Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội đức và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.82 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018

So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ
trong xã hội Đức và Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Etienne Mahler
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Hoàng Giang
Hà Nội, tháng 4/2018


Mục lục
Phần mở đầu .............................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
5. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 7
5.1. Nghiên cứu tài liệu: sách, tập chí Internet .............................................. 7
5.2. Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu ..................................................... 7
5.3. Nghiên cứu định lượng: bảng hỏi ........................................................... 8

Chương I. Các khái niệm và quan điểm lý thuyết ....................................9
1. Các khái niệm .....................................................................................9
1.1. Tính tự lập ............................................................................................... 9
1.2. Thế hệ trẻ .............................................................................................. 10
1.3. Giáo dục gia đình .................................................................................. 11
2. Các quan điểm lý thuyết ....................................................................... 12


2.1. Chủ nghĩa cá nhân ................................................................................ 12
2.2. Chủ nghĩa gia trưởng ............................................................................ 12
2.3. Chủ nghĩa tập thể .................................................................................. 12

Chương II. Tính tự lập của giới trẻ Đức .................................................14
1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Đức .......................... 14
1.1. Trước thập niên 1960 ............................................................................ 14
1.2. Cuộc cách mạng giáo dục của cuối thập niên 60 .................................. 15
2. Sự tự lập của giới trẻ Đức ..................................................................... 16
2.1. Sự mong chờ chung của xã hội ............................................................. 16
1


2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Đức ................................................... 17
2.2.1.

Xu hướng ra ở riêng của giới trẻ Đức......................................... 18

2.2.2

Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các hoạt động cá nhân
của giới trẻ .................................................................................. 20

2.2.3

Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các mối quan hệ xã hội
của thế hệ trẻ ............................................................................... 22

2.2.4


Ảnh hưởng của cha mẹ lên hôn nhân của con cái ...................... 23

2.2.5.

Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái .. 25

2.2.6.

Các kĩ năng tự lập của thế hệ trẻ ở Đức ..................................... 26

2.2.7.

Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ .............................. 33

2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 ..................................................................... 35

Chương III. Tính tự lập của giới trẻ Việt Nam .......................................38
1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam ................. 38
2. Sự tự lập của giới trẻ Việt Nam ............................................................ 39
2.1. Sự mong chờ chung của xã hội ............................................................. 39
2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Việt Nam .......................................... 42
2.2.1.

Xu hướng sống chung với bố mẹ ............................................... 42

2.2.2.

Ảnh hưởng của cha mẹ Việt đến các hoạt động cá nhân
của thế hệ trẻ ............................................................................... 46


2.2.3.

Ảnh hưởng cha mẹ Việt đến các mối quan hệ xã hội
của thế hệ trẻ ............................................................................... 47

2.2.4.

Ảnh hưởng của cha mẹ đối với vấn đề hôn nhân
của con cái họ ............................................................................. 49

2.2.5.

Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái .. 50

2.2.6.

Các kĩ năng tự lập của giới trẻ Việt Nam ................................... 51

2.2.7.

Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ .............................. 58
2


2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 ..................................................................... 61
3. So sánh tính tự lập của giới trẻ Đức và Việt Nam ................................ 62
4. Giải thích sự khác nhau về tính tự lập giữa thế hệ trẻ Đức và Việt Nam
.............................................................................................................. 64

Kết luận ...................................................................................................66

Tài liệu tham khảo ..................................................................................68
Ảnh tham khảo ........................................................................................72
Bảng biểu tham khảo ..............................................................................72
Sơ đồ tham khảo .....................................................................................72
Phụ lục ....................................................................................................75

3


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tôi đã sống ở Việt Nam gần 3 năm rưỡi và thấy nhiều sự khác nhau về tính tự
lập giữa người Đức và người Việt Nam. Đặc biệt là với thế hệ trẻ của 2 nước,
tơi cảm thấy có khá nhiều điểm khác nhau về tính tự lập. Một điều hiển nhiên
tơi đã quan sát được ở Việt Nam là về việc nấu ăn của những người ở độ tuổi
từ 13 đến 35. Nếu ở Đức (theo như tơi được biết) chỉ có 1 số người ở tầm tuổi
của tôi biết nấu ăn thì ở Việt Nam, họ biết nấu ăn ở độ tuổi khá là trẻ. Tuy
nhiên, ở Việt Nam lại có khá nhiều người trẻ cần cha mẹ cho phép khi muốn đi
chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác. Ở Đức thì khơng như vậy, những
người trong độ tuổi từ 18 tới 20 khá tự do và không cần sự cho phép của phụ
huynh về việc đi chơi hay ngủ nhà một ai đó và họ tự chịu trách nhiệm với tồn
bộ việc làm của mình.
Vì tơi mang nền văn hố của Đức nên có lẽ giáo dục về tính tự lập sẽ khác với
Việt Nam. Tơi nghĩ rằng tính tự lập là một trong những điều quan trọng nhất
trong cuộc sống của mỗi con người. Tìm hiểu tính tự lập sẽ giúp chúng ta hiểu
được cấu trúc xã hội và cấu trúc văn hóa qui định nên tính tự lập ấy. Để có một
cái nhìn so sánh giữa văn hóa của đất nước mà tơi đã sinh ra và văn hóa của đất
nước mà tơi đang sinh sống và học tập, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “So sánh
tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội Đức và Việt Nam”. Đề tài hứa hẹn chỉ ra
những khác biệt cơ bản về các hình thức tự lập của giới trẻ hai nước, cũng như

nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt ấy.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu bằng tiếng Việt
Văn hóa gia đình và giáo dục gia đình là những chủ đề thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả Việt Nam. Để phục vụ cho đề tài này, tôi đã tham khảo các cơng
trình nghiên cứu về các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống: Lối
sống gia đình ngày nay (1987), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng (1993)
4


của Mai Huy Bích, Đến hiện đại từ truyền thống (1996) của Trần Đình Hượu,
Văn hóa gia đình Việt Nam (1996) của Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa Việt Nam, tìm
tịi và suy ngẫm (2000) của Trần Quốc Vượng... Các công trình này đã chỉ ra
các giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống như việc đề cao tính cộng
đồng, tình nghĩa, học vấn, sự thủy chung và khẳng định rằng những giá trị này
vẫn cịn có ích trong bối cảnh cuộc sống hiện đại. Tác giả cũng tham khảo các
cơng trình nghiên cứu vai trị của giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách
con người Việt Nam. Trong cơng trình Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội
hóa, Lê Ngọc Văn đã phân tích chức năng xã hội hóa của gia đình (N. V. Lê
1996). Trong cơng trình Vai trị của gia đình trong sự hình thành và phát triển
nhân cách con người Việt Nam (1997) do Lê Thi chủ biên cũng khẳng định, gia
đình là một thể chế có tính tồn cầu. Thể chế đó có những hình thức khác nhau
và thực hiện chức năng khác nhau trong nhưng môi trường khác nhau. Dù có
những khác biệt về hình thức giáo dục, về cơ bản, gia đình có vai trị quan trọng
trong việc việc hình thành tình cảm, tâm lí và hành vi văn hóa của con người
(T. Lê 1997).

Các nghiên cứu bằng tiếng Đức
Giáo dục gia đình tất nhiên cũng là một chủ đề phổ biến ở Đức. Có một vài tác

giả đáng đề cập ở đây. Ecarius, Köbel và Wahl đã viết trong Familie, Erziehung
und Sozialisation (2010) về nguyên tắc cơ bản trong q trình xã hội hóa trong
giáo dục gia đình. Hurrelmann, một tác giả Đức nổi tiếng mơ tả những thách
thức trong giáo dục thanh niên trong Lebenssituation von Kindern und
Jugendlichen-Herausforderungen für Schulpädagogik und Sozialarbeit (2018).
Erziehungsratgeber

und

Erziehungswissenschaft.

Zur

Theorie-Praxis-

Problematik popularpädagogischer Schriften do Schmid (2011) thảo luận về
những khó khăn giữa lý thuyết và thực tế trong giáo dục gia đình. Münch phân
tích trong Gesellschaft und Jugend im Wandel (2010) những sự thay đổi trong
giáo dục thanh thiếu niên do sự thay đổi trong xã hội hiện đại. Trong Jugend
im gesellschaftlichen Wandel viết bởi Neumann (2010), tác giả cho thấy ảnh
5


hưởng khác nhau của hai loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập
thể, trên nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Các nghiên cứu bằng tiếng Anh
Social Structure bởi Murdock (1949) là một trong những tác phẩm tiêu biểu
cho các nghiên cứu nhân học. Trong cuốn sách của mình, ơng xác định những
yếu tố gì tạo nên một gia đình. Pilcher và Whelehan mơ tả ảnh hưởng của vai

trị giới tính đối với giáo dục gia đình trong Fifty Key Concepts in Gender
Studies (2004). Skolnick và Skolnick mô tả những thay đổi khác nhau trong
giáo dục gia đình trong Family in Transition (2009). Expectations regarding
development during adolescence: Parental and adolescent perceptions của
Deković, Noom and Meeus (1997) thảo luận về những kỳ vọng hướng tới sự
phát triển trong suốt thời niên thiếu của người trẻ. Ngoài ra, một số tác giả thảo
luận về nguồn gốc và hậu quả của hiện tượng xã hội mà người ta vẫn gọi là
“cha mẹ trực thăng” (helicopter parents). Một số ví dụ là The Double Bind of
Parenting Culture: Helicopter Parents and Cotton Wool Kids do Bristow
(2014), Helicopter parents: an examination of the correlates of over-parenting
of college students do Bradley-Geist và Olson-Buchanan (2014), Helicopter
Parents and Landing Pad Kids: Intense Parental Support of Grown Children
do Fingerman và c.s. (2012) và Impact of Helicopter Parents do Shoup và c.s.
(2009)

