Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.42 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP D03
------

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

NHÓM 8:
Võ Thị Phương Khánh
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Võ Cơng Minh
Châu Thành Nhân
Pech PunLork
Hồ Chí Thiện
Nguyễn Thị Kiều Vân

GVHD: Trần Mạnh Kiên

TP.Hồ Chí Minh, 8/2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3
1.

Các khái niệm chung.............................................................................................4
1.1 Khái niệm “Phát triển kinh tế ”..........................................................................4
1.2 Thuật ngữ “Môi trường ” và “ Bảo vệ môi trường ”..........................................4


2.

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế...............................................6

3.

Phát triển bền vững...............................................................................................8
3.1 Khái niệm và thước đo phát triển bền vững.......................................................9
3.2 Tính tương thích của phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế....................12
3.3 Nguyên nhân của sự không bền vững trong phát triển.....................................13
3.4 Những can thiệp của chính phủ trong phát triển bền vững..............................19

4.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................................................25
4.1 Thực trạng môi trường ở Viêt Nam hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế
và nguyên nhân........................................................................................................25
4.2 Một số giải pháp cho vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm
các nước trên thế giới...............................................................................................27

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................34


MỞ ĐẦU
Phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam cùng với xu
hướng tồn cầu, mở cửa hợi nhập, tiến hành cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển
kinh tế xã hợi. Trong những năm qua , nước ta đã có nhiều biến đổi sâu sắc và đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển
kinh tế, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, những mặt trái của quá trình phát triển, hợi nhập,

mở cửa đã có mợt số tác đợng tiêu cực không nhỏ đến con người, xã hội, và đặc biệt là
mơi trường sống.
Phát triển kinh tế kéo theo nó là những tác động tiêu cực tới môi trường, nhưng để
giải quyết được những yêu cầu công nghệ cho môi trường nền kinh tế phải phát triển.
Mối quan hẹ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là một trong những chủ đề đáng
quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu, các Cấp Nhà nước mà còn của cả người dân
trong tồn xã hợi.


1.
1.1

Các khái niệm chung
Khái niệm “Phát triển kinh tế”

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế,
chất lượng cuộc sống.
Muốn phát triển kinh tế, đầu tiên là có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô
sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong mợt thời gian tương đối dài và ổn định).
Đi liền với đó là sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế,… thay đổi theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa: tỷ
trọng của vùng nơng thơn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các
ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận
dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được
chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Phát triển kinh tế địi hỏi mở cửa nền kinh
tế, do đó mà trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi.
Phát triển kinh tế là mợt q trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội
tại (bên trong) quyết định đến tồn bợ q trình phát triển đó.
1.2

1.2.1

Thuật ngữ “Mơi trường” và “Bảo vệ môi trường”
Môi trường

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (theo Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường Việt
Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người,
chẳng hạn như môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nợi quy
của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm,… các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng


xóm với những quy định khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận,
thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thơng tư, quy định.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
Mơi trường có 5 chức năng cơ bản:
Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
Thứ hai, mơi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên Trái Đất.

Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì
môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sự địa chất, lịch sự tiến hóa của vật chất
và sinh vật, lịch sự xuất hiện và phát triển văn hóa của lồi người; lưu trữ và cung cấp
cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các lồi đợng thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên
và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tơn giáo và văn hóa khác; cung
cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối
với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như các phản ứng sinh lý của cơ sở sống
trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động
đất,...
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực
và tái tạo mơi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết cho mình bằng
việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian như: khai hoang,
phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các
dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng
tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ mơi trường là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
1.2.2

Bảo vệ môi trường:

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu


do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý
bảo vệ mơi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi trường, có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ
biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường của
Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn dân, tổ chức, cá

nhân phải có trách nhiệm bảo vệ mơi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, có
quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường”.
Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải: không đốt phá rừng, khai thác khống sản
mợt cách bừa bãi, gây hủy hoại mơi trường, làm mất cân bằng sinh thái; khơng thải khói,
khí đợc, bụi, mùi hơi tối gây hại vào khơng khí, khơng phát phóng xạ, bức xạ quá giới
hạn cho phép vào mơi trường xung quanh; khơng thải dầu, mỡ, hóa chất đợc hại, chất
phóng xạ q giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất
độc hại quá giới hạn cho phép; không khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật
quý hiếm trong danh mục quy định của chính phủ; khơng nhập khẩu cơng nghệ, thiết bị
không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; không sử dụng các
phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các
nguồn động vật, thực vật.

2.

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế

Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát triển
kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn
hóa. Mà mơi trường cung cấp ngun liệu và khơng gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu
nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển
chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu để lấy ngoại tệ, thiệt bị cơng nghệ hiện
đại… Có thể nói, tài ngun nói riêng và mơi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả
tài ngun) có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:



Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt
đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất
kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật
chất trên khơng phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống
cũng vậy, con người ta cũng cần có khơng khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương
tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết… Những cái đó
khơng gì khác là các yếu tố môi trường. Như vậy các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất
kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt đợng sống
của con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy
nhiên, cũng phải nói rằng mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa
cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các
hoạt động mang tính tàn phá mơi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. Ngược lại, môi
trường tự nhiên cũng là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình
hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải
(cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có nhiều loại đợc hại
làm ô nhiễm, suy thoái hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu
dùng của xã hợi lồi người cũng thải ra mơi trường rất nhiều chất thải. Những chất tahri
này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thứ hai, mơi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hóa. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ:
mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo
nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế - xã hợi, hàng hóa được di
chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của
nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với
các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thông môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác đợng của con người đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo mơi trường
tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá

trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt
khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã


hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu
vực. Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ơ nhiễm mơi
trường. Vấn đề ở đây là phải quyết định hài hòa các mối quan hệ giữa phát triển và bảo
vệ môi trường.
Thứ ba, mơi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tợc. Như trên đã
nói, bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được
bền vững, kinh tế - xã hợi phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh
quốc phòng, giữ vững đợc lập chủ quyền của dân tợc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định
chính trị xã hợi để kinh tế - xã hội phát triển. Bảo vệ môi trường là việc làm khơng chỉ có
ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu mợt
sự phát triển có mang lại lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau khơng có điều kiện để phát triển mọi
mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ, con người,…) thì sự phát triển đó có lợi ích gì!
Nếu hơm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi
trường, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai con cháu chúng ta chắc chắn
sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta
bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bợ Chính trị ban chấp hành
Trung Ương Đảng Cợng sản Việt Nam đã ra chỉ thị 36/ CT/ TW ngày 25/6/1998 về
“Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Ngay những dòng đầu tiên, chỉ thị đã nêu rõ: “Bảo vệ mơi trường là mợt vấn đề
sống cịn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hợi sâu sắc, gắn liền với
c̣c đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với c̣c đấu tranh vì hịa bình và tiến bợ
trên phạm vi tồn thế giới”. Như vậy bảo vệ mơi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với
sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác

bảo vệ môi trường.

3.

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát
triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ
biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng
lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi


trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra
những thiên tai vơ cùng thảm khốc.
Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hợi. Có
tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có tiến bợ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế
nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm dãn cách hơn sự phân hóa
giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết
hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay
phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
3.1

Khái niệm và thước đo phát triển bền vững

3.1.1

Khái niệm phát triển bền vững

Năm 1980 Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(IUCN - International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa

ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ
các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững được đề cập tới với một nội
dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc
bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
Năm 1987 Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED - World
Commission on Environment and Development) định nghĩa "phát triển bền vững" là “sự
phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con
người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là một mơ hình chuyển đổi mà nó tối
ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của
những lợi ích tương tự trong tương lai.
Theo báo cáo WCED (1987), định nghĩa phát triển bền vững Brundtland có những
hàm ý như sau:
-

Phát triển kinh tế là điều cần để cải thiện điều kiện sống và đáp ứng nhu cầu của
người dân.
Cần quan tâm đến chất lượng phát triển bằng cách thay đổi cách tiếp cận truyền
thông sang cách tiếp cận kinh tế - mơi trường, nhấn mạnh rằng mơi trường tốt
đóng vai trị then chốt để có được mợt nền kinh tế thịnh vượng.


-

Xem xã hội, kinh tế và môi trường là 3 yếu tố căn bản của hệ thống hỗ trợ tương
hỗ để phát triển và phải được xem xét trước khi ra bất cứ quyết định nào.
Công bằng liên thế hệ và công bằng trong cùng một thế hệ là rất quan trọng và cần
có tầm nhìn dài hạn.
Cần phải tính tốn giá trị của các tài ngun mơi trường đang được dùng miễn phí.


Mohan Munasinghe (1992) triển khai định nghĩa phát triển bền vững bằng cách xây
dựng mối liên hệ giữa 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Tương ứng với 3 góc của
tam giác bền vững mà mục tiêu cần đạt được. Chẳng hạn với môi trường là phải đảm bảo
đa dạng sinh học, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. Cách tiếp
cận giải quyết vấn đề được ghi bên cạnh tương tác giữa các góc của tam giác bền vững.
Chẳng hạn mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được xử lí theo 2 hướng chính là đánh
giá giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường và nội hóa chi phí ngoại tác.
Hợi nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững năm 2002: "Phát triển bền
vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự
phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bợ, cơng bằng xã hợi; xố đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo
vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi
trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên).
Khái niệm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là phát triển mà đáp ứng được
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hải đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
tiến bợ xã hợi và bảo vệ mơi trường”.

Figure 1: Mơ hình phát triển bền vững


3.1.2

Đo lường phát triển bền vững
Phát triển bền vững là cách thức phát triển mà rất nhiều quốc gia đã và đang cam
kết theo đuổi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào các quốc gia quyết định và xây dựng lộ trình
phát triển bền vững. Xuất phát điểm luôn là câu hỏi quốc gia mình đang ở đâu, đang phát
triển bền vững hay không? Như vậy công việc đặt ra cho các nhà kinh tế học là phải đo

lường được phát triển bền vững.
Có nhiều cách thức tính tốn tiết kiệm thực như dựa vào tính tốn tiết kiệm thực của
quốc gia (genuine saving), chỉ số bền vững môi trường (ESI), hoặc chỉ số Footprint…
Trong các tiêu chí này, tiết kiệm thực là chỉ số mang tính tổng hợp, được phát triển từ khá
lâu và được nhiều nhà kinh tế học, các quốc gia sử dụng để đo lường phát triển bền vững.
Gọi là phần tiết kiệm của nền kinh tế trong 1 giai đoạn (thường là 1 năm) sau khi đã
khấu hao mọi loại tư bản (vốn) đã sử dụng.
> 0: nền kinh tế đó đang bổ sung làm tăng lên trữ lượng tư bản của nó.
< 0: nền kinh tế đang “ăn dần” trữ lượng tư bản của mình.
Điều này xảy ra liên tục, nền kinh tế đó đang phát triển bền vững hay khơng.
Hoặc có thể tính như thế này:



(1)
(2)
: sản phẩm quốc dân rịng có điều chỉnh
: tổng sản phẩm quốc dân
: khấu hao trữ lượng vốn vật chất
: khấu hao môi trường tài nguyên thiên nhiên
: khấu hao vốn nhân lực
: tiến bộ công nghệ
: tiêu dùng
Khấu hao vốn môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ được tính bằng cách chia tài
nguyên thành 4 loại:
Tài nguyên có thể tái sinh:
(H – G): Tỷ lệ khai thác trừ tốc độ tăng trưởng của tài nguyên









