Trờng đại học kinh tế quốc dân
Bộ môn Kinh tế Đầu t
----- *** -----
Chuyên đề thực tập
Đề tài:
Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty
Tài chính Dầu khí (-PVFC-).
Giáo viên h ớng dẫn : TS. Từ Quang Phơng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hùng
Lớp : Kinh tế Đầu t 45B.
1
Hµ Néi, th¸ng 04/2007
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Tài chính Dầu khí được thành lập vào ngày 19/06/2000 và
ngày 25/10/2000 được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép
hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và các đơn vị
thành viên, giúp Tập đoàn tìm kiếm, khơi thông các nguồn vốn trong nước,
thu hút vốn nước ngoài và quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty
Tài chính Dầu khí còn những hạn chế chưa thực sự đáp ứng hết được
yêu cầu đặt ra, trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt
là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Vì vậy
để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung cũng như
hoạt động đầu tư phát triển Công ty Tài chính Dầu khí nói riêng, thì việc tăng
cường huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính Dầu khí là một tất yếu
khách quan. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Huy động vốn
và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí -PVFC-”.
Kết cấu chuyên đề như sau:
Chương I: Thực trạng hoạt động thu hút vốn và sử dụng vốn tại
Công ty Tài chính Dầu khí.
Chương II: Giải pháp tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn
tại Công ty Tài chính Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
2
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN
VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1.1. Khái quát về Công ty tài chính
- Khái niệm:
Một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng được thành lập để
cung cấp các loại dịch vụ tài trợ, cung cấp các khoản cho vay, cho thuê,
đầu tư tài chính, bao thanh toán và thực hiện các hình thức tín dụng ngắn,
dài hạn khác.
Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam
quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính đã định nghĩa:
“Công ty tài chính là lạo hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng
là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay,
đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số
dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không đựơc làm dịch vụ
thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm”.
- Phân biệt Công ty Tài chính với NHTM và các trung gian
tài chính:
Công ty Tài chính bị hạn chế các nghiệp vụ so với các NHTM, đó là:
Các NHTM được nhận tiền gửi thường xuyên trong khi các Công ty Tài chính
chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu tư, không được huy động
vốn ngắn hạn, không được thực hiện chức năng trung gian thanh toán và
sử dụng vốn để làm phương tiện thanh toán.
Ngân hàng thương mại Công ty Tài chính
- Ngân hàng thường mại hoạt động
đa dạng.
- Hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực
Ngân hàng Thương mại, tham gia trực
tiếp trên thị trường chứng khoán,...
3
- Được nhận tiền gửi không kỳ hạn
và thực hiện dịch vụ trung gian
thanh toán.
- Công ty Tài chính hoạt động như một
Ngân hàng trong huy động vốn ngắn
hạn và dịch vụ trung gian thanh toán.
- Đặc điểm của Công ty tài chính:
+ Về mặt tổ chức: Các Công ty Tài chính là một tổ chức kinh doanh
chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập.
+ Về hoạt động: Khác với các NHTM được hoạt động cả 3 khâu:
nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán, hoạt động của các Công ty Tài chính
hẹp hơn, giới hạn ở một số khâu và mang tính chuyên biệt trong một số
nghiệp vụ nhất định. Đặc biệt Công ty Tài chính không được nhận tiền gửi
không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Các Công ty Tài chính huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ
(kỳ phiếu, trái phiếu) và dùng số tiền đã để cho vay hoặc đầu tư.
- Vai trò của Công ty tài chính:
Xét về tổng thể, Công ty Tài chính đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả
nền kinh tế xã hội. Với tính chất là một tổ chức tài chính chuyên môn hoá cao
Công ty Tài chính có những lợi thế như sau:
+ Giúp những khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí về thông
tin và giao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn.
+ Giảm thiểu các rủi ro cho những người cung ứng vốn cho thị trường
nhờ những nghiệp vụ về tài sản có của Công ty Tài chính.
+ Công ty Tài chính là kênh dẫn vốn có tính chất chuyên môn hoá trong
việc thu hút và đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn; Công ty Tài chính
thường cấp vốn cho các giao dịch dài hạn và có tính rủi ro cao hơn (đầu tư
mạo hiểm)
4
+ Hoạt động của các Công ty Tài chính cũng rất phù hợp với các hoạt
động giao dịch vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất phù hợp với
các nước đang phát triển.
+ Công ty Tài chính có nguồn vốn khá chủ động, về thời hạn không bị
ràng buộc bởi các nhu cầu khắt khe về tính thanh khoản. Vì vậy, Công ty Tài
chính sẽ là những khách hàng lớn trên thị trường chứng khoán và góp phần
tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán.
