Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AGTEX: Association of Garment Textile Embroidery- Knitting ( Hội Dệt
May Thêu Đan Thành phố Hồ Chí Minh)
ASEAN: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)
ATM: Automatic Teller Machine ( Máy rút tiền tự động)
CAD: Computer Aided Design ( Trợ giúp thiết kế bằng máy tính)
EU: European Union ( Liên minh châu Âu)
FDI: Foreign Direct Investment ( Đầu tư nước ngoài trực tiếp)
GDP: Gross Fomestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội)
ISO: International Organization for Standardization ( Tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hóa)
ISO 9000: Qui định của ISO về tiêu chuẩn chất lượng
ISO 14000: Qui định của ISO về tiêu chuẩn môi trường
SA 8000: Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội được phát triển
bới SAI
SAI: Social Accountability International ( Tổ chức trách nhiệm xã hội
quốc tế)
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
WRAP: Worlwide Responsible Apparel Production (Trách nhiệm toàn cầu
trong sản xuất hàng may mặc)
WTO: World Trade Organization ( Tổ chức Thương mại Thế giới)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một trong những đường lối chính sách phát triển kinh tế của nước ta
hiện nay là tập trung xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Để phát
triển được nền kinh tế bền vững có hiệu quả, theo kịp với nền kinh tế Thế giới
thì mỗi doanh nghiệp phải đủ lớn mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Trong đó hàng may mặc đang là một trong những mặt
hàng xuất khẩu lớn nhất nước ta hiện nay. Tuy nhiên hầu hết các doanh
nghiệp may xuất khẩu Việt Nam lại chỉ đang tập trung khai thác các lợi thế ở
công đoạn sản xuất gia công trong chuỗi giá trị: ý tưởng, công nghiệp phụ trợ,
gia công sản xuất và phân phối bán hàng của ngành may mặc xuất khẩu. Đó là
một khâu có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất không mang lại giá trị lợi nhuận cao
bằng các khâu còn lại.
Trước biến động của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam nói
chung, các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nói riêng cũng chịu nhiều ảnh
hưởng. Trong tình trạng sụt giảm lượng đơn hàng từ thị trường đặt gia công
nước ngoài, hàng loạt doanh nghiệp gia công xuất khẩu đóng cửa hay phá sản
do sự chậm trễ trong thanh toán của khách hàng hay lượng đơn hàng lay lắt
buộc các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phải tìm tòi cho
riêng mình hướng đi mới, chủ động và hiệu quả hơn. Một trong những con
đường mới đó chính là tiến hành hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc
Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
Không nằm ngoài bối cảnh chung đó của toàn ngành, công ty TNHH
Việt Nga Kijun, là một doanh nghiệp của ngành may mặc xuất khẩu, công ty
không ngừng phấn đấu, tìm đường hướng thay đổi để từng bước đứng vững
và tự khẳng định mình. Việc công ty tiến hành xúc tiến phát triển hoạt động
xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc vừa để giải quyết công ăn việc làm và ổn
định thu nhập cho người lao động, vừa đóng góp vào sự phát triển của ngành
may mặc xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất khẩu trực tiếp của công ty còn gặp phải không ít hạn chế như: lực lượng
lao động không ổn định, sản phẩm xuất khẩu chưa có đặc điểm nổi trội so với
hàng hóa cùng loại trên thị trường... Bởi vậy, trong thời gian thực tập tại Công
ty TNHH Việt Nga Kijun tôi đã lựa chọn đề tài:" Đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun", để nghiên cứu trong
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp
sản phẩm may mặc của công ty TNHH Việt Nga Kijun.
Việc nghiên cứu đề tài trên bao gồm thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau: hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về xuất khẩu và xuất khẩu trực
tiếp, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu trực tiếp
tại công ty, trên cơ sở phân tích các số liệu thực tế của doanh nghiệp để đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là phương
thức xuất khẩu trực tiếp
Phạm vi: Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty
TNHH Việt Nga Kijun
Thời gian: Bắt đầu từ năm 2007, công ty TNHH Việt Nga Kijun tự
nhận thấy với tình hình thị trường hàng gia công xuất khẩu ngày một thu hẹp,
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may gia công càng ngày càng gay gắt,
việc tiến hành thiết lập và phát triển lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp là rất cần
thiết. Cho đến nay, công ty mới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất
khẩu trực tiếp được chưa đầy 2 năm, vì vậy những tồn tại và khó khăn cần
khắc phục vẫn còn rất nhiều.
