Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quy luật lượng chất và giải thích quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế - 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.44 KB, 8 trang )

trong nước, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh còn yếu, rất dễ bị thua thiệt trên
thương trường; là sự thiếu hụt năng lực thu thập và phân tích thông tin để dự báo chiều
hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và các đối tác cạnh tranh, từ đó kém khả năng
mở rộng và phát triển thị trường của mình. Ngay cả đội ngũ cán bộ làm công tác hội
nhập kinh tế quốc tế của ta hiện nay cũng vừa học, vừa làm.
Chúng ta tham gia cuộc đua tranh kinh tế khi trình độ kinh tế và công nghệ của ta
còn thấp. Bảo vệ nền kinh tế cũng như bảo vệ các doanh nghiệp của ta, nhất là các
doanh nghiệp quốc doanh là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Một lộ trình hội nhập
nhanh quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế với mức độ cao quá khả năng của các
doanh nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế, đôi khi cả
chính trị của đất nước. Song điều đó cũng không có nghĩa là càng kéo dài lộ trình hội
nhập kinh tế với mức độ càng thấp càng tốt. Bởi vì kéo dài lộ trình sẽ làm cho sức ì
càng nặng, kém đầu tư cải tiến quản lý công nghệ, dẫn tới tình trạng kém hiệu quả, yếu
sức cạnh tranh và nền kinh tế ngày càng tụt hậu so với nền kinh tế thế giới.
Toàn cầu hoá kinh tế có tác dụng trực tiếp đến chính trị, có những hệ quả về mặt
chính trị. Song ở đây không nên hiểu luận điểm kinh tế quyết định chính trị một cách
đơn giản và máy móc. Thông qua con đường hợp tác, đầu tư, tự do hoá thương mại,
viện trợ, cho vay theo hướng khuyến khích tư nhân hoá, tự do hoá tư sản. Các thế lực
tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ muốn tạo ra những cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa. Từ
đó dẫn đến hình thành những lực lượng chính trị đối lập ngay trong lòng x• hội để thực
hiện tự diễn biến hòng thay đổi chế độ x• hội chủ nghĩa( đối với các nước x• hội chủ
nghĩa) hoặc thay đổi chính phủ theo hướng thân phương Tây( đối với các nước đang
phát triển) gây sức ép về kinh tế và chính trị đối với các nước. Tuy vậy, chủ nghĩa đế
quốc vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các nước đang phát triển, các nước x• hội
chủ nghĩa nhằm chống lại âm mưu áp đặt về chính trị. Vừa qua, Hiệp định thương mại
Việt- Mĩ đ• được kí kết, một hiệp định rất có lợi đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
Nam, nhưng trước đó Mĩ định dùng áp lực này nhằm thông qua “đạo luật nhân quyền”,
một sự can thiệp thô bạo vào nền chính trị của nước ta.
Cũng như lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hoá cũng chịu tác động bởi quá trình toàn
cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng
thêm mối liên hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, sự xích lại gần nhau giữa