- Sự cần thiết của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế:
Công ty Tài chính trong TĐKT có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình phát triển và hoạt động của các TĐKT, đã là:
+ Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên
trong tập đoàn; quản lý và đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong tập đoàn;
+ Quản lý tạm thời các khoản tiền nhàn rỗi, điều hoà vốn giữa các
thành viên;
+ Quản lý rủi ro tài chính cho tập đoàn bao gồm quản lý về thanh
khoản, tín dụng, lãi suất, kỳ hạn thanh toán.
- Bài học kinh nghiệp phát triển cho Việt Nam
- Công ty IBM Credit trong Tập đoàn IBM
Tập đoàn IBM, được thành lập năm 1911 tại New York (Mỹ) đến năm
1924 thì chính thức mang tên IBM (Iternational Business Machines
Corporation). Tính đến cuối năm 2005, tổng doanh thu của Tập đoàn IBM là
90,4 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 90,4 tỷ USD; tổng doanh thu của IBM
Credit là 2,1 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 16,8 tỷ USD. Nguồn vốn hoạt
động của Công ty chủ yếu vay nợ với tổng nguồn vốn năm 2005 là 88,7%;
năm 2004 là 86,3%) thông qua việc vay nợ từ Công ty mẹ IBM và các thành
viên trong Tập đoàn (tỷ trọng so với nguồn vốn vay năm 2005 là 53,3%; năm
2004 là 35,5%); huy động vốn thông qua phát hành phiếu nợ ngắn hạn (đến
270 ngày), trái phiếu trung và dài hạn trên thị trường tài chính.
5
(Nguồn:Http//www.ibm.com)
- Các Công ty Tài chính trong Tập đoàn LG
Tập đoàn LG (Lucky Glodstar) được thành lập năm 1947 với Công ty
đầu tiên Lak Hui Chemical Industry (nay là LG Chemical Ltd). Tập đoàn LG
đặt mục tiêu Tổng doanh thu năm 2005 là 100 tỷ đôla trong đã LG Điện tử
đạt doanh thu 31.8 tỷ đôla.
- LG Capital được thành lập năm 1987 với tên ban đầu là LG Credit
Card Co., Ltd, hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng; đến năm1999 đổi
tên thành LG Capital. Hiện nay LG Capital là một trong những nhà cung
cấp các dịch vụ tài chính - tín dụng hàng đầu ở Hàn Quốc với tổng kinh
doanh năm 2005 là 2,8 tỷ USD, doanh số đạt 41 tỷ USD và có 31 chi
nhánh, 26 văn phòng đại diện với 3.500 nhân viên.
(Nguồn: Http//www.lg.com)
- Các Công ty Tài chính trong Tập đoàn Samsung
Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 tại Hàn Quốc. Các
Công ty cung cấp dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Samsung gồm Công ty
Bảo hiểm Nhân thọ (Samsung Life insurance), Công ty Bảo hiểm Hoả hoạn
và Hàng hải (Samsung Fire & Marine insurance). Công ty Vốn (Samsung
Capital), Công ty Quản lý Đầu tư Tín thác (Samsung Investment Trust
Management) và Công ty Đầu tư mạo hiểm (Samsung Venture Investment).
Hàng năm, các định chế tài chính đãng góp trên 25% tổng doanh thu của Tập
đoàn và Samsung đang có kế hoạch hợp nhất tất cả các Trung gian tài chính
thành một Công ty Samsung Finance.
(Nguồn: Http//www. samsung. com)
- Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho các công ty tài chính ở Việt Nam.
+ Công ty Tài chính trong tập đoàn là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế
thị trường và là bước phát triển cao hơn của các TĐKT, góp phần làm đa dạng
hóa các dịch vụ tài chính và các loại hình tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các
Công ty Tài chính trong TĐKT đã làm tăng thêm các nguồn vốn huy động,
6
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tập đoàn và nhất trí phát huy triệt để
sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.
+ Sở hữu vốn của Công ty Tài chính là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ)
nhưng có một chủ (Tập đoàn) đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính.
Tập đoàn tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như huy động,
điều hòa, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng chiến lược
phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư.
+ Công ty Tài chính chiếm một vị trí quan trọng thiết yếu trong các
Tập đoàn, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính và hoạt động xuyên quốc
gia theo thị trường hoạt động của Tập đoàn. Các Công ty Tài chính là các mắt
xích thiết yếu trong dây chuyền vốn - tín dụng của các Tập đoàn nhằm huy
động vốn phục vụ đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Tập đoàn. Một nguồn vốn kinh doanh quan trọng của các Công ty Tài chính là
nguồn vốn được cấp hoặc đi vay từ Tập đoàn và các Công ty thành viên.
- Trong quá trình hoạt động, các Công ty Tài chính trong Tập đoàn phát
triển theo 02 xu hướng:
+ Một là, phát triển trở thành một tổ hợp các Công ty, gồm Công ty mẹ
và các Công ty con phần lớn mang họ của Công ty mẹ.