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiểu của nghiên cứu này là chỉ ra sự khác nhau về cách giáo dục tính tự lập
cho thế hệ trẻ giữa gia đình Việt và gia đình Đức.
Tơi có suy đốn là thế hệ trẻ Việt Nam phụ thuộc vào cha mẹ nhiều hơn thế hệ
trẻ Đức. Mặt khác, tơi có cảm giác rằng mặc dù người Đức có tính tự lập sớm
hơn người Việt Nam nhưng thế hê trẻ Việt Nam cũng có những kỹ năng cần
thiết để sống một mình hoặc với bạn bè.
6


Trong nghiên cứu này tôi muốn kiểm chứng các giả thiết dựa trên số liệu và kết
quả trả lời của bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn sâu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu tôi là thế hệ trẻ của Đức và Việt Nam. Tức là những

người độ tuổi từ 13 đến 35. Cái mà tơi quan tâm là những người này đã được
gia đình giáo dục tính tự lập như thế nào? Tơi nghĩ rằng khảo sát nhóm tuổi này
là tốt nhất để đánh giá tính tự lập bởi vì nhóm tuổi này đang trên con đường trở
thành người lớn và do đó phải trở nên tự lập hơn từ cha mẹ của họ.
Phạm vi của nghiên cứu này là hai nước Đức và Việt Nam.

5. Các phương pháp nghiên cứu
5.1.

Nghiên cứu tài liệu: sách, tập chí Internet

Nhiều loại tài liệu khác nhau được sử dụng cho nghiên cứu này: Sách, tạp chí,
các bài báo, các trang web. Ngồi ra, tơi cố gắng khái thác tài liệu từ các ngơn
ngữ mà tơi có thể sử dụng để thực hiện nghiên cứu này là tiếng Đức, tiếng Anh
và tiếng Việt.

5.2.

Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu

Tôi đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn sâu để lấy thông tin cho chủ đề nghiên
cứ: Một cuộc phỏng vấn đã được tiến hành với một sinh viên trao đổi Đức, hiện
đang sinh sống tại Việt Nam (Lars1, 25 tuổi2). Các cuộc phỏng vấn khác đã
được thực hiện với một sinh viên Việt Nam (Việt Nam, 19 tuổi) người đã lớn
lên và hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được
sử dụng trong chương II và III của báo cáo nghiên cứu.

Cả hai cái tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của hai người được phỏng vấn.
Thực tế là đổ tuổi của hai người làm phỏng vấn với giống như lợi nhuận của nhóm độ tuổi chính trong
bảng hỏi là một sự trùng hợp tinh khiết. Hai bảng hỏi đã được phác thảo rất lâu trước khi tôi quyết định

ai sẽ được phỏng vấn.

1

2

7


5.3.

Nghiên cứu định lượng: bảng hỏi

Tôi đã tạo ra một bảng hỏi bằng hai ngôn ngữ (Đức, Việt) để so sánh khả năng
tự lập của giới Việt Nam và Đức. Bảng hỏi này được xây dựng bằng Google
Forms và được chia sẻ qua Facebook và email và được 196 người trả lời trong
phiên bản tiếng Đức và 208 người trả lời trong phiên bản tiếng Việt nhưng số
bảng hỏi hợp lệ được sử dụng trong báo cáo là 159 đối với phiên bản tiếng Đức
và 180 đối với phiên bản tiếng Việt (xin xem nội dung bảng hỏi trong phần Phụ
lục).

8


Chương I. Các khái niệm và quan điểm lý thuyết
1. Các khái niệm
1.1.

Tính tự lập


Định nghĩa chung
Merriam-Webster (Merriam-Webster 2018a) định nghĩa tự lập như là sự đối
lập với phụ thuộc, gồm các đặc điểm sau
• “khơng bị kiểm sốt bởi người khác”3 hoặc
• “khơng nhờ người khác cho ý kiến để được hướng dẫn trong hành vi”4
hoặc
• “khơng dựa dẫm vào người khác (như chăm sóc hoặc sinh kế)”5.
Một từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa tự lập là “có khả năng tự xây
dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác” (Phạm,
Thu Hiền, và Nhóm Việt ngữ 2016, 789).

Định nghĩa và cách hiểu trong nghiên cứu này
Vì những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này có nguồn gốc từ 3 ngơn
ngữ (tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh) nên cần giải thích một chút về vấn đề
dịch thuật. Chẳng hạn nếu nói về tính từ “tự lập” của thế hệ trẻ có thể dịch sang
tiếng Đức với 3 tính từ (“selbstständig”, “unabhängig” và “autonom”) và ít nhất
một tính từ trong tiếng Anh (“independent”). Do đó, với mục đích của báo cáo
nghiên cứu này, tôi sẽ hiểu tất cả các thuật ngữ này như một, dù có một số sự
khác nhau giữa các từ ở trên. Cái mà tôi muốn diễn đạt ở đây là “tính tự lập”
của một con người, khơng phải nền độc lập.

