Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quy luật lượng – chất của phép biện chứng duy vật sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất nước việt nam hiện nay liên hệ trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.13 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Quy luật lượng – chất của phép biện chứng duy vật. Sự vận dụng quy
luật này trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay. Liên hệ
trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
Giảng viên giảng dạy: Đặng Minh Tiến
Số thứ tự

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Sinh viên thực hiện:
Họ và tên
Mã sinh viên
Trần Tiến Dũng
21D105109

Lớp
K57Q1



Phạm Thị Ánh
Dương
Vũ Thùy Dương

21D107178

K57QT3

21D105110

K57Q1

Dương Văn Duy

21D105146

K57Q2

Đồng Thị Duyên

21D105147

K57Q2

Lý Thị Kim Duyên

21D107177

K57QT3


Bùi Hương Giang

21D105149

K57Q2

Hoàng Hương
Giang
Lê Nguyễn Trà
Giang
Nguyễn Châu
Giang
Nguyễn Hương
Giang
Nguyễn Thủy

21D105111

K57Q1

21D105150

K57Q2

21D105112

K57Q1

21D105151


K57Q2

21D105113

K57Q1

1


Giang

Mục Lục

I. Phần mở đầu

3

II.Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại (quy luật lượng-chất )

4

1.Các khái niệm

4

1.1“Chất”

4


1.2. “Lượng”

5

1.3. “ Độ”

5

1.4 “ Điểm nút”

6

1.5 “Bước nhảy”

6

2.Nội dung quy luật lượng chất

6

2.1.Lượng đổi dẫn đến chất đổi

6

2.2 Chất đổi dẫn đến lượng đổi

7

3.Ý nghĩa phương pháp luận


7

III. Sự vận dụng q trình này trong cơng cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay 7
IV.Liên hệ vấn đề này trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay

10

1.Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học:

10

2. Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:

11

*Chủ động tìm tịi và nghiên cứu trong học tập ( Ý thức tự học)

12

* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy
giai đoạn:
13
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

14

* Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên:

15


V. Kết luận

17

2


I. Phần mở đầu
-Khái niệm “ quy luật” được hình thành khi con người dần dần nhận thức được tính trật
tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng. Với tư cách là phạm trù của lý luận
nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ
của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
-Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều
mang tính khách quan. Con người khơng thể tạo ra hoặc tự ý xố bó được
quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
-Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này
chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về
chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng
nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự
thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về
chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt
bậc. Ph. Ăngghen viết: “... trong giới tự nhiên, thì những sự biến đổi về chất - xảy ra một
cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào
hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”.
-Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi
chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn
đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn
có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ

nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.
-Nước ta đang thực hiện công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua hình
thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến lên hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Việc nhận
thức đúng đắn quy luật lượng – chất có ý nghĩa rất lớn trong q trình hình thành và phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
=>>Xuất phát từ lí do trên, nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài: Quy luật lượng – chất
của phép biện chứng duy vật. Sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất
nước Việt Nam hiện nay. Đồng thời liên hệ vấn đề này trong việc học tập và rèn luyện
bản than cho sinh viên hiện nay

3


II.Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại (quy luật lượng-chất )
1.Các khái niệm
1.1“Chất”
- Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi
sự vật, hiện tượng đó là gì? Giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). Đặc điểm cơ
bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó
chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Mỗi sự
vật, hiện tượng đều có q trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai
đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng khơng phải chỉ có một chất
mà có thể có nhiều chất.
- Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách
quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật. Chất
của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng khơng phải bất kỳ thuộc
tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và

thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của
sự vật; quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi
hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua
các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tỉnh thành thuộc
tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ
cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ
cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tỉnh khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản. Ví dụ:
Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng cơng cụ,
có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cịn những thuộc tính khác khơng là thuộc
tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những thuộc
tính của con người về nhận dạng, về dấu vân tay,... lại trở thành thuộc tính cơ bản.
-Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thánh, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong một
tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó có thể
vững mạnh hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi.
4