+ Hai là, hình thành các Công ty Tài chính độc lập trực thuộc Tập đoàn,
có chức năng hoạt động giống nhau nhưng kinh doanh trên các vùng địa lý
khác nhau; hoặc có chức năng hoạt động khác nhau, cùng kinh doanh trên
một địa bàn.
1.2. Petro Vietnam, sự gia đời và vị thế của Công ty Tài chính
Dầu khí
1.2.1 Giới thiệu chung về PetroVietnam.
PetroVietnam được thành lập theo quyết định số 330/TTg ngày
29/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ; điều lệ tổ chức và hoạt động phê chuẩn
7
tại Nghị định số 38/CP ngày 30/5/1995. PetroVietnam hoạt động theo
tinh thần Nghị định 91/TTg của thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và
phát triển Tập đoàn kinh doanh mạnh ở Việt Nam; Định hướng phát triển
ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020 xác định: “công nghiệp dầu khí
Việt Nam cần được tổ chức thành tập đoàn kinh doanh mạnh hoàn chỉnh,
đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối và thực sự trở thành một tổ hợp lớn bao
gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, xuất nhập khẩu,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm”.
Với tiền thân là Tổng cục Dầu khí, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt
Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (Petrovietnam) được hình thành theo quyết định số 198/2006/
QĐ-TTg ngày 29/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay với hơn 50
đơn vị thành và các công ty liên doanh, lực lượng lao động với hơn 22.000
người và doanh thu 2006 đạt 174.300 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ đô la Mỹ),
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí và
các lĩnh vực khác không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà cũng cả ở nước ngoài.
Là Tập đoàn dầu khí quốc gia thuộc quyền quản lý của Nhà nước,
Petrovietnam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động
liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn
tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Kể từ khi được thành lập, hoạt động
kinh doanh của Petrovietnam đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại
hiệu quả cao từ khâu đầu đến các khâu sau.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, hoạt động đầu tư và cơ cấu
đầu tư vẫn còn một số hạn chế. Mặc dù quy mô vốn đầu tư phát triển tăng
nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn chưa đảm bảo tính hợp lý tuy đã điều chỉnh
cơ cấu kinh tê theo hướng phát huy lợi thế có tính đặc thù, tăng khả năng
cạnh tranh trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập với khu vực và
8
quốc tế. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô vốn đầu tư.
Tuy vậy, bản thân nguồn vốn này lại có những hạn chế làm ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu quả hoạt động đầu tư của PetroVietnam như dàn trải, thiếu
dự báo chính xác, thiếu quy hoạch tổng thể. Việc lập kế hoạch và tổng hợp
xây dựng cơ cấu đầu tư vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí, các kế hoạch
đầu tư không đảm bảo tính linh hoạt, chậm đổi mới và đặc biệt trong quá trình
triển khai thực hiện lại có nhiều sai sót lãng phí nguồn lực, công tác quản lý
còn buông láng,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác
đầu tư. Vì vậy việc đổi mới cơ cấu đầu tư trong giai đoạn tới là một yêu cầu
cấp bách mang tính toàn diện trong PetroVietnam nhằm hiện đại hoá ngành và
thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngành và các đơn vị thành viên,
đáp ứng yêu cầu xây dựng một TĐKT mạnh và thực hiện thành công chiến
lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành dầu khí Việt Nam.
1.2.2 Sự ra đời và vị thế của Công ty Tài chính Dầu khí.
Công ty Tài chính Dầu khí là một Tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là
một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của PetroVietnam, hoạt động
theo luật các Tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật có
liên quan khác, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP do
bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ ký ngày 30/3/2000; thời hạn
hoạt động 50 năm; được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép
hoạt động với vốn điều lệ khi thành lập là 100 tỷ đồng, cuối năm 2004
Công ty đã được tăng vốn lên 300 tỷ đồng và đến nay đã chính thức được
Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng, cao nhất
trong tất cả các Công ty Tài chính hiện nay. Nhiệm vụ chính của PVFC là
thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các
dịch vụ tài chính tiền tệ khác với PetroVietnam, các đơn vị thành viên của
PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác ngoài PetroVietnam theo quy định
9
của pháp luật; ngoài ra PVFC thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách là
một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty Tài chính Dầu khí
Tên gọi bằng tiếng anh: PetroVietnam Finance Company.
Tên gọi tắt: PVFC
PVFC có trụ sở chính tại 72F Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội; Ngoài ra Công ty còn có mạng lưới các Chi nhánh,
Phòng giao dịch tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Vũng Tàu,
Thành Phố Đà Nẵng, và hiện đang tiếp tục mở rộng thêm các chi nhánh tại
Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và Thanh Hoá. Tổng số cán bộ của Công ty
đến ngày 30/06/2006 là hơn 400 người với 85% có trình độ từ Đại học trở lên,
trong đó có 3% có trình độ trên Đại học và có độ tuổi trung bình 27 - 28 tuổi.
- Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban chức năng:
• BAN GIÁM ĐỐC
• VĂN PHÒNG
• PHÒNG QUẢN LÝ VỐN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
• PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
• PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
• PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
• PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
• PHÒNG ĐẦU TƯ
• PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG TÂM
• PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐỘC LẬP
• PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ
• PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
• PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
• PHÒNG KẾ TOÁN
• PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
• KIỂM TOÁN NỘI BỘ
10
• TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
• TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
• BAN CHUẨN BỊ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRỤ SỞ
• CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
o VĂN PHÒNG
Văn phòng là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ đạo, quản lý
và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm: Công tác thư ký, trợ lý
Ban Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác pháp chế, công
tác đối ngoại công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ.
o PHÒNG QUẢN LÝ UỶ THÁC ĐẦU TƯ VỐN
Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức
triển khai huy động và quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước.
o PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng
và kinh doanh mọi nguồn vốn trong Công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời
và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
o PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong thu xếp
vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức
triển khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp.
11
o PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu,
chỉ đạo triển khai chung trong toàn hệ thống Công ty; trực tiếp tổ chức hoạt
động các phòng giao dịch trực thuộc Công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng
nhu cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và các cá nhân khác.
o PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Phòng Dịch vụ Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai
cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế
khác.
o PHÒNG ĐẦU TƯ
Phòng đầu tư là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản
lý đầu tư vốn của Công ty vào các dự án và các doanh nghiệp; Nghiên cứu và
triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
o PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc quản lý và
điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động,
công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty.
o PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
Phòng Kế hoạch và Thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá,
12
báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm,
nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
o PHÒNG KẾ TOÁN
Phòng Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc
cho Ban giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý
tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của
Công ty.
o PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra,
kiểm toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các
quy định của pháp luật và của Công ty.
o TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
Phòng Thông tin và công nghệ tin học là phòng nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác
thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ
hoạt động của Công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin,
phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng.
Kết quả thực hiện trong các năm qua từng bước khẳng định vai trò
tất yếu của PVFC đối với PetroVietnam, các chỉ tiêu không ngừng tăng
trưởng qua các năm. Bên cạnh đã, trong các năm qua PVFC đã từng bước
hoàn thiện các quy trình cho hầu hết các hoạt động kinh doanh và quản lý
đầu tư của Công ty, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện chặt chẽ, nề nếp
và đúng pháp luật. Hệ thống thông tin được trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và
với phần mềm chuyên ngành giúp cho các hoạt động kinh doanh của Công ty
13
được triển khai thực hiện trên toàn quốc. Công tác đào tạo được chú trọng
nhằm nâng cao trình độ của CBCNV trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, PVFC đã từng bước khẳng định vị thế
của mình, là một định chế tài chính phi ngân hàng và là công cụ tài chính của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, vừa thực hiện chức năng thu xếp vốn
cho đầu tư phát triển ngành vừa thực hiện chức năng kinh doanh vốn của
Tập đoàn.
Với tư cách là một định chế tài chính của PetroVietnam, Công ty
Tài chính Dầu khí đã khẳng định được vị thế của mình khi luôn đảm bảo
thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cũng như đảm bảo
kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ các quy định và không ngừng
phát triển:
- Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam và các đơn vị thành viên;
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức, cá nhân khác; vay vốn của
các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
- Đàm phán và ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho
các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị
thành viên theo ủy quyền;
- Phát hành tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật; làm đại lý phát hành trái phiếu cho Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên;
- Nhận ủy thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn đầu tư
của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên;
- Thực hiện các dịch vụ tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật;
14
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo Luật các tổ chức tín dụng.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của Công ty
Tài chính Dầu khí sau 6 năm thành lập (2001-2006)
Từ khi thành lập đến nay, PVFC hoạt động có hiệu quả với tốc độ
tăng trưởng cao và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Năm 2001, Công ty đạt doanh thu là 16,8 tỷ đồng và lợi nhuận là 2,02 tỷ đồng
năm 2002 doanh thu đã là 64 tỷ đồng, lợi nhuận là 5.1 tỷ đồng. Năm 2003
doanh thu là 105 tỷ đồng và 6 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2004 doanh thu đã
tăng lớn đạt 215 tỷ VNĐ và lợi nhuận là 8.3 tỷ VNĐ với quy mô hoạt động
ngày càng được mở rộng. Năm 2005 doanh thu đạt 421 tỷ đồng và lợi nhuận
29.4 tỷ đồng. Với sự tăng trưởng không ngõng đến năm 2006 doanh thu của
Công ty đã đạt 1.016 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 128 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Vốn điều lệ 100 100 100 300 300 1.000
2 Tổng tài sản 360 1.231 2.900 4.207 6.877 18.000
3 Số dư huy động
cuối kỳ
256 1.108 2.388 3.888 6.347 17.000
4 Doanh thu 16.8 64 105 215 421 1.016
5 Lợi nhuận trước
thuế
2.02 5.1 6 8.3 29.4 128
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty tài chính Dầu khí năm 2001-2006,
Kế hoạch kinh doanh năm 2006)
Cơ cấu nguồn vốn của PVFC thay đổi liên tục thể hiện sự phát triển rất
nhanh của Công ty sau 6 năm hoạt động, với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ
và nhạy bén trong kinh doanh đã mang lại cho PVFC những kết quả nhất định
và từng bước khẳng định mình trên thị trường tiền tệ trong nước. Quan hệ
15
kinh doanh với các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước ngày càng
được phát triển bền vững.
