Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Văn hóa đạo đức quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.72 KB, 33 trang )

ÔN TẬP HỌC PHẦN: VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ
BIÊN SOẠN: TRỊNH THỊ HẠNH-2105QTNA022
Giảng viên: Trần Thị Ngân Hà

Chương 1
LÝ LUẬN VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ
1.1.

Khái niệm và đặc điểm của văn hóa quản lý

1.1.1.

Khái niệm “văn hóa”

Văn hóa theo triết tự của cả phương Đông và phương Tây đều có nghĩa
chung căn bản là “sự giáo hóa vun trồng nhân cách của con người, làm cho
con người có cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.
Theo GS. TS Trần Ngọc Thêm, “văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực
tiễn tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng với nhu cầu của cuộc sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Theo UNESCO “VH là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần, vc, trí
tuệ, cảm xúc quyết định tc của xh hay 1 nhóm người trong xh”.
Văn hóa là lĩnh vực hoạt động tích cực và năng động nhất của loài
người, thõa mãn:

1



- Thể hiện bằng biểu tượng: mang một ý nghĩa cụ thể được các thành
viên trong cộng đồng nhận biết như âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành
động của con người, ký tự…
- Do con người sáng tạo trong một quá trình lịch sử liên tục: các giá trị
vật chất, tinh thần đều do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình
hoạt động thực tiễn, tương tác giữa mt tự nhiên, xã hội.
- Hàm chứa giá trị: giá trị vật chất, tinh thần như tự do, bình đẳng,bác
ái… (giá trị chân thiện mỹ trường tồn)
- Gắn với sự tồn tại của con người, vì con người: do con người phát hiện,
phát triển văn hóa gắn với sự tồn tại của con người và vì con người mà
đổi mới, cải tiến, phát triển.
1.1.2.

Khái niệm “quản lý”

Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, CTQL tác động
lên ĐTQL bằng công cụ, phương pháp khác nhau qua quy trình quản lý nhất
định nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu của tc trong điều kiện môi trường biến
động.
BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ:
- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến:
- Quản lý là tác động bằng quyền lực (sử dụng 1 cách dân chủ): đảm bảo
sự phục tùng của cá nhân với tổ chức; phương tiện CTQL chỉ đạo, bắt
-

buộc ĐTQL thực hiện theo mệnh mệnh, yêu cầu.
Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực
Hoạt động quản lý nhằm hướng tới mục tiêu chung
Quản lý là 1 quá trình liên tục
Quá trình quản lý là 1 q trình thơng tin với những liên hệ ngược

Quá trình quản lý diễn ra trong 1 mơi trường biến động

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HĨA VÀ QUẢN LÝ
Là hai lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đặc trưng nhất của con người

2


Thể hiện quá trình tương tác của con người
Vì sự tồn tại, phát triển của con người
Văn hóa tham gia và tác động mạnh mẽ với quá trình quản lý
Quản lý sử dụng văn hóa như động lực để nâng cao hiêu quả hoạt động
= VHQL vừa là mục tiêu, sức mạnh của QL
1.1.3.

Khái niệm văn hóa quản lý

VHQL là hệ thống triết lý, ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo với những
biểu trưng khác nhau được các CTQL đồng thuận, có ảnh hưởng ở phạm vi
rộng đến cách thức hành động của các tv trong tc nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.

Đặc điểm (bản chất) của văn hóa quản lý

Tính cộng đồng: là khn mẫu điều chỉnh hành vi của cộng đồng người. Nó
gồm các thói quen, tập tục, lễ nghi, tơn giáo,... có tác động tới tâm lý, hành vi
của 1 khối đông người theo cách mặc nhiên, có tính đồng hóa rộng.
Tính đặc thù, bản sắc: Tạo ra sự đa dạng khác biệt giữa các CTVH khác nhau.
Đồng thời tạo ra sự đồng thuận thống nhất trong lối ứng xử nội bộ cộng đồng
làm chủ thể cho mỗi nền văn hóa.

Tính ổn định và bảo thủ: Tạo ra sự di truyền giữa các thế hệ. Lực cản mạnh và
bền vững đối với sự đổi mới.
Tính giá trị, tinh hoa: Là thước đo mức độ nhân bản con người, là hệ thống
giá trị chân – thiện – mỹ điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ chức trong
đời sống cộng đồng.
Tính có thể học hỏi được: Con người ngồi vốn văn hóa có được từ nơi sinh
ra và lớn lên có thể học hỏi được từ những nền văn hóa khác.
1.3.

Nguồn gốc hình thành văn hóa quản lý
3


1.3.1.

