Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quy luật lượng chất và giải thích quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế - 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.34 KB, 8 trang )

Lời mở đầu
Kinh tế là ngành không thể thiếu được của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế,
nó chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống nhà nước của mỗi quốc gia. Không chỉ
có vậy, lĩnh vực kinh tế còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như: chính trị,
văn hoá, môi trường Do có vai trò quan trọng như vậy nên mỗi một thay đổi dù lớn
hay nhỏ của ngành kinh tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang là một đề tài thu hút nhiều sự chú ý và gần đây
hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được thông qua tạo thêm nhiều cơ hội cho sự phát
triển kinh tế ở nước ta nhưng đồng thời đây cũng là một thách thức lớn đối với nền
kinh tế còn đang trong giai đoạn phát triển như nước ta ,vì hiện nay có thể nói công
nghệ và kỹ thuật của ta còn đi chậm hơn so với thế giới và chúng ta buộc phải có
những đổi mới trong cung cách sản xuất, quản lý , đầu tư đúng hướng
Bài tiểu luận này đã giúp em học hỏi được rất nhiều trong việc rèn luyện cách viết,
cách diễn giải một vấn đề và trau dồi khả năng tư duy. Song do đây là bài tiểu luận đầu
tiên cho nên không thể tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng như hình thức. Kính
mong các thầy cô giáo sửa chữa và góp ý để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn !
Phần nội dung
I- Cơ sở lý luận triết học dùng làm tiền đề lý luận cho đề tài
1 - Quy luật lượng- chất
Muốn hiểu thấu đáo qui luật lượng- chất thì trước hết phải tìm hiểu xem thế nào là
lượng, thế nào là chất. Trong giáo trình triết học Mác- Lênin, khái niệm về chất và
lượng được dịnh nghi• như sau:” chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui
định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải cái khác”. Còn”lượng là một phạm trù triết
học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô,trình độ, nhịp điệu
của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó”.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và
phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất
không diễn ra độc lập với nhau. Trái lại, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng


không phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản
chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà
không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho vật
không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật
được gọi là độ. “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn
bản về chất của sự vật .”
Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sự vật
được gọi là điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống
nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Vì vậy, có thể
hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá
về chất của sự vật do những thay đổi về chất trước đó gây ra.
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi
ra đời, chất mới có thể tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay
đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của
sự vật đó.
Bởi vì chất và lượng là hai mạt đối lập vốn có trong lòng sự vật hiện tượng. Chất thì
tương đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi của lượng đến một
lúc nào đó thì đối lập với chất cũ, bị chất cũ kìm h•m, nó đòi hỏi phải phá bỏ độ cũ mở
ra một độ mới để mở đường cho lượng thay đổi. Khi chất cũ bị phá bỏ, chất mới được
thiết lập lại tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.
Quy luật lượng chất được phát biểu như sau: “Bất kì sự vật nào cũng là sự thống
nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn
tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác
động trở lại sự thay đổi của lượng.
Xuất phát từ những điều trên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi

hỏi phải quan tâm đến quá trình tích luỹ về lượng bởi vì không có quá trình này thì
không có sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũng không thể mất đi, cái mới tiến bộ
hơn không thể ra đời thay thế.
Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mô tốc độ phát triển mới về lượng
cho phù hợp, không được thoả m•n dừng lại.
Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan điểm coi
thường tích luỹ về lượng. Còn hữu khuynh là khi lượng thay đổi đ• chín muồi cần phải
có sự thay đổi về chất lại không dám thực hiện bước thay đôỉ về chất. Cả hai quan
điểm đó đều là quan điểm sai lầm.
2. Nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nguyên nhân- Kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Do đó, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đ• xuất hiện Song không
phải mọi sự việc nối tiếp trong thời gian của các hiện tượng đều là biều hiện của mối
quan hệ nhân quả.
Trong hiện thực mối liên hệ nhân- quả biểu hiện rất phức tạp. Một kết quả thông
thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều
kết quả. Khi các nguyên nhân tác động cùng chiều, cùng hướng, cùng một lúc lên sự
vật thì chúng sẽ gây lên ảnh hưởng cùng chiều tới sự hình thành kết quả và ngược lại.
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động vật chất, không có hiện tượng nào
được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả nào được xem là kết quả
cuối cùng. Trong mối quan hệ này, sự vật nào đó được coi là nguyên nhân thì trong sự
việc khác, nó lại được coi là kết quả và ngược lại.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai
trò thụ động đối với nguyên nhân. Trái lại, nó tác động lại nguyên nhân theo hai chiều
hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực.
Mối liên hệ nhân – quả có tính khách quan. Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại
mà không có nguyên nhân. Do đó, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải khám phá
ra nguyên nhân. Bởi vì có biết nguyên nhân, chúng ta mới có thể định hướng cho sự
phát triển tiếp sau.
Một sự vật hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mỗi nguyên nhân có vị

trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Vì vậy, ta cần phải phân loại các nguyên
nhân đồng thời phải nắm được những nguyên nhân phát triển cùng chiều để tạo ra sức
mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân ngược chiều.
Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi kết quả xuất hiện thì nó lại tác động trở
lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy, phải biết khai thác tận dụng các kết quả đ• đạt
được để nâng cao nhận thức để thúc đẩy sự vật phát triển.
II- Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích, làm rõ thực trạng của nền kinh tế Việt
Nam trước xu thế toàn cầu hoá.
Trên thế giới có rất nhiều tài liệu viết về khái niệm hội nhập kinh tế Quốc tế. Giáo sư
về kinh tế học quốc tế thuộc đại học Tổng hợp Giôn Hốp- kin, Oa- sinh- tơn D.C,
Giêm Ri- đen đ• định nghĩa: “Hội nhập là tự do thương mại, không phải chỉ đơn giản
là bản thân thương mại”. Về mặt lý luận, các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc
trưng của kinh tế đơn thuần, mà luôn gắn với một hệ thống của chính trị là nền tảng
của tư tưởng của nó. Về mặt thực tiễn, rõ ràng ở quốc gia nào cũng vậy , người ta chỉ
chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó được bảo đảm- Các
lợi ích này không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế. Nó luôn được xác định gồm cả lợi
ích chính trị của mỗi quốc gia. Cho nên, bất cứ hiệp định song phương giữa hai quốc
gia nào cũng luôn có điều khoản loại trừ các yếu tố gây hại đến an ninh quốc gia mỗi
nước. Với cách tiếp cận trên, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế, của nước ta hiện nay
không chỉ là quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được thể hiện trong
bản thân hệ thống chính các thương mại, chính sách phát triển kinh tế đ• và đang được
Đảng, Nhà nước định hướng.
Những phát kiến về địa lý, những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, sự phát
triển đại công nghiệp, sự phát triển sản xuất nhờ áp dụng các thành tựu khoa học và
công nghệ, sự mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng giao lưu quốc tế đ• phá vỡ tính biệt
lập, khép kín trong phạm vi quốc gia, mở rộng không gian hoạt động của các quốc gia.
Đây chính là tiền đề cho quá trình tích luỹ về lượng để chuẩn bị cho sự thay đổi về
chất tới một giới hạn nào đó(độ) thì dẫn đến một bước nhảy về kinh tế là xu thế toàn
cầu hoá ra đời.
Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới sự hình thành và phát triển xu thế toàn cầu

hoá kinh tế, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu là:
-Xu thế toàn cầu hoá kinh tế trước hết bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất, từ tính chất x• hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và
quốc tế.
-Xu thế toàn cầu hoá kinh tế chịu sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển của các công nghệ cao( công nghệ
sinh học, công nghệ viễn thông ) đ• làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài
người, đ• đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đ• tạo thành
kinh tế tri thức, kĩ thuật số, hình thành mạng máy tính toàn cầu( Internet), phá vỡ hàng
rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia trên thế giới và thúc đẩy
các nước quan hệ, hợp tác với nhau.
- Sự phát triển và bành trướng của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia,lực
lượng chi phối toàn cầu hoá.
Chính những nguyên nhân trên đ• đặt các quốc gia, phát triển cũng như đang phát
triển, đứng trước thách thức về tụt hậu. Do đó các quốc gia đều đặt ưu tiên cho phát
triển kinh tế. Trong đó, yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày nay đ•
trở thành một nhiệm vụ chủ yếu.
Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam được bắt đầu từ cuối những năm 80 khi
Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế. Đại Hội VII
của Đảng (1991) đ• thông qua định hướng nền kinh tế đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ quốc tế “Nghị quyết đại hội VIII của Đảng (1996) đ• quyết định : “đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” Nghị quyết hội nghị Trung Ương lần
thứ 4 khoá VIII (12-1997) chỉ rõ nguyên tắc hội nhập là : “ trên cơ sở phát huy nội lực,
thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài”, “tiến hành
khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập APEC
và WTO”, có “ kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ
AFTA”.
Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế các quy định đối với mỗi quốc gia, là tự do
hoá thương mại và đầu tư một cách công khai, rõ ràng theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:
- Công bằng

- Tự do hoá thương mại
- Làm ăn hay thương lượng với nhau phải trên có sở có đi có lại.
- Công khai mọi chính sách Thương Mại và đầu tư.
Với các nguyên tắc trên, nước “đi sau” như nước ta sẽ có nhiều thuận lợi, nhất là trong
việc học hỏi các kinh ngiệm của các nước “đi trước”, nhưng cũng sẽ phải chịu rất
nhiều khó khăn thách thức mà quan trọng hàng đầu là việc bảo hộ nền sản xuất trong
nước và các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp quốc doanh mới “chân
ướt, chân ráo” bước vào nền kinh tế thị trường.
Với tầm nhìn chiến lược xác định rõ tình hình và xu thế phát triển của thế giới, trên
cơ sở yêu cấu bức xúc của phát triển kinh tế đất nước, Đại hội đ• khẳng định “Xây
dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế và Thế giới”, nghị
quyết 4 của Ban chấp hành TW khoá III cũng đ• nêu rõ:”tích cực, chủ động thâm nhập
và mở rộng thị trường quốc tế”, “gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ
động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc
tế là quan điểm, là định hướng phải được nhất quán tuân thủ.
Qua nghiên cứu thực tiễn các hoạt động hội nhập kinh tế của các nước, nhất là các
nước đang phát triển, có thể thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế luôn không phải chỉ
toàn được mà không có thua thiệt. Vấn đề toàn cầu hoá như một:”con dao hai lưỡi”.
Một mặt nó tạo cơ hội phát triển kinh tế- kĩ thuật, tạo khả năng giao lưu văn hoá, trí
tuệ, chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển văn minh vật chất. Mặt khác, nó làm
trầm trọng thêm bất công x• hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo, làm xói mòn bản
sắc văn hoá dân tộc, tấn công vào chủ quyền quốc gia. Về phương diện nguyên tắc,
phải xác định một chiến lược hợp lý, sao cho có thể kiếm được lợi một cách tối đa và
hạn chế đến mức thấp nhất có thể được những thua thiệt. Và điều quan trọng là cái
được phải nhiều hơn cái mất.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tranh thủ vừa
cạnh tranh, vừa tận dụng mọi cơ hội vừa phải đối phó với những thách thức to lớn. Đối
với nước ta hiện nay, thách thức lớn nhất là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

×