1.3.1. Các nghiệp vụ chính của Công ty Tài chính Dầu khí :
a. Nghiệp vụ huy động vốn:
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn Công ty Tài chính mới có thể tạo
được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo quyết
định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc huy động tổng số
vốn không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu của Công ty Tài chính.
Vốn chủ sở hữu của các Công ty Tài chính bao gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ
bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự trữ đặc biệt đề phòng bù đắp rủi ro, lợi nhuận
chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và
quỹ khác.
• Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của Công ty Tài chính Dầu khí: vốn chủ sở hữu càng lớn thì quy mô
hoạt động của Công ty Tài chính càng lớn. Khác với các NHTM Công ty
Tài chính Dầu khí với số vốn chủ sở hữu đủ lớn của mình các Công ty
Tài chính Dầu khí vẫn có thể huy động vốn lớn gấp nhiều lần thông qua việc
phát hành trái phiếu, tín phiếu cho các công trình, dự án đầu tư,...
+ Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ quyết định rất lớn đến quy mô hoạt động của PVFC. Doanh
số của các hoạt động có liên quan như nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư
phụ thuộc nhiều vào số vốn điều lệ của PVFC. Theo quy định của pháp luật,
PVFC chỉ được cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự chủ sở hữu, tỉ
lệ đầu tư, góp vốn, mua cổ phần không quá 40% vốn chủ sở hữu, cho nên với
số vốn điều lệ đủ lớn thì PVFC mới có khả năng phát triển các nghiệp vụ cho
vay, đầu tư và một số nghiệp vụ khác.
Khi mới bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2000, PVFC có số vốn điều lệ
là 100 tỷ đồng. Số vốn điều lệ trên tổng nguồn vốn năm 2000 là 96,14%
16
nhưng đến năm 2001 chỉ còn là 27,75% và tiếp theo trong năm 2002 và đến
2003 là 8,12% và 3,45%, sau khi tăng vốn điều lệ thì tỷ lệ này năm 2004 là
7,13% và năm 2005 là 4,36%. Các tỷ lệ này giảm dần thể hiện sự tăng trưởng
mạnh về nguồn vốn. Một trong những sự phát triển nhảy vọt về nguồn vốn
của Công ty tài chính Dầu khí đã chính là việc Công ty được Tổng Công ty
Dầu khí Việt nam và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ là 300
tỷ vào cuối năm 2004 và tăng tiếp lên 1000 tỷ vào đầu năm 2006. Đây là một
bước tiến mới giúp PVFC tăng cường được qui mô hoạt động, tạo động lực
cho hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp PVFC có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường tài chính tiền tệ.
+ Các Quỹ và lợi nhuận để lại
Cũng giống như các NHTM, hàng năm Công ty Tài chính Dầu khí
phải trích lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ, bao gồm: Quỹ dự trữ
bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm (tính theo tỷ lệ trên lợi nhuận sau
thuế); Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính và các Quỹ khác theo
quy định của pháp luật.
Ngoài ra, phần lợi nhuận sau thuế của Công ty Tài chính Dầu khí có thể
chia hoặc để lại nhằm bổ sung thêm vào vốn chủ sở hữu.
Như vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty
Tài chính Dâu khí có thể tăng vốn điều lệ của mình và bổ sung thường xuyên
vốn điều lệ bằng lợi nhuận để lại nhằm tạo ra một vốn chủ sở hữu đủ lớn để
đáp ứng được yêu cầu của các nghiệp vụ khác của Công ty như: Tham gia
hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần,...
• Vốn huy động
Để đạt được kết quả kinh doanh cao trong năm 2006, hoạt động
huy động vốn đã và đang giúp một phần quan trọng tại năm 2005 lượng vốn
huy động đạt 1,653 tỷ đồng nhưng hết năm 2006 công ty đã huy động được
5,607 tỷ đồng. Trong đã :
17
+ Các khoản tiền gửi
Công ty Tài chính Dầu khí nhận tiền gửi của khách hàng dưới hình thức
nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân. Hình thức
gửi tiền này có kỳ hạn xác định nên mang tính ổn định cao.
Hoạt động tiền gửi năm 2006 đạt 1,810 tỷ đồng so với năm 2005 là 558
tỷ đồng.
+ Hoạt động tiền vay NHNN, các tổ chức tín dụng, các tổ chức
kinh tế, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu đạt 3,131 tỷ đồng so với năm 2005 là
1,094 tỷ đồng.