): Giá của tài nguyên trừ chi phí khai thác biên
 ) (H – G): Gía trị tài ngun có thể tái sinh đã sử dụng
Tài nguyên không thể tái sinh:
: lượng tài nguyên khai thác
): giá của tài nguyên trừ chi phí khai thác biên


 ): giá trị tài ngun khơng thể tái sinh
Ơ nhiễm:
: giá của ô nhiễm hay giá thiệt hại biên
(E – D): lượng chất thải trừ khả năng hấp thụ của môi trường
 (E – D): giá trị lượng ô nhiễm của nền kinh tế
Cảnh quan: trong đó w là giá của dịch vụ mà môi trường đem lại cho con người.
Thơng thường các nhà kinh tế thường tính chung giá sẵn lòng trả để được “sử
dụng dịch vụ” cảnh quan.
Cơng thức tính tiết kiệm được viết thành:
)
(3)
Lưu ý: cơng thức trên không bao gồm vốn xã hội. Vốn xã hợi vẫn như các loại vốn khác
cũng có tốc đợ tăng trưởng, có giá trị. Tuy nhiên các nhà kinh tế vẫn chưa phát triển được
thước đo thích hợp.
Table 1: Genuine Saving ở một số nước năm 2000

3.2


Tính tương thích của phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế
Môi trường và phát triển kinh tế là 2 mặt đối lập của 1 thể thống nhất. Giữa môi
trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và là
đối tượng của phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đối của môi
trường.
Tác động của hoạt động phát triển đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải
tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra chi phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng lại có thể
gây ơ nhiễm cho mơi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên cũng
tác động ngược lại đến sự phát triển của xã hội thơng qua việc làm suy thối nguồn tài


nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra các thảm họa thiên tại gây
ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của xã hội trong khu vực. Từ đó, có nhiều quan điểm sai
lầm về mối quan hệ môi trường – phát triển và dẫn đến những hậu quả nặng nề về môi
trường nếu môi trường bị coi nhẹ
Thực chất, môi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề:
-

-

Phát triển và môi trường không phải là hai mặt đối kháng và mâu thuẫn nhau theo
kiểu loại trừ, có cái này thì khơng có cái kia. Nghĩa là phải lựa chon và coi trọng
cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia.
Nếu phát triển kinh tế và quan tâm bảo vệ môi trường thì đảm bảo phát triển kinh
tế ngày càng bền vững hơn và ngược lại.

Tóm lại, ta phải coi mơi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề, nói đến phát triển
là nói đến mơi trường, nói đến mơi trường là nói đến phát triển. Hai mặt này thống nhất
tồn tại và thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
3.3


Nguyên nhân của sự không bền vững trong phát triển

Có hai ngun nhân chính gây nên sự không bền vững trong phát triển ở các quốc
gia đang phát triển. Thứ nhất, các chính sách phát triển kinh tế khơng tương thích với vấn
đề mơi trường. Thứ hai, hành vi và ứng xử của con người trái với quy luật của tự nhiên,
thất bại trong công tác bảo vệ môi trường.
3.3.1

Các chính sách giúp cải thiện vấn đề xã hội nhưng lại ảnh hưởng đến môi
trường

Trong cuộc chiến chống lại nghèo nàn lạc hậu nhiều quốc gia đã nỗ lực khai thác
tài nguyên phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn. Thế nhưng việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức đã có ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường khiến
cho những tài ngun ngày càng cạn kiệt và khơng có khả năng hồi phục. Diễn đàn hợp
tác Á - Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng
nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với cơng tác bảo vệ mơi trường hiện nay.
Chính sách khuyến khích x́t khẩu là mợt ví dụ điển hình. Xuất khẩu là một trong
những yếu tố tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo
các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng
và phát triển cần có 4 điều kiện sau: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kĩ thuật cơng
nghệ. Con đường x́t khẩu ban đầu chính là khai thác tối đa nguồn tài nguyên: khai thác
rừng, khoáng sản trên quy mô lớn, các trang trại gia tăng, diện tích canh tác mở rợng,


rừng bị khai thác đến cạn kiệt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì thế những
vấn đề thiên tai, bão lũ ngày một gia tăng, môi trường tự nhiên bị ơ nhiễm trầm trọng.
Cơng nghiệp hóa cũng là mợt trong những ngun nhân chính làm cho mơi trường
bị suy thối. Phát triển cơng nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để nước ta thực hiện mục tiêu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, chính cơng nghiệp, khai thác khống sản là các
ngành kinh tế gây tác đợng mạnh nhất đến môi trường, tài nguyên, sức khỏe, an tồn và
trật tự xã hợi. Có thể nói, ơ nhiễm môi trường luôn đồng hành với phát triển các dự án
cơng nghiệp và khai thác khống sản. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trên địa bàn cả nước ước tính có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và
mặt nước hơn 697.800 ha; 28 khu kinh tế cửa khẩu, thuộc địa bàn 21/25 tỉnh biên giới đất
liền; 283 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 81.000 ha. Đây là nguyên
nhân gây ô nhiễm, tạo sức ép lớn đến môi trường và xã hội trong nhiều năm gần đây. Ước
tính có khoảng 79% tổng số khu cơng nghiệp đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung, các công trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng nhiều nơi hiệu quả
xử lý không cao, chưa đạt quy định của các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Theo phó Giáo
sư Tiến sĩ Lê Trình, Viện Khoa học và mơi trường có nhận xét: “Thực hiện đúng Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp nêu trên, Việt Nam có thể cơ bản trở thành nước
cơng nghiệp vào năm 2020 theo chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
chiếm 42-43%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh về cơng nghiệp và khai thác khống
sản, nếu khơng gắn kết có hiệu quả với kiểm sốt ơ nhiễm môi trường, nước ta sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức mới”.
Nghèo đói cũng là mợt trong những ngun nhân dẫn đến suy thối mơi trường.
Việc khai thác rừng bừa bãi thường xảy ra ở những vùng có tỉ lệ nghèo đói cao. Thực tế
cho thấy bất bình đẳng xã hội đang gia tăng dù mức sống trung bình tăng do đó dẫn đến
việc khai thác tài nguyên bất hợp lý của tầng lớp đói nghèo. Do nghèo khó người ta
không đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn năng lượng an toàn như điện, năng lượng mặt
trời, mà phải dùng các nguồn nguyên liệu nguyên thủy như than, củi. Nghèo khó cũng
làm cho họ khơng có đủ điều kiện tài chính để tổ chức c̣c sống vệ sinh hơn và tình
trạng chất thải được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống cũng khá phổ biến trong các
cộng đồng người nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng cịn nhiều điều
bất cập trong cơng tác BVMT mà chúng ta chưa làm được: môi trường vẫn từng ngày,
từng giờ bị chính các hoạt đợng sản x́t và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm
nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều



này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng
nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT. Có như vậy chúng ta mới có
thể hy vọng vào mợt tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.
Như vậy, tuy rằng cơng nghiệp hóa hay phát triển bền vững mang lại rất nhiều lợi
ích cho đất nước ta, đưa nước ta ngày càng phát triển đi lên. Nhưng các chính sách kinh
tế vĩ mơ đóng vai trị trung tâm, là nền tảng cho sự phát triển. Vì thế, Chỉ khi người
nghèo được tiếp cận đến những công nghệ phát triển, cơ hợi nâng cao thu nhập, thốt
khỏi nghèo đói, tiếp cận đến những cải cách có ích cho mơi trường thì môi trường mới
được cải thiện một cách hiệu quả.
3.3.2

Khủng hoảng kinh tế và những chính sách cắt giảm vô lý ảnh hưởng đến môi
trường

Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng biến động của kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn
đến sự tăng trưởng kinh tế và còn làm giảm sút môi trường tự nhiên và các điều kiện xã
hội. Khủng hoảng kinh tế xảy ra dẫn đến lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, ngân sách
thâm hụt,… Vì thế việc cắt giảm chi tiêu công để cải thiện vấn đề này là vơ cùng cần
thiết. Vì vậy chính phủ đã cắt giảm phần lớn chi tiêu về môi trường và trợ cấp xã hợi gây
ra sự suy thối môi trường và giảm sút các đảm bảo xã hội. Cùng với cắt giảm chi tiêu
công, việc cắt giảm trợ cấp đối với môi trường và xã hội cũng được áp dụng. Sau đó
những khuyến khích về x́t khẩu cũng như phát triển bền vững cũng được chú trọng
ngày càng làm giảm sút chất lượng môi trường một cách trầm trọng.
Để giữ ổn định kinh tế vĩ mơ, đối phó với lạm phát leo thang, Chính phủ Việt Nam
đang muốn giảm tổng cầu trong đó dự kiến có bốn biện pháp chủ yếu là tăng thu ngân
sách, giữ bội chi không quá 5% GDP, dừng một số các dự án đầu tư cơng, trong đó có các
dự án về bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi thường xuyên 10%. Tại Mỹ, năm 2011, đảng
Cợng Hịa cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm chi ngân sách mà trong đó có việc cắt giảm chi
tiêu cho các chương trình môi trường mà chính quyền Obama đang thực thi.

3.3.3

Sự thất bại của thị trường trong việc bảo vệ môi trường

Việc sản xuất kinh doanh đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên.
Đồng thời những yếu kém trong công tác quản lí nhà nước cũng như ý thức bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp đã gây ra sự suy thối mơi trường.


Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường, tính năng động của các thành phần kinh
tế được khơi dậy, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Nhờ chính sách mở cửa, tạo
điều kiện ngày càng thuận lợi cho các nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư của các
nước trên thế giới, hình thành nhiều khu cơng nghiệp, khu chế x́t. Bên cạnh mặt tích
cực, q trình cơng nghiệp hóa cùng với sự bùng nổ các hoạt động thương mại, dịch vụ
đã gây nên những tác động môi trường ngày càng lớn. Tình trạng ô nhiễm các thành phần
môi trường tăng nhanh, nhất là ở khu công nghiệp, các địa bàn tập trung dân, một số sự
cố môi trường nghiêm trọng cũng đã xảy ra, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,
gây thiệt hại cho sản xuất. Các doanh nghiệp xem đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
là khoản đầu tư bắt ḅc, khơng sinh lời, thậm chí cịn giảm khả năng cạnh tranh, do phải
tăng chi phí đầu vào của sản xuất. Vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp thường
không muốn đầu tư cho các quy trình sản xuất sạch hoặc xử lý chất thải gây tốn kém.
Mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và lợi nhuận đã trở thành một cuộc chiến dai dẳng
trong nhiều doanh nghiệp và điều không may trong cuộc chiến này là dường như lợi
nhuận bao giờ cũng giành phần thắng. Đơn giản, bởi vì đó là doanh nghiệp, mà đã là
doanh nghiệp, thì phải hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp quan
tâm bảo vệ môi trường luôn luôn là điều đáng q.
Dưới góc đợ quản lý xã hợi, chính phủ các nước cũng đã định ra các thể chế và
tiến hành kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra. Khuôn khổ pháp lý là cần thiết, nhưng ý thức tự giác của các doanh
nghiệp trong hoạt động bảo vệ mơi trường cũng đóng mợt vai trị quan trọng. Tuy nhiên,