“not subject to control by others”
“not looking to others for one's opinions or for guidance in conduct”
5
“not requiring or relying on others (as for care or livelihood)”

3

4


9


Ngồi ra, trong nghiên cứu này, tơi sử dụng khái niệm “tính tự lập” trên hai
khía cạnh:
a) Mức độ tự lập
Ở đây, tự lập được hiểu là tự ra các quyết định. Ví dụ:
• Tơi có thể chọn người u của mình hay khơng?
• Tơi có thể chọn nơi ở, cơng việc và sở thích của mình hay
khơng?
• v.v.
b) Các kỹ năng tự lập
Tự lập bao gồm các kỹ năng cần thiết để tự xây dựng lấy cuộc sống
cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác. Thuật ngữ này
giống định nghĩa của “tự lập” trong tự điển tiếng Việt thơng dụng.
Một số ví dụ nói lên khả năng tự lập như:
• Biết nấu ăn
• Biết giặt và phơi quần áo
• Biết quản lý tài chính của nhà mình
• Biết chăm sóc con
• v.v.
Tại sao tơi phải sử dụng khái niệm tự lập trên hai khía cạnh đó? Lí do: Khi nói
về tính tự lập của thế hệ trẻ, người Đức và người Việt Nam có cách hiểu tương
đối khác nhau. Với người Đức, tính tự lập được hiểu như là “Tơi có thể quyết
định về cuộc sống của chính mình và sống theo cách mà tơi muốn”. Với người
Việt Nam, có vẻ từ này chỉ có ý nghĩa “Tơi có thể sống sót một mình”.

1.2.

Thế hệ trẻ


Theo UNESCO (2017), “tuổi trẻ” hay thế hệ trẻ được hiểu như một giai đoạn
ở giữa thời thơ ấu và thời trưởng thành. Trong bài nghiên cứu này, “thế hệ trẻ”
hoặc “giới trẻ” được định nghĩa là những người trẻ có độ tuổi từ 13 đến 35. Họ
không phải là trẻ con nữa mà là những thiếu niên hoặc thanh niên trẻ. Họ vẫn
đang trong thời kì phát triển và có thể chưa hoàn toàn trưởng thành.
10


Theo FAO (2018), một số đặc điểm của giới trẻ là:


Có nhiều ham muốn và nhu cầu



Họ rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục



Muốn và cần một tiếng nói mạnh mẽ trong việc lập kế hoạch cho các

hoạt động riêng của họ


Cần được hướng dẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp



Họ bắt đầu nghĩ đến việc rời khỏi nhà bố mẹ cho các mục đích học tập,


việc làm và hôn nhân.
Trong nghiên cứu này, những người trong thế hệ trẻ được chia thành 3 nhóm
với những khác biệt nhất định giữa các nhóm. Nhóm từ 13 đến 18 tuổi thường
vẫn sống ở nhà và đang làm quen với những vấn đề mới của tuổi dậy thì
(adolescence): một cơ thể đang thay đổi, tình yêu đầu tiên và các vấn đề riêng
tư khác. Nhóm từ 19-25 tuổi đã kết thúc thời kì trung học phổ thơng để vào học
đại học hoặc đã đi làm. Thường thì mọi người bắt đầu tìm kiếm con đường
riêng của họ trong giai đoạn này. Những người thuộc nhóm từ 26 đến 35 thường
đã có một số kinh nghiệm cuộc sống và có thể muốn lập gia đình, đã bắt đầu có
một cơng việc ổn định. Mặc dù có một số khác biệt như vậy, điểm chung của 3
nhóm là đều rất năng động và “nhạy cảm” (sensitive) với những thay đổi từ môi
trường xã hội.

1.3.

Giáo dục gia đình

Trong nghiên cứu này, giáo dục gia đình được hiểu là các quan niệm, chuẩn
mực và những hình thức tác động của gia đình lên quá hình thành và phát triển
nhân cách của con người, trước hết của lớp trẻ.

11


2. Các quan điểm lý thuyết
2.1.

Chủ nghĩa cá nhân


Chủ nghĩa cá nhân là một khái niệm, một cách suy nghĩ ở châu Âu có nguồn
gốc từ nước Anh trong thế kỷ 17, sau đó được các triết gia Pháp và Đức phát
triển thêm và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của châu Âu và Bắc Mỹ trong
thời cận-hiện đại. Chủ nghĩa cá nhân hiểu một cách đơn giản nhất là sự tự do,
quyền lợi [và trách nhiệm đi cùng] của cá nhân “là điều tối thượng về mặt đạo
đức6” (Merriam-Webster 2018b). Chủ nghĩa cá nhân thường được hiểu như là
sự đối với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa độc đốn, chủ nghĩa phân chia chủng
tộc, và nhiều hình thức xã hội khác... Chủ nghĩa cá nhân cố gắng trả lời một
câu hỏi quan trọng giữa cá nhân và xã hội: “Cuộc sống của một cá nhân thuộc
về anh ta - hay là thuộc về nhóm, cộng đồng, xã hội, hay nhà nước?”. Chủ nghĩa
cá nhân là nền tảng dẫn đến sự hình thành ý thức cơng dân, con người công dân
và các xã hội dân chủ ở châu Âu và Bắc Mĩ trong hơn 300 năm qua.

2.2.

