Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2020 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.08 KB, 65 trang )

Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
1




Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao
su trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2010-2020









Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới chung với tỉnh Vân
Nam-Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389 ha, trong đó
diện tích đất lâm nghiệp 417.754 ha chiếm 65,4% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên,
giá trị kinh tế của lâm nghiệp trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của tỉnh.

Trong giai đoạn tới chủ trương của tỉnh Lào Cai phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, gắn với
chế biến và thị trường. Triển khai tích cực và có hiệu quả Chương trình xây
dựng nông thôn mới. Cây cao su được xác định là loài cây mũi nhọn góp phần


thực hiện thành công chủ trương trên.
Việc phát triển cây cao su cũng có những tác động nhất định tới môi
trường: Trồng cao su đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng
cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn
suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên
đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao sẽ hạn chế
phá rừng làm nương.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông- lâm nghiệp, sử dụng đất hợp lý với từng
loại cây trồng để đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn;
từng bước xóa đói, giảm nghèo; thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của các địa
phương, trong vùng quy hoạch bổ sung trồng cây cao su phát triển bền vững; giữ
vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia dọc tuyến biên giới Việt Nam -
Trung Quốc.
Thực hiện chủ trương trên, UBND tỉnh Lào Cai đã giao cho Sở NN &
PTNT làm chủ đầu tư phối hợp với Trung tâm tư vấn và Thông tin Lâm nghiệp
tiến hành điều tra, khảo sát quỹ đất trồng cao su tại một số vùng thuộc các
huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Văn Bàn và Thành phố Lào Cai.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su có ý nghĩa quan trọng đối với
sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
3
nói chung. Vì vậy, để dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh được thực
hiện thuận lợi, với quy mô hợp lý và có hiệu quả cao cần lập “Dự án quy hoạch
bổ sung vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2020”
Nội dung dự án gồm:
Đặt vấn đề
Phần thứ nhất: Cơ sở lập dự án
Phần thứ hai: Tổng quan về cây cao su
Phần thứ ba: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Phần thứ tư: Nội dung quy hoạch bổ sung trồng cây cao su
Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
4
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN

I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Các văn bản của nhà nước
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
- Văn bản số 3492/NNB-BNNPTNT ngày 20/12/2007 Bộ NN và PTNT về
việc phát triển cao su tại các tỉnh khu vực Tây Bắc;
- Quyết định số 2585/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/09/2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích;
2. Các văn bản của địa phương
- Biên bản ghi nhớ ngày 03/07/2009 giữa UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam về việc trồng thử nghiệm cao su và điều tra khảo
sát đất có khả năng phát triển cao su trên địa bàn;
- Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh Lào Cai
về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh tế kỹ thuật Dự án quy hoạch bổ sung
vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Lào

Cai, ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách hỗ trợ phát triển cây cao
su trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2015;
- Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch vùng phát triển cao su tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm
2010, tỉnh lào Cai;
- Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ sang rừng
sản xuất tại xã Vạn Hòa và phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai;
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
5
- Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 17/5/2011 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất tại thôn Nậm
Sò, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;
II. TIẾP CẬN XÂY DỰNG DỰ ÁN
Bản đồ nền địa hình VN.2000 (Độ
cao, độ dốc)
Bản đồ đất (Loại đất, tầng dầy)
Vùng thích nghi trồng cao su
BẢN ĐỒ QH TRỒNG CAO
SU BỔ SUNG
Bản đồ khí hậu (Lượng mưa, nhiệt
độ)
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Loại
đất, loại rừng)
Bản đồ dự kiến vùng QH trồng cao su
Khảo sát thực địa
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020

6
III. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI LÀO CAI.
1.Về mặt khoa học
Bảng 1: ĐẶC TÍNH SINH THÁI CÂY CAO SU VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG
Yếu tố tự nhiên Nhu cầu sinh thái Điều kiện hiện có
 Phân bố Mọc tốt ở vùng thấp < 600m Phân bố chủ yếu từ 200 ÷ 500 m
 Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm từ
25-30
o
C
- Lượng mưa trung bình năm
trên 1.500 mm.
- Ít có bão mạnh trên cấp 8
- Nhiệt độ trung bình năm 27
o
C
- Lượng mưa trung bình hàng
năm 1.800 mm.
- Ít có bão mạnh trên cấp 8
 Đất đai
- Độ dốc dưới 30
0

- Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m
- Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn
1,2 m và không bị ngập úng khi
có mưa.
- Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ

đến thịt nặng, thoát nước tốt.
- Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng
đất canh tác < 50%
- Độ dốc dưới 30
0

- Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m
- Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn
1,2 m và không bị ngập úng khi
có mưa.
- Thành phần cơ giới đất từ thịt
nhẹ, thịt nặng, thoát nước tốt.
- Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng
đất canh tác < 50%

Qua bảng trên cho thấy: So sánh những yêu cầu về điều kiện sinh thái của
cây cao su với những điều kiện về khí hậu, đất đai của Lào Cai, có thể khẳng
định về mặt khoa học là cây cao su có thể gây trồng và sinh trưởng, phát triển tốt
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.Về mặt thực tiễn
- Quy hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai thể
hiện được sự đồng thuận rất cao từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; các Sở ban ngành có
sự quyết tâm cao trong việc lựa chọn cây cao su là loại cây mũi nhọn góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển
nông thôn mới.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
7
- Kết quả trồng thử nghiệm cây cao su trên địa bàn xã Trịnh Tường huyện
Bát Xát và xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng cho thấy cây cao su đang sinh trưởng
và phát triển tốt khẳng định sự phù hợp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Hiệu quả về kinh tế xã hội trong việc trồng cao su là bằng chứng thuyết
phục để tuyên truyền mở rộng diện tích trồng cao su đại điền và tiểu điền trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
Qua đánh giá kết quả trồng thử nghiệm cây cao su trên vùng quy hoạch trong
thời gian qua cho thấy cây cao su hiện sinh trưởng và phát triển rất tốt và có nhiều
triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên
cần phải chọn giống cao su phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh của tỉnh.
IV. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến
năm 2020;
- Báo cáo quy hoạch vùng phát triển cao su tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2020;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010,
định hướng phát triển năm 2011 tỉnh Lào Cai;
- Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg
ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2010, tỉnh Lào Cai;
- Tài liệu và các loại bản đồ có liên quan do các ban ngành địa phương
cung cấp;
- Tài liệu về địa chất, khoáng sản khí tượng thủy văn khu vực khảo sát;
- Tài liệu về điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội khu vực khảo sát;
- Số liệu Niên giám thống kê hàng năm tỉnh Lào Cai;
- Kết quả điều tra khảo sát thực địa về hiện trạng khu vực quy hoạch bổ sung
trồng cao su (tháng 3- 4/2011) của Trung tâm Tư vấn và Thông tin Lâm nghiệp;
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
8
Phần thứ hai: TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU

I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY CAO SU
- Cây cao su (tên khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ
thuộc về họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh

tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng
chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) được thu thập lại như là
nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
- Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong
các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành
xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với
mặt phẳng.
- Khi cây đạt độ tuổi 5 - 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các
vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm
nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ
được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây
già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi
đạt độ tuổi 26-30 năm.
- Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu
hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
- Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ
vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn
màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại
hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực
chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3
buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm
lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
- Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22
0
C đến
30
0
C (tốt nhất ở 26
0
C đến 28

0
C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng
không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn
khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
9
- Cây sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được
5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. Ngày nay người
ta đã áp dụng các tiến bộ KHKT để tạo ra các dòng cao su ghép có chất lượng
mủ cao, chịu đựng được biên độ sinh thái rộng, đặc biệt là khô hạn và nhiệt độ
tối thấp.
- Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà
cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50
cm (đường kính ngang ngực đạt 15cm). Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với
mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20
0
- 35
0
, vết cạo không sâu quá 1,5 cm
và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần
sau phải bóc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất
cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
1. Trên thế giới
- Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần
10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm
vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.
Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt
của cây” (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).
- Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã

dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
- Năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaysia, và
ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại
khu vực châu Phi nhiệt đới.
- Ở Trung Quốc có toàn bộ diện tích cao su 776.000 ha, nằm trong vùng ngoài
truyền thống, riêng tỉnh Vân Nam đã bắt đầu trồng cao su từ đầu thập niên 1950
hiện có trên 300.000 ha, trong đó có những vùng cao su giáp giới với Việt Nam
thuộc hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tại Myanma diện tích cao su đã trồng được
gần 400,000 ha. Tại Lào đã trồng được 140.626 ha tập trung chủ yếu vùng Bắc
Lào, giáp Tây Bắc Việt Nam. Như vậy cao su vùng núi phía Bắc được bao bọc bởi
các vùng cao su đã và đang được phát triển, là kinh nghiệm tốt cho phát triển cao su
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
10
vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Sự phát triển cây cao su tại các vùng lân cận
khẳng định sự phù hợp của cây cao su về mặt sinh thái trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Ở Việt Nam
- Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai)
năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của
người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin …
Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
- Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn.
- Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất có độ cao 400 - 600 m so với mực
nước biển, sau đã ngưng vì chiến tranh.
- Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 17
0

Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 - 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
- Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ
1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các
nông trường quân đội, sau 1985 do các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến
nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được
phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
* Việc phát triển cao su tại các tỉnh phía Bắc
- Trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1962 đã phát triển cao su thành
công ở Thanh Sơn – Phú Thọ;
- Từ năm 1994, Viện Nghiên Cứu Cao Su (phối hợp với Trung tâm Cây Ăn
Quả Phú Hộ, nay là Viện Khoa học Nông Lâm Nghiệp Miền Núi) đã đưa vào
khảo nghiệm một số giống cao su tại Phú Hộ, Phú Thọ; tại Phong Thổ - Lai Châu
hiện tồn tại vài chục cây cao su xuất xứ từ Trung Quốc được trồng từ 1993.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
11
III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC
- Năm 1993 trong chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, dự án hợp tác
trồng rừng Việt Nam – Thụy Điển đã đưa cây cao su vào trồng tại một số tỉnh trong
vùng như huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát – Lào Cai, đến nay các
cây còn lại ở hai điểm trên đang sinh trưởng và phát triển tốt.
- Từ năm 1996, Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập Đoàn Công
Nghiệp Cao su VN) đã tiến hành xây dựng vườn thử nghiệm một số giống cao su
có thể trồng ở các tỉnh phía Bắc (tỉnh Phú Thọ), đến nay đã có một số giống được
khai thác. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ thời gian để nghiên cứu một cách đầy đủ về
khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như cho sản phẩm mủ của cây cao su.
- Năm 2005-2008 tại một số tỉnh trong vùng đã triển khai trồng cao su với
nguồn giống nhập từ Vân Nam -Trung Quốc; giống của Tập Đoàn Công Nghiệp
Cao Su VN. Việc trồng cao su trong thời gian gần đây chủ yếu là tự phát chưa

có quy hoạch.
Qua thực tế rét đậm, rét hại lịch sử ở miền Bắc đầu năm 2008 vừa qua đã
có thêm cơ sở thực tiễn bước đầu để lựa chọn những giống cao su phù hợp với
biên độ sinh thái ở một số tiểu vùng của các tỉnh Tây Bắc.
IV. NHỮNG TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CỦA CÂY CAO SU VÀ GIÁ TRỊ KINH
TẾ CỦA MỦ VÀ GỖ
1. Tiến bộ kỹ thuật
- Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha
(riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Năm
2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối
quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với
năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản.
- Về giống Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có một số sơ sở cho
việc đề xuất cơ cấu giống cho vùng núi phía Bắc, đó là:
+ Trong nước: Các cơ sở dữ liệu vườn giống Phú Thọ đã ghi nhận được
một số giống sinh trưởng, chống chịu lạnh và cho năng suất mủ tốt có thể bước
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
12
đầu làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu bộ giống cho khu vực miền Bắc như
các giống GT1, PB260, IAN 873, RRIM600, RRIM 712;
Từ kết quả điều tra thực tế qua đợt rét kéo dài đầu năm 2008 tại các tỉnh phía
Bắc và mạng lưới khảo sát giống tại các tỉnh phía Bắc xác định được một số giống
triển vọng năng suất cao có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu rét và phục hồi
sau rét nhanh là cơ sở cho khuyến cáo trong những năm trước mắt.
+ Ngoài nước: Giống Trung Quốc tại vùng Vân Nam, giáp với Lai Châu và
có điều kiện sinh thái vùng tương tự như ở Lai Châu và Sơn La cho thấy các
giống Trung Quốc YITC 77-2 (Yunyan 77-2) và YITC 77-4 (Yunyan 77-4) là
các giống đang được khuyến cáo trồng, có khả năng chống chịu lạnh và cho
năng suất khá, các giống này cũng đã được trồng ở Bắc Lào là cơ sở cho việc
xem xét nhập nội.