4. Kết cấu của chuyên đề
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp của
doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại
công ty TNHH Việt Nga Kijun
Chương III: Một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1. Tổng quan về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Theo nhà kinh tế học Adam Smith, phân công lao động càng sâu thì sản
xuất càng có hiệu quả. Phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hoá
sản xuất, sẽ tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng không chỉ đủ nhu cầu
trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài để lưu thông trao đổi với
hàng hoá mà trong nước sản xuất không hiệu quả. Còn theo học thuyết “lợi
thế so sánh” của David Ricardo thì một quốc gia nào đó sản xuất mặt hàng có
lợi thế so sánh và trao đổi nó với quốc gia khác thì vẫn đem lại lợi nhuận cho
cả hai quốc gia. Như vậy, xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động tất yếu xảy ra
khi phân công lao động xã hội ở một trình độ nhất định
Có thể tiếp cận khái niệm về xuất khẩu dưới nhiều giác độ khác nhau.
Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ.
Dưới giác độ phi kinh doanh như: làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại
thì hoạt động xuất khẩu lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên
giới quốc gia. Tuy nhiên có thể khái niệm một cách cơ bản nhất :
" Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này
sang quốc gia khác ".
Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi
ro và có chi phí thấp. Hoạt động xuất khẩu không phải là những hành vi mua
bán riêng lẻ mà là một hệ thống của các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức
ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ hay những lợi
ích kinh tế - xã hội, khai thác được tư liệu sản xuất trong nước và mở ra tiêu
dùng cho các nước nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa và cung
cấp dịch vụ trong nước phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực và cải thiện đời sống cho người dân.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Đặc điểm
Trong xuất khẩu, các chủ thể tham gia quan hệ mua bán thường có
quốc tịch khác nhau do đó sẽ xuất hiện nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế
và văn hóa kinh doanh. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu được xem xét ở
các khía cạnh sau:
* Chủ thể tham gia giao dịch mua bán
Các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu thường là các chủ thể ở
các quốc gia khác nhau nên có quốc tịch khác nhau. Quốc tịch của các chủ thể
tham gia khác nhau không chỉ thể hiện ở việc họ tuân thủ các luật kinh doanh
của cac quốc gia khác nhau mà còn ở việc họ có nền văn hóa khác nhau, các
giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo và tập quán khác nhau trong kinh doanh. Do
đó, các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu nghĩa là tham gia vào các
giao dịch mua bán với các nền văn hóa khác với nền văn hóa của quốc gia
mình, đòi hỏi phải có những hiểu biết cụ thể về chủ thể của quốc gia đối tác.
Ví dụ như hiểu biết về tính pháp lý, uy tín hay quy mô của đối tác nước ngoài
mà mình định hợp tác.
* Tiền tệ
Đồng tiền sử dụng để tính toán và thanh toán trong quan hệ tiền và
hàng phải là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên. Khi chủ thể tham gia giao
dịch mua bán trong hoạt động xuất khẩu sử dụng đồng tiền của quốc gia họ
thì đồng tiền đó là ngoại tệ đối với bên kia hoặc ngược lại. Lúc này, đồng tiền
của các quốc gia trong giao dịch đã trở thành tiền tệ quốc tế. Tiền tệ quốc tế
có nhiều loại, nhưng đồng tiền mạnh chỉ có đồng như: Đô la Mỹ, đồng Bảng
Anh, đồng Yên Nhật, đồng EURO của EU...Những đồng tiền này được nhiều
chủ thể lựa chọn và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi.
* Hàng hóa
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối tượng của hoạt động xuất khẩu thường được luân chuyển qua biên
giới. Đặc điểm này khá phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động
xuất khẩu. Hàng được đổi lấy tiền, và luồng hàng sẽ ngược lại với luồng tiền.
Luồng tiền được luân chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và luồng
hàng sẽ được luân chuyển ngược lại. Khi đồng tiền trở thành tiền tệ quốc tế
thì hàng hóa cũng trở thành hàng hóa quốc tế. Hàng hóa quốc tế có đặc điểm
là được luân chuyển trên phạm vi quốc tế, tức là hàng hóa được luân chuyển
qua biên giới giữa các quốc gia. Tuy nhiên, không phải hàng hóa quốc tế nào
cũng được luân chuyển qua biên giới các quốc gia bởi vì biên giới hành chính
và biên giới kinh tế đôi khi là khác nhau. Để xác định chính xác loại hình xuất
khẩu chúng ta phải cân nhắc tất cả các đặc điểm trên trong giao dịch mua bán.