Chủ nghĩa gia trưởng

Chủ nghĩa gia trưởng là một thuật ngữ trong xã hội học và nhân chủng học, mô
tả một hệ thống xã hội qui định các giá trị và vai trị nhất định. Trong hệ thống
xã hội này, đàn ơng giữ quyền lực chính trong hầu hết các lĩnh vực như lãnh
đạo chính trị, quyền hạn đạo đức, đặc quyền xã hội và kiểm sốt tài sản. Thêm
vào đó, người cha thường giữ quyền lực đối với phụ nữ và giới trẻ trong một
gia đình.

2.3.

Chủ nghĩa tập thể

“Chủ nghĩa tập thể cho rằng mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ phục tùng các nguyên
tắc và lợi ích của cộng đồng” (Pollert và c.s. 2016). Chủ nghĩa tập thể có thể

được hiểu như là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Trong nền văn hóa tập thể,
cơng tác giáo dục thường hướng thế hệ trẻ phục vụ và trung thành với lợi ích
6

“a doctrine that the interests of the individual are or ought to be ethically paramount”

12


nhóm. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với cuộc sống của giới trẻ đóng một vai
trị quan trọng trong nền văn hóa tập thể, chẳng hạn như tình trạng áp đặt hôn
nhân ở nhiều quốc gia“ (Neumann 2010, loc 17). Trong các nền văn hóa chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa tập thể, con người thường xác định mình như là một
thành viên của một nhóm (ví dụ, “Tơi là người Việt Nam“). Trong khi đó, ở
các văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, con người thường tự hào về bản sắc/cá
tính của riêng họ mà khơng nhất thiết phải liên quan đến một nhóm lớn hơn.
Chủ nghĩa tập thể dẫn đến sự hình thành các giá trị đặc trưng trong các văn hóa
tập thể như "đồn kết, đồng hành, tinh thần đồng đội” và sự đặc biệt đề cao
“các cộng đồng tơn giáo hay gia đình“ (Neumann 2010, loc 17).

13


Chương II. Tính tự lập của giới trẻ Đức
1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Đức
1.1.

Trước thập niên 1960

Để hiểu được giáo dục tính tự lập trong gia đình thời hiện đại, chúng ta cần

phải nhìn lại truyền thống giáo dục gia đình ở Đức - được phản ánh rất rõ qua
hai thời kỳ đặc biệt: thời cai trị của đế chế Phổ và thời chủ nghĩa quốc gia xã
hội dưới thời Adolf Hitler. Hai thời kỳ này có mối liên hệ với nhau và có nhiều
đặc điểm gần giống nhau.
Đế chế Phổ tồn tại từ năm 1525
dến năm 1947, có lãnh thổ tương
đương với một phần của Đức, Ba
Lan, Nga, Lithuania, Đan Mạch,
Bỉ, Cộng hòa Séc, Hà Lan và Thụy
Sĩ hiện nay.
Trong nhiều thế kỷ, dòng họ
Hohenzollern cai trị nước Phổ và
đã mở rộng lãnh thổ bằng một đội
quân khổng lồ được tổ chức tốt và

Ảnh 1: Lãnh thổ Phổ (màu đỏ) ở đỉnh cao, là quốc
gia đứng đầu Đế chế Đức.

hiệu quả.
Trong nhiều thế kỷ, để có những người lính chăm chỉ và kỷ luật cho đế chế,
nhà trưởng và gia đình ở Đức đã tập trung giáo dục thế hệ trẻ các phẩm chất
của một người lính như kỷ luật, vâng lời, đúng giờ và ngăn nắp. Tất nhiên, các
giá trị như vậy khơng khuyến khích sự độc lập cá nhân của người trẻ mà là dạy
cho họ cách trở thành người lính biết vâng lời cấp trên. Tuy vậy, trong thời kì
này, nước Phổ đã cơng bố nhiều đạo luật có lợi cho sự tự do và độc lập cá nhân
mà tiêu biểu là "Sắc lệnh tháng 107" (1807) trong đó cơng nhận nơng dân là chủ
sở hữu đất và có tồn quyền sử dụng đất đai của họ, trong khi quý tộc cũng có

7


“Oktoberedikt”

14


thể kiếm sống bằng nghề khác như kinh doanh, ngành cơng nghiệp thay vì chỉ
sản xuất nơng nghiệp (Straub 2011, 89).
Các đạo luật mới đã biến nước Phổ từ một “xã hội cũ” sang một xã hội chuyên
nghiệp và hiệu quả theo định hướng cá nhân" (Straub 2011, 91). Trong thời
gian này, Phổ đã cố gắng giáo dục con người trở thành các cơng dân tự do và
độc lập.
Có thể nói, Phổ là một giai đoạn đã vừa đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người
lính kỷ luật, biết vâng lời vừa giáo dục họ trở thành những công dân tự do
(Straub 2011, 91–94).
Trong thời chủ nghĩa quốc gia xã hội (1933-1945), chủ nghĩa Phát xít do Hít
Le cầm đầu đã truyền bá tư tưởng phân biệt chủng tộc và xóa bỏ các di sản giáo
dục tích cực của thời kì trước đó. Gia đình chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nhân
lực cho bộ máy nhà nước và thơng qua các hình thức giáo dục khắc nghiệt đề
cao tinh thần dân tộc và kỷ luật, các cơ quan nhà nước mới là nơi đào tạo thế
hệ trẻ. “Giáo dục của cha mẹ hạn chế phần lớn vào giảng dạy các đức tính cơ
bản như lịch sự, tơn kính và sự khiêm tốn của thế hệ trẻ” (Tippach 2014, 11–
12).