2. Giá trị kinh tế của mủ và gỗ cây cao su
- Theo các chuyên gia ở Tập đoàn cao su Việt Nam, vào năm 2010, diện
tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ 420.000
đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ
được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến
530.000 ha, và sản lượng ước đạt 750.000 - 800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất
khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD. vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng
được khẳng định. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên
nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn
Độ, và Trung Quốc).
- Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã
vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng
hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên
308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004),
587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006).
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001-
2006 bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất vùng Đông Nam Á trong khi đó
Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%). Năm 2005, tổng kim
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
13
ngạch xuất khẩu cao su đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng
nông sản xuất khẩu sau gạo); năm 2006 đã đạt 1,27 tỷ USD.
- Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu
khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối
với cao su tiểu điền), trung bình của Tổng công ty cao su Việt Nam đạt mức
bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.
- Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây cao su còn góp phần
giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên
77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận
lợi, năng suất lại gia tăng nên thu nhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện

đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói
giảm nghèo.
- Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển
được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao
su trong những năm gần đây.
- Với diện tích năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây cao su cũng còn được các
chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn
đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
- Nghiên cứu và dự báo của nhiều tổ chức quốc tế đều cho rằng nhu cầu cao
su thiên nhiên sẽ còn gia tăng liên tục cho đến năm 2035. Các nước như Thái
Lan, Indonesia cũng đã có các chương trình khuyến khích phát triển cây cao su.
Malaysia còn đưa phát triển cao su vào các dự án trồng rừng. Trung Quốc cũng
đang khuyến khích các nhà đầu tư của mình vào trồng cao su tại các nước
Philippines, Lào, Campuchia
- Hiện nay có 500.000 ha rừng cao su khai thác nhựa, chu kỳ khai thác nhựa
25 năm. Như vậy mỗi năm có khoảng 20.000 ha cao su thanh lý sau khai thác
nhựa . Những diện tích này đưa vào khai thác cho sản lượng bình quân 50m
3
gỗ
cao su/ha, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu m
3
gỗ để làm hàng
mộc xuất khẩu.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
14
- Các chuyên gia cũng cho biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành
cao su, có cả phần xuất khẩu đồ gỗ cao su vào khoảng 190 triệu USD, tức chiếm
khoảng 10% trong năm 2006. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ từ cây cao su trong
tương lai sẽ còn gia tăng, ước đạt 400-500 triệu USD/năm là hoàn toàn khả thi.

Ngoài ra, với việc cải thiện các quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mủ cao
su ngày càng hiện đại hơn, chắc chắn giá trị gia tăng của các ngành hàng cao su
sẽ còn cao hơn.

Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
15
Phần thứ ba: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc, nằm chính giữa vùng Đông
Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345
km theo đường bộ. Có tổng diện tích tự nhiên 638.389 ha, bao gồm 8 huyện và
thành phố.
Tọa độ địa lý
- Từ 22
0
09’ đến 22
0
52’ Vĩ độ bắc,
- Từ 103
0
31’ đến 104
0
28 Kinh độ đông.
Ranh giới hành chính
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc;
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

