Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam hiện nay và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.79 KB, 13 trang )

dTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
---------o0o---------

BÀI TẬP LỚN
Tài chính quốc tế
Đề tài: Thực trạng Đơ la hóa ở Việt Nam hiện nay và biện
pháp khắc phục
Lớp tín chỉ:
Chun ngành:

Tài chính quốc tế_1
Quản trị kinh doanh quốc tế

Nhóm 3
Thành viên:
Lê Thảo Anh
CQ 513533
Đinh Thị Lan Anh
CQ 510254
Bùi Vũ Thu Giang
CQ 510182
Nguyễn Thị HuyềnCQ 511608
Đào Thị Phượng Mai
CQ 510560
Nguyễn Quỳnh Mai
CQ 512063
Vũ Thị Hải Yến
CQ 513498


Hà Nội – 2012


I. Hiện tượng đơ la hóa là gì?
1.Khái niệm
Đơ la hố có thể hiểu một cách thơng thường là trong một nền kinh
tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ
trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đơ la
hố tồn bộ hoặc một phần.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình
trạng đơ la hố cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30%
trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu
thông, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ
2.Phân loại
Đơ la hố được phân ra làm 3 loại: đơ la hố khơng chính thức
(Unofficial Dollarization), đơ la hố bán chính thức (Semiofficial
Dollarization), và đơ la hố chính thức (Official Dollarization).
2.1 Đơ la hố khơng chính thức
Là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế,
mặc dù khơng được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Đơ la hố khơng chính thức có thể bao gồm các loại sau:
- Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
- Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
-Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
2.2 Đơ la hố bán chính thức
Là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở
những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm
chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng
vai trị thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày.

Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính
sách tiền tệ của họ.
2.3 Đơ la hố chính thức (hay cịn gọi là đơ la hố hồn tồn)
Xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu
hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các
hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà cịn hợp pháp trong các khoản thanh
tốn của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ cịn tồn tại thì nó chỉ có vai trị thứ
yếu và thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ.


Thơng thường các nước chỉ áp dụng đơ la hố chính thức sau khi đã thất
bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế.
Đơ la hố chính thức khơng có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng
ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, các nước đơ la hố chính
thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
3. Nguyên nhân của hiện tượng đơ la hóa ở VN
Trên thực tế ta thấy rằng lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn USD. Với
mức chênh lệch lãi suất đáng kể đó thì gửi tiết kiệm bằng VNĐ sẽ cho ta
mức lãi tiết kiệm cao hơn bất chấp sự chênh lệch tỷ giá. Nhưng người dân
vẫn có thói quen tích trữ USD hơn là VNĐ. Tại sao?
- Ngun nhân mang tính lịch sử, đó là sự mất lòng tin vào đồng nội tệ
của người dân
Do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm
1997-1998. thêm vào đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm
cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 càng làm làm cho đồng nội tệ mất giá
nhanh và tạo cho những người giữ tiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một
khối lượng đồng nội tệ lớn. Hơn thế nữa, sau một thời gian ổn định, chỉ
số giá đang ngày càng gia tăng khiến mọi người thêm ngần ngại hơn
trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ. Tỷ giá biển đổi từng ngày,
Người ta thích dùng USĐ khơng chỉ vì tính ổn định mà cịn vì sự gọn nhẹ

và tiện dụng của nó.
- Một ngun nhân khác đó là nguồn ngoại tệ tiền mặt ở nước ta không
ngừng tăng nhanh, đặc biệt là USĐ bởi vì nước ta có rất nhiều kênh để
huy động ngoại tệ:
+ Nguồn kiêu hối ngày càng có xu hường tăng mạnh với mức tăng
bình quân 10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 5 tỷ USD
+ Lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam của khách du lịch nước ngoài
cũng tăng nhanh cùng với lượng du khách đến Việt Nam.
+ Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các
dự án liên doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ
quan nước ngoài tại Việt Nam... được trả bằng ngoại tệ.
+ Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống,
làm ăn, học tập v.v... ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn,
nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các
dịch vụ khác.
+ Tiền viện trợ khơng hồn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi
mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngồi v.v... Bên


cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế,
Chính phủ các nước.
+ Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả đầu tư
trực tiêp và đầu tư gián tiếp.
+ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng cùng với
sự phát triển của nền kinh tế.
+ Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua
các hoạt động kinh tế ngầm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản
lý.
- Tình trạng buôn lậu qua biên giới phát triển mạnh làm tăng nhu cầu
lớn về ngoại tệ