1.2.

Cuộc cách mạng giáo dục của cuối thập niên 60

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra một sự thay đổi lớn trong nền giáo
dục ở Đức. Các giá trị cốt lõi của các thời đại trước bị phê phán rất mạnh vì nó
được xem là ngun nhân dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, sau khi

xây dựng lại đất nước, nhiều người đã đưa ra các ý tưởng mới trong những năm
1960 và do đó sự mong đợi của xã hội về hình ảnh tương lai của giới trẻ đã thay
đổi đáng kể.
Ngoài một chính phủ dân chủ hơn, chỉnh phủ đã khơi phục hệ thống giáo dục
cũng như các giá trị tiến bộ đã tồn tại rất lâu trước thời Đức quốc xã. Những
giá trị đó gắn liền với những ý tưởng của thời kỳ Khai sáng, nhấn mạnh tư duy
phê phán và giáo dục chủ nghĩa cá nhân. Các chương trình giáo dục chống độc
15


tài và chống độc đốn (Laissez faire) được hình thành trong đó đề cao sự tự do
của trẻ em. Chẳng hạn, chương trình giáo dục chống độc tài bao hàm một số
đặc điểm sau đây (Scheidle 2017)8:
• Người giám hộ khơng bắt thế hệ trẻ làm bất cứ việc gì
• Người giám hộ cư xử thân thiện và đánh giá cao những đứa trẻ
• Những đứa trẻ được phép nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình

2. Sự tự lập của giới trẻ Đức
2.1.

Sự mong chờ chung của xã hội

Như đã trình bày trong phần trước, giáo dục gia đình đã thay đổi đáng kể trong
2 thế kỷ qua ở Đức. Cùng với những ý tưởng lớn và ý thức hệ, kỳ vọng cũng
thay đổi. Trong phần này, tôi muốn phác thảo một số những thay đổi lớn cũng
như những kỳ vọng của xã hội dành cho thế hệ trẻ trong nước Đức đương đại.
Để tóm tắt chương trước, chúng ta có thể nói rằng sự mong đợi đối với những
người trẻ tuổi vào đầu của thế kỷ trước và cho đến cuối thập kỳ 1950 là tương
đối đơn giản: Những người trẻ nên làm theo đơn đặt hàng. Xã hội vẫn còn ảnh

hưởng mạnh bởi niềm tin tơn giáo, phân cấp chặt chẽ, ít tự do cho thế hệ trẻ và
giáo dục giới tính cụ thể. Điều này tiếp tục cho đến khi nền kinh tế đã được xây
dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu tăng trưởng trở lại ở Đức
(Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 39).
“Sự thay đổi trong phương pháp giáo dục thế hệ trẻ đã thay đổi cùng với sự
phát triển kinh tế từ một xã hội truyền thống sang một xã hội có nền kính tế
dịch vụ tồn cầu” (Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 39). Cùng với sự thay đổi
8







der Erzieher zwingt die Kinder zu nichts
der Erzieher macht Angebote und Vorschläge
der Erzieher verhält sich gegenüber den Kindern freundlich und wertschätzend
der Erzieher arbeitet mit klaren Regeln und Grenzen, die bekannt sind, aber die
Selbstentwicklung nicht einschränken
die Kinder dürfen selbst Verantwortung übernehmen und tragen Verantwortung für ihre
Entscheidungen

16


lớn này, không chỉ ngành nghề mà giá trị và ý tưởng về làm thế nào để sống
một cuộc sống cho có ý nghĩa cũng thay đổi. Giáo dục trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết bởi vì nó đã gắn liền với thành công cá nhân trong nền kinh tế mới
này. Một kết quả của sự thay đổi này là đã san lấp khoảng cách quyền lực giữa

thế hệ cũ và thế hệ trẻ. Người trẻ tuổi cũng có tự do nhiều hơn trong thời gian
trước đó (Ecarius, Kưbel, và Wahl 2010, 39).
Sau khi thay đổi mạnh mẽ trong thập kỳ 60, thế hệ trẻ được kì vọng sẽ biết cách
tự ra các quyết định cá nhân trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Họ
thiết lập các cuộc hẹn với bạn bè, quyết định họ muốn mặc quần áo gì và được
lên kế hoạch và thời gian của họ trong trường cùng với cha mẹ - những người
đóng vai trị như là chun gia tư vấn (theo Stangl 2018; Ecarius, Köbel, và
Wahl 2010, 40).
Những kỳ vọng chung đối với thế hệ trẻ và thanh thiếu niên chủ yếu bao gồm
những điều sau đây (theo Stangl 2018; và theo Deković, Noom, và Meeus
1997):
• Họ nên tìm con đường riêng của họ trong cuộc sống
• Họ nên tìm các giá trị và tiêu chí riêng của họ để định hướng cho các kế
hoạch và hành động của bản thân
• Họ nên học cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của họ

2.2.