Văn hóa dân tộc

VHQL bắt nguồn từ giá trị truyền thống của VHDT. Mỗi dân tộc sản
sinh ra tất cả giá trị văn hóa của dân tộc mình và tác động lên mọi lĩnh vực
của văn hóa – xã hội trong đó có hoạt động quản lý
Mỗi nền văn hóa dân tộc có những giá trị đặc trưng riêng và có hệ quả
đặc thù đối với hoạt động quản lý
Mức độ coi trọng tính cá nhân, tính tập thể, khoảng cách phân cấp của
xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp, sự bất bình đẳng giữa nam
quyền, nữ quyền là các yếu tố văn hóa dân tộc có tác động mạnh đến văn hóa
quản lý.
Những truyền thống dân tộc thấm nhuần rất khó thay đổi đều tác động
mạnh mẽ đến q trình quản lý. Đó có thể là thế mạnh nhưng đôi khi là hạn
chế
(VD: áo dài, lễ hội, ...)

1.3.2.

Thể chế xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Thể chế là các luật lệ, quy tắc của 1 xã hội từ cấp quốc gia đến cấp
cộng đồng nhỏ nhất hướng dẫn, khuyến khích, ca ngợi, khen thưởng, lên án,
trừng phạt, ngăn cấm, ràng buộc, ... Nhờ vậy tác động đến cách nghĩ, cách
cảm, cách làm, cách sống của mọi người trong chế độ xã hội ấy.
Các thể chế là tiền đề cho hoạt động của tổ chức và quản lý. Nó có thể
tạo ra thuận lợi của thách thức với tổ chức.
Trình độ phát triển kinh tế – xã hội càng cao thì kinh tế càng có thêm
những nét đặc trưng, phương thức sản xuất nào quy định phương thức quản lý
tương ứng với những đặc trưng quản lý khác nhau.

4


1.3.3.

Các yếu tố tâm lý xã hội của cá nhân và nhóm

Tâm lý cá nhân: tổng thể của trạng thái, tình cảm, nhận thức, ý chí,
nguyện vọng của 1 người.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân nhà quản lý:
+ Giới tính
+ Tuổi tác
+ Nguồn gốc, xuất thân
+ Trình độ chun mơn
+ Thâm niên nhà quản lý
+ Cá tính và tố chất riêng

Tác động của tâm lý nhóm và cộng đồng: (Hội chứng đám đơng). Văn
hóa quản lý trước hết chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm nhóm của bộ phận quản lý
và sau nữa là chịu sự tác động tâm lý của nhóm chính thức và khơng chình
thức tồn tại trong tổ chức; biểu hiện bằng sự đồng thuận và khơng đồng thuận.
Xây dựng văn hóa quản lý hài hịa với tâm lý nhóm và cộng đồng có
tác
dụng: Giảm tính hỗn tạp và tránh xung đột. Chuẩn mực hóa
1.3.4.

Loại hình tổ chức và mơi trường quản lý

Hình thành các loại hình tổ chức khác nhau với những đặc trưng khác
nhau tất yếu hình thành các loại văn hóa quản lý khác nhau
Doanh nghiệp: theo đuổi lợi nhuận, triệt để tuân thủ quy luật của cơ chế thị
trường.

5


Cơ quan hành chính nhà nước: tập trung thực hiện chức năng quản lý xã hội,
phục vụ xã hội không vì mục đích lợi nhuận - Mơi trường quản lý: là các yếu
tố hoặc tập hợp các yếu tố bên ngoài hệ thống quản lý tác động, ảnh hưởng
đến sự vận động, biến đổi và phát triển của hệ thống quản lý: Môi trường bên
trong tổ chức; Môi trường bên ngồi tổ chức
1.4.

Nội dung của văn hóa quản lý

1.4.1.


Triết lý quản lý

Là hệ thống quan điểm cơ bản có tính chất nguyên tắc xuyên suốt hoạt
động quản lý gắn liền với sứ mệnh của tổ chức được tuân thủ trong quá trình
hoạt động quản lý để đạt mục tiêu xác định
Ví dụ: + Vingroup: “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”
+ Panasonic: “A better life, A better world”
Triết lý quản lý được hình thành qua sự tổng kết kinh nghiệm trước hết
bởi người lao động quản lý đủ uy tín. Nhưng đơi khi những triết lý quản lý
được hình thành qua con đường thảo luận để đạt được sự đồng thuận cao độ.
Cấu trúc của triết lý quản lý bao gồm:
+ Mục tiêu quản lý: Mục tiêu sứ mệnh. Mục tiêu chính
+ Quan hệ giữa CTQL, ĐTQL, MTQL: nhằm giúp nhà quản lý định hướng
được hành vi trong quá trình hoạt động của mình.
+ Phương thức quản lý: xác định phương hướng hoạt động của mình và cho
các cấp quản lý
Vai trò của triết lý quản lý:
+ Là cốt lõi trụ cột của văn hóa quản lý
+ Vạch ra mục tiêu, phương thức thực hiện và giá trị đạo đức cho mọi thành
6


viên trong tổ chức.
+ Là động lực phát triển tổ chức bền vững
+ Là điều kiện thiết yếu để duy trì mục đích, ngun tắc quản lý cơ bản và
phát triển nền văn hóa quản lý
+ Vạch ra lý tưởng phấn đấu định hướng hoạt động và hệ giá trị chuẩn mực
đánh giá hành vi của nhà quản lý.
- Muốn phát huy hết hiệu quả của mình, triết lý quản lý phải có tính lý giải,
giản minh, nhất trí.

