Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.01 KB, 3 trang )
Những thói quen tưởng sạch hóa độc hại
1. Dùng giấy trắng, giấy báo để gói đồ ăn. Không ít người vì lý do “nhất
cử lưỡng tiện” nên dùng giấy trắng hoặc báo mới để gói đồ. Đó là thói
quen vô cùng mất vệ sinh.
Bởi trong quá trình sản xuất giấy các loại, không thể tránh khỏi việc sử
dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây
ra các phản ứng hóa học, kết quả của những phản ứng ấy là những chất
gây hại lưu lại trên thực phẩm. Người ăn phải sẽ có hại cho sức khỏe, nếu
ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí
nguy hại đến tính mạng.
2. Dùng giấy vệ sinh lau chùi đồ dùng đựng thức ăn, trái cây. Theo
điều tra chất lượng giấy vệ sinh trên diện rộng ở Trung Quốc, rất nhiều loại
giấy vệ sinh vẫn chưa trải qua quá trình khử độc tố hoặc khử độc không
triệt để, còn chứa nhiều loại nấm mốc, vi khuẩn rất dễ bị tách ra và bám
vào vật tiếp xúc với nó (như lau bát đũa, cốc chén, trái cây…).
Do đó, cần lưu ý lựa chọn những loại giấy ăn đạt tiêu chuẩn khử trùng,
khử độc để bảo vệ sức khỏe.
3. Dùng khăn trải bàn ăn bằng nhựa, ni-lông. Điều tiện ích mà một số
nhà hàng hiện nay hay dùng đó là dùng ni-lông hay khăn nhựa để trải bàn.
Cách làm này vô cùng có hại cho sức khỏe. Bởi nhựa rất dễ bắt bụi, tích
lũy nấm mốc, vi khuẩn, hơn nữa bản thân chất liệu nhựa đã chứa trong
mình vinyl clorua độc hại. Khi chúng tiếp xúc với khăn ăn hay thực phẩm
sẽ lây truyền những chất gây hại vào cơ thể. Nếu những chất này tích lũy
lâu, cơ thể dễ dàng mắc các bệnh viêm nhiễm như: viêm nhiễm đường
ruột, xơ gan, ung thư gan…
4. Dùng lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi muỗi. Làm cách này dù có
ngăn được ruồi muỗi không đậu trực tiếp trên thức ăn nhưng chúng để lại
những tế bào trứng gây bệnh bám trên lồng bàn, rồi rơi vào thức ăn qua
khe hở, gây mất vệ sinh, thức ăn dễ bị ôi thiu hơn và đồng thời gây hại
cho sức khỏe.