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế không thể
thiếu ở mọi quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng thể hiện trên nhiều
lĩnh vực.
a) Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
* Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
Để phát triển, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh nền công nghiệp phát
triển lên các mức cao hơn, quá trình đó đòi hỏi một lượng vốn lớn để nhập
khẩu các trang thiết bị máy móc hiện đại, cập nhập các công nghệ tiên
tiến...Vốn dùng cho nhập khẩu được hình thành từ các nguồn thu: thuế, vay
nợ, viện trợ, tài trợ, liên doanh đầu tư nước ngoài, thu từ hoạt động du lịch,
dịch vụ và xuất khẩu. Trong các nguồn thu này thì nguồn thu từ vốn vay, viện
trợ chỉ mang tính chất tạm thời hoặc bị hạn chế bởi kỳ hạn hoàn trả. Do đó,
xét một cách thực tế nhất thì chỉ có hoạt động xuất khẩu mới là nguồn vốn
chính cho hoạt động nhập khẩu. Mọi hoạt động xuất khẩu đều nhằm mục đích
là làm sao bán được nhiều nhất các hàng hóa và dịch vụ để thu được một
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng ngoại tệ phục vụ trở lại cho việc nhập khẩu các máy móc thiết bị và
công nghệ hiện đại, tiên tiến mà quốc gia mình còn thiếu để vừa phục vụ cho
tiêu dùng trong nước và vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Vì vậy,
có thể nói xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ của hoạt động nhập khẩu.
* Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xuất khẩu tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế
cũng như cơ cấu của từng ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế so
sánh của quốc gia. Xuất khẩu là công cụ quan trọng để tạo ra nguồn vốn và
thu hút khoa học công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. Xuất khẩu thúc đẩy công
nghiệp hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Góp phần
khuyến khích nền khoa học công nghệ phát triển, làm cho phân công lao động
xã hội ngày càng sâu sắc.
Do đó, từng quốc gia không nhất thiết phải sản xuất tất cả những hàng
hóa mà mình cần, bởi vì thông qua hoạt động xuất khẩu họ tập trung vào sản
xuất nội địa những hàng hóa và dich vụ mà họ có lợi thế so sánh. Ảnh hưởng
đó được xem xét theo các hướng sau: Một là, xuất khẩu những sản phẩm
trong nước ra nước ngoài, khuyến khích hoạt động sản xuất sản phẩm đó
trong nước phát triển, do đó sản xuất trong nước sẽ có xu hướng phát triển
theo những ngành có ưu thế xuất khẩu. Hai là, xuất khẩu tạo điều kiện cho
những ngành có liên quan có cơ hội phát triện một cách thuận lợi. Ba là, căn
cứ vào nhu cầu của thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa
và dịch vụ cần thiết, điều đó dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thứ ba, xuất khẩu góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua hoạt động sản xuất
hàng và dich vụ để xuất khẩu. Điều đó góp phần tạo ra mức thu nhập ổn định
cho người lao động trong nước. Khi tỷ trọng xuất khẩu của một ngành hàng
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hay một mặt hàng chiếm phần lớn, thì lúc đó sản xuất được mở rộng, nhu cầu
về nhân lực tăng, số lượng việc việc làm sẽ nhiều hơn, điều đó đồng nghĩa với
việc điều kiện sống của các gia đình sẽ được nâng cao, ngày một cải thiện, tỷ
lệ đói nghèo và thất nghiệp sẽ được giảm bớt. Hơn nữa, xuất khẩu cũng tạo ra
nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân.
* Thứ tư, xuất khẩu tạo cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc
tế của quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động ban đầu, cơ bản của một nền
kinh tế quốc gia và cũng là một trong những lĩnh vực trọng yếu của kinh tế
quốc tế. Giữa chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, từ đó góp phần thúc
đẩy các mối quan hệ kinh tế khác. Ví dụ như: hoạt động xuất khẩu tạo điều
kiện thúc đẩy các mối quan hệ về tín dụng, đầu tư, quan hệ vận tải...phát triển.
Do đó, xuất khẩu chính là cơ sở mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan
hệ trong kinh tế quốc tế giữa các quốc gia với nhau.
* Cuối cùng, xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu là tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ được nhiều
nhất các hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia có lợi thế so sánh trong sản xuất.
Nếu doanh thu bán hàng tăng lên, lượng hàng hóa xuất ra thị trường nước
ngoài được nhiều hơn, lượng ngoại tệ thu về tăng lên, lúc này lợi nhuận thu
được thừ hoạt động xuất khẩu sẽ được tái đầu tư vào trong lĩnh vực sản xuất
làm tăng quy mô sản xuất từng mặt hàng, từng ngành nghề lĩnh vực của nền
kinh tế cũng như quy mô của toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ được mở rộng. Khi
đó sẽ xuất hiện hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô. Vì vậy, có thể nói xuất khẩu sẽ
kích thích tăng trưởng kinh tế, tức là làm GDP của nền kinh tế quốc gia không
ngừng tăng lên, đồng thời những tiềm năng vốn có của quốc gia sẽ được khai
thác triệt để.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b) Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
* Thứ nhất, thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong
nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất
lượng.
Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hình thành một cơ cấu sản
phẩm sao cho phù hợp với thị trường định thâm nhập. Doanh nghiệp phải có
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như tính cạnh tranh của sản
phẩm. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu đã tạo ra cho doanh nghiệp có cơ hội
tham gia vào một sân chơi quốc tế, để từ đó các doanh nghiệp sẽ từng bước
hoàn thiện mình và phát triển.
* Thứ hai, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị
trường.
Tham gia vào hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội phát triển
mạng lưới kinh doanh, mở rộng các quan hệ kinh doanh với các đối tác nội
địa và nước ngoài dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, dẫn đến tăng doanh thu
và lợi nhuận, cùng nhau chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như
tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là động lực giúp
các doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý trong kinh doanh, tiến hành đầu
tư vào sản xuất không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu.
* Thứ ba, xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu được một nguồn ngoại tệ,
tiếp cận với những công nghệ hiện đại.
Doanh nghiệp có thể tái sản xuất, nâng cấp trang thiết bị máy móc, dây
truyền sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tàng, cập nhập trình độ khao học công
nghệ tiên tiến trên thế giới để thúc đẩy tốc độ và năng xuất sản xuất cũng như
nâng cao chất lượng đời sống cho đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp
bằng chính nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhìn chung, trong quá trình phát triển của một quốc gia, hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng là
một hoạt động không thể thiếu. Chỉ khi xuất khẩu phát triển, quốc gia mới có
điều kiện đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tích lũy. Vì vậy, xuất
khẩu chính là chìa khóa quan trọng để thâm nhập vào thị trường quốc tế và
dẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia.
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu
Các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế giao dịch buôn bán với
nhau thông qua các hình thức xuất nhập khẩu. Hầu hết các công ty khi tham
gia vào thị trường quốc tế đều vì ba động cơ chủ yếu: tăng doanh số bán hàng,
đa dạng hóa thị tường đầu ra và thu được nhiều kinh nghiệm quốc tế. Tuy
nhiên, lịch sử kinh tế thế giới đã tạo ra các quốc gia phát triển và các quốc gia
kém phát triển, nên các quốc gia tham gia vào sân chơi quốc tế cũng có những
vị thế khác nhau. Và tùy vào nội lực, quy mô hay vị thế mà các công ty lựa
chọn các hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài khác nhau thông qua
hoạt động xuất khẩu. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của một quốc gia hay
công ty thường diễn ra dưới các hình thức cơ bản là: gia công xuất khẩu, xuất
khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp.
a) Hình thức gia công xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị,
nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước.
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho
người đặt gia công để nhận tiền công.
Trong thực tế có 3 loại hình thức gia công:
* Hình thức nhận gia nguyên liệu giao thành phẩm
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận
gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí
gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về
nguyên liệu vẫn thuộc về bên đăt gia công.
* Hình thức mua đứt bán đoạn
Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài. Bên đặt gia
công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế
tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyển sở hữu nguyên vật
liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
* Hình thức kết hợp
Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn
bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu và tiến hành gia công
hàng đặt.
Trong tất cả các hình thức gia công trên thì quan hệ giữa người đặt gia
công và người thực hiện gia công đều đặt trên cơ sở hợp đồng gia công.
b) Hình thức xuất khẩu gián tiếp
Hình thức xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là hình thức giao dịch qua
trung gian là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài
thông qua người thứ ba ( trung gian).
Các trung gian mua bán trong xuất khẩu gián tiếp là: đại lý, công ty
quản lý xuất nhập khẩu và các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung
gian mua bán không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng hỗ trợ hay trợ
giúp công ty xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường nước. Với hình
thức xuất khẩu này, các nhà sản xuất có thể hạn chế các rủi ro xảy ra tại thị
trường nước ngoài vì trách nhiệm thuộc về người trung gian. Nhưng mặt
khác, lợi nhuận của các nhà sản xuất sẽ bị giảm cũng như khả năng nắm bắt
thông tin hay thích ứng với biến động đa dạng của thị trường cũng bị hạn chế.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các hình thức trung gian trong xuất khẩu gián tiếp bao gồm:
* Đại lý ( Agent)
Đại lý là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện
một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.
Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó cho công ty ủy thác và nhận
thù lao. Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lý là người thiết lập
quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. Quyền
sở hữu hàng hóa lúc này sẽ được chuyển từ công ty đến khách hàng thông qua
đại lý trung gian.
* Công ty quản lý xuất khẩu ( Export management company)
Công ty quản lý xuất khẩu là các công ty nhận ủy thác và quản lý công
tác xuất khẩu hàng hóa.
Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất
khẩu nên có thể coi công ty quản lý xuất khẩu là một nhà xuất khẩu gián tiếp.
Nhiệm vụ của các công ty này đơn thuần bao gồm: làm các thủ tục xuất khẩu
và thu phí dịch vụ xuất khẩu.
* Công ty kinh doanh xuất khẩu ( Export trading company)
Các công ty kinh doanh xuất khẩu hoạt động như nhà phân phối độc lập
có chưc năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu
trong nước để đưa các hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài tiêu thụ.
Ngoài ra, các công ty kinh doanh xuất khẩu còn cung ứng thêm các dịch vụ
xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu, thiết lập và mở rộng các kênh phân
phối, tài trợ các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí còn có thể trực tiếp
tham gia thực hiện sản xuất để bổ trợ công đoạn nào đó cho các sản phẩm
như: bao gói, in ấn...
Do nghiệp vụ của công ty kinh doanh xuất khẩu là kết nối các khách
hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu , do đó các công ty kinh doan xuất
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khẩu thường giàu kinh nghiệm và chuyên sâu về thị trường nước ngoài,
thường có các đội ngũ chuyên gia chuyên làm dịch vụ xuất khẩu. Vì vậy,
những công ty này có thể cung cấp nhiều thông tin về thị trường cũng như
cung cấp các chuyên gia về xuất khẩu cho các công ty xuất khẩu.
* Đại lý vận tải
Đại lý vận tải là các công ty chuyên thực hiện các dịch vụ thuê vận
chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như
khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo
hiểm hàng hóa. Ngoài ra các đại lý vận tải cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất
khẩu và phát triển nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tận tay
người nhận. Khi các công ty xuất khẩu thông qua các đại lý vận tải hay các
công ty chuyển phát hàng thì điều đó có nghĩa là các công ty vận chuyển đó
cũng sẽ làm các dịch vụ xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa đó.
Bản chất của các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh doanh
dịch vụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí còn bao
gồm cả dịch vụ bao bì, đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận
chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa mà họ đảm nhận chuyên chở.
c) Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Khi doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, phát triển đủ mạnh để có
thể thành lập một tổ chức hoặc một đơn vị bán hàng riêng của mình để có thể
kiểm soát thị trường một cách trực tiếp thì hình thức xuất khẩu trực tiếp là
hình thức được yêu thích và ưu tiên lựa chọn của các doanh nghiệp.
Có thể hiểu, xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một
công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Việc các công ty bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt động
tham gia quốc tế của các công ty đó. Các công ty có kinh nghiệm quốc tế
thường trực tiếp bán sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Các khách
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng, những đối tượng có
nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công
ty.
1.2. Xuất khẩu trực tiếp
1.2.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu trực tiếp
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức đầu tiên để thâm nhập thị
trường nước ngoài của các công ty quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp
thường gắn liền với các giao dịch mua bán thông thường trực tiếp, do đó còn
có thể gọi hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình tức giao dịch trực tiếp.
Trong xuất khẩu trực tiếp, quan hệ mua bán giữa các chủ thể được thiết
lập một cách trực tiếp. Trong đó, người bán ( người sản xuất hay người cung
cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau: bằng gặp mặt hay qua thư từ và
điện tín...để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả hay các điều kiện giao
dịch khác.
Hình thức giao dịch trực tiếp thường được áp dụng dưới hai cách thức
phổ biến sau:
* Đại diện bán hàng
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của
mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa
hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Có thể coi đại diện bán hàng hoạt
động như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài, và khi
đại diện bán hàng tiến hành ký kết hợp đồng ở thị trường nước ngoài thì nghĩa
là công ty sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với đối tác ở thị trường nước đó.
* Đại lý phân phối
Đại lý phân phối là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh
tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty sẽ khống chế phạm vi phân
phối và các kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối phải
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân
định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu trực tiếp
Hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng là hình thức xuất khẩu thường thấy
nhất và phổ biến nhất. Đặc điểm cơ bản của hình thức này là:
* Đặc điểm về quan hệ giữa các chủ thể tham gia giao dịch
Quan hệ mua bán giữa các chủ thể được thiết lập một cách trực tiếp.
