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường đã được
áp dụng tại nhiều quốc gia. Việc sàng lọc phát hiện sớm đái tháo đường typ 2, đồng
17


thời xác định những người có nguy cơ cao phát triển bệnh sau này bao gồm xác định

người có rối loạn glucose lúc đói (IFG) và rối loạn dung nạp glucose máu (IGT).
Nghiên cứu của Stern và cộng sự, sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến để
dự đoán tỷ lệ mới mắc đái tháo đường trong 7,5 năm bằng các thông tin lâm sàng hiện
tại [15]. Mô hình phân tích đa biến thơng tin này gồm tuổi, giới, chủng tộc, FPG, huyết
áp tâm trương, cholesterol HDL, BMI, cha mẹ/anh chị em mắc đái tháo đường.
Điểm nguy cơ gần đây sử dụng như là công cụ để xác định người có yếu tố
nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường sau này không cần đến xét nghiệm. Yếu tố
nguy cơ bao gồm tuổi, BMI, vòng bụng, tiền sử dùng thuốc hạ huyết áp hoặc glucose
máu, hoạt động thể lực và tiêu thụ rau củ quả hàng ngày. Điểm ≥ 9 có độ nhạy 77% và
độ đặc hiệu 66% và giá trị dự đốn dương tính 7% trong một nghiên cứu cohort tương
lai trong vòng 10 năm [15].
Đái tháo đường vì thế được coi là một bằng chứng cho các chương trình xác
định các cá thể có nguy cơ cao với bệnh tim mạch có thể lựa chọn các điều trị, thay đổi
lối sống để giảm các nguy cơ tim mạch. WHO hướng dẫn sàng lọc đái tháo đường ở cá
thể có tăng huyết áp. Chương trình quốc gia về bệnh mạch vành của Anh khuyến cáo
sàng lọc đái tháo đường cho các đối tượng có hồ sơ điều trị bệnh tim mạch.
1.4.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe để giảm yếu tố nguy cơ
- Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh
RLDNG đặc biệt là đái tháo đường typ 2, chế độ ăn uống có tỷ lệ cân đối giữa các chất
protein, glucid, lipid, các yếu tố vi lượng và chất xơ.
Nhu cầu Protein được khuyến nghị tối thiểu cho người trưởng thành Việt Nam
hiện nay là 1,25g/kg/ngày, với năng lượng do Protein cung cấp dao động từ 12% 14% tổng số năng lượng khẩu phần, trong đó Protein động vật chiếm 30 - 35% tổng số
Protein. Như vậy trong chế độ ăn cần phải có thêm một lượng Protein thực vật như đậu
phụ, lạc vừng…

18



×