1.4.2.

Hệ giá trị quản lý

Là hệ thống niềm tin, ý nghĩa, là biểu hiện nhu cầu của cá nhân hay
nhóm trở thành mục tiêu hành động của cá nhân, nhóm
Là hệ thống những nguyên tắc thiết yếu mang tính lâu dài của hệ thống
quản lý. Ảnh hưởng sâu sắc rới suy nghĩ, hành động của các thành viên.
Phân loại giá trị:
+ Mục tiêu của tổ chức
+ Các giá trị ưu tiên:
Định hướng quyền lực: NQL độc tài, khác biệt
Định hướng thành tựu: trọng tâm kết quả, thành quả
Định hướng vai trị: Hồn thành chức năng
Định hướng hỗ trợ: các tổ chức phi lợi nhuận và tôt chức tự quân
+ Giá trị con người trong quản lý
+ Lợi ích của tập thể và quyết định quản lý
+Quyền lực quản lý
7


== Vai trò của hệ giá trị trong tổ chức: Những nguyên tắc của tổ chức (trong
mqh của chủ sở hữu ,NQT, người lao động, khách hàng và các bên liên quan)
Lòng trung thành và cam kết
Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi
Tạo ra phong cách ứng xử giao tiếp và hoạt động đặc thù của tổ chức.
QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ VỀ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
TRONG TỔ CHỨC:
- Quan niệm 1: Con người là động vật biết nói.
(thời kì “chiếm hữu nơ lệ”; Ở Việt Nam là “chế độ phong kiến”)

- Quan niệm 2: Con người được coi là 1 loại cơng cụ lao động
(Ví dụ: bóc lột lao động trẻ em; thuê lao động khơng kí hợp đồng tại các mỏ
đá, mỏ khống sản)
- Quan niệm 3: Con người muốn được đối xử như 1 con người.
(VD: Muốn được thực hiện quyền công dân)
- Quan niệm 4: Con người có các tiềm năng tiềm ẩn cần được khai thác
(Võ Nguyên Giáp từ 1 thầy giáo dạy sử trở thành 1 vị đại tướng lừng lẫy mà
khơng phải qua trường lớp nào)
Lợi ích tập thể và quyết định quản lý:
+ Quyết định quản lý: lựa chọn đề xuất bằng mệnh lệnh, chỉ thị, biện pháp
hoặc phương án giải quyết của chủ thể quản lý truyền xuống cho khách thể
quản lý nhằm huy động và tổ chức họ chấp hành 1 yêu cầu hay giải pháp 1
tình huống cụthể.

8


+ Ra quyết định: là 1 khâu quan trọng của q trình quản lý. Có nhiều quan
điểm cho rằng: “Quản lý là quá trình ra quyết định”
+ Cách thức ra quyết định:Độc đoán; Phương pháp quyết định cuối cùng;
Phương pháp nhóm tinh hoa thể
Quyền lực quản lý:
+ Quyền lực là công cụ của người quản lý, là biểu hiện của năng lực lãnh đạo
quản lý và là phương tiện để thực thi năng lực này
+ Văn hóa quản lý thể hiện qua cách thức của nhà quản lý sử dụng quyền lực
của mình theo hướng chuyên quyền, dân chủ hay tự do. Tính hợp lý khi sử
dụng các loại quyền lực
+ Tham nhũng: ln gắn với quyền lực và có nguồn gốc từ quyền lực Câu
hỏi: “Vì sao quản lý vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật”
Mang tính khoa học:

+ Nhà quản lý phải nắm vững, vận dụng tri thức được hệ thống hóa các quy
luật quản lý của CTQL giải quyết các vấn đề được đặt ra. Quá trình hoạt động
của tổ chức phải vận dụng những thành tựu khoa học tiến bộ.
Mang tính nghệ thuật:
Là hoạt động đặc biệt, địi hỏi vận dụng sự khơn khéo, linh hoạt và
sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm tác động lên ĐTQL, các cá nhân cụ thể
bao gồm : Nghệ thuật dùng người, nghệ thuật giao tiếp ứng xử…
1.4.3.