Trái phiếu là một chứng chỉ nợ, đại diện cho một sự vay vốn dài hạn
được Công ty Tài chính Dầu khí và được hoàn trả sau một thời gian nhất định.
Kinh nghiệm cho thấy: việc huy động vốn từ trái phiếu khá phổ biến, nghiệp
vụ huy động vốn qua trái phiếu đã đem đến cho Công ty Tài chính Dầu khí
những khoản lợi nhuận cao bởi khả năng “tiêu thụ” các khoản vốn lưu động
này.
Số liệu trên cho thấy được tốc độ tăng trưởng vượt bậc đồng đều trên
mọi mặt của công ty Tài Chính Dầu Khí trong năm qua. Công ty đã xây dựng
được hình ảnh của mình trên thị trường Tài chính để chiếm thị phần kinh
doanh cho mình, bởi năm 2006 là một năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc
của thị trường Tài chính - Ngân hàng với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Đây là nền
móng tạo tiền để bước sang năm 2007 Công ty hoàn thành kế hoạch phát triển
mạnh mẽ của mình.
• Hoạt động uỷ thác cho vay
Công ty Tài chính có thể nhận uỷ thác đầu tư từ các cá nhân trong và
ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Công ty tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác
đầu tư của tập đoàn để đầu tư vào các dự án của tập đoàn và các đơn vị
thành viên.
18
Nguồn vốn uỷ thác là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu
nguồn vốn của PVFC hiện nay và đãng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động cho vay, đầu tư của PVFC. Nguồn vốn này đã khắc phục hạn chế về hạn
mức cho vay, đầu tư đối với một khách hàng. Ngoài vốn vay và vốn chủ sở
hữu, đây là nguồn vốn cho vay chủ yếu của PVFC. Nguồn vốn này được thực
hiện dưới nhiều hình thức: Các NHTM, các tổ chức kinh tế uỷ thác cho PVFC
để cho vay uỷ thác các dự án lớn của Chính phủ và của ngành Dầu khí hoặc
PetroVietnam giao số vốn uỷ thác cho PVFC để thực hiện các hợp đồng cho
vay uỷ thác.
b. Nghiệp vụ đầu tư
a. Đầu tư tài chính
Công ty Tài chính Dầu khí dùng vốn tự có của mình để góp vốn, mua
cổ phần, liên doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Đầu tư chứng khoán là hoạt động mang lại lợi nhuận quan trọng thứ hai
sau nghiệp vụ cho vay, nó giúp cho các Công ty Tài chính Dầu khí nâng cao
khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh
nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Số lượng vốn đầu tư của PVFC năm 2001 đạt 37,625 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 18,07% so với tổng số vốn cho vay và đầu tư, tỷ trọng này đã giảm đi
trong năm 2002 và chỉ còn lại là: 3,94% và năm 2003 tỷ trọng này chỉ còn là
2,6%. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2004, hoạt động đầu tư đã có nhiều khởi sắc,
đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán, năm 2004 tỷ trọng trên tăng lên
là 21,85% trong đã riêng đầu tư vào các loại cổ phiếu là 234,7 tỷ VNĐ,
năm 2005 tổng vốn đầu tư đạt 792,4 tỷ đồng trong đã đầu tư vào chứng
khoán là 376, 1 tỷ VNĐ còn lại là đầu tư vào các dự án, tỷ trong vốn đầu tư so
với tổng vốn cho vay và đầu tư là 33.8%. Đến năm 2006 hoạt động đầu tư của
Công ty đạt 3,279 tỷ đồng với nhiều hạng mục đầu tư mới, trong đã đầu tư
vào chứng khoán đạt 1,403 tỷ đồng. Danh mục đầu tư năm 2006 được
19
đa dạng hoá vào cả các Công ty trong ngành Dầu khí như PTSC, PVD,
Petrosetco,… lẫn các công ty ngoài ngành như Công ty Chứng khoán
Sài Gòn, Công ty Vận tải biển III, Công ty Vận tải và Thuê tàu, Than Hà Tu,
Casumina,…
Các hình thức đầu tư của PVFC bao gồm các hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh với các Công ty khác hoặc tham
gia mua cổ phần tại một số Công ty đã cổ phần hoá. Hiện nay bên cạnh tiếp
tục triển khai công tác tư vấn đầu tư dự án, bộ phận đầu tư đã và đang phát
triển nhiều dịch vụ đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán.
c. Dịch vụ uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác đầu tư
Từ nguồn vốn đầu tư mà các Công ty Tài chính Dầu khí được uỷ thác,
Công ty Tài chính Dầu khí có thể đầu tư vào các dự án, công trình của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng đối với
những Công ty Tài chính Dầu khí: Thông qua nghiệp vụ này vốn đầu tư trong
và ngoài nước có thể thông qua Công ty Tài chính Dầu khí để đầu tư vào
những doanh nghiệp đang cần vốn đầu tư của ngành Dầu khí hoặc các lĩnh vực
khác trong nền kinh tế.