Ví dụ: 3 nguyên tử Cacbon liên kết với nhau theo mạch thẳng sẽ cho chúng ta chất than
đá nhưng 4 nguyên tử Cacbon liên kết theo mạch vòng sẽ cho chúng ta chất kim cương.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật vừa phụ thuộc vào sự thay đổi các yếu tố
cấu thành sự vật, vừa phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.
1.2. “Lượng”
- Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy
mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ
phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay
nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt... - Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất,
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định.
- Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau, có lượng là yếu tố quy định

bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng, sự vật, hiện
tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần
nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được.
Ví dụ: cao 162 cm, nặng 54 kg…
- Nhưng trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy, lượng khó đo được
bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa.
Ví dụ: Anh u em rất nhiều, ý thức chấp hành nội quy cao…
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan hệ mà
xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có thể là
chất trong mối quan hệ khác.
- Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau và quy định lẫn nhau. Một chất của sự
vật có lượng tương ứng với nó.
Ví dụ: Một học sinh ( coi là chất ) lớp 1 chắc chắn sẽ có lượng kiến thức ít hơn so với
học sinh đó khi học lớp 12. Như vậy có thể thấy, sự biến đổi tương quan về chất và lượng
tạo nên tiến trình của sự vật.
1.3. “ Độ”
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất biện chứng, hữu cơ giữa chất và
lượng trong một khuôn khổ nhất định, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật… Độ là một khn khổ, trong đó chất và lượng thống nhất
5


hữu cơ, không thể tách rời. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà
khơng làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Giới hạn đó chính là độ.
Ví dụ: Nước nằm trong khoảng từ 0 đến 100 độ C là thể lỏng thì khoảng từ 0 đến 100
độ C là độ
1.4 “ Điểm nút”
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt đến chỗ phá vỡ độ cũ, làm
chất của sự vật hiện tượng tạo thành chất mới, tức là xảy ra bước nhảy.
Ví dụ: Nước nằm trong khoảng từ 0 đến 100 độ C là thể lỏng thì 100 độ C được gọi là

điểm nút.
- Sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành độ mới và điểm nút mới.
1.5 “Bước nhảy”
-Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật hiện
tượng do biến đổi về lượng trước đó gây ra, kết thúc một giai đoạn, độ cũ bị phá vỡ, độ
mới ( sự vật, hiện tượng mới) được xác lập…
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là bước nhảy. Đó là do nước có sự
thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C
-Các hình thức của bước nhảy
*Theo quy mô:
+Bước nhảy cục bộ: Là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố, một số bộ phận của
sự vật.
Ví dụ: Những kì thi học phần trong chương trình học thạc sĩ.
+ Bước nhảy tồn bộ: Làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các
bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Ví dụ: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng
*Theo nhịp điệu:
+Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở
tất cả các bộ phận cấu thành nên sự vật.
Ví dụ: Uranium 235 được tăng tới hạn (1 kg) thì ngay lập tức sẽ xảy ra vụ nổ
nguyên tử
+Bước nhảy dần dần: Là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
Ví dụ: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.Nội dung quy luật lượng chất
2.1.Lượng đổi dẫn đến chất đổi
-Lượng là một yếu tố động, luôn luôn thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống…)
- Đặc điểm của biến đổi về lượng là biến đổi dần dần ( từ từ, ít một) và tuần tự ( theo trật
tự từ thấp đến cao) và thường sẽ mất một thời gian dài so với sự biến đổi về chất
6



-Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy đế đạt đến điểm nút. Tại điểm nút, biến đổi về
lượng chuyển hóa thành sự nhảy vọt về chất. Nhảy vọt là sự biến đổi về chất làm cho cái
cũ mất đi trở thành cái mới ( cao hơn, phức tạp hơn…) ra đời thay thế cho nó
Ví dụ: + Khi nhiệt độ của nước đạt đến ngưỡng 100 độ C thì nước từ thể lỏng sẽ chuyển
thành thể hơi
+ Học sinh tích lũy kiến thức cho mình, thành quả tích lũy đó được đánh giá qua
các bài kiểm tra, những bài thi… Khi đã tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết học sinh
sẽ được chuyển qua một cấp học mới.
2.2 Chất đổi dẫn đến lượng đổi
-Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản…,
nhưng khi lượng đổi đạt đến điểm nút => bước nhảy
-Chất đổi tương đương với việc nhảy vọt tại điểm nút làm cho chất cũ chuyển hóa thành
chất mới
-Biến đổi về chất có đặc điểm:
+ Diễn ra nhanh chóng, đột ngột ( trong một thời gian ngắn)
+ Biến đổi căn bản, toàn diện ( chất cũ, sự vật cũ mất đi chuyển hóa thành chất mới,
sự vật mới)
-Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật
mới ra đời với chất mới lại có lượng mới phù hợp tạo ra sự thống nhất mới giữa chất và
lượng, sự tác động của chất mới và lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu
sự vận động
=>> Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến
đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn
đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến
đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và sự chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất.
Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và
lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
3.Ý nghĩa phương pháp luận
-Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau,