Phong cách quản lý

Phong cách quản lý là hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương
pháp, phương tiện của người quản lý lãnh đạo để tổ chức và động viên tính
tích cực của xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định

9


Biểu hiện
Phương pháp làm việc, quá trình ra quyết định, thói quen; lối sống;
cách tác phong, hành vi ứng xử với các bên liên quan
Các yếu tố cấu thành phong cách quản lý:
+ Phương pháp làm việc đặc trưng
+ Thói quen, lối sống, tác phong
+ Quá trình ra quyết định
+ Hành vi ứng xử giữa các bên liên quan
Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách quản lý:
CÁ NHÂN NHÀ QUẢN LÝ (chủ
quan)
- Đặc điểm, tâm lý, nhân cách

- Cá tính, sở thích
- Q trình đào tạo
- Sự rèn luyện trong thực tiễn và quá
trình thực hiện các chức trách nhiệm
vụ

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ (khách
quan)
- Điều kiện tự nhiên
- Thể chế xã hội: văn hóa truyền
thống
- Phương thức sản xuất
- Thể chế KT-CT
- Khoa học – công nghệ
- Môi trường công tác

Một số phong cách quản lý điển hình:
+ Phong cách độc đốn, chun quyền (Hít-le) đặc trưng bằng việc tập trung
mọi quyền lực vào một hay một NQL. Bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí,
sáng kiến của các thành viên khác trong tập thể.
Nhân viên ít thích người lãnh đạo. Hiệu quả làm việc khi có lãnh đạo cao,
thấp khi khơng có lãnh đạo. Bầu khơng khí nặng tính định hướng cá nhân.
+ Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh, Bill Gates…
Nhân viên thích lãnh đạo hơn
Khơng khí thân thiện. Định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
10


Năng suất cao hơn khi khơng có mặt lãnh đạo
+ Phong cách tự do Trump: NQL cho phép nhân viên được quyền ra quyết

định, nhưng NQL vẫn chịu trách nhiệm trước những quyết định được đưa ra.
Nhân viên ít quan tâm tới lãnh đạo
Khơng khí thoải mái. Định hướng nhóm, định hướng mục tiêu
+ Phong cách quản lý khác: “Con sói đơn độc”
Phong cách nhà quản lý
Phong cách nhà sản xuất
Phong cách người mộng tưởng
Chuyên quyền

Dân chủ

Tự do

Sử dụng quyền lực tối Sử dụng quyền lực mức NQL sử dụng quyền lực
đa
độ phù hợp
một cách tối thiểu
NQL tự quyết định, Khuyến khích cấp dưới NQL là người cung cấp
khơng san sẻ, ủy quyền tham gia xây dựng và thông tin tham gia công
thực hiện quyết định
việc như một thành
viên trong nhóm
Thơng tin một chiều

Thơng tin đa chiều

Thơng tin đa chiều

Cưỡng chế, áp đặt, ra
lệnh, sử dụng hình phạt

nhiều hơn khen thưởng,
kiểm tra, giám sát chặt
chẽ và thường xuyên

Thưởng phạt, giao
quyền, phân cơng cơng
khai, cơng bằng, kiểm
tra, giám sát, phát huy
tính tự lập tương đối
của cấp dưới

Hầu như không sử dụng
hệ thống kiểm tra giám
sát công việc, dựa vào
kết quả cuối cùng

Gắn liền với tình huống
khẩn cấp, cơng việc đặc
thù, địi hỏi chấp hành
mệnh lệnh tuyệt đối

Gắn với việc xây dựng
các quyết định chiến
lược, chính sách, quy
chế… trong hồn cảnh
khơng khẩn cấp

Gắn với cơng việc có
tính chất đặc thù về
chun mơn với người

năng động, sáng tạo, có
trình độ và trách nhiệm

11


1.5.

Biểu hiện của văn hóa quản lý trong 1 tổ chức

1.5.1.

Biểu hiện hữu hình

Kiến trúc, nội thất, cách bài trí
Nghi lễ, nghi thức - Biểu tượng (logo, đồng phục, ...)
Ngôn ngữ, khẩu hiệu - Nội quy, quy định
Ấn phẩm, nội san
1.5.2.

Biểu hiện vơ hình

Lịch sử, truyền thống
Tập tục khơng thành văn (sinh nhật, tân gia, ...)
Hội họp
Văn hóa thưởng phạt
Giao tiếp trong quản lý
1.5.3.

Chức năng của văn hóa quản lý


Chức năng định hướng: Nội dung của vhql gồm Hệ giá trị ql, triết lý ql,
phong cách lãnh đạo của người quản lý hình thành cho tổ chức những quy tắc,
quy định chuẩn mực, quy trình làm việc riêng định hướng hành vi của tồn
thể nhân viên trong tc. Nv có nghĩa vụ tuân thủ, tự nguyện thực hiện hướng
tới mục tiêu chung của tổ chức.
Định hướng sáng tạo, sẵn sàng mạo hiểm: quyết định sáng tạo, chấp
nhận mọi rủi ro của NQL. Nhân viên được khuyến khích sáng tạo, hậu thuận
khi đương đầu với những bất trắc khi thử nghiệm cách làm mới.
Định hướng ổn định: thể hiện bằng mức độ các hoạt động quản lý
được giữ nguyên hiện trạng thay vì thay đổi.