các quốc gia. Do đó, nó cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu về văn hoá,
khoa học giữa các quốc gia, dân tộc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn hoá
nhân loại, bổ sung cho nhau tạo điều kiện hiện đại hoá văn hoá. Tuy nhiên, mặt khác,
toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện do thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm sói
mòn bản sắc dân tộc, mâu thuẫn với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trên thế
giới, chủ nghi• đế quốc nhất là đế quốc Mỹ dựa trên sức mạnh kinh tế của mình đang
muốn toàn cầu hoá văn hoá, thậm chí là Mỹ hoá. Người ta tuyên truyền về lối sống
Mỹ, văn hoá Mỹ, còn các kênh truyền thông Mỹ thì phủ khắp hành tinh, phim ảnh Hô-
li-út của Mỹ được chiếu khắp các nước, thậm chí đồ ăn thức uống Mỹ( Mac Donald,
Coca Cola ) lan tràn khắp nơi. Đến nỗi Pháp cũng lo bị Mỹ hoá. Mỹ muốn áp đặt giá
trị, lợi ích văn hoá, lối sống của mình cho toàn cầu. Chính vì thế, nước ta phải hết sức
chú trọng đến vấn đề bảo tồn văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá, tránh bị “hoà tan”
trong khi “hoà nhập”.
Không chỉ có vậy, toàn cầu hoá còn ảnh hưởng đến vấn đề môi trường. Từ năm 1973
đến nay, tuy số liệu điều tra chưa đầy đủ nhưng chắc chắn diện tích rừng bị giảm
không phải là con số ít. Chẳng hạn như ở Lâm Đồng, mỗi măn tính trung bình có
10.000 ha rừng bị tàn phá. Trong vòng 20 năm trở lại đây có 25% diện tích rừng bị
biến mất. Từ năm 1990 đến 1995, toàn cuốc có 5 triệu ha rừng bị huỷ diệt (bình quân
mỗi năm mất 1 triệu ha rừng) . Vấn đề ô nhiễm môi trưòng , khói bụi và rác thải
Tuy còn nhiều khó khăn và tồn tại nhưng sau hơn 2 thập niên tham gia vào quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tế nước ta đ• thu được những thành tựu đáng kể. Hàng năm nền
kinh tế đều có tăng trưởng: tổng sản phẩm x• hội (GDP) tăng bình quân hàng năm là
8,2% , giảm tỉ lệ lạm phát từ 14,7% năm 1986 xuống 12,7% năm 1995 và khoảng 5%
năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (1991-1995) đạt 17 tỷ đô la và 1996 đạt
trên 7 tỷ đô la. Mở rộng được quan hệ hợp tác với nước ngoài, thu hút vốn đầu tư và kĩ
thuật của nhiều nước để phát triển kinh tế trong nước đến cuối năm 1996 có trên 700
công ty lớn, nhỏ đầu tư vào nước ta với 22 tỷ đô la nằm trong 1800 dự án phát triển
kinh tế thuộc nhiều thành phần khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
ngân hàng tài chính. Chúng ta đ• thiết lập quan hệ buôn ngoại thương với 120 nước
trên thế giới, xoá bỏ thế bị bao vây, cô lập về kinh tế tạo ra thế và lực mới để cạnh

tranh trên thị trường thế giới. Môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định và cán cân
thương mại ngày càng được cải thiện rõ rệt làm cho nền kinh tế phát triển và năng
động hơn.

III-Những kiến nghị và giải pháp.
Để khắc phục những tồn tại của kinh tế Việt Nam nhằm mục tiêu đưa nền kinh tế
phát triển và bền vững trước xu thế toàn cầu hoá em có những kiến nghị sau:
- Xây dựng thể chế pháp lí cho quan hệ giữa nước ta và các nước hình thành một
hệ thống đồng bộ các thoả thuận, cũng như các hiệp định làm nền tảng cho quan hệ
hợp tác quốc tế. Cụ thể là: tham gia và hỗ trợ việc chuẩn bị, đàm phán kí kết các hiệp
định, thoả thuận cấp chính phủ giữa nước ta với các nước, cũng như thực hiện tốt việc
theo dõi, đôn đốc thực hiện các thoả thuận, hiệp định đ• được kí kết, cả phía ta và phía
bạn. Góp phần xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế của ta cho phù hợp với luật pháp
và tập quán quốc tế, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển các luật
lệ, quy định quốc tế, nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của đất nước và công dân ta trong
quan hệ quốc tê. Pháp huy vai trò tích cực trong các uỷ ban hỗn hợp và các quy chế
song phương về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước; kịp thời phát hiện, kiến
nghị và phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế giữa nước ta với
các nước và các tổ chức quốc tế; bảo vệ chủ quyền kinh tế và lợi ích kinh tế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
- Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế, đặc biệt là về kinh tế
đối ngoại. Nhiệm vụ này là của ngành ngoại giao. Cụ thể là làm thật tốt công tác tiếp
thị, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác. Với lợi thế,
đặc điểm của ngành cần nắm vững chính sách, luật lệ của các nước sở tại, cung cấp
nhanh và chính xác những thông tin quan trọng về thị trường, đối tác; nắm bắt kịp thời
những nhân tố thuận lợi hoặc không thuận lợi; tăng cường giới thiệu về tiềm năng kinh
tế, chính sách, luật lệ và nhu cầu của ta cho các đối tác nước ngoài. Ngành ngoại giao
thực hiện công việc này trong sự hợp tác và phối phợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các
địa phương, cũng như các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu kinh tế các nước, kinh tế thế giới, khu vực, các tổ chức kinh tế quốc