nên cả trong nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai chỉ tiêu định tính và định lượng
-Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy đủ về lượng để đạt được biến đổi về chất;
tránh chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ, trì trệ, thụ động…
-Phải có thái độ khách quan, khoa học, khi lượng đạt đến điểm nút thì phải chủ động và
quyết tâm thực hiện bước nhảy, đó là yêu cầu khách quan của sự vận động và phát triển,
trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan, tránh thụ động ỷ lại.
7


III. Sự vận dụng q trình này trong cơng cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện
nay
* Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng được diến đạt gọn hơn, nói rõ được mơ hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ
- Nói nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế của
chúng ta không phải là kinh tế hiện vật, tự cấp, tự túc, quản lý theo kiểu tập trung, quan
liêu, bao cấp. Nhưng đó cũng khơng phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách nói
của tư bản, tức là không phải nền kinh tế thị trường tbcn, và cũng chưa hồn tồn là kinh
tế thị trường xhcn, cịn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có lại vừa
chưa có đầy đủ các yếu tố chủ nghĩa xã hội
*Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu
khách quan. Bởi vì.
-Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự nhận thức và
vận dụng quy luật vè sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Cùng với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường kinh tế cơ bản đưa nước ta quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.

- Nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ đang thực hiện hoá
dần dần chủ nghĩa xã hội, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế q độ, vừa có chủ
nghĩa xã hội vừa còn chủ nghĩa tư bản. Chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với bản chất của thời kỳ lịch sử đặc biệt này.
- Chúng ta đã biết thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó kết cấu kinh tế xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang suy thoái dần vừa bao hàm những
yếu tố của xã hội mới ra đời đang lớn lên từng bước nhưng chưa dành toàn thắng
- Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà xã hội đang chuyển từ chế độ này sang chế độ khác, ở đó
chưa có phương thức sản xuất nào giữ vị trí thống trị tuyệt đối, trong đó mỗi phương
thức chỉ là một “mảnh” một “bộ phận” của kết cấu kinh tế xã hội, vừa độc lập tương đối,
vừa hợp tác và đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là một thành phần
kinh tế.
-Thành phần kinh tế khác phương thức sản xuất ở chỗ khi nó chưa vươn lên đóng vai trị
thống trị, nhưng cũng khơng ở vào vị trí chi phối, nó tồn tại như một bộ phận tương đối
độc lập, đan xen với các bộ phận khác của kết cấu kinh tế-xã hội. Do vậy, nền kinh tế
nhiều thành phần là đặc trưng riêng có của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
-Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là thực hiện nhất quán và
lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hố nhiều thành phần, qua đó tiềm năng của các
8


thành phần kinh tế được khai thác để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.
-Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách
quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi chúng cha chưa tích luỹ được đầy đủ
những điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội thì chúng ta chưa thể nóng vội xây dựng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay như trước năm 1986 chúng ta đã làm, mà chúng
ta phải tiến hành dần dần, hay nói cách khác, chúng ta phải có một thời kỳ quá độ.
- Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã phân kỳ đúng đắn thời kỳ quá độ thành

những bước đi thích hợp, từ thấp đến cao…:
(1) 1986-1990: Bước đi ban đầu:
+ Cải cách, mở cửa, chuyển đổi từ kinh tế thành phần sang nền kinh tế thị trường, thời kỳ
quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa:
+ Mục tiêu là ổn định sản xuất và đời sống xã hội: Chính sách khốn 10; Lấy sản xuất
nơng nghiệp làm mặt trận hàng đầu; Ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng thiết yếu…
(2) 1991-1994-1996: Xây dựng những tiền đề cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Điện, giao thơng, liên lạc...
+ Xây dựng các khu cơng nghiệp thí điểm, cho mở các cơng ty tư nhân, nước ngồi…
+ Hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
(3) 1996-2000-2010: + Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng việc phát triển
mạnh các khu cơng nghiệp
+ Phát triển lĩnh vực dịch vụ
+ Cơng nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn…;
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh…
+ Hội nhập quốc tế: gia nhập các tổ chức như ASEM(1996); APEC(1998);WTO(2006)…
=> Từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có
thu nhập trung bình.
(4) 2010 - nay: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với những mục tiêu cao hơn…
=> Sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại…
+ Đại hội XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu chủ yếu cho phát triển kinh tế Việt
Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo mơ hình rượt đuổi.
+ Cơ cấu lại nền kinh tế phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được thực
hiện đồng bộ, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa Trung ương với địa phương, là bước đi cần
thiết để đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo.
+ nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm đến năm 2030 là nước đang phát triển, có cơng nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao với GDP bình quân đầu người đạt 7.500USD.
+ Định hướng phát triển kinh tế tập trung chủ yếu vào đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng

trưởng, cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế
9


-Thực tiễn sau đổi mới đã khẳng định chủ trương xây dựng kinh tế nhiều thành phần là
phù hợp với phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Nó đã thực sự giải phóng , phát triển
và khơi dậy các tiềm năng của sản xuất. Khơi dậy năng lực sáng tạo chủ động của các
chủ thể kinh tế trong sản xuất đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế- xã hội.
Nhận xét: Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi
nào lượng được tích luỹ tới một mức độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ
đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa học phải chú ý tích luỹ dần dần
những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước
nhảy khi có điều kiện chín muồi
IV.Liên hệ vấn đề này trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay
1.Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học:
-"Mọi con đường dẫn đến tri thức đều có những quy tắc riêng của nó và những quy luật
này không thể thay thế cho nhau." Barack Obama. Điều tương tự cũng áp dụng cho quá
trình học tập của sinh viên; mỗi chúng ta phải có đủ kiến ​thức trong vòng 12 năm sau khi
tốt nghiệp để có thể học lên đại học. Trải qua một quá trình học tập mới đồng nghĩa với
việc tiếp thu những nguồn kiến ​thức mới, đa dạng và khó hơn. . Trung học phổ thơng và
đại học là mơi trường hồn tồn khác nhau khơng chỉ về kiến ​thức, mà cịn cả về học tập
và rèn luyện. Ở cấp THCS, thời khóa biểu được kéo dài trong suốt 01 năm với sự đan xen
giữa các mơn học, thì lịch học ở Đại học lại được chia nhỏ từ 2-3 tháng theo từng môn
học được sinh viên chủ động lựa chọn theo khung đào tạo của mỗi trường . Vì vậy, thay
vì học tập một cách thụ động như ở phổ thông, sinh viên đại học cần chủ động trong việc
học và lựa chọn mơn học cho mình. Ngồi ra, sinh viên cũng phải tham gia nhiều hoạt
động nhóm, thuyết trình và nhiều hoạt động tập thể khác. Không chỉ vậy, khi số lượng
mơn học ở THPT chỉ gói gọn trong 13 mơn thì các mơn học ở trường đại học lại rất đa
dạng và mới mẻ, nhiều khi có cảm giác “liên quan nhưng khơng liên quan”. Chính sự

thay đổi về khối lượng, số lượng kiến thức. thời gian và phương pháp học tập khiến nhiều
sinh viên cảm thấy khó để có thể thích nghi với mơi trường mới. Đây chính là sự thay đổi
về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất.
-Và có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa bậc THPT và Đại học chính là nhiệm vụ của bản thân
mỗi sinh viên. Điều chúng ta đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ đơn thuần trên
lớp để phục vụ cho bước nhảy lên Đại học mà ta phải bắt đầu đặt ra tương lai cho chính
bản thân mình, tự ý thức bản thân mình. Khơng cịn sổ liên lạc, sổ đầu bài hay họp phụ
huynh, với mỗi cấp khi càng lên cao những phương tiện liên lạc với người giám hộ ngày
10


càng tiêu giảm. Đó là tiền đề cho sự phát triển tinh thần tự học của mỗi người. Do đó, nếu
muốn thành cơng thì ngay khi bước chân vào giảng đường họ phải ln nhắc nhở mình
phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng thật nghiêm túc để mang lại những kết quả to
lớn

2. Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:
- Ngạn ngữ Trung Quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách,
gieo tính cách gặt số phận”, câu nói đó cũng có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật
lượng-chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình
thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều
thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi
con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên
thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong
q trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc
sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành
những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm
túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách,
giúp chúng ta thành cơng trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì q trình

học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kỳ thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kỳ
thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh bước sang giai đoạn
mới, tức là có sự thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều
phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, những điểm
nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn
vượt qua đó là kỳ thi đại học.
-Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những
kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kỹ năng, những hiểu
biết riêng về tự nhiên, về cuộc sống và về xã hội. Quá trình tích lũy tri thức (lượng) của
mỗi học sinh là một q trình dài, địi hỏi nỗ lực khơng chỉ từ phía gia đình, nhà trường, xã
11


hội mà quan trọng nhất là chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học. Quy luật
lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện được thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích
lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong
việc làm bài và ôn bài cũng như chuẩn bị bài học mới ở nhà.
-Vì vậy, mỗi sinh viên phải ln tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và
rèn luyện của mình cả đức và tài,để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư
tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích lũy về kiến thức (lượng).
*Chủ động tìm tịi và nghiên cứu trong học tập ( Ý thức tự học)
- Q trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một q trình dài, địi hỏi nỗ
lực khơng chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà cịn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản
thân người học.Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua
các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới.
- Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ
thông. Sự khác biệt nằm ở chỗ sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần
mà phải tự mình tìm tịi nghiên cứu, dựa trên những gợi ý mà giảng viên đã cung cấp. Nói
cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học sinh ở

phổ thông. Từ sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng ở bậc học phổ thơng tạo nên,
chất mới cũng tác động trở lại. Trên nền tảng chất mới, trình độ, quy mơ nhận thức của
sinh viên cũng thay đổi làm cho sinh viên có tri thức cao hơn. Giống như ở bậc học phổ
thơng, q trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kỳ thi chính là điểm
nút và việc vượt qua các kỳ thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất
chính là kỳ thi tốt nghiệp. Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một
giai đoạn mới, khác về chất so với giai đoạn
- Trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống Covid -19, hầu hết các trường đều
thiết lập nhiều hình thức học tập online để thầy cơ hướng dẫn học sinh làm bài tập. Học
tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để học sinh tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, hiệu quả
của quá trình này bị hạn chế bởi thời gian và không gian tương tác, công nghệ và điều
kiện của mỗi gia đình. Điều này địi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự
giác này không nên bắt nguồn từ nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số mà cần được hình
thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá sâu rộng hơn vì nguồn khởi tạo
12


tích cực mới khiến việc học trở nên hiệu quả. Không cần phải ai nhắc nhở hay thúc ép,
các em biết cách sắp xếp thời gian và bài học để hồn thành tốt nhất q trình học tập tại
nhà nước.
- Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn hiện nay trong nền giáo dục của nước ta.
Nên ta cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Như chúng ta đã
biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần
về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học
tập của sinh viên cũng khơng nằm ngồi điều đó. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học
tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết
quả học tập) theo quy luật.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy
giai đoạn:

-Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học tập
và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích lũy đủ số
lượng các tín chỉ mơn học; để mơn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích lũy đủ số lượng
tiết của các mơn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và
điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc một giai
đoạn tích lũy kiến thức trong q trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong việc
học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích lũy kiến thức
(lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong học tập và nghiên cứu
cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn. Trong q trình học tập
và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự
biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên
cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết
nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Ví dụ như trước khi lên
Đại học thì phải hồn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu khơng, tình trạng mất gốc sẽ
xảy ra.

13


-Bên cạnh đó, dù rằng sự phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là việc liên tục thực
hiện các bước nhảy, bạn phải chú ý đến độ trong q trình thay đổi của lượng, khơng vội
vàng mà bỏ bước. Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm nút. Như là một
kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù bạn có đủ kiến thức được tích lũy để tham gia kỳ thi, nhưng
lại không đủ tự tin để thực hiện bước nhảy, thì q trình tích luỹ đó chỉ được xem là tích
lũy về lượng mà khơng có sự thay đổi về chất. Bạn phải nhận thức được mối liên kết giữa
các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp tích lũy phù hợp, đẩy
nhanh tiến độ tích luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được mối liên kết đó sẽ giúp
bạn hiểu rõ bản chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng của độ.