Các bên đều có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong quan hệ giao dịch
mua bán. Các chủ thể tham gia giao dịch không cần thông qua người khác để
thiết lập mối quan hệ mua bán như: tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh
toán... Hình thức xuất khẩu trực tiếp thường gắn liền với các giao dịch mua
bán thông thường trực tiếp. Trong đó, người bán và người mua trực tiếp thiết
lập quan hệ mua bán với nhau trong các điều kiện mua bán thông thường.
* Đặc điểm về tính chủ động của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động
xuất khẩu trực tiếp
Khi tham gia hoạt động xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải
hoàn toàn chủ động trong mọi khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh, phải
tự lo toàn bộ cả các yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Khi đó, người
xuất khẩu phải chủ động thực hiện các công việc như: nghiên cứu thị trường,
thiết kế mẫu mã sản phẩm, tổ chức thu mua hoặc sản xuất nguyên phụ liệu...
Điều này thể hiện rất rõ tại các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp
trong các lĩnh vực như xuất khẩu hàng may mặc .
* Đặc điểm về các công ty tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu trực
tiếp
Một đặc điểm nữa của hình thức xuất khẩu trực tiếp đó là hình thức này
thường được áp dụng ở những công ty đã có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế,
do đó các công ty này thường chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp chấp nhận mức rủi ro cao nhưng lại có được tầm kiểm soát hiệu quả
nhất, do đó kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế là yếu tố rất
quan trọng.
1.2.3. Ưu nhược điểm của hoạt động xuất khẩu trực tiếp
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp bao gồm các ưu điểm và nhược điểm
sau:
* Ưu điểm của hoạt động xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu phổ biến và thường thấy nhất, hình thức xuất
khẩu trực tiếp cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường
về: số lượng, chất lượng, giá cả... để người sản xuất thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của thị trường.
Hơn nữa, với hình thức xuất khẩu trực tiếp người mua và người bán
trực tiếp thiết lập quan hệ giao dịch mua bán không cần thông qua trung gian,
do đó giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu không bị chia sẻ lợi nhuận.
Khi doanh nghiệp tiến hành thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông
qua hình thức xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nắm bắt trực tiếp
các thông tin về thị trường nước ngoài mà công ty cần thâm nhập. Điều đó có
ý nghĩa giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược tiếp thị quốc tế
phù hợp đối với từng loại thị trường.
* Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, hình thức xuất khẩu trực tiếp còn tồn tại
những nhược điểm sau:
Thông thường chi phí tiếp thị tại thị trường nước ngoài tương đối cao,
do đó các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, vốn ít thường không áp dụng hình
thức xuất khẩu này, họ dễ thu được lợi nhuận hơn khi áp dụng hình thức xuất
khẩu ủy thác.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài ra, kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi phải có những cán bộ
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịch đàm phán, am
hiểu và có kinh nghiệm về mua bán quốc tế đặc biệt là thông thạo nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất khẩu trực tiếp
có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất khẩu
trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam khi tiếp cận với thị trường quốc tế.
1.2.4. Các nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì bạn hàng và khách hàng thường
cách xa về mặt địa lý nên không dễ tiếp cận và trao đổi, do đó đối với mỗi
hình thức giao dịch phải có kỹ năng và nghiệp vụ riêng. Để tiến hành hoạt
động xuất khẩu trực tiếp , nhà kinh doanh xuất khẩu cần phải thực hiện các
công việc sau:
* Nghiên cứu thị trường và khách hàng.
Đây là bước tìm kiếm thông tin về nhu cầu thị trường, bạn hàng, khách
hàng. Trước khi bước vào giao dịch, doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu
thông tin về thị trường và khách hàng. Các kênh cung cấp thông tin có thể do
sự giới thiệu, qua hệ thống thông tin của các tổ chức thương mại, qua mạng...
Nếu khách hàng không có cơ quan đại diện hay đại lý ở khu vực gần nhất có
thể sẽ lựa chọn phương thức giao dịch qua thư tín hoặc điện thoại hay email...
Công việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng trong hoạt động xuất
khẩu trực tiếp đòi hỏi tính chủ động cao hơn so với trong các hỉnh thức xuất
khẩu gián tiếp và gia công. Bởi lẽ, công việc này có thể không phải thực hiện
khi khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp trong hình thức gia công hoặc có thể
được thực hiện bởi các trung gian trong hoạt động xuất khẩu gián tiếp, nhưng
trong xuất khẩu trực tiếp, để tiến hành đưa sản phẩm của mình thâm nhập và
được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài một cách hiệu quả nhất đòi hỏi doanh
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp phải tự mình thực hiện công việc này. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể
thuê ngoài các chuyên gia thực hiện công việc nghiên cứu thị trường và khách
hàng nhằm tăng cao tính hiệu quả cho nguồn thông tin.
