Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.92 KB, 4 trang )

Câu 1: Hãy phân tích hoàn cảnh ra đời, nôi dung và định nghĩa Vật Chất của
Lenin?
1. Hoàn cảnh ra đời:
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong vật lý học hiện đại xuất hiện những phát minh quan trọng đem lại
cho con người những hiểu biết mới, sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất.
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X
Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử.
Năm 1901, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi
vận tốc của nó thay đổi.
Những phát minh đó chứng minh rằng sự đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, với
những thuộc tính của vật chất như quan niệm duy vật trước Mác đã không còn phù hợp nữa và trở thành
căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng "vật chất đã tiêu tan", và
toàn bộ nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã bị sụp đổ hoàn toàn. Cuộc “khủng hoảng của vật lý học” xuất
hiện.
Lênin đã phân tích tình hình phức tạp ấy và chỉ rõ: Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận
đại không hề bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà chỉ bác bỏ quan niệm cho rằng giới tự nhiên là có tận cùng về
mặt cấu trúc, rằng nguyên tử hay khối lượng là giới hạn cuối cùng, bất biến của giới tự nhiên. Lênin đã
chỉ ra rằng, không phải "vật chất tiêu tan" mất, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là
tiêu tan. Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc “khủng hoảng của vật lý học” và phê phán những
quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm
trù vật chất mà cho đến nay các khoa học hiện đại vẫn thừa nhận.
2. Định nghĩa vật chất của Lênin
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác".
- Theo Lênin, phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra
nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” nên không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông
thường, đem quy nó về một vật thể, một thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. Vì vậy,
Lênin đã sử dụng phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định
nó “ là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây nên cảm giác”.


Trước tiên, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các quan niệm của khoa
học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất. Vật chất với tư cách là một
phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
- Trong định nghĩa, Lênin đã chỉ rõ khi vật chất đối lập với ý thức trong nhận thức luận thì cái quan trọng
nhất để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan. "Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác .và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Câu 2: hãy phân tich nguần gôc và bản chất cuả ý thức
Nguồn gốc của ý thức
a. Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật
biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ
óc con người.
Bộ óc con ng ười hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và
có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều
mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong
quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Hoạt động ý thức con ngư ời diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc ngư ời. Sự
phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt
động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh
thế giới khách quan; như ng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh
của bộ óc ng ười.
Ng ược lại, chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc, thần bí hoá hiện t
ượng tâm lý, ý thức. Còn chủ nghĩa duy vật tầm thư ờng lại đồng nhất vật chất với ý thức.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản
ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại,
tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng
phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thức khác nhau.
- Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình

biến đổi cơ, lý, hoá.
- Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ
phát triển của thế giới sinh vật:
+ Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác
động của môi trường.
+ Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ
bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, đ ược
thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi tr ường
thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.
+ Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình
thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu t ượng ở động vật có hệ
thần kinh trung ương.
- Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành ng ười. Đó là hình thức phản
ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con ngư ời.
Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con ngư ời là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức.
b. Nguồn gốc xã hội
Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện
quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn
ngữ và các quan hệ xã hội.
- Lao động đem lại cho con ngư ời dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay. Điều này cùng với chế
độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vư ợn thành ngư
ời, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con ngư
ời đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới.
- Trong quá trình lao động, con ngư ời tác động vào các đối tư ợng hiện thực, làm chúng bộc lộ
những đặc tính và quy luật vận động của mình qua những hiện tượng nhất định. Những hiện
tượng đó tác động vào bộ óc con ngư ời gây nên những cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhưng
quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự nhiên của thế giới khách quan
vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do hoạt động lao động chủ động của con người cải tạo thế
giới khách quan nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con ng ười hoạt động xã hội. Quá trình lao

động của con ngư ời tác động vào thế giới đã làm cho ý thức không ngừng phát triển, mở rộng
hiểu biết của con ng ười về những thuộc tính mới của sự vật. Từ đó, năng lực tư duy trừu t ượng
của con ngư ời dần dần hình thành và phát triển.
- Lao động ngay từ đầu đã liên kết con ngư ời lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan.
Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu
"cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó", tức là ph ương tiện vật chất để biểu đạt sự vật và các
quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý
thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng;
không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là
lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một
hiện tượng xã hội.
2. Bản chất của ý thức
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con ngư ời, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người
là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do
nhu cầu của việc con ngư ời cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt
động lao động. Vì vậy, ý thức là cái vật chất đ ược đem chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có
thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức
có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả
thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao.
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự
phản ánh tồn tại.
- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội.
Trong các nguồn gốc hình thành ý thức thì nguồn gốc nào là quan trọng
nhát ? vì sao?
nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý

thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó
dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần
chuyển hóa thành ý thức
Lao động là hoạt động đặc thù của con người, hoạt động bản chất người. Đó là hoạt
động chủ động, sáng tạo và có mục đích; là quá trình con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình.
Nhờ có lao động, bộ não con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả
năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. Hoạt động lao động
của con người đã làm cho bộ óc người có năng lực phản ánh sáng tạo về thế giới;
đồng thời hình thành và phát triển ý thức. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh
sáng tạo không thể có được bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế
giới xung quanh.
Lao động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không
có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với
lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên
trong lao động nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng.
Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ
ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết
thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

×