- Yếu tố tâm lý
+ Xuất phát từ yếu tố tâm lý chuộng ngoại và sợ VND mất giá của
người dân đã khiến tình trạng đơ la hóa phát triển ở VN
+ Thói quen sử dụng ngoại tệ trong tiết kiệm hay giao dịch quan
trọng như mua nhà cửa, xe cộ, đất đai, gửi ngân hàng thậm chí là quà cáp
hay biếu xén….
Với lượng tiền mặt ngoại tệ lớn như vậy đang ồ ạt đổ về, buộc Việt
Nam phải đứng trước tình trạng đơ la hóa nền kinh tế ngày càng trầm
trọng.
Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải nhận định rõ rằng: Đơ la
hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm
thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập
như Việt Nam. Xóa bỏ đơ la hóa khơng phải là xóa bỏ hồn tồn và phủ
định tất cả vì cũng giống như lạm phát, phải duy trì ở một mức độ phù
hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự
hiện diện của đơ la hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế
mặt tiêu cực...’
4. Tác động
4.1Tích cực
- Giảm chi phí giao dịch ngoại hối
+ Giảm chi phí chuyển đổi ngoại tệ;
+ Các ngân hàng có thể dự trữ ít hơn từ đó tiết kiệm chi phí;
+ Thu hẹp khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi
chính thức
- Giảm lạm phát
+ Có thể đưa mức lạm phát về gần mức của nước phát hành tiền;


+ Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức thấp
- Tăng độ mở và tính minh bạch của nền kinh tế

+ Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
+ Tạo thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng;
+ Hạn chế rủi ro cán cân thanh toán
4.2 Tiêu cực
- Mất tính chủ động
+ Nhà nước mất tính chủ động trong việc thực hiện các chính sách
kinh tế;
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới hay khi đồng
ngoại tệ bị giảm giá
- Giảm hiệu quả chính sách tiền tệ
+ Chính sách tiền tệ phụ thuộc nhiều vào quốc gia phát hành tiền,
+ Lượng ngoại tệ do dân nắm giữ lớn - khó tính tổng phương
tiện thanh tốn;
+ Cầu nội tệ và ngoại tệ khơng ổn định, nhạy cảm với các yếu tố
bên ngoài;
+ Ngân hàng nhà nước khơng đóng vai trị là người cho vay cuối
cùng
- Áp lực rủi ro tỷ giá
+ Hệ thống ngân hàng thương mại chịu nhiều áp lực về tỷ giá -
phải dành nhiều chi phí cho bảo hiểm rủi ro hoặc đứng trc nguy cơ thua
lỗ
+ Việc tiêu dùng hàng hóa sinh hoạt của người cân cũng dễ bị ảnh
hưởng

II. Thực trạng dơ la hóa tại Việt Nam
1. Diễn biến tình hình đơ la hóa
1.1 Giai đoạn trước đổi mới(trước 1988)
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Nhà nước
nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả
năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém

phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai. Điều lệ quản lý ngoại hối ban
hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày 06 tháng 7 năm 1963 của
Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ
trong nước (kể cả việc cất trữ, mang theo người), mọi giao dịch trong
nước phải thực hiện bằng VND. Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ
được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỷ do Nhà nước cơng bố.
Xuất nhập khẩu và thanh tốn quốc tế đồng tiền sử dụng thường là đồng
Rúp chuyển nhượng và đồng Nhân dân tệ mậu dịch. Vì vậy, khả năng
chuyển đổi của VND rất hạn chế. Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu
của khủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách
giá - lương - tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt tăng giá


vàng. Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ
giá và sử dụng làm phương tiện thanh tốn. Tuy nhiên mức độ ĐLH là
khơng đáng kể do độ mở của nền kinh tế còn rất nhỏ.
1.2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ
khu vực (1988 - 1997)

Biểu đồ tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán ( FCD/M2)

Nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đôla Mỹ trong giao dịch,
buôn bán…bắt đầu được chú ý từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép
nhận tiền gửi bằng đồng đôla . Năm 1991, tỷ lệ FCD/M2 lên đến 41,2%,
việc thanh toán bằng ngoại tệ hợp pháp và bất hợp pháp tương đối nhiều,
việc định giá bằng ngoại tệ và vàng (kể cả đối với các giao dịch nhỏ)
trong dân cư khá phổ biến.
Đến giai đoạn 1993 -1996, khi Việt Nam đang từng bước chuyển
sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước dần xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, đồng thời ban hành

nhiều chính sách để thúc đẩy kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế. Kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định, trung bình gần
8%/năm, lạm phát được kiểm soát ở mức trên dưới 10%, kinh tế đối
ngoại phát triển mạnh ở cả xuất nhập khẩu, đầu tư và vay nợ nước ngoài.
Cùng với thắng lợi trong việc kiềm chế lạm phát, sự phát triển của hệ
thống ngân hàng hai cấp đã khôi phục dần vị thế của VND. Hình thành
Trung tâm giao dịch ngoại tệ và sau đó là Thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Hệ thống thanh toán bắt đầu phát triển, VND được hỗ trợ bởi các
ngân phiếu thanh tốn có mệnh giá lớn làm cho việc sử dụng thuận tiện
hơn. Trong điều kiện tỷ giá tương đối ổn định, lạm phát đã được kiềm chế


nên mức lãi suất cao làm cho VND trở nên khá hấp dẫn, việc nắm giữ
VND đã tỏ ra có lợi hơn nên mức độ ĐLH giảm mạnh, tỷ lệ FCD/M2 năm
1997 xấp xỉ 20%. Đồng thời, Chính phủ cũng bắt đầu hạn chế việc thanh
toán bằng ngoại tệ, xoá bỏ các điểm bán hàng thu ngoại tệ, tăng cường các
bàn đổi ngoại tệ. Tuy nhiên, thị trường ngoại tệ tự do, yết giá và thanh toán
ngoại tệ trong dân cư vẫn chưa kiểm sốt được do thói quen và các hoạt
động kinh tế ngầm, do sự bất tiện khi sử dụng VND vẫn chưa được giải
quyết cơ bản. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, các hoạt động ngoại hối
trái phép tồn tại chủ yếu là do chưa được xử lý một cách kiên quyết.
Nguyên nhân là thiếu chế tài, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý.
1.3 Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực đến nay :
- Từ 1998 đến 2000:
Do khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, mức tăng GDP của Việt
Nam giảm mạnh, trung bình chỉ cịn 6%/năm. Năm 1998, lạm phát lên đến
9,2% (so với mức 3,6% năm 1997), sau đó rơi vào giảm phát mà thấp nhất
vào năm 2000 (-0,6%). Sau một thời gian tỷ lệ FCD/M2 giữ ổn định ở mức
tương đối thấp khoảng trên 20%. Tỷ lệ FCD/M2 năm 2000 đã tăng cao trở
lại đến gần 30%.

- Năm 2001 - 2007:
+ Sau một thời gian giữ ổn định ở mức tương đối thấp khoảng trên
20%, tỷ lệ FCD/M2 lại có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn này và đến năm
2001 đã tăng cao trở lại đến trên 30%.

+ Tuy nhiên đến năm 2004 khi lạm phát ở mức 9,5% (do nhiều
nguyên nhân, đặc biệt là thiên tai, dịch cúm gia cầm và giá nguyên, nhiên


liệu trên thế giới tăng, đây là lạm phát chi phí đẩy) làm lo ngại về sự mất
giá của tiền đồng càng gia tăng và lãi suất USD trên thế giới tăng, chênh
lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ trong nước giảm càng làm người tiết
kiệm muốn chuyển đổi tiền đồng sang đola để gửi vào ngân hàng vì vậy
tỷ lệ FCD/M2 đang có biểu hiện gia tăng trở lại, đạt gần 24%.
- Giai đoạn từ 2008- quý 1/2010

+ 2008 khủng hoảng kinh tế tồn thế giới tình trạng lạm phát tăng cao
(29,8%) tâm lý lo ngại đồng nội tệ mất giá tăng lên làm tình trạng đơla hóa
ở nước ta có xu hướng gia tăng trở lại năm 2008 tỷ này là xấp xỉ 20% và
khơng có sự thay đổi nhiều cho đến hết quý I/2010.