-Việc tiếp thu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao là phương pháp học tập khoa học mọi
người đều biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng quy trình. Đặc biệt đối với sinh
viên mới bước vào môi trường học tập mới sẽ không tránh khỏi những phương pháp, tư
tưởng học tập sai lầm. Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn
luyện của học sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn hiện nay trong nền giáo
dục của nước ta. Nên ta cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Như
chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích
lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất
và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngồi điều đó. Do đó, trong hoạt động nhận
thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về
chất (kết quả học tập) theo quy luật
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
-Xét theo quan điểm triết học, sau khi thay đổi chất mới cũng tác động ngược lại đến
lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy
mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Chính vì vậy bản thân mỗi sinh viên cần khơng ngừng
học hỏi và trau dồi cho mình thêm những kiến thức, kỹ năng cả trong và ngoài giảng
đường Đại học.
-Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên
được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối
phó.Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành
được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì khơng ít sinh viên đã vội vàng tự mãn,
xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua địi cùng chúng bạn thay vì
biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên
14


môn. Hệ quả là sự thụt lùi so với những bạn bè đồng trang lứa dần dẫn tới những rào cản
vơ hình như sự tự ti, “ peer pressure”.
-Họ cho rằng những kiến thức có được đã đủ, nhưng đang quên mất rằng xã hội luôn phát
triển, những kiến thức mà họ có chỉ như một hạt cát trên sa mạc tri thức, phải luôn trau

dồi, vận dụng kiến thức vào thực tế để rút ra cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm sống.
Học tập mà không rõ mục tiêu cũng giống như ta bắn một mũi tên mà chưa xác định
được đích vậy. Đã đến lúc sinh viên cần nhìn lại chính mình để thẳng thắn thừa nhận
những khuyết điểm, để chấn chỉnh lại q trình học tập, chính sinh viên mới có thể tự
điều trị “căn bệnh” lười của mình
-Sau quá trình phấn đấu học tập rèn luyện thì khi trở thành cử nhân đại học việc tiếp thu
kiến thức chuyên ngành hay kỹ năng xử lý các tình huống và khả năng giao tiếp, ứng xử
cũng trở nên tốt hơn khi còn là sinh viên. Điều này thúc đẩy cử nhân tiếp tục tiếp thu
những tri thức mới ở cấp độ cao hơn để hoàn thiện bản thân. Cứ như vậy, quá trình
chuyển đổi giữa chất-lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục
phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết
tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường
khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết
sức có thể.
* Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên:
- Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần
tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý
thức học tập tốt, ln cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đồn kết nếu
các cá nhân ln sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ
thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.
- Những kiến thức ngày nay, những công bố, phát minh vĩ đại đều là những sự tìm tịi, khổ
cơng của những thế hệ nhà khoa học đi trước. Là sự lặp đi lặp lại hàng ngày của sự chuyển
hóa trao đổi giữa chất-lượng. Ở sinh viên chúng ta, cần có sự lặp lại tuần hồn phấn đấu
tìm tịi.Cũng như trong hoạt động của mình, ơng cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc
như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”,... Khơng nhiều thì ít,
mỗi ngày chúng ta dành một chút thời gian để học, dần sẽ thành một thói quen như tính
cách chúng ta vậy. Và từ đó, nó sẽ quyết định cuộc sống của mỗi chúng ta. Việc duy trì là
khơng hề dễ dàng nhưng nếu chúng ta kiên cường phát triển thói quen ấy, ắt hẳn sẽ có
15