* Tiến hành đánh giá hiệu quả của thương vụ kinh doanh
Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá
xuất nhập khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh sản xuất : Khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ
hơn tỷ giá hối đoái, mới có thể đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả. Hoặc có
thể đánh giá hiệu quả của thương vụ kinh doanh dựa theo tính khả thi trong
việc tiêu thụ sản phẩm: nếu sản phẩm định tung ra thị trường có tính năng hay
đặc điểm nổi bật về chất lượng, khác lạ, có khả năng thu hút người tiêu
dùng... thì việc đưa sản phẩm đó ra thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Khác với xuất khẩu gián tiếp và gia công xuất khẩu, trong xuất khẩu
trực tiếp khi đánh giá tính khả thi của một thương vụ kinh doanh doanh
nghiệp cần phải chú trọng đánh giá thêm khả năng tự cung cấp hay tính ổn
định của nguồn nguyên phụ liệu để tiến hành sản xuất của doanh nghiệp.
Nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn
định và đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng nguyên phụ liệu cung cấp
thì công việc sản xuất kinh doanh mới có khả năng thực hiện hiệu quả được.
* Tiến hành thiết kế và sản xuất sản phẩm
Không giống với hình thức gia công xuất khẩu, khi mà việc sản xuất
sản phẩm phải dựa trên mẫu mã, kiểu dáng và các tiêu chuẩn đã định sẵn bởi
bên đặt hàng, trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp hoàn toàn
chủ động trong công tác thiết kế kiểu dáng, mẫu mã cũng như quyết định các
yếu tố thuộc về tiêu chuẩn chất lượng và số lượng của sản phẩm.
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ theo các bản thiết kế sản phẩm do bộ phận nghiên cứu và thiết
kế sản phẩm của chính doanh nghiệp làm ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản
xuất sản phẩm hàng may mặc theo tiêu chí riêng của mình.
* Tiến hành tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nước ngoài
Giống như trong các hình thức gia công và xuất khẩu gián tiếp, để đưa
sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi,
đòi hỏi doanh nghiệp phải thông thạo các nghiệp vụ xuất khẩu và am hiểu về
các điều khoản, quy định quốc tế, luật pháp của quốc gia nhập khẩu. Sản
phẩm được xuất khẩu phải đảm bảo các thông số về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, bảo vệ môi trường... của quốc tế nói chung và của quốc gia nhập khẩu
nói riêng.
Nếu như trong hoạt động gia công xuất khẩu, công việc của doanh
nghiệp sẽ kết thúc sau khi hàng được xuất đi và doanh nghiệp nhận được tiền
công. Hay trong hình thức xuất khẩu gián tiếp, doanh nghiệp ủy thác việc tiêu
thụ sản phẩm tại trường nước ngoài cho các trung gian. Thì trong hình thức
xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chủ động tiến hành việc đưa
sản phẩm thâm nhập vào thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của
mình tại thị trường nước ngoài đó.
Sau khi được tung ra thị trường, để một sản phẩm mới được người tiêu
dùng nước ngoài chú ý đến và chấp nhận bỏ tiền ra mua, đòi hỏi sản phẩm đó
không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng mà sản phẩm đó
còn phải có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng chung.
Bên cạnh đó, khác với các loại hình xuất khẩu khác doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu trực tiếp còn phải tiến hành nhiều hoạt động nhằm khuếch trương,
quảng bá hình ảnh của sản phẩm nhằm xây dựng hình ảnh riêng của sản phẩm
trong lòng người tiêu dùng. Đây là công việc đòi hỏi tiêu tốn một khoản chi
phí đầu tư lớn trong việc xây dựng hình ảnh một thương hiệu sản phẩm. Tuy
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiên, đây cũng là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trực tiếp có kinh
nghiệm lâu năm, qui mô vốn lớn thì thường có tổ chức thêm các hoạt động bổ
trợ như dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng, khuyến mãi cho khách hàng thân
thuộc... nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.
* Tổ chức giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
Đây là nội dung được áp dụng khi doanh nghiệp nhận được các đề nghị
thương mại như: thư hỏi hàng, đặt hàng... từ các đối tác nước ngoài. Nội dung
này bao gồm các công việc sau:
Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch
thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán
trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch. Hợp đồng mua bán thông thường
phải đảm bảo hàng hóa được giao đi và tiền hàng phải được trả. Các điều kiện
mua bán không bị rằng buộc bởi các quy chế đặc biệt. Việc đàm phán ký hợp
đồng kinh doanh mua bán thông thường sẽ đảm bảo đầy đủ các nội dung về
hàng hóa, giá cả, chất lượng, giao hàng, thanh toán và hiệu lực của hợp đồng.