Lượng tiền gửi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng và cơ sở tiền tệ của
Việt Nam thời gian qua

Nhìn trên biểu đồ ta thấy FCD tăng rất mạnh và liên tục trong 3
năm trở lại đây.Cuối năm 2007 là 221.669 nghìn tỷ đồng,đến hết quý
1/2010 đã là 350.229 nghìn tỷ. Điều này cho thấy mức độ đơ la hóa
khơng những khơng giảm mà cịn có xu hướng gia tăng.Một mặt là do
tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân vẫn còn phổ biến,mặt khác do tỷ

lệ lãi suất tiền gửi bằng USD ở Việt Nam rất cao so với thế giới(dao động
ở mức 4-5%,trong khi đó,tỷ lệ trung bình trên thị trường thế giới chỉ là
0,3-0,4%,tức là cao gấp 10 lần) ,nên thu hút được một lượng tiền lớn từ
nước ngoài gửi về.Điều này cho thấy khả năng huy động nguốn vốn ngoại
tệ nhàn rỗi trong dân là khá cao,sẽ kích thích đầu tư cho phát triển kinh
tế.Tuy vậy,nhìn từ góc độ đơ la hóa,con số này cũng rất đáng quan tâm.
- Năm 2011:
Trong báo cáo của mình, ADB cho biết những năm vừa qua, mức
độ đơla hố của việt nam là khá cao ln nằm ở mức độ trên 20%. Từ
11/2009, tiền đồng đã giảm giá 4 lần đã làm mất niềm tin của người dân
đẩy nhanh q trình đơla hóa.
Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân
hàng đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, 1 hệ thống bị đơla hố mạnh đó là bán hàng qua
mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Dễ nhận
biết nhất là tại các trang wed, các cửa hàng bán đồ nhập khẩu đều thể hiện
đồng thời 2 loại hình thanh tốn bằng đơ và tiền đồng Việt Nam. Mọi
thanh tốn đều thơng qua USD. Nếu khách hàng trả bằng tiền đồng thì sẽ
được quy đổi theo tỷ giá mà cửa hàng niêm yết trước. Nguyên nhân dẫn
đến việc này là do hầu hết các cửa hàng nhập khẩu đều theo USD; để
tránh bị lỗ khi tiền đồng bị suy yếu.
2. Những tồn tại
2.1 Niêm yết bằng giá USD
Thông thường đơ la hóa diễn ra khi đồng tiền của một nước được
đánh giá là yếu kém và đồng đô la được coi là dự trữ có giá trị. Tuy
nhiên, khơng phải quốc gia nào có đồng tiền yếu cũng bị đơ la hóa trực
tiếp. Một số nước trên thế giới có nền kinh tế tương tự Việt Nam như:
Trung Quốc, Thái Lan, Brasin,... khơng cho phép thanh tốn các loại hàng
hóa dễ dàng bằng đồng dollar. Chính việc cho phép sử dụng hợp pháp



đồng dollar tại Việt Nam để mua các loại hàng hóa như: bất động sản, xe
cộ, phí khách sạn,...đã làm tăng q trình đơ la hóa ở Việt Nam.
2.2 Đơ la đang là cơng cụ thanh tốn chủ yếu trong hoạt động xuất
nhập khẩu
Hiện nay 70% hợp đồng xuất nhập khẩu ở Việt Nam là được thanh
tốn bằng đơ la. Do đó,đã làm tăng cầu về đơ la trong nước, dẫn đến việc
tăng tỷ giá của đồng đô la so với nội tệ. Từ đó đã góp phần gây ra hiện
tượng đơ la hóa.
2.3 Hệ thống ngân hàng cịn nhiều bất cập
Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam chưa có thể đáp ứng được nhu
cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước khi doanh nghiệp cần thanh
toán ngay cho các đối tác nước ngồi. Do đó doanh nghiệp có xu hướng
dự trữ ngoại tệ để đề phòng rủi ro cho chính bản thân mình.
Mặc dù chính sách quản lý ngoại tệ hiện nay không cho phép các
giao dịch ngoại tệ mà ngồi hệ thống ngân hàng. Nhưng, các chính sách
lại cho phép người dân nhận kiều hối bằng ngoại tệ, được gửi ngoại tệ
không kể nguồn gốc tại các ngân hàng và được rút cả gốc bằng lãi bằng
ngoại tệ.
Ngoài ra các ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu dự trữ đơ la chứ ít
dự trữ các ngoại tệ khác.
 Tất cả đã giúp làm tăng việc đô la hóa tại Việt Nam
2.4 Các quy định xử phạt chưa nghiêm
Mặc dù các quy định về việc xử phạt đã có từ lâu và ln được cập
nhật liên tục nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn còn nhiều
vi phạm ở ngoài nhưng vẫn chưa được xử lý: thu đổi ngoại tế, quảng cáo
bằng ngoại tế, khuyến mại,...
Các quy định vẫn chưa đủ nghiêm khắc để răn đe người dân cũng
như các doanh nghiệp. Mặc dù gần đây nhà nước đã cho công bố các mức