một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức được vai trò của mình trong quá trình
phát triển và điều đó đã làm hạn chế quá trình hợp tác trong việc bảo vệ môi trường. Sự
thiếu vắng hệ thống chính sách hợp lý hiệu quả về mơi trường đã làm cho các nhà kinh
doanh cảm thấy họ bị bất lợi nếu như họ tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường. Họ lặp
luận rằng không thể cạnh tranh về mặt tài chính với các cơng ty khơng tuân theo tiêu
chuẩn về bảo vệ môi trường. Khi tham gia vào các cuộc đấu thầu họ thường bị thua bởi vì
phải gánh chịu chi phí về bảo vệ mơi trường. Vì vậy, tình trạng khơng chịu nợp phí bảo
vệ môi trường xảy ra rất nhiều trong doanh nghiệp.
Bài học cho thấy, cái giá phải trả khi không áp dụng và thi hành luật môi trường về
lâu dài sẽ là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận trước mắt. Tác nhân
thường lại không gánh chịu hậu quả mà là xã hội, người dân và thế hệ sau gánh chịu.
Ngày nay doanh nghiệp không thể không coi vấn đề môi trường là ngoại vi, không quan


trọng hay cần thiết trong mọi họat động của mình nữa. Nó có ảnh hưởng vào mục tiêu
chủ yếu của mọi doanh nghiệp, đó là mức lãi doanh thu tài chánh trong hạch tốn các sản
phẩm của doanh nghiệp. Có trách nhiệm về môi trường không những làm hình ảnh và sản
phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao và thương hiệu có giá trị mà cịn có
thể giảm đi giá thành tiết kiệm được nhiên liệu, giảm giá hoạt đợng của cơng ty mình.
Mợt ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp thải chất thải của cơng ty mình ra mơi
trường khi chưa được xử lí là công ty Vedan. Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát
môi trường phát hiện xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc
trong dư luận. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2009, công ty này bất ngờ được nhận giải
thưởng "Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" do Ban tổ chức "trao nhầm" khiến dư
luận hết sức bức xúc, giải bị thu hồi.
Cuối tháng 11, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai quyết định truy thu
Vedan 111 tỷ đồng tiền phí bảo vệ mơi trường. Trước đó, Vedan cũng nợp phạt hành
chính 267 triệu đồng.
Mợt cơng ty ở tỉnh Hải Dương cũng xả thải ra môi trường một cách vô ý thức:
Theo Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một số công

ty tại cụm công nghiệp Tân Hồng nằm trên địa bàn huyện đã nhiều lần xả chất thải chưa
qua xử lý ra môi trường. Huyện đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, tuy nhiên đến nay
tình trạng nay vẫn xảy ra. Trong khi đó trách nhiệm quản lý cấp phép và xử phạt của các
công ty trong cụm công nghiệp này thuộc về tỉnh Hải Dương. Chị Nguyễn Thị Hiền, thị
trấn Kẻ Sặt, Bình Giang cho biết những năm gần đây các công ty trách nhiệm hữu hạn
Lâm Phúc, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Pháp, công ty Lục Nam tại cụm công
nghiệp Tân Hồng thường xuyên xả thải khiến nước tưới đen kịt, tơm, cua, cá khơng sống
được. Ơng Phạm Văn Nam, Trưởng Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bình Giang
cho biết: “Ngày 15/11/2016, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện kiểm tra tại cơ sở
tái chế nhựa thuê nhà xưởng của công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm Phúc, công ty này
không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, khơng có giấy chứng nhận đầu tư, thủ
tục về đảm bảo mơi trường khơng có…”.
Hoặc tại buổi kiểm tra ngày 17/11/2016, phịng Tài ngun và Mơi trường
huyện Bình Giang đã kết luận công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Pháp đã được phê duyệt
về đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 2530/QĐ-UBND và quyết định đầu tư.
Tuy nhiên hiện nay nước thải của công ty chỉ lọc qua sơ bộ rồi thải ra môi trường nên gây


ô nhiễm; hệ thống xử lý nước thải không làm đúng quy trình của hệ thống xử lý nước thải
theo quy định đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
Điều đặc biệt nằm ngay sát các công ty trong cụm công nghiệp Tân Hồng là
Nhà máy xử lý chất thải Tình thương thuộc Công ty cổ phẩn môi trường Tình Thương.
Theo công suất thiết kế nhà máy xử lý rác thải và nước thải được Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp phép là trên 50 tấn ngày đêm, đủ tiêu chuẩn xử lý các loại chất thải, nước thải
công nghiêp hiện nay. Dù đã hoạt động được trên 3 năm, tuy nhiên đến nay nhà máy mới
hoạt động 50% công suất thiết kế.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Tổng giám đốc Cơng ty Cổ phần môi trường
Tình Thương cho rằng: “Một số doanh nghiệp ngay tại cổng nhà máy vào các buổi chiều
thường trốn tránh, khơng đưa chất thải thậm chí nước thải vào nhà máy vì phải mất kinh

phí…”.
Ơng Phạm Văn Nam, Trưởng phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bình
Giang khẳng định, những vi phạm chủ yếu của các công ty và cơ sở sản xuất này là xả
thải không qua xử lý, hoạt động không được phép của cơ quan chức năng, nhập nguyên
vật liệu không nguồn gốc xuất xứ. Huyện đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức
năng như Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng đến nay các doanh nghiệp này vẫn ngang
nhiên xả thải. Huyện mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm
tình trạng xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường của các công ty ở cụm cơng nghiệp
Tân Hồng.
3.4