Từ năm 2003, PVFC đã phát triển sản phẩm uỷ thác quản lý vốn và
năm 2003 bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ uỷ thác đầu tư, đây cũng là
nghiệp vụ tài chính tiên tiến và mới mẻ mà PVFC đang triển khai đã thực
hiện. Để có thể tiếp nhận nguồn vốn này, công ty phải thuyết phục các chủ
đầu tư tin tưởng vào năng lực đầu tư và quản lý của mình, bằng cách giới
thiệu kết quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của mình, xây dựng danh mục
đầu tư, đưa ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn, và thay mặt họ đầu tư vào các dự án,
doanh nghiệp và quản lý dòng tiền doanh nghiệp.
Năm 2006 cũng là năm khẳng định thương hiệu Tài chính Dầu khí
trong hoạt động uỷ thác đầu tư. Tổng giá trị uỷ thác đầu tư cuối kỳ đạt 835 tỷ
20
đồng, tăng 835 tỷ so với thời điểm cuối năm 2005 với số lượng khách hàng và
giá trị đăng ký uỷ thác đầu tư qua PVFC luôn gấp rất nhiều lần so với tổng giá
trị vốn thực hiện uỷ thác đầu tư.
d. Nghiệp vụ Bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán là một hình thức chiết khấu chứng từ được
thực hiện thông qua việc tài trợ tín dụng của Công ty Tài chính đối với các
doanh nghiệp, theo đã Công ty Tài chính mua lại hoá đơn ghi lại các khoản nợ
phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện
việc quản lý sổ sách kế toán, thanh toán trước tiền mặt cho các doanh nghiệp.
Nghiệp vụ bao thanh toán mang lại hiệu quả lớn trong việc tài trợ thanh
toán hàng hoá bán ra của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu và thông qua đã thúc đẩy các quá trình thanh toán nhanh chóng hơn. Lợi
ích của người bán hàng là có thể thu hồi được vốn ngay khi xuất trình hoá đơn
bán hàng cho Công ty Tài chính. Ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu sử
dụng vốn ngay sau khi bán hàng thì những thoả thuận bao thanh toán cũng
vẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất dự tính được luồng tiền
vào và lên kế hoạch kinh doanh cho tương lai.
Với nghiệp vụ bao thanh toán, Công ty Tài chính có thể cấp tín dụng
dài hạn hơn cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng nghiệp vụ bao thanh toán
có thể tránh được những rủi ro mất vốn khi đối tác không trả nợ, bởi các Công
ty Tài chính đã mua lại các quyền đòi nợ của họ theo cách thức không truy
đòi, họ có thể sử dụng ngay số tiền do Công ty Tài chính trả.
e. Nghiệp vụ Quản trị rủi ro
Kinh doanh tài chính là một lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều rủi
ro nhất. Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển ngày càng cao của nền
kinh tế, của các hoạt động kinh tế - xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và
phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên mức độ rủi
ro tiềm ẩn trong nền kinh tế hiện đại cũng nhiều hơn gắn liền với những cơ
hội và thách thức mà nên kinh tế hội nhập đem lại.
21
Đối với các công ty tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ tín dụng, có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền
kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các hoạt động
dịch vụ như huy động vốn, cho vay vốn và các hoạt động dịch vụ khác. Chính
vì lẽ đã, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tài chính rất đa dạng, tiềm ẩn và
xuất hiện gắn liền với mỗi hoạt động và tác động, ảnh hưởng với những mức
độ khác nhau. Trong đã, rủi ro tín dụng, nếu xuất hiện, xảy ra sẽ có tác động
rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín
dụng. Rủi ro tín dụng có quá nhiều điều phức tạp ngoàii tầm kiểm soát của
con người, tuy nhiên có thể tổng hợp thành các nguyên nhân như sau:
1.3.2 Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Công ty Tài chính Dầu khí:
+ Dầu khí: Là một đơn vị trong ngành Dầu khí, PVFC luôn dành quyền
ưu tiên đầu tư vào các dự án trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư phát triển
các sản phẩm dịch vụ của ngành Dầu khí.
+ Năng lượng: Ngoài ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực Dầu khí, PVFC còn
đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình vào các lĩnh vực cùng ngành kinh tế
kỹ thuật khác. Mong muốn được hợp tác với các đối tác để thực hiện các
dự án trong lĩnh vực năng lượng.
+ Du lịch cao cấp: Trong chiến lược đầu tư của mình, PVFC luôn
ưu tiên tham gia đầu tư vào các dự án du lịch có hiệu quả đầu tư cao.