Các hình thức tự lập của giới trẻ Đức

Sau khi mơ tả khái qt văn hóa giáo dục của Đức trong quá khứ cũng như kì
vọng của xã hội Đức đối với thế hệ trẻ trong những năm gần đây, tôi sẽ sử dụng
số liệu bảng hỏi để phân tích mức độ tự lập của những người trẻ. Như đã đề cập
trong Phần mở đầu, tôi sẽ chỉ tập trung vào ba nhóm tuổi đáng chú ý nhất là 1318 tuổi, 19-25 tuổi và 26-35 tuổi.

17


2.2.1. Xu hướng ra ở riêng của giới trẻ Đức
Gia đình Đức có vẻ khơng có nhiều thế hệ trẻ nữa. Các gia đình có một, hai

hoặc ba thế hệ trẻ vẫn còn khá phổ biến trong những người được phỏng vấn
nhưng hầu như khơng có gia đình có 4 con hoặc nhiều hơn (Bảng biểu 1). Kết
quả này phản ánh sự thay đổi nhân khẩu học hiện hành. Theo một tớ báo nổi
tiếng ở Đức, DIE WELT, khoảng 50-60% gia đình người Đức chỉ có một đứa
trẻ (2012).

Nhóm

Có … anh, chị, em.

Số

độ tuổi

Khống

1

2

3

4

4 trỏ
lên

13-18

4


1

2

0

1

0

0

19-25

82

16

39

19

6

2

0

26-35


73

12

37

18

4

1

1

Tổng số 159

29

78

27

11

3

1

Bảng biểu 1: Số anh, chị, em của người Đức


Trong số những người có

Cịn ở trong nhà cha mẹ

anh chị em (120 người),

12, 8%

khoảng 54% là con cả (65
người) và 37,5% là con út
(45 người). Điều thú vị là
hầu như không ai trong tất
cả những người đã trả lời
147, 92%

bảng hỏi vẫn sống ở nhà
cha mẹ (chỉ 12,8%, Sơ đồ
1). Gần như tất cả trong số



Khơng

Sơ đồ 1: (Đức) Số người trẻ Đức cịn sống ở nhà cha mẹ

họ chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (147 trong 159 người, 92%). Điều này đặc biệt
thú vị vì gần 40% trong số này là con út trong gia đình.

18



70
60

60
48

Số người

50
40
30
20

13

11
10
1

4

5

2

1

1


1

24

25

28

0
15

16

17

18

19

20

21

22

Độ tuổi
Sơ đồ 2: (Đức) Độ tuổi khi chuyển ra khỏi nhà cha mẹ

Như chúng ta có thể nhìn thấy trong sơ đồ (Sơ đồ 2), hầu hết những người đã

chuyển ra khỏi nhà cha mẹ nằm trong lứa tuổi 17-20. Tôi muốn biết tại sao đa
phần giới trẻ ở Đức sớm chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (Sơ đồ 3). Và đối với những
người còn lại, tại sao họ chưa di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (Sơ đồ 4).

140
120

116

100
80
60
40
22
20
0

4

2

Vì cơng việc, Mình muốn Cha mẹ muốn Du học ở
chương trình độc lập với bố mình chuyển nước ngồi
học tập, v.v.
mẹ
ra khỏi nhà

1

1


Mình khơng Cha mẹ mất
muốn ở với
rồi
cha mẹ

1
Hôn nhân

Sơ đồ 3: (Đức) Tại sao bạn chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi? (147 người đã trả lời)

19


Theo sơ đồ cho thấy, hầu hết mọi người di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ của họ
vì một cơng việc, một chương trình học tập hay lý do tương tự. Chỉ 15% (22
trong 147 người) cho biết họ di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ vì muốn được độc
lập với cha mẹ của họ. Đối với 12 người chưa di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ,
họ chỉ nói hai lý do cho câu hỏi này (Sơ đồ 4).

4, 33%

Mình chưa muốn
Mình chưa có đủ tiền

8, 67%

Sơ đồ 4: (Đức) Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (12 người đã trả lời)

2.2.2


Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các hoạt động cá nhân
của giới trẻ

Để lấy thông tin cho phần này, đối với những người vẫn đang sống ở nhà cha
mẹ (nhóm thứ nhất), tơi đã hỏi câu hỏi "Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi
chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng khơng?" (Sơ đồ 5). Đối với
số cịn lại (nhóm thứ hai), tơi đã hỏi "Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở
một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi khơng?” (Sơ đồ 6).

20


0, 0%

1, 8%
Có, và mình phải đi về đúng giờ
Có, nhưng thời gian khơng chính
xác lắm
Khơng

11, 92%

Sơ đồ 5: (Đức) Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ
ràng khơng?

7, 5%
52, 35%

Khơng

Tùy trường hợp
88, 60%

Sơ đồ 6: (Đức) Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu
họ hỏi không?