12


Định hướng kết quả: thể hiện bằng mức độ NQL chú trọng tới kết quả
thay vì quá trình, phương pháp thực hiện để đạt được kết quả đó
Định hướng chú trọng chi tiết: mức độ các thành viên được khuyến
khích trình bày cụ thể, chính xác, phân tích kỹ, chú trọng chi tiết
Định hướng chú trọng con người: mức độ các quyết định quản lý dành
sự quan tâm tới con người trong tổ chức
Định hướng tập thể: Mức độ các hoạt động được thiết kế, tổ chức trên
cơ sở nhóm-tập thể
Chức năng kiểm sốt: văn hóa quản lý tập hợp những hành vi, chuẩn
mực trong tc= kiểm soát hành vi của cá nhân, nv trong tc
Sự kiểm soát
Chức năng điều chỉnh
Chức năng động viên
Chương 2
LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ

2.1.

Khái niệm và đặc điểm của đạo đức quản lý

2.1.1.

Khái niệm đạo đức

Theo giáo trình đạo đức học năm 2000 “Là một hình thái, ý nghĩa xã
hội, là tập hợp những nguên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thông và sức mạnh dư luận xã hội”
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh đạo đức là hình thái, ý nghĩa xã hội bao
gồm những nguyên tắc, quy chuẩn và chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự
điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ
xã hội trong quan hệ người với người.
13


Theo quan điểm Mác xít “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp
với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người với
người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn xã hội”
Khái niệm đạo đức có đặc trưng:
- Là một hình thái ý nghĩa xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, trực tiếp phản
ánh hiện thực đời sống xã hội
- Hệ thống các giá trị thiện ác tốt xấu
- Là phương thức điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội hướng
thiện
- Đạo đức góp phần đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh, ổn định,
bền vững, đảm bảo văn minh và tiến bộ xã hội

Các giá trị đạo đức: thiện ác, khoan dung- cố chấp, chính trực-tham
lam, khiêm tốn-kiêu ngạo, dũng cảm-hèn nhát…
Ví dụ: Sự trung thực của người Nhật Bản
- Một quãng đường dài: bác tài xế sẽ khuyên bạn đi tàu điện ngầm cho rẻ
- Người Nhật đặt đồ muốn bán trước nhà, người mua sẽ tự động bỏ tiền
vào thùng… và cuối ngày họ chỉ việc mang tiền về nhà
- Tại các siêu thị, con đường mua sắm…không cần phải gửi giỏ hay
túi…
- Nếu là khách nước ngoài các cửa hàng tự động trừ thuế 5-10%
- Khơng có ăn cắp vặt
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT
- Pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền và ý chí
chung của mọi tầng lớp trong xã hội
- Pháp luật có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức lỗi thời, cải tạo các
chuẩn mực đạo đức góp phần tạo nên những cmdd phù hợp, tiến bộ cho
xh
14


- Pháp luật là công cụ, phương tiện bảo về cmđd
- Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định
pháp luật

CẤU TRÚC CỦA ĐẠO ĐỨC
Quan điểm 1: Đạo đức= ý thức đạo đức+thực tiễn đạo đức
Ý thức dd: tư tưởng, quan điểm, lý tưởng, niềm tin, chuẩn mực… (dd
trong suy nghĩ)
Thực tiễn dd: hành vi của con người diễn ra dưới tác động điều chỉnh ý
thức dd (dd trong hành động)
Quan điểm 2= dd xh+dd cá nhân

Dd xh: xem xét trên phạm vi chung của một xã hội nhất định, phản ánh và
khẳng định sự tồn tại của xh
Dd cá nhân: gắn với từng cá nhân riêng lẻ, phản ánh và khẳng định sự tồn
tại của cá nhân như một cá thể riêng lẻ
Quan điểm 3:
dđ gồm 4 yếu tố:
- giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức
15


vd: tính trung thực trong kinh doanh
- Các thiết chế xh về dd
Vd: nn, tc xh về dân sự
- Hành vi đạo đức
Vd: không khuyến mại giả
- Mẫu nhân cách đạo đức tiêu biểu
2.1.2.

Khái niệm đạo đức quản lý

Đạo đức quản lý là những nguyên tắc và chuẩn mực, quy định quy tắc
ứng xử đạo đức tỏng mqh quản lý, giúp giải quyết những vấn đề dd tồn tại
trong công tác quản lý
2.1.3.