Những can thiệp của chính phủ trong phát triển bền vững

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng
và ưu tiên bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Môi trường tự nhiên và phát
triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh
tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên
theo hướng ngày càng tốt hơn.
Nhiều chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ mợt cách gián tiếp đã lây lan và ảnh
hưởng rộng trên nguồn lực của quốc gia và môi trường. Ổn định và điều chỉnh cơ cấu các
chương trình nhằm mục đích cho mợt nền kinh tế ổn định trong thời gian dài. Chính sách
kinh tế vĩ mơ có thể hoặc khơng có thể thành cơng trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế


nhưng những chính sách có tác đợng gián tiếp đến môi trường do sự thay đổi về thu nhập,
thuế, trợ cấp, doanh thu công và năng lực sáng tạo. Những cải cách kinh tế chủ yếu có thể
ảnh hưởng đến môi trường là các chương trình ổn định ngắn hạn (chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá), các chương trình điều chỉnh cơ cấu trung hạn và
điều chỉnh theo ngành (tự do hóa thương mại, chính sách giá cả trong nước...)
Hợp dưới đây tóm tắt các mối liên kết mơi trường chính

Loại
trong ngắn
hạn

mục tiêu

Biến

tài chính Chính phủ

được mong đợi

+/-

Kiểm tra tác động thơng qua

cứu trợ hạn hán, viện trợ lương thực, chi khuyến nông
quản lý môi trường.

Thuế

+/- nhu cầu đã thay đổi đối với tài ngun, phí mơi trường

Trợ cấp

+/- hiệu lực thi hành Input: máy móc thiết bị, phân bón, nước
tiền tệ tín dụng +/-

Lãi śt


Tỷ giá hối đối

Giảm tín dụng đối với đầu vào
+/- Giảm đầu tư và nhu cầu tài nguyên.

mất giá +/-

nhập có hiệu lực:
Tăng giá nhập khẩu đầu vào năng
lượng, phân bón.
Xuất Tác dụng:
Tăng cây trồng, tài nguyên
thiên nhiên.

Import / Export

+/-

diệt thuế bảo hợ kiểm sốt có hiệu ứng tương tự như
sự mất giá nhưng đối với các mặt hàng cụ thể

thương mại kiểm soát

+/-

hiệu ứng tương tự như thuế xuất nhập khẩu.

Khả năng công nghệ lock-in.
giá cả Controls
+/trồng, tập quán canh tác.

Trung và dài
dụng,

Giảm trợ cấp

+/-

Tác động của thay đổi giá cả phụ thuộc vào đặc điểm cây

Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón vĩ mơ hạn, năng lượng, tín
thủy lợi, máy móc thiết bị


tăng thuế

+
thể chế
nguyên bền

đất

tác động gián tiếp thông qua việc giảm nhu cầu
+

Thông tin thêm về đầu tư nông nghiệp và cải cáchtài
quản lývững.

tài chính

+


Tín dụngCải thiện có thể thúc đẩyphát triển bền vững

nghiên cứuvà +
nguyên bền vững

Cải thiện các dịch vụ quảng bá mở rộngtài
quản lý

Đầu tư
Đào tạo +
tác khuyến nơng,

Đầu tư vào các chính sách nguồn nhân lực thông qua công
động vật hoang dã và quản
lý tài nguyên

Định giá

+

đầu tư Công nghệ

Công +/-

+

thẩm định Dự án bao gồm chi phí và lợi ích mơi trường.

cơng nghệ chính sách ô nhiễm giảm công nghiệp vàmới

công nghệ nông nghiệpảnh hưởng
đến mơi trường

Có thể tăng cường tiếp cận các nguồn lực cơ sở hạ tầng tự nhiên và khuyến khích
khai thác. Cũng có thể có mợt tác đợng phản ứng giá của nhà sản x́t.

Nhiều chính sách kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến đói nghèo và do đó nó có mối liên
quan đối với mơi trường. Nghèo đói và suy thối mơi trường đã được nghiên cứu bằng
cách nhìn vào mối tương quan theo thời gian, cũng như cách thức chúng được tương
quan tồn xã hợi tại mợt thời điểm cho trước. Cùng với sự nghèo đói, đối với mợt sự đánh
giá đầy đủ hơn về tác đợng chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là phải nhìn vào mối liên
hệ giữa dân số và môi trường. Điều này là do có mợt sự lan rợng nhận thức mà mật độ
dân số cao và tốc độ cao của dân số là một nguyên nhân trực tiếp của suy thối mơi
trường.
3.4.1

Th́, trợ cấp và đầu tư của chính phủ

Thuế môi trường là một khoản thu dựa theo khối lượng chất thải mà một người
hoặc doanh nghiệp thải ra. Giống như lao động hay các nguồn đầu vào vật chất khác, khi
người ta phải trả mợt giá nào đó thì người ta có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và có hiệu
quả, vì vậy, thuế (phí) sẽ khuyến khích các đối tượng sử dụng hạn chế các nguồn nguyên
liệu có thể gây ô nhiễm môi trường.


Như việc đánh thuế phát thải khí SO2 tại Thụy Điển thực hiện năm 1991 làm cho
hàm lượng S của nhiên liệu dầu mỏ giảm xuống thấp hơn 50% tiêu chuẩn quy định, hàm
lượng S của dầu nhẹ cũng giảm xuống thấp hơn 0,076%, thấp hơn một nửa giới hạn quy
định 0,2%, đồng thời kích thích nhà máy sử dụng nhiên liệu áp dụng các biện pháp giảm
thải ô nhiễm. Việc đánh thuế khí SO2 đã đem lại những kết quả khả quan trong kiểm sốt