Khác với hình thức xuất khẩu gián tiếp, trong việc giao dịch và đàm phán ký
kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán sẽ trực tiếp gặp mặt nhau
trao đổi thông tin mà không thông qua bất kỳ một đại diện trung gian nào.
Sau khi đàm phán các điều kiện liên quan đến giao dịch, hai bên sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, trên cơ sở thống nhất của
hai bên mua bán về các điều kiện giao dịch quy định trong hợp đồng.
Cuối cùng là việc thực hiện hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng nghĩa là
bên bán sẽ giao hàng và nhận tiền, còn bên mua sẽ trả tiềnvà nhận hàng. Hai
bên hoàn thành trách nhiệm và nghiã vụ của mình theo cam kết mà không có
sự can thiệp hay rằng buộc đặc biệt nào khác. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiến
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hành sản xuất sản phẩm theo các tiêu chuẩn, điều kiện đã thỏa thuận trong
hợp đồng, đảm bảo hàng hóa sẽ được sản xuất và giao trả cho đối tác theo
đúng thời hạn đã ký kết. Thông thường, trong xuất khẩu trực tiếp, việc giao
hàng và trả tiền sẽ diễn ra song song nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho
hai bên.
1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp của
doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường văn
hóa, môi trường chính trị luật pháp và môi trường kinh tế của một quốc gia.
* Khi tiến hành thâm nhập vào một thị trường nước ngoài, doanh
nghiệp xuất khẩu cần phải có những tìm hiểu và hiểu biết cụ thể môi trường
hoạt động của quốc gia đó. Trong đó môi trường văn hóa có tác động không
nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp nói riêng. Nền văn hóa của mỗi quốc
gia có một nét đặc sắc riêng biệt, chính những sự khác biệt này sẽ kéo theo sự
khác biệt về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng hay sự lựa chọn sản phẩm của
khách hàng. Thông tin về đặc trưng văn hóa của quốc gia là yếu tố quan trọng
trong việc giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm hay dịch
vụ nào được tung vào tiêu thụ ở quốc gia đó
* Nhân tố thứ hai không thể không kể đến trong môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đó là các nhân tố thuộc về
môi trường luật pháp và chính trị của quốc gia mà doanh nghiệp định thâm
nhập. Môi trường chính trị có ổn định thì doanh nghiệp mới có thể yên ổn
kinh doanh thuận lợi. Mặt khác, bên cạnh các tác động của môi trường chính
trị thì hệ thống thể chế, pháp lý của một quốc gia cũng tác động không ít tới
hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khẩu trực tiếp. Yếu tố luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
thông qua tác động của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nếu một
quốc gia có mức thuế suất đánh vào hàng nhập khẩu thấp, cũng như các hàng
rào về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm không
quá khắt khe, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa sản phẩm của mình vào thị trường
quốc gia đó. Đặc biệt bên cạnh các ưu đãi của chính phủ đối với hàng nhập
khẩu từ nước ngoài kết hợp với hệ thông thủ tục hải quan đồng bộ, tinh gọn sẽ
giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là các doanh
nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc sử
dụng các dịch vụ xuất nhập khẩu, đồng thời nhanh chóng tiếp cận được thị
trường, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh về mặt thời cơ.
* Môi trường kinh tế của một quốc gia bao gồm các yếu tố như: tốc độ
tăng trưởng kinh tế, quy mô của nền kinh tế, cơ cấu của nền kinh tế... Một
quốc gia có nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng cao hay quy mô nền kinh
tế lớn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi lẽ khi
lựa chọn một quốc gia để xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải
tính toán và đánh giá thị trường nội địa của quốc gia đó xem: thị trường quốc
gia đó đang cần gì, đang có những gì và quy mô của thị trường đó ra sao...để
lựa chọn ra thị trường nhập khẩu phù hợp với doanh nghiệp. Mặt khác, một
quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tức là tổng thu nhập
quốc dân cao, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng ở mức cao, đời
sống của người dân ở quốc gia đó được ngày một nâng lên nghĩa là nhu cầu
tiêu dùng của họ cũng ngày một cao, lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ nhiều hơn,
do đó sẽ kích thích hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu tích cực hơn.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp tác động đến hoạt động xuất
khẩu trực tiếp bao gồm:
Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp: QTKD QT 47B
25