tế và quan hệ kinh tế quốc tế; nghiên cứu kinh tế Việt Nam để góp phần hoạch định
các chủ trương, chính sách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội
nhập kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, công tác này cần được tăng
cường với chất lượng cao hơn để có những đề xuất tham mưu có gia trị cao với đảng
và chính phủ.
- Tìm hiểu nhu cầu, khả năng về các mặt của các đối tượng, các nước và các tổ
chức quốc tế , khả năng và nhu cầu của các bộ ngành trong nước để đề xuất kiến nghị
với chính phủ có chủ trương, chính sách làm ăn với từng nước. Hiện nay và trong thời
gian tới cần tập trung vào các lĩnh vực như: xúc tiến thương mại đặc biệt là tìm kiếm
thị trường mới, mở rộng thị trường để tăng cường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và xuất
khẩu lao động của Việt Nam; thu hút FDI và các hình thức đầu tư quốc tế khác; vận
động ODA, các hình thức viện trợ khác và hỗ trợ kĩ thuật của cộng đồng quốc tế, và xử
lý nợ nước ngoài; thúc đẩy du lịch và chuyển giao công nghệ ; tranh thủ sự đóng góp
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp phát triển đất nước, quảng
bá văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam trên thế giới.
- Trực tiếp chuẩn bị và đàm phán hoặc tham gia đàm phán kí kết các loại hiệp
định, thoả thuận chính phủ (song phương, đa phương) giữa ta với các nước làm nền
tảng pháp lý cho quan hệ hợp tác quốc tế phát triển; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
các hiệp định, thoả thuận đ• kí kết. Hiện nay và tới đây, cần quan tâm nghiên cứu
đóng góp vào khả năng kí kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm hình
thành một hệ thống đồng bộ các thoả thuận và hiệp định về tất cả các mặt biên giới
l•nh thổ, l•nh sự, hỗ trợ tư pháp, hợp tác kinh tế- thương mại và khoa học- công
nghệ.
- Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong việc móc nối,
thẩm tra các đối tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường; giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn
ở nước ngoài. Trong thời gian tới cần: tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế
cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, người lao động và đầu tư của Việt Nam.
- Tham gia xây dựng khung pháp lý, các văn bản pháp quy về kinh tế vĩ mô nói
chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là việc thông tin về kinh nghiệm của các
nước.

- Công tác thông tin, tuyên truyền kinh tế nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết, chính xác cho những hoạt động kinh tế cụ thể của các cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp.
- Tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.







Phần kết luận


Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn nội lực,
đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; kết hợp nội lực với
ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp là nội dung quan trọng của đường lối kinh tế do
Đại hội IX của Đảng đề ra. Chủ động hội nhập kinh tế là để tạo ra điều kiện xây dựng
thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ. Mặt khác, có độc tự chủ về kinh tế mới có thể
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia
và lợi ích dân tộc. Tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, x• hội công
bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH
Việc Việt Nam tham gia toàn cầu hoá kinh tế đ• khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi
dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh
thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó nền kinh tế nước ta thực sự được đổi mới, bước
đầu đạt được những thành tựu to lớn: từ một nước đói kém, cơ sở vật chất nghèo nàn,
kỹ thuật lạc hậu đến nay trở thành một nước không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, xuất
khẩu ra nước ngoài( đặc biệt là lúa, gạo). Tuy nhiên, ta không được tự bằng lòng với
những gì đ• đạt được bởi vì đạt được đ• khó, giữ được còn khó hơn. Vì thế đòi hỏi ta
phải cố gắng nỗ lực không ngừng để củng cố những thành quả và tạo cho mình một

chỗ đứng chắc chắn trên trường quốc tế.



Tài liệu tham khảo
- Giáo trình triết học Mác-Lênin
- Kinh tế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa
Tác giả PTS . Nguyễn Cúc - NXB Thống kê- Hà Nội- 1995
- ASEAN- Những vấn đề và xu hướng
Bài ASEAN- Một số vấn đề môi trường và phát triển
Tác giả PTS . Trần Quốc Trị – Viện nghiên cứu Đông Nam á
Tạp chí Cộng sản :
- Phạm Công Minh – Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ tài chính
- Lâm Đình Ngọc - Bộ Ngoại giao

×