ơ nhiễm. Ước tính có tác động làm giảm 30% lượng phát thải trong thời gian từ năm
1989 đến năm 1995. Theo số liệu của Cục BVMT năm 2005, mỗi năm Thụy Điển thu
được khoảng 7 tỷ euro từ thuế, phí liên quan với mơi trường, trong đó phần lớn khoảng
95% thuế, phí từ ngành Vận tải và ngành Năng lượng, thuế nguồn năng lượng... Thuế
môi trường của Thụy Điển từ năm 1999 - 2004 có xu thế tăng dần hàng năm, thuế năng
lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 90% trong thuế môi trường. Thuế môi trường chiếm
khoảng 3% GDP của Thụy Điển.
Tác động của các khoản trợ cấp đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên phụ
thuộc rất nhiều vào cơ cấu thể chế, đặc biệt là cơ cấu quyền sở hữu và về thời hạn của
người sản xuất. Với giá cao vĩnh viễn và các mối quan hệ sở hữu an tồn, khơng phải lúc
nào cũng rõ ràng rằng giá nhà sản xuất cao, bị đẩy lên bằng trợ cấp, cần phải hàm ý về
môi trường. Khi giá cao ngược lại được kỳ vọng là ngắn hạn, mối quan hệ sở hữu hoặc
kiểm sốt khơng an tồn, hoặc có khai thác gỗ bất hợp pháp đáng kể, áp lực đối với khai
thác quá mức thường lớn hơn nhiều.
Việc thiếu đầu tư cũng có thể là mợt nguồn khơng hiệu quả trong quản lý môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. Một sự thiếu hiệu quả có thể là thiếu vốn của các công
ty thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên, đặc biệt là ngành dầu
khí, ở các nước Châu Mỹ Latinh như Mexico, Venezuela và Peru. Lập luận ở đây là các
chính phủ tương đối quan tâm đến dòng thu nhập ròng ngắn hạn từ việc khai thác tài
nguyên dẫn đến việc các công ty không tiếp cận được các quỹ đầu tư đủ để giải quyết tối
ưu từ các khoản đầu tư đã được mở ra hoặc chưa mở ra, các nguồn tài nguyên. Đây là
mợt loại hình thất thường về chính sách thất bại trong bối cảnh này: quá ít được trích
xuất, vì việc trích xuất thêm từ các tài nguyên nhất định sẽ gây ra ít tác đợng đến mơi
trường, nhưng có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho các chính phủ của các quốc gia
tương ứng.


3.4.2

Đầu tư trong nước và tương tác môi trường và tài nguyên


Một vấn đề quan trọng là khung thời gian của dự án đầu tư của chính phủ, cho dù
phần lớn hướng về phòng ngừa các vấn đề dài hạn, hoặc giải quyết những ngắn hạn. Điều
này sẽ liên quan đến ít nhất hai vấn đề. Thứ nhất, lãi suất cao niên (hoặc lãi suất ngầm
cao cho các nhà đầu tư thu được từ chế tín dụng rợng rãi) có xu hướng hoạt động sai lệch
và đầu tư theo hướng các giải pháp ngắn hạn, như đầu tư với lợi nhuận dài hạn thường trở
nên kém hấp dẫn. Đây là những tình huống điển hình cho các nước nghèo, nơi tín dụng
và thị trường tài chính khác được phát triển kém. Như đã biết, đây những thành kiến ưu
tiên của chính phủ theo hướng lấy ngắn hạn thay vì vị trí dài hạn, do đó đặt ưu tiên ít hơn
vào những hậu quả về môi trường và tài nguyên xa vào tương lai chẳng hạn như phá
rừng, sa mạc hóa, tuyệt chủng lồi, đánh bắt, vấn đề ơ nhiễm mơi trường dài hạn, và sự
nóng lên tồn cầu. Tác dụng nên ít nghiêm trọng cho các vấn đề ngắn hạn như giảm khí
trong nước và ơ nhiễm nguồn nước và cung cấp hiện tại của tài nguyên nước. Khía cạnh
thứ hai là lãi suất thường tương quan với khả năng cạnh tranh chung: nền kinh tế có giá
trị xuất khẩu tài nguyên cao, và mức thu nhập và xuất khẩu cao, có xu hướng có lãi śt
thực thấp, khơng phải trong mợt phần nhỏ do tiếp cận tốt với tín dụng quốc tế. Sau đó nó
có thể là khăn fi sùng bái để cô lập ảnh hưởng của lãi suất từ đó của sự giàu có tài
ngun, mơi trường và sử dụng tài nguyên. Về mặt lý thuyết, giảm lãi suất phải giảm phá
rừng và tài nguyên khai thác giá, tăng tính hấp dẫn của khai thác tài nguyên ngay lập tức
liên quan đến bảo tồn. Họ cũng phải tăng mối quan tâm công chúng cho lâu dài, mà nên
được thuận lợi cho mơi trường.
3.4.3

Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ để tăng chi phí vốn, đang tăng lãi suất thực, sẽ có tác đợng trực
tiếp đến cơng tác quản lý chương trình tài nguyên thiên nhiên bằng cách khuyến khích
đẩy mạnh khai thác. Lãi suất cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu tính trong việc
quản lý dự án về môi trường, làm giảm giá trị của các lợi ích về mơi trường xảy ra trong
tương lai xa. Tuy nhiên, hầu như không khái quát tác động của chính sách tiền tệ đối với

mơi trường. Hiệu ứng này tùy tḥc vào hồn cảnh cụ thể, trong từng ngành, thơng tin về
thị trường tín dụng, vv
Về lâu dài, chính sách chung trong việc phát triển đất nước đang cố gắng tác động
đến môi trường như chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tự do hóa thương mại. Chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tự do hóa thương mại có tác đợng khác nhau đối với mơi


trường và tài nguyên thiên nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể. Ở Việt
Nam, đã có mợt số nghiên cứu cho thấy rằng tự do hóa thương mại có tác đợng tiêu cực
đối với mơi trường.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cần các cơng
cụ phân tích cho phép tổng hợp các tác động môi trường phát sinh từ chung chính sách
kinh tế vĩ mơ để quyết định sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên môi trường nhằm phát
triển bền vững.
3.4.4