2. Địa hình, địa thế
Nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, do đó địa hình
chia cắt phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có hai dãy núi
chính, dãy Hoàng Liên Sơn ở phía tây, dãy Con Voi ở phía đông, hai dãy cùng
có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với việc kiến tạo địa hình như vậy đã tạo ra các
vùng đất thấp và trung bình, kiểu dạng địa hình phía Tây thoải dần theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và phần phía Đông thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam, ngoài ra còn tạo nên các vùng núi thấp phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra
những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Với đặc trưng như vậy địa hình Lào Cai có ba kiểu vùng chính như sau:
- Địa hình núi cao có độ cao trên 1.500 m tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa
Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; phần còn lại phân bố ở huyện Bắc Hà,
điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143 m, vùng này có độ dốc trung
bình khá lớn từ 20 - 25
o
, đặc biệt độ dốc trên 35
o
chiếm trên 31% diện tích của
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
16
vùng. Các đỉnh núi cao hiểm trở được chia cắt bởi các dông núi nên vào mùa mưa
thường tạo thành các dòng suối lớn chảy xiết dễ gây ra lũ quét.
- Địa hình núi trung bình có độ cao từ 700 - 1.500 m; phân bố chủ yếu ở
các huyện thuộc dãy Hoàng Liên Sơn như Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát và khu vực
cao nguyên Bắc Hà. Đây là vùng có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc trung
bình từ 15-25
o
, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng rất cao.
- Địa hình đồi và núi thấp tập trung gần khu trung tâm có độ cao dưới 700 m, đây
là dải đất dọc ven sông Hồng và sông Chảy thuộc các huyện thành phố Lào Cai, Bảo

Thắng, Bảo Yên (điểm thấp nhất: 80m thuộc huyện Bảo Thắng), đây là khu vực có
địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải. Các núi này bị chia cắt bởi các
khe tạo thành suối cạn ít gây ra lũ vào mùa mưa.
3. Địa chất thổ nhưỡng
Lào Cai có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất khác nhau; 10
nhóm đất (đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn
alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất xói
mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ) trong đó một số nhóm đất đang được sử
dụng cho sản xuất một cách thiết thực:
- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối
với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ
rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m
trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì
nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm
đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau
ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng
phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
17
- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở
huyện Sa Pa, Văn Bàn có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số
loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất
feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ
nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích
chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những

cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa.
4. Khí hậu, thủy văn
4.1.Khí hậu
+ Lào Cai có vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm từ 25
0
C - 30
0
C.
+ Chế độ mưa: Lào Cai có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; đây là vùng có
lượng mưa khá lớn so với toàn quốc, trung bình: 2.000 mm/năm; dòng chảy mặt
khoảng 9,5 tỷ m
3
. Đặc biệt, ở khu vực sườn phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn,
vùng phía Đông Nam huyện Si Ma Cai, huyện Bảo Yên và phía Đông Bắc
huyện Bắc Hà là vùng có lượng mưa trung bình rất lớn, trên 2.500 mm/năm; số
ngày có mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn đã dẫn đến hiện tượng
lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Vùng có lượng mưa thấp thuộc các huyện Mường Khương, Bảo Thắng,
thành phố Lào Cai và một phần huyện Bắc Hà, Si Ma Cai lượng mưa trung bình
năm khoảng 1.700 mm.
Ngoài ra, sương mù thường xuất hiện phổ biến, có nơi ở mức độ rất dày, nhất
là khu vực vùng núi cao, thung lũng.
4.2. Thủy văn
- Lào Cai là tỉnh nằm trong vùng đầu nguồn của lưu vực hai con sông lớn:
+ Sông Hồng có lưu vực bao gồm các huyện phía Tây của tỉnh như: Bát
Xát, Sa Pa, Văn Bàn; Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và một phần diện tích phía
Tây huyện Mường Khương, Bảo Yên. Đây là con sông có 130 km chiều dài
chảy qua tỉnh, lòng sông rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy xiết, mạnh. Lưu lượng

Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
18
nước sông không điều hòa, mùa mưa lớn (khoảng 4.830m
3
/s), mực nước cao (độ
cao tuyệt đối 86,85m); mùa khô, lưu lượng nhỏ (chỉ khoảng 70m
3
/s), mực nước
thấp (khoảng 74,25m).
+ Sông Chảy có lưu vực gồm các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà và một phần
diện tích phía Đông huyện Mường Khương, Bảo Yên; chiều dài đoạn chảy qua
tỉnh là 124 km; lòng sông sâu, hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh; lưu lượng nước mùa
lũ đạt 1.670m
3
/s, mùa khô đạt 17,6m
3
/s.
- Trên lưu vực hai dòng sông chính, còn có hệ thống sông suối dày đặc với
hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên)
và được phân bố khá đều trên địa bàn.
- Theo số liệu điều tra, nguồn nước ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m
3
,
trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m
3
với chất lượng tốt, trên địa bàn tỉnh còn có
nguồn nước khoáng, nước nóng và nguồn nước siêu nhạt ở các địa phương.
5. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
5.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 của Sở Tài nguyên & Môi trường

tỉnh Lào Cai và nguồn số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, hiện
trạng đất đai tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
Bảng 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
Đơn vị: Ha
TT Loại đất, loại rừng Tổng diện tích Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH T.N 638.389,59