Đặc điểm của đạo đức quản lý

Đạo đức lãnh đạo quản lý là 1 vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức hay
vấn đề mang tính đạo đức. Đây là 1 hoàn cảnh cá nhân/tổ chức gặp phải khó
khăn, trở ngại hay những tình huống khó xử khi phải lựa chọn 1 trong nhiều

cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí Đúng – Sai theo quan niệm phổ
biến kiến thức của xã hội.
Đặc điểm của đạo đức quản lý:
+ Gắn liền với chuẩn mực đạo đức
+ Mang tính giai cấp
+ Được đảm bảo tơn trọng và thực hiện trong thực tiễn
Vấn đề đạo đức quản lý chia thành 4 loại mà bản chất của nó là mâu
thuẫn:
+ Triết lý đạo đức

16


+ Quyền lực
+ Truyền thơng
+ Lợi ích.
2.2.

Nguồn gốc hình hành đạo đức quản lý

2.2.1.

Nhân cách đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về đạo đức khi thực hành
nghề nghiệp.
+ 1 người quản lý có đạo đức nghề nghiệp thì tiến hành cơng việc hợp lý có
đúng đắn, công bằng
+ Các nhân viên (đối tượng quản lý) có đạo đức nghề nghiệp thì thực hiện
cơng việc trung thực, chuyên nghiệp, tận tụy

+ Đạo đức gắn liền với mỗi người, bổ sung và hoàn thiện nhân cách con
người. Một người được coi là có đạo đưc nghề nghiệp cũng được coi là người
có nhân cách tốt
2.2.2.

Hệ giá trị của tổ chức

Là những giá trị cốt lõi quyết định mọi hành động của tổ chức/tập thể Đây là những nguyên tắc cao nhất bắt buộc mọi thành viên trong tổ chức phải
thuân theo
Quản lý với tư cách là 1 hoạt động trong tổ chức sẽ bị chi phối bởi các
hệ giá trị của tổ chức
2.2.3.

Hệ thống chuẩn mực xã hội và cộng đồng quốc tế

Chuẩn mực xã hội là những quy tắc hành vi chuẩn mực chung được
cộng đồng thừa nhận; là thước đo nhân cách mỗi người trong xã hội. Xã hội
khác nhau thì chuẩn mực cũng khác nhau
17


Chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế là những giá trị/ quy tắc hành
vi được cả thế giới thừa nhận. Là thước đo trong quan hệ hợp tác giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. (mặc đồ tây khi tham gia các cuộc
họp khu vực, quốc tế - hội nghị cấp cao ASEAN, LHQ, WB, IMF,...)
2.3.

Nội dung của đạo đức quản lý

2.3.1.


Triết lý đạo đức

là những quy tắc, nguyến tắc con người sử dụng để xác định thế nào là
đúng – sai trong quá trình xử lý các vấn đề đạo đức
= hướng dẫn cách thức giải quyết
= hoạch định và xử lý các vấn đề đạo đức nảy sinh
Quan điểm cơ bản về đạo đức quản lý (Triết lý đạo đức cơ bản):
CÁCH TIẾP CẬN
Quan điểm mục đích

TRIẾT LÝ

TƯ TƯỞNG CHỦ
ĐẠO

Chủ nghĩa vị kỷ (vì bản Quan niệm hành vi
thân)
đúng đắn hay có thể
chấp nhận được là
những hành vi có thể
mang lại tối đa lợi ích
cho 1 cá nhân, con
người cụ thể mà người
đó mong muốn.
Chủ nghĩa vị lợi (vì lợi Cho rằng hành vi đúng
ích tập thể):
đắn hay có thể chấp
nhận được là những
hành vi có thể mang lại

tối đa tổng lợi ích hay
nhiều điều tốt nhất cho
số lượng người nhiều
nhất.

Quan điểm hình thức

Thuyết đạo đức hành Chú trọng việc bảo vệ
vi:
quyền cá nhân và quan
18


tâm đến việc xét
hành vi cụ thể và
thức chúng được
hành chứ không
trọng vào kết quả.

từng
cách
tiến
chú

Thuyết đạo đức tương Coi trọng việc đánh giá
đối:
tính chất đạo đức của
hành vi dựa vào kinh
nghiệm chủ quan của
mỗi người hoặc mỗi

nhóm người.
Quan điểm cơng lý

Thuyết đạo đức cơng Đánh giá tính đạo đức
lý:
trên cơ sở cơng bằng
cùng chia sẻ có trật tự
và tương thân tương ái.

Quan điểm đạo lý

Thuyết đạo đức nhân Cho rằng đạo đức trong
cách:
từng hồn cảnh khơng
chỉ được quyết định bởi
những yêu cầu đạo đức
phổ biến mà còn được
quyết định bởi những
nhân cách trưởng thành
có đạo đức.