Ở sơ đồ 5, trong số 12 người thuộc nhóm thứ nhất, 11 người khơng cần cha mẹ
cho phép nếu họ muốn đi chơi và cũng không cần thông báo cho bố mẹ thời
điểm họ sẽ về nhà. Chỉ có một người về nhà theo mong muốn của cha mẹ,
nhưng thời gian về khi nào thì cũng khơng chính xác lắm. Lars giải thích với
tơi rằng khi là một đứa trẻ, anh ấy thường đi ra ngoài một mình hoặc với bạn
bè của mình và trở lại khi nào buổi ăn tối đã sẵn sàng (khoảng 7 giờ tối). “Muộn
nhất là năm 16 tuổi chúng tôi đã đi đến các quán bar và câu lạc bộ và cũng
không quan tâm lắm việc khi nào chúng tôi trở về nhà. Chúng tơi đã có chìa
khóa riêng [cho nhà] và một chiếc điện thoại di động. Mẹ tôi đi theo ý tưởng
rằng 'bạn sẽ không bao giờ biết được lửa rất nóng nếu bạn khơng bao giờ chạm
vào nó" (2018a).
21


Ở sơ đồ 6, có 60% số người cho bố mẹ biết họ đã đi đâu và gặp ai mặc dù họ
đã rời gia đình rồi – chứng tỏ mối quan hệ giữa cha mẹ và thế hệ trẻ khá cởi
mở và khá thoải mái. Có 35% khơng nói cho cha mẹ những gì họ làm vì nếu
nói ra thì cha mẹ không đồng ý và họ cũng muốn tránh xung đột. Chỉ có một
vài người (7 người, 5%) đã trả lời phụ thuộc vào tình hình.

2.2.3 Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các mối quan hệ xã hội
của thế hệ trẻ
Để hiểu được ảnh hưởng của cha mẹ đối với các mối quan hệ xã hội của thế hệ
trẻ ở Đức, tơi đã u cầu cả hai nhóm trả lời câu hỏi: "Cha mẹ bạn (có hoặc đã

có) ảnh hưởng đến việc bạn gặp ai không?" (Sơ đồ 7).
Kết quả không thể rõ ràng hơn. Trong số 12 người vẫn ở nhà chỉ có một cho
rằng cha mẹ cịn có ảnh hưởng nhỏ đến quyết định của anh ta (người này giữa
19-25 tuổi). Trong số những người đã chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi, 12 người
cho biết cha mẹ của họ vẫn cịn có một ảnh hưởng nhỏ đến người mà họ gặp.
Tuy nhiên, đa số (99 người) khẳng định chưa bao giờ thực sự nhìn thấy ảnh
hưởng của cha mẹ trong vấn đề này. Đối với 35 người, ảnh hưởng của cha mẹ
lên các mối quan hệ xã hội của họ kết thúc khi họ không còn ở nhà cha mẹ nữa.
120
99

100
80
60

35

40
20

12

11
0

0

1

0


Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người)


Một chút

1

0

0

Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người)

Không, đã luôn sự quyết định của tôi

Không, từ khi chuyển ra

Sơ đồ 7: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng bạn gặp với ai khơng?

22

Bí mật


Để vấn đề trở nên sáng rõ hơn, tôi tiếp tục hỏi hai nhóm một câu hỏi về việc
cha mẹ đã có ảnh hưởng ra sao tới sự lựa chọn người yêu của họ.

140
126

120
100
80
60
40
20

11
0

0

1

10
0

0

0

Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người)


Một chút

9

2


Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người)

Khơng, đã luôn sự quyết định của tôi

Không, từ khi chuyển ra

Bí mật

Sơ đồ 8: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng ai là người yêu của bạn không?

Sơ đồ 8 cho thấy rằng những người được hỏi đều được tự do lựa chọn người
yêu của họ. Như vậy, trong các gia đình Đức, việc xây dựng các mối quan hệ
của giới trẻ là một việc hồn tồn mang tính cá nhân.

2.2.4

Ảnh hưởng của cha mẹ lên hôn nhân của con cái

Theo Sơ đồ 9, gần như tất cả những người đã trả lời bảng hỏi đều chưa kết hôn.
Chỉ gần 20 người đã lập gia đình và chỉ có một trong số họ sống lặng lẽ tại nhà
cha mẹ. Tuy nhiên, câu hỏi “cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn
bạn đời của bạn” đã cho những câu trả lời rất thú vị. Đầu tiên, trong số những
người đã lập gia đình rồi (20 người), chỉ một người nói rằng cha mẹ đã được
con thuyết phục, 19 người nói là họ đã tự chọn người bạn đời của họ.

23


140


128

120
100
80
60
40
19

20

11
1

0

Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người)

Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người)
Chưa



Sơ đồ 9: (Đức) Bạn kết hôn chưa?

Với những người kết hôn rồi, câu trả lời của họ được thể hiện trong Sơ đồ 10.

20
18


18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

1

1

Còn sống ở nhà cha mẹ (1 người)


Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (19 người)

Có, nhưng tơi sẽ phải thuyết phục cha mẹ tôi

Sơ đồ 10: (Đức) Khi bạn chọn bạn đời, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ?

24


×