100,0

A Đất nông nghiệp
503.865,74

78,9

I Đất sản xuất nông nghiệp 86.111,25

13,5

II Đất lâm nghiệp 417.754,49

65,4

1 Đất có rừng 327.755,12

51,3

2 Đất chưa có rừng 89.999,37

14,1


B Đất phi nông nghiệp 35.044,56

5,5

C Đất chưa sử dụng 99.479,29

15,6

Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất - Sở TNMT Lào Cai, năm 2010
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
19
- Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389,59 ha, diện tích quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp 417.754,49 ha chiếm 65,4 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất có rừng: 327.755,12 ha chiếm 51,3% diện tích tự nhiên;
+ Đất chưa có rừng: 89.999,37 ha chiếm 14,1% diện tích tự nhiên;
5.2. Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng
- Căn cứ Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
- Căn cứ Kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015.
- Từ những căn cứ nêu trên, diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng
như sau:
Bảng 3: HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO 3 LOẠI RỪNG
Đơn vị: Ha
Loại đất, loại rừng Tổng
Phân theo 3 loại rừng
Rừng đặc
dụng
Rừng phòng
hộ

Rừng sản
xuất
DT đất lâm nghiệp 417.754,49

46.069,41

169.878,97

201.806,11

1. Đất có rừng 327.755,12

44.808,74

148.074,89

134.871,49

- Rừng tự nhiên 258.450,12

44.274,29

133.102,84

81.072,99

- Rừng trồng 69.305,00

534,45


14.972,05

53.798,50

2. Đất chưa có rừng 89.999,37

1.260,67

21.804,08

66.934,62

(Chi tiết xem biểu 01/HT)
Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2010
Số liệu bảng trên cho thấy tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lào Cai là 417.754,49 ha, trong đó:
* Rừng đặc dụng: 46.069,41 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 44.808,74 ha;
- Đất chưa có rừng: 1.260,67 ha
* Rừng phòng hộ: 169.878,97 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 148.074,89 ha
- Đất chưa có rừng: 21.804,08 ha
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
20
* Rừng sản xuất có 201.806,11 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 134.871,89 ha
- Đất chưa có rừng: 66.934,62 ha
Phần lớn diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh là sản xuất gỗ nhỏ
và gỗ nguyên liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản, nguyên liệu chế biến bột giấy,
ván bóc, ván ghép thanh và một phần dùng trong đóng đồ mộc dân dụng phục

vụ đời sống dân sinh. Tuy nhiên, do những khó khăn nhất định về nhận thức và
nguồn vốn đầu tư, thị trường sản phẩm nên việc phát triển các loài cây lâm sản
ngoài gỗ còn khó khăn và tốc độ tăng trưởng chậm, chưa khai thác hết tiềm
năng, lợi thế của các loài cây.
5.3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Bảng 4: HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ
Đơn vị: Ha
Loại đất, loại
rừng
Tổng
Phân theo chủ quản lý
BQL
rừng đặc
dụng
BQL rừng
PH
DNNN HGĐ
UBND và
CQL khác

DT đất LN
417.754,49

46.069,41

144.045,92

29.017,30

81.256,96


117.364,90

I.Đất có rừng
327.755,12

44.808,74

134.088,73

26.225,39

54.628,79

68.003,47

1.Rừng tự nhiên
258.450,12

44.274,29

114.242,90

20.075,14

17.669,70

62.188,09

2.Rừng trồng

69.305,00

534,45

19.845,83

6.150,25

36.959,09

5.815,38

II.Đất chưa có
r
ừng

89.999,37

1.260,67

9.957,19

2.791,91

26.628,17

49.361,43

(Chi tiết xem biểu 02/HT)
Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2010