- Cụ thể là trong những năm qua tổng giá trịo thu xếp vốn của PVFC
đạt hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó thu xếp vốn cho các dự án của Nghành
Dầu khí đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm 70% tổng số thu xếp vốn với 38 dự án: Với
các dự án tiêu biểu sau:
* Dự án đường ống khí Rạng Đông Bạch Hổ: Tổng giá trị thu xếp 24
triệu USD.
* Dự án mua tàu trở dầu thô: 33 triệu USD.
22
* Dự án xây dựng cảng đạm Phú Mỹ: 15 triệu USD.
* Dự án đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên: 100 tỷ VNĐ.
- Các dự án tiêu biểu mà PVFC tham gia góp vốn đầu tư dự án và góp
vốn mua cổ phần với tư cách là cổ đông chiến lược:
* Dự án nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh.
* Dự án tàu FPSO.
* Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
* Nhà máy thuỷ điện Nậm chiến 1+2.
* Công ty xây lắp điện 1.
* Ngân hàng HABUBANK.
* Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.
* Ngân hàng toàn cầu Gbank.
* Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Đảo Ngọc Hoà Bình.
- PVFC là đại lý phát hành trái phiếu của doanh nghiệp:
Phát hành trái phiếu dầu khí đợt 1 năm 2003: Tổng giá trị phát hành là
300 tỷ đồng.
* Phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí đợt 1 năm 2006: Tổng giá trị
phát hành 690 tỷ đồng.
* Đang tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế của PetroVietnam,
dự kiến khoảng 200 triệu USD.
- PVFC tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Cổ phần hoá, công ty TNHH
một thành viên cho một số công ty sau:
* Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC)
* Công ty dịch vụ khoan dầu khí (PVD)
* Công ty dịch vụ du lịch dầu khí (PETROSETCO)
* Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)
* Công ty vận tải dầu khí (PVTranco)
23
* Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI)
* Các đơn vị thành viên trực thuộc của Tổng công ty Sông Đà
- PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn cho các đơn vị và tổ chức:
* Bộ tài chính
* Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
* Các đơn vị trong nghành Dầu khí
- Các dự án đầu tư mà PVFC đang tham gia:
` * Các dự án trong ngành Dầu khí:
+ Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí.
+ Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO.
* Các dự án phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngành:
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”.
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”.
* Lĩnh vực Năng lượng:
+ Dự án Thuỷ điện An Điềm II.
* Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp:
+ Dự án Khu đô thị mới Nghi Phú - Vinh - Nghệ An.
* Lĩnh vực kinh tế môi trường:
+ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ
Bỉm Sơn.
* Lĩnh vực Vật liệu xây dựng:
+ Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức - Hà Tây.
+ Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm - Hà Nam.
* Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn:
+ Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng.
+ Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO)
1.3.3 Hạn chế và nguyên nhân
24
a. Hạn chế
Qua việc phân tích thực trạng áp dụng nghiệp vụ của PVFC, các hạn
chế và nguyên nhân của từng nghiệp vụ cụ thể đã được thể hiện tương đối rõ
ràng, tuy nhiên để có thể đánh giá một cách toàn diện về việc thực trạng áp
dụng các nghiệp vụ của PVFC, xin được đưa ra một số các hạn chế sau:
* Về các nghiệp vụ huy động nguồn vốn
Nguồn vốn huy động chủ yếu của PVFC là nguồn vốn nhận uỷ thác và
vay các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động trực tiếp của các tầng lớp dõn
cư chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đã các NHTM thu hút được một khối
lượng vốn rất lớn từ những khách hàng này, đồng thời nguồn vốn này được
đánh giá là rẻ hơn so với một số nguồn vốn huy động bằng các hình thức
khác. Đây là một trong những bất lợi của các Công ty Tài chính nói chung.
Mặt khác PVFC cũng chưa có biện pháp hợp lý trong việc huy động vốn từ
các doanh nghiệp thành viên ở các tỉnh thành xa trụ sở Công ty cũng như
chưa có được phương thức cạnh tranh hữu hiệu với các NHTM trong việc huy
động tiền gửi có kỳ hạn của Cán bộ công nhân viên trong nội bộ
PetroVietnam
* Về nghiệp vụ cho vay
Từ thực trạng huy động vốn chưa cao dẫn đến mức cung ứng vốn cho
hoạt động kinh doanh, đầu tư của PVFC trong những năm qua chưa tương
ứng so với nhu cầu. Đồng thời mức cung ứng vốn có xu hướng tăng chậm do
bị giới hạn về hạn mức cho vay đối với một khách hàng; trong đã dư nợ cho
vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn; chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động cho các doanh nghiệp thành viên; số vốn cho vay trung, dài hạn
được đáp ứng chủ yếu là thông qua hình thức uỷ thác đầu tư.
* Về nghiệp vụ đầu tư
Hoạt động đầu tư tài chính còn nhỏ bé chưa thể hiện đãng chức năng và
vai trò của một Công ty Tài chính. Các danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa
mạnh dạn nghiên cứu đưa thêm các danh mục mới, với sự tăng trưởng ngày
25