phạt cụ thể cho từng vi phạm.

III. Những biện pháp khắc phục
1. Chủ trương:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải
thanh toán bằng tiền Việt Nam (Nghị quyết IV của ban chấp hành TW
Đảng khóa VIII)


- Ngày 04/07/2007, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số
98/2007/QĐ-TTg, phê duyệt đề án Nâng cao tính chuyển đổi của đồng
tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng Đơ la hóa trong nền kinh tế
2. Quan điểm của Đảng về xóa bỏ Đơ la hóa trong nền kinh tế xã hội ở
nước ta
- Phải thực hiện từng bước, từng khâu, thích ứng với từng giai đoạn đổi
mới, phát triển của đất nước
- Phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính, kết hợp với giáo
dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội
- Nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng, thuộc tính của
tiền
- Khơng thể xử lý theo quan điểm xố bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Cần
cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào hệ thống ngân
hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
3. Giải pháp:
- Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đơ la hố;
nhất quyết phải có các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ
để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đơ la hố
- Nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối. Thu
hẹp, tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và
kinh doanh ngoại tệ trái phép

+ Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn
+ Sử dụng các công cụ tiền tệ để tác động đến điều kiện thị trường
nhằm làm cho VND hấp dẫn hơn USD trong thanh tốn
+ NHNN có thể thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi
suất tái chiết khấu nhằm phát tín hiệu để các NHTM tăng lãi suất huy
động VND
+ Nghiêm cấm giao dịch bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam,
ngoại trừ các tổ chức kinh doanh được phép thu ngoại tệ
- Xóa bỏ chế độ thanh tốn bằng ngoại tệ trong nước
+ Nâng cao năng lực hệ thống ngân hàng, đa dạng hóa các loại
ngoại tệ nắm giữ
+ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh tốn bằng Đơ la của các doanh
nghiệp trong nước


+ Hạn chế tối đa tiến đến nghiêm cấm mua bán ngoại tệ trên thị
trường chợ đen; ngăn chặn các hoạt động kinh tế ngầm làm phát sinh cầu
ngoại tệ
- Có biện pháp thu hút lượng ngoại tệ trơi nổi vào hệ thống ngân hàng
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư
dưới mọi hình thức
+ Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các dự
án lớn cần nguồn vốn bằng ngoại tệ
+ Phát triển các cơng cụ tài chính trong nước để người dân có thêm
nhiều kênh đầu tư cũng như dự trữ giá trị mà không phải ngoại tệ
- Xóa bỏ các chính sách gây tâm lý Đơ la hóa
+ Việc người dân mua vào USD có nguyên nhân từ việc lo sợ tiên
Việt mất giá
 Cần tạo dựng niềm tin của người dân vào sự ổn định của nền kinh
tế, tăng trưởng ổn định, kiềm chế lạm phát

- Tạo mơi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn
ngoại tệ hiện có trong dân bằng những biện pháp :
+ Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường
cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương
mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
+ Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường,
điện lực... khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.
+ Phát triển các cơng cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,
đa dạng hoá các danh mục đầu tư trong nước.
- Một số giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ
+ Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển
dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền
kinh tế.
+ Tỷ giá ngang giá nên gắn với một "rổ" tiền tệ (bao gồm một số
ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số đồng tiền của các nước
trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc...)
+ Các ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những
đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD.
+ Sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ (như lãi suất, dự trữ
bắt buộc...) để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt
Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ
đồng Việt Nam sang đô la Mỹ.




×