Mơ hình 3R

3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce - Reuse - Recycle
(Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế).
Thực tế cho thấy, khi thực hiện mô hình 3R sẽ mang lại mợt số lợi ích cơ bản như:
Nâng cao ý thức của người dân, các doanh nghiệp về vấn đề rác và xử lý rác; Ngăn ngừa
các vấn đề suy thối mơi trường: giảm ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước ngầm; Tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí khai thác nguyên liệu; Tiết kiệm chi phí thu
gom và xử lý rác thải, giảm lượng rác thải hàng ngày; Giảm quỹ đất giành cho việc chôn
lấp rác.
Để giúp Việt Nam thực hiện mô hình 3R một cách bài bản, ngày 1/12/2006, Đoàn
Chuyên gia Nhật Bản đã sang Việt Nam nghiên cứu và hỗ trợ.
Ngày 12/2/2007, UBND TP. Hà Nợi đã chính thức ra Quyết định phê duyệt dự án
3R. Kể từ ngày 18/3/2007, dự án ''Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nợi để góp phần phát

triển xã hội bền vững'' do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội
(URENCO) là chủ với mức đầu tư gần 49,5 tỉ đồng từ viện trợ khơng hồn lại của Chính
phủ Nhật Bản chính thức khởi động. Thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 3 năm Theo
ông Chử Văn Chừng - Giám đốc URENCO, hệ thống 3R được thiết lập mợt cách hài hịa
dựa trên các chương trình phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn để nâng cao năng lực quản
lý và xử lý rác thải hiệu quả tại Thủ đô.
Ở Hà Nội, dự án này mang tính chất thí điểm phân loại rác hữu cơ tại nguồn từ đó
nhân rợng ra tồn thành phố và các địa phương khác. Nội dung quan trọng của dự án là
thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường, về 3R với tinh thần chống lãng phí đồng
thời hướng tới việc cải thiện hệ thống thu gom chất thải rắn đơ thị. Theo đó, các hợ gia
đình trên địa bàn 4 quận Hồn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa sẽ được khuyến


khích, tuyên truyền nâng cao kiến thức phân loại rác ngay tại nhà: rác hữu cơ (rau, củ,
hoa, quả, thức ăn thừa…) khác với rác vô cơ (chai, lọ, gạch vỡ, kim loại…) trước khi đưa
ra xe thu gom của các nhân viên mơi trường đơ thị. Sau đó, thay vì chôn lấp hoặc đốt, rác
sẽ được tận dụng trong mợt số hoạt đợng có lợi ích kinh tế lớn như chăn nuôi lợn, sản
xuất phân com-pốt... Dự án triển khai hoạt động đã sớm gắn kết được các bên liên quan:
đơn vị thu gom - người dân - thải rác - nhà máy xử lý rác - nông dân sử dụng phân bón
chế biến từ rác. Dự án đi vào hoạt động được gần 9 tháng thì Câu lạc bộ tình nguyện 3R
Hà Nội ra đời (12/2007). Với phong cách hoạt động “Năng động, nhiệt tình, sáng tạo”,
Câu lạc bộ này đã thu hút được gần 200 tình nguyện viên có chung tình u đối với mơi
trường. Các tình nguyện viên chia làm nhiều nhóm kết hợp với các công nhân thu gom đi
hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định.
4.
4.1

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thực trạng môi trường ở Viêt Nam hiện nay trong quá trình phát triển kinh
tế và nguyên nhân


Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên
của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ cịn
khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Đợ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến
mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên
thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh.
Những năm 1970, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập
mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến
mất để nhường chỗ cho các ao tơm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm
trước đó. Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu như đã
bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven
biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cho
thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục
đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha.
Vấn đề ô nhiễm ở các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất đang là vấn đề đáng
báo động. Năm 2016, trên cả nước hiện có 283 khu cơng nghiệp với hơn 550.000 nước
thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử


lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản x́t trong đó có nhiều loại hình sản x́t ơ
nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác
khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày
phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế.
Ở các khu vực đô thị, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là ô nhiễm bụi do hoạt
động giao thông, ô nhiễm không khí, nước mặt tại mợt số khu vực tập trung các ngành
cơng nghiệp. Năm 2016, cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải
ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý và đang lưu hành gần 43 triệu mơtơ và trên 2
triệu ơtơ. Hiện có 458 bãi chơn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chơn lấp khơng hợp vệ
sinh; có hơn 100 lị đốt rác sinh hoạt cơng śt nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin,

furan. Tại các lưu vực sơng, đoạn chảy qua các đô thị, đặc biệt và khu vực tập trung khu
công nghiệp đã xảy ra tình trạng ô nhiễm các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và vi sinh như
sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nợi, sơng Sài Gịn đoạn chảy qua Bình Dương, thành phố
Hồ Chí Minh, sơng Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa và tỉnh Bình Dương,...
Tại khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm chủ yếu diễn ra tại các làng nghề, điểm
công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi tập
trung, hoạt động trồng trọt, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở các vùng lân cận,
chôn lấp và đốt chất thải sinh hoạt,... Hoạt động canh tác thâm canh với việc sử dụng các
loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3
gây ơ nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu vực chun canh nơng nghiệp sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật như: Đông Anh (Hà Nợi),
Hiệp Hịa (Bắc Giang), n Định (Thanh Hóa), Tây Nguyên (Đức Trọng, thành phố Đà
Lạt). Bên cạnh đó, tình trạng thối hóa đất đang diễn ra trên diện rợng ở nhiều vùng nơng
thơn Việt Nam, ví dụ như rửa trơi, xói mịn, hoang hóa, phèn hóa, mặn hóa, khơ hạn,
ngập úng, lũ qt và xói lở đất. Ở các làng tái chế kim loại, khí đợc khơng qua xử lý đã
thải trực tiếp vào khơng khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ
chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây
cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hơi thối, ơ
nhiễm nhiều dịng sơng chảy qua làng nghề.
Nguồn tài ngun khống sản dưới lịng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu
2,1 - 2,6 triệu tấn khống sản các loại (khơng kể than, dầu thơ) với điểm đến chủ yếu là


×