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được quy hoạch cho
các chủ rừng quản lý để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể
như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước (Công ty lâm nghiệp Bảo Yên, Văn Bàn và công
ty cổ phần lâm nghiệp Bảo Thắng) quản lý 29.017,30 ha
+ Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thành phố quản lý: 144.045,92 ha
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
21
+ Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu BTTN
Văn Bàn) quản lý 46.069,41 ha.
+ Hộ gia đình, cá nhân quản lý: 81.256,96 ha.
+ UBND xã và các chủ rừng khác quản lý: 117.364,90 ha.
(Theo Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc phê duyệt cơ sở dữ liệu theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp
năm 2010)
Đánh giá chung về hiện trạng đất lâm nghiệp
- Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả
quan trọng, giá trị và chất lượng của rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ môi trường, bảo vệ đất,
chống xói mòn; hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh
thuỷ đầu mối các công trình thuỷ lợi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc
làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.
- Rừng sản xuất đã từng bước phát triển các vùng nguyên liệu để đáp ứng
yêu cầu chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thành vùng hàng hoá tập trung; tỉnh
đã tập trung vào việc đưa các loài cây trồng mới có năng suất cao, đẩy nhanh
việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh vào sản suất nên năng suất rừng
từng bước được nâng cao, điển hình có các loài cây (Keo, Bạch đàn ) đã cho
năng suất đạt 80 - 100 m
3
/ha/chu kỳ kinh doanh;

- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, rừng
và đất rừng đã được giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình kinh doanh và sử
dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Vì vậy đã thu hút được nhiều các thành
phần kinh tế trong nước đầu tư nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
22
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc và lao động
1.1. Dân số, dân tộc
Bảng 5: BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ CÁC NĂM TỈNH LÀO CAI
Năm

2006 2007 2008 2009 2010
Huyện, Thành phố
Tổng số dân toàn tỉnh 585.620

594.900

604.888

615.620

625.810

Thành phố Lào Cai 91.762

94.592

97.156


98.527

101.200

Huyện Bát Xát 65.940

67.580

68.912

70.116

71.100

Huyện Mường Khương 49.338

50.106

51.049

52.235

53.300

Huyện Si Ma Cai 28.020

29.150

30.216


31.375

31.850

Huyện Bắc Hà 50.981

51.808

52.666

53.676

54.500

Huyện Bảo Thắng 102.630

101.180

100.218

100.292

101.220

Huyện Bảo Yên 75.580

75.790

76.068


76.512

77.300

Huyện Sa Pa 45.339

47.694

50.504

53.580

55.380

Huyện Văn Bàn 76.030

77.000

78.099

79.307

79.960

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
0
/
00
18,5


18,6

18,4

17,9

16,9

Mật độ dân số (người/km
2
) 92

93

95

96

98

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010
Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010, dân số của tỉnh là
625.810 người, có 25 dân tộc cùng chung sống; trong đó, dân tộc kinh chiếm
gần 30% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là dân tộc H’Mông, Tày, Dao, Thái, Nùng,
Giáy, Phù Lá, Mường, Hà Nhì, La Chí, Mật độ dân số bình quân 98
người/km
2
. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 16,9
0
/

00
.

1.2. Lao động
- Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là 317.031 người, chiếm 51% tổng dân
số, trong đó lao động nông - lâm nghiệp là 232.425 người chiếm 73,3% tỷ lệ lao
động; còn lại là lao động của các ngành khác 84.606 người chiếm 26,7%.

- Lao động nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng
giảm. Nhìn chung nguồn nhân lực trong tỉnh khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu
khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
2. Tình hình sản xuất và đời sống
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
23
Bảng 6: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TT Hạng mục Đơn vị Năm 2010
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế %

13

2 Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng

20.531,3

3 Cơ cấu giá trị sản xuất %

100

- Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản %


20,7

- Công nghiệp - Xây dựng %

53,5

-

Thương m
ại
-

D
ịch vụ

%

25,8

4 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng

16

5 Tổng thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng

2.100

6


T
ổng thu ngân sách

đ
ịa ph
ương

T
ỷ đồng


5.517

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2010
- Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Lào Cai có bước phát triển khá, tổng
giá trị sản xuất của tỉnh (theo giá hiện hành) là 20.531,3 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm. Với sự
phát triển kinh tế của tỉnh như trên, góp phần tăng năng lực vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế cuả tỉnh
2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
giảm dần tỷ trọng kinh tế nông-lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và
dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành như sau:
Bảng 7: TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH
Năm
Nông – Lâm - Thuỷ sản
(%)
Công nghiệp - xây dựng
(%)
TM- Dịch vụ