được thành công. Quãng đời sinh viên không chỉ dừng lại ở việc học tập, nó sẽ cịn trải dài
cho cuộc hành trình khai phá những lượng tri thức mới để đạt được những vật chất, thành
quả mới. Để làm được điều ấy, phải có cho mình ý chí quyết tâm và sự không ngừng phát
triển bền vững. Sinh viên phải tự động hố cho mình một bản kế hoạch hợp lý, một thời
gian biểu phù hợp để tích luỹ tri thức.
- Ở Đại học, ngay từ khi bước vào trường, các sinh viên đã được hướng dẫn cho sự chủ
động trong khâu chuẩn bị quá trình học tập bản thân. Từ đó, xây dựng một kế hoạch phát
triển bền vững trên tinh thần sáng tạo, tự do. Khi ấy, việc trau dồi, tích luỹ được thực hiện
trơn tru với tinh thần phát triển bền vững quá trình học tập, sự khơng chủ quan trong q
trình trau dồi kiến thức kết hợp với nỗ lực liên tục phấn đấu học tập, khơng gì là khơng thể
trên con đường của mỗi sinh viên. Chung quy lại, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật
lượng chất vào quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh-sinh viên là rất cần
thiết và quan trọng. Chúng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động
qua lại của hai phạm trù “chất” và “lượng”, mà từ đó ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa
sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp dụng vào thực tiễn.
- Tuy nhiên hiện nay, thế hệ trẻ bây giờ nhiều bạn vội vàng tiết kiệm thời gian, đốt cháy
giai đoạn hơn là bền bỉ chăm chút tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Đó là một rào cản để
các bạn khó trở thành một người có mục tiêu chính đáng để phấn đấu. Có khơng ít sinh
viên đăng ký học vượt nhưng khơng đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả là phải thi lại
chính những mơn đã đăng ký học vượt. Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên đó chưa
tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi ngược lại với
quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại. Bên cạnh đó, thực trạng nền giáo
dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành tích, đặc biệt là ở bậc tiểu học và
trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết đã được tạo điều kiện để
thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có
những người khơng có cả “chất” và “lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vô lý như học sinh
đi học không viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ làm ảnh hưởng
đến thành tích phổ cập giáo dục của trường.
- Vì vậy, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu, định hướng đúng đắn trong học tập và làm

việc, hiểu rõ và vận dụng tốt các quy luật “khi lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”.
“Lượng” không chỉ là những kiến thức mà sinh viên học trên ghế nhà trường, mà đó cịn là
những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán,... và khả
năng linh hoạt hồ nhập với mơi trường khác nhau. Vì thế, trong q trình học tập, sinh
16


viên cũng cần phải hài hoà, phối hợp giữa kiến thức và kĩ năng để có thể tăng những tích
lũy về “lượng” mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bởi vậy, ta lại càng thấy rõ hơn
được tầm quan trọng và sự tác động qua lại của quy luật “lượng” - “chất”, từ đó sinh viên
sẽ chủ động hơn trong việc trang bị cho mình những chun mơn kiến thức và kĩ năng cần
thiết và đó cũng là tiền đề, bước chân đầu tiên để phát triển sự nghiệp sau này.
V. Kết luận
- Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều chịu sự tác động của quy luật lượng và
chất, có sự chuyển đổi rất tích cực, có những biến đổi lại theo chiều hướng có hại cho tự
nhiên và đời sống của con người. Nắm rõ quy luật lượng và chất chúng ta sẽ có cái nhìn
tỉnh táo và chính xác hơn trước những biến đổi đang diễn ra từng ngày trong mọi khía
cạnh, lĩnh vực của đời sống. Tất cả luôn vận động không ngừng và chịu sự tác động qua lại
của nhau. Việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trị to lớn trong việc học tập và rèn
luyện của sinh viên, vì vậy mỗi sinh viên phải ln tích cực học tập, chủ động trong cơng
việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển
tồn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích lũy về kiến thức (lượng).
-Từ việc nghiên cứu về quy luật của sự chuyển đổi về lượng dẫn đến chuyển đổi về chất
và ngược có thể rút ra một số kết luận về việc rèn luyện, học tập cho sinh viên đại học
như sau:
-Muốn tốt nghiệp đại học (chất) thì ta cần phải tích lũy lượng – tri thức dần dần trong một
thời gian dài ( 4 năm,..). Ln nỗ lực khơng ngừng để có thể vượt qua độ, để thực hiện
bước nhảy đó. Trong mỗi mơn học, ta phải tích lũy đủ số tín chỉ. Mỗi năm học phải làm
đủ các bài kiểm tra để có đủ điều kiện tiếp tục học tập cao hơn. Bên cạnh đó phải tham

gia các hoạt động xã hội, học giao tiếp, hình thanh quan hệ. Những người thành công trở
thành tỷ phú luôn học được nhiều từ đời sống hơn là từ nhà trường. Những việc làm vĩ
đại đều xuất phát từ những việc làm nhỏ bé. Bởi vậy xây dựng mơ hình học tập thật tốt và
cố gắng thực hiện để biến đổi “chất” trong mỗi con người chúng ta là việc làm cần thiết,
cấp bách của thời sinh viên.

17


Tài liệu tham khảo: Giáo trình triết học Mác-Lênin
/>
18



×