2.3.2.

Nhân cách và đạo đức quản lý

Nhân cách người quản lý là bộ mặt xã hội đặc thù của những cá nhân
đóng vai trị chỉ huy điều khiển trong hệ thống xã hội nhất định. Nó được tạo
nên bởi đặc điểm tâm lý và hành vi xác định phù hợp với vai trò là người chỉ
huy, là hoạt động chính trị, là nhà tổ chức, nhà chun mơn và nhà giáo dục Các thuộc tính tâm lý và nhân cách của người lãnh đạo quản lý:
+ Xu hướng: được biểu hiện thông qua lý tưởng, thế giới quan, niềm tin, khát

vọng

19


+ Tính cách: được biểu hiện thơng qua hệ thống hành vi con người
+ Năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực phổ biến, năng lực đặc biệt
+ Khí chất: thể hiện thông qua sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá
nhân người quản lý. Tính khí của con người tập trung vào: nóng nảy, hăng
hái, bình thản, ưu tư, ...
- Mối quan hệ giữa tài và đức:
+ Đức: được biểu hiện ở xu hướng, tính cách, khí chất của người lãnh đạo
quản lý
+ Tài: thể hiện qua năng lực bản thân
+ Xét về bản chất xã hội của con người, nhân cách là sự tổng hòa của người
quan hệ xã hội được biểu hiện thông qua 2 mặt tài – đức của con người (Tài,
đức)
– Hồ Chí Minh, Hít-le
+ Đức và tài là 2 yếu tố quan trọng gắn bó chặt chẽ với nhau có mối quan
hệbiện chứng với nhau được thể hiện rõ nét trong thuộc tính tâm lý nhân cách
của người quản lý
+ Theo CT. Hồ Chí Minh: Dù là 2 mặt quan trọng và không thể tách rời trong
nhân cách người lãnh đạo quản lý nhưng Đức luôn là cái gốc của nhân cách,
là cái cần có trước nhất của con người nói chung và đối với người quản lý nói
riêng. “Có đức mà khơng có tài .........”
Một vài đặc điểm nhân cách người quản lý trong thời đại ngày nay
+ Về phẩm chất chính trị – tư tưởng: kiên định với lập trường – Đảng – nhà
nước, vì nước vì dân
+ Về phẩm chất đạo đức, phong cách quản lý
20



+ Về chuyên môn
+ Về năng lực tổ chức quản lý
2.3.3.

Trách nhiệm tập thể và xã hội

Trách nhiệm xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó với
những tác động của các quyết định và hành động của nó đối với xã hội và mơi
trường thơng qua hành vi minh bạch và có đạo đức
+ Góp phần vào sự phát triển bền vững (bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã
hội)
+ Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan
+ Phù hợp với pháp luật hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hành vi
(chuẩn mực quốc tế)
+ Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó
Các khía cạnh của doanh nghiệp:
+ Khía cạnh nhân văn: là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong
muốn đóng góp và dâng hiến cho cộng đồng và xh. Là hình thức của lịng bác
ái, tự nguyện của cty.
+ Khía cạnh đạo đức: liên quan tới những gì mà tổ chức quyết điịnh là đúng,
cơng bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý. Là hành vi và hoạt động mà
các thành viên trong tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các tổ
chức được trình bày trong sứ mệnh, chiến lược của DN
+ Khía cạnh pháp lý: doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quy định pháp lý
đối với các bên hữu quan về: cạnh tranh, quyền lợi khách hàng, bảo vệ mt,
công bằng và an toàn, chống lại hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được
thể hiện trong luật dân sự, luật hình sự


21


+ Khía cạnh kinh tế: thể hiện trong việc chi trả kinh tế cho các bên liên quan
người lao động, người tiêu dùng, đối tác
Đối với xã hội: sản xuất hh mà xh cần với giá hợp lý. Phát hiện nguồn tài
nguyên mới. Thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Phát triển sản phẩm mới. Các phân
phối hàng hóa dịch vụ tốt nhất cho xã hội
Đối với người lao động: Tạo việc làm với thù lao xứng đáng. Cơ hội việc làm
như nhau. Cơ hội phát triển nghề và chuyên môn. An toàn, vệ sinh. Đảm bảo
quyền riêng tư ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng: Cung cấp hh, dv chất lượng, an tồn, giá hợp lý.
Thơng tin về sản phẩm quảng cáo, phân phối, bán hàng với dv hậu mãi.
Đối với chủ sở hữu: bảo tồn và phát triển giá trị tài sản được ủy thác.
Đối với các bên liên đới khác: mang lại lợi ích tối đa, cơng bằng, thơng qua
cung cấp hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư…
Các nội dung của trách nhiệm xã hội:
+ Quản trị tổ chức
+ Thực tiễn lao động
+ Nhân quyền
+ Môi trường
+ Vấn đề người tiêu dùng
+ Tham gia phát triển cộng đồng
Câu hỏi: Phân biệt “Trách nhiệm xã hội” và việc làm “từ thiện”
của tổ chức?
Lợi ích của trách nhiệm:

22



+ Lợi thế cạnh tranh
+ Danh tiếng
+ Khả năng thu hút, giữ chân người lao động của các thành viên, khách hàng,
người sử dụng
+ Duy trì cam kết của nhân viên, tinh thần và NSLĐ của đội ngũ nhân viên
+ Có cái nhìn tốt từ các nhà đầu tư, chủ sở hữu, các nhà tài trợ, cồn đồng
+ Xây dựng mối quan hệ tốt với CP, các phương tiện truyền thông, nhà cung
cấp, đồng nghiệp, khách hàng, cộng đồng mà tổ chức hoạt động trong đó
2.3.4.

Đạo đức quản lý trong quản lý con người

Những vấn đề vi phạm đạo đức trong q trình tuyển dụng
+ Khơng trung thực trong mơ tả vị trí tuyển dụng
+ Khơng cơng bằng trong việc đối xử các ứng viên
+ Không tạo ra cơ chế khách quan trong q trình nhận hồ sơ
+ Khơng tơn trọng nhân cách và đời tư ứng viên
+ Không tôn trọng các hồ sơ trúng tuyển
+ Không tuân thủ quyết định trong văn bản hóa thực tập
Những vấn đề vi phạm đạo đức nảy sinh trong quá trình sử dụng người
lao động:
+ Phân biệt đối xử giữa các ứng viên, khơng đãi ngộ xứng đáng với cơng sức
đóng góp
+ Đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến
+ Sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát, đánh giá nhân viên (lạm
dụng)
23


+ Khơng đảm bảo an tồn lao động cho người người lao động

+ Không tôn trọng quyền riêng tư của người lao động (quấy rối tình dục nơi
cơng sở)
Vi phạm nguyên tắc đạo đức trong sa thải lao động
Những tình huống người quản lý bị quy trách nhiệm là vô đạo đức
trong bảo vệ người lao động
+ Không trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động
+ Cố tình duy trì điều kiện làm việc nguy hiểm hoặc không đảm bảo sức khỏe
tại nơi làm việc
+ Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của cơng việc, làm ngơ trước các vụ
việc có thể dự đốn được, phịng ngừa được
+ Bắt buộc người lao động thực hiễn những công việc nguy hiểm mà không
cho họ cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, năng lực của họ
+ Không phổ biến kĩ lưỡng các quy trình vi phạm sản xuất và an tồn lao
động cho người lao động
+ Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện
pháp an tồn lao động
+ Khơng thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế, bảo hiểm cho người lao động
2.4.

Chức năng, vai trò của đạo đức quản lý

2.4.1.

Định hướng giá trị

Là yếu tố hướng dẫn khích lệ hành vi cá nhân hướng tới mục tiêu được
lựa chọn và xác định 1 cách nhất quán

24



Có tác dụng lớn trong sự đồn kết, củng cố sự gắn bó của cá nhân với
tập thể , xã hội để tạo nên sự nhất trí cao về nhận thức, tính cảm, lý trí và hành
động
Thể hiện thơng qua việc xây dựng mẫu nhân cách đạo đức tiêu biểu về
nêu gương để thành viên khác noi theo
2.4.2.

Điều chỉnh hành vi

Xây dựng chuẩn mực hành vi trong chủ thể quản lý nhằm kiểm soát các
hoạt động đảm bảo đạo đức quản lý được thực hiện đầy đủ
2.4.3.

Củng cố sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc nhân viên tin rằng tương lai
họ gắn với tương lai của tổ chức, họ sẵn sàng hi sinh cá nhân vì tổ chức mình
Sự cam kết về những điều tốt đẹp, những giá trị chuẩn mực sẽ làm tăng
sự trung thành của nhân viên với tổ chức và sự ủng hộ của họ với mục tiêu
của tổ chức
2.4.4.

Gia tăng sự hài lòng của các bên liên quan

Môi trường đạo đức quản lý vững mạnh thường đặt lợi ích cốt lõi vào
khách hàng
Nhân viên được làm việc trong môi trường đạo đức sẽ ủng hộ và đóng
góp vào sự hiểu biết và về các yêu cầu và mối quan tâm của khách hàng
2.4.5.


Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức

Các tổ chức phát triển được 1 môi trường công bằng, minh bạch, trung
thực sẽ gây dựng được nguồn lực đáng chú ý có thể mở rộng cánh cửa dẫn
đến thành cơng

25


×