(%)
2005 26,0 42,1 31,9
2010 20,7 53,5 25,8
Nguồn
số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010
Qua số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm, thuỷ sản đang
giảm dần, chuyển sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đây là chiều hướng
tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
24
2.3. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp
2.3.1. Sản xuất nông nghỉệp
Nhóm ngành nông-lâm nghiệp có thế mạnh lớn đối với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng trong nội bộ ngành chưa có sự chuyển
biến đáng kể. Năm 2010 ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 83,25%.
Bảng 8: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN NĂM 2010
Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Tổng số 4.022,72 100,0
- Nông nghiệp 3.348,85 83,25
- Lâm nghiệp 561,97 13,97
- Thủy sản 111,90 2,78
Nguồn
số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010
a) Trồng trọt: Đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
các giống mới có năng suất chất lượng cao, đảm bảo lương thực cho nhân dân.
Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh đã gieo trồng cả năm đạt 61.013 ha,
năng suất lúa đạt 42,37 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt: 227,6
nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360 kg/người/năm.
Các cây trồng khác: Cây thuốc lá phát triển mạnh, diện tích đạt 838,6 ha, sản

lượng đạt 1.351 tấn. Cây chè diện tích trồng mới 255 ha. Cây cao su diện tích
trồng mới 130 ha đại điền và 305 ha tiểu điền, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Chăn nuôi: Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, diện tích đất trống,
đồi núi trọc còn khá lớn, đây là điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển mạnh
ngành chăn nuôi vốn là thế mạnh của tỉnh với các loại vật nuôi đặc thù như:
Trâu, Ngựa, Bò, Dê, Kết quả đạt được của ngành chăn nuôi năm 2010 như
sau: Đàn trâu: 131.028 con; Đàn bò: 28.873 con; Đàn lợn: 407.496 con; Ngựa:
13.343; Dê: 27.850 con. Tổng đàn gia cầm là 2.7110 con.
Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020
25
Trong những năm tới Lào Cai tập trung phát triển toàn diện để đưa chăn
nuôi trở thành ngành sản xuất theo hướng trang trại quy mô lớn, gắn với việc
quy hoạch các đồng cỏ tại các vùng miền núi để chủ động thức ăn.
2.3.2. Sản xuất lâm nghiệp
- Diện tích đất có rừng của tỉnh đạt hơn 327 nghìn ha, độ che phủ của rừng
hơn 50%, Trong đó rừng tự nhiên 258 nghìn ha, rừng trồng 69 nghìn ha. Rừng
của Lào Cai là một thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế -
xã hội và cải tạo môi trường sinh thái. Song tỷ trọng GDP của ngành lâm nghiệp
so với các ngành kinh tế khác còn thấp, chỉ chiếm 13,97% GDP của ngành. Điều
đó cho thấy ngành lâm nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh.
- Năm 2010 triển khai trồng mới được 9.586 ha, bằng 100% kế hoạch, đây
là năm thực hiện trồng rừng với diện tích lớn nhất từ trước đến nay. Diễn biến
cháy rừng: Đã xảy ra cháy rừng làm thiệt hại 797 ha trong đó (rừng tự nhiên 763
ha, rừng trồng 34ha).
- Trong những năm tới cần tập trung triển khai công tác trồng rừng, tăng
cường công tác phòng chống phá rừng, củng cố lực lượng bảo vệ rừng, rà soát
lại việc giao rừng theo hướng chuyển giao cho hộ gia đình và cộng đồng để nâng
cao thu nhập cho nông dân, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, giữ độ
che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 44%.
2.3.3.Thủy sản

Nhằm khai thác tiềm năng mặt nước để phát triển thủy sản, tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 1.627 ha, sản lượng 2.790 tấn. Kết quả này đã
góp phần tăng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản, mở ra hướng phát triển mới về
kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
2.4. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
2.4.1. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục tăng trưởng cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của một tỉnh giàu về
tài nguyên khoáng sản như: Apatít, tinh quặng đồng, sắt, cao lanh và các sản
phẩm được chế biến từ nông lâm sản; giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 2.072 tỷ

×